Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ GIS ĐỂ XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHẤT LƠ LỬNG Ở HỒ TRỊ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.96 MB, 78 trang )

LỜI CẢM ƠN
Bản đồ án này được thực hiện tại bộ môn Kỹ thuật Môi trường và bộ môn Trắc địa
– Bản đồ (Học viện Kỹ thuật Quân sự). Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
PGS.TS Trịnh Lê Hùng, Bộ môn Trắc địa – Bản đồ, Học viện Kỹ thuật Quân sự
đã hướng dẫn tận tình chu đáo, luôn động viên, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận
lợi nhất và giúp đỡem trong thời gian thực hiện đồ án tốt nghiệp.
Em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, của các thầy cô giáo trong Khoa Hóa
Lý kỹ thuật, Học viện Kỹ thuật Quân sự đã đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ em trong suốt
quá trình học tập, tạo điều kiện tốt nhất để em thực hiện đồ án.
Và cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã quan tâm động
viên trong quá trình học tập và thực hiện đồ án.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Sinh viên

NGUYỄN TUẤN ANH

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu
BOD

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Biochemical Oxygen Demand
1

Nhu cầu oxy sinh hóa



COD

Chemical Oxygen Demand

Nhu cầu oxy hóa học

DO

Dissolved Oxygen

Oxy hòa tan

TSS

Total suspended solid

Tổng chất rắn lơ lửng

GPS

Global Positioning System

Hệ thống định vị toàn cầu

NIR

Near Infrared Reflectance

Dải sóng cận hồng ngoại


SPM
ERTS

Hàm lượng chất lơ lửng
Earth Resource Technology Kỹ thuật vệ tinhcông nghệ tài
Sattellite

nguyên trái đất
Bộ tài nguyên môi trường

BTNMT
MSS
ETMEnhace

Đa phổ
Thematic Mapper

Bộ cảm

d
TCCP
GIS

Tiểu chuẩn cho phép
Geographical

Information Hệ thống thông tin địa lý

System


DANH MỤC B
Bảng 1.1 Một số đặc trưng cơ bản của các hệ thống sông chính ở Việt Nam...........................................4
Bảng 1.2 Các hồ chứa thủy lợi, thủy điện quan trọng...............................................................................7
Bảng 1.3 Tổng lượng nước thải và thải lượng các chất ô nhiễm............................................................13
Bảng 1.4 Các bộ cảm viễn thám sử dụng phổ biến trong đánh giá chất lượng nước..............................19
Bảng 1.5 Một số thông số các kênh phổ ảnh Landsat TM.......................................................................38
Bảng 1.6 Thông số các kênh phổ ảnh Landsat ETM+ và Landsat-7.......................................................38
Bảng 1.7 Ứng dụng chính của các kênh phổ ảnh Landsat TM, ETM+...................................................39
2


YBảng 2.1 Độ thấu quang của nước phụ thuộc bước sóng……………..

…………………...46
Bảng 2.2 Giá trị hệ số Lmax, Lmin đối với các kênh ảnh................................................47
Bảng 2.3 Giá trị hệ số Lmax, Lmin đối với các kênh ảnh................................................48
Bảng 2.4 Giá trị ESUNλ đối với các kênh phổ ảnh Landsat ETM+................................49
YBảng 3.1 Số liệu đo đạc hàm lượng TSS tại vị trí lấy mẫu hồ Trị An………….

……….61
Bảng 3.2 Giá trị phản xạ phổ ảnh vệ tinh quang học Landsat........................................63

3


DANH MỤC H
Hình 1.1 Bản đồ ranh giới các lưu vực sông nước ta........................................................5
Hình 1.2 Tỉ lệ phân bố tài nguyên nước mặt Việt Nam theo các lưu vực sông..................6
Hình 1.3 Tỉ lệ giữa các vùng về tổng lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
..........................................................................................................................................12

Hình 1.4 Ô nhiễm nước mặt ở các hồ ở Hà Nội (nguồn: internet)..................................12
Hình 1.5 Ô nhiễm nước mặt ở làng nghề Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội).......................15
Hình 1.6 Cơ chế hoạt động của hệ thống viễn thám.......................................................18
Hình 1.7 Mô tả các chức năng của GIS...........................................................................23
Hình 1.8 Nội suy IDW......................................................................................................25
Hình 1.9 Nội suy Spline....................................................................................................26
Hình 1.10 Nội suy Kriging...............................................................................................26
Hình 1.11 Mô tả các giá trị của Kriging..........................................................................27
Hình 1.12 Nội suy Trend...................................................................................................27
Hình 1.13 Nội suy Natural Neighbor...............................................................................28
Hình 1.14 Kết quả xác định hàm lượng chất lơ lửng (SPM) vùng Gironde (Pháp) trên
ảnh SPOT HRV (a, 14-06-1996) và Landsat ETM+ (b, 04-03-2000)..............................30
Hình 1.15 Phân bố hàm lượng SPM khu vực German Bight từ ảnh vệ tinh SPOT.........30
Hình 1.16 Kết quả xác định hàm lượng chất lơ lửng (SS) trong nước mặt hồ
Buyukcekmece (Thổ Nhĩ Kỳ) từ dữ liệu ảnh vệ tinh IKONOS.........................................32
Hình 1.17 Bản đồ phân bố các trạm quan trắc chất lượng nước....................................34
Hình 1.18 Bản đồ phân bố hàm lượng chất ô nhiễm BOD và COD................................35
Hình 1. 19 Sơ đồ phân bố hàm lượng chlorophyll-a trong nước Hồ Tây........................36
YHình 2.1 Đặc trưng phản xạ phổ của nước và một số đối tượng khác(nguồn

Internet)..43
Hình 2.2 Đối tượng nước tương phản rõ rệt với đất liền ở kênh cận hồng ngoại ảnh vệ
tinh Landsat ETM+ tại hồ Trị An năm 2010....................................................................44
Hình 2.3 Tổ hợp màu RGB=MIR:NIR:RED ảnh Landsat 5 TM năm 2009.....................44
4


Hình 2.4 Phản xạ phổ của nước trong và nước đục.........................................................45
Hình 2.5 Phản xạ phổ của nước chứa hàm lượng chất lơ lửng khác nhau.....................45
Hình 2.6 Ảnh hưởng của hàm lượng chlorophyll-a đến phản xạ phổ của nước..............46

Hình 2.7 Sơ đồ quy trình xác định hàm lượng chất lơ lửng.............................................53
YHình 3.1 Ảnh Landsat 7 ETM+ khu vực hồ Trị An 12/02/2010 ở tổ hợp màu tự

nhiên..58
Hình 3.2 Ảnh vệ tinh quang học Landsat khu vực hồ Trị An ngày 10/2/1012 (kênh 1)...59
Hình 3.3 Ảnh vệ tinh quang học Landsat khu vực hồ Trị An ngày 10/2/1012 (kênh 2)...60
Hình 3.4 Ảnh vệ tinh quang học Landsat khu vực hồ Trị An ngày 10/2/1012 (kênh 3)...60
Hình 3.5 Ảnh vệ tinh quang học Landsat khu vực hồ Trị An ngày 10/2/1012 (kênh 4)...61
Hình 3.6 Kết quả hồi quy bội tuyến tính nhằm xác định hàm lượng TSS........................64
Hình 3.7 Ví dụ xác định hàm lượng TSS sử dụng công cụ mô hình hóa..........................65
Hình 3.8 Kết quả xác định hàm lượng TSS theo công thức 3.1.......................................65
Hình 3.9 Kết quả xác định hàm lượng TSS cho khu vực hồ Trị An..................................66
Hình 3.10 Kết quả đánh giá phân bố hàm lượng TSS......................................................67

5


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..........................................4
1.1

Tổng quan về tài nguyên nước mặt ở Việt Nam....................................................4

1.2

Hiện trạng ô nhiễm nước mặt và các nguồn gây ô nhiễm.....................................9

1.2.1 Hiện trạng ô nhiễm nước mặt.............................................................................9
1.2.2


Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt.................................................................11

1.2.2.1 Ô nhiễm do nước thảisinh hoạt..................................................................11
1.2.2.2 Ô nhiễm do nước thải công nghiệp.........................................................12
1.2.2.3 Ô nhiễm do nước thải y tế.......................................................................14
1.2.2.4

Ô nhiễm do nước thải nông nghiệp, làng nghề..........................................15

1.3

Hiện trạng ô nhiễm của Hồ Trị An......................................................................15

1.4

Tổng quan về công nghệ viễn thám và GIS.........................................................16

1.4.1

Tổng quan về công nghệ viễn thám...............................................................16

1.4.2

Tổng quan về công nghệ GIS........................................................................21

1.4.2.1 Một số khái niệm cơ bản............................................................................21
1.4.2.2 Phương pháp ứng dụng công nghệ GIS trong nghiên cứu chất lượng nước
................................................................................................................................24
1.5


Đánh giá tình hình nghiên cứu trong và trên thế giới..........................................28

1.5.1. Tình hình trên thế giới...................................................................................28
1.5.2. Tình hình trong nước.......................................................................................32
1.6

Đặc điểm ảnh vệ tinh Landsat.............................................................................36

1.7

Tổng kết chương 1...............................................................................................39
6


CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG
DỮ LIỆU VIỄN THÁM TRONG XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHẤT LƠ LỬNG. 40
2.1 Các thông số chất lượng nước.................................................................................40
2.2 Đặc trưng phản xạ phổ của nước............................................................................41
2.3 Phương pháp xác định phổ phản xạ bề mặt từ ảnh vệ tinh Landsat........................46
2.3.1 Chuyển giá trị số của ảnh sang giá trị bức xạ phổ............................................46
2.3.2 Xác định giá trị phản xạ phổ đối với ảnh Landsat TM, ETM+.........................47
2.4 Phương pháp xác định hàm lượng chất lơ lửng từ dữ liệu viễn thám..................48
2.5 Quy trình xác định hàm lương chất lơ lửng từ dữ liệu ảnh vệ tinh Landsat...........51
CHƯƠNG III: THỬ NGHIỆM XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHẤT LƠ LỬNG
TRONG NƯỚC MẶT HỒ TRỊ AN TỪ DỮ LIỆU ẢNH VỆ TINH QUANG HỌC
LANDSAT.......................................................................................................................54
3.1 Đặc điểm khu vực nghiên cứu................................................................................54
3.2 Đặc điểm dữ liệu sử dụng trong đồ án....................................................................57
3.2.1 Dữ liệu viễn thám..............................................................................................57

3.2.1 Số liệu quan trắc................................................................................................60
3.3 Đặc điểm phần mềm ERDAS Imagine...................................................................61
3.4 Xây dựng hàm hồi quy giữa phản xạ phổ mặt nước và hàm lượng chất lơ lửng....62
3.4.1 Xây dựng hàm hồi quy......................................................................................62
3.4.2 Xác định hàm lượng TSS..................................................................................63
3.5 Thành lập bản đồ phân bố hàm lượng chất lơ lửng trong nước mặt hồ Trị An.......65
3.6 Tổng kết chương 3..................................................................................................67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................................68
1. Kết luận.....................................................................................................................68
7


2. Kiến nghị...................................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................69

8


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề
Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường, là yếu tố đặc biệt quan
trọng bảo đảm thực hiện thành công các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh
tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia.
Trong thời gian vừa qua, do sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế đất nước đã dẫn
đến nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm và quan trọng này này đang phải đối mặt với
nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt, đặc biệt là tài nguyên nước mặt.
Hồ Trị An là một hồ nước nhân tạo nằm trên sông Đồng Nai, thuộc huyện Vĩnh
Cửu, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam. Hồ là nơi trữ nước để cung cấp cho nhà máy thủy điện
Trị An. Hồ có dung tích toàn phần 2,765 tỷ m3, dung tích hữu ích 2,547 tỷ m3 và diện
tích mặt hồ 323 km3. Hồ cung cấp nước cho Nhà máy thủy điện Trị An công suất 400

MW với sản lượng điện hàng năm 1,7 tỷ kWh, ngoài ra hồ còn cung cấp nước phục vụ
các hoạt động kinh tế - xã hội cho toàn khu vực. Tuy nhiên trong những năm gần đây
tình trạng ô nhiễm nước hồ ngày càng tăng, đe dọa nghiêm trọng đến khả năng cấp và
thoát nước sông ngày càng tăng, đe dọa nghiêm trọng đến khả năng cấp thoát nước phục
vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.
Ngày nay có rất nhiều giải pháp nhằm cải thiện chất lượng nước hồ đã được đưa
ra như ban hành các văn bản pháp luật kèm theo chế tài hợp lý, thành lập các Ủy ban
Bảo vệ Môi trường Lưu vực sông hồ, áp dụng các công cụ kinh tế như thu phí nước thải,
lập quỹ Bảo vệ tài nguyên…Thiết nghĩ, việc tạo ra một công cụ hỗ trợ cho quản lý môi
trường dựa trên hệ thống thông tin địa lý cấp cao, tạo môi trường giao tiếp gần gũi, giúp
cộng đồng dễ dàng tiếp cận và theo dõi chất lượng môi trường, tăng mức độ xã hội hóa
công tác bảo vệ môi trường theo chủ trương của Nhà nước là hết sức cần thiết. Trước
đây, ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, để đánh giá mức độ ô nhiễm nước mặt
thường dựa vào việc phân tích các thông số chất lượng nước riêng biệt, sau đó so sánh
giá trị từng thông số đó với giá trị giới hạn được quy định trong các tiêu chuẩn/ quy
1


chuẩn trong nước hoặc quốc tế. Tuy nhiên, cách làm này có rất nhiều hạn chế do việc
đánh giá từng thông số riêng rẽ không nói lên diễn biến chất lượng tổng quát của nước
mặt.
Phương pháp đánh giá chất lượng nước mặt dựa trên các thông số chất lượng
nước ở các trạm quan trắc mặc dù có nhiều ưu điểm, tuy nhiên phương pháp có nhược
điểm khi không thể thực hiện với khu vực có quy mô lớn do tốn kém nhiều thời gian, chi
phí và trên thực tế cũng không thể tiến hành quan trắc với mật độ dày đặc. Những nhược
điểm này có thể khắc phục khi kết hợp với công nghệ GIS và viễn thám. Với ưu điểm
diện tích phủ trùm rộng, thời gian cập nhật ngắn của viễn thám kết hợp với khả năng xử
lý, phân tích dữ liệu của GIS, công nghệ viễn thám và GIS đã được áp dụng hiệu quả ở
nhiều quốc gia trên thế giới trong đánh giá chất lượng nước mặt.
Chính vì vậy, đề tài đồ án tốt nghiệp “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn

thám và GIS xác định hàm lượng chất lơ lửng trong nước mặt, thử nghiệm cho khu
vực hồ Trị An” là xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, cung cấp thông tin giúp các nhà quản
lý đưa ra các biện pháp kịp thời trong giám sát và sử dụng bền vững tài nguyên nước
mặt.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong đánh giá chất
lượng môi trường nước mặt, thử nghiệm cho khu vực hồ Trị An.
3. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
- Cơ sở khoa học phương pháp ứng dụng tư liệu viễn thám và GIS đánh giá chất lượng
nước mặt.
- Thu thập và xử lý ảnh vệ tinh quang học độ phân giải cao.
- Thực nghiệm xác định hàm lượng một số thông số chất lượng nước khu vực Hồ Trị An
từ tư liệu ảnh vệ tinh.
- Thành lập bản đồ phân bố hàm lượng một số thông số chất lượng nước mặt khu vực
Hồ Trị An.
2


4. Những kết quả đạt được của đề tài
- Quy trình xác định hàm lượng một số thông số chất lượng nước từ tư liệu ảnh vệ tinh.
- Bản đồ phân bố hàm lượng một số thông số chất lượng nước xây dựng từ tư liệu viễn
thám và GIS.

3


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về tài nguyên nước mặt ở Việt Nam
Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo. Nước mặt tồn tại dưới dạng nước

trong sông, hồ, nước trong vùng đất ngập nước hay băng, tuyết...Nước mặt là nguồn tài nguyên vô
cùng quý giá đối với mỗi quốc gia và là yếu tố không thể thiếu trong toàn bộ sự sống và các quá
trình xảy ra trên Trái Đất.
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có lượng mưa trung bình hàng
năm tương đối lớn (1.940 mm/năm), tuy nhiên do địa hình đồi núi nên trữ lượng và phân
bố tài nguyên nước ở Việt Nam không đồng đều.
Việt Nam có hơn 2.360 con sông có chiều dài từ 10 km trở lên, trong đó có 109
sông chính. Cả nước có 16 lưu vực sông với diện tích lưu vực lớn hơn 2.500 km 2, trong
đó 10/16 lưu vực có diện tích trên 10.000 km 2. Tổng diện tích các lưu vực sông trên cả
nước lên đến 1.167.000 km2, trong đó phần lưu vực nằm ngoài diện tích lãnh thổ chiếm
đến 72%.
Bảng 1.1 Một số đặc trưng cơ bản của các hệ thống sông chính ở Việt Nam

STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
19

Hệ thống
sông
Bằng Giang
- Kỳ Cùng

Hồng Thái Bình

Cả
Thu Bồn
Ba
Sê San
Srê Pôk
Đồng Nai
Mê Kông

Diện tích lưu vực (km2)

Tổng lượng dòng chảy năm
Ngoài

( tỷ m3)
Trong

nước

nước

13.260

1,7

7,7

9,4


82.340

169.000

51,8

83,2

13,5

17.720
17.730
10.350
13.900
33.300
39.000

28.400
27.200
10.350
13.900
11.620
18.265
40.000
795.000

3,9
4
3,5
400


14,1
19,5
20,1
9,5
33,5
75

18
23,5
20,1
9,5
12,9
13,5
37
475

Ngoài

Trong

nước

nước

1.980

11.280

86.660

10.680
9.470
6.700
756.000

Tổng

4

Tổng


Nguồn: Hồ sơ tài nguyên nước Quốc gia, Bộ TN&MT, 2003;Báo cáo Tài nguyên nước,
những vấn đề và giải pháp quản lý, khai thác, sử dụng nước, BTNMT, 2009.

Hình 1.1 Bản đồ ranh giới các lưu vực sông nước ta
Nguồn: Dự án đánh giá ngành nước, Cục Quản lý Tài nguyên nước, 2008
Do đặc điểm vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đặc thù nên khoảng 60% lượng
nước mặt nước ta tập trung ở lưu vực sông Mê Kông, 16% tập trung ở lưu vực sông
Hồng – Thái Bình, khoảng 4% ở lưu vực sông Đồng Nai, trong khi các lưu vực sông lớn
khác tổng lượng nước chỉ chiếm một phần nhỏ (hình 1.2). Do lượng mưa phân bố không
đồng đều cả về thời gian và không gian, vào mùa khô, lượng nước mặt chỉ bằng khoảng
20 – 30% lượng nước cho cả năm, trong đó khoảng một nửa trong số 16 lưu vực sông
chính bị thiếu nước bất thường hoặc cục bộ.

5


Hình 1.2 Tỉ lệ phân bố tài nguyên nước mặt Việt Nam theo các lưu vực sông
(Nguồn: Báo cáo Tài nguyên nước, những vấn đề và giải pháp quản lý, khai thác, sử

dụng nước, BTNMT, 2009)
Tổng lượng nước mặt của các lưu vực sông trên lãnh thổ Việt Nam đạt khoảng
830 - 840 tỷ m3/năm, trong đó có khoảng 310 - 315 tỷ m 3 là nước nội sinh, còn 520 525 tỷ m3 là nước cháy từ các nước láng giềng vào lãnh thổ nước ta. Ví dụ, ở lưu vực
sông Mê Công có đến 90% tổng khối lượng nước bề mặt có nguồn gốc ngoại lai, hay lưu
vực sông Hồng tỉ lệ nguồn nước ngoại lai chiếm 50% (bảng 1.1).
Mặc dù tổng lượng nước cả năm của nước ta rất dồi dào, tuy nhiên nếu xét trên
từng lưu vực, chỉ có 4 lưu vực sông đủ nước, bao gồm Mê Công, Sê San, Vu Gia - Thu
Bồn và Gianh. Lưu vực sông Hương và sông Ba có lượng nước ở mức xấp xỉ tiêu chuẩn
quốc tế. Các lưu vực sông khác có thể thiếu nước thường xuyên hoặc cục bộ. Nếu xét
lượng nước vào mùa khô thì nước ta lại thuộc các vùng phải đối mặt với thiếu nước, một
số khu vực thuộc loại khan hiếm nước.
Tính đến năm 2012, với dân số khoảng 88 triệu người, tổng lượng nước bình quân
đầu người theo năm ở nước ta đạt khoảng 9.500 m 3/người. Như vậy, lượng nước bình
quân đầu người theo năm ở Việt Nam thấp hơn chuẩn 10.000m 3/người/năm của các quốc
gia có tài nguyên nước trung bình theo quan điểm của Hiệp hội nước quốc tế (IWRA).
Hơn nữa, nếu chỉ tính theo lượng nước nội sinh thì lượng nước bình quân đầu người
theo năm ở Việt Nam còn thấp hơn nữa. Điều này có thể dẫn đến tình trạng khan hiếm
6


nước mặt và đe dọa đến sự phát triển ổn định về kinh tế, xã hội, an ninh lương thực ở
nước ta trong tương lai gần.
Dòng chảy của các con sông trong lưu vực ở nước ta đang được kiểm soát bởi hệ
thống các hồ chứa và đập nước (bảng 1.2). Tổng dung tích hữu ích của các hồ chứa ở
nước ta đạt khoảng 37 tỷ m 3 (4,5% tổng lượng nước mặt trung bình năm), trong đó trên
45% thuộc lưu vực sông Hồng - Thái Bình, khoảng 22% ở lưu vực sông Đồng Nai và 5 7% ở lưu vực các sông Cả, Ba, Sê San. Lượng nước trữ trong các hồ, đập ở các lưu vực
sông khác chiếm khoảng 20% tổng lượng nước mặt hàng năm.
Bảng 1.2 Các hồ chứa thủy lợi, thủy điện quan trọng
Nguồn: Cục Quản lý Tài nguyên nước, BTNMT, 2012
STT


Lưu vực
sông

Số
lượng

Tên hồ chứa

hồ chứa
Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang, Huổi

1

Hồng

8

2



5

Cửa Đạt, Hủa Na, Trung Sơn, Pa Ma, Huổi Tạo

3

Cả


4

Bản Vẽ, Khe Bố, Bản Mồng, Ngàn Trươi

4

Hương
Vu Gia -

4

Bình Điền, Hương Điền, Tả Trạch, A Lưới
A Vương, Đắk Mi 4, Sông Tranh 2, Sông Bung 2,

5
6

7

Thu Bồn
Trà
Khúc
Kôn –


6

Quảng, Bản Chát, Nậm Na 3, Lai Châu

Sông Bung 4, Đắk Mi 1


2

Đak Đrinh, Nước Trong

3

Vĩnh Sơn A, Vĩnh Sơn B, Bình Định, Núi Một

Thanh
8

Ba

5

9

Sê San

5

10

Srêpôk

6

Sông Ba Hạ, Sông Hinh, Krông Hnăng, Ayun Hạ,
cụm hồ An Khê - Kanak

Plêy Krông, Ialy, Sê San 4, Thượng Kon Tum, Sê
San 4A
Buôn Tua Srah, Buôn Kuốp, Srêpôk 3, Srêpôk 4,
7


STT

Lưu vực
sông

Số
lượng

Tên hồ chứa

hồ chứa
Đức Xuyên, Srêpôk 7
Dầu Tiếng, Trị An, Thác Mơ, Đơn Dương, Hàm

11

Đồng
Nai

13

Thuận - Đa Mi - Cầu Đơn, Đại Ninh, Đồng Nai 2,
Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Srok Phu Miêng, Phước


Hòa
Như vậy, có thể nhận thấy, tài nguyên nước ở Việt Nam có vai trò hết sức quan
trọng và đang trở nên quý hiếm trong những năm gần đây. Trong khi nhu cầu về nước
không ngững tăng cao, nguồn nước mặt ở nhiều sông, hồ lại đang bị suy thoái và ô
nhiễm nghiêm trọng dẫn đến nguồn nước sạch ngày càng khan hiếm. Hạn hán, thiếu
nước xảy ra thường xuyên, nghiêm trọng ở nhiều vùng ở nước ta, không chỉ vào mùa
khô mà cả mùa mưa. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, sự gia tăng dân số và các hoạt
động của con người đang gây áp lực rất lớn đến chất lượng nguồn nước mặt, đe dọa an
ninh về nguồn nước ở Việt Nam. Ở nhiều thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh, các hệ thống sông, hồ bị ô nhiễm hết sức nghiêm trọng bởi rác thải, nước thải sinh
hoạt, công nghiệp, ý tế. Đặc biệt ở Hà Nội, nơi tập trung 22% làng nghề cả nước (1.350
làng có nghề, 286 làng nghề truyền thống), trong đó có 43 làng chế biến thực phẩm, 59
làng dệt nhuộm đồ da, 135 làng thủ công mỹ nghệ, chất lượng nước mặt ở các sông, hồ
bị ô nhiễm nặng nề. Theo số liệu thống kê, tại các làng nghề chế biến lương thực, thực
phẩm ở Hà Nội, lượng nước thải có nơi lên đến 7000 m 3/ngày, nơi ít nhất cũng trên 1000
m3/ngày.
1.2 Hiện trạng ô nhiễm nước mặt và các nguồn gây ô nhiễm
1.2.1 Hiện trạng ô nhiễm nước mặt
Hiện nay ở Việt Nam, tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia
tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh
thổ.Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm
8


bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất
công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý
chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng; ở ngành công nghiệp dệt
may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-11;
chỉ số nhu cầu ô xy sinh hoá (BOD), nhu cầu ô xy hoá học (COD) có thể lên đến
700mg/1 và 2.500mg/1; hàm lượng chất rắn lơ lửng... cao gấp nhiều lần giới hạn cho

phép.
Ở thành phố Thái Nguyên, tổng lượng nước thải công nghiệp từ các cơ sở sản
xuất giấy, luyện gang thép, luyện kim màu, khai thác than chiếm khoảng 15% lưu lượng
nước sông Cầu; nước thải sản xuất giấy có màu nâu, mùi khó chịu, giá trị pH từ 8,4-9,
hàm lượng NH4+ là 4mg/1, hàm lượng chất hữu cơ cao,...
Khảo sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, giấy, dệt nhuộm ở Bắc
Ninh cho thấy có lượng nước thải hàng ngàn m3 /ngày không qua xử lý, gây ô nhiễm
nguồn nước và môi trường trong khu vực.
Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh.Ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập
trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Mặt khác, còn rất
nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn
chưa có hệ thống xử lý nước thải; một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không
được thu gom hết… là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nước. Không chỉ ở Hà
Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà ở các đô thị khác như Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nam
Định, Hải Dương… nước thải sinh hoạt cũng không được xử lý ô nhiễm, nguồn nước
nơi tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiểu chuẩn cho phép (TCCP), các thông số chất lơ
lửng (SS), BOD, COD, DO đều vượt từ 5-10 lần, thậm chí 20 lần TCCP.
Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp, hiện
nay Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn, phần lớn các chất thải của
con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho
tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Theo báo
cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số vi khuẩn FecalColiform trung bình
9


biến đổi từ 1.500 - 6 3.500MNP/100ml ở các vùng ven sông Tiền và sông Hậu, tăng lên
tới 3.800-12.500MNP/100ml ở các kênh tưới tiêu.
Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc BVTV, các nguồn nước ở
sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường nước và sức khoẻ

người dân. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng diện tích
mặt nước sử dụng cho nuôi trồng thủy sản đến năm 2012 của cả nước là 1.059.000 ha
Do hoạt động nuôi trồng thuỷ sản một cách ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo
quy trình kỹ thuật nên gây ra nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước. Cùng với việc
sử dụng nhiều và không đúng cách các loại hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản, các thức
ăn dư lắng xuống đáy ao, hồ, lòng sông làm cho môi trường nước bị ô nhiễm các chất
hữu cơ, làm phát triển một số loài sinh vật gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc; thậm
chí đã có dấu hiệu xuất hiện thủy triều đỏ ở một số vùng ven biển Việt Nam.
Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi
trường nước, như sự gia tăng dân số, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu, nhận thức của
người dân về vấn đề môi trường còn chưa cao… Đáng chú ý là sự bất cập trong hoạt
động quản lý, bảo vệ môi trường. Nhận thức của nhiều cấp chính quyền, cơ quan quản
lý, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước chưa sâu sắc
và đầy đủ; chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường nước là loại ô nhiễm gây nguy hiểm trực
tiếp, hàng ngày và khó khắc phục đối với đời sống con người cũng như sự phát triển bền
vững của đất nước.
Nước ta có nền công nghiệp chưa phát triển mạnh, các khu công nghiệp và các đô
thị chưa đông lắm nhưng tình trạng ô nhiễm nước đã xảy ra ở nhiều nơi với các mức độ
nghiêm trọng khác nhau.
Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất, dung tưới lúa và hoa màu, chủ
yếu là ở đồng bằng song Cửu Long và sông Hồng. Việc sử dụng nông dược và phân bón
hóa học càng góp thêm phần ô nhiễm môi trường nông thôn.
Công nghiệp là ngành làm ô nhiễm nước quan trọng, mỗi ngành có một loại nước
thải khác nhau, làm nước bị nhiễm bẩn đáng kể.

10


Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư ngày càng tang nhanh so với dân số và các
đô thị.Nước cống từ nước thải sinh hoạt công với nước thải của các cơ sở tiểu thủ công

nghiệp trong khu dân cư đặc trưng ô nhiễm cửa các đô thị ở nước ta.
Điều đáng nói nhất là nước thải đều trực tiếp thải ra môi trường, chưa qua xử lý gì
cả, vì nước ta chưa có hệ thống xử lý nước thải nào đúng nghĩa.
Nước ngầm cũng bị ô nhiễm, do nước sinh hoạt hay công nghiệp và nông nghiệp.
Việc khai thác tràn lan nước ngầm làm cho hiện tượng nhiễm phèn xảy ra ở những vùng
ven biển sông Hồng, sông Thái Bình, sông Cửu Long, ven biển miền Trung,…
1.2.2 Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt
1.2.2.1 Ô nhiễm do nước thảisinh hoạt
Theo báo cáo Môi trường quốc gia năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường,
nước thải sinh hoạt là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước
mặt. Nước thải sinh hoạt chiếm trên 30% tổng lượng thải trực tiếp ra các sông hồ, hay
kênh rạch dẫn ra sông, trong đó Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng là hai nơi tập
trung nhiều nước thải sinh hoạt nhất cả nước (Hình 1.3) .
Lượng nước thải sinh hoạt đổ ra các hệ thống sông, hồ hàng năm đều tăng do tốc
độ đô thị hóa cao. Tỉ lệ tăng dân số khu vực đô thị nhanh gấp ba lần mức độ tăng dân số
cả nước. Hàng loạt đô thị mới được xây dựng trong những năm gần đây trong khi chưa
có nhà máy xử lý nước thải tập trung hoặc đã có nhưng hoạt động không hiệu quả. Ngay
cả ở khu vực nông thôn, lượng nước thải sinh hoạt chiếm tỉ lệ rất lớn và tăng nhanh qua
từng năm dẫn đến tình trạng ô nhiêm nước mặt ngày càng nghiêm trọng..

Hình 1.3 Tỉ lệ giữa các vùng về tổng lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
11


Hình 1.4 Ô nhiễm nước mặt ở các hồ ở Hà Nội (nguồn: internet)
1.2.2.2

Ô nhiễm do nước thải công nghiệp

Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội là sự ra đời của nhiều khu công nghiệp,

cụm công nghiệp ở nhiều tỉnh, thành ở nước ta. Trong khi đó, việc đầu tư cho hệ thống
xử lý nước thải công nghiệp còn rất hạn chế. Số lượng khu công nghiệp có hệ thống xử
lý nước thải ở Việt Nam vẫn đang ở mức trung bình (50 - 60%), hơn nữa hơn 50% trong
số đó vẫn chưa hoạt động có hiệu quả.
Ô nhiễm môi trường nước mặt do nước thải công nghiệp tập trung ở các trung tâm
công nghiệp như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Dương, thành phố Hồ Chí
Minh, Đồng Nai...Sự gia tăng nước thải từ các khu công nghiệp trong những năm gần
đây là rất lớn với tốc độ gia tăng cao hơn nhiều so với sự gia tăng tổng lượng nước thải
chung trong toàn quốc. Nhiều khu công nghiệp, nhà máy xả nước thải chưa qua xử lý ra
các hệ thống sông, hồ xung quanh. Chất lượng nước mặt tại một số khu vực tập trung
các nhà máy, xí nghiệp...đang ở mức báo động với nhiều thông số chất lượng nước vượt
nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép.
Tổng lượng nước thải và thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải các khu
công nghiệp ở Việt Nam được thể hiện trong bảng 1.3.
Bảng 1.3 Tổng lượng nước thải và thải lượng các chất ô nhiễm
trong nước thải từ các khu công nghiệp

12


Lượng
Vùng

Đồng
bằng
sông
Hồng
Duyên
hải
miền

Trung

Đông
Nam
Bộ
Đồng
bằng

Khu vực

Hà Nội
Hải Phòng
Quảng Ninh
Hải Dương
Hưng Yên
Vĩnh Phúc
Bắc Ninh
Đà Nẵng
Thừa Thiên

nước thải

Tổng lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày)
Tổng

Tổng

N

P


11.668
4.474
2.568
7.594
3.940
6.795
12.424
7.590

2.122
814
467
1.381
716
1.235
2.259
1.380

2.926
1.122
644
1.904
988
1.704
3.116
1.903

1.340


244

336

(m3/ngày)

TSS

BOD

COD

36.577
14.026
8.050
23.806
12.350
21.300
38.946
23.792

8.047
3.086
1.771
5.237
2.717
4.686
8.568
5.234


5.011
1.922
1.103
3.261
1.692
2.918
5.336
3.260

4.200

924

575

Huế
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Bình Định
TP. HCM
Đồng Nai
Vũng Tàu
Bình Dương
Tây Ninh
Bình Phước
Long An

13.024
3.950
13.842

57.700
179.066
93.550
45.900
11.700
100
25.384

2.865 1.784 4.154
755
1.042
869
541
1.260
229
316
3.045 1.896 4.416
803
1.107
12.694 7.905 18.406 3.347 4.616
39.395 24.532 57.122 10.386 14.325
20.581 12.816 29.842 5.426 7.484
10.098 6.288 14.642 2.662 3.672
2.574 1.603 3.732
679
936
22
14
32
6

8
5.585 3.478 8.098 1.472 2.031

Cần Thơ

11.300

2.486

1.548

3.605

655

904

Cà Mau

2.400

528

329

766

139

192


sông
Cửu
Long
1.2.2.3

Ô nhiễm do nước thải y tế

Nhiều địa phương ở nước ta, đặc biệt là tại các thành phố lớn tập trung nhiều bệnh
viện các cấp, nhiều trung tâm y tế đang hoạt động. Mặc dù nhiều bệnh viện lớn đã được
trang bị hệ thống xử lý nước thải, tuy nhiên các cơ sở y tế với quy mô nhỏ phần lớn xả
nước thải y tế chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa triệt để ra môi trường xung quanh.
13


Nước thải y tế được xem là nguồn thải rất độc hại nếu không được xử lý trước khi
thải ra môi trường do chứa nhiều hóa chất độc hại với nồng độ cao và chứa nhiều vi
trùng, vi khuẩn lây lan bệnh truyền nhiễm. Mức độ gia tăng lượng nước thải y tế ở nước
ta ngày càng nhanh chóng do sự gia tăng số lượng các bệnh viện và cơ sở y tế. Ô nhiễm
nguồn nước mặt do nước thải, rác thải y tế đang là một vấn đề gây bức xúc ở nhiều địa
phương ở Việt Nam.
1.2.2.4

Ô nhiễm do nước thải nông nghiệp, làng nghề

Bên cạnh các nguồn nước thải trên, nước thải nông nghiệp, làng nghề cũng là một
nguồn gây ô nhiễm môi trường nước mặt. Hoạt động trồng trọt sử dụng phân bón không
đúng quy trình, sử dụng quá nhiều hóa chất bảo vệ thực vật đang gây ảnh hưởng tới chất
lượng nước các lưu vực sông. Phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật tồn dư trong đất bị
rửa trôi theo các dòng chảy mặt và đổ vào các hệ thống sông, hồ, đặc biệt là vào mùa

mưa. Nước thải từ hoạt động nông nghiệp có chứa hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ
sâu là những thành phần hết sức độc hại cho môi trường và sức khỏe con người.
Các khu vực đồng bằng, xung quanh các đô thị thường là nơi tập trung các làng
nghề sản xuất thủ công với quy mô nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu và hầu như không có các
công trình xử lý nước thải. Nước thải từ các làng nghề làm cho chất lượng môi trường
nguồn nước mặt bị suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và môi
trường sống của người dân.

Hình 1.5 Ô nhiễm nước mặt ở làng nghề Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội)
(nguồn: Internet)
14


1.3 Hiện trạng ô nhiễm của Hồ Trị An
Qua kết quả quan trắc chất lượng nguồn nước mặt hồ Trị An cho thấy tại vị trí
thượng nguồn, khu vực lòng hồ thuộc địa bàn thị trấn Vĩnh An, xã Phú Cường, xã La
Ngà (huyện Vĩnh Cửu) và đoạn cửa sông Đồng Nai đổ vào hồ, chất lượng nguồn nước bị
ô nhiễm cục bộ, nhiều thông số về môi trường không đạt chuẩn quy định. Khu vực cách
cầu La Ngà khoảng 1,5km về phía hạ lưu sông Đồng Nai, nguồn nước bị ô nhiễm nặng.
Cụ thể các thông số TSS (chất rắn lơ lửng), COD (lượng ôxy hoà tan), BOD5 (nhu cầu
ôxy sinh hóa), N-NO2 (hàm lượng nitrate), Fe (sắt), Ecoli và Coliform (vi sinh vật trong
nước) vượt quy chuẩn nhiều lần. Tại khu vực này, mức độ ô nhiễm nguồn nước được
đánh dấu màu da cam, ở mức độ cảnh báo thứ 4 trong 5 cấp độ cảnh báo về ô nhiễm
nguồn nước. Có 3 vị trí quan trắc được đánh dấu ở mức cảnh báo màu vàng, mức thứ 3
trong 5 mức cảnh báo gồm: vị trí bờ phía Nam thị trấn Vĩnh An, khu vực xã La Ngà và
đoạn cửa sông Đồng Nai đổ vào. Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Đồng Nai
cho biết: Đối với những khu vực được cảnh báo về chất lượng nước ở mức 3 và 4, nguồn
nước chỉ được sử dụng để cung cấp cho tưới tiêu và giao thông đường thủy, ngoài ra
không được dùng cho sinh hoạt.
Do các dịch vụ ăn uống, các mặt hàng khác buôn bán tấp nập bên bờ hồ Trị An

nên lượng rác thải hàng ngày đang đổ xuống khắp các bến bãi nhiều hơn như: túi nilon,
thùng xốp, vỏ măng, vỏ dừa, các đồ đựng thức ăn nước uống..., vứt xuống mặt nước hồ
tạo thành một lớp dày toàn rác.Thậm chí nhiều con cá ươn bán không được cũng vứt
xuống hồ, lâu ngày xác cá phân hủy bốc mùi hôi tanh không chịu nổi. Khi rác cũ chưa
kịp phân hủy thì rác mới đã đổ dồn lên tạo thành những lớp rác dày đặc quánh, khiến
mặt nước nơi đây chuyển sang màu xanh đục bốc mùi ô nhiễm.
Nhất là mỗi khi có mưa xuống, rác thải theo nước suối đổ xuống lòng hồ Trị An
gây ô nhiễm nặng.
Đặc biệt nơi tập trung gây ô nhiễm nhất là ở Huyện Vĩnh Cửu có 2 điểm: Bến cá ở
khu phố 1 thuộc trị trấn Vĩnh An và bến cá Suối Tượng ở ấp 4, xã Mã Đà; huyện Thống
15


Nhất có bến đậu Thánh Tâm ở ấp Dốc Mơ, xã Gia Tân 1; huyện Định Quán có bến Đồi
Cá ở ấp Vĩnh An, xã La Ngà và bến cá cầu La Ngà ở ấp 1, xã Phú Ngọc.
1.4

Tổng quan về công nghệ viễn thám và GIS

1.4.1 Tổng quan về công nghệ viễn thám
Viễn thám là một ngành khoa học có lịch sử phát triển lâu đời.Sự phát triển của
khoa học viễn thám bắt đầu từ mục đích quân sự khi nghiên cứu các ảnh chụp sử dụng
phim và giấy ảnh từ khinh khí cầu, máy bay. Ngày nay, cùng sự phát triển của khoa học
kỹ thuật, viễn thám được ứng dụng trong nhiều ngành khoa học khác nhau như quân sự,
địa chất, địa lý, môi trường, khí tượng, thủy văn, nông nghiệp, lâm nghiệp,...
Theo nghĩa rộng, viễn thám là ngành khoa học nghiên cứu việc đo đạc, thu thập
thông tin về một đối tượng, sự vật bằng cách sử dụng thiết bị đo tác động một cách gián
tiếp với đối tượng nghiên cứu. Ban đầu, dữ liệu viễn thám là ảnh chụp phim thu nhận từ
khinh khí cầu, máy bay…Hiện nay, nguồn dữ liệu chính trong viễn thám là ảnh số thu
nhận từ các hệ thống vệ tinh quan sát trái đất. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về viễn

thám, nhưng xét cho cùng tất cả các định nghĩa đều có một đặc điểm chung, nhấn mạnh
“viễn thám là khoa học nghiên cứu các thực thể, hiện tượng trên trái đất từ xa mà không
cần tác động trực tiếp vào nó”.
Nguồn tài nguyên chủ yếu sử dụng trong viễn thám là sóng điện từ hoặc được
phản xạ, hoặc bức xạ từ vật thể.Viễn thám bị động (PRS - passive remote sensing) sử
dụng nguồn bức xạ điện từ tự nhiên như Mặt Trời, trong khi đó viễn thám chủ động
(ARS - active remote sensing) sử dụng nguồn bức xạ điện từ nhân tạo được trang bị trên
các vệ tinh viễn thám.Thiết bị dùng để cảm nhận sóng điện từ phản xạ hoặc bức xạ từ
vật thể được gọi là bộ cảm biến (sensor). Bộ cảm biến có nhiệm vụ chuyển đổi giá trị
điện từ sang giá trị số để thu được ảnh số. Phương tiện dùng để mang các bộ cảm được
gọi là vật mang. Hiện nay, vật mang rất đa dạng, có thể là khinh khí cầu, máy bay, vệ
tinh, tàu vũ trụ,…
Với những ưu điểm nổi bật so với các phương pháp nghiên cứu truyền thống, lĩnh
vực ứng dụng của viễn thám rất đa dạng. Hiện nay, công nghệ viễn thám đã được ứng
16


dụng rộng rãi trong nông nghiệp, lâm nghiệp, nghiên cứu biển, hải đảo, trong địa chất,
môi trường,…và thu được những thành tựu to lớn.

Hình 1.6 Cơ chế hoạt động của hệ thống viễn thám
Ở nước ta, kỹ thuật viễn thám bắt đầu được sử dụng từ những thập kỷ cuối của thế
kỷ 20, ban đầu nhằm thành lập và hiệu chỉnh bản đồ địa hình, bản đồ chuyên đề các tỉ lệ.
Cho đến nay, ảnh vệ tinh đã được nhiều cơ quan ở nước ta sử dụng để thành lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất phủ trùm các vùng lãnh thổ khác nhau, từ khu vực nhỏ đến tỉnh,
vùng và toàn quốc.
Những năm gần đây, kỹ thuật viễn thám đã được sử dụng rộng rãi và mang lại
hiệu quả quan trọng trong hải dương học cũng như nghiên cứu đánh giá chất lượng nước
ở Việt Nam. Tư liệu ảnh viễn thám với độ phân giải không gian đa dạng cho phép
nghiên cứu, giám sát các vùng nước ở các quy mô khác nhau. Một số ảnh vệ tinh thương

mại hiện nay như QuickBird, WorldView...có thể đạt độ phân giải không gian lên đến
1m hoặc cao hơn.Tư liệu ảnh vệ tinh độ phân giải cao có thể áp dụng hiệu quả cho các
nghiên cứu ở mức độ chi tiết (ao, hồ, các đoạn sông). Trong khi đó, ảnh vệ tinh độ phân
giải không gian trung bình (từ 10 đến 100m) thường được sử dụng trong các nghiên cứu
đánh giá chất lượng nước ở quy mô cấp vùng. Đối với những khu vực rộng lớn như

17


×