Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ DÂN CƯ ĐẾN QUÁ TRÌNH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NGẬP MẶN TẠI XÃ TAM THÔN HIỆP, HUYỆN CẦN GIỜ, TP. HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (861.95 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ DÂN CƯ ĐẾN QUÁ TRÌNH BẢO
TỒN VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NGẬP MẶN TẠI XÃ TAM
THÔN HIỆP, HUYỆN CẦN GIỜ, TP. HCM

NGUYỄN HUỲNH THANH XUÂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2007


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ
DÂN CƯ ĐẾN QUÁ TRÌNH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NGẬP MẶN
TẠI XÃ TAM THÔN HIỆP, HUYỆN CẦN GIỜ, TP.HCM” do Nguyễn Huỳnh Thanh
Xuân, sinh viên khóa 29, ngành Phát triển nông thôn, đã bảo vệ thành công trước hội
đồng vào ngày

.

Trần Đắc Dân
Người hướng dẫn,

Ngày


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày tháng năm


LỜI CẢM TẠ
Con xin thành kính cảm ơn bố mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng con khôn lớn và
tạo mọi điều kiện cho con được ăn học nên người như ngày hôm nay.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình đến thầy Trần Đắc Dân đã tận
tình giúp đỡ em trong suốt quá trình làm bài luận văn tốt nghiệp này.
Đồng kính Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm cùng thầy cô khoa Kinh
Tế đã hướng dẫn dạy bảo em trong suốt những năm còn ngồi trên giảng đường đại
học.
Chân thành cảm ơn người dân, Ban lãnh đạo xã Tam Thôn Hiệp cùng các cán
bộ của BQLRPH Cần Giờ đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt bài luận văn tốt
nghiệp này.
Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến anh chị của tôi và bạn bè đã động viên, giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình thực tập này.



NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN HUỲNH THANH XUÂN. Tháng 7 năm 2007. “Tác Động Của Yếu Tố
Dân Cư Đến Quá Trình Bảo Tồn Và Phát Triển Rừng Ngập Mặn Tại Xã Tam
Thôn Hiệp, Huyện Cần Giờ, TP.HCM”.
NGUYEN HUYNH THANH XUAN. July 2007. “The Effects Of Population Factor
To Preservation And Development Process Mangrove Forest In Tam Thon Hiep
Commune, Can Gio District, Ho Chi Minh City”.
Khóa luận tìm hiểu về sự tác động của yếu tố dân cư đến quá trình bảo tồn và
phát triển rừng ngập mặn tại xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ, TP.HCM. Để đạt
được mục tiêu trên các phương pháp được áp dụng để thu thập số liệu như: Phương
pháp đánh giá nhanh có sự tham gia (PRA), phương pháp nghiên cứu mô tả, phương
pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp thu thập thông tin sơ cấp bằng cách điều tra trực
tiếp 60 hộ dân tại xã Tam Thôn Hiệp sống gần rừng ngập mặn. Ngoài ra còn thu thập
các thông tin thứ cấp tại UBND Xã cùng với việc thu thập thông tin từ BQLRPH Cần
Giờ, xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm Excel.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Đời sống của người dân ở Xã vẫn còn nhiều khó
khăn và thiếu thốn về mọi mặt. Sự khó khăn về cơ sở hạ tầng như điện, nước, đường
xá, trường học, các cơ sở khám chữa bệnh. Bên cạnh đó, người dân gặp nhiều khó
khăn trong vấn đề thu nhập. Thu nhập chính của họ là từ việc làm thuê,đánh bắt các
loài thủy hải sản có trong rừng,… nhưng nguồn thu nhập này không cao và không ổn
định do sản lượng thủy hải sản ngày càng giảm do ô nhiễm nguồn nước, đánh bắt bằng
các dụng cụ điện,...
Qua nghiên cứu, người dân nơi đây vẫn còn có nhiều tác động đến rừng như
vào rừng mò cua, bắt ốc và vẫn còn tình trạng chặt phá cây rừng làm nhà, làm củi đốt
nhưng đã giảm rất nhiều so với trước đây. Vì vậy, để hạn chế sự tác động không tốt
của người dân đối với rừng chúng ta nên đề xuất các giải pháp như đầu tư cơ sở hạ
tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vay vốn để có điều kiện đầu tư vào trồng
trọt và chăn nuôi, mở các lớp dạy nghề đồng thời tạo việc làm ổn định cho người dân.



MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục các bảng

viii

Danh mục các hình

ix

Danh mục phụ lục

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2


1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

1.3.1. Phạm vi không gian

3

1.3.2. Phạm vi thời gian

3

1.4. Cấu trúc của luận văn

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Giới thiệu sơ lược về RNM Cần Giờ


4

2.2. Sơ lược về BQLRPH Cần Giờ

6

2.2.1. Quá trình hình thành và tổ chức của BQLRPH Cần Giờ

6

2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ

7

2.3. Giới thiệu sơ lược về xã Tam Thôn Hiệp

8

2.3.1. Điều kiện tự nhiên

8

2.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội

9

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu

12

12

3.1.1. Một số lý thuyết và khái niệm cơ bản

12

3.1.2. Những quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004

19

3.2. Phương pháp nghiên cứu

22

3.2.1. Phương pháp mô tả

22
v


3.2.2. Phương pháp lịch sử

22

3.2.3. Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích

23

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình kinh tế - xã hội của người dân tại xã Tam Thôn Hiệp


24
24

4.1.1. Tình hình văn hóa xã hội

24

4.1.2. Tình hình tín dụng

29

4.1.3. Tình hình về thu nhập và chi têu của các hộ dân

30

4.2. Thực trạng cuộc sống của những hộ dân có sinh kế dựa vào RNM

35

4.2.1. Nhóm hộ không tham gia giữ rừng

35

4.2.2. Nhóm hộ giữ rừng

41

4.3. Sự thay đổi của RNM từ khi có sự tác động của yếu tố dân cư


45

4.4. Mối liên hệ bền vững giữa RNM và yếu tố dân cư

51

4.4.1. Về kinh tế

51

4.4.2. Về xã hội

51

4.4.3. Về môi trường

52

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

53

5.1. Kết luận

53

5.2. Đề nghị

54


TÀI LIỆU THAM KHẢO

55

PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQLRPH

Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ

BVR

Bảo vệ rừng

CT-HĐBT

Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng

FAO

Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (Food and
Agricultural Organization)

NN & PTNT

Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn


LNXH

Lâm nghiệp xã hội

KL

Kiểm Lâm

PRA

Đánh Giá Nông Thôn có Người Dân Tham Gia
(Participatory Rural Appraisal)

PTLN

Phát Triển Lâm Nghiệp

QĐ-UB

Quyết định ủy ban

RNM

Rừng ngập mặn

TP.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh


UBND

Ủy Ban Nhân Dân

UNESCO

Tổ Chức Giáo Dục Khoa Học Và Văn Hóa Liên Hiệp
Quốc (United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization)

UNEP

Chương Trình Môi Trường Liên Hiệp Quốc (United
Nations Environment Program)

WWF

Quỹ Quốc Tế Bảo Vệ Động Vật Hoang Dã (World WildFund)

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Quy Mô Các Hộ Điều Tra

24

Bảng 4.2. Dân Số và Lao Động


25

Bảng 4.3. Lao Động và Việc Làm

26

Bảng 4.4. Đặc Điểm Trình Độ Học Vấn

27

Bảng 4.5. Phương Tiện Thông Tin Đại Chúng của Các Hộ Dân

28

Bảng 4.6. Tình Hình Chữa Bệnh Các Hộ Điều Tra Trên Địa Bàn

28

Bảng 4.7. Tình Hình Vay Vốn

29

Bảng 4.8. Tỷ Trọng Thu Nhập Bình Quân Đầu Người/Tháng

30

Bảng 4.9. Tình Hình Chi Tiêu Trung Bình của Một Hộ Gia Đình Trong Năm 2006 32
Bảng 4.10. Sự Khác Biệt Giữa Các Hộ Không Tham Gia Giữ Rừng

viii


38


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Đầm Dơi - RNM Cần Giờ

6

Hình 2.2. Cơ Cấu Tổ Chức Quản Lý RNM Cần Giờ

7

Hình 3.1. Sơ Đồ Tóm Tắt Sinh Kế Bền Vững

12

Hình 4.1. Một Hoạt Động Kiếm Sống của Người Dân Xã Tam Thôn Hiệp

35

Hình 4.2. Biểu Đồ Thể Hiện Các Nguồn Thu Nhập của Nhóm Hộ Không Tham Gia
Giữ Rừng

37

Hình 4.3. Biểu Đồ Thể Hiện Cơ Cấu Ngành Nghề của Những Hộ có Thu Nhập Cao 39
Hình 4.4. Biểu Đồ Thể Hiện Cơ Cấu Các Ngành Nghề của Những Hộ có Thu Nhập
Thấp


40

Hình 4.5. Biểu Đồ Thể Hiện Mức Lương của Nhà Nước Trả Cho 1ha/năm Giai Đoạn
1993 - 2003

43

Hình 4.6. Hiện Trạng RNM Cần Giờ Sau Chiến Tranh

46

Hình 4.7. RNM Cần Giờ Được Phục Hồi Sau Chiến Tranh

47

Hình 4.8. RNM Cần Giờ Ngày Nay

49

Hình 4.9. Sơ Đồ Tình Hình Quản Lý RNM Cần GIờ Giai Đoạn Từ 1975 Đến Nay

50

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Bảng Câu Hỏi Điều Tra Hộ Dân


x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Rừng ngập mặn là hệ sinh thái đặc thù, có ý nghĩa to lớn đối với môi trường, là
hệ sinh thái có năng suất cao ở vùng ven biển nhiệt đới, song nó cũng là hệ sinh thái
rất nhạy cảm với tác động của con người và những biến động của các yếu tố và các
điều kiện tự nhiên. RNM không những cung cấp các lâm sản có giá trị như than, củi,
gỗ, tanin, thực phẩm, thuốc … mà còn là sinh cảnh sinh sản của nhiều loại hải sản,
chim nước, chim di cư và một số đông vật có giá trị kinh tế lớn như khỉ, lợn rừng, kỳ
đà, chồn, trăn …
RNM có tác dụng to lớn trong việc bảo vệ bờ biển, bờ sông, điều tiết, bảo đảm
tính ổn định của khí hậu, hạn chế xói lỡ, mở rộng diện tích lục địa, hạn chế sự xâm
nhập mặn, bảo vệ đê điều, đồng ruộng trước sự tàn phá của gió mùa, bão, nước biển
dâng …
Trong đó, RNM Cần Giờ chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống của nhân
dân TP.HCM như điều hòa khí hậu, thanh lọc không khí cải thiện môi trường sống; là
van điều tiết nước sau cơn mưa có tác dụng ngăn lũ lụt; là bức tường chắn sóng, cản
gió, chống xói mòn bảo vệ bờ sông, bờ biển hạn chế tác hại của gió bão và sóng thần.
Ngoài ra, nó còn là chiếc nôi và là ngôi nhà chung của các loài chim muông, thú rừng
và nhiều loài thủy, hải sản. Là khu bảo tồn nguồn gien, tái tạo cảnh quan thiên nhiên,
phục vụ học tập, nghiên cứu, tham quan, nghỉ dưỡng, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã
hội và quốc phòng. Những khu rừng già còn cung cấp chất đốt, vật liệu xây dựng,
dược liệu… Phục vụ đời sống con người.
Mặt khác, RNM cũng là nguồn sinh sống người dân địa phương là nguồn thu
nhập chính của đại đa số người dân có trình độ thấp tại huyện Cần Giờ nói chung và ở
xã Tam Thôn Hiệp nói riêng.



Từ những vấn đề trên ta thấy được tầm quan trọng của RNM và sự cần thiết
phải bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên này. Vì nó chính là một tài sản vô cùng quý
giá có mối liên quan rất mật thiết đối với cuộc sống của người dân nơi đây. Việc làm
này không chỉ là trách nhiệm của riêng nhà nước mà còn là trách nhiệm của tất cả
người dân nói chung và của người dân ở vùng phụ cận nói riêng. Những người này sẽ
có một ảnh hưởng nhất định đối với RNM Cần Giờ vì họ là người sống gần gũi với
rừng nhất. Mặt khác, đời sống của người dân ở đây còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp
nên họ sẽ có nhiều tác động tích cực và tiêu cực đến tài nguyên rừng ở đây. Đó cũng là
lý do tôi thực hiện đề tài: “TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ DÂN CƯ ĐẾN QUÁ TRÌNH
BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NGẬP MẶN TẠI XÃ TAM THÔN HIỆP,
HUYỆN CẦN GIỜ, TP HCM” với mong muốn giúp cho các nhà hoạch định chính
sách thấy rõ thực trạng đời sống của người dân nơi đây, đồng thời làm nổi bật giá trị
thực sự của khu rừng-một tài nguyên vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho TP.HCM, để
mọi người có ý thức hơn trong việc bảo vệ và duy trì nó.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố dân cư đến việc bảo vệ và phát triển
RNM tại xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ, TP.HCM.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-Tìm hiểu thực trạng đời sống của người dân tại xã Tam Thôn Hiệp.
-Tìm hiểu thực trạng cuộc sống của những hộ dân có sinh kế dựa vào RNM.
-Tìm hiểu diễn biến của rừng từ khi có tác động của yếu tố dân cư. Xác định
nguyên nhân của sự thay đổi ấy.
-Khảo sát nhận thức bảo vệ rừng của người dân sống gần rừng.
-Từ đó, ta có thể đánh giá được mức độ ảnh hưởng của người dân đối với sự
thay đổi của rừng.

2



1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên phạm vi xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần
Giờ, TP HCM.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Thời gian tiến hành nghiên cứu từ ngày 23/03/2007 đến ngày 23/06/2007
1.4. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 5 chương
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Nêu rõ lý do chọn đề tài nghiên cứu, vạch rõ mục tiêu cần đạt được, thể hiện nội
dung một cách vắn tắt, địa điểm thời gian cũng như giới hạn, sơ lược cấu trúc mà luận
văn sẽ thể hiện.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
Nêu lên tầm quan trọng của RNM Cần Giờ và giới thiệu sơ lược về địa bàn
nghiên cứu cụ thể là tại xã Tam Thôn Hiệp.
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trình bày chi tiết những vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu bao
gồm các khái niệm chung, những lý thuyết… đồng thời trình bày hệ thống các phương
pháp nghiên cứu mà luận văn sử dụng để tìm ra kết quả nghiên cứu.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Nghiên cứu về thực trạng cuộc sống của người dân sống gần rừng và sự tác động
của họ đến rừng như thế nào… Trên cơ sở đó, nhằm đưa ra những ý kiến của người
dân và ý kiến đề xuất của cá nhân nhằm ổn định, nâng cao cuộc sống của người dân
nơi đây đồng thời thúc đẩy nhận thức về bảo tồn và phát triển RNM Cần Giờ.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Từ những vấn đề nghiên cứu rút ra những kết luận về cuộc sống của người dân và
sự tác động của họ đến tài nguyên rừng.
Đưa ra những kiến nghị.


3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu sơ lược về RNM Cần Giờ
RNM Cần Giờ là tài nguyên vô giá có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng đối
với đời sống của cộng đồng dân địa phương và các vùng phụ cận. Trong chiến tranh
RNM Cần Giờ bị hủy diệt hoàn toàn. Sau 23 năm phục hồi và phát triển, ngày
21/01/2000 Rừng ngập mặn Cần Giờ đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh
quyển đầu tiên của Việt Nam, là điều kiện “địa lợi” để TP.HCM xây dựng nơi đây
thành vùng đất du lịch sinh thái, thu hút du khách.
Ngày 12/12/2001 Dự án Khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần GIờ được
UBND thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt thực hiện sau khi được sự đồng thuận của
các Bộ, Ngành Trung Ương.
Vị trí địa lý: Khu bảo tồn nằm hoàn toàn trong địa giới hành chính Huyện. Phía
Bắc giáp với tỉnh Đồng Nai, phía Nam giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Tiền Giang
và Long An, phía Đông giáp Bà Rịa-Vũng Tàu.
Có tổng diện tích: 38.663,98 ha, trong đó diện tích có rừng trồng: 21,427.48 ha,
rừng tự nhiên: 8,958.06 ha, đất khác: 8,278.48 ha. Khu bảo tồn thiên nhiên được chia
thành 3 phân khu chức năng:
-Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 12.292,88 ha.
-Phân khu phục hồi sinh thái: 26.322,30 ha.
-Phân khu Hành chánh dịch vụ: 48,80 ha.
Khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ mang tính đa dạng sinh học
cao:
Hệ thực vật có trên 158 loài thực vật thuộc 76 họ, thành phần loài chủ yếu:
-Thực vật ngập mặn thực sự: Đước đôi (Rhizophora apiculata), Dà Quánh

(Ceriops decandra), Giá (Excoecacia agallocha)…


-Thực vật gia nhập rừng ngập mặn: Tâm mộc nam (Cordia cochinchinensis),
Tra lâm vồ (Thespesia populnea)…
Hệ động vật gồm:
Khu hệ động vật không xương sống như: Tôm Sú (Penaeus monodon), Cua
Biển (Scylla serrata)… có trên 70 loài thuộc 44 họ 19 bộ 6 lớp 5 ngành.
Khu hệ cá như: Cá Dứa (Pangasius polyuranodon), Thòi Lòi (Periophthalmus
schlosseri)… có trên 137 loài thuộc 39 họ 13 bộ.
Khu hệ lưỡng thê và bò sát: Có 9 loài lưỡng thê, 31 loài bò sát như cá sấu Hoa
Cà (Crocodylus porosus), Kỳ Đà nước (Varanus salvator)…
Khu hệ thú: Mèo rừng (Felis bengalensis), Rái cá vuốt bé (Aouyx cinerea), Tê
Tê Java (Manis javanica), Dơi Nghệ (Scotophilus heathii)… có 19 loài, thuộc 13 họ, 7
bộ, trong đó có một số loài quí hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới.
Khu hệ chim: Có khoảng 150 loài thuộc 47 họ 13 bộ, trong đó số lượng loài
chim nước chiếm trên 50% như Cò Lạo Ấn Độ (Mycteria leucocephala), Choắt lớn mỏ
vàng (Tringa stagnatilis) và một số loài chim quí hiếm khác có trong sách đỏ của Việt
Nam.
Khu bảo tồn thiên nhiên được chia thành 24 tiểu khu và được bao bọc bởi hệ
thống sông rạch như: sông Lòng Tàu, sông Soài Rạp,… luôn được bảo vệ nghiêm
ngặt.
Khu bảo tồn thiên nhiên RNM Cần Giờ luôn là nơi gắn liền với các hoạt động
sản xuất cũng như đời sống của các cư dân địa phương và các dân cư của vùng lân cận.
Với hệ thực vật, động vật đa dạng và phong phú, Khu bảo tồn thiên nhiên RNM
Cần Giờ là nơi lý tưởng cho việc nghiên cứu khoa học và giáo dục môi trường; khai
thác các tiềm năng phát triển du lịch sinh thái một cách bền vững (đầm dơi, sân chim,
khu khỉ hoang dã , khu Di Chỉ, chiến khu Rừng Sác và một số địa điểm du lịch khác).

5



Hình 2.1. Đầm Dơi - RNM Cần Giờ
Khu bảo tồn thiên nhiên RNM Cần Giờ được xem là lá phổi xanh của thành phố
Hồ Chí Minh, với môi trường trong lành, đây là nơi phục vụ nghỉ dưỡng cho người
dân thành phố cũng như khách đến thăm. Các món ăn đặc sản miền biển như: Cua
RNM, Hào, Bần chua, trái Dừa lá… sẽ đem lại cho du khách cảm giác tuyệt vời.
(Nguồn: BQLRPH Cần Giờ)
2.2. Sơ lược về BQLRPH Cần Giờ
2.2.1. Quá trình hình thành và tổ chức của BQLRPH Cần Giờ
BQLRPH Cần Giờ được thành lập trong năm 2000 (trước đây trực thuộc Sở
NN & PTNT nhưng đến năm 2001 thuộc huyện Cần Giờ), trên cơ sở là BQLRPH môi
trường TP.HCM. BQLRPH Cần Giờ được tổ chức theo hình thức như sau:
Về tổ chức nhân sự: Hiện nay, BQLRPH Cần Giờ có 100 cán bộ công nhân
viên, 154 hộ dân tham gia giữ rừng (trong đó có 30 hộ thuộc Tổng đội I - Thanh Niên
Xung Phong) và 10 đơn vị nhận khoán là những người trực tiếp quản lý bảo vệ rừng,
được bố trí trên 24 tiểu khu.
Về tổ chức các phòng: BQLRPH Cần Giờ gồm có Trung tâm truyền thông giáo
dục môi trường và Du lịch sinh thái, phòng Kỹ thuật và phát triển tài nguyên rừng,
phòng Pháp chế, phòng Tổ chức, phòng Tài chính - Kế toán, Đội lưu động, 5 Phân
khu, 4 Tiểu khu, 10 đơn vị nhận khoán bảo vệ rừng.
Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác bảo vệ rừng: Trụ sở, nhà phân khu và tiểu
khu, nhà chốt hộ dân và đơn vị nhận khoán bảo vệ rừng, ca nô, ghe, súng, roi điện,
máy vi tính, máy chụp hình…
6


Ngoài ra, BQLRPH Cần Giờ còn được sự quan tâm của các cấp, các tổ chức
trong nước và quốc tế ủng hộ và tạo điều kiện để thực hiện công tác bảo vệ rừng được
tốt hơn. Điều này chứng minh rằng, tầm quan trọng của hệ sinh thái RNM và giá trị

bảo tồn của RNM Cần Giờ đã được nhận biết.
Hình 2.2. Cơ Cấu Tổ Chức Quản Lý RNM Cần Giờ
UBND TP.HCM

Huyện Cần Giờ

Sở NN & PTNT

BQLRPH Cần Giờ

Chi cục PTLN

Phân khu, tiểu khu

Đơn vị nhận khoán BVR

Hộ dân giữ rừng

Hộ dân giữ rừng

Ghi chú:

Quan hệ trực tiếp

Chi cục KL
Hạt và Trạm KL

Quan hệ gián tiếp
2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ
BQLRPH Cần Giờ có các chức năng và nhiệm vụ sau:

- Quản lý thống nhất toàn bộ diện tích rừng phòng hộ thuộc địa phận huyện Cần
Giờ, nhằm mục đích phát triển vốn rừng phòng hộ, không ngừng nâng cao tác dụng
phòng hộ của rừng.
- Tiếp nhận và quản lý nguồn vốn 327, sử dụng vào các chương trình trồng và
quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện.
- Nghiên cứu các thành tựu khoa học vào quá trình quản lý, chăm sóc, bảo vệ và
phát triển vốn rừng.
- Hợp tác với các tổ chức khoa học trong và ngoài nước, nhằm thực hiện các
chương trình nghiên cứu khoa học.
- Trực tiếp quản lý bảo vệ và tổ chức giao khoán rừng đến từng hộ dân.
7


- Hợp đồng với các đơn vị nông lâm trường, trang trại, tổ chức và bảo vệ rừng
trên địa bàn huyện.
- BQLRPH Cần Giờ chịu sự quản lý trực tiếp của UBND huyện Cần Giờ.
2.3. Giới thiệu sơ lược về xã Tam Thôn Hiệp
Từ việc thấy được tầm quan trọng của RNM Cần Giờ trong đời sống của người
dân địa phương cũng như người dân ở các vùng phụ cận, từ đó giúp cho người dân có
một nhận thức đúng đắn hơn trong việc bảo vệ rừng đồng thời nâng cao nhận thức bảo
vệ rừng cho mọi người và nhìn nhận được những tác động của họ đến quá trình bảo
tồn và phát triển của RNM nhằm nhận thấy được mối liên hệ giữa người dân địa
phương và rừng cho nên tôi tiến hành chọn điểm nghiên cứu tại địa bàn xã Tam Thôn
Hiệp để phân tích những tác động này, sau đây là giới thiệu sơ lược về xã.
2.3.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Tam Thôn Hiệp là một xã thuộc huyện Cần Giờ (là một trong 5 huyện ngoại
thành của thành phố Hồ Chí Minh nằm về hướng Đông cách trung tâm thành phố
khoảng 50km theo đường chim bay có hơn 20km bờ biển chạy dài theo hướng Tây
Nam – Đông Bắc). Xã gồm có tất cả 4 ấp đó là: An Lộc, An Hòa, An Phước và An

Nghĩa.
Xã có tổng diện tích là 11.038,39 ha.
-

Phía Đông giáp huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai.

-

Phía Tây giáp xã An Thới Đông.

-

Phía Bắc giáp xã Bình Khánh.

-

Phía Nam giáp xã Long Hòa.
b) Địa hình
Xã nằm trên vùng đất có địa hình đồng bằng cù lao của huyện Cần Giờ do phù

sa của hai con sông bồi đắp đó là sông Lòng Tàu và sông Tắc Tây Đen. Xã có tổng
diện tích đất tự nhiên là 11.038,39 ha, trong đó bao gồm đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng
thủy sản, đất ở và đất sông rạch.
c) Thổ nhưỡng
Đặc điểm nổi bật về thổ nhưỡng của huyện Cần Giờ là phèn và mặn cho nên xã
Tam Thôn Hiệp cũng có những điểm tương tự. Đất ở đây được hình thành bởi tổng
8


hợp các quá trình lắng tụ trầm tích sét, quá trình phèn hóa và quá trình nhiễm mặn. Có

4 loại đất cơ bản được tìm thấy tại đây:
-

Đất mặn.

-

Đất mặn, phèn ít.

-

Đất mặn, phèn nhiều.

-

Đất cát mịn có pha rất ít vùng ven biển.

d) Khí hậu
Khí hậu có 2 mùa rõ rệt, mùa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ tương đối cao và ổn định, trung bình khoảng
từ 250C đến 290C, cao tuyệt đối 38.20C thấp tuyệt đối 14.40C. Độ ẩm trung bình từ
73% đến 85%, độ bốc hơi từ 3.5 đến 6mm/ngày, trung bình từ 5mm/ngày cao nhất
8mm/ngày. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.000 đến 1.400mm trong mùa mưa,
lượng mưa tháng thấp nhất khoảng 100mm, tháng nhiều nhất 240mm. Mùa mưa
hướng gió chính là Tây đến Tây Bắc, mùa khô hướng gió chính là Bắc đến Đông Bắc.
e) Thủy văn
Hệ thống sông ngòi chằng chịt, nguồn nước từ biển vào bởi các con sông chảy
qua xã, nguồn nước từ các sông đổ ra là nơi nội lưu của sông Sài Gòn và sông Đồng
Nai ra biển bằng hai tuyến chính là sông Lòng Tàu và sông Soài Rạp. Nằm trong vùng
có chế độ bán nhật triều, có hai lần nước lớn và hai lần nước ròng trong ngày.

Độ mặn: Nước mặn theo dòng triều ngược lên thượng lưu, trong thời kỳ triều lên
hòa lẫn với nước ngọt từ nguồn đổ về thành nước lợ sau đó độ mặn giảm đi trong thời
gian triều kém. Từ khi nhà máy thủy điện Trị An chính thức đi vào hoạt động, nhà
máy này có ảnh hưởng đến sự biến đổi độ mặn của vùng Cần Giờ rõ rệt.
2.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội
a) Dân số
Theo kết quả điều tra năm 2006 toàn xã Tam Thôn Hiệp có khoảng 5233 nhân
khẩu, mật độ phân bố dân cư là 82 người/km2 (thấp nhất so với các quận huyện khác
của thành phố), tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1.106%/1.444% giảm 0,338% so với kế
hoạch, dân số phân bổ không đều chủ yếu tập trung ở ấp: An Hòa, An Lộc, An Phước.
(Phòng thống kê xã Tam Thôn Hiệp năm 2006)
9


b) Lao động
Trong năm 2006 số người trong độ tuổi lao động là 3122 người, trong đó số
người có việc làm ổn định là 2123 người, còn 999 người chưa có việc làm . Trong năm
xã đã giải quyết việc làm hơn 400 lao động làm công nhân, gia công giày da… Hiện
nay, xã đang tìm cách khắc phục tình trạng thất nghiệp trong dân cư tạo công ăn việc
làm cho người lao động nhằm giảm các hộ trong xóa đói giảm nghèo xuống tỷ lệ thấp
nhất (trong 400 lao động được giải quyết có 265 lao động nằm trong chương trình xóa
đói giảm nghèo).
c) Kinh tế xã hội
Thu nhập bình quân đầu người là: 784.148 đồng/người/tháng, tuy nhiên xã còn
thiếu nước sạch cho sinh hoạt vì ở đây là vùng ngập mặn nên không có nguồn nước
ngọt. Hầu hết nước dùng cho sinh hoạt đều được chở đến từ TP.HCM bằng tàu thuyền
cho nên giá cho 1m3 nước cao hơn ở TP.HCM mặc dù gần đây đã có sự trợ giá của nhà
nước. Đây cũng là một trong những khó khăn của huyện nói chung và của xã nói
riêng.
Nông nghiệp: người dân nơi đây sống chủ yếu dựa vào đánh bắt và nuôi trồng

thủy sản, đặc biệt là tôm và cua. Nhưng nguồn thu nhập từ đây đang bị thu hẹp do môi
trường sống của thủy sinh vật đang bị đe dọa như: tình hình thời tiết không thuận lợi,
nguồn giống chất lượng thấp, ý thức quản lý sản xuất cộng đồng của người dân chưa
cao, do đánh bắt bằng cào te và ô nhiễm nguồn nước…
Về lâm nghiệp: trong năm 2006 toàn xã có 71 hộ nhận giữ rừng, tổng diện tích
6.492,6 ha và đã tạo thêm việc làm cho 140 lao động. Thự hiện qui ước bảo vệ rừng,
phát triển và bảo vệ tốt, nạn chặt phá rừng được ngăn chặn có hiệu quả.
Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: chủ yếu là cơ sở đóng tàu, may gia
công giày da, sản xuất nước đá giá trị sản phẩm chủ yếu là công nghiệp cơ khí 385
triệu đồng/năm; công nghiệp khác là 150 triệu đồng/năm. Trong năm 2005 Nhà nước
đã cấp phép ưu đãi đầu tư cho 3 doanh nghiệp đầu tư tại xã ở các lĩnh vực gia công
may mặc và giày da, kết hạt cườm.
Về thương mại dịch vụ: trong năm có tổng cộng 197 hộ đăng ký kinh doanh
(tạp hóa, dịch vụ, ăn uống…). Giá trị tổng doanh thu 27,35 tỷ đồng đạt 103,8% chỉ tiêu
kế hoạch và đạt 90,3% so với năm 2005; trong đó doanh thu thương nghiệp: 81,06%;
10


dịch vụ: 10,3%; ăn uống: 8,62%. Do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nên mặt hàng
thủy sản trong năm có tăng giá.(Nguồn: phòng thống kê xã Tam Thôn Hiệp năm 2006)
d) Giáo dục
Xã gồm có 1 trường mẫu giáo, 1 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở và
không có trường phổ thông. Hàng năm có khoảng 1.811 em được huy động ra lớp ở
các cấp học; duy trì đến tháng 12 năm 2006 là: Đối với mẫu giáo duy trì 178/194 em
(giảm 16 em, trong đó 6 em chuyển trường và 10 em vì nhiều lý do khác), đạt 91,75%;
Tiểu học duy trì được 506/513 em (có 6 em chuyển đến và 1 em bỏ học) đạt 98,63%;
Trung học cơ sở duy trì 464/468 em đạt 99,14%; Trung học phổ thông có 144 em; phổ
cập bậc trung học là 48/50 em đạt 96%; học nghề 14 em.
e) Y tế
Hiện nay xã chỉ có duy nhất một trạm y tế, khám và điều trị bệnh cho khoảng

11.517 lượt bệnh nhân/năm. Công tác phòng chống dịch bệnh được tăng cường, chuẩn
bị các điều kiện ngăn chặn bệnh sốt xuất huyết không xãy ra trên địa bàn. Điều kiện cơ
sở vật chất nơi đây còn nhiều yếu kém song đang được tăng cường cả về số lượng
cũng như chất lượng khám chữa bệnh. Đồng thời luôn phối hợp với nhiều đoàn khám
chữa bệnh từ thiện thành phố đến khám và phát thuốc miễn phí cho dân nghèo và đối
tượng chính sách, trong năm thực hiện chương trình bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em và
kế hoạch hóa gia đình.
f) Giao thông
Có nhiều con đường đã được bê tông hóa dẫn vào các ấp nhưng vẫn còn tuyến
đường chính của xã chưa được xây dựng gây ô nhiễm cho người dân sống gần con
đường đó. Đường thủy cũng đóng vai trò quan trọng tạo điều kiện cho người dân đi lại
trao đổi mua bán vẫn còn khá phổ biến được giao cho hợp tác xã Trần Hưng Đạo quản
lý và điều hành, tổ Trật tự đô thị xã kiểm tra và quản lý về các thủ tục hành chính của
phương tiện và tham gia giải quyết các tranh chấp xãy ra.

11


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Nội dung nghiên cứu
3.1.1. Một số lý thuyết và khái niệm cơ bản
a) Sinh kế và sinh kế bền vững
Có nhiều dịnh nghĩa về sinh kế được sử dụng cho nghèo đói và trong các
nghiên cứu về phát triển nông thôn, trong đó có một định nghĩa được sử dụng rộng rãi
như sau: một sinh kế sẽ phải tùy thuộc vào các khả năng và của cải (cả nguồn lực vật
chất và xã hội) và những hoạt động mà tất cả là cần thiết để mưu sinh. Sinh kế của một
người hay một gia đình là bền vững khi họ có thể đương đầu và phục hồi trước các
căng thẳng và chấn động, và tồn tại được hoặc nâng cao thêm các khả năng và của cải

của mình hiện nay và cả trong tương lai mà không làm tổn hại đến các nguồn lực môi
trường. Một vài trường hợp nghiên cứu sử dụng phương pháp sinh kế, phương pháp
này hợp nhất sự quản lý các nguồn lực trong một khung được gọi là khung sinh kế bền
vững và trong đó nó đã phân tích việc con người sử dụng nguồn lực tự nhiên cho cuộc
sống như thế nào.
Hình 3.1. Sơ Đồ Tóm Tắt Sinh Kế Bền Vững
Vốn tự nhiên

Vốn vật chất

Vốn xã hội

Vốn tài chính

Vốn nhân lực


Để đảm bảo sinh kế một cách bền vững thì người dân cần được hưởng các nhu
cầu tối thiểu để duy trì cuộc sống và có 5 loại tài sản kể trên. Tùy từng gia đình, từng
địa phương mà các loại tài sản này có thể khác nhau nhưng cơ bản 5 loại tài sản trên
là:
- Vốn tự nhiên: đất, nước, rừng.
- Vốn nhân lực: lao động, người ăn theo, kỹ năng.
- Vốn xã hội: bạn bè, người thân, mạng lưới quan hệ xã hội.
- Vốn tài chính: thu nhập bằng tiền mặt, tiết kiệm, vật nuôi, gia súc.
- Vốn vật chất: công cụ, thiết bị giao thông.
b) Tính dễ bị tổn thương
Khái niệm về nghèo đói thường được định nghĩa trong thuật ngữ kinh tế, dựa
vào những chỉ tiêu như thu nhập hay tiêu dùng. Nghèo đói nhận ra từ những vấn đề
sau đây: (1) Thiếu của cải và thu nhập; (2) Thiếu cơ hội tham gia vào các hoạt động

sản xuất đó có thể là sinh kế bền vững; (3) Thiếu tiếng nói và quyền lực; (4) Thiếu khả
năng thăng tiến và bảo vệ những lợi ích cộng đồng; và (5) Tính dễ bị tổn thương. Tính
dễ bị tổn thương được định nghĩa bởi DFID (1999), ngăn chặn môi trường tiêu cực bên
ngoài trong đó con người tồn tại cùng với những cú sốc (hạn hán, lũ lụt, bão), các
chiều hướng (dân số, nền kinh tế, nguồn lực), và theo thời vụ (cơ hội việc làm, giá cả,
và sản xuất). Những hoạt động nghiên cứu tính dễ bị tổn thương này như là một khái
niệm vì nó được xem như có một sự ảnh hưởng trực tiếp đến người nghèo.
c) Đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học bao gồm sự đa dạng của các dạng sống, vai trò sinh thái mà
chúng thể hiện và đa dạng di truyền mà chúng có. Như vậy đa dạng sinh học là toàn bộ
các dạng sống trên trái đất, bao gồm toàn bộ các gen, các loài, các hệ sinh thái và các
quá trình sinh thái, không thể không kể đến các hệ sinh thái rừng, bời vì chúng đóng
một vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học.
Đa dạng sinh học phải được coi như là nguồn tài nguyên toàn cầu và bảo tồn đa dạng
sinh học phải là nhiệm vụ cấp bách của toàn cầu, của toàn nhân loại.
Có 3 lý do chính để cho công tác này quan trọng hơn bao giờ hết, đó là:
- Con người đang phá hoại môi trường sống với một tốc độ báo động, đặc biệt
là ở vùng nhiệt đới.
13


- Khoa học đang phát hiện ra những tiềm năng sử dụng mới của đa dạng sinh
học mà để khai thác tiềm năng đó, đôi khi nó lại gây hại cho môi trường.
- Một phần khá lớn của sự đa dạng đang bị mất đi bằng con đường tuyệt chủng
mà chúng không thể nào có thể tái tạo được do bởi môi trường sống đang bị huỷ hoại
nghiêm trọng.
Cần phải có một chính sách bảo tồn và phát triển phù hợp để đa dạng sinh học,
nguồn tài nguyên quí giá đó của nhân loại còn có thể tiếp tục tồn tại cho hôm nay và
cho thế hệ tương lai.
d) Bảo tồn đa dạng sinh học

Khái niệm
Bảo tồn đa dạng sinh học là việc quản lý mối tác động qua lại giữa con người
với các gen, các loài và các hệ sinh thái nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế hệ hiện
tại và vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của các thế
hệ tương lai.
Sự cần thiết phải bảo tồn đa dạng sinh học
Thực trạng đa dạng sinh học trên phạm vi toàn cầu đã và đang suy thoái nghiêm
trọng. Suy thoái đa dạng sinh học sẽ đưa đến những hậu quả to lớn và không lường
trước được đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Đa dạng sinh học có
giá trị rất lớn như đã nêu ở phần trước, chính vì thế bảo tồn là việc làm cần thiết và
khẩn cấp hiện nay của nhân loại. Nhìn chung có một số lý do khẳng định sự cần thiết
phải bảo tồn đa dạng sinh học là:
Lý do kinh tế: lý do này trước hết đề cập về góc độ kinh tế của đa dạng sinh
học, đó là những sản phẩm được con người trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng.
Lý do sinh thái: lý do này đề cập đến việc duy trì các quá trình sinh thái cơ bản
của đa dạng sinh học. Đa dạng sinh học đã tạo lập nên sự cân bằng sinh thái nhờ
những mối liên hệ giữa các loài với nhau. Cân bằng sinh thái là cơ sở để phát triển bền
vững của quá trình trao đổi chất và năng lượng trong hệ sinh thái.
Lý do đạo đức: lý do này giúp chúng ta tôn trọng lẫn nhau trong quá trình cùng
tồn tại. Các sinh vật phải nương tựa vào nhau để sống, sinh vật này là chỗ dựa của sinh
vật kia. Chúng tạo thành một chuổi liên hoàn tồn tại trong thiên nhiên và mỗi sinh vật
chỉ là một mắc xích trong chuỗi liên hoàn đó.
14


Lý do thẩm mỹ: đa dạng sinh học đã tạo ra những dịch vụ tự nhiên để con người
nghỉ ngơi, du lịch sinh thái, thưởng thức và giải trí…Nó góp phần cải thiện đời sống
của con người.
Lý do tiềm ẩn: không phải các loài sinh vật đều có những giá trị kinh tế, sinh
thái, đạo đức, thẩm mỹ giống nhau và thực tế hiện nay chúng ta chưa xác định được

hết các giá trị của chúng. Một số loài hiện đuợc coi là không có giá trị có thể trở thành
loài hữu ích hoặc có giá trị lớn nào đó trong tương lai, đó chính là giá trị tiềm ẩn của
đa dạng sinh học.
Các nguyên tắc cơ bản của bảo tồn đa dạng sinh học
Theo khuyến nghị của các nhà nghiên cứu bảo tồn, khi tiến hành nghiên cứu và
triển khai việc phát triển chiến lược đa dạng sinh học, cần phải tuân thủ 10 nguyên tắc
chỉ đạo cơ bản sau:
- Mọi dạng của sự sống là độc nhất và cần thiết và mọi người phải nhận thức
được điều đó.
- Bảo tồn đa dạng sinh học là một dạng đầu tư đem lại lợi ích lớn cho địa
phương, cho đất nước và toàn cầu.
- Chi phí và lợi ích của bảo tồn đa dạng sinh học phải được chia đều cho mọi
đất nước và mọi người trong mỗi đất nuớc.
- Vì là một phần của các cố gắng phát triển bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học
đòi hỏi những biến đổi lớn về hình mẩu và thực tiễn của phát triển kinh tế toàn cầu.
- Tăng kinh phí cho bảo tồn đa dạng sinh học, tự nó không làm giảm mất đa
dạng sinh học. Cần phải thực hiện cải cách chính sách và tổ chức để tạo ra các điều
kiện về nguồn kinh phí được sử dụng một cách có hiệu quả.
- Mỗi địa phương, đất nước và toàn cầu đều có các ưu tiên khác nhau về bảo
tồn đa dạng sinh học và chúng cần được xem xét khi xây dựng chiến lược bảo tồn. Mọi
quốc gia và mọi cộng đồng đều quan tâm đến bảo tồn đa dạng sinh học riêng của
mình, nhưng không nên tập trung chỉ cho riêng một số hệ sinh thái hay các đất nước
giàu có về loài.
- Bảo tồn đa dạng sinh học chỉ có thể được khi nhận thức và quan tâm của mọi
người dân được đề cao và khi các nhà lập chính sách nhận đuợc thông tin đáng tin cậy
làm cơ sở xây dựng chính sách.
15



×