Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

NGHIÊN CỨU CHẾ ĐỘ CẠO CÓ SỬ DỤNG BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH MỦ RRIMFLOW TRÊN DÒNG CAO SU VÔ TÍNH GT1 TẠI NÔNG TRƯỜNG CAO SU MINH THẠNH THUỘC CÔNG TY CAO SU DẦU TIẾNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM KHOA NÔNG HỌC

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU CHẾ ĐỘ CẠO CÓ SỬ DỤNG BIỆN PHÁP
KÍCH THÍCH MỦ RRIMFLOW TRÊN DÒNG CAO SU
VÔ TÍNH GT1 TẠI NÔNG TRƯỜNG CAO SU MINH
THẠNH THUỘC CÔNG TY CAO SU DẦU TIẾNG

Họ và tên sinh viên: ĐINH THỊ THU HẰNG
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khoá: 2003-2007

Tháng 10/2007


NGHIÊN CỨU CHẾ ĐỘ CẠO CÓ SỬ DỤNG BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH
MỦ RRIMFLOW TRÊN DÒNG CAO SU VÔ TÍNH GT 1 TẠI
NÔNG TRƯỜNG CAO SU MINH THẠNH THUỘC
CÔNG TY CAO SU DẦU TIẾNG

Tác giả

ĐINH THỊ THU HẰNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư nông nghiệp ngành
Nông Học

Giáo viên hướng dẫn


ThS. TRẦN VĂN LỢT
Kỹ sư ĐINH XUÂN QUÝ

i


Tháng 10 năm 2007

LỜI CẢM ƠN
Chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu, phòng đào tạo trường Đại học Nông Lâm _ TP.Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm khoa Nông học cùng toàn thể thầy cô bộ môn đã tận tình giảng
dạy cho em những kiến thức hữu ích trong suốt thời gian học tập tại trường.
Thầy Trần văn Lợt, giảng viên bộ môn Cây công nghiệp, khoa Nông học đã tận
tình hướng dẫn, tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Các cô chú ở nông trường Minh Thạnh, thuộc công ty cao su Dầu Tiếng đã tạo
mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập.
Cha mẹ và các em đã ủng hộ và giúp đỡ em về vật chất và tinh thần trong suốt
thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Cảm ơn toàn thể các bạn NH29.

Đinh Thị Thu Hằng

ii


TÓM TẮT
Nghiên cứu chế độ cạo có sử dụng biện pháp kích thích mủ RRIMFLOW trên
dòng cao su vô tính GT 1 tại Nông trường Cao su Minh Thạnh thuộc Công ty Cao su
Dầu Tiếng.

Các thí nghiệm ở Việt Nam cũng như nhiều năm thực hiện ở Malaysia công
nghệ khai thác mới RRIMFLOW đều mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để tận dụng hết
lớp vỏ cạo trước khi thanh lý, trên những dòng vô tính khác nhau, các chế độ cạo khác
nhau, do đó cần thiết phải thực hiện đề tài này để tìm ra phương pháp tăng sản lượng
vườn cây.
Đề tài được thực hiện tại lô 86, Nông trường Cao su Minh Thạnh, dòng vô tính
GT 1. Quy mô thí nghiệm trên 1 phần cạo. Chất kích thích sử dụng: ethephon và khí
ethylen (RRIMFLOW).
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên một yếu tố, 3 lần lặp
lại, 3 nghiệm thức trên dòng vô tính GT 1 được kích thích bằng ethephon và khí
ethylen (RRIMFLOW). Ở vùng đất xám Công ty Cao su Dầu Tiếng, các nghiệm thức
kích thích đều cho sản lượng cao, nhưng cao hơn hẳn là nghiệm thức có sử dụng biện
pháp kích thích RRIMFFLOW, kế đến là nghiệm thức kết hợp bôi thuốc kích thích
ethephon.
Kết quả thu được khi kích thích mủ ethylen trên dòng vô tính GT 1 với miệng
cạo ngắn 1/4S sẽ cho sản lượng cao nhất so với hai chế độ cạo đối chứng và kích thích
mủ ethephon, mang lại hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao và ổn định kinh tế cho công nhân.

iii


MỤC LỤC
Trang

Trang tựa

i

Lời cảm ơn


ii

Tóm tắt

iii

Mục lục

iv

Danh sách các chữ viết tắt

v

Danh sách các hình

vi

Danh sách các bảng

vii

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1

1.1 Đặt vấn đề

1


1.2 Mục đích

2

1.3 Yêu cầu

2

1.4 Giới hạn đề tài

2

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

3

2.1 Giới thiệu về cây cao su

3

2.1.1 Nguồn gốc cây cao su

3

2.1.2 Lịch sử khai thác cây cao su

5

2.2 Đặc điểm dòng vô tính GT 1


6

2.3 Một số thông tin về chất kích thích mủ

7

2.3.1 Giới thiệu

7

2.3.2 Lịch sử sử dụng kích thích trên cây cao su

7

2.3.3 Đặc điểm chất kích thích mủ RRIMFLOW và Stimulatex

12

2.3.4 Cơ chế tác động của chất kích thích mủ

12

2.3.5 Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự đáp ứng của chất kích thích mủ

13

2.4 Những kết quả nghiên cứu

15


2.4.1 Những nghiên cứu nước ngoài

15

iv


2.4.2 Những nghiên cứu trong nước

15

CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

17

3.1 Vật liệu

17

3.2 Điều kiện thời tiết trong quá trình tiến hành thí nghiệm

17

3.3 Phương pháp

18

3.3.1 phương pháp bố trí thí nghiệm

18


3.3.2 Phương pháp bôi dầu kích thích

18

3.3.3 Kỹ thuật gắn RF

19

3.4 Các chỉ tiêu quan trắc

21

3.4.1 Sản lượng

21

3.4.2 Phân tích các thông số sinh lý mủ

21

3.4.3 Hàm lượng cao su khô (DRC) (%)

22

3.4.4 Tỷ lệ khô miệng cạo

23

3.4.5 Độ hao dăm


23

3.4.6 Tính hiệu quả kinh tế

23

3.5 Phương pháp xử lý số liệu

24

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

25

4.1 Sản lượng

25

4.1.1 Sản lượng g/c/c

25

4.1.2 Sản lượng kg/phần cạo/tháng

26

4.1.3 Sản lượng kg/ha/3 tháng

27


4.1.4 Diễn biến sản lượng (g/c/c) qua 3 tháng theo dõi

28

4.2 Hàm lượng cao su khô DRC (%)

29

4.3 Các thông số sinh lý

30

4.4 Tỷ lệ khô miệng cạo

31

4.5 Độ hao dăm

32

4.6 Sơ bộ lượng toán hiệu quả kinh tế

33

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

39

5.1 Kết luận


39

5.2 Đề nghị

40

TÀI LIỆU THAM KHẢO
v


PHỤ LỤC

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
RF

: RRIMFLOW

RRIM

: Rubber Research Institute of Malaysia (Viện nghiên cứu cao su

Malaysia)
DRC

: Dry Rubber Content (hàm lượng cao su khô)

TSC

: Total Silid Content (Tổng hàm lượng chất khô)


KMC

: khô miệng cạo

ET

: Ethephon

NT

: Nghiệm thức

g/c/c

: Gram cao su khô trên cây trên lần cạo

DVT

: Dòng vô tính

IRRDB

: Hội đồng nghiên cứu và phát triển cao su quốc tế

GT

: Gondang Tapen

vi



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1 Quang cảnh lô thí nghiệm
Hình 4.2 Nghiệm thức 1 với lần lập lại thứ hai
Hình 4.3 Nghiệm thức 2 với lần lặp lại thứ ba
Hình 4.4 Nghiệm thức 3 với lần lặp lại thứ nhất
Hinh 4.5 Bình bơm khí ethylen
Hình 4.6 Bơm khí ethylen ở nghiệm thức ba
Hình 4.7 Thuốc kích thích Stimulatex
Hình 4.8 Cách bôi thuốc kích thích Ethephon ở nghiệm thức hai

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Số liệu khí tượng thủy văn tỉnh Bình Dương

20

Bảng 3.2 Số liệu thông số sinh lỷ mủ cao su

24

Bảng 4.1 Kết quả theo dõi sản lượng (g/c/c) của các nghiệm thức

27

Bảng 4.2 Kết quả theo dõi sản lượng (kg/phần cạo/tháng)
của các nghiệm thức


28

Bảng 4.3 Kết quả theo dõi sản lượng (kg/ha/3 tháng)
của các nghiệm thức

28

Bảng 4.4 Diễn biến sản lượng (g/c/c) qua 3 tháng theo dõi

29

Bảng 4.5 Hàm lượng DRC của các nghiệm thức qua các tháng
06/2007 - 08/2007

30

Bảng 4.6 Kết quả một số thông số sinh lý mủ của các chế độ cạo

31

Bảng 4.7 Tỷ lệ khô miệng cạo của các chế độ cạo

32

Bảng 4.8 Kết quả quan trắc độ hao dăm vào tháng 8/2007

33

Bảng 4.9 Sơ bộ lượng toán hiệu quả kinh tế qua các chế độ cạo.


34

viii


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Cây cao su có tên khoa học là Hevea brasiliensis thuộc họ Euphorbiaceae (họ
thầu dầu). Cây Hevea brasiliensis được tìm thấy trong tình trạng hoang dại tại vùng
Châu Thổ Amazone (Nam Mỹ). Từ khi rời nguyên quán Amazone đã được nhân trồng
và phát triển nhanh ở nhiều nước trên thế giới, nhất là ở Đông Nam Á và miền nhiệt
đới Châu Phi, bởi vùng đất này có những điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi và
nguyên nhân chính là cây cao su đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, ổn định góp phần cải
thiện điều kiện kinh tế xã hội và môi trường. Sản phẩm chính của cây cao su là mủ
nước, với những đặc biệt của mủ cao su đã giúp cho ngành công nghịêp cao su được
hình thành.
Để tiếp tục phát triển ngành cao su đã có những chủ trương đúng, hiệu quả để
không ngừng nâng cao chất lượng và năng suất vườn cây như chủ trương cạo tận thu
thanh lý sớm vường cây kinh doanh kém hiệu quả, rút ngắn thời gian khai thác cây cao
su, thực hiện hiệu quả công tác phòng chống mất cắp mủ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật trong công tác giống, trong đầu tư thâm canh vườn cây thời kỳ kiến thiết cơ bản,
phòng trị bệnh trên vườn cây, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trên vườn cây
khai thác
Một trong những tiến bộ khoa học được áp dụng trên vườn cây khai thác để
nhằm gia tăng năng suất sản lượng vườn cây được các Công ty áp dụng đó là kích
thích mủ. Chất kích thích mủ được sử dụng phổ biến hiện nay đó là Ethephon (2Cloroethyl phosphoric acid). Mục đích chính của việc sử dụng kích thích mủ là nhằm
giảm công lao động, tăng năng suất cho người công nhân, tiết kiệm vỏ cạo bằng cách
giảm nhịp độ cạo kết hợp kích thích. Do vậy, vấn đề được đặt ra ở đây là sử dụng kích

thích như thế nào để đảm bảo kỹ thuật, đạt hiệu quả kinh tế, duy trì sự đáp ứng sản
lượng lâu dài trên vườn cây khai thác.
1


Có nhiều biện pháp để vườn cây cho năng suất cao và duy trì được năng suất:
kích thích mủ bằng ethephon với các nồng độ 2,5%; 5%; kỹ thuật G_FLEX, một
phương pháp khai thác cũng dựa trên nguyên lý kích thích bằng khí Ethylen); sử dụng
REACTORRIM (nén khí liên tục, sự trung hoà áp suất); kỹ thuật khai thác
RRIMFLOW đã được nghiên cứu ứng dụng.
Xuất phát từ sự cần thiết, được sự chấp thuận của Ban Chủ nhiệm khoa Nông
học, trường Đại học Nông Lâm, Thành phố Hồ Chí Minh, cùng sự hướng dẫn tận tình
của ThS. Trần Văn Lợt, giảng viên bộ môn cây công nghiệp đã tạo điều kiện cho
chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu chế độ cạo có sử dụng biện pháp kích thích
mủ RRIMFLOW trên dòng cao su vô tính GT 1 tại Nông trường Minh Thạnh thuộc
Công ty Cao su Dầu Tiếng”
1.2 Mục đích
 So sánh một số chế độ cạo kết hợp sử dụng kích thích RRIMFLOW và kích
thích mủ ethephon (Stimulatex) nhằm gia tăng sản lượng, tăng năng suất lao động và
tăng thu nhập cho người lao động, đồng thời kéo dài thời gian khai thác trên vườn cây
trung niên để tránh thanh lý đồng loạt.
 Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế.
1.3 Yêu cầu
Theo dõi chỉ tiêu về:
 Sản lượng mủ
 Hàm lượng cao su khô DRC (%)
 Các thông số sinh lý mủ như: đường (sucrose), lân vô cơ (Pi), Magnesium
(Mg2+), tổng hàm lượng chất khô TSC (Total solid content).
 Bệnh khô miệng cạo
 Mức độ hao dăm

 Lượng toán hiệu quả kinh tế.
1.4 Giới hạn đề tài
Vì thời gian và trình độ còn hạn chế nên việc thực hiện đề tài chỉ là sơ bộ đánh
giá, kết quả đạt được chỉ là bước đầu của thí nghiệm, kỹ thuật này cần phải tiếp tục
theo dõi thì mới có kết luận chính xác.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu về cây cao su
2.1.1 Nguồn gốc cây cao su
 Thế giới
Cây cao su có tên khoa học là Hesvea brassiliensis thuộc họ Euphorbiaceae
(Họ Thầu Dầu). Họ Euphorbiaceae gồm rất nhiều cây có mủ dưới dạng cây đại mộc,
cây bụi nhỏ và cây cỏ sống ở vùng nhiệt đới và ôn đới. Về phương diện thực vật học,
họ này có đặc điểm chung là có hoa đơn tính đồng chu với hoa cái có tâm bì dính nhau
thành một bầu noãn có ba ngăn, mỗi ngăn chứa một noãn, quả khi chín là quả khô, tự
động nứt để tung hạt ra ngoài.
Cây cao su trong tình trạng hoang dại là một cây rừng lớn, thân thẳng, cao trên
30m có khi đến 50m, vanh thân có thể đạt được 5-7m, tán lá rộng và sống trên 100
năm. Ở vùng Rio Tapajoz, nơi Wickham thu lượm hạt, cây Hevea brassiliensis. Mọc
rải rác hay mọc tập trung từ 4-10 cây ở mỗi nơi, các cây này cách nhau ít nhất là 400m
với mật độ là một cây cho một hecta. Cây lưỡng bội (2n) có số nhiễm sắc thể là 2n=36.
Cây cao su Hesvea brasiliensis là một trong 10 loài cây cho mủ trong họ
Euphorbiaceae.
*Lịch sử phát triển
So với những cây khác, cây cao su là một cây trồng tương đối trẻ nhưng có tốc
độ phát triển rất mạnh, lịch sử phát triển chủ yếu trãi qua các giai đoạn chủ yếu như

sau:
Năm 1736, Condamine, nhà thiên văn học người Pháp trong một chuyến công
tác sang Nam Mỹ, ông phát hiện ra cây cao su và ông đã lấy các mẫu vật như: mẫu
thân, lá, hoa quả, hạt, mủ gửi về Viện Hàn Lâm khoa học Paris để định danh và cho
tìm hiểu công dụng của mủ cây này. Nhưng gần một thế kỷ người ta vẫn chưa tìm ra

3


được công dụng của chất mủ này vì nó có nhược điểm là không chịu được nhiệt độ quá
cao cũng như quá thấp, không chịu được nén cũng như lực ma sát mạnh.
Năm 1838 – 1844, ông Charles Goodyear và Thomas Hancock đã phát minh ra
phương pháp lưu hóa cao bằng cách cho thêm bột lưu huỳnh (S) vào các nối đôi của
phân tử mủ cao su thiên nhiên ở nhiệt độ cao từ 125-150oC, do đó làm tăng tính ưu
việt của cao su thiên nhiên và được ứng dụng nhiều trong chế biến như: khả năng chịu
được nhiệt khá rộng từ -35 đến +150oC, có khả năng chịu được lực ma sát và lực nén
mạnh đồng thời có tính đàn hồi rất cao.
Năm 1876, Hery Wickham người đầu tiên đã đặt ra vấn đề nên trồng trọt cây
cao su và chính ông đã lấy 70.000 hạt cao su từ Amazone về về vườn thực vật Kew
(Anh) và có 2.700 hạt nẩy mầm và phát triển thành cây được. Sau đó vào tháng
09/1876 các cây cao su này được đưa về vườn thực vật Ceylon (Srilanka).
Năm 1893, 22 cây cao su còn sống tại vườn thực vật Ceylon được phân phối để
nhân trồng trên thế giới. Và nước được nhân trồng đầu tiên là Malaysia vào năm 1892
được 120 hecta.
Năm 1941-1945: đây được coi là thời kỳ đen tối của cây cao su thiên nhiên do
chiến tranh thế giới lần II tàn phá khiến hầu hết các diện tích cao su tại các nước Châu
Á bị bỏ phế không khai thác được, 1942 chỉ đạt 650.000 tấn, 1945 còn 254.000 tấn.
Năm 1972, do chiến tranh ở Trung Đông nên giá cả xăng dầu gia tăng kéo theo
giá phụ phẩm tăng theo và giá thành của mủ cao su nhân tạo tăng lên. Từ đó, cây cao
su tự nhiên lại được chú trọng trong việc khôi phục và phát triển ngày càng mạnh hơn.

Hiện nay diện tích cũng như sản lượng cao su thiên nhiên trên thế giới tập trung các
nước Châu Á (90%) trong đó có ba nước Đông Nam Á là Malaysia, Indonesia và
Thailand, dự kiến đến năm 2010 đạt 7 triệu tấn.
 Việt Nam
Năm 1877, Pierre, người đầu tiên đưa cây cao su vào Việt Nam, nhưng các cây
này đều chết.
Năm 1897, Raoul, người đã đưa những hạt giống cao su đã nẩy mầm vào Việt
Nam và việc trồng này thành công.
Diện tích cao su Việt Nam năm 2006 đạt gần 510.000 ha, sản lượng là 513.500
tấn (Theo báo: Cao su Việt Nam, 01/01/2007).
4


2.1.2 Lịch sử khai thác cây cao su
Kể từ khi Columbus phát hiện ra cây cao su ở Nam Mỹ và mang về giới thiệu
với thế giới Phương Tây, một số phát minh sáng chế nhằm ứng dụng những đặc tính
đặc biệt của mủ cao su đã được đưa ra như vải không thấm nước (Macintosh, 1823),
phương pháp lưu hóa cao su (Goodyear, 1839), bánh hơi (Thomson, 1845; Dunlop,
1888) đã giúp cho ngành công nghiệp cao su được hình thành. Khi ngành công nghiệp
xe hơi được phát triển, những sản phẩm khác từ cao su cũng được đưa ra làm cho nhu
cầu về cao su tự nhiên tăng mạnh.
Tại Brasil, mủ được khai thác bằng cách dùng một loại rựa chém vào thân cây
những vết dài khoảng 2,5 – 5 cm để mủ chảy ra, lần khai thác kế tiếp lại chém vào cây
ở một vị trí khác, cứ thế các vết chém dần dần bao phủ vòng quanh thân cây.
Tại Viễn Đông, khi mới bắt đầu trồng cao su với mục đích thương mại, việc
khai thác cũng được tiến hành theo phương cách tương tự như ở Brasil nhưng với một
sự thận trọng hơn. Chu kỳ cạo chỉ kéo dài trong khoảng ba tuần và chỉ chỉ có hai đến
ba chu kỳ như vậy trong năm.
. Ở Sri Lanka, từ 1882 Trimen đã thử nghiệm một số phương pháp Brasil với
một vài thay đổi nhưng chủ yếu cũng đều dựa trên nguyên tắc rạch vào vỏ cao su bằng

các dụng cụ như dao, đục, rựa…tuy nhiên những phương pháp này đều tạo nên những
thương tổn lớn trên vỏ cây làm phát triển những u lồi làm cho cây cao su không thể
khai thác tiếp tục chỉ trong một thời gian ngắn (Ismail Hashim, 1989). Trong khoảng
thời gian đó, Ridley, giám đốc vườn thực vật Singapore cũng đã có những thí nghiệm
trên các cây cao su được Wickham mang về năm 1876 và Cross mang về năm 1887.
Điểm khác biệt quan trọng giữa phương pháp cũ là thay vì vỏ cây ngay vết chém
không được lấy đi và phải tạo một vết chém mới ở lần khai thác kế tiếp, ông đề nghị
cắt và lấy đi một lớp vỏ mỏng ở ngay vết cắt cũ. Như vậy, ta có thể được cạo nhiều lần
hơn trên vỏ cao su, mủ chảy ra dễ dàng hơn và như thế sản lượng thu được cũng cao
hơn.
Năm 1916, de Jonge phát hiện ra rằng các ống mủ trong vỏ cây cao su không
chạy theo chiều thẳng đứng mà chạy vòng quanh thân cao su theo chiều kim đồng hồ
từ trên xuống với góc nghiêng khoảng 3,7o so với phương thẳng đứng. Từ đó, ông cho
rằng với cùng chiều dài và độ dốc miệng cạo, vết cắt từ phải qua trái thân cây (theo
5


chiều ngược kim đồng hồ từ trên xuống) sẽ cắt được nhiều ống mủ hơn vết cắt theo
chiều ngược lại và như vậy có thể sản lượng thu được sẽ cao hơn. Những thí nghiệm
cạo mủ sau đó của Maas đã chứng minh giả thiết của de Jonge là đúng. Những thực
nghiệm tiếp tục của hai ông dần dần đưa đến dạng miệng cạo vòng xoắn (S) áp dụng
cho đến nay.
Từ thập niên 1970, nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động có tay nghề
cạo mủ, cùng với sự phát hiện và sử dụng chất kích thích, một số kỹ thuật cạo mới đã
được đưa ra thử nghiệm như cạo chích (Tupy, 1973), cạo Micro-X (P’ng và cộng sự,
1978).
Đáng lưu ý là trong thập niên 1990, Viện RRIM đã bắt đầu thử nghiệm một số
phương pháp khai thác mới như RRIMFFLOW (Sivakumaran và cộng sự, 1995),
REACTORRIM (Mohd Raffali và Amad Zarin, 1995). Các phương pháp này chủ yếu
dựa trên cơ sở miệng ngắn phối hợp với sử dụng khí ethylene làm chất kích thích. Các

kết quả bước đầu cho thấy các phương pháp này là có triển vọng và đã được áp dụng
trên một số vùng tại Malaysia. Tuy nhiên việc áp dụng đại trà các phương pháp này
vẫn còn một số khó khăn như đầu tư ban đầu tốn kém, phải có biện pháp quản lý thích
hợp tránh thất thoát, hư hỏng vật tư, mủ…
2.2 Đặc điểm của dòng vô tính GT 1
 Phổ hệ: nguyên sơ
 Xuất xứ: Indonesia
 Đặc điểm:
* Thời gian sinh trưởng: sinh trưởng trung bình, ít biến thiên theo vùng. Thời
gian kiến thiết cơ bản từ 6-7 năm. Tăng trưởng trung bình ở giai đoạn khai thác
* Các đặc tính hình thái: thân thẳng, phân cành tương đối, tán hẹp.
* Chống chịu bệnh hại: ít những bệnh loét sọc và khô mặt cạo,nhiễm trung bình
bệnh nấm hồng, bệnh lá gân trắng, héo đen đầu lá rụng lá mùa mưa.
* Chống chịu ngoại cảnh đột biến: kháng gió khá
* Chất lượng: mủ nước màu trắng, ít bị oxy hóa do enzyme, mủ đông màu sáng.
* Năng suất: Năng suất trung bình, khởi đầu thấp. Năng suất tăng dần theo tuổi
cạo.

6


2.3 Một số thông tin về chất kích thích mủ
2.3.1 Giới thiệu
Theo quan điểm hiện nay một chế độ cạo bao gồm ba yếu tố chính một là chiều
dài miệng cạo, hai là nhịp độ và chu kỳ cạo và cuối cùng là kích thích. Chế độ cạo hợp
lý phối hợp một cách dung hòa ba yếu tố trên nhằm khai thác đúng tiềm năng sản
lượng của từng dòng vô tính, ở từng thời kỳ, trong từng điều kiện sinh trưởng, môi
trường cụ thể với chi phi lao động thấp nhất. Ngày nay, nói đến khai thác thường là
bao gồm cả việc kích thích mủ. Chất kích thích đang được sử dụng phổ biến hiện nay
là ethephon (2 – Chloroethyl phosphonic acid). Khả năng đáp ứng kích thích phụ

thuộc vào nhiều yếu tố như dòng vô tính, tuổi cây, mức độ khai thác, tình trạng vườn
cây (đất đai, phân bón, bệnh hại), tần số bôi, nồng độ và phương pháp áp dụng. Hiện
nay mục đích chính của việc sử dụng kích thích là nhằm giảm công lao động, tăng
năng suất cho người công nhân, tiết kiệm vỏ cạo bằng cách giảm nhịp độ cạo kết hợp
kích thích. Do vậy, vấn dề sử dụng kích thích như thế nào để đảm bảo về mặt kỹ thuật,
đạt hiệu quả kinh tế, duy trì sự đáp ứng sản lượng lâu dài trên vườn cây là rất quan
trọng.
2.3.2 Lịch sử sử dụng chất kích thích mủ
Năm 1912, nhà hóa học người Đức tên là Kamerun nhận thấy rằng nạo vỏ cây
cũng gây kích thích tăng sản lượng. Phát hiện này cũng được Fickendy (1918) xác
nhận. Sau đó, phân bò và một số hỗn hợp chứa phân bò, đất sét, lưu huỳnh và một vài
thành phần khoáng chất đã được sử dụng rộng rãi bởi những nhà trồng trọt ở Châu Á
và áp dụng chúng vào vỏ nạo phía dưới miệng cạo.
Đến năm 1951, trong thời gian thực hiện các thí nghiệm, Chapman có thể ngửi
được mùi lưu huỳnh đóng một phần trong hỗn hợp chất kích thích trên và cho rằng đó
là chất có lợi. Ngày nay, có thể tổng kết rằng sự tạo thành những hợp chất lưu huỳnh
đóng một phần trong sự gia tăng hàm lượng Thiols trong latex và giảm thế năng oxy
hóa trong tế bào. Như chúng ta đã biết, trong quá trình biến dưỡng đã sản sinh ra các
chất oxygen độc có tính oxy hóa cao làm phá hủy các thành phần của tế bào.
Một thí nghiệm mà sulphat đồng được đục lỗ nhét vào thân, năng suất có thể
gia tăng (khoảng 100%), cùng với sự gia tăng nhẹ hàm lượng đồng trong mủ và giảm
nhẹ hàm lượng cao su. Một số nghiên cứu của Chapman, Viện Nghiên cứu Cao su
7


Malaysia, de Jonge, Wiersum, Baptist cho thấy rằng những hỗn hợp giống như auxin
như là NAA, 2,4-D, 2,4,5-T, Methoxin pha trong hỗn hợp dầu cọ bôi trên vỏ nạo mức
độ gia tăng năng suất rất hữu hiệu (100% - 200%). Thời gian chảy mủ kéo dài một
cách rõ ràng và có sự giảm nhẹ hàm lượng đồng trong mủ giống như đục lỗ nhét
sulphat đồng vào thân.

Vào năm 1960, tại hội nghị nghiên cứu cao su thiên nhiên tại Kuala Lumpur đã
quan tâm rất nhiều đến sự kích thích mủ. Từ giữa năm 1956 đến năm 1959, 171.000
galon (1galon khoảng 4 lít) của 2,4-D và 2,4,5-T đã được sử dụng ở các đồn điền.
Vào thời gian này người ta nhận thấy rằng cùng với những ảnh hưởng có lợi
của chúng về mặt năng suất, acid halogennophenoxy acetic và sulphat đồng có những
ảnh hưởng có hại ở một mức độ nào đó. Tuy vậy, có lẽ cho đến những năm 1960 bằng
cách bôi trên vỏ nạo phía dưới miệng cạo của 2,4-D; 2,4,5-T khá hơn là đục lổ nhét
sulphat đồng vào.
Vấn đề cơ chế có thể lý giải hoạt động của những nhân tố kích thích trong việc
gia tăng mủ đầu tiên đã được giải thích bởi de Jonge, Blackman và Boatman. Năng
suất gia tăng sau 24 giờ áp dụng, tốc độ và thời gian chảy mủ gia tăng một cách rõ
ràng. Một số giả thuyết giải thích đã được tổng kết bởi những tác giả này như sau:
* Gia tăng áp suất thảm thấu và áp suất trương trong hệ thống ống mủ được
sinh ra do những chất điều hòa sinh trưởng của cây trồng.
* Sự giảm thấp độ nhầy của latex đã được gây ra do sự giảm nhẹ hàm lượng cao
su để giải thích cho dòng chảy dễ dàng hơn.
* Hiện tượng này là do gia tăng sự đàn hồi của tế bào thành ống mủ hoặc do sự
gia tăng mức độ chịu đựng của ống mủ khi cạo mủ.
* Tăng tính thẩm thấu của màng tế bào trong tế bào ống mủ cho phép nước và
các chất hòa tan đi vào lớn hơn và vì lẽ đó làm mủ trong ống mủ đi ra hoàn toàn hơn.
* Việc bít kín thông thường của vòng ống mủ tại lúc mở bị trì hoãn bởi hormon
kích thích hoặc bằng sự gia tăng tính ổn định của mủ và giảm tính bất ổn định do ảnh
hưởng của vi khuẩn cạnh miệng cạo, nói cách khác cây bị xử lý không bị bít ống mủ
ngay tức thì.
* Xử lý kích thích gia tăng vùng huy động mủ trong vỏ từ dòng chảy của mủ.

8


Trong cùng một giai đoạn, nghiên cứu cũng đã được thực hiện để tìm ra những

hợp chất mới để cải thiện hữu hiệu hơn. Trước đó vài năm, ethylen oxide, một loại khí
có tác dụng tiệt trùng đã có hiệu quả rất hữu hiệu nhưng theo sau đó làm tăng sự hủy
hoại nhanh chóng của mô ống mủ và mô chứa hoàn toàn bị khô. Chloroform và ether
một chất chống hô hấp, mang những nhóm như là muối phenilmercuric, phân tử như là
hydrogen peroxide, nivaquin, amonium, molypdate và những chất diệt khuẩn như
tyfomicin đã được nhét vào thân, kết quả đưa đến năng suất cao hơn hoặc thấp hơn.
Banchi và Poliniere cũng đã thử nghiệm thành công khi dán túi khí acetylen vào
vỏ nạo dưới miệng cạo. Cùng thời gian, Abraham và cộng sự cũng đã thử nghiệm khí
acetylen và khí ethylen, picloram, moryphactins, và một phân tử mới đã được giới
thiệu bởi Amchem: 2 – Chloroethhyl phophonis acid (“CEPA”, “ethrel” và
“ethephon”). Chất này khi phân hủy tạo khí ethylen đã kích thích ra hoa ở cây nho. Tất
cả những phân tử này rất hữu hiệu trong việc kích thích kéo dài dòng chảy và năng
suất cao hơn ở mức độ rất khác nhau, trong số chúng ethrel hữu hiệu hơn. Tuy vậy,
ethrel đã không được xem là chất kích thích thông thường do mắc hơn các chất khác vì
đã được sử dụng ở nồng độ cao. Vào năm 1969 d’Auzac và Ribaillier đã xác định
acetylen, ethylen, CEPA và cùng B – hyroxyl hyrazine, một chất mang phân tử ethylen
khác có hiệu quả kích thích hữu hiệu đối với năng suất và ít nhất tương đương với
những hợp chất auxin truyền thống. Từ những thí nghiệm khác nhau đã được tiến
hành, những chất kích thích đều tác động sản sinh ra ethylen nội sinh trong tế bào. Và
rõ ràng sự quan sát trước của Chapman xác định ảnh hưởng của nhiều loại chấn
thương (cơ học, hóa học và hormon) về năng suất mủ bởi hormon tự nhiên mà trong
đó bao gồm ethylen.
Sau những nghiên cứu mở rộng về ảnh hưởng của ethrel, acetylen, và picloram
so sánh với 2,4,5-T cả về phương pháp và vị trí áp dụng. Một sự kết luận được chú ý là
không giống như 2,4,5-T, ethrel tỏ ra không gây hại đến vỏ tái sinh. Tuy nhiên với
nồng cao như 6,7%; 10% và 13% trong dầu hạt cho đáp ứng tốt nhất và nồng độ thấp
hơn không thích được sử dụng.
Sự quan tâm của các nhà nghiên cứu là mục tiêu ảnh hưởng của kích thích đến
năng suất nhưng phương pháp không nêu được ảnh hưởng có lợi khi vỏ tái sinh được
cạo trở lại. Trước khi áp dụng ethrel thương mại ở những đồn điền cao su, phân tử

9


khác hơn 2,4-D và 2,4,5-T đã được sử dụng ở diện rộng, đó là CuSO4. Nó đã được sử
dụng đơn lẽ bằng việc đục lỗ và kết hợp với 2,4-D; 2,4,5-T áp dụng rộng.
Để tránh kết quả hoại sinh từ sự tiếp xúc của CuSO4 vào tượng tầng, vỏ đã được
bảo vệ bởi những ống polyethylen cạnh phía ngoài với một đinh vít và chạ xiên qua vỏ
và gỗ. Đồng kim loại đã được phổ thông qua ống này. Kết quả hàm lượng đồng luôn
lớn hơn giới hạn cho phép trong mủ. Sự thuận lợi của đồng cũng được nhận thấy ở
Cambodia bởi Deconinek khi sử dụng CuSO4 rắn hoặc dung dịch (25%).
Paranjothy và cộng sự nghiên cứu về sự tạo thành ethylen trong vỏ Hevea và
xác định rằng những nồng độ thích hợp của NAA và 2,4-D, 2,4,5-T và đồng đã có tác
động gây ra ethylen. Cuối cùng nó cho thấy ethylen nội sinh trong mô vỏ thì lớn hơn
trong những DVT mẩn cảm với vết thương. Những kết quả trên xác định những cây
cao su đã bị gây vết thương bằng sự cạo thông thường và cạo chích là những chấn
thương thật sự có thể gây ra sự tổng hợp ethylen. Tuy nhiên với tỷ lệ cao của khô vỏ
cạo làm giới hạn việc tăng suất bằng xử lý hormon. Mục đích thứ ba là giảm đi công
lao động cạo mủ vì lẽ đó giảm giá thành và đã được mô tả đầu tiên bởi Campaignolle ở
Việt Nam 1955. Nó được điều chỉnh và sửa lại sâu hơn bởi Polinier năm 1967 và
1968.
Ở bờ biển Ngà, sử dụng chất kích thích ethrel và NAA trên cây tơ (PR 107 và
PB 86) cho thấy nguy hiểm khi áp dụng đối với chế độ cạo nguyên vòng xoắn hai tuần
một lần. Tuy vậy những DVT GT 1, PR 107 và PB 5/51 kích thích hai lần một năm
với ethrel 2% và cạo nữa vòng xoắn mà không kích thích. Mục đích là không thu được
năng suất quá mức nhưng duy trì được năng suất.
Gần đây hơn do thiếu hụt thợ cạo lành nghề, thu nhập thợ cạo thấp và hiệu quả
kinh tế kém, một số phương pháp khai thác mới đã được đưa ra bởi Viện Nghiên cứu
Cao su Malaysia (RRIM). Kỹ thuật RRIMFFLOW: nguyên tắc cơ bản của phương
pháp này là rút ngắn chiều dài miệng cạo (từ 1/2S xuống miệng cạo nhỏ (2,54 cm)
hoặc 1/8S), giảm nhịp độ cạo (từ d/2 xuống d/3 hoặc d/4) phối hợp với kích thích bằng

khí ethylen. Khí ethylen được bơm vào một chụp chứa khí bằng nhựa (PVC
applicator) dán dính vào thân cây cao su với chu kỳ 10 ngày/lần (Sivacumaran, 2004).
Phương pháp này chủ yếu được áp dụng trên cây cao su trung niên trên 11 tuổi cạo.
Theo IRRDB (1999) quyển ba trích dẫn báo cáo hàng năm của RRIM (1998) cho thấy
10


việc áp dụng RF có hiệu quả kinh tế: tạo thu nhập cao hơn cho thợ cạo và lợi tức nhiều
hơn cho nhà sản xuất. Tính đến cuối năm 1998, Malaysia đã áp dụng trên diện tích
khoảng 10.000 ha và có khuynh hướng gia tăng trong thời gian tới.
Một số phương pháp khác, với hệ thống kích thích REACTORRIM bằng cách
sử dụng khí ethylen được nén trong một bình nhỏ và được phóng thích từ từ trực tiếp
vào trong vỏ cây cao su. Các phương pháp mới này đang có nhiều triển vọng, tuy
nhiên vẫn chưa được áp dụng rộng rãi ở các nước trồng cao su trên thế giới.
Tóm tắt quá trình tiến triển của việc xử lý kích thích để gia tăng năng suất (d’Auzac,
1997)
Gây vết thương
- Cạo thông thường
- Nạo vỏ

Xử lý bằng chất hóa học
- CuSO4
- H3BO3
- HgCl, H2O2
Acetylen
Tương tự như ethylen

Xử lý bằng hormon
- Auxin: IAA
- 2,4-D; 2,4,5-T

- NAA, MCPA...

Ethrel
Chất phóng thích ra ethylen
Sản phẩm nội sinh hoặc
ngoại sinh

C2H4

Gia tăng thời gian chảy mủ
gia tăng hiệu ứng thu hút và
hoạt động trao đổi chất của mủ

Gia tăng năng suất

11


2.3.3 Đặc điểm chất kích thích mủ Stimulatex và RRIMFLOW
*Stimulatex
Stimulatex là sản phẩm do bộ môn sinh lý khai thác, viện nghiên cứu cao su
Việt Nam pha chế và đã được kiểm định nồng độ hoạt chất. Stimulatex hiện đang được
sử dụng trong toàn bộ các thí nghiệm đã được bố trí và ứng dụng nhiều năm trên vườn
cây của các công ty cao su miền Đông Nam Bộ cũng như Tây nguyên kết quả đạt được
rất tốt.
Stimulatex có màu vàng hoặc vàng nâu, dạng sệt, nhuyễn là hỗn hợp của chất
kích thích Ethephon (2- Chloroethyl Phosphoric Acid), Vaseline, dầu hạt cao su (do
các Vaseline nên giữ được ET tránh mưa rửa trôi khi bôi lên cây)
Sản phẩm này được pha chế để sẵn sàng bôi lên cây mà không thông qua khâu
chế biến lại. Thành phẩm có các nồng độ 1,25 %, 2,5 %, 5 %....Tùy theo dòng vô tính,

tuổi cây, chế độ khai thác… mà áp dụng từng loại cho phù hợp.
* Chất kích thích mủ RRIMFLOW
RRIM : Rubber Research Institute of Malaysia ( Viện nghiên cứu của Malaysia)
Flow là dòng chảy, mà dòng chảy có ý nghĩa rất quan trọng đối với năng suất
sản lượng vườn cây.
RRIMFLOW (RF) là phương pháp kỹ thuật mới được nghiên cứu bởi các nhà
khoa học ở viện nghiên cứu cao su Malaysia từ đầu năm 90 để giải quyết việc thiếu
thợ cạo lành nghề.
Kỹ thuật RRIMFLOW là một phương pháp kích thích mủ (bao gồm miệng
ngắn 1/8 S hoặc 1/4S với nhịp độ cạo d/3 hoặc d/4 kết hợp với việc kỹ thuật theo từng
chu kỳ bằng khí Ethylen). Khí Ethylen thẩm thấu từ từ vào trong mô cây trong thời
gian 10 ngày làm tăng năng suất so với cây cạo bình thường do dòng chảy kéo dài
trong nhiều giờ. Phương pháp này được áp dụng trên cây một năm cạo hoặc cây đã cạo
xong bảng BO – 1 là tốt nhất.
2.3.4 Cơ chế tác động của chất kích thích mủ
 Chất kích thích có tác dụng hạn chế sự bít nút ống mủ kéo dài thời gian chảy
mủ đưa đến gia tăng sản lượng.
 Gia tăng vùng huy động mủ và mủ cũng được huy động từ bảng cạo khác tới
giúp duy trì tốc độ cao của dòng chảy.
12


 Gia tăng hàm lượng đường ngay sau khi vừa mới kích thích.
 Gia tăng tính ổn định của hạt lutoid.
 Gia tăng sự thành lập các Robosome, gia tăng sự tổng hợp acid nucleic, các
enzyme thúc đẩy quá trình sinh tổng hợp cao su.
2.3.5 Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự đáp ứng của chất kích thích mủ
 Ảnh hưởng của vật liệu trồng
Khi Ethrel được sử dụng lần đầu tiên, Abraham và cộng sự ghi nhận rằng có sự
biến thiên tương tự trong cùng dòng vô tính trong sự đáp ứng với chất kích thích.Tầm

quan trọng của thành phần các chất đồng hóa của latex cho thấy đó là đặc tính sinh lý
mà nó quan hệ chặt chẽ với khả năng của tế bào ống mủ đối với việc sản xuất ra một
số lượng lớn latex dưới ảnh hưởng của kích thích.
Những nghiên cứu đã được thực hiện bởi Tupy năm 1973 ở bờ biển Ngà trên
GT 1 và PR 107 cho thấy có sự tương quan thuận có nghĩa giữa hàm lượng đường
trong mủ nước khi kích thích và ảnh hưởng của kích thích đến năng suất. Vì lẽ đó
những dòng vô tính có hàm lượng đường thấp sẽ có khuynh hướng đáp ứng thấp đối
với chất kích thích ví dụ như trong trường hợp của PB 235.
 Ảnh hưởng của tuổi cây
Trước đây kích thích chỉ được bôi lên vỏ tái sinh của cây đã được cạo hơn 10
năm và sử dụng nồng độ cao nên thấy rằng đáp ứng với chất kích thích ngày càng
giảm. Tuy nhiên, những kết quả mới đây cho thấy có thể duy trì mức đáp ứng bền
vững nếu sử dụng nồng độ chất kích thích ethephon (1,25% - 2,5%) trên vườn cây có
cường độ thấp (IRCA, 1989)
 Ảnh hưởng của môi trường
Năng suất mủ phụ thuộc vào điều kiện khí hậu rất chặt chẽ và nói riêng là khả
năng của nước sẵn có trong đất, quan hệ với ẩm độ của không khí và của nhiệt độ. Vào
năm 1967, Abraham và cộng tác viên đã báo cáo tầm quan trọng của việc ảnh hưởng
của khí hậu trong sự đáp ứng với chất kích thích. Sự đáp ứng nghịch đã được quan sát
trong mùa khô và đặc biệt trong mùa thay lá.
Nước trong đất cũng có thể đóng một vai trò rất quan trọng và những nhà trồng
trọt đã biết rằng cây đáp ứng kém với chất kích thích sau giai đoạn khô kéo dài. Dưới

13


những điều kiện sự cung cấp nước kém, sự kích thích không hiệu quả mà thậm chí còn
có hại đối với cây.
 Ảnh hưởng của cường độ cạo
Những ảnh hưởng của chế độ cạo đã được báo cáo bởi Chapman ghi nhận rằng

sự đáp ứng với chất kích thích kém với những cây cạo hằng ngày hoặc với cường độ
cạo nặng. Kết quả của những thực nghiệm được kích thích với ethrel đã được tiến hành
ở Malaysia bởi Viện RRIM từ những năm 1970 bởi Abraham ghi nhận rằng chế độ cạo
với cường độ cạo nhỏ hơn 100% (1/2 S d/2) tỏ ra đáp ứng tốt hơn với chất kích thích
trong thời gian dài. Trong hầu hết những trường hợp, miệng cạo ngắn (1/4 S d/2) tỏ ra
đáp ứng với chất kích thích tốt hơn nhịp độ thấp (1/2 S d/4) với cùng cường độ cạo.
Cạo S d/4 tỏ ra đáp ứng yếu đối với chất kích thích.
 Ảnh hưởng của liều lượng và nồng độ chất kích thích đến sản lượng
Sử dụng chất kích thích stimulatex ở nồng độ 2,5% cho sản lượng bền vững
tương đương với việc sử dụng Stimulatex ở nồng độ 5%.
Simakumaran và Ismail (1983) cho thấy sự đáp ứng với chất kích thích có thể cải
tiến bằng cách điều khiển một vài yếu tố như: cách bôi, thời gian bôi, cách pha chế
chất kích thích.
 Ảnh hưởng của vị trí miệng cạo
Khi miệng xuống gần đến chân voi thì hiệu lực của thuốc càng giảm vì vùng
huy động mủ nhỏ.
Báo cáo của Nguyễn Năng và cộng sự (1998) cho rằng với chế độ cạo thay đổi
mặt cạo khi miệng gần tiếp giáp với miệng cạo cũ ở mặt cạo đối diện có vỏ tái sinh 1 –
2 năm cho đáp ứng âm với chất kích thích.
 Ảnh hưởng của các thông số sinh lý mủ
Các dòng vô tính có hàm lượng đường trong mủ cao thì đáp ứng tốt với chất
kích thích. Mặt khác, nhận thấy rằng hàm lượng cao su khô trước khi kích thích cao thì
đáp ứng chất kích thích cũng cao. Tương tự, kích thích sẽ có hiệu quả hơn trên cây với
chỉ số nút ống mủ và chỉ số vỡ hạt Lutoid cao.
Nói chung, chất kích thích đã cải thiện cơ chế sản xuất mủ của cây cao su về
dòng chảy và sự tái sinh mủ, chất kích thích có xu hướng loại bỏ các yếu tố hạn chế sự
sản xuất mủ trong hệ thống sinh học cây (Eschbach và Lacrette, 1989).
14



2.4 Những kết quả nghiên cứu
2.4.1 Những nghiên cứu nước ngoài
Hệ thống khai thác miệng cạo ngắn RF đã được các nhà khoa học viện nghiên
cứu cây cao su Malaysia đưa ra, nhiều báo cáo được công bố bởi Sivakumaran và cộng
sự (1998), Lim và Sivakumaran (2003).
Hệ thống khai thác miệng cạo ngắn RF đã được thương mại hóa lần đầu tiên ở
Malaysia vào năm 1994 – 1995, hiện nay đã được áp dụng rộng rãi ở những đồn điền
cao su ở đất nước này. Hiện nay kỹ thuật này đã được giới thiệu ở Thái Lan,
Indonesia, Việt Nam.
Một báo cáo khảo sát sơ bộ về việc đáp ứng của các DVT cao su ở Srilanka với
chế độ cạo kích thích bằng khí ethylene. Kết quả cho thấy ở các giống RRIC 121 và
RRIC 100 cho sản lượng trên miệng cạo úp kích thích bằng khí ethylen cao hơn miệng
cạo ngửa kích thích bằng khí ethylen và đối chứng bôi ethephon 2,5%, miệng ngữa
kích thích thì tương đương với đối chứng. Về hàm lượng DRC thì đối với RRIC 100
kích thích bằng khí giảm 0,6% / tháng trong khi kích thích ethephon giữ mức ổn định
trong khoảng 39%, tuy nhiên DRC của các nghiệm thức kích thích bằng khí có xu
hướng gia tăng vào cuối giai đoạn thử nghiệm; đối với giống RRIC 121 kích thích
bằng khí DRC vẫn giữ ở mức ổn định 39%.
2.4.2 Những nghiên cứu trong nước
Theo dõi mức độ gia tăng sản lượng của một số DVT khi ứng dụng kỹ thuật
khai thác RRIMFLOW đã được thực hiện thí nghiệm tại Viện Nghiên cứu Cao su Việt
Nam vào tháng 04/2005. Kết quả cho thấy sản lượng của các DVT khi được kích thích
băngg khí ethylene rất khác nhau, xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp là RRIM 600 >
PB 235 > GT 1 > RRIC 121 > RRIM 712 (72,1 > 55,3 > 47,6 > 46,1 > 35,7). Hàm
lượng cao su khô của các DVT khi được kích thích bằng khí ethylene giảm khá rõ so
với nghiệm thức cạo thông thường, bình quân hàm lượng DRC % thấp hơn trong
khoảng từ 6,2 đến 7,8 đơn vị khi so với đối chứng.
Thí nghiệm so sánh năng suất của các chế độ cạo RRIMFLOW với các chế độ
cạo hiện nay tren DVT GT 1, Công ty Cao su Đồng Nai, được thực hiện vào tháng
05/2005. Kết quả cho thấy sản lượng cao su khô ở các chế độ cạo RRIMFLOW đạt

khá cao, tăng 18,4 % đến 27,4% so với đối chứng không kích thích mủ; đặc biệt ở chế
15


độ cạo với chiều dài 1/8S chỉ bằng một nửa so với 1/4S nhưng sản lượng vẫn đạt gần
tương đương. Hàm lượng cao su khô giữa các nghiệm thức RRIMFLOW và cạo thông
thường thấp hơn 5,7 – 6,4 đơn vị khi so với đối chứng.
Ngày 01/11/2005 Tổng Công ty Cao su Việt Nam đã ra quyết định số 1794/QĐQLKT về việc công nhận kỹ thuật RRIMFLOW là tiến bộ kỹ thuật được áp dụng vào
sản xuất dưới sự giám sát về mặt kỹ thuật của Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam, do
vậy việc áp dụng RRIMFLOW được tổ chúc triển khai rộng rãi ở các Công ty Đồng
Nai, Lộc Ninh, Tây Ninh, Phước Hòa, Dầu Tiếng.

16


×