Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

NGHIÊN CỨU ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA CÔNG NHÂN CAO SU TIỂU ĐIỀN TẠI HUYỆN PHÚ GIÁO TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.98 KB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

NGHIÊN CỨU ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA
CÔNG NHÂN CAO SU TIỂU ĐIỀN TẠI HUYỆN
PHÚ GIÁO TỈNH BÌNH DƯƠNG

NGUYỄN CHÍ THÀNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2007


Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “NGHIÊN CỨU ĐỜI SỐNG VẬT
CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA CÔNG NHÂN HUYỆN PHÚ GIÁO TỈNH BÌNH
DƯƠNG.” do NGUYỄN CHÍ THÀNH, sinh viên khóa 29, ngành KINH TẾ NÔNG
LÂM, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

.

Ts. NGUYỄN VĂN NGÃI
Người hướng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo



Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Chân thành khắc ghi công ơn Ba Mẹ, người đã sinh ra con và dạy dỗ con nên
người.
Chân thành khắc ghi công ơn Ông, Bà Ngoại đã chăm lo, săn sóc cho con đến ngày
hôm nay.
Lời cảm ơn chân thành xin được dành cho Cậu Cương, là người có ảnh hưởng sâu
sắc đến sự thành đạt của tôi, cùng các Cậu, các Dì luôn chăm lo, động viên, giúp đỡ tôi.
Xin chân thành cảm ơn:
- Thầy Nguyễn Văn Ngãi đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành luận
văn tốt nghiệp này.

- Quý Thầy, Cô Khoa Kinh Tế Trường Đại Học Nông Lâm đã trao dồi cho
em những kiến thức quý báu, sự chỉ bảo ân cần thắm tình thầy trò, làm hành trang cho em
vững bước trong cuộc sống.
- Các Cô, Chú, Anh, Chị công tác tại Uỷ Ban Nhân Dân Huyện Phú Giáo,
Uỷ Ban Nhân Dân Thị Trấn Phước Vĩnh,Uỷ Ban Nhân Xã Tam Lập đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu.
- Chú Thắng người đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình điều tra.
- Các bạn cùng khoá đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu.
Xin gởi đến các bạn lời cảm ơn thân thương nhất.
Sinh viên
Nguyễn Chí Thành


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN CHÍ THÀNH. Tháng 7 năm 2007. “Nghiên Cứu Đời Sống Vật Chất
và Tinh Thần của Công Nhân Cao Su Tiểu Điền Tại Huyện Phú Giáo Tỉnh Bình
Dương”.
NGUYEN CHI THANH. July 2007. “Study of The Life of Workers for Rubber
Holders, Phu Giao District, Binh Duong Province”.
Khoá luận nghiên cứu về đời sống vật chất và tinh thần của CN cao su dạng tiểu
điền trên cơ sở phân tích các số liệu tự điều tra tại địa bàn Huyện Phú Giáo tỉnh Bình
Dương và đồng thời nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương của CN để phản
ánh đời sống vật chất của họ hiện nay. Từ đó đưa ra các kết luận về đời sống vật chất và
tinh thần của CN cao su tiểu điền và đề xuất những kiến nghị phù hợp với thực tế. Qua đề
tài nghiên cứu để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của CN thì chính quyền địa
phương, các chủ vườn và cả CN cạo mủ đều phải cố gắng nỗ lực để có được một thị
trường lao động hoàn hảo trong cao su tiểu điền, sự liên kết chặt chẽ giữa chính quyền địa
phương, các chủ vườn và CN sẽ tạo nên một đòn bẩy kích thích sự phát triển của cao su
trồng dạng tiểu điền tại địa phương, góp phần trong việc phát triển ngành cao su của tỉnh
và cả nước có được như vậy thì đời sống vật chất cũng như tinh thần của CN cạo mủ nói

riêng và người dân trong Huyện nói chung sẽ ngày càng cải thiện và nâng cao.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

xi

Danh mục phụ lục

xii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2


1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.4. Cấu trúc của luận văn

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
2.1. Điều kiện tự nhiên

4

2.1.1. Vị trí địa lý

4

2.1.2. Khí hậu thời tiết

4

2.1.3. Địa hình thổ nhưỡng

5

2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tại địa bàn nghiên cứu

5

2.2.1. Diện tích, dân số và lao động


5

2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

10

2.2.3. Cơ sở hạ tầng

11

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

17

3.1.1. Khái niệm đời sống vật chất của công nhân cao su

17

3.1.2. Khái niệm đời sống tinh thần của công nhân cao su

17

3.1.3. Đường cung lao động ngược

17

3.1.4. Thu nhập


19

3.1.7. Thu nhập của công nhân

19

v


3.1.6. Tiền lương

19

3.2. Phương pháp nghiên cứu

21

3.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

21

3.2.2. Phương pháp kinh tế lượng

21

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Giới thiệu mẫu điều tra

25


4.2. Đời sống tinh thần của CN cao su

26

4.3. Đời sống vật chất của CN cạo mủ

35

4.3.1. Phân tích thống kê mô tả

35

4.3.2. Các thông số thống kê của các biến

38

4.3.3. Thống kê sự tương quan

39

4.3.4. Phân tích kinh tế lượng

41

4.4. Đề xuất một số kiến nghị nhằm cải thiện đời sống vật chất tinh thần

48

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận


50

5.2. Đề nghị

51

TÀI LIỆU THAM KHẢO

53

PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CN

Công nhân

TB

Trung bình

ĐT-TTTH

Điều tra-Tính toán tổng hợp


Kg

Kilogram

UBND

Ủy ban nhân dân

TTLĐ

Thị trường lao động

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Đơn Vị Hành Chính của Huyện

5

Bảng 2.2. Cơ Cấu Diện Tích Theo Mục Đích Sử Dụng

7

Bảng 2.3. Mật Độ Dân Số Huyện qua Các Năm (2001-2005)

9

Bảng 2.4. Lao Động Đang Làm Việc trong Các Ngành Kinh Tế Năm 2005


9

Bảng 2.5. Các Cơ Sở Khám Chữa Bệnh và Số Giường Bệnh của Huyện
Năm 2005

11

Bảng 2.6. Cán Bộ Ngành Y của Huyện Năm 2005

11

Bảng 2.7. Cán Bộ Ngành Dược Năm 2005

12

Bảng 2.8. Tình Hình Giáo Dục Huyện qua Các Năm (2001-2005)

12

Bảng 2.9. Số Giáo Viên Giảng Dạy Năm 2004-2005

13

Bảng 2.10. Tình Hình Bưu Chính Viễn Thông của Huyện qua Các Năm
(2001-2005)

14

Bảng 2.11. Tình Hình Hoạt Động Thư Viện của Huyện qua Các Năm

(2001-2005)

14

Bảng 2.12. Tình Hình Văn Hoá, Xã Hội của Huyện qua Các Năm (2001-2005)

15

Bảng 2.13. Tình Hình Thể Dục, Thể Thao của Huyện qua Các Năm (2001-2005) 15
Bảng 2.14. Phát Thanh và Truyền Hình của Huyện qua Các Năm (2001-2005)

16

Bảng 3.1. Giải Thích Các Biến Trong Mô Hình

22

Bảng 4.1. Đặc Điểm Trình Độ Học Vấn

26

Bảng 4.2. Các Chỉ Tiêu Thống Kê Tần Suất, Điều Tra CN Tháng 6/2007

35

Bảng 4.3. Các Chỉ Tiêu Thống Kê Tần Suất, Điều Tra CN Tháng 6/2007

37

Bảng 4.4. Các Thông Số Thống Kê Các Biến Của Công Nhân Cạo Mủ,

Điều Tra CN Tháng 6/2007

38

Bảng 4.5. Phân Tích Tương Quan giữa Biến Phụ Thuộc và Các Biến Độc Lập,
Điều Tra CN Tháng 6/2007

40
viii


Bảng 4.6. Phân Tích Tương Quan giữa Biến Phụ Thuộc và Các Biến Độc Lập,
Điều Tra CN Tháng 6/2007

41

Bảng 4.7. Kết Qủa Ước Lượng của Mô Hình Tiền Lương của
Công Nhân Cạo Mủ

42

Bảng 4.8. Hồi Qui Phụ Cho Các Biến Giải Thích Để Kiểm Tra
Hiện Tượng Đa Cộng Tuyến

43

Bảng 4.9. Kiểm Định Hiện Tượng Tự Tương Quan

44


Bảng 4.10. Kiểm Định Giả Thuyết Về Các Hệ Số Hồi Qui Riêng

45

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Dân Số TB Chia Theo Giới Tính qua Các Năm (2001-2005)

8

Hình 2.2. Dân Số TB Chia Theo Khu Vực qua Các Năm (2001-2005)

8

Hình 3.1. Đường Cung Lao Động Ngược

18

Hình 4.1. Sơ Đồ Chọn Mẫu Điều Tra

26

Hình 4.2. Đặc Điểm Nhà Ở của Công Nhân Điều Tra, Điều Tra CN
Tháng 6/2007

27


Hình 4.3. Điện Sử Dụng, Điều Tra CN Tháng 6/2007

28

Hình 4.4. Nước Sinh Hoạt, Điều Tra CN Tháng 6/2007

28

Hình 4.5. Vệ Sinh, Điều Tra CN Tháng 6/2007

29

Hình 4.6. Xem TV, Điều Tra CN Tháng 6/2007

30

Hình 4.7. Nghe Radio, Điều Tra CN Tháng 6/2007

31

Hình 4.8. Đọc Báo, Điều Tra CN Tháng 6/2007

31

Hình 4.9. Tham Gia Sinh Hoạt, Điều Tra CN Tháng 6/2007

32

Hình 4.10. Thông Tin Liên Lạc, Điều Tra CN Tháng 6/2007


32

Hình 4.11. Xem Ca Nhạc và Hội Chợ, Điều Tra CN Tháng 6/2007

33

Hình 4.12. Đi Chơi Xa, Điều Tra CN Tháng 6/2007

34

Hình 4.13. Cán Bộ Địa Phương, Điều Tra CN Tháng 6/2007

34

Hình 4.14. Loa Phát Thanh, Điều Tra CN Tháng 6/2007

35

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Kết quả kinh tế lượng
Phụ lục 2. Bảng câu hỏi

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU


1.1. Đặt vấn đề
Năm 2005 là năm ngành cao su Việt Nam đạt hiệu quả kinh doanh cao với sản
lượng cao su xuất khẩu gần 600 nghìn tấn, thu về gần 800 triệu đô la Mỹ, và chỉ đứng sau
gạo, theo số liệu sơ kết của Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước năm
2006 đạt được 39,6 tỷ đô la Mỹ, cao nhất từ trước đến nay, và tăng 21% so với năm 2005,
trong đó cao su trồng tiểu điền đã chiếm tới hơn 37 % trong tổng số cao su trong cả nước
và mỗi năm có thêm khoảng 13.000 đến 20.000 ha cao su trồng tiểu điền, dự kiến đến
năm 2020 một nửa trong tổng số 700.000 ha cao su Việt Nam sẽ là cao su tiều điền, như
vậy diện tích cao su tiểu điền ngày càng tăng nhanh và tập trung nhiều ở các tỉnh Bình
Dương, Bình Phước, Tây Ninh, qua số liệu cho thấy cao su trồng tiểu điền đã góp phần
không nhỏ trong việc mang lại lợi nhuận cho ngành cao su nói riêng và cả nước nói
chung. Tuy nhiên năng suất khai thác mủ cao su từ các vườn cao su tiểu điền thường chỉ
bằng một nửa, thậm chí thấp hơn so với năng suất cao su quốc doanh vì kỹ thuật canh tác
của nông dân còn thấp. Để nâng cao năng suất của cao su tiểu điền thì Nhà nước và cơ
quan khuyến nông cần phải tăng cường tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ vốn đầu tư và đặc biệt
trước hết cần phải quan tâm đến đời sống của những công nhân cạo mủ cao su trồng tiểu
điền này cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, bởi vì tay nghề của những công nhân này chính
là yếu tố quyết định trong sản lượng mủ cao su khai thác.Và từ đó đưa ra những chính
sách hỗ trợ cho phù hợp và kịp thời.
Phú Giáo là một Huyện vùng sâu, vùng xa thuộc tỉnh Bình Dương có diện tích tự
nhiên lớn thứ 4 của tỉnh và có nhiều tiềm năng về trồng cao su tiểu điền với các lợi thế về
đất đai, điều kiện khí hậu thuận lợi, ít thiên tai bão lũ thuận lợi phát triển cây công nghiệp,


đặc biệt là cây cao su. Chính vì vậy đề tài được thực hiện là: “Nghiên cứu đời sống vật
chất và tinh thần của công nhân cao su tiểu điền tại Huyện Phú Giáo Tỉnh Bình
Dương”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương của công nhân cạo mủ cao su tiểu

điền.
Nghiên cứu đời sống vật chất và tinh thần của công nhân cao su tiểu điền để thấy
được cuộc sống hiện nay của họ, từ đó đưa ra những kiến nghị có liên quan nhằm cải
thiện đời sống vật chất và tinh thần của CN cao su tiểu điền.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Xã Tam Lập và thị trấn Phước Vĩnh là hai đơn vị có số công nhân
lao động khá lớn thuộc địa bàn Huyện. Ngoài ra còn thuận lợi cho tôi trong việc tiến hành
điều tra. Chính vì vậy xã Tam Lập và thị trấn Phước Vĩnh được lựa chọn là nơi thực hiện
nghiên cứu này.
Về thời gian: đề tài được thực hiện từ 25/3/2007 – 30/6/2007.
Về nội dung nghiên cứu: Đời sống vật chất và tinh thần là hai vấn đề rất phức tạp,
liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng đề tài chỉ tập trung vào việc phân tích
các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương của công nhân cao su, tìm hiểu các khoản thu nhập
khác để phản ánh được phần nào về đời sống vật chất của họ, còn về đời sống tinh thần đề
tài tập trung vào khảo sát việc vui chơi giải trí của công nhân và những điều kiện sinh
hoạt tại nơi họ đang sống.
1.4. Cấu trúc của luận văn
Luận văn bao gồm năm chương cụ thể như sau:
Chương 1 khái quát về việc lựa chọn đề tài, trình bày những mục tiêu và ý nghĩa
của đề tài. Ngoài ra phạm vi nghiên cứu cũng được xác định rõ ràng.
Chương 2 giới thiệu những vấn đề tổng quan có liên quan đến nội dung nghiên cứu
của đề tài, đồng thời khái quát về tình hình tổng quan về địa bàn đang nghiên cứu.

2


Chương 3 nêu lên các cơ sở được sử dụng để tiến hành thực hiện đề tài như: các
khái niệm, các quan điểm. Các phương pháp nghiên cứu cũng được giới thiệu đầy đủ và
cụ thể.
Chương 4 nghiên cứu về đời sống vật chất, đời sống tinh thần của CN cạo mủ cao

su. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương của những công nhân này.
Chương 5 sử dụng các kết quả của chương 4 đưa ra các kết luận về vấn đề nghiên
cứu trên, sau đó đề xuất một số kiến nghị có liên quan đến nghiên cứu này.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

Chương 2 giới thiệu tổng quan về những vấn đề có liên quan đến nội dung của đề
tài như: vị trí địa lý, khí hậu – thời tiết, địa hình – thổ nhưỡng, đặc điểm KT-XH.
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Phú Giáo nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Bình Dương. Là Huyện có diện
tích tự nhiên lớn thứ 4 của tỉnh, đồng thời là cửa ngõ lưu thông kinh tế giữa 3 tỉnh Bình
Dương, Bình Phước và Đồng Nai. Về địa giới hành chính: Phía Bắc giáp huyện Đồng
Phú, huyện Bình Long (tỉnh Bình Phước), phía Đông giáp huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng
Nai), phía Tây giáp huyện Bến Cát, phía Nam giáp huyện Tân Uyên.
2.1.2. Khí hậu thời tiết
Khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với hai mùa rõ rệt: Mùa mưa,
từ tháng 5-11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa
trung bình hàng năm từ 1.800 – 2.000 mm với số ngày có mưa là 120 ngày. Tháng mưa
nhiều nhất là tháng 9, trung bình 335 mm, năm cao nhất có khi lên đến 500 mm, tháng ít
mưa nhất là tháng 1, trung bình dưới 50 mm và nhiều năm trong tháng này không có mưa.
Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,5oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 29oC (tháng
4), tháng thấp nhất 24oC (tháng 1), chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng
trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới. Về mùa khô gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông,
Đông-Bắc, về mùa mưa gió thịnh hành chủ yếu là hướng Tây, Tây Nam. Tốc độ gió bình
quân khoảng 0,7 m/s, tốc độ gió lớn nhất quan trắc được là 12 m/s thường là Tây, TâyNam. Chế độ không khí ẩm tương đối cao, trung bình 80-90 % và biến đổi theo mùa. Độ

ẩm được mang lại chủ yếu do gió mùa Tây Nam trong mùa mưa, do đó độ ẩm thấp nhất


thường xảy ra vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa mùa mưa. Giống như nhiệt độ
không khí, độ ẩm trong năm ít biến động. Với khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích
đạo, nên nhiệt độ cao quanh năm, ẩm độ cao và nguồn ánh sáng dồi dào, rất thuận lợi cho
phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp ngắn và dài ngày. Khí hậu
Huyện Phú Giáo tương đối hiền hoà, ít thiên tai như bão, lụt…
2.1.3. Địa hình thổ nhưỡng
Địa hình tương đối bằng phẳng, nền địa chất tương đối ổn định, vững chắc phổ
biến là những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với độ dốc không quá 3 – 150.
2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tại địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Diện tích, dân số và lao động
a) Đơn vị hành chính
Bảng 2.1. Đơn Vị Hành Chính của Huyện
Đơn vị hành chính
Phường
Thị trấn

Ấp (khu phố)

Đơn vị
"
"
"
"

2001

2002


1
8
55

1
8
55

Năm
2003

2004

2005

1
1
1
8
10
10
55
55
62
Nguồn tin: Phòng Thống kê Huyện

Huyện Phú Giáo từ năm 2001-2005 đã có nhiều thay đổi quan trọng với tám đơn vị
hành chính cấp xã và một thị trấn cho đến cuối năm 2004 số đơn vị hành chính tăng lên
mười xã và một thị trấn với số ấp, khu phố là 55 và đến cùng kỳ năm 2005 số ấp mới

thành lập đã là 62 ấp.
b) Tình hình quản lý đất đai của huyện
- Quản lý đất đai theo địa giới hành chính: Thực hiện chỉ thị 364/CT của Thủ
Tướng chính phủ. Hiện nay hồ sơ địa giới hành chính giữa các đơn vị xã, thị trấn trong
Huyện cũng như các đơn vị hành chính giáp ranh đã được thống nhất rõ ràng. Huyện Phú
Giáo gồm 11 đơn vị hành chính (gồm 10 xã và 1 thị trấn: xã An Bình, xã An Linh, xã An
Long, xã Phước Hoà, xã Phước Sang, xã Vĩnh Hoà, xã Tam Lập, xã Tân Hiệp, xã Tân

5


Long, xã An Thái và Thị Trấn Phước Vĩnh). Trong đó thị trấn Phước Vĩnh là trung tâm
hành chính, chính trị của Huyện.
- Đo đạc lập bản đồ địa chính: công tác đo đạc chính quy và lập bản đồ đã được
triển khai trên diện rộng ở toàn Huyện. Trên địa bàn Huyện Phú Giáo lưới toạ độ địa
chính chính quy đã phủ xong toàn Huyện, đã tiến hành đo vẽ bản đồ địa chính 1/500,
1/1000, 1/2000 và 1/5000. Cho đến nay Huyện Phú Giáo đã có 100 % số xã, thị trấn đo
đạc xong bản đồ địa chính có toạ độ độc lập đến từng chủ sử dụng đất.
Trên địa bàn toàn Huyện đã phủ xong hệ thống lưới khống chế cơ sở hạng III phục
vụ phát triển lưới địa chính 1,2 phục vụ đo chi tiết và các lưới khống chế ảnh, phục vụ
nắn ảnh, điều vẽ ảnh trên địa bàn 10 xã và 1 thị trấn của Huyện.
- Điều tra, đánh giá phân hạng đất: cho đến thời điểm hiện nay các xã, thị trấn của
Huyện Phú Giáo đã tiến hành đánh giá, phân hạng đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
bố trí cây trồng thích hợp và làm cơ sở để xây dựng các loại thuế nông nghiệp. Công tác
này là cơ sở để tính thuế chuyển sử dụng đất, thực hiện các công tác giao đất, cho thuê
đất, thu hồi đất, đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của chủ sử dụng đất trên địa bàn Huyện.
- Công tác quy hoạch - kế hoạch trên địa bàn Huyện: từ năm 1999 đến năm 2005
Huyện Phú Giáo đã chỉ đạo xây dựng một số dự án có liên quan đến sử dụng đất đai như:
Dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Huyện Phú Giáo thời kỳ 2000 –
2010, quy hoạch cải tạo một số vùng sản xuất nông nghiệp, quy hoạch thị trấn Huyện lỵ

được phê duyệt năm 1999, tuy nhiên những dự án quy hoạch trên chỉ tập trung vào một số
lĩnh vực của ngành.
- Công tác giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: theo
số liệu kiểm kê năm 2005, Huyện Phú Giáo có tổng diện tích đất đai là 54.378,16 ha, diện
tích này được giao cho các đối tượng sử dụng được phân bố như sau: Hộ gia đình cá
nhân: 30.248,56 ha chiếm 55,63% diện tích, các tổ chức kinh tế: 9.301,3 ha chiếm 17,1%
tổng diện tích, UBND xã sử dụng: 38,94 ha chiếm 0,07% tổng diện tích, UBND xã quản
lý: 3133.38 ha chiếm 5,76% tổng diện tích, các tổ chức khác: 11.654,6 ha chiếm 21,43%
tổng diện tích.

6


c) Hiện trạng sử dụng đất
Bảng 2.2. Cơ Cấu Diện Tích Theo Mục Đích Sử Dụng
Tổng diện tích
(ha)

Cơ cấu sử dụng loại
đất
(%)

Tổng diện tích đất tự nhiên

54.378,16

100,00

Đất nông nghiệp


47.635,28

87,60

6.008,64

12,15

134,24

0,25

Mục đích sử dụng

Đất phi nông nghiệp
Đất chưa sử dụng

Nguồn tin: Phòng Kinh tế Huyện
Qua bảng 2.2 cho thấy, phần lớn diện tích đất của Huyện đã được khai thác và sử
dụng. Tuy nhiên phần diện tích đất nông nghiệp vẫn chiếm một diện tích tương đối lớn
(87,60 %); do Huyện mới được tái lập cho nên Huyện Phú Giáo có điểm xuất phát về
kinh tế thấp, cơ cấu kinh tế chậm chuyển đổi, còn nặng nông nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp nhỏ lẻ. Có tiềm năng về lâm nghiệp nhưng chưa có hoạt động bảo vệ và khai thác
có hiệu quả. Phần còn lại là đất chưa sử dụng với 134,34 ha chiếm 0,25 % tổng diện tích
đất tự nhiên của Huyện.
d) Dân số TB qua các năm (2001-2005)
- Chia theo giới tính: qua đồ thị trong hình 2.1 bên dưới; dân số trung bình chia
theo giới tính cho thấy nhìn chung dân số trung bình ở nữ giới đều cao hơn nam giới qua
các năm, dân số TB ở nữ giới đều tăng qua các năm, tăng cao nhất 2003-2004 (tăng 2.173
người), và tăng thấp nhất 2002-2003 (tăng 513 người). Ở nam giới dân số trung bình tăng

từ 2001-2003 (từ 31.115 – 33.338 người) nhưng đến năm 2004 thì giảm xuống còn
32.537 người đến năm 2005 đã tăng lên 33.370 người, cao hơn cả năm 2003.

7


Hình 2.1. Dân Số TB Chia Theo Giới Tính Qua Các Năm (2001-2005)

37,000
36,000
35,000
34,000
Người 33,000
32,000
31,000
30,000
29,000
28,000

Nam
Nữ

2001 2002 2003 2004 2005
Năm

Nguồn tin: ĐT-TTTH
Hình 2.2. Dân Số TB Chia Theo Khu Vực Qua Các Năm (2001-2005)

60,000
50,000

40,000
Người 30,000

Thành thị

20,000

Nông thôn

10,000
0
2001

2002 2003 2004

2005

Năm

Nguồn tin: ĐT-TTTH
- Chia theo khu vực: qua đồ thị 2.2 dân số TB chia theo khu vực thành thị và nông
thôn cho thấy, dân số TB ở khu vực nông thôn rất cao và cao hơn gấp 4 lần đối với khu
vực thành thị (chiếm 82,12 %), còn khu vực thành thị chỉ chiếm 17,88 % trong tổng dân
8


số TB chia theo khu vực. Nhìn chung dân số TB cả khu vực nông thôn và thành thị đều
tăng dần qua các năm. Với mức tăng TB hàng năm ở khu vực nông thôn là 1.367 người, ở
khu vực thành thị là 330,75 người.
e) Mật độ dân số

Bảng 2.3. Mật Độ Dân Số Huyện qua Các Năm (2001-2005)
Đơn vị
2

Mật độ dân số

Người/km

Năm
2002
2003
2004
2005
120
124
126
129
Nguồn tin: Phòng Thống kê Huyện

2001
117

Bảng 2.3 cho thấy mật độ dân số của Huyện tăng khá đều từ năm 2001-2005 tăng
từ 117 người/km2 lên 129 người/km2, tăng trung bình hàng năm 3 người/km2.
f) Lao động
Bảng 2.4. Lao Động Đang Làm Việc trong Các Ngành Kinh Tế Năm 2005
Nhóm

Số lượng (Người)


Cơ cấu (%)

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

20.931

100,00

Nông nghiệp

20.845

99,59

Lâm nghiệp

30

0,14

Thuỷ sản

56

0,27

Công nghiệp và xây dưng

2.851


100,00

Công nghiệp

1.883

66,05

968

33,95

Dịch vụ

9.986

100,00

Thương nghiệp - khách sạn nhà hàng

2.901

29,05

Xây dựng

Nguồn tin: Phòng Thống kê Huyện
9



Qua bảng 2.4 cho ta thấy, lao động đang làm việc trong ngành nông nghiệp vẫn
chiếm tỷ trọng lớn nhất, vượt hơn hẳn các ngành kinh tế khác với 20.845 người chiếm
99,59 % so với ngành lâm nghiệp (0,14 %) và thuỷ sản (0,27 %). Công nghiệp và xây
dựng có 2.851 lao động với 1.883 lao động đang làm việc trong ngành công nghiệp
(chiếm 66,5 %) và 968 lao động đang làm việc trong ngành xây dựng (chiếm 33,95 %).
Trong khi đó lao động đang làm việc trong ngành dịch vụ đứng thứ hai, chỉ sau ngành
nông nghiệp với 9.986 lao động, trong đó lao động đang làm việc trong các ngành thương
nghiệp – khách sạn nhà hàng có 2.901 lao động chiếm 29,05 %. Điều này cho thấy trong
thời gian qua Huyện đã cố gắng tạo công ăn việc làm cho người dân trong Huyện, đồng
thời tốc độ tăng trưởng kinh tế của Huyện luôn có xu hướng gia tăng qua các năm.
2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
a)Tăng trưởng kinh tế
Tổng sản phẩm xã hội của Huyện hàng năm đều tăng, tính chung thời kỳ 20012005 tốc độ tăng trưởng 8,49 % năm. Thu nhập bình quân đầu người (theo giá thực tế)
ước tính năm 2005 đạt 6,6 triệu đồng/người.
b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra chậm, năm 2005 ước đạt: Nông lâm ngư nghiệp
chiếm 55 %, công nghiệp xây dựng chiếm 25,7 %, dịch vụ thương mại chiếm 19,3 %.
c) Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Nông nghiệp năm 2000 đạt 161,6 tỷ, với năm 2005 đạt 269 tỷ. Công nghiệp xây
dựng năm 2000 đạt 136,3 tỷ, với năm 2005 đạt 323 tỷ và thương mại dịch vụ năm 2000
đạt 100 tỷ, với năm 2005 đạt 189 tỷ.
d) Thực trạng phát triển đô thị
Huyện có thị trấn Phước Vĩnh là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá-xã hội. Tổng
diện tích tự nhiên 3.252,14 ha, dân số là 12.236 người. Có đường ĐT.741 chạy qua, là
đầu mối giao thông giữa các xã trong Huyện nên thương mại dịch vụ khá phát triển.

10


e) Thực trạng phát triển nông thôn

Toàn Huyện có 10 xã diện tích đất trong khu dân cư nông thôn là 51.126,02 ha,
dân số 57.708 người. Hầu hết các xã trong Huyện đã có điện thoại, đường ôtô đến 100%
trung tâm xã trong Huyện. Đời sống vật chất và tinh thần của nông thôn được nâng cao.
2.2.3. Cơ sở hạ tầng
a) Y tế
Bảng 2.5. Các Cơ Sở Khám Chữa Bệnh và Số Giường Bệnh của Huyện Năm 2005
Cơ sở khám chữa bệnh
(Cơ sở)

Số giường bệnh
(Giường)

3

124

Trạm y tế xã, phường, thị trấn

11

55

Tổng số

14

179

Nhóm
Bệnh viện, phòng khám khu vực,

viện điều dưỡng

Nguồn tin: Phòng Thống kê Huyện
Bảng 2.5 thể hiện cho thấy, tại địa bàn Huyện Phú Giáo có ba cơ sở khám chữa
bệnh và 124 giường bệnh thuộc cấp bệnh viện, phòng khám khu vực, viện điều dưỡng.
Các trạm y tế xã, phường, thị trấn có 11 cơ sở khám chữa bệnh với 55 giường bệnh.
Trong khi đó nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ của người dân ngày càng
cao, dân số trong Huyện lại khá đông, vì vậy việc mở rộng xây dựng thêm các khu vực
khám chữa bệnh đang là yêu cầu bức thiết cần được quan tâm.
- Cán bộ ngành y:
Bảng 2.6. Cán Bộ Ngành Y của Huyện Năm 2005
Nhóm

Số lượng (Người)

Cơ cấu (%)

Cán bộ ngành y

87

100,00

Bác sĩ trình độ cao học

25

28,74

Y sĩ


35

40,23

Y tá

18

20,69

Nữ hộ sinh

9
10,34
Nguồn tin: Phòng thống kê Huyện
11


Tổng số cán bộ trong ngành y là 87 người trong đó đội ngũ bác sĩ có trình độ cao
học là 25 người chiếm 28,74 %, y sĩ 35 người chiếm 4,23 %, y tá 18 người chiếm 20,69
%, và nữ hộ sinh 9 người chiếm 10,34 % thể hiện trong bảng 2.6.
- Cán bộ ngành dược:
Bảng 2.7. Cán Bộ Ngành Dược Năm 2005
Nhóm

Số lượng (người)

Cơ cấu (%)


Cán bộ ngành dược

10

100,00

Dược sĩ cao cấp

0

0

Dược sĩ trung cấp

9

90,00

Dược tá

1
10,00
Nguồn tin: Phòng Thống kê Huyện

Bảng 2.7 thể hiện số lượng cán bộ trong ngành dược. Với 9 dược sĩ trung cấp
chiếm 90 %, một dược tá chiếm 10 % và không có dược sĩ cao cấp nào.
Qua bảng 2.6 và 2.7 cho ta thấy cán bộ trong ngành y và ngành dược trong Huyện
vẫn còn thiếu. Vì đây là Huyện nằm ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh Bình Dương cho nên
việc điều thêm các cán bộ ngành y, ngành dược về Huyện đang là vấn khó khăn đối với
chính quyền địa phương.

b) Giáo dục và đào tạo
Bảng 2.8. Tình Hình Giáo Dục của Huyện qua Các Năm (2001-2005)
Năm học

Số trường

Số phòng học

Số học sinh

TH, THCS và
THPT

TH và
THCS

THPT

TH

THCS

THPT

2000-2001

2

225


31

8.248

5.768

1.835

2001-2002

3

241

49

7.833

5.899

2.159

2002-2003

3

247

64


7.369

5.952

2.235

2003-2004

3

236

58

6.872

5.901

2.502

2004-2005

3

289

51

6.471


5.687

2.689

Nguồn tin: Phòng Thống kê Huyện
12


Đặc điểm tình hình giáo dục qua các năm của Huyện Phú Giáo được thể hiện trong
bảng 2.8, nhìn chung số phòng học, và số trường của các cấp có xu hướng tăng dần qua
các năm học điều này cho thấy chính quyền địa phương đã có những biện pháp cũng như
chính sách đầu tư cho ngành giáo dục của Huyện, nhưng số lượng học sinh ở cấp TH và
THCS lại giảm qua các năm học, đặc biệt là ở TH (từ 8.248 học sinh năm học 2000-2001
giảm xuống còn 6.471 học sinh năm học 2004-2005), điều này có thể giải thích do đời
sống người dân ở đây còn gặp nhiều khó khăn cùng với số lượng trường học còn thiếu và
khoảng cách đến trường khá xa. Ngược lại thì ở cấp THPT lại có xu hướng tăng dần qua
các năm học (từ 1.835 học sinh năm học 2000-2001 tăng lên 2.689 học sinh năm học
2004-2005). Đội ngũ cán bộ giảng dạy tại Huyện khá dồi dào thể hiện qua bảng 2.9 cho ta
thấy cứ 100 học sinh TH có 5,20 thầy cô giảng dạy một lực lượng dồi dào và giữa các cấp
cũng có sự đồng nhất tương đối về lực lượng đào tạo này.
Bảng 2.9. Số Giáo Viên Giảng Dạy Năm 2004-2005
Giáo viên (người)

Số giáo viên bình
quân/100 học sinh

TH

337


5,20

THCS

271

4,76

THPT

115

4,27

Cấp học

Nguồn tin: Phòng Thống kê Huyện
c) Giao thông (đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, hàng không)
Đường liên tỉnh: Đường 741, đường 750: chiều dài 4.504 km, bêtông nhựa 13,6
km, láng nhựa 13,1 km, cấp phối đất 18,7 km. Đường Huyện: chiều dài 4 km, bê tông
nhựa. Đường liên xã, liên thôn: chiều dài 252,6 km, toàn bộ là đường cấp phối đất.
d) Thuỷ lợi (đê điều, hồ chứa nước, kênh mương, công trình đầu mối)
Trong tương lai dự án Hồ Phước Hoà sẽ được xây dựng, hệ thống kênh mương
tương đối hoàn chỉnh sẽ đảm bảo tưới tiêu cho huyện Phú Giáo 3000 ha.
e) Điện - Nước
100% số xã trong huyện đã có điện, số hộ dùng điện đạt 97 %.

13



f) Bưu chính viễn thông
Bảng 2.10. Tình Hình Bưu Chính Viễn Thông của Huyện qua Các Năm (2001-2005)
Đơn vị
Số máy điện thoại trên
địa bàn
tại thời điểm 31/12
hàng năm
Cố định

2002

2004

2005

Cái

1.931

2.822

3.558

4.909

5.950

Cái

1.708


2.315

2.998

3.988

4.900

223

507

560

921

3,1

4,3

5,3

7,2

8,5

4.475

7.030


5.615

3.392

4.000

Di động

Cái

Số máy điện thoại bình
quân
100 dân

Cái

Doanh thu bưu điện

2001

Năm
2003

Triệu
đồng

1.050

Nguồn tin: Phòng Thống kê Huyện

Tình hình bưu chính viễn thông của Huyện được thể hiện trong bảng 2.10, số máy
điện thoại cố định cũng như di động trên địa bàn hàng năm đều tăng, điều này cũng nói
lên được phần nào về mức sống của người dân địa phương ngày càng tốt hơn. Trái lại
doanh thu của bưu điện theo đó lại giảm đi.
g) Văn hoá nghệ thuật
- Thư viện:
Bảng 2.11. Tình Hình Hoạt Động Thư Viện của Huyện qua Các Năm (2001-2005)
Đơn vị

Năm
2001

2002

2003

2004

2005

Số thư viện

Thư viện

1

1

1


1

1

Số sách trong thư viện

1000 bản

2

2

2

3

3

Lượt độc giả

Lượt

18.152

11.675

4.676

9.140


3.972

Lượt sách luân chuyển

Lượt

27.280

23.350

14.056

36.560

19.863

Nguồn tin: Phòng Thống kê Huyện

14


×