Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI BÒ SỮA VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN KỸ THUẬT CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG BÒ SỮA TẠI XÃ TÂN AN HỘI, HUYỆN CỦ CHI, TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (954.21 KB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI BÒ SỮA VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN KỸ THUẬT CHĂM SÓC
NUÔI DƯỠNG BÒ SỮA TẠI XÃ TÂN AN HỘI,

HUYỆN CỦ CHI, TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THANH XUÂN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN

NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ KHUYẾN NÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2007


Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa kinh tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “ Tình hình chăn nuôi bò
sữa và ý kiến đề xuất chương trình tập huấn kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng bò
sữa tại Xã Tân An Hội, huyện Củ Chi Thành Phố Hồ Chí Minh” do Nguyễn Thanh
Xuân, sinh viên khoá (2003 – 2007), ngành Phát Triển Nông Thôn và Khuyến Nông,
đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày_______________

Ts. Lê Quang Thông
Người hướng dẫn,

____________________________


(Ký tên, ngày tháng năm 2007)

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

_________________________

__________________________

Ký tên, ngày tháng năm 2007

Ký tên, ngày

tháng

năm 2007


LỜI CẢM TẠ
Chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Ban chủ nhiệm cùng toàn thể quý thầy cô Bộ Môn nông nghiệp phát triển nông
thôn, trường Đại Học Nông Lâm đã tận tình truyền đạt kiến thức cho em trong suốt
quá trình học tập.
Thầy Lê Quang Thông đã tận tình hướng, góp ý, sữa chữa và giúp đỡ em trong
thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp
Ban lãnh đạo phòng kinh tế huyện Củ Chi, Ủy ban nhân dân xã Tân An Hội đã
tích cực hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp
Xin chân thành cảm ơn các anh chị cùng các bạn trong và ngoài lớp đã chia sẻ

giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện

NGUY ỄN THANH XU ÂN

iii


NỘI DUNG T ÓM TẮT
NGUYỄN THANH XUÂN. Tháng 12 năm 2007. “Tình Hình Chăn Nuôi Bò Sữa
Và Ý Kiến Đề Xuất Đối Với Chương Trình Tập Huấn Kỹ Thuật Chăm Sóc Và

Nuôi Dưỡng Bò Sữa Tại Xã Tân An Hội, Huyện Củ Chi”
Khoá luận tìm hiểu về tình hình chăn nuôi bò sữa trên cơ sở phân tích số lịêu
điều tra 22 hộ rên địa bàn 02 ấp Mũi Lớn 1 và Mũi Lớn 2, xã Tân An Hội, huyện Củ
Chi với kết quả sau:
- Phỏng vấn 22 hộ với tổng đàn là 116 con bò sữa
- Số hộ có nuôi thêm gia súc khác chiếm 63,63 %.
- Người phụ trách công tác chăn nuôi bò sữa chủ yếu là người chồng chiếm
86,36 %, vợ và con chiếm 13,64 %.
- Nguồn thu nhập chính từ chăn nuôi bò sữa chiếm 3,61 %.
- Hầu hết các nông hộ chăn nuôi bò sữa chủ yếu lấy sữa cho nên 77,27 % bê
đực bị loại thải sau khi sanh, kế đó là nuôi bán thịt chiếm 22,73 %.
- Những khó khăn chủ yếu của nông hộ là thức ăn -vốn - đầu ra chiếm 72,72 %
kế đó là con giống chiếm 18,18 %.
- Mái chuồng trại bằng tole lạnh chiếm 81,82 % và ngói 18,18%.
- Nền chuồng bằng xi măng trong đó có lót nền bằng tấm cao su chiếm 22,73
% và cát chiếm 4,55 %.
- Sát trùng chuồng trại bằng vôi chiếm 59,09 %, thuốc sát trùng chiếm 18,18

%, không có sát trùng chuồng trại chiếm 22,73 %.
- Thức ăn chủ yếu là cỏ voi, ngoài ra còn sử dụng cỏ tự nhiên và các phụ phế
phẩm công nông nghiệp.
- Công tác tiêm phòng đã được chú trọng.

iv


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

GIẤY XIN CHỨNG NHẬN
Kính gởi : UBND Xã Tân An Hội, Huyện Củ Chi
Tôi tên: Nguyễn Thanh Xuân, sinh viên lớp PTNT & KN TC03 thuộc khoa
kinh tế, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Trong thời gian vừa qua tôi đã trải qua quá trình thu thập số liệu thực tập tốt
nghiệp tại UBND Xã Tân An Hội, Huyện Củ Chi với đề tài “Tình hình chăn nuôi bò
sữa và ý kiến đề xuất đối với chương trình tập huấn kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng bò
sữa bò sữa tại Xã Tân An Hội, Huyện Củ Chi”. Thời gian thực tập từ ngày 01 tháng 08
đến 01 tháng 12 năm 2007. Trong quá trình thực tập tôi đã được sự giúp đỡ tận tình
của các cô chú lãnh đạo UBND và các ban ngành, đoàn thể của xã hhỗ trợ qua đó đã
học được nhiều điều bổ ích.
Nay tôi đã hoàn thành quá trình thực tập và do yêu cầu hoàn tất luận văn tốt
nghiệp. Kính xin UBND Xã Tân An Hội xác nhận cho tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của UBND Xã Tân An Hội

ĐHNL, ngày 07 tháng 12 năm 2007

v



MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục các bảng

viii

Danh mục các hình

ix

Danh mục phụ lục

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục đích và nội dung nghiên cứu

2


1.2.1. Mục đích

2

1.2.2. Nội dung

2

1.3. Đối tượng phạm vị nghiên cứu

2

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

2

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.3. Phạm vi thời gian

4

1.4. Sơ lược cấu trúc luận văn

4

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN


5

2.1. Điền kiện tự nhiên

5

2.1.1. Vị trí địa lý

5

2.1.2. Khí hậu - thời tiết

6

2.1.3. Địa hình diện mạo

7

2.1.4. Thổ nhưỡng

7

2.1.5. Đất đai và tình hình sử dụng đất Huyện Củ Chi

9

2.1.6. Địa chất, công trình

10


2.1.7. Tình hình phát triển KT – VH – XH

11

2.2. Vài nét về kinh tế nông hộ khu vực ngoại thành

12

2.3. Ý nghĩa kinh tế xã hội của ngành chăn nuôi bò sữa

13

2.4. Tầm quan trọng của chăn nuôi bò sữa

14

2.5. Tình hình sản xuất NN ở Củ Chi từ 1995 – 2007

15

v


2.6. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của Huyện Củ Chi

16

2.6.1. Bò Sữa


16

2.6.2. Công tác kiêng cố hoá kênh mương

16

2.7. Tình hình sản xuất nông nghiệp Huyện Củ Chi 2007

17

2.7.1. Trồng trọt

17

2.7.2. Chăn nuôi

18

2.7.3. Công tác phục vụ sản xuất nông nghiệp

18

2.8. Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Tân An Hội

18

2.8.1. Chăn nuôi

18


2.8.2. Công tác khuyến nông

19

2.8.3. Công tác thú y

19

2.8.4. Cơ sở hạ tầng

19

2.8.5. Giao thông nông thôn

19

2.9. Phương hướng sản xuất nông nghiệp năm 2008 của xã

20

Tân An Hội
2.10. Điều kiện thuận lợi để phát triển đàn bò sữa
2.10.1. Giống

20
20

2.10.1.1. Giống Hà Lan

20


2.10.1.2. Bò lai Sind

21

2.10.1.3. Bò lai F1

21

2.10.1.4. Bò lai F2

21

2.10.1.5. Bò lai F3

21

2.10.2. Nguồn thức ăn

22

2.10.2.1. Thức ăn thô xanh

22

2.10.2.2. Thức ăn thô khô

22

2.10.2.3. Các phụ phế phẩm công nông nghiệp


22

2.10.2.4. Thức ăn bổ sung khoáng

22

2.10.2.5. Thức ăn hỗn hợp

23

2.10.3. Công tác thú y

23

2.10.3.1. Lợi ích của tụ tinh nhân tạo

24

2.10.3.2. Những khó khăn

24

vi


2.10.4. Nơi tiêu thụ sản phẩm đáng tin cậy

24


2.10.5. Chính sách hỗ trợ

24

2.10.6. Có trung tâm chuyển dịch cây trồng vật nuôi

24

2.11. Phương pháp chọn một bò sữa tốt
2.11.1. Căn cứ vào đặc điểm ngoại hình, thể chất
2.11.2. Sản lượng sữa

25
25
25

2.11.3. Căn cứ khả năng sinh trưởng & phát triển

25

2.11.4. Căn cứ vào lý lịch

26

2.11.5. Căn cứ vào tính tình và khả năng dễ vắt sữa

26

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


27

3.1. Nội dung và chỉ tiêu nghiên cứu

27

3.2. Phương pháp nghiên cứu

27

3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

27

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

28

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

29

4.1. Hiệu quả kinh tế đối với các hộ chăn nuôi bò sữa

29

4.2. Kết quả quá trình chuuyển đổi cơ cấu nông nghiệp

29


4.3. Tình hình phát triển chăn nuôi bò sữa Huyện Củ Chi trong
thời gian qua

30

4.4. Hướng phát triển đàn bò sữa của xã Tân An Hội

31

4.4.1. Số hộ và số bò khảo sát

32

4.4.2. Cơ cấu đàn

33

4.4.3. Số hộ nuôi kết hợp

34

4.4.4. Người phụ trách công tác chăn nuôi

34

4.4.5. Cách sử dụng bê đực

35

4.4.6. Thu thập từ chăn nuôi bò sữa của nông hộ


36

4.4.7. Các khó khăn trong phát triển chăn nuôi bò sữa

37

4.4.8. Hướng phát triển đàn bò sữa của nông hộ trong
Quá trình nghiên cứu
4.5. Kỹ thuật chăn sóc nuôi dưỡng

37
37

4.5.1. Phương thức nuôi

37
vii


4.5.2. Chuồng trại

38

4.5.3. Nguồn thức ăn

40

4.5.3.1. Cỏ trồng


40

4.5.3.2. Phụ phẩm nông nghiệp

42

4.5.3.3. Thức ăn tinh

43

4.5.3.4. Thức ăn bổ sung

44

4.5.3.5. Nước uống

46

4.5.4. Xử lý chất thải từ chuồng

46

4.5.5. Khai thác vá tiêu thụ sữa

46

4.5.6. Thình hình dịch bệnh

47


4.6. Một số kết quả khảo sát

47

4.6.1. Khẩu phần ăn

47

4.6.2. Khả năng tăng trọng

48

4.6.3. Khả năng sinh sản

49

4.6.3.1. Hệ số phối

49

4.6.3.2. Thời gian phối lại sau khi sanh

50

4.6.3.3. Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ

51

4.6.4. Sản lượng sữa qua các tháng cho sữa


52

4.7. Hoạt động của chương trình tập huấn chuyển giao KHKT

53

4.8. Kết quả chăn nuôi của địa phương có chương trình tập huấn

54

4.9. Đánh giá chương trình tập huấn

54

4.10. Đề xuất huớng hoạt động cho chương tập huấn

55

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

56

5.1.Kết luận

56

5.2. Đề nghị

56


TÀI LI ỆU THAM KH ẢO

PH Ụ L ỤC

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ ĐỒ THỊ
Trang
Bảng 2.1. Thổ nhưỡng khu vực Huyện Củ Chi ........................................ 8
Bảng 2.2. Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất Huyện Củ Chi .......................... 9
Bảng 3.1. Bảng phân phố số mẫu điều tra theo ấp ................................ 28
Bảng 4.1. Tổng đàn bò sữa Huyện Củ Chi ............................................ 31
Bảng 4.2. Hướng phát triển đàn bò sữa................................................... 31
Bảng 4.3. Số hộ và số bò khảo sát........................................................... 33
Bảng 4.4. Cơ cấu đàn bò khảo sát ........................................................... 33
Bảng 4.5. Số hộ nuôi them gia súc ......................................................... 34
Bảng 4.6. Người phụ trách công tác chăn nuôi ....................................... 35
Bảng 4.7. Mục đích sử dung bê đực ....................................................... 35
Bảng 4.8. Bảng tỷ lệ dân số tham gia vào ngành chăn nuôi và ngành khác (%)
................................................................................................................. 36
Bảng 4.9. Các khó khăn của nông hộ ...................................................... 36
Bảng 4.10. Hướng phát triển đàn bò sữa của nông hộ ........................... 37
Bảng 4.11. Phương thức nuôi dưỡng ..................................................... 37
Bảng 4.12. Kích thước chuồng trại ......................................................... 38
Bảng 4.12. Cấu trúc chuồng trại.............................................................. 38
Bảng 4.13. Đồng cỏ ................................................................................. 41
Bảng 4.14. Nguồn rơm cung cấp cho bò sữa .......................................... 42
Bảng 4.15.Mức độ sử dụng thức ăn hỗn hợp .......................................... 43
Bảng 4.16. Thành phần thức ăn hỗn hợp Tân Sanh ............................... 43

Bảng 4.17. Thành phần thức ăn hỗn hợp Vina 901 ................................ 44
Bảng 4.18. Thành phần thức ăn hỗn hợp Mê công ................................. 44
Bảng 4.19. Thành phần thức ăn hỗn hợp Con cò .................................... 45
Bảng 4.12. Mức độ sử dụng thức ăn bổ sung ......................................... 45
Bảng 4.21. Mục đích sử dụng chất thải từ chuồng.................................. 46
Bảng 4.22. Khẩu phần ăn và năng suất sữa ............................................ 48
ix


Bảng 4.23. Trọng lượng của bò qua các năm tuổi .................................. 48
Bảng 4.24. hệ số phối(lần) ...................................................................... 49
Bảng 4.25. Hệ số phối do một số tác giả khảo sát ................................. 50
Bảng 4.26. Thời gian phối giống lại sau khi sanh .................................. 50
Bảng 4.27. Thời gian phối giống lại sau khi sanh do một số tác giả khảo sát 51
Bảng 4.28. Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ ................................................... 51
Bảng 4.29. Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ do 1 số tác giả khác................... 52
Bảng 4.30. Sản lượng sữa của bò qua các tháng cho sữa ...................... 53
Bảng 4.31. Sản lượng sữa của bò qua các tháng cho sữa do một số tác giá khác
................................................................................................................. 53

Đồ thị 4.1. Trọng lượng của bò qua các năm tuổi................................... 49
Đồ thị 4.2. Sản lượng sữa của bò qua các tháng cho sữa ....................... 52

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề

Từ sau giải phóng, nước ta đi vào phát triển kinh tế nhưng ở giai đoạn đầu
chúng ta phát triển kinh tế theo hướng tự cung tự cấp nên làm cho nền kinh tế bị trì trệ,
đến năm 1986 nước ta mới bắt đầu mở cửa phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường.
Nhà nước ta đã thấy được thế mạnh là nông nghiệp nên đã tập trung mạnh vào lĩnh
vực này. Tuy nhiên nền nông nghiệp phát triển mất cân đối, mạnh về trồng trọt nhưng
hạn chế về chăn nuôi. Đặc biệt là ngành chăn nuôi bò sữa phát triển còn quá thấp. Sữa
bò là loại thực phẩm rất quan trọng trong khẩu phần ăn của cúng ta. Nó có giá trị dinh
dưỡng rất cao, rất cần thiết cho con người và đặc biệt là trẻ em và người già , người
bệnh, người lao động nặng nhọc. Từ đó xác định sữa rất cần thiết cho mọi người.
Trong khi đó Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung phát triển kinh tế mạnh
nhất so với các Tỉnh, Thành trong cả nước và là đầu mối giao thương quốc tế. Trong
chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Thành phố đã đặc biệt quan tâm đến chương
trình chăn nuôi bò sữa. Chương trình này được phát triển mạnh từ năm 1993 đến nay,
đầu tư tập trung phát triển đàn bò sữa ở các quận, Huyện ngoại thành trong đó có
Huyện Củ Chi.
Huyện Củ Chi là một Huyện ngoại thành nằm phía Tây Thành Phố Hồ Chí
Minh với điều kiện tự nhiên thuận lợi thích hợp cho việc phát triển ngành chăn nuôi bò
sữa. Hiện nay số lượng bò sữa của Huyện Củ Chi phát triển khá nhanh tính đến năm
2007 trên toàn địa bàn Huyện có tổng số đàn bò sữa là 23.595 con. Ngành chăn nuôi
nói chung và ngành chăn nuôi bò sữa nói riêng hiện nay đã đem lại lợi ích to lớn cho
1


người nông dân góp phần xoá đói giảm nghèo cho nông dân, đồng thời góp phần giải
quyết nhu cầu cho xã hội, tạo việc làm tại chỗ, đời sống kinh tế được nâng lên khá rõ
nét.
Tuy nhiên có một vấn đề cần phải chú ý giải quyết là hiện nay nhiều nông dân
vẫn còn chăm sóc đàn bò thao kinh nghiệm thực tế, ít áp dụng kỹ thuật mới. Xuất phát
từ nhu cầu thực tế này đồng thời được sự hướng dẫn của Thầy Lê Quang Thông tôi
tiến hành thực hiện đề tài “Tình hình chăn nuôi bò sữa và ý kiến đề xuất đối với

chương trình tập huấn kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng bò sữa tại Xã Tân An Hội,
Huyện Củ Chi”.
1.2. Mục đích và nội dung nghiên cứu
1.2.1. Mục đích
Khảo sát và tìm hiểu thực trạng về tình hình chăn nuôi bò sữa ở các nông hộ tại
Xã Tân An Hội.
Khảo sát những vấn đề kinh tế và kỹ thuật trong chăn nuôi bò sữa ở địa phương.
Đánh giá tác động của chương trình tập huấn kỹ thuật và ý kiến đề xuất.
1.2.2. Nội dung
Đánh giá một số chỉ tiêu về khảo phần ăn, khả năng sinh sản, sản lượng sữa.
Đề xuất, kiến nghị những giải pháp phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn
chế trong quá trình chăn nuôi bò sữa tại các nông hộ.
Phân tích ảnh hưởng của chương trình tập huấn đối với người chăn nuôi bò sữa.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng khảo sát là các hộ chăn nuôi bò sữa tại xã Tân An Hội, Huyện Củ
Chi với tổng đàn bò được chăn nuôi tại các hộ thuộc địa bàn 2 ấp Mũi Lớn 1 và Mũi
Lớn 2 xã Tân An Hội .
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:

2


Do địa bàn rộng nên chỉ nghiên cứu trên phạm vi 02 ấp: Ấp Mũi Lớn 1 và Ấp
Mũi Lớn 2. Đây là những ấp mới đẩy mạnh chăn nuôi bò sữa từ năm 2000 trở về sau
và thuộc vùng đất đồi gò của Xã Tân An Hội.

3



1.3.3. Phạm vi thời gian
Từ ngày 01 tháng 08 đến ngày 01 tháng 12 năm 2007
1.4. Sơ lược về cấu trúc luận văn
 Chương 1 : Mở đầu
Chương này nêu lý do chọn đề tài, nêu mục đích, phạm vị nghiên cứu và nội
dung nghiên cứu, sơ lược cấu trúc luận văn.
 Chương 2: Tổng quan.
Giới thiệu tổng quan tình hình cơ bản của Huyện Củ Chi điều kiện tự nhiên,
điều kiện kinh tế xã hội, đánh giá những thuận lợi, khó khăn đối với ngành chăn nuôi
bò sữa.
 Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Gồm các phần:
Nghiên cứu thực trạng chăn nuôi bò sữa tại xã Tân An Hội, Huyện Củ Chi.
Phương pháp thu thập thông tin và xử lý thông tin.
Đánh giá tình hình phát triển kinh tế - văn hoá – xã hội của Huyện Củ Chi.
Các chỉ tiêu đánh giá ý nghĩa kinh tế của chăn nuôi bò sữa
 Chương 4: Kết quả và thảo luận:
Khảo sát tình hình chăn nuôi bò sữa và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chăn
nuôi.
Hoạt động của chương trình tập huấn và kết quả chăn nuôi bò của địa phương có
chương trình tập huấn.
Đánh giá hiệu quả của chương trình tập huấn và đề xuất hướng hoạt động.
 Chương 5: Kết luận và đề nghị
Nêu kết luận chủ yếu của thực trạng quá trình chăn nuôi từ yếu tố kỹ thuật, con
giống và chương trình tập huấn.

4


CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN

2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lí
Củ Chi là huyện nông nghiệp ngoại thành nằm về phía Tây Bắc của Thành Phố
Hồ Chí Minh, Thị Trấn Củ Chi cách trung tâm Thành Phố 35km theo quốc lộ 22. Củ
Chi nằm trong vành đai xanh của trung tân Thành phố với tổng diện tích tự nhiên là
428.562ha.
Toạ độ địa lý của Huyện Củ Chi:
106022’ đến 106040’ kinh toạ độ Đông
10055’ đến 10010’ vĩ độ Bắc
Vị trí hành chánh của Huyện Củ Chi:
Bắc giáp Huyện Trảng Bàng, Tỉnh Tây Ninh
Đông – Đông Bắc giáp Huyện Bến Cát, Tỉnh Bình Dương
Tây – Tây Nam giáp Huyện Đức Hoà, Tỉnh Long An
Nam giáp Huyện Hóc Môn, Thành Phố Hồ Chí Minh
Đặc điểm của Huyện Củ Chi rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động
kinh tế của cả Huyện và Thành Phố.
Huyện Củ Chi nằm trên vùng chuyển tiếp từ vùng đất cao miền Đông Nam Bộ
xuống vùng đất thếp đồng bằng sông Cửu Long nên hệ cây trồng phong phú, bao gồm

5


các cây công nghiệp dài ngày (cao su, điều…), các cây lương thực (lúa, bắp…), rau
màu các loại, thuận lợi việc phát triển ngành công nghiệp chế biến.
Nằm trên tuyến đường giao thông Quốc tế nối Phnômpênh với Thành Phố Hồ
Chí Minh (quốc lộ 22), Củ Chi có thuận lợi trong việc trao đổi thương mại với các
thành phần kinh tế trong và ngoài nước.
Củ Chi nằm giữa hai nhánh sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông có nhiều kênh

rạch, thuận lợi cho việc thiết lập các bến cảng, mở rộng giao lưu với các tỉnh miền
Đông và Tây Nam Bộ.
2.1.2. Khí hậu - thời tiết
Củ Chi thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với 2 mùa rõ rệt
trong năm là mùa mưa và mùa khô, nhiệt độ khá khá cao và ổn định giữa các tháng
trong năm. Khí hậu của Huyện Củ Chi mang những nét đặc trưng:
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 29,90C rất thuận lợi cho các loại cây trồng
nhiệt đới và chăn nuôi giá súc.
Lượng ánh sáng dồi dào với số giờ nắng trong năm là 2.002,9 giờ.
Chế độ mưa ở Củ Chi không đều: có năm mưa sớm nhưng cũng có năm mưa
muộn và kết thúc cũng tương tự.
Lượng mưa trung bình: 2.729,5 mm.
Đội ẩm tương đối trung bình trong năm là: 77,0%
Gió ở Củ Chi có 3 hướng chính:
+Từ tháng 1 đến tháng 4: gió có hướng Đông hoặc Đông Nam.
+Từ tháng 5 đến tháng 10: gió có hướng Tây hoặc Tây Nam.
+Từ tháng 11 đến tháng 12: gió có hướng Bắc.
Trong đó, hướng gió thịnh hành là Đông Nam (vào mùa khô) và Tây Nam (vào
mùa mưa) với tốc độ trung bình 2 – 3m/s.

6


Củ Chi là khu vực ít chịu ảnh hưởng của gió bảo, không có gió nóng, sương
muối.
2.1.3. Địa hình - diện mạo
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền nâng Nam Bộ và miền sụt Tây Nam Bộ,
thể hiện cụ thể là địa hình nghiêng thấp dần theo 2 hướng Tây Bắc – Đông Nam và
Đông Bắc – Tây Nam.

Độ cao trung bình trên mực nước biển là 8 – 10m.
Nơi cao nhất ở phía Tây Bắc xã An Nhơn Tây với độ cao là 22m.
Độ cao nhỏ nhất: 0,5m; năm rãi rác dọc theo các xã ven sông Sài Gòn như Bình
Mỹ, Tân Thạnh Đông.
Địa hình Củ Chi có ảnh hưởng đến việc phân bố cây trồng vật nuôi.
Cấu trúc địa hình của Huyện gồm có 3 dạng chính:
+Vùng gò đồi cao độ: có độ cao 10 – 15m tâp trung ở phía Bắc của Huyện bao
gồm các xã: Phú Mỹ Hưng, An Nhơn Tây, Nhuận Đức. Đây là các vùng rất thích hợp
cho việc trồng cây lâu năm như cao su, điều…
+Vùng triền: là vùng chuyển tiếp giữa các vùng gò đồi và bưng trũng có độ cao
từ 5 – 10m, phân bố trên hầu hết các xã của Huyện, trừ các vùng phía Bắc và ven sông
Sài Gòn. Đây là vùng rất thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp ngắn ngày, nhất là
đậu phộng và rau màu. Bên cạnh đó, lúa cũng được trồng ở vùng triền này nhưng năng
suất không được cao so với vùng bưng trũng.
+Vùng bưng trũng: cao từ 1 – 2m tập trung ở các xã phía Nam, Tây Nam và
ven sông Sài Gòn (Xã Bình Mỹ và Trung An…). Vùng này thường bị ngập úng vào
cuối mùa mưa.
2.1.4. Thổ nhưỡng
Củ Chi có diện tích đất tự nhiên là 42.871ha và có thành phần thổ nhưỡng phân
lọai thành 6 nhóm chính như sau:

7


Bảng 2.1:Thổ nhưỡng khu vực Huyện Củ Chi

Loại đất

Diện tích


1. Đất vàng đỏ, vàng xám

Cấu trúc (%)

9.237

21,54

15.329

35,55

3. Đất đọng mùn trên phù sa cổ

1.538

3,50

4. Đất nhiễm phèn, dốc tụ trên nền phèn

1.460

3,41

192

0,45

6. Đất phèn


15.011

35,00

Tổng diện tích đất

42.871

100,00

2. Đất xám

5. Đất phù sa trên nền phèn

Nguồn : Phòng kinh tế Huyện Củ Chi
Theo số liệu trên ta thấy:
Đất vàng đỏ, vàng xám:có diện tích 9.237 ha, chiến 21,54% diện tích tự nhiên,
phân bố trê vùng đồi gò các xã Phú Mỹ Hưng, An Phú, An Nhơn Tây, Nhuận Đức,
Phú Hoà Đông, Phước Vĩnh An.
Đất xám: có diện tích 15.329ha, chiến tỷ lệ 35,55% là nhóm đất lớn nhất và
phân bố hầu hết các xã của Huyện.
Đất động mùn trên phù sa cổ: có diện tích 1.538ha, chiến tỷ lệ 3,5%, phân bố
trên các triền thấp, tập trun ở các xã Trung Lập Thượng, Trung Lập Hạ.
Đất nhiễm phèn, dốc tụ trên nền phèn: có diện tích 1.460ha, chiến tỷ lệ 3,41%
phân bố trên các vùng thấp, tập trung ở các xã Thái Mỹ, Trung Lập Hạ, Tân Phú
Trung.
Đất phù sa trên nền phèn: diện tích 192ha, chiếm tỷ lệ 4,45%, phân bố dọc theo
sông Sài Gòn.

8



Đất phèn: chiến diện tích 15.011ha, chiến 35% diện tích, phân bố trên caá vùng
trũng, tập trung phía Tây Nam của Huyện (Ấp Tam Tân, Xã Tân An Hội) và một số
nơi sông Sài Gòn và kênh rạch.
2.1.5. Đất đai và tình hình sử dụng đất ở Huyện Củ Chi
Tình hình đất đai huyện Củ Chi được tổng kết qua các bảng số liệu sau:
Bảng 2.2.Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất của Huyện Củ Chi
Loại đất

Diện tích

Tổng diện tích

43.450.1983

100,00

1. Đất nông nghiệp

34.101,4151

78,48

1.1 Đất trồng cây hàng năm

23.404,1670

53,86


17.156,7764

40,31

0,0000

0,00

5.887,3096

13,55

1.2 Đất vườn tạp

5.039,0735

11,59

1.3 Đất trồng cây lâu năm

5.068,2566

11,66

1.4 Đất cỏ cho chăn nuôi

271,8398

0,62


1.5 Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản

318,0782

0,73

2. Đất lâm nghiệp

319,2403

0,73

3. Đất chưyên dùng

4.490,5606

10,33

4. Đất ở

2.207,1801

5,08

46,2489

0,11

4.2 Đất nông thôn


2.160,9312

4,97

5. Đất chưa sử dụng và sông suối núi đá

2.331,8022

5,37

Đất ruộng lúa, lúa màu
Đất nương rẫy
Đất trồng cây hàng năm khác

4.1 Đất ở đô thị

Cơ cấu

Nguồn: Phòng Kinh tế Huyện Củ Chi
9


Theo tài liệu thống kê của Huyện thì toàn bộ quỹ đất đai của huyện Củ Chi là
43.450,2ha, chiếm 20,4% so với diện tích toàn Thành phố, trong đó diện tích đất nông
nghiệp là 34.101,4151ha, chiếm 78,48% tổng diện tích đất. Đất nông nghiệp của
Huyện chiếm tỷ lệ lớn trên diện tích toàn Huyện và có nhiều loại thổ nhưỡng có giá trị
kinh tế cao rất thích hợp cho việc phát triển các loại cây trồng.
Hiện nay, toàn Huyện có 271,8398 ha diện tích đất cỏ cho chăn nuôi và
2.331,8022ha đất chưa sử dụng và sông suối núi đá. Điều này chứng tỏ đây chính là
tiền đề để mở rộng diện tích trồng cỏ trên các bờ bao tận dụng trong vườn nhà, cũng

như phát triển các đồng cỏ thâm canh nhằm cung cấp thức ăn xanh nguồn dinh dưỡng
chủ yếu cho chăn nuôi bò sữa.
2.1.6. Địa chất công trình
Vùng Huyện Củ Chi chủ yếu là phù sa cổ và phù sa trẻ, theo sức chịu tải và
mực nước ngầm phân ra như sau:
Đất loại 1: có sức chịu tái,5kg/cm3, mực nước ngầm xuất hiện cách mặt đất
0.5m, chiếm 41,5% diện tích toàn Huyện.
Đất loại 2: chiếm 19%
Đất loại 3: chiếm 55%
Đất loại 4: sức chịu tải < 0,7kg/cm3, mực nước ngầm xuất hiện cách mặt đất
0,5m, chiếm 41,5% diện tích toàn huyện.
Huyện Củ Chi có hệ thống sông rạch phân bố không đồng đều chủ yếu tập
trung ở ven sông Sài Gòn và vùng bưng trũng ở các xã phía nam. Chất lượng nước
khu vực Huyện Củ Chi nhìn chung là tốt, trừ các khu vực bưng trũng Tam Tân, Thái
Mỹ. Ngoài ra, tác dụng của hệ thống kênh đông Củ Chi đặc biệt là kênh thầy cai đã bổ
sung một lượng nước ngầm đáng kể, nâng mức nước ngầm lên từ 2 – 4m.
Huyện Củ Chi có 3 tầng nước:
Tầng thấp: sâu từ 40 – 100m khai thác bằng giống công nghiệp có thể cho lưu
lượng 50 – 100m3/giờ.

10


Tầng trung bình: sâu từ 10 – 40m đào giếng thủ công thọc mọi nơi, có thể cho
lưu lượng khai thác từ 10 – 30m3/giờ.
Tầng cao: nằm sâu từ 5 -10m hiện nay đng khai thác bằng giếng thủ công cho
lưu lượng 5 -10m3/giờ.
Các hệ thống kênh rạch tự nhiện khai thác đa số chịu ảnh hưởng trực tiếp chế
độ thuỷ văn sông Sài Gòn như Rạch Tra, Rạch Sơn, rạch Bến Mương… Riêng chỉ có
kênh Thầy Cai chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ văn của sông Vàm Cỏ Đông.

Nhìn chung nguồn nước ngầm ở Củ Chi giữ một vị trí rất quan trọng trong việc
cung cấp nước cho chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp.
2.1.7. Tình hình phát triển kinh tế - văn hoá – xã hội
*Về phát triển kinh tế
Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, ước giá
trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là 1.087.337 triệu đồng, đạt 98,18% kế
hoạch năm, tặng 48,21% so với cùng kỳ. Doanh thu sản xuất công nghiệp là 2.043.873
triệu đồng, đạt 96,43% kế hoạch năm, tăng 57,99% so với cùng kỳ.
Giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 549.913 triệu đồng đạt 77,87% kế hoạch
năm, tăng 8,65% so với cùng kỳ. Cụ thể trồng trọt đạt tổng trị giá 260.758 triệu đồng,
đạt 78,54% kế hoạch, tăng 4,5% so với cùng kỳ; thuỷ sản đạt tổng trị giá 12.583 triệu
đồng đạt 196%, lâm nghiệp đạt tổng giá trị 9.497 triệu đồng, đạt 79,49% kế hoạch;
chăn nuôi đạt 199.025 triệu đồng đạt 75% kế hoạch năm, tăng 99% so với cùng kỳ.
Thực hiện chương trình chuyển đổi cây trồng vật nuôi đến nay diện tích đất lúa đã
giảm 1.026ha, còn 13.317ha, rau tăng 254,5ha, hoa lài tăng 22,5ha; hoa lan tăng 5,5ha,
cây kiểng tăng 134,7ha, măng tây xanh tăng 4,7ha; cỏ tăng 306,4ha; cao su tăng
140,7ha; cây ăn quả tăng 360,4ha; diện tích thuỷ sản tăng 28,5ha; heo tăng 44.738 con;
bò sữa tăng 4.549 con.
Thương mại - dịch vụ tổng doanh số bán ra là 1.932.960 triệu đồng, đạt 67,59%
kế hoạch năm, tăng 23,1% so cùng kỳ, trong đó doanh số bán lẻ là 1.616.252 triệu
đồng, tăng 24,11% so với cùng kỳ, chiếm 83,61%. Có 03 hợp tác xã mới thành lập,
nâng tổng số hợp tác xã là 27.
11


*Về văn hoá – xã hội
Huyện tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho gia đình chính
sách và các hộ nghèo. Trong năm qua đã vận động xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa
307.792.000đồng, xây dựng 42 căn nhà tình nghĩa, nâng tổng số lên 3.891 căn, Về
công tác xoá đói giảm nghèo toàn huyện vận động quỹ xói đói giảm nghèo với số tiền

104 triệu đồng. Đến tháng 9 năm 2007 huyện đã thực hiện các biện pháp hỗ trợ để
nâng cao thu nhập lên 6 triệu đồng/người/năm cho 1.325 hộ và đưa ra khỏi chương
trình số hộ này đạt tỷ lệ 51% so với chỉ tiêu kế hoạch. Huyện đã xây dựng 212 căn nhà
tình thương cho dân nghèo nâng tổng số nhà tình thương trên toàn Huyện hiên nay là
4.198 căn. Giải quyết việc làm cho 8.772 lao động có việc làm ổn định, đạt 97% chỉ
tiêu kế hoạch đề ra. Phát vay vốn cho 3.083 hộ với số tiền 17,539 tỷ đồng để các hộ có
điều kiện phát triển kinh tế gia đình.
Trong công tác xây dựng đời sống văn hoá toàn Huyện có 168/172 ấp – khu
phố, 8 xã - thị trấn đăng ký xây dựng ấp – khu phố văn hoá, xã - Thị trấn văn hoá.
Huyện đã có 112 ấp – khu phố được công nhận đạt chuẩn ấp – khu phố văn hoá, 60
khu phố được công nhận đạt chuẩn ấp – khu phố văn hoá, 60 khu dân cư tiến tiến, 22
công sở văn minh - sạch đẹp – an toàn, 57.033 hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn
hoá .
Tiếp tục chăm lo cho sự nghiệp giáo dục Huyện đã thực hiện tốt công tác chống
mù chữ và phổ cập giáo dục tiếp tục đạt kết quả khả quan, có 21/21 xã - Thị Trấn đạt
chuẩn quốc gia về chống mù chữ.
Với nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân thực hiện tốt công tác phòng chống
dịch bệnh, bệnh truyền nhiễm, các chương trình tiêm chủng mở rộng thực hiện đạt tỷ
lệ 105,97%. Huyện cũng đã vận động các đơn vị, các mạnh thường quân chăm lo cho
1.083 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn với tổng kinh phí 176.069.000 đồng và
44.500USD.
2.2. Vài nét về kinh tế nông hộ khu vực ngoại thành
Trong việc xác định đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn phải
đánh giá đúng vai trò của kinh tế nông hộ có một ý nghĩa to lớn. Đảng và Nhà nước ta
12


đã xác định kinh tế nông hộ các vai trò đặc biệt quan trọng, nông hộ là đơn vị kinh tế
cơ sở để phát triển sản xuất nông nghiệp.
Trước đây, khi chỉ có hợp tác xã được coi là đơn vị kinh tế trong sản xuất nông

nghiệp ở nông thôn, kinh tế nông hộ không được chú trọng. Thậm chí còn sai lầm khi
cho rằng kinh tế nông hộ là kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân, là nguy cơ phát triển kinh tế
tư bản ở nông thôn. Trong suốt thời kỳ dài trên 20 năm, kinh tế nông hộ đã không phát
huy được khả năng vốn có của mình.
Từ khi nghị quyết 10 của Trung ương ra đời đã xác định một cách đúng đắn vai
trò của kinh tế nông hộ, xem kinh tế nông hộ là tế bào của nền kinh tế quốc dân và một
đơn vị kinh tế cơ sở để phát triển. Từ đó đến nay đường lối phát triển kinh tế nông
nghiệp đã có sự thay đổi, lấy kinh tế nông hộ là trọng tâm để đầu tư, bắt nguồn từ việc
giao quyền sử dụng đất cho các nông hộ. Các nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp đều
được đưa về các nông hộ làm nông nghiệp. Trong những năm qua từ khi thực hiện
đường lối đổi mới trong nông nghiệp đã nhanh chóng vực nền kinh tế nước nhà từ một
nước thường xuyên phải nhập khảo lương thực đã trở thành nước thứ hai về xuất khẩu
gạo. Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù Đảng và nhà nước ta vẫn một mặc duy trì và
phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp như hợp tác xã…mặt khác
tạo điều kiện cho kinh tế nông hộ phát triển như hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, về tiêu thụ, về
thuỷ nông hay các nhu cầu khác.
Kinh tế nông nghiệp nói chung và kinh tế nông hộ nói riêng có vai trò quan
trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Đối với một huyện ngoại
thành như Củ Chi, kinh tế nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa, chăn nuôi và buôn bán
nhỏ hoặc tiểu thủ công nghiệp. Tuy nhiên, thu nhập chủ yếu từ trồng lúa không ổn
định, giá lúa giảm, phải phụ thuộc nhiều vào mùa vụ và thời tiết thì việc chuyển sang
chăn nuôi bò sữa thu nhập ổn định hàng tuần là rất cần thiết, mặc dù phải đầu tư chi
phí tương đối lớn.
2.3. Ý nghĩa kinh tế - xã hội của ngành chăn nuôi bò sữa
Chăn nuôi bò sữa ở nước ta phát triển đã hơn 10 năm, nhưng nó cũng còn là
một ngành mới so với các ngành chăn nuôi khác như heo, gà, vịt, bò thịt…Nó có khả
năng đạt được hiệu quả kinh tế cao, việc chăn nuôi bò sữa có ý nghĩa kinh tế sau:
13



 Góp phần cung cấp sữa và thịt cho xã hội với một lượng sữa rất lớn và góp
phần tăng thu nhập cho người chăn nuôi bò sữa.
 Phát triển chăn nuôi bò sữa ở những vùng đất không có khả năng hoặc chưa có
khả năng trồng trọt các loại cây lương thực, thực phẩm, tận dụng các phụ phẩm như
rơm, ngọn mía trong nông nghiệp và cũng như phế phẩm trong công nghiệp như hèm
bia, xác mì…
 Nuôi bò sữa giải quyết lao động tại chỗ, tạo công ăn việc làm tương đối ổn định
cho nông dân, góp phần tăng thu nhập cũng nhu việc xoá đói giảm nghèo.
 Cung cấp nguyên liệu sữa cho các nhà máy chế biến, giảm dần lượng ngoại tệ
mà Nhà nước đã bỏ ra để nhập sữa từ nước ngoài vào.
 Ngoài ra nuôi bò sữa còn cung cấp một lượng phân bón đáng kể cho ngành
trồng trọt.
Như vậy, chăn nuôi bò sữa là một ngành rất quan trọng trong nền kinh tế của
nước ta, nó ảnh hưởng rất lớn đến ngành nông nghiệp và công nghiệp của nước ta
trong thời gian qua. Thấy được đều này, nên hiện nay Nhà nước ta đã và đang khuyến
khích phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế hộ giữ vai trò rất quan trọng trong nền kinh
tế quốc dân. Trong đó ngành nông nghiệp nói chung mang lại cho hộ dân nguồn thu
nhập đáng kể (có trường hợp làm giàu nhanh chóng), cung cấp thực phẩm ngày càng
nhiều và chất lượng ngày càng cao cho xã hội.
Chăn nuôi bò sữa hộ gia đình phát triển đã đẩy nhanh tốc độ phát triển của
ngành chăn nuôi bò sữa. Đây là hình thức tăng năng suất và sản lượng sữa đáp ứng cho
xã hội, mà ngược lại nhà nước không phảo bỏ vốn để đầu tư với quy mô lớn nhằm
giải quyết 3 chương trình: Mục tiêu lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng
xuất khẩu. Mặt khác, lao động ở nước ta còn đang dư thừa nhất là ngành nông nghiệp
chưa bố trí sử dụng hợp lý
2.4. Tầm quan trọng của chăn nuôi bò sữa
Hiện nay, cùng sự phát triển của các ngành kinh tế trong cả nước, ngành chăn
nuôi phát triển với tốc độ ngày càng cao, đặt biệt là ngành chăn nuôi bò sữa hộ gia
đình. Trong nông nghiệp, ngành chăn nuôi bò sữa là một ngành sản xuất vật chất quan
14



×