Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH VỐN VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA HỘ NÔNG DÂN TẠI XÃ VĨNH THUẬN HUYỆN VĨNH HƯNG TỈNH LONG AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.07 KB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH VỐN VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN
VAY CỦA HỘ NÔNG DÂN TẠI XÃ VĨNH THUẬN HUYỆN
VĨNH HƯNG TỈNH LONG AN

NGUYỄN THỊ NỤ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2007


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế,trường Đại
học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Nghiên cứu tình hình
vốn vay và sử dụng vốn vay của hộ nông dân tại xã Vĩnh Thuận huyện Vĩnh Hưng tỉnh
Long An”do Nguyễn Thị Nụ,sinh viên khóa 29,chuyên ngành Phát Triển Nông
Thôn,đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

LÊ VĂN LẠNG
Người hướng dẫn

Ngày

tháng

năm



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Ngày

tháng

năm

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ

Xin chân thành cảm ơn:
Trước tiên là cha mẹ người đã nuôi dưỡng và chăm lo cho con rất nhiều trong
suốt quá trình học tập.
Quý thầy cô trng khoa Kinh Tế đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong quá trình
học tập tại trường.
Thầy Lê Văn Lạng đã giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong quá trình làm luận văn tốt
nghiệp.
Ban giám đốc,các cô chú,anh,chị tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn huyện Vĩnh Hưng đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong khi thực tập.
Ban lãnh đạo xã Vĩnh Thuận huyện Vĩnh Hưng.

Và những người bạn thân đã đóng góp ý kiến,giúp đỡ,động viên tôi suốt thời
gian học tập cũng như thực hiện đề tài này.


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ NỤ.Tháng 06 năm 2007.Tình hình vốn vay và sử dụng vốn
vay của hộ nông dân tại xã Vĩnh Thuận huyện Vĩnh Hưng tỉnh Long An.
Reseach on Lending Capital and How Famers Use It At Vinh Thuan Village
Vinh Hung District Long An Province.
NGUYỄN THỊ NỤ.Tháng 06 năm 2007.”Nghiên Cứu Tình Hình Vốn Vay Và
Sử Dụng Vốn Vay Của Hộ Nông Dân Tại Xã Vĩnh Thuận Huyện Vĩnh
Hưng Tỉnh Long An”.
NGUYEN THI NU.June 2007.”Reseach on Lending Capital and How
Famers Use It At Vinh Thuan Village Vinh Hung District Long An
Province”
Nội dung thực hiện trong khóa luận gồm hai phần chính:
Phân tích,đánh giá tình hình hoạt động của các nguồn tín dụng chính thức
và phi chính thức đang tồn tại trên địa bàn xã thông qua các số liệu thứ cấp và sơ
cấp.
Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của nông hộ thông qua bảng
điều tra phỏng vấn trực tiếp 73 hộ dân trên địa bàn xã.Từ đó có một số giải pháp
nhằm giúp đỡ nông hộ sử dụng vốn ngày càng hiệu quả hơn để tăng thu nhập,cải
thiện đời sống khu vực nông thôn ngày càng cao.


MỤC LỤC
Trang

Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục các bảng

viii

Danh mục các sơ đồ

ix

Danh mục các biểu đồ

x

Danh mục phụ lục

xi

Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ

1

1.1. Mở đầu

1

1.2. Mục đích – ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài


3

1.2.1. Mục đích

3

1.2.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài

3

1.3. Phạm vi – thời gian nghiên cứu

3

1.4. Cấu trúc đề tài

4

Chương 2. TỔNG QUAN

5

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan

5

2.2. Đặc điểm tổng quát của địa bàn nghiên cứu

5


2.2.1. Điều kiện tự nhiên

5

2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

6

2.2.3. Hoạt động sản xuất nông nghiệp của xã

9

Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

10
10

3.1.1. Hộ nông dân và cho vay hộ nông dân

10

3.1.2. Những vấn đề cơ bản về tín dụng

12

3.2. Phương pháp nghiên cứu

22


3.2.1.Phương pháp thu thập số liệu

22

3.2.2.Phương pháp thống kê,phân tích,so sánh dữ liệu

22

Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Một số nguyên tắc,điều kiện và quy trình cho vay vốn

26


hộ sản xuất của các nguồn tín dụng ở xã

26

4.1.1. Các hình thức tín dụng chính thức

26

4.1.2. Các hình thức tín dụng phi chính thức

33

4.2. Hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng đối với hộ
nông dân trên địa bàn xã Vĩnh thuận huyện Vĩnh Hưng 37
4.2.1. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Huyện Vĩnh Hưng


37

4.2.2. NHCSXH huyện Vĩnh Hưng

42

4.2.3. Các tổ chức tín dụng phi chính thức

44

4.3. Tình hình sử dụng vốn vay của hộ nông dân trên địa bàn
Xã Vĩnh Thuận huyện Vĩnh Hưng tỉnh Long An

45

4.3.1. Nhu cầu vay vốn của người dân

45

4.3.2. Mục đích sử dụng vốn vay của hộ nông dân

46

4.3.3. Nhu cầu và mức cung ứng vốn của các tổ chức
tín dụng đối với ngành trồng trọt

47

4.3.4. Nhu cầu và mức cung ứng vốn của các tổ chức

tín dụng đối với ngành chăn nuôi

51

4.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn 53
Chương 5. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

61

5.1. Kết luận

61

5.2. Kiến nghị

61

5.2.1. Đối với các tổ chức tín dụng

62

5.2.2. Đối với cơ quan lãnh đạo xã

63

5.2.3. Đối với hộ nông dân

63



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

BVTV

Bảo vệ thực vật

KHKT

Khoa học kỹ thuật

NHNN & PTNT

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

UBND

Ủy ban nhân dân

KH

Khách hàng

CBTD

Cán bộ tín dụng


NHCSXH

Ngân hàng chính sách xã hội

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

DSCV

Doanh số cho vay

TM-DV-TCN

Thương mại-dịch vụ-thủ công nghiệp

Đvt

Đơn vị tính

LN/CP

Lợi nhuận/Chi phí

TN/CP

Thu nhập/Chi phí

SXNN


Sản xuất nông nghiệp

CN-DV

Công nghiệp-Dịch vụ

YCKT

Yêu cầu kỹ thuật


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ cấu đất đai của xã năm 2006

6

Bảng 2.2. Cơ cấu kinh tế của xã năm 2006

7

Bảng 4.1. Cơ cấu hộ vay và doanh số cho vay phân theo ngành năm 2006

37

Bảng 4.2. Hoạt động cho vay qua các tháng trong năm

38

Bảng 4.3. Tình hình nợ quá hạn đối với hộ sản xuất nông nghiệp


40

Bảng 4.4.Lãi suất cho vay của ngân hàng qua hai năm 2005-2006

41

Bảng 4.5. Tình hình cho vay của NHCSXH Vĩnh Hưng năm 2006

42

Bảng 4.6. Tình hình vay vốn từ các nguồn tín dụng phi chính thức

44

Bảng 4.7. Nhu cầu vay vốn của người dân

45

Bảng 4.8. Nguồn vay và sử dụng vốn vay

46

Bảng 4.9. Phân loại diện tích đất canh tác của hộ sản xuất

47

Bảng 4.10. Nhu cầu vốn cho 1ha lúa/năm

48


Bảng 4.11. Mức cung ứng vốn của các tổ chức tín dụng cho 1 ha lúa/năm

48

Bảng 4.12. Kết quả-hiệu quả sản xuất 1 ha lúa/năm

49

Bảng 4.13. Nhu cầu vốn bình quân cho 1 con heo/năm

51

Bảng 4.14. Khả năng cung ứng vốn của các tổ chức tín dụng cho 1 tạ heo
thịt/năm

51

Bảng 4.15. Kết quả - hiệu quả sản xuất 1 tạ heo thịt / năm

52

Bảng 4.16. Tình hình thu – chi bình quân/năm/hộ của hộ SXNN

55

Bảng 4.17. Ý kiến của nông hộ về lãi suất,thời hạn,lượng vay

56

Bảng 4.18. Tình hình áp dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp tại xã


57

Bảng 4.19. Tỷ lệ các hộ không hoàn trả nợ đúng hạn phân theo trình
độ học vấn
Bảng 4.20. Tỷ suất thu nhập phân theo quy mô vay vốn

58
59


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1. Quy trình cho vay của NHNN & PTNT huyện Vĩnh Hưng

27

Sơ đồ 2. Quy trình cho vay của NHCSXH huyện Vĩnh Hưng

31

Sơ đồ 3. Hoạt động cho vay của NHCSXH huyện Vĩnh Hưng

42

Sơ đồ 3. Sơ đồ ngân quỹ của nông hộ

54



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1. DSCV phân theo ngành năm 2006

37

Biểu đồ 4.2. Hoạt động cho vay năm 2006

39

Biểu đồ 4.3. DSCV của NHCSXH năm 2006

43

Biểu đồ 4.4.Tỷ suất thu nhập phân theo các nhóm hộ vay

59


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục. Bảng câu hỏi nông hộ


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Mở đầu
Như chúng đã biết,Việt Nam là một quốc gia có truyền thống trồng lúa nước từ
rất lâu đời,hiện nay với hơn 80% dân số chuyên canh sản xuất nông nghiệp đóng góp
vào tỷ trọng GDP của quốc gia hơn 25%.Qua hơn 10 năm thực hiện chính sách đổi

mớitheo định hướng XHCN nhìn chung sản xuất nông nghiệp của Việt Nam có nhiều
thay đổi tích cực.Phải kể đến đầu tiên là nước ta từ một nước phải nhập khẩu gạo đến
nay Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới,đời sống
nhân dân ngày càng được cải thiện.
Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp của nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, tài nguyên
đất,nước ở nhiều vùng vẫn chưa được khai thác và sử dụng có hiệu quả,cơ sở vật
chất,kỹ thuật,máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp còn nhiều yếu
kém,sản phẩm nông nghệp làm ra phần lớn với chất lượng kém,thu nhập nhiều nơi vẫn
còn khó khăn chưa ổn định.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những hệ quả trên và một trong những
nguyên nhân khá quan trọng kiềm hãm quá trình phát triển của sản xuất nông nghiêp
đó là tình trạng thiếu hụt vốn để đầu tư sản xuất.Như chúng ta đã biết vốn đóng vai trò
quan trọng trong quá trình phát triển nông thôn.Nó dùng để mua các tư liệu sản xuất
cần thiết cho sản xuất nông nghiệp như: giống,phân bón,thuốc BVTV,công cụ sản
xuất.Vốn giúp tăng cường quá trình thương mại hóa sản xuất nông nghiệp cũng như
góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất.Quá trình hiện đại hóa nông nghiệp phụ thuộc
rất nhiều vào việc ứng dụng những công nghệ mới và việc sử dụng một cách có hiệu
quả các loại giống mới.Nếu không có sự hỗ trợ của vốn thì quá trình này diễn ra rất
chậm.Mặt khác việc nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng sẽ khuyến
1


khích sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến và các ngành sản xuất phi
nông nghiệp khác ở khu vực nông thôn.
Xã Vĩnh Thuận huyện Vĩnh Hưng tỉnh Long An với hơn 70% sống bằng nông
nghiệp,những năm gần đây người dân có khuynh hướng mạnh dạn đầu tư hơn trong
sản xuất nông nghiệp như sử dụng giống mới,áp dụng các tiến bộ KHKT vào trống lúa
để tăng năng suất.Dưới sự hỗ trợ của các tổ chức tín dụng chính thức và phi chính thức
phần nào đã cải thiện được cuộc sống khó khăn,tăng thu nhập cho gia đình.Nhưng
nguồn vốn cần để đầu tư vào sản xuất ngày càng tăng mà người dân lại không tích lũy

được đủ vốn để tái sản xuất nên nhu cầu vay vốn là rất cao.Tuy nhiên không phải ai
cũng tiếp cận được nguồn vốn một cách dễ dàng.đó là điều không thật sự đơn giản bởi
vì: thiếu tài sản thế chấp,thủ tục vay rờm rà,chi phí giao dịch cao…Bên cạnh đó cũng
có khá nhiều hộ nông dân được vay vốn để đầu tư sản xuất nhưng lại chưa sử dụng
hiệu quả nguồn vốn vay và tự biến mình thành những con nợ,làm cho đời sống đã khó
khăn thì ngày càng khó khăn hơn.
Làm sao để người dân nông thôn có thể tiếp cận được với nguồn vốn và làm sao
để họ sử dụng được nguồn vốn ấy một cách có hiệu quả nhất là vần đề cần phải được
quan tâm và giải quyết để góp phần nâng cao hơn nữa mức sống của người dân nông
thôn,đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho họ.Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn
trên,được sự đồng ý của khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM,giáo viên
hướng dẫn cùng sự chấp thuận của các cấp lãnh đạo xã Vĩnh Thuận tôi tiến hành thực
hiện nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tình hình vốn vay và sử dụng vốn vay của hộ
nông dân tại xã Vĩnh Thuận huyện Vĩnh Hưng tỉnh Long An”,nhằm tìm ra những
nguyên nhân và các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của người dân
nơi đây.Cùng với sự giúp đỡ của quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm,sự giúp đỡ
của các cô,chú,anh,chị trong NHNN & PTNT huyện Vĩnh Hưng và UBND xã Vĩnh
Thuận cũng như tất cả bà con nông dân trên địa bàn xã.Do thời gian và trình độ còn
hạn chế khi làm nghiên cứu nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót.Rất mong
quý thầy cô và bạn bè đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

2


1.2. Mục đích – ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
1.2.1. Mục đích
Khảo sát thực trạng vay vốn của hộ nông dân tại địa bàn xã Vĩnh Thuận
Khảo sát cơ cấu vốn vay

: theo ngành


:theo quy mô diện tích
: theo nguồn vay
Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân khi không vay và có vay
vốn để sản xuất nông nghiệp
Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay và hiệu quả sử dụng vốn vay từ
đó có các gỉai pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của người dân.
1.2.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài.
Góp phần làm rõ thực trạng tiếp cận nguồn vốn vay của người dân, những khó
khăn mà người dân gặp phải khi vay vốn sản xuất nông nghiệp,những nguyên nhân
làm cho nguồn vốn vay sử dụng không hiệu quả từ đó người dân có những cách thức
tiếp cận và sử dụng nguồn vốn vay hợp lý để sản xuất ngày càng có hiệu quả hơn.
1.3. Phạm vi - thời gian nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu:
Hoạt động cho vay và thu nợ của các tổ chức tín dụng đối với hộ nông dân tại
xã Vĩnh Thuận huyện Vĩnh Hưng tỉnh Long An.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của những hộ dân vay vốn tại xã Vĩnh Thuận.
Qua tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh của những hộ dân đưa ra một số
giải pháp giúp nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn vay.
Không gian nghiên cứu: huyện Vĩnh Hưng
Thời gian nghiên cứu: 26/3 -01/06/2007.

3


1.4. Cấu trúc đề tài.
Gồm 5 chương
Chương 1: Mở đầu
Trình bày sự cần thiết của đề tài,mục đích,ý nghĩa,phạm vi nghiên cứu,cấu trúc
của đề tài.

Chương 2: Tổng quan
Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan
Khái quát về điều kiện tự nhiên,điều kiện kinh tế xã hội,hoạt động sản xuất
nông nghiệp của xã.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nêu các cơ sở lý luận về hộ nông dân và cho vay hộ nông dân,những vấn đề cơ
bản về tín dụng.
Nêu các chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả của các quá trình sản xuất và các
phương pháp nghiên cứu dùng trong luận văn.
Chương 4:Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Tìm hiểu tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng chính thức và phi chính
thức và tình hình sử dụng vốn vay của người dân tại địa bàn xã trong năm 2006.
Chương 5:Kết luận và kiến nghị
Đưa ra kết luận trong quá trình nghiên cứu
Đưa ra các kiến nghị để nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của người
dân cũng như hiệu quả sử dụng vốn vay của họ.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan
Luận văn đuợc thực hiện dựa trên các tài liệu liên quan đến các vấn đề về tín
dụng,chủ yếu là tình hình hoạt động cuả các tổ chức tín dụng đang tồn tại phổ biến
hiện nay bao gồm cả tín dụng chính thức và phi chính thức,các hoạt động sản xuất của
người dân dựa trên các nguồn tín dụng này .Để hoàn thành được luận văn tôi đã sử
dụng rất nhiều các tài liệu thứ cấp và cả các tài liệu sơ cấp thu thập được qua điều tra
thực tế.Các tài liệu thứ cấp phải kể đến trước tiên là các giáo trinh,sách giáo khoa của

các thầy cô trong trường cũng như các sách giáo khoa liên quan ở các trường khác.Kế
đến là các luận văn tốt nghiệp của các anh chị khoá trước,các báo cáo tổng kết tại ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn,ngân hàng chính sách xã hội huyện Vĩnh
Hưng,các báo cáo về tình hình hoạt động của hội phụ nữ,hội nông dân,uỷ ban nhân
dân xã Vĩnh Thuận trong năm 2006.
2.2. Đặc điểm tổng quát của địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Vĩnh thuận là một xã nằm phía Đông Bắc của huyện Vĩnh Hưng.Là một xã có
địa bàn tương đối rộng tuy nhiên có điều kiện thuận lợi về giao thông đường thuỷ cũng
như đường bộ.Về đường thuỷ,xã có hệ thống kênh rạch chằn chịch thuận lợi cho giao
thông đường thuỷ,còn đường bộ có tỉnh lộ 831 đi qua trung tâm xã nối liền các huyện
lân cận,ngoài ra những năm gần đây hệ thống đường xá được xây dựng vào tận các ấp
trong xã,tạo điều kiện thuận lợi cho bà con đi lại và lao động sản xuất.Xã gồm có năm
ấp là: Kinh Mới,Ông Lẹt,Cà Na,Cả Nga và Xóm Mới.

5


b) Địa hình-địa chất
Xã có địa hình tương đối bằng phẳng,thích hợp cho việc sử dụng máy trong
nông nghiệp.
Địa chất: Đất đai của xã chủ yếu là đất thịt,hàng năm sau mùa lũ đất đai được
phù sa bồi đắp màu mỡ thích hợp cho việc trồng cây lương thực.Một số nơi đất trũng
và phèn có thể trồng tràm nhưng hiện nay diện tích đất này còn rất ít,phần lớn đã được
người dân khai hoang và cải tạo để trồng hoa màu và cây lương thực.
c) Thời tiết và khí hậu
Khí hậu ở đây được chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô mùa mưa bắt
đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 12 hàng năm,lượng mưa nhiều nhất vào tháng 8
và tháng 9 trong năm.Vì là một huyện nằm ở hạ lưu sông Mê Kông nên hằng năm khi

đến mùa mưa ở đây sẽ xảy ra lũ lụt bắt đầu từ giữa tháng 8 đến cuối tháng 11.Trong
thời gian này ngưòi dân không thể sản xuất nông nghiệp mà thu nhập chủ yếu từ đánh
bắt,nuôi trồng thuỷ sản hay chăn nuôi gia súc gia cầm và các nghề thủ công.
2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
a) Tình hình sử dụng đất đai ở xã
Bảng 2.1.Cơ cấu đất đai của xã năm 2006
Khoản mục

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

3.412,3

100

1.Đất nông nghiệp

2.316,02

67,87

2.Đất lâm nghiệp

647

18,96

3.Đất chuyên dùng


178

5,22

4.Đất chưa sử dụng

271,28

7,95

Tổng diện tích đất tự nhiên
Trong đó:

Nguồn tin: Phòng Thống Kê huyện Vĩnh Hưng

6


Theo bảng trên ta thấy diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong
cơ cấu đất tự nhiên của xã (67,87%).Có thể thấy đời sống chủ yếu của người dân nơi
đây là sản xuất nông nghiệp và phần lớn diện tích đất nông nghiệp ở đây được gieo 2
vụ/năm.Ngoài ra diện tích đất lâm nghiệp mà chủ yếu là cây tràm những năm gần đây
tuy đã bị khai thác khá nhiều nhưng vẫn còn một diện tích đáng kể,nó có giá trị rất lớn
trong việc giữ gìn,bồi đắp phù sa cho đất và góp phần ngăn cản,giảm nhẹ thiên tai xảy
ra trong muà lũ.Đất bỏ hoang chiếm tỷ lệ rất ít hầu hết đã được người dân khi thác và
sử dụng triệt để.
b) Tình hình dân số
Xã Vĩnh Thuận có 993 hộ gồm 4195 nhân khẩu.Trong đó số người trong độ
tuổi lao động là 2210 người chiếm 52,68%.Dân số ở đây chủ yếu là người Kinh.Lực
lượng lao động tương đối dồi dào,tuy nhiên ở đây chủ yếu theo mùa,lúc thiếu lúc lại

thừa,tỷ lệ lao động có tay nghề không cao.
c) Cơ cấu kinh tế của xã
Bảng 2.2. Cơ cấu kinh tế của xã năm 2006
Ngành kinh tế

Số hộ (hộ)

Cơ cấu (%)

993

100

Ngành nông nghiệp

760

76,53

Thương nghiệp

45

4,5

Tiểu thủ công nghiệp

16

1,6


Nghề khác

172

18,32

Tổng số hộ
Trong đó:

Nguồn tin:Phòng Thống Kê huyện Vĩnh Hưng
Ta thấy đa số người dân ở đây sống dựa vào nông nghiệp là chính mà chủ yếu
là trồng lúa,số người hoạt động ở các ngành thương mại,dịch vụ và tiểu thủ công
nghiệp rất ít.Đặt biệt có một số đông có ngành nghề không ổn định,phần lớn là những
người từ các tỉnh khác mới đến,chưa có ruộng đất để sản xuất mà làm thuê làm
mướn,buôn bán nhỏ,đánh bắt thuỷ sản…đời sống và thu nhập của họ thay đổi theo
từng mùa khác nhau.
7


d) Giáo dục – y tế
- Giáo dục: Năm 2006 tỷ lệ trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo đạt 97,7%
Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1,học sinh vào lớp 6 đạt 100%
Kết quả phổ cập trung học cơ sở của xã đã hoàn thành.
- Y tế: Chương trình y tế quốc gia cũng như công tác chăm sóc sức khoẻ cho
nhân dân được triển khai thực hiện khá tốt.Không có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn
xã.Trong năm 2006 xã tổ chức khám và điều trị gần 6.487 lượt người có 1798 bảo
hiểm y tế nghèo,2142 bảo hiểm y tế thường.Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi thấp
(18,1 %).Công tác tiêm chủng thường xuyên đạt 80% trở lên,riêng tiêm đủ 7 bệnh cho
trẻ đạt 94,2%.

e) Thu – chi ngân sách nhà nước
- Tổng thu: Tính đến 31/12/2006 là 383.629.374 trong đó thu tại xã là
282.020.374
- Tổng chi: Tính đến 31/12/2006 là 848.569.861
Trong đó: Chi xây dựng cơ bản là 263.047.000,chi hoạt động thường xuyên là
585.522.801
f) Văn hoá – thông tin truyền thanh
Đảm bảo thực hiện tốt công tác thông tin truyền thanh thời sự ở địa
phương.Trong năm 2006,đã phát 7898 lượt tin,bài,cắt dán 16 khẩu hiệu.Công tác xây
dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư được đẩy mạnh,tính đến nay xã có 3 ấp được
công nhận là ấp văn hoá (cấp huyện: 2,cấp tỉnh: 1),05 khu dân cư đều đạt là khu dân
cư tiên tiến.Có 100% hộ đăng ký gia đình văn hoá và có 74,6% hộ đạt gia đình 4
chuẩn.
2.2.3. Hoạt động sản xuất nông nghiệp của xã
a) Ngành trồng trọt
- Cây lúa:Diện tích gieo sạ cả năm là 3818 ha,năng suất bình quân là 4,99tấn/ha
Tổng sản lượng đạt 19.055 tấn,cụ thể:
Vụ Đông Xuân: 1884 ha,năng suất bình quân: 5,7tấn/ha,sản lượng:10.738,8tấn
8


Vụ Hè Thu: 1934 ha,năng suất bình quân : 4,3tấn/ha,sản lượng: 8346,2tấn.
- Rau màu: cả năm gieo trồng 281 ha.Có 20 ha rau màu các loại do dân trồng
nhỏ lẻ.Còn lại chủ yếu là dưa hấu,năng suất bình quân: 20tấn/ha,giá bán trung bình:
2600đ/kg.
b) Ngành chăn nuôi
Sức nuôi gia súc gia cần những năm gần đây giảm do dịch bệnh,giá bán
thấp,người dân nuôi không có lãi,năm 2006 toàn xã có:
57 con bò trong đó bò vỗ béo là 30 con
Trâu: 7 con

Dê: 24 con
Heo: 2450 con
Gia cầm các loại: 13.490 con.
c) Ngành thuỷ sản
Diện tích cá ao: 20 ha
Đánh bắt tự nhiên ướt: 85 tấn
Cá bè: 15 bè
Hoạt động đánh bắt,nuôi thuỷ sản phát triển mạnh từ tháng 8 đến tháng 12 hàng năm
vì thời gian này người dân có thể tận dụng diện tích mặt nước và thức ăn tự nhiên để
nuôi cá khi lũ về.
d) Ngành lâm nghiệp
Chủ yếu là trồng cây tràm,diện tích tràm trong năm 2006 tiếp tục giảm
(12 ha),hiện tại còn 647 ha.Cây phân tán khoảng 200.000 cây do nhân dân tự lực trồng
theo tuyến đê,lộ.

9


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Hộ nông dân và cho vay hộ nông dân
a) Quan điểm về hộ nông dân
Khi phân tích hộ gia đình ta có nhiều tiêu thức như: cơ sở kinh tế,quan hệ huyết
thống,nơi cư trú…Tuy nhiên đứng về mặt kinh tế và quan hệ dân sự thì có hai quan
điểm sau:
Theo điều 116 Bộ luật dân sự,hộ gia đình là đơn vị mà các thành viên trong hộ
có tài sản chung trong hoạt động kinh tế,trong quan hệ sử dụng đất,trong hoạt động sản
xuất nông lâm ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác do pháp luật

quy định,là chủ thể trong các quan hệ dân sự đó.
Những hộ gia đình mà đất ở được giao cho hộ cũng là chủ thể trong quan hệ dân sự
liên quan đến đất đai ở đó.
Theo công văn 499A quy định cho hộ sản xuất vai vốn.Hộ sản xuất là đơn vị
kinh tế tự chủ,trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh,là chủ thể trong mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh.
Kết hợp hai quan điểm trên ta có thể thống nhất khái niệm hộ nông dân là hộ
gia đình chuyên sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp (chăn nuôi và trồng trọt),là nhân
tố chủ yếu đưa tới sự tăng trưởng nông nghiệp.Mặt khác hộ nông dân còn là nhân tố
chính trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp,cơ cấu ngành nghề và lao động ở nông
thôn,cũng là nhân tố tiếp cận công nghệ mới.

10


b) Cho vay hộ nông dân
Tín dụng nông thôn là hình thức tín dụng chủ yếu để bù đắp các nhu cầu vốn
cần thiết trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ nhằm tạo điều kiện và
khuyến khích hộ nông dân phát triển sản xuất tạo ra các sản phẩm hàng hóa,phát triển
công nghiệp chế biến,mở mang các ngành nghề sản xuất mới,kinh doanh dịch vụ.Tạo
công ăn việc làm,nâng cao hiệu quả kinh doanh trong ngành nông nghiệp,góp phần
xây dựng một nông thôn phát triển giàu có văn minh.
Các tổ chức tham gia cho vay hộ nông dân được phân thành hai nhóm:
Các tổ chức cung cấp tín dụng bằng nguồn vốn thị trường bao gồm: cá nhân cho vay
mượn,các nhà cung cấp hàng hóa,nguyên vật liệu cho nông-lâm-ngư,công ty bảo
hiểm,ngân hàng thương mại.
Các tổ chức cho vay bằng nguồn vốn có tính chất xã hội như các tổ chức phi chính
phủ,tổ chức hiệp hội nông dân,ngân hàng người nghèo.
Tính chất khách hàng:
Hộ nông dân rất đa dạng về tính chất xã hội,đây là vấn đề các ngân hàng rất quan tâm

nhằm nâng cao chất lượng tín dụng,hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ của mình.Có thể
phân hộ nông dân thành 3 nhóm:
Nhóm 1: Hộ nông dân loại tốt chiếm tỉ lệ thấp trong toàn xã hội.Hộ có vốn để
hoạt động sản xuất kinh doanh,có kỹ năng sản xuất,làm nghề giỏi,họ luôn tiếp cận với
thị trường một cách linh hoạt.Hộ nông dân trong nhóm này thường có nhu cầu vay vốn
ngân hàng nhằm phát triển quy mô sản xuất hoặc đầu tư theo chiều sâu để tăng thêm
lợi nhuận,đây là nhóm khách hàng luôn được tín nhiệm bởi ngân hàng.
Nhóm 2: Hộ nông dân loại trung bình,chiếm tỷ trọng lớn trong hộ nông dân.Họ
có sức lao động,tính cần cù,chịu khó nhưng lại thiếu vốn lẫn tư liệu sản xuất để hoạt
động sản xuất kinh doanh,hầu hết họ thiếu kinh nghiệm trong nền kinh tế thị
trường.Họ cần vay vốn để bù vào số vốn bị thiếu hụt trong sản xuất kinh doanh.Nhóm

11


hộ này được ngân hàng chấp nhận cho vay kết hợp với các chương trình của các tổ
chức xã hội.
Nhóm 3: Hộ nông dân yếu kém: Đây là nhóm nông dân có sức lao động nhưng
không chịu lao động hoặc chăm chỉ nhưng lại hạn chế về sức khỏe,hoặc thiếu vốn
thiếu tư liệu sản xuất và không có khả năng bảo đảm nguồn vốn.Đây không phải là đối
tượng để ngân hàng nông nghiệp tham gia đầu tư,mà đối tượng cho vay của các nguồn
vốn có tính chất xã hội và của các ngân hàng chính sách.
Trình độ dân trí của các hộ nông dân có sự khác nhau,cho nên cách quản lý vốn
sản xuất kinh doanh cũng khác nhau.Mặt khác yếu tố cạnh tranh trên thị trường đã tạo
nên quy mô sản xuất lớn,vừa và nhỏ làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
Mỗi nhóm ngành nghề sản xuất nông nghiệp có quy luật riêng đòi hỏi người sản
xuất phải tuân thủ theo quy luật của nó.Mỗi loại sản xuất có chu kỳ phát triển khác
nhau cho nên việc tài trợ vốn cũng khác nhau.Mặt khác địa bàn sản xuất nông – lâm –
ngư nghiệp là rất rộng lớn nên chu kỳ và đối tượng vay cũng khác nhau vì vậy việc xác
định chu kỳ nợ ứng với từng loại tín dụng trong ngân hàng nông nghiệp là rất phức tạp

và khó khăn.
3.1.2 Những vấn đề cơ bản về tín dụng
a) Sự ra đời và phát triển của các quan hệ tín dụng
Tín dụng là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình huy động các
phương tiện thanh toán tạm thời nhàn rỗi nhằm bù đắp sự tạm thời thiếu hụt về vốn
trong quá trình hoạt động sản xuất,kinh doanh của các tổ chức kinh tế hay các tầng lớp
dân cư theo nguyên tắc cho vay có hoàn trả vốn và lãi trong một thời gian nhất định.
Trong chế độ cộng sản nguyên thủy,khi nền kinh tế còn dựa vào chế độ công
hữu về tư liệu sản xuất,trình độ sản xuất thấp kém thì các cơ sở kinh tế chưa có hiện
tượng vay mượn. Khi xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và có sự phân công
lao động xã hội thì bắt đầu hình thành quan hệ trao đổi hàng hóa,các mối quan hệ kinh
tế trong xã hội cũng xuất hiện và đã có sự phân hóa gìau nghèo.Điều đó đã tạo những
12


quan hệ phụ thuộc về kinh tế phát sinh trong quá trình trao đổi hàng hóa và đời sống
xã hội,nó đã thúc đẩy các quan hệ tín dụng ra đời và phát triển từ thấp đến cao nhằm
đáp ứng và thúc đẩy nền kinh tế.
- Tín dụng nặng lãi
Trong các phương thức sản xuất mang tính tự cấp tự túc luôn tồn tại tín dụng
nặng lãi.Tín dụng nặng lãi ra đời khi chế độ cộng sản nguyên thủy bắt đầu tan rã,nó
tồn tại và phát triển mạnh mẽ trong chế độ chiếm hữu nô lệ và phong kiến.Trong các
chế độ này,người nông dân và thợ thủ công khi vay nặng lãi còn phải cầm cố ruộng
đất,khi đến hạn trả mà không trả được nợ gốc và lãi thì ruộng đất của họ sẽ bị các chủ
nợ chiếm đoạt.
Như vậy,tín dụng nặng lãi chính là phương tiện để ruộng đất tập trung vào tay
bọn chủ nợ,nếu người vay không có ruộng đất để gán nợ thì chính họ hoặc gia đình họ
sẽ trở thành nô lệ cho bọn chủ nợ và bị mua bán như súc vật.Tín dụng nặng lãi đã làm
cho người sản xuất trở nên khánh kiệt,sản xuất xã hội trì trệ.Đặc điểm của tín dụng
nặng lãi là lãi suất của nó rất cao,vì lẽ đó người đi vay không thể nào sử dụng tiền vay

để đầu tư cho sản xuất được mà chủ yếu là đáp ứng nhu cầu tiêu dùng,làm kìm hãm sự
phát triển của sản xuất xã hội.Mặt khác tín dụng nặng lãi là nhân tố thúc đẩy nền kinh
tế tự nhiên tan rã và mở rộng kinh tế hàng hóa,bởi vì người đi vay nặng lãi phải bán
được các sản phẩm của mình mới có tiền trả nợ,do đó làm cho các quan hệ hàng hóa –
tiền tệ ngày càng được mở rộng.Tín dụng nặng lãi cũng đã tạo ra tiền đề cho một
phương thức sản xuất mới ra đời,đó là nền kinh tế sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa.
- Tín dụng tư bản chủ nghĩa
Khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời thì tín dụng nặng lãi vẫn đang
tồn tại,các nhà tư bản không thể sử dụng tín dụng nặng lãi để kinh doanh được.Để giải
quyết vấn đề này,giai cấp tư sản đã sử dụng công cụ nhà nước để ban hành các đạo
luật khống chế mức lãi suất của tín dụng nặng lãi,mặt khác các nhà tư sản đã liên kết
nhau để lập ra các hội tín dụng với mức lãi suất vừa phải để đảm bảo cho kinh doanh
có lãi,các hội tín dụng này phát triển dần thành các ngân hàng tư bản sau này.
13


×