Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

ĐIỀU TRA KÝ CHỦ ĐẺ TRỨNG, KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI – SINH HỌC VÀ PHỔ MỒI CỦA BỌ CÁNH LƯỚI (Neuroptera: Chrysopidae) TẠI KHU VỰC THÀNH PHỐ PLEIKU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA KÝ CHỦ ĐẺ TRỨNG, KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM
HÌNH THÁI – SINH HỌC VÀ PHỔ MỒI CỦA BỌ
CÁNH LƯỚI (Neuroptera: Chrysopidae) TẠI
KHU VỰC THÀNH PHỐ PLEIKU

Họ tên sinh viên: BÙI THỊ THU TRINH
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2005 - 2009

Tháng 08/2009


ĐIỀU TRA KÝ CHỦ ĐẺ TRỨNG, KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI –
SINH HỌC VÀ PHỔ MỒI CỦA BỌ CÁNH LƯỚI (Neuroptera:
Chrysopidae) TẠI KHU VỰC THÀNH PHỐ PLEIKU

Tác giả

BÙI THỊ THU TRINH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
NÔNG HỌC

Giáo viên hướng dẫn
PGS. TS. NGUYỄN THỊ CHẮT



Tháng 08 năm 2009
i


LỜI CẢM ƠN
Để có được thành quả học tập như ngày hôm nay, ngoài sự vận
động của bản thân, em luôn nhận được những tình cảm chân thành từ
gia đình, thầy cô và bè bạn quanh em. Tất cả những tình cảm đó em
xin khắc ghi mãi mãi…
* Kính dâng:
Cha mẹ lòng biết ơn chân thành và thiêng liêng nhất, người đã
hết lòng nuôi dưỡng cho con nên người.
* Mãi mãi ghi ơn:
PGS. TS. Nguyễn Thị Chắt, người đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt luận văn tốt
nghiệp.
* Chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
đã tạo điều kiện cho em học tập và rèn luyện trong 4 năm học qua.
Tất cả quý Thầy Cô trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí
Minh - những người đã tận tình truyền đạt những kiến thức, kinh
nghiệm quý báu cho em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Phân hiệu Đại học Nông Lâm tại Gialai.
Các bạn lớp DH05NHGL đã giúp đỡ, góp ý để tôi hoàn thành
tốt luận văn của mình.
Chi cục BVTV Tỉnh Gialai đã giúp đỡ tận tình và tạo điều kiện
cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tp. Pleiku, tháng 8 năm 2009.
BÙI THỊ THU TRINH

\

ii


TÓM TẮT
BÙI THỊ THU TRINH, Tp. Pleiku, tháng 8/2008. Đề tài nghiên cứu: “Điều tra
ký chủ đẻ trứng, khảo sát đặc điểm hình thái - sinh học và phổ mồi của bọ cánh
lưới (Neuroptera: Chrysopidae) tại khu vực thành phố Pleiku”.
Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. NGUYỄN THỊ CHẮT.
Mục đích của đề tài là nhằm tìm hiểu về ký chủ đẻ trứng của bọ cánh lưới, đặc
điểm hình thái, sinh học và phổ mồi của bọ cánh lưới xuất hiện nhiều tại khu vực
thành phố Pleiku.
Đề tài được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2008 tại Tp. Pleiku với kết
quả nghiên cứu như sau:
Ghi nhận tại khu vực Tp. Pleiku có 20 loại cây là ký chủ đẻ trứng của bọ cánh
lưới bao gồm: mảng cầu ta (Annona squamosa L.), cà phê vối (Coffea canephora
Pierre), sầu riêng (Durio zibethinus Murr), ngũ sắc (Lantana camara L.), dâm bụt
(Hisbicus L.), cà phê mít (Coffea liberica), cà dại (Solanum torvum), ổi (Psidium
guajava), điều (Anacardium occidentale L.), điều màu (Bixa orellana L.), mai núi
(Ochna integerrima (lour)Merr), bời lời (Litsea glutinosa Lour), xoài (Mangiferra
indica L.), tràm lá rộng (Melaleuca quinquenervia), dưa leo (Cucumis sativus L.), tiêu
(Piper negrum), lan rừng (Orchids), cỏ lào (Eupatorium odoratum), mít (Artocarpus
integrifolia L.) và cây trinh nữ (Mimosa pudica L.). Đồng thời ghi nhận có 4 loài bọ
cánh lưới trên địa bàn điều tra bao gồm: Mallada desjardinsi Navas, Mallada astur
(Banks), Plesiochrysa ramburi Schneider và Semachrysa sp.. Trong đó tỷ lệ hiện diện
của loài Mallada desjardinsi Navas là cao nhất.
Thành trùng bọ cánh lưới Mallada desjardinsi Navas có màu xanh lá cây,
kích thước cơ thể thành trùng dài khoảng 10 – 13 mm. Đầu ấu trùng có 6 vệt nâu đen
xếp thành 3 hình chữ "V" xếp liền kề nhau, vệt thứ 2 dài nhất và cơ thể ấu trùng có

mang rác. Vòng đời bọ cánh lưới Mallada desjardinsi Navas kéo dài 37,87 ± 2,56
ngày trong đó giai đoạn trứng kéo dài 3,91 ± 0,67 ngày, giai đoạn ấu trùng kéo dài
12,32 ± 1,83 ngày, giai đoạn kén kéo dài 8,83 ± 2,50 ngày và giai đoạn thành trùng
kéo dài 13,50 ± 1,35 ngày. Tỷ lệ bọ cánh lưới Mallada desjardinsi Navas vũ hoá là
91,67 % ± 5,77 % và tỷ lệ thành trùng vũ hoá có thể tham gia đẻ trứng là 92,87 % ±
5,04 %. Khả năng đẻ trứng của bọ cánh lưới Mallada desjardinsi Navas là 21,00 ±
iii


5,42 trứng/1 con cái khi nuôi ấu trùng bọ cánh lưới bằng rệp sáp giả Dysmiccocus
neobrevipes.
Ở điều kiện không chọn lựa thức ăn, trong 5 ngày khả năng tiêu diệt con mồi
của ấu trùng bọ cánh lưới ở yếu tố thức ăn Thrips palmi cao nhất 70,90 ± 12,84 con và
thấp nhất là Dysmiccocus neobrevipes 6,38 ± 1,60 con. Ở điều kiện có sự chọn lựa
thức ăn, bọ trĩ Thrips palmi là con mồi bị tiêu diệt nhiều nhất 23,50 ± 7,53 con và thấp
nhất là Dysmiccocus neobrevipes 2,30 ± 1,16 con. Với yếu tố thức ăn là bọ trĩ Thrips
palmi thì khả năng tiêu diệt con mồi của ấu trùng bọ cánh lưới cao nhất.

iv


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Trang tựa ...................................................................................................................i
Lời cảm tạ ................................................................................................................ii
Tóm tắt ................................................................................................................... iii
Mục lục ....................................................................................................................v

Danh sách chữ viết tắt............................................................................................vii
Danh sách các bảng.............................................................................................. viii
Danh sách các hình .................................................................................................ix
Chương 1 GIỚI THIỆU..................................................................................................
1.1 Đặt vấn đề..................................................................................................................1
1.2 Mục đích và nội dung nghiên cứu .............................................................................2
1.2.1 Mục đích .................................................................................................................2
1.2.2 Nội dung .................................................................................................................2
1.2.3 Giới hạn đề tài ........................................................................................................3
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................................
2.1 Khái quát về bọ cánh lưới (Neuroptera: Chrysopidae) .............................................4
2.1.1 Vị trí phân loại........................................................................................................4
2.1.2 Đặc điểm chung......................................................................................................4
2.2 Ký chủ, vị trí xuất hiện và biến động quần thể của bọ cánh lưới..............................4
2.2.1 Nghiên cứu ngoài nước ..........................................................................................4
2.2.2 Nghiên cứu trong nước...........................................................................................8
2.3 Tình hình nghiên cứu bọ cánh lưới (Neuroptera: Chrysopidae) ...............................8
2.3.1 Nghiên cứu ngoài nước ..........................................................................................8
2.3.2 Nghiên cứu trong nước.........................................................................................10
2.4 Đặc điểm hình thái, sinh học và khả năng ăn mồi của một số loài bọ cánh lưới
thuộc họ Chrysopidae ....................................................................................................10
2.4.1 Nghiên cứu ngoài nước ........................................................................................10
2.4.2 Nghiên cứu trong nước.........................................................................................15
2.5 Tình hình ứng dụng bọ cánh lưới trong đấu tranh sinh học ....................................17
v


Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................
3.1 Thời gian và địa điểm..............................................................................................21
3.2 Nội dung nghiên cứu ...............................................................................................21

3.3 Điều kiện tự nhiên và thời tiết khí hậu ....................................................................21
3.4 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu.......................................................................22
3.4.1 Vật liệu nghiên cứu ..............................................................................................22
3.4.2 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................23
3.4.2.1 Điều tra ký chủ, mức độ đẻ trứng của bọ cánh lưới ..........................................23
3.4.2.2 Khảo sát đặt điểm sinh học và khả năng ăn mồi của bọ cánh lưới xuất hiện
nhiều ..............................................................................................................................24
3.4.2.3 Khảo sát phổ mồi của bọ cánh lưới xuất hiện nhiều .........................................26
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................................
4.1 Một số ký chủ đẻ trứng và mức độ đẻ trứng của bọ cánh lưới (Neuroptera:
Chrysopidae)..................................................................................................................28
4.1.1 Ký chủ đẻ trứng của bọ cánh lưới (Neuroptera: Chrysopidae) ............................28
4.1.2 Một số loài bọ cánh lưới ghi nhận được từ ký chủ đẻ trứng ................................32
4.1.3 Tỷ lệ hiện diện của các loài bọ cánh lưới trên các cây ký chủ .............................37
4.2 Đặc điểm hình thái, sinh học và khả năng ăn mồi của loài bọ cánh lưới
(Neuroptera: Chrysopidae) xuất hiện nhiều tại khu vực Tp. Pleiku..............................39
4.2.1 Đặc điểm hình thái của một số loài bọ cánh lưới Mallada desjadinsi Navas thu
được từ ký chủ đẻ trứng.................................................................................................40
4.2.2 Đặc điểm sinh học và khả năng ăn mồi của bọ cánh lưới Mallada desjadinsi
Navas thu được từ ký chủ đẻ trứng ...............................................................................41
4.3 Khảo sát phổ mồi của bọ cánh lưới xuất hiện nhiều ..............................................51
4.3.1 Trong điều kiện không có sự chọn lựa ................................................................51
4.3.2 Trong điều kiện có sự chọn lựa ............................................................................52
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...........................................................................
5.1 Kết luận....................................................................................................................55
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................56
Tài liệu tham khảo.........................................................................................................57
Phụ lục ...........................................................................................................................60
vi



DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
TB: Trung bình
LLL: Lần lặp lại
AT: Ấu trùng
TT: Thành trùng
PGS: Phó giáo sư
TS: Tiến sĩ
Ctv: Cộng tác viên
RSG: rệp sáp giả
P. ramburi Schn: Plesiochrysa ramburi Schneider
M. desjardinsi N.: Mallada desjardinsi Navas
M. astur B.: Mallada astur Banks
VSV: Vi sinh vật
NT: Nghiệm thức
X: Giá trị trung bình

SD (Standard Deviation): Độ lệch chuẩn
Tp. Pleiku: Thành phố Pleiku
USD (United States Dollar): Đô la Mỹ
WTO: Tổ Chức Thương Mại Thế Giới
CRD (Complete Randomized Design): Kiểu thí nghiệm hoàn toàn ngẫu nhiên

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Hình thái thành trùng bọ cánh lưới Chrysoperla zelenyi sp.........................13
Bảng 4.1: Ký chủ đẻ trứng của bọ cánh lưới (Neuroptera: Chrysopidae) tại khu vực
Tp. Pleiku từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2009.................................................................30

Bảng 4.2: Một số loài bọ cánh lưới ghi nhận được từ ký chủ đẻ trứng, Pleiku, 2009..33
Bảng 4.3: Số loài bọ cánh lưới và tỷ lệ hiện diện trên cây ký chủ, Pleiku, 2009. ........38
Bảng 4.4: Tỷ lệ nở của trứng bọ cánh lưới Mallada desjardinsi Navas thu được từ các
ký chủ khác nhau sau khi đem về phòng thí nghiệm theo dõi, Pleiku, 2009 ................42
Bảng 4.5: Đặc điểm nở trứng của bọ cánh lưới Mallada desjardinsi Navas trong điều
kiện phòng thí nghiệm, Pleiku, 2009.............................................................................43
Bảng 4.6: Thời gian phát triển của ấu trùng bọ cánh lưới Mallada desjardinsi Navas
thu từ nguồn ký chủ đẻ trứng, Pleiku, 2009 ..................................................................44
Bảng 4.7: Tỷ lệ hóa nhộng của ấu trùng bọ cánh lưới Mallada desjardinsi Navas thu
từ nguồn ký chủ đẻ trứng, Pleiku, 2009 ........................................................................45
Bảng 4.8: Khả năng ăn mồi của ấu trùng bọ cánh lưới Mallada desjardinsi Navas thu
từ nguồn ký chủ đẻ trứng, Pleiku, 2009 ........................................................................46
Bảng 4.9: Đặc điểm phát triển của kén bọ cánh lưới Mallada desjardinsi Navas thu từ
nguồn ký chủ đẻ trứng, Pleiku, 2009.............................................................................48
Bảng 4.10: Đặc điểm phát triển kén vũ hoá của bọ cánh lưới Mallada desjardinsi
Navas thu từ nguồn ký chủ đẻ trứng, Pleiku, 2009 .......................................................49
Bảng 4.11: Thời gian sinh sản và khả năng đẻ trứng của thành trùng bọ cánh lưới
Mallada desjardinsi Navas (Neuroptera: Chrysopidae), Pleiku, 2009 .........................50
Bảng 4.12: Vòng đời bọ cánh lưới Mallada desjardinsi Navas ..................................50
Bảng 4.13: Phổ mồi của bọ cánh lưới Mallada desjardinsi Navas ở điều kiện không có
sự chọn lựa, Pleiku, 2009. .............................................................................................52
Bảng 4.14: Phổ mồi của bọ cánh lưới Mallada desjardinsi Navas ở điều kiện có sự
chọn lựa, Pleiku, 2009 ...................................................................................................53

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Trứng và ấu trùng bọ cánh lưới được đóng gói...........................................20
Hình 3.1: Biểu đồ nhiệt độ, độ ẩm trung bình tại khu vực Tp. Pleiku từ tháng 2 đến

tháng 5 năm 2009. .........................................................................................................22
Hình 3.2: Biểu đồ lượng mưa trung bình tại khu vực Tp. Pleiku từ tháng 2 đến tháng 5
năm 2009. ......................................................................................................................22
Hình 3.3: Những vật liệu dùng trong nghiên cứu ......................................................... 26
Hình 3.4: Bố trí thí nghiệm........................................................................................... 27
Hình 4.1: Trứng bọ cánh lưới trên cây trồng ................................................................ 31
Hình 4.2: Bọ cánh lưới Mallada desjardinsi Navas ..................................................... 34
Hình 4.3: Bọ cánh lưới Mallada astur Banks............................................................... 35
Hình 4.4: Bọ cánh lưới Plesiochrysa ramburi Schneider ............................................ 36
Hình 4.5: Bọ cánh lưới Semachrysa sp......................................................................... 36
Hình 4.6: Sơ đồ vòng đời bọ cánh lưới Mallada desjardinsi Navas ............................ 41

ix


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Nông nghiệp bền vững và đa dạng là chiến lược phát triển của mọi quốc gia.
Điều đó càng có ý nghĩa hơn đối với các nước nhiệt đới, nắng nóng mưa nhiều và
thường xuyên bị thiên tai như ở Việt Nam.
Những năm gần đây, khi kinh tế Việt Nam chuyển mạnh sang nền kinh tế thị
trường với sự hòa nhập ngày càng tăng vào kinh tế khu vực và thế giới, nền kinh tế
thị trường đã thúc đẩy việc chạy đua trong sản xuất nông nghiệp. Để có năng suất
cao, mẫu mã đẹp người nông dân đã áp dụng nhiều biện pháp thâm canh cao độ như
sử dụng thuốc ép cây trồng ra trái nghịch vụ hay thuốc trừ dịch hại ngoài đồng. Việc
sử dụng quá nhiều hóa chất nông nghiệp nhất là thuốc trừ dịch hại đã đưa đến nhiều
hậu quả nghiêm trọng. Hiện tượng ngộ độc vì thức ăn xảy ra càng nhiều, dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật trong rau nhiều nơi vượt quá ngưỡng cho phép. Môi trường
sống, môi trường nông nghiệp nhiều vùng đang bị ô nhiểm, nhiều loài thiên địch

không còn xuất hiện và hiện tượng mất cân bằng sinh thái trong tự nhiên đã xảy ra.
Quản lý việc sử dụng hóa chất nông nghiệp theo ngưỡng cho phép, đảm bảo an toàn
thực phẩm, môi trường sống trong sạch theo tiêu chuẩn của WTO hiện đang là vấn đề
rất quan trọng.
Trên cây ăn quả, cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây hoa kiểng, sâu hại gây
ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, sản lượng hoa - quả và sức sống của cây, loài gây
hại phổ biến là rệp sáp giả. Theo Nguyễn Thị Chắt và các ctv (2005) đã ghi nhận
được một số ký chủ của rệp sáp: 23 loại cây ăn trái; 10 loại cây công nghiệp và thực
phẩm; 14 loại cây hoa. Tại Tây Nguyên trong những năm gần đây rệp sáp gây hại
nghiêm trọng trên cà phê. Ở một số nơi có những diện tích cà phê bị rệp nặng lên tới
80 % - 100 %, năng suất giảm từ 20 % - 40 %. Tác hại chính là làm cho cây suy yếu,
quả còi cọc và rụng dần, khi bị nặng cành bị khô và năng suất giảm. Đây là loại côn
1


trùng khó phòng trị do cơ thể rệp sáp được bảo vệ bằng một lớp sáp trắng nên các loại
thuốc trừ sâu thường khó thấm qua. Hơn nữa rệp sáp thường sống ở những nơi khuất
kín trong các chùm quả, chùm hoa hay kẻ nứt của thân làm cho thuốc rất khó tiếp xúc
với rệp. Ngoài việc hút chất dinh dưỡng của cây, tác nhân truyền bệnh cho cây, rệp
sáp giả còn tiết ra mật ngọt thu hút nấm bồ hóng phát triển làm mất thẩm mỹ giảm giá
trị nông sản phẩm và khó xuất khẩu.
Để lập lại cân bằng sinh thái, giảm thiểu tác hại của sâu bệnh cần một biện pháp
tổng hợp và lâu dài. Biện pháp sinh học được xây dựng trên cơ sở sử dụng thiên địch
ăn mồi, ký sinh và VSV gây bệnh của dịch hại để khống chế sự bộc phát của dịch hại.
Mục đích của biện pháp này là thiết lập, phát huy mật số và sự phong phú của các
loài thiên địch nhằm khống chế dịch hại xuống dưới mức gây hại kinh tế để tạo một
sự cân bằng sinh thái trong tự nhiên.
Hiện nay nền nông nghiệp bền vững đang được quan tâm trên thế giới và đã có
nhiều nước áp dụng thành công mô hình nông nghiệp bền vững. Tại Việt Nam việc
áp dụng mô hình nông nghiệp bền vững cũng đã mang lại những hiệu quả nhất định.

Theo Nguyễn Thị Chắt và ctv (2005a) đã ghi nhận được thành phần thiên địch
của rệp sáp giả có 12 loài bao gồm: 7 loài bọ rùa; 1 loài chuồn chuồn cỏ; 1 loài sâu; 2
loài nấm ký sinh và 1 loài ong ký sinh. Trong đó bọ cánh lưới (Neuroptera:
Chrysopidae) là loài có khả năng tấn công rệp sáp giả rất mạnh. Do đó cần tìm hiểu
khả năng tiêu diệt rệp sáp giả của chuồn chuồn cỏ nhằm kiểm soát tình hình dịch hại
của rệp sáp giả.
Được sự phân công của khoa Nông Học - Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ
Chí Minh, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài "ĐIỀU TRA KÝ CHỦ ĐẺ TRỨNG,
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI – SINH HỌC VÀ PHỔ MỒI CỦA BỌ
CÁNH LƯỚI (Neuroptera: Chrysopidae) TẠI KHU VỰC THÀNH PHỐ PLEIKU".
1.2 Mục đích và nội dung nghiên cứu
1.2.1 Mục đích
Tìm hiểu về ký chủ đẻ trứng của bọ cánh lưới, đặc điểm hình thái, sinh học và
phổ mồi của bọ cánh lưới xuất hiện nhiều tại khu vực thành phố Pleiku.
1.2.2 Nội dung
• Điều tra ký chủ đẻ trứng của bọ cánh lưới tại khu vực thành phố Pleiku.
2


• Khảo sát đặc điểm hình thái, sinh học và khả năng ăn mồi của bọ cánh lưới xuất
hiện nhiều tại khu vực thành phố Pleiku.
• Khảo sát phổ mồi của bọ cánh lưới xuất hiện nhiều tại khu vực thành phố
Pleiku.
1.3 Giới hạn đề tài
• Thời gian thực hiện: Từ 16 tháng 2 đến 18 tháng 6 năm 2009.
• Địa điểm thực hiện: Khu vực Tp. Pleiku.
• Đối tượng nghiên cứu: Bọ cánh lưới (Neuroptera: Chrysopidae).

3



Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Khái quát về bọ cánh lưới (Neuroptera: Chrysopidae)
2.1.1 Vị trí phân loại
Giới : Động vật
Ngành : Chân khớp
Lớp

: Côn trùng

Bộ

: Neuroptera

Họ

: Chrysopidae

( />2.1.2 Đặc điểm chung
Bọ cánh lưới là côn trùng thuộc bộ Neuroptera, hầu hết côn trùng trong bộ là
thiên địch ăn mồi nhất là họ Chrysopidae. Đây là loài côn trùng có ích, nó tiêu diệt
được nhiều loại sâu hại. Thành phần con mồi của bọ cánh lưới gồm có: rệp sáp, rầy
mềm, bọ trĩ, bọ phấn trắng, ấu trùng bọ cánh vẩy, trứng của nhiều loại côn trùng
khác….
Bọ cánh lưới là loại côn trùng biến thái hoàn toàn. Vòng đời của chúng gồm 4
giai đoạn: trứng, ấu trùng, kén, thành trùng.
Theo Rebecca Williams (1999), vòng đời Chrysoperla carnea diễn ra trong vòng
1 – 2 tháng.
• Giai đoạn trứng: 1 – 2 tuần.

• Giai đoạn ấu trùng: 14 – 28 ngày.
• Giai đoạn kén: 14 – 28 ngày.
• Giai đoạn thành trùng: 20 – 40 ngày.
2.2 Ký chủ, vị trí xuất hiện và tập quán hoạt động của bọ cánh lưới (Neuroptera:
Chrysopidae)
2.2.1 Nghiên cứu ngoài nước
4


Ký chủ và vị trí xuất hiện của bọ cánh lưới (Neuroptera: Chrysopidae)
Theo Duelli, P.1, Obrist, M.K.1 và P.F. Fluckiger2 (2002), trong dự án nghiên
cứu cấu trúc rừng và sự đa dạng sinh học của ngành chân khớp, bọ cánh lưới được
đánh giá trong 5 cấu trúc rừng khác nhau với khoảng cách 50 m từ bên ngoài vào trong
khu rừng. Côn trùng thuộc bộ Neuroptera, Raphidoptera và Mecoptera có những đặc
tính phân bố không gian và thời gian từ những nơi cư trú vào các khu rừng để có thể
gia tăng mật độ của loài. Bộ Neuroptera và Raphidoptera có chỉ số đa dạng cao nhất ở
vành đai bụi rậm và vành đai rừng trong khi bộ Mecoptera xuất hiện cao trên những
vành đai cây thảo dược.
Theo Renildo Ismael Félix da Costa (2006), họ Chrysopidae là một nhóm côn
trùng quan trọng trong nông nghiệp. Mặc dù bộ Neuroptera sống ở những nơi cư trú
khác nhau nhưng việc sống trên cây cối chiếm ưu thế nhất.
Theo Renildo Ismael Félix da Costa (2006), trong thời gian nghiên cứu từ tháng
10 năm 2003 đến tháng 1 năm 2005 ở sinh thái rừng có 2 tộc chủ yếu trong họ
Chrysopidae là Chrysopini và Leucochrysini. Trong đó có 11 loài thuộc tộc
Chrysopini và 15 loài thuộc Leucochrysini. Tên 11 loài thuộc tộc Chrysopini là:
Ceraeochrysa Josephina, Ceraeochrysa sanchezi, Ceraeochrysa sp1, Ceraeochrysa
tenuicornis, Ceraeochrysa tucumana, Chrysoperla externa, Chrysopodes sp1,
Chrysopodes sp2, Plesiochrysa brasiliensis và 15 loài thuộc tộc Leucochrysini là:
Leucochrysa (N.) sp3, Leucochrysa (N.) sp4, Leucochrysa (N.) sp5, Leucochrysa (N.)
sp6, Leucochrysa (N.) sp7, Leucochrysa (N.) sp8, Leucochrysa (N.) sp9, Leucochrysa

(N.) superior, Leucochrysa (N.) vieirana.
Theo Renildo Ismael Félix da Costa (2006), số lượng thành trùng Chrysopidae
tìm thấy ở sinh thái rừng biến động có ý nghĩa trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm
2003 đến tháng 1 năm 2005 và mật độ tăng cao nhất vào tháng 12 năm 2004.
Bộ Neuroptera sống tách biệt với những loài khác trên rừng cây lá kim và rừng
cây thay lá. Trong một vài trường hợp, sự phát triển của ấu trùng có thể bị hạn chế bởi
một số ít hoặc bởi một loại cây. Tính đa dạng loài thực vật trong rừng đã giải thích
được tính đa dạng của bộ Neuroptera trong những hệ sinh thái đó.
Theo Costa (2006), họ Chrysopidae có khoảng 1200 loài được mô tả, gồm
nhiều nhóm khác nhau và hầu hết những loài này cư trú trong những khu rừng.
5


Theo Zhishan Wu và ctc (2004), đã ghi nhận ở Trung Quốc và Hàn Quốc có 6
loài bọ cánh lưới ăn rầy mềm Aphis ghycines Matsumura gây hại trên đậu nành là
Chrysopa japana, Chrysopa Formosa Brauer, Chrysopa phyllochroma Wesmael,
Chrysopa septempunctata Pleshanov, Chrysopa sinica Tjeder và Mallada basalis
Wslker.
Theo Renildo Ismael Félix da Costa (2006), một vài loài của bộ Neuroptera
xuất hiện ở những cây họ rau, thảo dược và họ lúa. Một số loài khác xuất hiện trên cây
trồng thân bò ở những khu vực ven rừng. Bộ Neuroptera trên cây trồng nông nghiệp đã
được tồn tại nhờ sự gia tăng côn trùng gây hại trên cây trồng và thông thường với sự
tồn tại của chúng sẽ thiết lập nên một quần thể.
Theo Renildo Ismael Félix da Costa (2006), trong thời gian nghiên cứu từ tháng
10 năm 2003 đến tháng 1 năm 2005 ở sinh thái đồng ruộng cũngcos hai tộc Chrysopini
và Leucochrysini. Trong đó có 6 loài thuộc tộc Chrysopini và 6 loài thuộc tộc
Leucochrysini. 6 loài thuộc tộc Chrysopini là: Caraeochrysa acmon, Caraeochrysa
claveri, Caraeochrysa sanchezi, Caraeochrysa tucumana, Chrysoperla axterna,
Chrysopodes sp3. 6 loài thuộc tộc Leucochrysini là: Leucochrysa (N.) composi,
Leucochrysa (N.) lenora, Leucochrysa (N.) sp10, Leucochrysa (N.) sp2, Leucochrysa

(N.) sp3, Leucochrysa (N.) sp4.
Theo Renildo Ismael Félix da Costa (2006), số lượng thành trùng Chrysopidae
ở sinh thái đồng ruộng biến động có ý nghĩa và duy trì ở mức độ cao lớn hơn 50 cá thể
trong thời gian từ tháng 10 năm 2003 đến tháng 1 năm 2005, dân số tăng cao vào
tháng 3 năm 2004.
Theo Renildo Ismael Félix da Costa (2006), sự phân bố họ Chrysopidae có thể
tìm thấy ở những nơi cao hơn mặt nước biển 1900 m. Tộc Leucochrysini có thể bay
gần những nhánh cây, đỉnh cao là 2 – 3 m và cao hơn trên những cây còn non, gần
nguồn nước, những nơi có ẩm độ cao và cường độ ánh sáng thấp. Mặt khác, họ
Chrysopidae được tìm thấy ở cánh đồng, thảo nguyên và cây trồng nông nghiệp. Loài
C. day - pupil phổ biến ở Brazil và các vùng khác ở trung tâm và miền Bắc nước Mỹ.
Ở Brazil, họ Chrysopidae được biết đến với 148 loài, đại diện là những loài
thuộc tất cả các phân họ Chrysopidae ngoại trừ tộc Ankylopterygini.

6


Theo tài liệu internet về 3 loài: Chrysoperla carnea Stephens, Mallada
boninensis Okamoto, và Mallada astur Banks xuất hiện trên những cây ký chủ là bông
vải, hoa hướng dương và đậu thiều
Loài C. carnea, thành trùng đực xuất hiện với tỉ lệ cao ở hoa hướng dương còn
thành trùng cái xuất hiện tỉ lệ cao ở cả hoa hướng dương và bông vải .
Loài M. boninensis, thành trùng đực không xuất hiện trên cả 3 loại cây ký chủ
(bông vải, hướng dương và đậu thiều), trong khi thành trùng cái chỉ xuất hiện với tỉ lệ
cao ở bông vải.
Loài M. astur, cả thành trùng đực và cái đều không xuất hiện trên cả 3 loại cây
ký chủ là bông vải, hoa hướng dương và đậu thiều.
( />Cũng theo trang web này, những nghiên cứu trên các mẫu trứng sau này cũng
cho kết quả tương tự.
Ở điều kiện không có sự chọn lựa cho thành trùng, trứng được đẻ nhiều trên hoa

hướng dương và bông vải, một số đẻ ít trên cây đậu thiều.
Ở điều kiện có sự chọn lựa trong cả 3 loại ký chủ là bông vải, hoa hướng dương
và đậu thiều. Loài C. carnea và M. boninensis đẻ nhiều trứng trên hoa hướng dương và
bông vải, một số đẻ ít trên cây đậu thiều. Trong khi loài M. astur thì không thấy xuất
hiện trên các loại cây ký chủ.
Trên hoa hướng dương, trứng được đẻ trên lá, những hoa nhỏ và bao hoa. Ở
bông vải, C. carnea thích đẻ trứng trên lá hơn trên chồi nụ trong khi M. boninensis và
M. astur thì không như vậy. Ở đậu thiều, rất ít trứng được đẻ trên lá và chồi nụ, chúng
không bao giờ đẻ trên hoa.
Tập quán hoạt động của bọ cánh lưới (Neuroptera: Chrysopidae)
Theo Renildo Ismael Félix da Costa (2002), nơi cư trú của cộng đồng bộ
Neuroptera ngoài tự nhiên chịu ảnh hưởng bởi một vài nhân tố hữu sinh và vô sinh
như là sự kết hợp với cây trồng hoặc bị kiềm hảm bởi những động vật chân khớp và
vật ký sinh, nhiệt độ, gió và chu kỳ ánh sáng. Tất cả những nhân tố đó đã tạo nên sự
thay đổi trong những cộng đồng khác nhau, những nhân tố như biến đổi khí hậu và sự
giảm quần thể những loài bị hại có thể làm biến đổi tính đồng bộ của quần thể sinh vật.

7


Theo Renildo Ismael Félix da Costa (2002), tập quán hoạt động của bộ
Neuroptera trong tự nhiên hoặc trong hệ thống nông nghiệp có thể được xác định bởi
nơi cư trú và khoảng cách giữa những nơi cư trú.
Theo Souza, B. và C.F. Carvalho (2002), nghiên cứu mối quan hệ giữa biến
động quần thể của thành trùng Chrysoperla externa (Hagen, 1861) với ảnh hưởng của
lượng mưa và nhiệt độ cao, thấp và trung bình tới mật độ quần thể của chúng được
thực hiện ở Lavras, Minas Gerais, Brazil, trong vườn cam quýt với diện tích 20 ha
trong thời gian 13:00 giờ đến 17:00 giờ từ tháng 5/1992 đến tháng 4/1996. Nghiên cứu
ghi nhận sự gia tăng thành trùng có mối quan hệ với ẩm độ và nhiệt độ, trong đó nhiệt
độ thấp và trung bình gây ảnh hưởng nhiều nhất. Như vậy, tập quán hoạt động và nhân

tố thời tiết có tác động kích thích hoặc trì hoãn sự phát triển và sự gia tăng quần thể
dưới điều kiện tự nhiên.
Theo Costa (2006), sự biến đổi quan trọng xác định ở số lượng thành trùng bắt
được trong suốt một năm, với đỉnh điểm là tháng 12. Tỷ lệ quần thể lớn nhất được xác
định trong thời kì giữa mùa xuân và mùa hè do sự gia tăng nhiệt độ và lượng mưa lớn.
2.2.2 Nghiên cứu trong nước
Theo Nguyễn Thị Bích Chi (2008), ở địa bàn Tp. Hồ Chí Minh và phụ cận với
độ cao trung bình từ 5 – 10 m so với mặt nước biển ghi nhận 13 ký chủ đẻ trứng của
bọ cánh lưới gồm: ổi (Psidium guajava), mãng cầu ta (Annona squamosa L.), chanh
(Citrus limonia), bông vải (Gossypium herbaceum L.), tiêu (Piper negrum), đậu bắp
(Hibiscus esculentus L.), dâm bụt (Hibiscus L.), nhất chi mai (Prunus salicina
lindl.var Salicina), bằng lăng (Lagerstroemia speciosa), ké hoa đào (Urena lobota L.),
cỏ bọ xít (Synedrella nodylora (L.) Gaetn), cỏ hôi (Chromolaena odorata), chổi đực
(Sida-acuta (Burm)f.). Qua điều tra ký chủ đẻ trứng của bọ cánh lưới (Neuroptera:
Chrysopidae) đã ghi nhận được có 3 loài bọ cánh lưới gồm P. ramburi Schn., Mallada
basalis, Chrysopa sp. trong đó tỷ lệ hiện diện của loài P. ramburi Schn. cao nhất.
2.3 Tình hình nghiên cứu bọ cánh lưới (Neuroptera: Chrysopidae)
2.3.1 Nghiên cứu ngoài nước
Theo Steinmann H. (1981), ở công viên Quốc gia Hortobasgy (Hungary) ghi
nhận 6 loài bọ cánh lưới thuộc họ Chrysopidae là Chrysoperla carnea Stephens,

8


Chrysopa

albolineata

Killington,


Chrysopa

aspersa

Wesmael,

Chrysopa

septempunctata Wesmael, Chrysopa formosa Brauer, Chrysopa perla Linnaeus.
Theo Steinmann H. (1987), ở công viên Quốc gia Kiskunság (Hungary) ghi
nhận 13 loài bọ cánh lưới thuộc họ Chrysopidae là Chrysotropica ciliate Wesmael,
Chrysopa perla Linnaeus, Chrysopa walkeri MacLachlan, Chrysopa dorsalis
Burmeister, Chrysopa abbreviata Curtis, Chrysopa formosa Brauer, Chrysopa
phllochroma Wesmael, Chrysopa viridiana Schneider, Chrysopa septempunctata
Wesmael,

Anisochrysa

flavifrons

Brauer,

Anisochrysa

prasina

Burmeister,

Chrysoperla carnea Stephens, Cunctochrysa albolineata Killington.
Zhishan Wu và ctv (2004) ghi nhận ở Trung Quốc và Hàn Quốc có 6 loài bọ

cánh lưới ăn rầy mềm Aphis glycines Matsumura gây hại trên đậu nành là Chrysopa
japana, Chryspa formosa Brauer, Chrysopa phyllochroma Wesmael, Chrysopa
septempunctata Pleshanov, Chrysopa sinica Tjeder và Mallada basalis Walker.
Theo CAB International (2005):
• Loài bọ cánh lưới Chrysoperla carnea Stephens phân bố rất rộng ở hầu hết các
châu lục, nhiều nhất là ở Châu Âu, Châu Á, Bắc Mỹ và một số nước Châu Phi, Châu
Úc, Nam Mỹ như Ai Cập, Li Bi, Morocco, Chile và New Zealand. Đây là loài ăn mồi
rất phàm, nó ăn tất cả các loài rệp thuộc họ Aphididae, Aleyrodidae, Eriophyidae,
Psyllidae, Tetranychidae, Coccidae, Pseudococcidae, các loài sâu và ngài thuộc họ
Noctuidae, Gelechiidae, Pryalidae, Tortricidae, Arctiidae, Scutelleridae và một số loài
bọ cánh cứng thuộc họ Melampsoraceae, Chrysomelidae.
• Loài bọ cánh lưới Chrysopa oculata Say phân bố ở Canada và Mỹ ăn được 5 loài
rầy mềm trong họ Aphididae gồm Acyrthosiphon pisum Harris, Monellia caryella
Fitch, Monelliopsis pecanis Bissell, Rhopalosophum maidis Fitch, Rhopalosophum
padis Linnaeus, và một loài rệp sáp giả thuộc họ Pseudococcidae là Pseudococcus
maritimus Ehrhorn.
• Loài bọ cánh lưới Chrysopa orestes Banks phân bố ở Ấn Độ ăn rầy mềm trong họ
Aphididae như: Aphis gossypii Glover, Aphispomi DeGeer, Melanaphis sacchari
Zehntner; rệp sáp trong các họ Pseudococcidae, Diaspididae, Tetranychidae,
Margarodidae như: Ferrisia virgata Ckll, Diaspidiotus pernicious Comstock,

9


Panonychus ulmi Kock, Tetranychus urticae Kock, Drosicha dalbergiae Green và 1
loài bọ trĩ họ Thripidae là Thrips tabaci Lindeman.
• Loài bọ cánh lưới Plesiochrysa ramburi Schneider phân bố ở Indonesia,
Malaysia, New Guinea, Mỹ và Úc ăn một số loài rệp sáp giả trong họ Pseudococcidae
như Pseudococcus calceolariae Maskell, Rastrococcus spinosus Robinson.
• Loài bọ cánh lưới Mallada basalis Walker phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Thái

Lan và Brazil có thể tiêu diệt một số loài rệp và rầy mềm như: Aphis glycines
Masumura, Corcyna cephanolica Stainton, Icerya aegyptiaca Douglas, Plannococcus
citri Risso, Tetranychus kanzawai Kishida.
2.3.2 Nghiên cứu trong nước
Theo Nguyễn Thị Chắt (2001b), loài bọ cánh lưới Chrysopa sp. phân bố ở khu
vực Tp. Hồ Chí Minh, Miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên ăn rệp sáp giả và rầy mềm,
rệp bông cúc thuộc họ Pseudococcidae, Coccidae và Margarodidae.
Theo Vũ Thị Nga (2006), loài bọ cánh lưới Chrysopa sp1. phân bố ở Bình
Chánh – Tp. Hồ Chí Minh có thể tiêu diệt sáp giả Dysmicoccus brevipes Ckll.
Theo ghi nhận của Nguyễn Thị Bích Chi (2008), qua điều tra ghi nhận tại khu
vực Tp. Hồ Chí Minh và phụ cận có 13 loại cây là ký chủ đẻ trứng của bọ cánh lưới
(Neuroptera: Chrysopidae). Trong thời điểm từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2008 các
loài bọ cánh lưới có tần số xuất hiện thấp và phân bố trên 5 nhóm cây là: cây ăn quả,
cây công nghiệp, cây rau, cây hoa kiểng, cây hoang dại. Con mồi chủ yếu của ấu trùng
bọ cánh lưới là bọ phấn trắng (Aleurodidae – Homoptera), rệp sáp giả (Pseudococcidae
– Homoptera), rầy mềm (Aphididae – Homoptera) và rệp vảy (Coccidae –
Homoptera).Quá trình điều tra ký chủ đẻ trứng của bọ cánh lưới (Neuroptera:
Chrysopidae) ghi nhận có 3 loài bọ cánh lưới, bao gồm P. ramburi Schn., Mallada
basalis, Chrysopa sp. Trong đó tỷ lệ hiện diện của loài P. ramburi Schn. cao nhất.
2.4 Đặc điểm hình thái, sinh học và khả năng ăn mồi của một số loài bọ cánh lưới
thuộc họ Chrysopidae
2.4.1 Nghiên cứu ngoài nước
Loài Chrysoperla carnea Stephens
Theo Obrycki J.J. và ctv (1989), khi nuôi bọ cánh lưới Chrysoperla carnea
Stephens ở 270C bằng trứng sâu đục thân ngô Ostrinia nubilalis Hubner, trứng sâu
10


xám và ấu trùng mởi nở của sâu xám Agrotis ypsilon Rotlenberg thì thời gian hoàn
thành giai đoạn ấu trùng lần lượt là 20,5; 21,6 và 24,9 ngày, khả năng tiêu diệt con mồi

là 377 trứng sâu đục thân ngô, 641 trứng sâu xám và 2,056 ấu trùng mởi nở của sâu
xám.
Theo Tong-Xian Liu và Tian-Ye Chen (2001), ghi nhận có sự ảnh hưởng của 3
loài rầy mềm Myzus persicae Sulzer, Aphis gossypii Glover và Lipaphis erysimi
Kaltenbach dùng để nuôi ấu trùng bọ cánh lưới Chrysoperla carnea trong điều kiện
phòng thí nghiệm. Khi ấu trùng Chrysoperla carnea được nuôi bằng Myzus persicae
Sulzer, Aphis gossypii Glover và Lipaphis erysimi Kaltenbach thì tỷ lệ ấu trùng phát
triển đến giai đoạn thành trùng lần lượt là 87,6 ± 5,1%; 94,4 ± 3,3% và 14,9 ± 3,4%.
Thời gian phát triển từ giai đoạn ấu trùng đến giai đoạn thành trùng khi nuôi ấu trùng
Chrysoperla carnea bằng Myzus persicae Sulzer, Aphis gossypii Glover và Lipaphis
erysimi Kaltenbach là 22,8 ± 0,2 ngày; 19,8 ± 0,4 ngày và 25,5 ± 0,4 ngày. Số lượng
con mồi bị tiêu diệt ở giai đoạn ấu trùng Chrysoperla carnea khi nuôi bằng Myzus
persicae là 272,6 con, Aphis gossypii là 292,4 con và Lipaphis erysimi là 146,4 con.
Theo El-Heneidy A.H. và ctv (2004), ở điều kiện phòng thí nghiệm (nhiệt độ
270C ± 10C, ẩm độ 70 ± 2%) ấu trùng loài bọ cánh lưới Chrysoperla carnea Stephens
khi được nuôi bằng ấu trùng của Cocus hisperidum thì thời gian hoàn thành giai đoạn
ấu trùng trung bình là 14,5 ngày, khi nuôi bằng thành trùng Cocus hisperidum thì thời
gian hoàn thành giai đoạn ấu trùng trung bình là 13,5 ngày. Mỗi ấu trùng bọ cánh lưới
có thể tiêu diệt trung bình 462,2 ấu trùng hoặc 26,42 thành trùng Cocus hisperidum
trong giai đoạn ấu trùng. Tuổi thọ của thành trùng bọ cánh lưới cái trùng trung bình là
36,14 ngày và 35,18 ngày, của thành trùng đực là 18,37 ngày và 17,81 ngày khi ở giai
đoạn ấu trùng được nuôi bằng ấu trùng và thành trùng Cocus hisperidum. Số lượng
trứng đẻ/1 con cái trung bình là 363,95 trứng khi ấu trùng bọ cánh lưới được nuôi bằng
ấu trùng Cocus hisperidum và 409,68 trứng khi ấu trùng bọ cánh lưới được nuôi bằng
thành trùng Cocus hisperidum. Giai đoạn ấu trùng bọ cánh lưới Chrysoperla carnea
kéo dài trung bình là 17,09 ngày và 14,33 ngày khi được nuôi bằng ấu trùng và thành
trùng rệp vảy mềm Chloropulvinaria psidii Mashkell, khả năng tiêu diệt rệp vảy mềm
Chloropulvinaria psidii của ấu trùng bọ cánh lưới trung bình là 615,10 ấu trùng và
420,05 thành trùng.
11



Theo CAB (2005), loài bọ cánh lưới Chrysoperla carnea Stephens còn có các
tên la-tinh khác như: Chrysopa carnea Stephens, Anisochrysa carnea, Chrysopa
nipponensis, Chrysoperla nipponensis, Chrysoperla vulgaris Schn, Chrysopa vulgaris
Schn.
Theo Holliday N.J. và ctv (2005), ấu trùng loài bọ cánh lưới Chrysoperla
carnea Stephens khi được nuôi bằng nhộng của ong ăn lá cỏ linh lăng Megachile
rotundata ở 250C có thời gian hoàn thành giai đoạn trứng là 4 ngày, giai đoạn ấu trùng
là 10,9 ± 0,1 ngày, giai đoạn nhộng là 9,8 ± 0,1, tỷ lệ hoàn thành giai đoạn trứng là
98%, giai đoạn ấu trùng là 10%, giai đoạn nhộng là 9 %.
Loài Chrysopa oculata Say
Theo Holliday N.J. và ctv (2005), đã ghi nhận ấu trùng loài bọ cánh lưới
Chrysopa oculata Say khi được nuôi bằng nhộng của ong ăn lá cỏ linh lăng Megachile
rotundata ở 250C có thời gian hoàn thành giai đoạn trứng là 5,4 ngày, giai đoạn ấu
trùng là 13,2 ± 0,1 ngày, giai đoạn nhộng là 16,5 ± 0,2 ngày. Tỷ lệ trứng nở là 97 %, tỷ
lệ ấu trùng làm nhộng là 88 % và tỷ lệ nhộng vũ hóa là 77 %.
Loài Chrysopa nigricornis Burmeiter
Theo Volkvich T.A. (2000), đã ghi nhận loài bọ cánh lưới Chrysopa nigricornis
Burmeiter ở 200C trong điều kiện ngày dài thì thời gian hoàn thành giai đoạn ấu trùng
kéo dài hơn là trong điều kiện ngày ngắn. Khoảng thời gian chênh lệch của giai đoạn
ấu trùng giữa hai điều kiện trên là từ 28 – 32%.
Loài Chrysopa ingens sp.
Theo Steinmann H. (1964), loài bọ cánh lưới Chrysopa ingens sp. cơ thể có
màu nâu sẫm, khi nhìn từ trên thì đầu thon dài có dạng hình tam giác, đỉnh đầu dẹt,
cong đều. Mắt nhỏ, nếu cắt ngang đỉnh đầu thì khoảng cách giữa hai mắt rộng hơn bề
rộng của hai mắt kép cộng lại. Nhìn từ trên, đốt ngực trước rộng và ngắn có màu xanh
lá hơi vàng, đốt ngực giữa và đốt ngực sau màu hơi vàng xanh và có những đốm màu
vàng xanh trộn lẫn. Chân màu vàng xanh lục nhạt. Chiều dài thân trung bình là 13 mm,
sải cánh trung bình là 36 mm.

Loài Chrysoperla zelenyi sp.
Theo Theo Steinmann H. (1964), loài bọ cánh lưới Chrysoperla zelenyi sp. có
đỉnh đầu hẹp, nhỏ và bằng phẳng, đầu màu gần như trắng hoặc hơi vàng xanh sáng.
12


Gần hai bên miệng có hai đốm đen, râu đầu màu vàng nhạt. Khi nhìn từ trên, đốt ngực
trước hẹp có màu xanh lá cây và sọc nhỏ màu vàng nhạt chạy dài theo chiều dọc, phía
trước của đốt ngực trước rộng hơn phía sau. Đốt ngực giữa và đốt ngực sau rộng, mặt
lưng màu xanh nhạt và có sọc vàng nhạt ở giữa chạy dài đến phần bụng. Phần bụng có
màu xanh lá cây, mặt lưng có sọc vàng nhạt chạy dài theo chiều dọc ở giữa. Cánh màu
trắng trong hơi đục, mạch cánh xanh nhạt. Đặc điểm hình thái của cá thể đực và cái
được trình bày ở bảng sau:
Bảng 2.1: Hình thái thành trùng bọ cánh lưới Chrysoperla zelenyi sp.
Kích thước (mm)

Con đực

Chiều dài cơ thể

Con cái

7,2 – 7,5

9,8 – 10,4

Chiều dài cánh trước

11,1 – 11,8


14,5 – 15,2

Chiều dài cánh sau

10,4 – 10,6

13,2 – 13,6

Sải cánh

25,1 – 25,4

29,6 – 30,3

7,2 – 7,3

7,9 – 8,0

Chiều dài râu đầu
(Nguồn: Steinmann H., 1964)

Loài Chrysopa vittata Wesmael
Theo Steinmann H. (1964), loài bọ cánh lưới Chrysopa vittata Wesmael có đỉnh
đầu nhô nhấp sau râu đầu, râu đầu dài gấp 2 lần chiều dài thân. Đầu, ngực và bụng có
màu vàng nhạt, dài thân biến thiên khoảng 14 – 16 mm. Cánh dài nhưng hẹp, sải cánh
biến thiên trong khoảng 32 – 48 mm, mạch cánh màu trắng, tuy nhiên một số mạch
cánh có màu vàng nâu nhạt.
Loài Chrysopa pallens Rambur
Theo CAB International (2005), loài bọ cánh lưới Chrysopa pallens Rambur
còn có tên la-tinh khác như: Chrysopa septempunctata Wesmael, Chrysopa cognate,

Parachrysopa pallens,…
Theo Lee H.G. và ctv (2001), khi tồn trữ trứng bọ cánh lưới Chrysopa pallens
Rambur trong 10 ngày ở 10 – 120C thì không thấy biểu hiện nào của sự giảm tỷ lệ nở
của trứng bọ cánh lưới. Tuy nhiên khi tồn trữ trứng trong những khoảng thời gian khác
nhau ở 40C và 80C thì tỷ lệ trứng nở giảm đi rõ rệt. Giai đoạn kén của bọ cánh lưới có
thể tồn trữ trong 45 ngày ở 80C và 80 ngày ở 80C. Khi tồn trữ thành trùng cái ở 80C

13


với chu kỳ ngày ngắn (10 giờ sáng: 14 giờ tối) trong 90 ngày thì tỷ lệ trứng đẻ sau tồn
trữ giảm đi rất cao.
Loài Mallada basalis Walker (Chrysopa basalis)
Theo Chia-Pao Chang (2000), trong điều kiện phòng thí nghiệm thì loài bọ cánh
lưới Mallada basalis Walker có thể hoàn thành 10 thế hệ trong 1 năm, vòng đời của
loài bọ cánh lưới này có thể bị thay đổi bởi nhiệt độ. Ở nhiệt độ phòng thí nghiệm là
280C, thời gian hoàn thành các giai đoạn trứng, ấu trùng, kén trung bình là 4,4 ngày,
11,8 ngày và 11,9 ngày. Tuổi thọ trung bình của thành trùng cái là 70,8 ngày, của
thành trùng đực là 76,9 ngày và thời gian để hoàn thành vòng đời là 28,1 ngày. Khi
nuôi trong phòng thí nghiệm ở 15 và 300C thì thời gian trung bình hoàn thành giai
đoạn trứng là 8,1 và 3,1 ngày, giai đoạn ấu trùng là 24,6 và 8,7 ngày, giai đoạn kén là
24,6 và 8,6 ngày, thời gian hoàn thành vòng đời sẽ ngắn đi khi nhiệt độ tăng và ngắn
nhất khi ở 300C. Tổng nhiệt hữu hiệu cần cho sự phát triển của trứng là 69,90C/ngày,
của ấu trùng là 206,90C/ngày, của kén là 193,80C/ngày và tổng nhiệt hữu hiệu cần cho
sự phát triển của một thế hệ là 462,30C/ngày. Khoảng nhiệt độ ảnh hưởng đến sự phát
triển, ngưỡng gây chết trên và ngưỡng gây chết dưới của ấu trùng lần lượt là từ 17 430C, 460C và 80C, của thành trùng cái là từ 14 – 420C, 500C và 60C, của thành trùng
đực là từ 16 – 420C, 490C và 90C.
Loài Plesiochrysa ramburi Schneider
Theo Kantha D. và ctv (2005), sinh học của bọ cánh lưới Plesiochrysa ramburi
Schneider được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ở 240C cho thấy: khả năng đẻ

trứng của con cái trung bình là 14,55 ± 7,13 trứng, giai đoạn trứng kéo dài trung bình
2,35 ± 0,49 ngày. Giai đoạn ấu trùng kéo dài trung bình 9,96 ngày, khoảng thời gian
giữa lần lột xác thứ 1, thứ 2 và thứ 3 lần lượt là 4,15 ± 0,37; 3,25 ± 0,44 và 3,55 ± 0,51
ngày. Giai đoạn nhộng kéo dài trung bình 7,15 ± 1,09 ngày, tuổi thọ của thành trùng
cái là 16,85 ± 5,82 ngày và của thành trùng đực là 13,55 ± 6,52 ngày. Khi nuôi ấu
trùng bọ cánh lưới bằng Maconellicoccus hirsutus Green thì một ấu trùng bọ cánh lưới
có thể tiêu diệt trung bình ở lần lột xác thứ 1, thứ 2 và thứ 3 lần lượt là 19,55 ± 1,19;
38,05 ± 2,04 và 20,01 ± 1,68 con ấu trùng Maconellicoccus hirsutus Green. Theo
Kantha D. và ctv (2005), khi nuôi ấu trùng loài bọ cánh lưới Plesiochrysa ramburi
Schn. ở 240C bằng ấu trùng loài rệp sáp giả Maconellicoccus hirsutus thì ấu trùng bọ
14


cánh lưới Plesiochrysa ramburi Schn. có 3 lần lột xác, giai đoạn ấu trùng kéo dài trung
bình 9,96 ngày, khoảng thời gian giữa lần lột xác thứ 1 và thứ 2 là 3,25 ± 0,44 ngày.
Giống Mallada (= Anisochrysa)
Theo tài liệu internet của một số tác giả, giống Mallada (= Anisochrysa) là
giống lớn nhất của bọ cánh lưới Chrysopidae với hơn 122 loài (Brooks & Barnard,
1990). Chúng mang rác trên lưng và hưu miên ở gian đoạn ấu trùng cuối tuổi 3
(Principi, 1956; 1992; Principi et al, 1990). Trong giống này, chỉ có M. boninensis
Okomoto và M. basalis đã được nghiên cứu và ứng dụng trong việc tiêu diệt côn trùng
có hại trên cây trồng nông nghiệp. Ở cánh đồng bông Rhodesian, 81% trứng của bọ
cánh lưới chrysopidae là của M. boninensis, một trong 3 loài trội nhất. Thành trùng
không ăn thịt nhưng một ấu trùng có thể tiêu diệt khoảng 297 trứng H. armigera
(Brettell, 1979). Loài này phân bố khắp thế giới cũ và nó được mang đến miền nam
Africa trên giống cam quýt nhập khẩu từ Trung Quốc khoảng 200 năm trước.
Trong 10 loài chrysopidae tập trung ở Guanazhou, Chine, M. boninensis là một
trong 3 loài phổ biến được tìm thấy (Wei et al, 1987).
Ở Taiwan, Lee and Shih (1982) nuôi ấu trùng M. boninensis bằng
Paurocephala psylloptera Crawford thì thời gian phát triển dài hơn khi nuôi bằng

trứng Corcyra cephalonica.
Ở Ấn Độ, nó được nuôi bằng rệp sáp trên nho Maconellicoccus hirsutus
(Green) (Mani & Krishnamoorthy, 1989; Mani, 1990).
Ấu trùng Mallada basalis được nuôi bằng trứng C. caphalonica (Chen et al.,
1993). Kết quả của sự xuất hiện M. basallis trên cây họ cam quýt đã làm giảm số
lượng của Panonychus citri (Wu, 1992).
2.4.2 Nghiên cứu trong nước
Theo Vũ Thị Nga (2006), khả năng ăn mồi của Chrysopa sp1. là rất có ý nghĩa
trong hạn chế số lượng rệp sáp giả. Ấu trùng Chrysopa sp2. (Neuroptera: Chrysopidae
thường tấn công các loài rệp sáp giả trong loài Pseudococcidae như: Dismicoccus
brevipes, Ferrisia virgata, Maconellicoccus hirsutus. Loài Chrysopa sp1. xuất hiện
trên đồng ruộng ít (5 – 10 %), loài Chrysopa sp2. có mức độ xuất hiện thường xuyên
(20 – 35 %).

15


×