Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỀN VÙNG TRỒNG MÍA TẠI XÃ TÂN HÒA HUYỆN BẾN LỨC TỈNH LONG AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (688.5 KB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI
PHÁP PHÁT TRIỀN VÙNG TRỒNG MÍA
TẠI XÃ TÂN HÒA HUYỆN BẾN LỨC
TỈNH LONG AN

NGUYỄN THỊ NGỌC PHƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2007


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “NGHIÊN CỨU THỰC
TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÙNG TRỒNG MÍA
TẠI XÃ TÂN HÒA, HUYỆN BẾN LỨC, TỈNH LONG AN” do NGUYỄN THỊ
NGỌC PHƯƠNG, sinh viên khóa 29, ngành KINH TẾ NÔNG LÂM, đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày

Th.s. LÊ VĂN MẾN
Người hướng dẫn

Ngày…… tháng……năm 2007

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo



Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày…… tháng……năm 2007

Ngày…… tháng……năm 2007


LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành khắc ghi công ơn cha mẹ, người đã sinh ra, nuôi dưỡng và dạy
dỗ con nên người.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh cùng các quý thầy cô của trường. Cảm ơn các thầy cô trong Khoa Kinh
Tế đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức quý báo cho tôi trong suốt quá
trình học tại trường.
Chân thành cảm ơn thầy Lê Văn Mến đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành tốt
luận văn tốt nghiệp này.
Cảm ơn các cô, chú, các anh, chị ở phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn huyện Bến Lức, ban Nông Nghiệp xã Tân Hòa đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập tại địa phương.
Sau cùng tôi xin chân thành cảm ơn các anh, chị, bạn bè đã giúp đỡ, động viên
tôi trong suốt quá trình học tập cũng như để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
Chân thành cảm ơn!
Sinh viên

Nguyễn Thị Ngọc Phương


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ NGỌC PHƯƠNG. Tháng 07 năm 2007. “Nghiên Cứu Thực

Trạng và Đề Xuất Một Số Giải Pháp Phát Triển Vùng Trồng Mía tại Xã Tân
Hòa, Huyện Bến Lức, Tỉnh Long An”.
NGUYEN THI NGOC PHUONG. July 2007. “The Study of Present
Situation and Put Forward Some Solutions of Developing Sugarcane Area in Tan
Hoa Commune, Ben Luc District, Long An Province”.
Để tạo thêm nguồn nguyên liệu mía cây cho hai công ty đường trong tỉnh Long
An là: công ty đường Nagajurna (100% vốn Ấn Độ) – huyện Bến Lức và công ty
đường Hiệp Hòa (Doanh nghiệp nhà nước) – huyện Đức Hòa, tận dụng lực lượng lao
động nông nghiệp dồi dào, đặc điểm khí hậu, đất đai phù hợp cho cây mía phát triển,
các cấp chính quyền xã Tân Hòa đã khuyến khích người dân ở đây trồng mía nhằm
tăng thu nhập cho mình và đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu mía cho 2 công ty đường
của tỉnh nói riêng và cho các công ty đường trong nước nói chung. Do những điều kiện
thuận lợi như thế nên việc nghiên cứu thực trạng sản xuất mía nhằm tìm hiểu những
nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác sản xuất mía, từ đó đưa ra hướng giải quyết
nhằm khắc phục những điều kiện khó khăn của xã để phát triển ngày càng lớn mạnh
và hiệu quả hơn vùng trồng mía nguyên liệu của xã là điều rất cần thiết.
Qua điều tra thực tế thì diện tích trồng mía của xã mỗi năm một tăng: năm
2000 là 1.120 ha, năm 2001 là 1.160 ha và hiện nay là 1.360 ha. Nguyên nhân là do:
trong những năm gần đây thì giá mía nguyên liệu ngày một tăng do đó người dân trồng
mía sẽ có thu nhập cao hơn so với trồng các loại cây khác, điều này đã khuyến khích
người nông dân trồng mía nhiều hơn. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hiện nay là giá mía
niên vụ 2006 – 2007 lại giảm hơn so với năm ngoái, người nông dân sợ phải lập lại
tình trạng giá mía xuống quá thấp như niên vụ 2001 – 2002. Trong thời buổi kinh tế thị
trường hiện nay thì giá cả các yếu tố đầu vào rất cao (giá phân bón không ổn định,
nhân công khan hiếm, thiếu vốn…), trong khi đó giá mía đầu ra lại không ổn định nên
người nông dân không dám mạnh dạn đầu tư cho cây mía, do đó không đạt hiệu quả


tối ưu làm ảnh hưởng đến năng suất. Nếu được đầu tư đúng mức từ khâu giống đến kỹ
thuật trồng, chăm sóc, vốn… và đặc biệt là giá mía ổn định thì cây mía rất có tiềm

năng phát triển ở đây.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

ix

Danh mục các bảng

x

Danh mục các hình

xi

Danh mục phụ lục

xii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu


2

1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận

3

1.3.1. Phạm vi nội dung

3

1.3.2. Phạm vi không gian

3

1.3.3. Đối tượng nghiên cứu của khóa luận

3

1.3.4. Phạm vi thời gian

3

1.4. Cấu trúc của khóa luận

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

5


2.1. Tình hình sản xuất mía đường trong nước

5

2.2. Dự báo về giá mía trong nước và trên thế giới

6

2.3. Điều kiện tự nhiên của xã Tân Hòa

7

2.3.1. Vị trí địa lý

7

2.3.2. Khí hậu, thời tiết

7

2.3.3. Thổ nhưỡng và nguồn nước

9

2.4. Điều kiện kinh tế, xã hội của xã Tân Hòa
2.4.1. Dân số và lao động

9
9


2.4.2. Giáo dục

10

2.4.3. Y tế

11

2.4.4. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất

11

2.4.5. Thị trường, giá cả và tình hình tiêu thụ mía của người
dân trồng mía ở xã Tân Hòa

14

2.4.6. Tình hình sản xuất mía của tỉnh Long An

15

vi


2.4.7. Phân bố diện tích các khu vực trồng mía của huyện Bến
Lức năm 2007

15


2.4.8. Thực trạng sử dụng đất của xã Tân Hòa

16

2.5. Định hướng phát triển của xã

17

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

18
18

3.1.1. Nguồn gốc của cây mía

18

3.1.2. Thời vụ gieo trồng, đặc điểm kỹ thuật và sinh học của
cây mía

18

3.1.3. Thu hoạch mía

21

3.1.4. Tầm quan trọng của cây mía nói chung

22


3.1.5. Vai trò của cây mía đối với người dân trồng mía ở xã
Tân Hòa

23

3.1.6. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế

23

3.2. Phương pháp nghiên cứu

26

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

26

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

26

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

26

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

28


4.1. Quá trình hình thành và phát triển của xã Tân Hòa

28

4.2. Tình Hình Sản Xuất Mía của Xã Tân Hòa

29

4.3 Kết quả từ nhóm điều hộ điều tra

31

4.3.1. Dân số và lao động

31

4.3.2. Trình độ học vấn

31

4.3.3. Diện tích đất canh tác

32

4.3.4. Tập quán sản xuất

33

4.3.5. Tình hình tham gia và áp dụng kỹ thuật khuyến nông


34

4.3.6. Tình hình sử dụng vốn

36

4.3.7. Tình hình sử dụng giống của các hộ điều tra

36

4.3.8. Hình thức và phương thức sản xuất mía

38

4.3.9. Tình hình tiêu thụ mía của các hộ điều tra

38

vii


4.3.10. Những khó khăn tồn tại hiện nay của các hộ điều tra

41

4.3.11. Quy trình và công tác chăm sóc sử dụng phân bón cho mía 42
4.3.12. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
4.4. Kết quả và hiệu quả sản xuất mía

43

43

4.4.1. Chi phí, kết quả sản xuất mía

43

4.4.2. Hiệu quả sản xuất mía

44

4.5. Sản xuất phân theo quy mô diện tích

45

4.5.1. Chi phí sản xuất theo các quy mô

45

4.5.2. Kết quả sản xuất mía theo quy mô

47

4.5.3. Hiệu quả sản xuất mía theo quy mô

48

4.6. Nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất mía tại xã Tân Hòa

51


4.6.1. Thị trường giá cả

51

4.6.2. Điều kiện đất đai

51

4.6.3. Chính sách đầu tư

51

4.6.4. Kỹ thuật, tập quán canh tác

52

4.7. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất mía xã Tân Hòa

52

4.7.1. Thiết lập mô hình toán học

52

4.7.2. Ước lượng các tham số của mô hình

53

4.7.3. Kiểm định mô hình


54

4.7.4. Xác định, phân tích mô hình

58

4.8. Nhận xét, đánh giá những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong
sản xuất nông nghiệp ở xã Tân Hòa

59

4.9. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và khuyến khích sản xuất mía
ở xã Tân Hòa

60

4.9.1. Tình hình chung

60

4.9.2. Những giải pháp cụ thể

60

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

67

5.1. Kết luận


67

5.2. Đề nghị

68

TÀI LIỆU THAM KHẢO

70

PHỤ LỤC
viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DT

Doanh thu

LN

Lợi nhuận

QM1

Quy mô 1

QM2

Quy mô 2


QM3

Quy mô 3

TCP

Tổng chi phí

TN

Thu nhập

TSDT

Tỷ suất doanh thu

TSLN

Tỷ suất lợi nhuận

TSTN

Tỷ suất thu nhập

TTTH

Tính toán tổng hợp

UBND


Ủy Ban Nhân Dân

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tình Hình Sản xuất Mía Đường ở Việt Nam Thời Kỳ 2000-2005

5

Bảng 2.2. Hiện Trạng Dân Cư và Lao Động tại Xã Tân Hòa Năm 2005

10

Bảng 2.3. Trình Độ Văn Hóa Năm 2005 của Xã Tân Hòa

11

Bảng 2.4. Diện Tích, Sản Lượng, Năng Suất Mía của Tỉnh Long An Thời Kỳ
2000-2005

15

Bảng 2.5. Diện Tích Các Loại Cây Trồng của Các Xã Trong Huyện Bến Lức
Năm 2007

16


Bảng 2.6. Thực Trạng Sử Dụng Đất của Xã Năm 2005

16

Bảng 4.1. Diện Tích, Năng Suất, Sản Lượng Mía Xã Tân Hòa Thời Kỳ 2002
-2006

29

Bảng 4.2. Cơ Cấu Giới Tính và Lao Động của Các Chủ Hộ Điều Tra

31

Bảng 4.3. Trình Độ Học Vấn của Các Chủ Hộ Điều Tra

32

Bảng 4.4. Tình Hình Sử Dụng Đất của Các Hộ Điều Tra

33

Bảng 4.5. Số Năm Trồng Mía của Các Hộ Điều Tra

33

Bảng 4.6. Tình Hình Tham Gia Tập Huấn Khuyến Nông của Các Hộ Điều Tra

34

Bảng 4.7. Tình Hình Áp Dụng Khuyến Nông của Các Hộ Điều Tra


35

Bảng 4.8. Tình Hình Vốn Sản Xuất của Các Hộ Điều Tra

36

Bảng 4.9. Tình Hình Tiêu Thụ Mía của Các Hộ Điều Tra

40

Bảng 4.10. Những Khó Khăn của Các Hộ Điều Tra

41

Bảng 4.11. Chủng Loại, Số Lượng Phân Bón cho Các Giai Đoạn Tính Trên 1ha

42

Bảng 4.12. Chi Phí, Kết Quả Sản Xuất Mía trên 1Ha

43

Bảng 4.13. Hiệu Quả Sản Xuất Mía Trên 1 Ha Đất Canh Tác cho Từng Vụ

44

Bảng 4.14. Kết Quả Sản Xuất Mía theo Quy Mô của Các Hộ Điều Tra

49


Bảng 4.15. So Sánh Kết Quả của Các Quy Mô

50

Bảng 4.16. Hiệu Quả Của Việc Sản Xuất Mía theo Quy Mô

50

Bảng 4.17. Kết Quả Hồi Quy

53

Bảng 4.18. R2aux của Các Phương Trình Hồi Quy Bổ Sung

55

Bảng 4.19. Kiểm Định t cho Các Hệ Số Ước Lượng

57

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Biểu Đồ Năng Suất Mía Việt Nam Thời Kỳ 2000-2005

6


Hình 2.2. Biểu Đồ Cơ Cấu Giống Mía của Xã Tân Hòa

13

Hình 2.3. Biểu Đồ Năng Suất Mía Tỉnh Long An Thời Kỳ 2000-2005

15

Hình 4.1. Biểu Đồ So Sánh Diện Tích Mía của Xã Từ Niên Vụ 2002-2003
đến 2007

30

Hình 4.2. Biểu Đồ So Sánh Năng Suất Mía của Xã Từ Niên Vụ 2002-2003
đến 2007

30

Hình 4.3. Biểu Đồ Cơ Cấu Giống Mía của Các Hộ Điều Tra

37

Hình 4.4. Sơ Đồ Tiêu Thụ Sản Phẩm của Người Trồng Mía Xã Tân Hòa

38

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Chi Phí và Doanh Thu Sản Xuất 1 Ha Mía Theo Các Vụ
Phụ lục 2. Chi Phí Sản Xuất 1 Ha Mía Theo Các Quy Mô
Phụ lục 3. Mô Hình Hồi Quy Gốc
Phụ lục 4. Mô Hình Hồi Quy Nhân Tạo
Phụ lục 5. Mô Hình Hồi Quy Bổ Sung
Phụ lục 6. Phiếu Thu Thập Thông Tin Về Tình Hình Trồng Mía ở Xã Tân Hòa –
Huyện Bến Lức – Tỉnh Long An.

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay, việc chuyển đổi nền nông nghiệp truyền thống sang nền nông nghiệp
hiện đại và bền vững là vấn đề cần thiết để phù hợp với xu hướng phát triển nông
nghiệp toàn cầu. Ngoài sản xuất lương thực đã được cải thiện rõ rệt, nông dân còn có
thể sản xuất các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao như: dừa, mía, cây ăn quả…
Mía là nguồn nguyên liệu quan trọng của công nghiệp chế biến đường.
Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, mía đường là một loại cây công
nghiệp ngắn ngày có giá trị cao trong đời sống kinh tế xã hội. Mía đường là một trong
những mặt hàng chủ yếu nhằm phục vụ nhu cầu thiết thực cho đời sống hàng ngày của
con người.
Ngoài sản phẩm chính là đường, mía còn cho nhiều sản phẩm phụ khác như:
chất đốt, bột giấy, phân hữu cơ, thức ăn gia súc, rượu…Từ đó phục vụ sản xuất cho
các ngành có liên quan, góp phần phát triển đáng kể cho nền kinh tế Việt Nam.
Trước năm 2000, năng suất mía chung của Việt Nam rất thấp khoảng 40-45
tấn/ha, chất lượng mía kém nên chưa đáp ứng được nhu cầu của công nghiệp chế biến
đường trong nước. Chính vì vậy, hàng năm nước ta phải nhập khẩu hàng vạn tấn

đường (liên tục từ năm 1993 đến 1995), bình quân 100.000 tấn.
Hiện nay, năng suất mía của nước ta đã được nâng lên cao hơn 50 tấn/ha, chất
lượng mía cũng tốt hơn nhưng vẫn chưa đạt tối đa. Sản xuất đường đã đáp ứng được
nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, Việt Nam lại phải đối đầu với những vấn
đề mới như: sự xây dựng ồ ạt các nhà máy đường mà không kết hợp với xây dựng
vùng nguyên liệu, hay sự phân bố vùng nguyên liệu không hợp lý (nơi nhiều, nơi ít);
Công nghệ chế biến đường của các nhà máy chưa hiện đại, từ đó dẫn đến giá thành sản
xuất đường của ta cao hơn so với các nước khác; Bên cạnh đó, đường của Thái Lan và


Trung Quốc lại nhập lậu qua Việt Nam với giá rẻ hơn rất nhiều. Vì thế, đường của
Việt Nam gặp khó khăn trong việc tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, dẫn đến giá mía
không ổn định, diện tích đất trồng mía tăng, giảm theo giá mía. Thêm vào đó, chất
lượng và năng suất mía của Việt Nam vẫn còn thấp rất nhiều so với các nước khác.
Vì thế, Hiệp hội mía đường của ta đã khuyến khích là: nên phát triển các vùng
nguyên liệu mía ở những vị trí phù hợp, quy mô đủ cung ứng nguyên liệu, ổn định với
từng nhà máy đường, loại bỏ những vùng mía có năng suất thấp và các nhà máy hoạt
động không hiệu quả. Đồng thời, định hướng sản xuất theo hướng “Phát triển sản xuất
hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao nhằm tăng thu nhập cho người lao động và mang lại
lợi nhuận cao cho người trồng mía” đã tạo động lực thúc đẩy người trồng mía an tâm
hơn trong công tác sản xuất mía.
Huyện Bến Lức có diện tích và sản lượng mía lớn nhất của tỉnh Long An.
Trong đó Tân Hòa là vùng kinh tế mới của huyện và cũng là xã có diện tích và sản
lượng mía tương đối lớn của huyện, đang được các cấp chính quyền địa phương quan
tâm. Với điều kiện tự nhiên khá phù hợp cho cây mía phát triển, không bị ảnh hưởng
của lũ lụt, hệ thống đê bao vững chắc, hệ thống giao thông đường thủy thuận lợi,
người dân Tân Hòa cần cù, chịu khó đã tạo điều kiện cho cây mía ngày càng chiếm
diện tích lớn và năng suất cao. Tuy nhiên người dân trồng mía còn gặp nhiều khó
khăn: thiếu vốn sản xuất, giá mía bấp bênh…nên nông dân không dám mạnh dạn đầu
tư để đạt năng suất tối đa.

Xuất phát từ thực trạng nói trên, được sự chấp thuận của UBND xã Tân Hòa và
sự đồng ý của thầy hướng dẫn, tôi tiến hành đề tài: “Nghiên Cứu Thực Trạng và Đề
Xuất Một Số Giải Pháp Phát Triển Vùng Trồng Mía tại Xã Tân Hòa, Huyện Bến
Lức, Tỉnh Long An” làm luận văn tốt nghiệp. Mặt khác, đề tài được thực hiện nhằm
tìm ra một số nguyên nhân làm ảnh hưởng đến việc trồng và tiêu thụ mía của người
dân. Từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm hạn chế những khó khăn hiện tại để giúp
người nông dân ổn định sản xuất, đảm bảo vùng nguyên liệu, đồng thời tăng thu nhập,
giúp đời sống người dân ngày càng tốt hơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu tình hình thực tế sản xuất mía của địa phương, từ đó thấy được những
thuận lợi và khó khăn của việc sản xuất và tiêu thụ mía.
2


Tìm hiểu những yếu tố chính ảnh hưởng đến năng suất mía và thu nhập của
người dân.
Xác định hiệu quả trong việc đầu tư trồng mía của người dân tại xã để có những
cơ sở lựa chọn phương thức đầu tư có hiệu quả. Từ đó đưa ra một số giải pháp để hạn
chế, khắc phục những khó khăn hiện tại trong việc sản xuất và tiêu thụ mía. Tạo điều
kiện thuận lợi cho việc sản xuất mía của nông dân để nâng cao thu nhập, giúp cuộc
sống người dân tốt hơn.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
1.3.1. Phạm vi nội dung
- Tìm hiểu tình hình sản xuất mía thực tế tại xã Tân Hòa.
- Đánh giá tình hình sản xuất, tình hình tiêu thụ mía của địa phương để thấy
được những thuận lợi và khó khăn trong công tác sản xuất và tiêu thụ mía.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng mía tại địa phương.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất mía.
- Biện pháp đề xuất nhằm hạn chế những khó khăn hiện tại, từ đó có thể phát
triển tốt hơn vùng trồng mía của xã.

1.3.2. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện trên phạm vi xã Tân Hòa, huyện Bến lức, tỉnh Long An.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu của khóa luận
Khóa luận tiến hành nghiên cứu về cây mía ở xã Tân Hòa.
1.3.4. Phạm vi thời gian
Khóa luận sử dụng số liệu thứ cấp của năm 2006 thông qua quá trình điều tra
trực tiếp các hộ trồng mía ở xã Tân Hòa và các số liệu sơ cấp do ban nông nghiệp xã
Tân Hòa, phòng nông nghiệp huyện Bến Lức cung cấp qua các năm 2005, 2006, 2007.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Cấu trúc của khóa luận gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu: nêu lý do, ý nghĩa của việc chọn cây mía để nghiên cứu;
mục tiêu nghiên cứu; phạm vi nghiên cứu (nội dung, địa bàn, đối tượng, thời gian).
Chương 2: Tổng quan: mô tả các đặc điểm về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội của xã Tân Hòa. Rút ra kết luận về thực trạng đang nghiên cứu tại xã.

3


Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu: nói về cơ sở lý luận, giới
thiệu các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế…vận dụng những kiến thức liên quan vào
đề tài nghiên cứu. Đưa ra những phương pháp nghiên cứu cần sử dụng để thực hiện đề
tài.
Chương 4: Kết quả và thảo luận: thảo luận về thực trạng sản xuất mía tại xã Tân
Hòa, tính các chỉ tiêu kết quả, hiệu quả kinh tế, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
năng suất mía tại xã Tân Hòa.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị: Kết luận ngắn gọn về kết quả đã nghiên cứu ở
chương 4, đánh giá và rút ra những hạn chế cần khắc phục. Từ đó đề ra các giải pháp
để khắc phục những hạn chế đã nêu ra.

4



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tình hình sản xuất mía đường trong nước
Trong những năm qua, sản xuất mía đường luôn được nhà nước khuyến khích
phát triển, nhất là ở vùng miền Trung, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
Mía là cây không kén đất, khí hậu nước ta rất thích hợp cho cây mía sinh trưởng và
phát triển. Những tiến bộ về khoa học kỹ thuật của các nước trên thế giới đã tạo ra
những giống mía mới có năng suất cao, phẩm chất tốt. Đặc biệt là những giống mía
của Đài Loan, Pháp, Trung Quốc đã thay thế dần những giống mía địa phương có năng
suất thấp, phẩm chất kém. Do đó, người trồng mía ngày càng có lãi hơn so với trước
đây.
Bên cạnh đó cũng nhờ sự quan tâm và giúp đỡ của nhà nước nên sản lượng cây
mía không ngừng tăng lên, từ đó kéo theo việc sản xuất, chế biến đường cũng tăng.
Chúng ta có thể thấy được diễn biến tình hình mía đường Việt Nam qua bảng 2.1.
Bảng 2.1. Tình Hình Sản Xuất Mía Đường ở Việt Nam Thời Kỳ 2000-2005
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005

Diện tích
(1000 ha)
302,3
290,7

320,0
313,2
286,1
266,4

Sản lượng
Năng suất
(1000 tấn)
(tấn/ha)
15044,3
49,8
14656,9
50,4
17120,0
53,5
16854,7
53,8
15649,3
54,7
14730,5
55,3
Nguồn tin: Cục thống kê Việt Nam

Ta thấy diện tích và năng suất mía qua các năm đều tăng, giảm tỷ lệ thuận với
nhau. Nhìn chung, năng suất mía qua các năm đều tăng. Điều này cho thấy ngành mía
đường ở nước ta rất được sự quan tâm của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
cũng như là của bà con nông dân. Năng suất mía mỗi năm một tăng, điều đó chứng tỏ


rằng trình độ kỹ thuật sản xuất mía của nông dân ngày càng được nâng cao. Sự tăng

năng suất mía của nước ta biểu hiện rất rõ qua biểu đồ 2.1.
Hình 2.1. Biểu Đồ Năng Suất Mía Việt Nam Bình Quân Thời Kỳ 2000-2005

Năng suất (tấn/ha)

56,0
54,0
52,0
50,0

49,8

53,5

53,8

2002

2003

54,7

55,3

50,4

48,0
46,0
2000


2001

2004

2005

Năm

Nguồn tin: Cục thống kê Việt Nam
Qua biểu đồ ta thấy diện tích mía qua các năm đều tăng với tỷ lệ nhỏ và đều
nhau, chỉ có thời kỳ 2001-2002 là tăng vượt bậc từ 50,4 tấn/ha lên 53,5 tấn/ha, tức là
tăng lên 3,1 tấn/ha chỉ trong vòng 1 năm.
2.2. Dự báo về giá mía trong nước và trên thế giới
Từ đầu tháng 10/2006 đến nay, giá đường bán ra tại các nhà máy liên tục giảm
và đứng ở mức thấp, hiện chỉ còn 7.000-7.600 đồng/kg tùy loại. So với thời điểm “sốt
giá” trong năm nay, giá đường đã giảm 4.000-5.000 đồng/kg. Với mức giá này, đường
nội địa đã “đánh bật” đường nhập lậu từng tràn ngập từ khu vực phía Nam trong thời
gian qua.
Những nước sản xuất đường lớn trên thế giới vẫn đang trợ giá cho người trồng
mía thông qua hình thức bảo hộ xuất khẩu đường, làm cho giá đường thế giới rẻ và
dưới giá thành sản xuất. Trong khi đó, giá đường của Việt Nam hiện vẫn cao hơn
nhiều so với mức giá đường bình quân của thế giới. Giá đường thế giới bình quân 350370 USD/tấn, tính ra chỉ có 5.500-5.600 đồng/kg. Do nhà nước Việt Nam bảo hộ
ngành đường bằng thuế suất nhập cao và hạn ngạch nhập khẩu nên đường khập khẩu
vào Việt Nam rất hạn chế.
Không chỉ thế, trong đàm phán để đi đến cam kết với WTO, Việt Nam đã thành
công trong việc tiếp tục duy trì các biện pháp bảo hộ ngành mía đường. Điều này làm
6


cho đường giá rẻ ở các nước trên thế giới không thể nhập khẩu vào Việt Nam bằng con

đường hợp pháp, do đó đã dẫn đến tình trạng đường nhập lậu ồ ạt vào Việt Nam.
Trong thời gian qua, đường trong nước còn chịu sức ép rất lớn từ đường Thái
Lan nhập lậu, hiện nay lượng đường tồn kho tại các nhà máy đường và các doanh
nghiệp kinh doanh đường trong nước là rất lớn. Với giá đường như hiện nay đã khiến
các nhà máy hoạt động cầm chừng chờ giá trong khi đó thì hàng ngàn hecta mía của bà
con nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long đã vào vụ thu hoạch mà không bán được.
Theo dự báo, lượng đường Thái Lan năm nay sẽ tăng hơn khoảng 20% so với
năm trước, trên 6,3 triệu tấn. Lý do là: ngành đường của họ được nhà nước bảo hộ và
được sản xuất với công nghệ tiên tiến. Cho đến nay, đường cát Thái Lan vẫn “vô tư” đi
vào thị trường Việt Nam.
Với tình hình mía đường của Thái lan trong niên vụ mới sẽ tăng trưởng mạnh
thì lượng đường nhập lậu sẽ ngày càng gia tăng, như vậy ngành mía đường trong nước
sẽ có nguy cơ vẫn bị đường Thái Lan áp đảo.
Trước tình hình này, nếu nhà nước không sớm đưa ra sách lược bình ổn hoạt
động mía đường trong nước thì e rằng ngành mía đường của chúng ta sẽ khó lòng
đứng vững trước sự tấn công ồ ạt của đường Thái Lan.
2.3. Điều kiện tự nhiên của xã Tân Hòa
2.3.1. Vị trí địa lý
Tân Hòa là xã nằm ở phía Bắc của huyện Bến Lức, cũng là vùng ven của Đồng
Tháp Mười với diện tích tự nhiên là 1.560 ha. Xã hiện có 5 ấp và có ranh giới hành
chính như sau: Phía Bắc giáp xã Lương Hòa của huyện Bến Lức; Phía Đông giáp xã
Bình Lợi của huyện Bình Chánh và xã Tân Bửu của huyện Bến Lức; Phía Nam giáp xã
An Thạnh của huyện Bến Lức; Phía Tây giáp xã An Thạnh và xã Lương Hòa của
huyện Bến Lức.
2.3.2. Khí hậu, thời tiết
a) Nhiệt độ
Theo dự báo của trạm khí tượng thủy văn Tân An thì khí hậu chịu ảnh hưởng
chung của khí hậu toàn huyện, với khí hậu đặc trưng là nhiệt đới gió mùa, hình thành 2
mùa rõ rệt, đó là mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình chênh lệch không nhiều
giữa các tháng trong năm.

7


Nhiệt độ trung bình cả năm là 32 - 34oC.
Nhiệt độ cao nhất là 37-38oC.
Nhiệt độ thấp nhất là 27-30oC.
Số giờ nắng trung bình cả năm là 2.660-2.700 giờ. Tháng có giờ nắng cao nhất
là những tháng mùa khô, tháng có giờ nắng ít nhất là những tháng mùa mưa. Số giờ
nắng trung bình/ngày là 6,5 giờ.
b) Mưa và phân bố mưa
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.484mm, nhưng phân bố mưa không đều.
Nhìn chung xã xó 2 mùa rõ rệt, đó là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng
5 và kết thúc vào tháng 11, chiếm 90% lượng mưa cả năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng
12 năm trước và kết thúc vào tháng 4 của năm sau, chiếm 10% lượng mưa cả năm.
Lượng mưa cao nhất là 1.071mm.
Lượng mưa thấp nhất là 1.051mm.
c) Ẩm độ
Ẩm độ trung bình hàng năm không cách biệt nhau nhiều, dao động trong
khoảng 70% đến 80%, ẩm độ cao nhất là 82%, ẩm độ thấp nhất là 53%.
Ẩm độ biến thiên tỷ lệ thuận với lượng mưa và tỷ lệ nghịch với nhiệt độ. Bắt
đầu vào mùa mưa, ẩm độ tăng lên rõ rệt và tăng dần đến tháng 9, sau đó giảm dần đến
hết mùa mưa. Những tháng có ẩm độ thấp nhất là tháng 1 và tháng 2. Những ngày
nhiều mây có mưa lớn, ẩm độ không khí có thể đạt cao nhất hay có thể đạt đến trạng
thái bão hòa.
Lượng bốc hơi bình quân/ngày là 4,3mm. Mùa khô lượng bốc hơi nhiều, mùa
mưa lượng bốc hơi ít.
d) Gió
Xã có 2 hướng gió chủ đạo: gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc.
- Gió mùa Tây Nam: thổi từ tháng 5 đến đầu tháng 12, mang lại nhiều mưa.
- Gió mùa Đông Bắc: thổi từ giữa tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mang lại thời

tiết khô hạng.
Trong mùa mưa thường xuất hiện các cơn gió lớn, kèm theo giông bão với tốc
độ khá cao ảnh hưởng trực tiếp đến cơ sở hạ tầng và mùa vụ.

8


2.3.3. Thổ nhưỡng và nguồn nước
a) Thổ nhưỡng
Hầu hết đất đai trong khu vực có địa tầng đơn giản, thuộc loại đất phù sa nằm
phía trên tầng sinh phèn (xuất hiện phía dưới > 50cm). Đặc tính của đất ở đây thuận lợi
cho việc trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày như: thơm, mía…
b) Nguồn nước
Nhìn chung, nguồn nước của xã khá phong phú. Xã có một hệ thống sông ngòi
chằng chịt nên nguồn nước sử dụng cho trồng trọt tưới tiêu chủ yếu là từ kênh rạch (dở
nắp cóng, bọng ra cho nước vào ruộng mía, ít sử dụng máy bơm). Bên cạnh đó lượng
mưa lớn cũng góp phần tích cực trong việc cung cấp nước cho sản xuất.
Nguồn nước sạch cho người dân sử dụng phần lớn là nước mưa, bên cạnh đó
nước sạch từ các giếng khoan của xã đã cung cấp được khoảng 50% tổng số dân trong
xã sử dụng, số còn lại xã chưa đáp ứng được là do thiếu kinh phí.
2.4. Điều kiện kinh tế, xã hội của xã Tân Hòa
2.4.1. Dân số và lao động
Tân Hòa là vùng kinh tế mới của huyện Bến Lức. Trước đây nó chưa có tên xã
mà đó chỉ là vùng đất hoang hóa và dân cư ở các nơi khác đã đến đây để khai phá đất
hoang và lập nghiệp. Năm 1992, được sự quan tâm chỉ đạo của nhà nước về chương
trình “Vùng kinh tế mới” nên huyện đã xuất hiện thêm 1 xã mới đó là Tân Hòa.
Chính vì là vùng kinh tế mới và mới được xác lập tên xã nên dân cư ở đây rất
thưa thớt, chỉ có 1.523 người, thấp hơn rất nhiều so với các xã trồng mía khác trong
huyện như: xã Lương Hòa, Bình Đức, Thạnh Hòa…Tuy vậy nhưng đa số các hộ dân ở
đây đều tham gia vào công tác sản xuất mía cũng không kém gì so với các xã nói trên.

Theo báo cáo tổng kết 5 năm (2000-2005) của UBND xã Tân Hòa thì dân số
hiện nay của xã là 1.523 người với tổng diện tích đất là 1.560 ha. Mật độ thưa thớt,
khoảng 98 người/km2.
Số người đang trong độ tuổi lao động là thành phần rất được quan tâm bởi vì
đây là lực lượng hái ra tiền cho gia đình và làm giàu cho xã hội. Tình hình dân cư và
lao động của xã Tân Hòa hiện nay được thể hiện rất rõ qua bảng 2.2.

9


Bảng 2.2. Hiện Trạng Dân Cư và Lao Động tại Xã Tân Hòa Năm 2005
Diễn giải
Tổng số hộ
Tổng số nhân khẩu
Tổng số lao động
Lao động trong nông nghiệp
CBCNV
Lao động khác

ĐVT
Hộ
Người
"
"
"
"

Số lượng
Cơ cấu (%)
285

1.523
419
100,00
220
52,50
49
11,69
150
37,79
Nguồn tin: Báo cáo xã Tân Hòa

Qua bảng phân bố dân cư và lao động của xã Tân Hòa, ta thấy phần lớn người
dân đều tham gia vào sản xuất nông nghiệp, chiếm hơn một nữa (52,5%), điều này phù
hợp với điều kiện tại địa phương, trong khi đó xã lại thiếu những người có trình độ
chuyên môn cao. Theo như thống kê của UBND xã Tân Hòa thì hiện nay số người có
trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp tổng cộng chỉ có 13 người (chiếm 3,1% tổng số
lao động). Tuy nhiên, số người có trình độ này hầu hết lại tham gia làm việc ở các
công ty tư nhân của nước ngoài, còn số người có học vấn cao tham gia vào các cơ
quan nhà nước thì chỉ có 3 người với trình độ trung cấp.
Với trình độ hạn chế như vậy nên kinh nghiệm quản lý, năng lực lãnh đạo của
các cấp chính quyền địa phương còn rất hạn chế. Hiện nay, xã cũng đang tích cực cho
cán bộ đi học nghiệp vụ, tuy nhiên số lượng này còn rất hạn chế.
Mặt khác lao động của xã có một đặc điểm nổi bật là: lao động nam chiếm 335
người trên tổng số lao động của xã, tức chiếm hơn một nữa (80%) so với lao động nữ.
Trong khi đó lao động nữ chỉ có 84 người (chiếm 20% tổng số lao động của xã). Đặc
điểm riêng có này của xã đã hứa hẹn một tương lai tươi sáng cho Tân Hòa bởi vì đã có
một đội ngũ nam nhân tài giúp ích cho xã hội nếu như họ biết phát huy tối đa tài năng
của bản thân mình.
2.4.2. Giáo dục
Xã đã hoàn thành được phổ cập trung học cơ sở, 100% các em đủ tuổi học mẫu

giáo và lớp 1 đều được đến trường. Đây cũng là đặc điểm nổi bậc của xã Tân Hòa so
với các xã khác trong huyện trong công tác nâng cao dân trí.
Giáo dục là vấn đề được sự quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta trong
giai đoạn công nghiệp hóa-hiện đại hóa hiện nay. Xã Tân Hòa đã hoàn thành xuất sắc
công tác xóa mù chữ mà Đảng và Nhà nước ta đưa ra.
10


Bảng 2.3. Trình Độ Văn Hóa Năm 2005 của Xã Tân Hòa
Diễn giải
Tổng số nhân khẩu
Tổng số người đi học
- Cấp 1
- Cấp 2
- Cấp 3
- Cao đẳng, THCN
- Đại học

Số người
1.523
1.523
837
456
217
11
2

Tỷ lệ (%)
100,00
54,96

29,94
14,25
0,72
0,13
Nguồn tin: Thống kê xã

Qua thống kê xã cung cấp cho thấy: tổng số người có học vấn chiếm tuyệt đối
100%. Trong đó cấp 1 chiếm tỷ lệ cao nhất 54,96% tương ứng với 837 người, còn các
cấp học khác thì phát triển theo chiều hướng “cấp học càng cao, tỷ lệ người học càng
ít”.
Ở các cấp học càng cao như: cao đẳng, trung học chuyên nghiệp cũng như đại
học chiếm 1 tỷ lệ rất nhỏ so với tổng số người đi học, cụ thể như sau: cao đẳng và
trung học chuyên nghiệp chỉ chiếm 0,72% tương ứng với 11 người trong xã, còn Đại
Học thì càng ít ỏi hơn, chỉ có 0,13% tương ứng với 2 người trong xã. Đây là nhân tố
chính ảnh hưởng đến tình hình áp dụng khoa học kỹ thuật mới của xã , bởi vì yêu cầu
của kỹ thuật tiên tiến đòi hỏi phải có trình độ tiếp thu, phải có tầm nhìn rộng cùng với
một lượng kiến thức dồi dào…
2.4.3. Y tế
Hiện tại, xã có 1 trạm y tế phục vụ cho nhân dân với 6 giường bệnh, 2 cán bộ y
sĩ, 1 cán bộ y tá và 1 bác sĩ. Tuy đội ngũ cán bộ y tế còn ít, song các y bác sĩ luôn cố
gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho
người dân trong xã, tạo được lòng tin cho bệnh nhân và được sự tín nhiệm của nhân
dân địa phương cũng như của các cấp chính quyền địa phương.
2.4.4. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất
a) Giao thông
Trong những năm gần đây, đường giao thông đã được các cấp chính quyền địa
phương quan tâm, đầu tư xây dựng ngày càng rộng khắp. Xã đã xây dựng được hệ
thống các đường liên xã, liên ấp để thuận tiện cho việc đi lại và giao lưu kinh tế giữa
địa phương với các nơi khác.
11



Hệ thống giao thông đường thủy của xã khá tốt bởi có một hệ thống sông ngòi
chằng chịt, hàng năm được nạo vét thêm để phục vụ cho việc vận chuyển mía, đáp ứng
nhu cầu đi lại và sản xuất của bà con.
Bên cạnh đường thủy thì hệ thống giao thông đường bộ của xã cũng khá dày
đặc và phức tạp. Hiện tại, xã có 3 tuyến đường liên xã cặp theo các kênh do tỉnh,
huyện đầu tư (Gia Miệng, Trần Văn Mười, Bà Hai) và 1 tuyến đường liên ấp. Ngoài ra
còn có các đường bộ nhỏ đắp đất, trải đan hay đá đỏ đi vào các ấp do người lao động
cùng góp ngân sách với nhà nước để làm.
Phương tiện để nối liền giữa hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy là
“cầu”. Xã hiện có trên 60 cây cầu lớn nhỏ, trong đó 20 cây cầu bê tông cốt thép, còn
lại là các cây cầu bằng cây lót ván.
b) Mạng lưới điện
Những năm gần đây với phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”, xã đã
vận động được bà con đóng góp, kéo điện về các ấp ở những nơi vùng sâu. Tính đến
nay đã có 80% dân trong xã có điện để sử dụng cho sinh hoạt và giải trí, tuy nhiên đây
chỉ là điện tổ chưa phải là mạng lưới điện trung và hạ thế. Hiện tại, điện trung thế đã
được phủ khắp 5/5 ấp của xã nhưng người dân trong vùng vẫn chưa sử dụng được do
chưa hạ thế.
c) Hệ thống thủy lợi
Hệ thống đê bao đã khép kín toàn xã, đảm bảo tiêu thoát nước, sản xuất và vận
chuyển mía. Xung quanh và trong xã có nhiều hệ thống kênh nội đồng, rạch lớn, nhỏ
nằm ngang, dọc thuận lợi cho việc lấy nước vào ruộng mía. Để lấy nước vào, người
dân trồng mía chỉ việc dở nắp cống, bọng cho nước chảy vào.
Xã không bị ngập lụt do đã có một hệ thống đê bao vững chắc nhưng đôi khi
những cơn mưa lớn triền miên kéo dài thì mía sẽ bị ngập nước. Lúc này, xã cần có
thêm máy bơm để bơm nước ra khỏi ruộng mía nếu như nước mưa tự thoát từ ruộng
mía ra các kênh rạch với tốc độ chậm. Tuy nhiên trường hợp này xã hiếm khi gặp, nếu
có thì cũng chỉ cần ít máy bơm thôi.

d) Hệ thống bưu điện
Bên cạnh các nơi gọi điện thoại công cộng thì hiện nay xã đã xây dựng được 1
bưu điện văn hóa, đã đáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc cho bà con trong xã.
12


Toàn xã đã phủ sóng phát thanh truyền hình giúp cho người dân đáp ứng nhu cầu giải
trí, nắm bắt kịp thời những thông tin chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
e) Trạm cung cấp giống mía
Có 3 trạm cung cấp giống mía cho xã, đảm bảo nhu cầu giống cho bà con nông
dân, đó là:
- Trạm mía đường Hiệp Hòa.
- Trạm mía đường công ty mía đường Ấn Độ (Nagajurna).
- Trại giống mía Lương Hòa.
Diện tích đất trồng mía của xã chiếm tỷ lệ khá cao so với diện tích đất tự nhiên.
Toàn xã có diện tích đất tự nhiên là 1.560 ha nhưng diện tích đất mía lại chiếm tới
1.313 ha (chiếm 84% tổng diện tích đất). Tương ứng với diện tích mía như thế là các
giống mía rất khác nhau, cụ thể:
- Roc 10 chiếm 354 ha.
- K84-200 chiếm 496 ha.
- Pháp-R750 chiếm 350 ha.
- MI, Roc 18, VN 85-1427, VN65-65 chiếm 1 tỷ lệ nhỏ: 113 ha.
Hình 2.2. Biểu Đồ Cơ Cấu Giống Mía của Xã Tân Hòa

Pháp-R750
26%

MI, Roc18,
VN85-1427,
VN65-65

9%

Róc 10
27%

K84-200
38%

Nguồn tin: Ban nông nghiệp xã
Qua biểu đồ cho thấy: giống mía K84-200 được bà con nông dân trồng nhiều
nhất trong xã hiện nay, chiếm 38%, năng suất cao đến 110-130 tấn/ha. Đây là giống
mới, năng suất cao, ít sâu rầy. Kế đến là Róc 10 (chiếm 27%) và giống mía Pháp-R750
(chiếm 26%), nếu được thâm canh đúng mức thì năng suất có thể đạt đến 100-120

13


×