Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

THỬ NGHIỆM DUNG DỊCH LỤC BÌNH, BÁNH DẦU VÀ LOẠI CHẬU TRÊN HOA LAN HỒ ĐIỆP (Phalaenopsis)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỬ NGHIỆM DUNG DỊCH LỤC BÌNH, BÁNH DẦU
VÀ LOẠI CHẬU TRÊN HOA LAN
HỒ ĐIỆP (Phalaenopsis)

Họ và tên sinh viên: HỒ THỊ HỒNG QUÂN
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2003 – 2007

Tháng 10/2007


THỬ NGHIỆM DUNG DỊCH LỤC BÌNH, BÁNH DẦU VÀ LOẠI CHẬU
TRÊN HOA LAN HỒ ĐIỆP (Phalaenopsis)

Tác giả

HỒ THỊ HỒNG QUÂN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Nông Học

Giáo viên hướng dẫn
Th.S LÊ VĂN DŨ

Tháng 10/ 2007



i


LỜI CẢM TẠ
Con kính thành biết ơn cha mẹ đã sinh thành dưỡng dục và hết lòng yêu
thương, tạo mọi điều kiện để con có được như ngày hôm nay. Xin cám ơn các anh chị
em và mọi người thân trong gia đình luôn bên cạnh động viên an ủi tôi trong suốt thời
gian qua.
Xin chân thành cảm ơn :
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm
khoa Nông Học cùng tất cả quý thầy cô đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong quá trình
học tập tại trường.
Tôi xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến:
ThS. Lê Văn Dũ đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài
với tất cả lòng nhiệt thành và trách nhiệm.
Xin cám ơn cô Nguyễn Thị Thanh Hương và thầy Lê Trọng Hiếu đã tận tình
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài tại bộ môn.
Xin cám ơn các anh chị khoá trước và tất cả bạn bè trong và ngoài lớp Nông
Học 29 đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2007.
Người viết
Hồ Thị Hồng Quân


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “ Thử nghiệm dung dịch lục bình, bánh dầu và loại chậu trên
lan Hồ Điệp (Phalaenopsis)”, thời gian từ 15/4 – 25/9/2007. Thí nghiệm được bố trí
theo kiểu lô phụ hai lần (Split – Split – Plot Design) gồm ba yếu tố. Trong đó, yếu tố
tuổi lan được bố trí trên lô chính, yếu tố loại chậu được bố trí trên lô phụ 1 và yếu tố

phân bón được bố trí trên lô phụ 2.
Kết quả thu được:
- Dung dịch bánh dầu có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn dung dịch lục bình, trừ
Mg2+, nhưng pH dung dịch lục bình cao hơn dung dịch bánh dầu.
- Phân bón lá growmore, dung dịch lục bình, dung dịch bánh dầu đều có tác
dụng giúp cây tăng trưởng số lá, diện tích lá ở lan Hồ Điệp 6 tháng tuổi và 12 tháng
tuổi. Đồng thời có tác dụng kích thích quá trình hình thành và tăng trưởng phát hoa ở
lan 12 tháng tuổi.
Về số lá: Xử lý phân growmore có số lá đạt cao nhất. Xử lý dung dịch lục bình
và bánh dầu cho số lá tương đương nhau.
Về diện tích lá: Xử lý phân growmore, dung dịch bánh dầu có diện tích lá
tương đương nhau, xử lý dung dịch lục bình có diện tích lá đạt thấp nhất.
Về tăng trưởng phát hoa: Ở lan 12 tháng tuổi, nghiệm thức xử lý phân
growmore có tỷ lệ hình thành phát hoa thấp, kế đến là dung dịch lục bình và cao nhất
là dung dịch bánh dầu. Nhưng về mặt sinh trưởng phát triển, phân growmore có tác
dụng giúp phát hoa tăng trưởng nhanh và có chiều dài đạt cao nhất. Phân lục bình và
bánh dầu có hiệu quả tương đương nhau.
- Loại chậu trồng cũng có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của lan Hồ
Điệp. Trong đó, trồng chậu đất nung giúp cây sinh trưởng và phát triển ổn định hơn
về cả số lá và diện tích lá, nhưng trồng chậu nhựa có tỷ lệ hình thành và tăng trưởng
phát hoa cao hơn chậu đất nung.


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa............................................................................................................... i
Lời cảm tạ ............................................................................................................. ii
Tóm tắt .................................................................................................................. iii
Mục lục ................................................................................................................. iv
Danh sách các chữ viết tắt .................................................................................... vi

Danh sách các hình ............................................................................................... vii
Danh sách các bảng .............................................................................................. viii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ....................................................................................................... 1
1.2 Mục đích, yêu cầu........................................................................................... 2
1.3 Giới hạn .......................................................................................................... 2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3
2.1 Sơ lược về hoa lan .......................................................................................... 3
2.1.1 Phân loại ...................................................................................................... 3
2.1.2 Nguồn gốc.................................................................................................... 3
2.1.3 Sự phân bố ................................................................................................... 4
2.1.4 Tiềm năng sản xuất hoa lan của Việt Nam .................................................. 4
2.1.5 Tình hình sản xuất hoa lan ở Việt Nam hiện nay ........................................ 5
2.2 Khái quát về lan Hồ Điệp ............................................................................... 6
2.2.1 Nguồn gốc, phân loại ................................................................................... 6
2.2.2 Đặc điểm thực vật học ................................................................................. 6
2.2.3 Kỹ thuật trồng và chăm sóc lan Hồ Điệp .................................................... 8
2.2.4 Một số bệnh thường gặp ở lan Hồ Điệp ...................................................... 12
2.3 Phân bón cho hoa lan ...................................................................................... 13
2.3.1 Vai trò của một số nguyên tố thiết yếu đối với cây lan ............................... 13
2.3.2 Một số loại phân bón phổ biến hiện nay ..................................................... 16
2.3.3 Sự hấp thu và chế độ phân bón cho hoa lan ................................................ 17
CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ................... 20
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm................................................................... 20


3.2 Vật liệu thí nghiệm ......................................................................................... 20
3.3 Phương pháp thí nghiệm................................................................................. 21
3.3.1 Kiểu thí nghiệm ........................................................................................... 21
3.3.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................................ 21

3.4 Các bước thực hiện ......................................................................................... 23
3.5 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ............................................................ 24
3.6 Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................. 24
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................... 25
4.1 Tình hình thời tiết trong quá trình thí nghiệm ................................................ 25
4.2 Số lá và diện tích lá ban đầu ........................................................................... 25
4.2.1 Số lá ............................................................................................................. 25
4.2.2 Diện tích lá................................................................................................... 26
4.3 Một số tính chất hóa học của dung dịch lục bình và dung dịch bánh dầu ủ... 27
4.4 Động thái và tốc độ ra lá................................................................................. 27
4.4.1 Động thái ra lá ............................................................................................. 27
4.4.2 Tốc độ ra lá .................................................................................................. 34
4.5 Động thái và tốc độ tăng trưởng diện tích lá .................................................. 38
4.5.1 Động thái tăng trưởng diện tích lá ............................................................... 38
4.5.2 Tốc độ tăng trưởng diện tích lá ................................................................... 45
4.6 Hình thành và tăng trưởng phát hoa ............................................................... 50
4.6.1 Tỷ lệ hình thành phát hoa ............................................................................ 50
4.6.2 Tăng trưởng phát hoa................................................................................... 51
4.7 Tình hình sâu bệnh ......................................................................................... 56
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................... 57
5.1 Kết luận........................................................................................................... 57
5.2 Đề nghị ........................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 59
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 60


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTV: Cộng tác viên
DD: Dung dịch
LLL: Lần lặp lại

NST: Ngày sau trồng
NT: Nghiệm thức
NXB: Nhà xuất bản
Tp. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
YT: Yếu tố


DANH SÁCH CÁC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm............................................................................ 22
Hình 1: Toàn khu thí nghiệm.................................................................................... 61
Hình 2: Sơ đồ bố trí ở Rep I ..................................................................................... 61
Hình 3: Sơ đồ bố trí ở Rep II .................................................................................... 61
Hình 4: Sơ đồ bố trí ở Rep III................................................................................... 61
Hình 5: Bệnh đốm lá................................................................................................. 61
Hình 6: Bệnh thối nhũn ............................................................................................ 61
Hình 7: NT A1B1C1..................................................................................................................................................... 62
Hình 8: NT A1B1C2..................................................................................................................................................... 62
Hình 9: NT A1B1C3..................................................................................................................................................... 62
Hình 10: NT A1B2C1.................................................................................................................................................. 63
Hình 11: NT A1B2C2.................................................................................................................................................. 63
Hình 12: NT A1B2C3.................................................................................................................................................. 64
Hình 13: NT A2B1C1.................................................................................................................................................. 64
Hình 14: NT A2B1C2.................................................................................................................................................. 64
Hình 15: NT A2B1C3.................................................................................................................................................. 64
Hình 16: NT A2B2C1.................................................................................................................................................. 64
Hình 17: NT A2B2C2.................................................................................................................................................. 64
Hình 18: NT A2B2C3.................................................................................................................................................. 64


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 4.1 : Trung bình các yếu tố khí hậu tại Củ Chi từ tháng 4 đến tháng 7 .......... 25
Bảng 4.2: Số lá ban đầu ............................................................................................ 26
Bảng 4.3: Diện tích lá ban đầu ................................................................................. 26
Bảng 4.4: pH và nồng độ một số chất trong dung dịch lục bình và bánh dầu (ppm)26
Bảng 4.5: Động thái ra lá (lá/cây) giai đoạn 30 NST ............................................... 28
Bảng 4.6: Động thái ra lá (lá/cây) giai đoạn 60 NST ............................................... 29
Bảng 4.7: Động thái ra lá (lá/cây) giai đoạn 90 NST ............................................... 31
Bảng 4.8: Động thái ra lá (lá/cây) giai đoạn 120 NST ............................................. 32
Bảng 4.9: Động thái ra lá (lá/cây) giai đoạn 150 NST ............................................. 33
Bảng 4.10: Tốc độ ra lá (lá/cây/30 ngày) giai đoạn 30 –60 NST ............................. 35
Bảng 4.11: Tốc độ ra lá (lá/cây/30 ngày) giai đoạn 60 – 90 NST ............................ 36
Bảng 4.12: Tốc độ ra lá (lá/cây/30 ngày) giai đoạn 90 – 120 NST .......................... 36
Bảng 4.13: Tốc độ ra lá (lá/cây/30 ngày) giai đoạn 120 – 150 NST ........................ 37
Bảng 4.14: Diện tích lá (cm2 lá/cây) giai đoạn 30 NST ........................................... 39
Bảng 4.15: Diện tích lá (cm2 lá/cây) giai đoạn 60 NST ........................................... 40
Bảng 4.16: Diện tích lá (cm2 lá/cây) giai đoạn 90 NST ........................................... 41
Bảng 4.17: Diện tích lá (cm2 lá/cây) giai đoạn 120 NST ......................................... 43
Bảng 4.18: Diện tích lá (cm2lá/cây) giai đoạn 150 NST .......................................... 44
Bảng 4.19: Tốc độ tăng trưởng diện tích lá (cm2 lá/cây/30 ngày)
giai đoạn 30 – 60 NST .............................................................................................. 45
Bảng 4.20: Tốc độ tăng trưởng diện tích lá (cm2 lá/cây/30 ngày)
giai đoạn 60 – 90 NST ............................................................................................. 46
Bảng 4.21: Tốc độ tăng trưởng diện tích lá (cm2lá/cây/30 ngày)
giai đoạn 90 – 120 NST ............................................................................................ 48
Bảng 4.22: Tốc độ tăng trưởng diện tích lá (cm2 lá/cây/30 ngày)
giai đoạn 120 – 150 NST .......................................................................................... 49
Bảng 4.23: Số chậu hình thành phát hoa .................................................................. 50
Bảng 4.24: Tỷ lệ hình thành phát hoa....................................................................... 50
Bảng 4.25: Chiều dài phát hoa (cm/phát hoa) giai đoạn 122 NST........................... 51



Bảng 4.26: Chiều dài phát hoa (cm/phát hoa) giai đoạn 129 NST........................... 52
Bảng 4.27: Tốc độ tăng trưởng phát hoa (cm/phát hoa/7 ngày)
giai đoạn 122 – 129 NST .......................................................................................... 52
Bảng 4.28: Chiều dài phát hoa (cm/phát hoa) giai đoạn 136 NST........................... 53
Bảng 4.29: Tốc độ tăng trưởng phát hoa (cm/phát hoa/7 ngày)
giai đoạn 129 – 136 NST .......................................................................................... 53
Bảng 4.30: Chiều dài phát hoa (cm/phát hoa) giai đoạn 143 NST........................... 54
Bảng 4.31: Tốc độ tăng trưởng phát hoa (cm/phát hoa/7 ngày)
giai đoạn 136 – 143 NST .......................................................................................... 54
Bảng 4.32: Chiều dài phát hoa (cm/phát hoa) giai đoạn 150 NST........................... 55
Bảng 4.33: Tốc độ tăng trưởng phát hoa (cm/phát hoa/7 ngày)
giai đoạn 143 – 150 NST ......................................................................................... 55


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Hoa và cây cỏ là món quà mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho con người để
góp phần làm cuộc sống tươi vui hạnh phúc, lãng mạn hơn và cũng là một phần không
thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Trong muôn ngàn loài hoa, vẻ đẹp
hoa lan hấp dẫn nhiều người từ hình thái thanh nhã, duyên dáng của lá đến sự đa dạng
sắc điệu, cấu trúc tinh xảo của hoa cũng như giá trị thương mại mà nó mang lại. Trong
lĩnh vực kinh doanh hoa và cây cảnh hiện nay, ngành nuôi trồng lan được xem là
ngành mũi nhọn, thu hút được nhiều sự quan tâm đầu tư.
So với các giống lan phổ biến như Oncidium, Dendrobium, Mokara, Vanda…
thì Phalaenopsis (Hồ Điệp) có rất nhiều đặc tính tốt: siêng ra hoa, cánh hoa dày, to
tròn khép kín và bóng mướt, sự phối trí màu sắc hài hòa, sáng đẹp, tươi tắn. Đặc biệt là
rất bền màu, có thể giữ tươi lâu từ 3 – 4 tháng. Nên Hồ Điệp là đối tượng lan trồng
chậu được nhiều nghệ nhân, nhà vườn chọn để trồng thử nghiệm và kinh doanh. Bên

cạnh đó, giống lan này có nhiều hạn chế: vốn đầu tư ban đầu cao, đòi hỏi chăm sóc
công phu, tăng trưởng chậm. Cây thường ra hoa đỉnh điểm ổn định và sung túc từ năm
tuổi thứ ba trở đi. Nhưng nhiều người trồng lan không có kinh nghiệm muốn cây ra
hoa sớm để nhanh thu hồi vốn nên đã bón thúc nhiều phân. Hậu quả là cây “ mau phát
mau tàn”, nhiều sâu bệnh suy kiệt và lụi tàn dần chỉ sau vài đợt hoa.
Qua đó cho thấy lựa chọn phân bón phù hợp là chìa khóa quan trọng quyết định
sự thành bại trong trồng và kinh doanh hoa lan. Trong đó, phân bón lá là dạng phân có
nhiều ưu điểm: Được cây hấp thu ngay trong vài giờ sau khi phun và còn có thể hấp
thu tiếp tục trong vài ngày sau đó, một lần phân có thể cung cấp nhiều dưỡng chất và
có thể dùng kết hợp với một số thuốc bảo vệ thực vật khác. Nhất là các loại phân bón
lá có nguồn gốc hữu cơ, tác dụng tuy chậm nhưng cây sinh trưởng phát triển ổn định,
màu sắc hoa bền đẹp, giá thành thấp và giải quyết được nguồn phân tại chỗ.

1


Ngoài ra, Hồ Điệp là loại lan vừa ưa ẩm vừa cần sự thông thoáng. Nên chọn
chất liệu chậu trồng nhằm tạo ẩm độ trong chậu phù hợp sẽ góp phần giúp cây hấp thụ
phân bón tốt hơn, sinh trưởng phát triển ổn định đồng thời hạn chế sâu bệnh.
Như vậy, ngoài các yếu tố giống, điều kiện ngoại cảnh, giá thể trồng, nước
tưới…phân bón và chất liệu chậu cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình sinh trưởng và phẩm chất của hoa lan nói chung và lan Hồ Điệp nói riêng. Trên
cơ sở đó, được sự phân công của Khoa Nông học và sự đồng ý của giáo viên hướng
dẫn, đề tài: “Thử nghiệm dung dịch lục bình, bánh dầu và loại chậu trên lan Hồ Điệp
( Phalaenopsis ) “ được thực hiện.
1.2 Mục đích, yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Sử dụng nguồn phân bón tại chỗ và chọn vật liệu chậu thích hợp, rẽ tiền nhằm
tăng cường khả năng sinh trưởng phát triển và phẩm chất của lan Hồ Điệp đồng thời
giảm chi phí sản xuất.

1.2.2 Yêu cầu
Phân tích hàm lượng dinh dưỡng trong dung dịch hữu cơ sử dụng như là một
loại phân bón lá (dung dịch lục bình ủ và dung dịch bã bánh dầu đậu phộng ngâm).
Theo dõi ảnh hưởng của ba loại phân bón lá và chất liệu của hai loại chậu đến
sự sinh trưởng và phát triển của lan Hồ Điệp ở hai lứa tuổi: 6 tháng và 12 tháng.
Quan sát và đánh giá tình hình sâu bệnh của hoa lan Hồ Điệp khi sử dụng phân
bón lá.
1.3 Giới hạn
Do điều kiện thời gian và kinh phí có hạn nên chỉ thử nghiệm ba loại phân bón
lá và hai loại chất liệu chậu trên đối tượng hoa lan thuộc giống lan Hồ Điệp ở hai lứa
tuổi 6 tháng và 12 tháng tuổi.


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về hoa lan
2.1.1 Phân loại
Ngành : Monoliophyta
Bộ : Orchidaceae
Lớp: Monocotyledoneae
Họ : Orchidaceae
2.1.2 Nguồn gốc
Hoa lan là một họ hoa lớn gồm 750 chi và 20000 – 25000 loài (theo
A.L.Takhtajan, 1987) xếp vị trí thứ 2 sau họ Cúc (Asteracea) trong ngành thực vật hạt
kín, lớp một lá mầm. Bao gồm những cây thân thảo sống lâu năm (đôi khi hoá gỗ một
phần ở gốc) có môi trường sống phong phú: sống trong đất (địa lan), mọc xen trên đá
(thạch lan), hay sống bám trên cây (phong lan). Hoa lan đa dạng về màu sắc, gồm
nhiều chủng loại khác nhau. Bởi thế nghiên cứu và tìm hiểu về vẻ đẹp của hoa lan
cũng như đặc tính thực vật của nó là cả một quá trình công phu, có hệ thống và lâu dài.
Nhà triết học người Hy Lạp, Theophatus (372 – 287) trước Công nguyên, được

xem là ông tổ của thực vật học và cũng có thể nói là cha đẻ của ngành học về lan. Ông
đã dùng chữ “Okis” có nghĩa là dịch hoàn, để chỉ những cây lan tìm thấy ở Địa Trung
Hải thường có hai củ như dịch hoàn của động vật. Đến thế kỷ thứ nhất sau Công
nguyên, Dioscorides đã dùng chữ Orchis để mô tả hai loài địa lan trong quyển sách về
dược liệu của ông và đã được Linnaeus ghi lại trong quyển “Các loài cây cỏ” (Species
Phantarum) vào năm 1753, sau đó John Lindley sử dụng đầu tiên để đặt cho hoa lan là
Orchidaceae từ năm 1936 và tồn tại đến nay. Trong đó, ông dùng danh từ Orchid dịch
dành chung cho các loài lan, còn chữ Orchis dùng để chỉ một loài địa lan ở châu Á.

3


2.1.3 Sự phân bố
Họ phong lan phân bố từ 68 0 vĩ độ Bắc đến 56 0 vĩ độ Nam, nghĩa là từ gần cực
Bắc như Thụy Điển, Alaska xuống tận các đảo cuối cùng của cực Nam của Australia
Tập trung nhiều nhất ở hai vùng nhiệt đới (250 chi và 6800 loài), đặc biệt là ở châu
Mỹ và các nước ở Đông Nam Á.
Ngay trong vùng nhiệt đới, họ phong lan cũng phân bố rộng khắp, từ vùng đầm
lầy sát hồ biển qua các đồi núi thấp lên cả vùng núi cao. Mặc dù đa số các loài lan chỉ
mọc ở dưới độ cao 2000 m so với mặt biển, song có ít loài sống ở cả độ cao 5000 m
(ở Comlombia có một số loài lan sống ở núi quanh năm tuyết phủ).
Các loài lan đặc sản của châu Mỹ nhiệt đới gồm 60 loài Cattleya, 500 loài
Epipedium, 200 loài Odontoglosum. Ở vùng ôn hòa, số loài lan giảm đi một cách
nhanh chóng và rõ rệt. Bắc bán cầu có khoảng 75 chi và 900 loài. Nam bán cầu có
khoảng 40 chi và 500 loài (theo F.Gbigee, 1971).
2.1.4 Tiềm năng sản xuất hoa lan của Việt Nam
Theo các chuyên gia về hoa của trường Đại học Nông nghiệp 1, với khoảng 755
loại lan hiện có cùng rất nhiều giống lan mới được lai tạo từ công nghệ nuôi cấy mô,
lại được thiên nhiên ưu đãi có nhiều vùng thích hợp để trồng lan. Việt Nam có nhiều
tiềm năng trở thành nước sản xuất lan lớn nhất trong khu vực.

(Nguồn: />2.1.4.1 Tiềm năng sản xuất hoa lan của Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam
Thành phố Hồ Chí Minh cùng một số tỉnh Nam bộ là vùng khí hậu nóng ẩm
thích hợp với các loại lan nhiệt đới có yêu cầu nhiệt độ và ẩm độ cao: Mokara,
Oncidium, Dendrobium, Cattleya…. Các chuyên gia về lan đã đánh giá rằng so với
Thái Lan, trồng Mokara ở Tp.HCM cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn, năng suất
hoa cao hơn. Tại hội thảo phát triển hoa lan cắt cành Mokara do hội sinh vật cảnh
Tp.HCM tổ chức, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết: Diện tích trồng lan
hiện nay là 64 ha, tăng 220% so với năm 2003. Trong đó diện tích trồng lan cắt cành
tăng nhanh đến 453%, phấn đấu đến năm 2010 sẽ tăng diện tích trồng lên đến 200 ha.
Thế mạnh của Tp.HCM trước hết là một thành phố lớn, có nhu cầu tiêu thụ một lượng
hoa trong ngày cao, sau là trạm trung chuyển các loài hoa cảnh đặc trưng ở miền Nam
ra miền Bắc và ngược lại. Bên cạnh đó, thành phố là nơi tập trung nhiều nông dân,
4


nghệ nhân tài ba, am hiểu nghệ thuật trồng lan, lại được các nhà khoa học chuyên
ngành tư vấn, giúp đỡ, cùng nhau thực hiện mục tiêu đưa Hồ Chí Minh trở thành
“thành phố hoa công nghiệp”.
(Nguồn: />=0204&id=050627100140)
2.1.4.2 Tiềm năng sản xuất hoa lan của Lâm Đồng
Hiện nay, Đà Lạt đang trở thành điểm thu hút các nhà đầu tư kinh doanh hoa do
sự thành công của các công ty nước ngoài đầu tư vào cách đây 10 năm như Dalat
Hasfarm chuyên trồng hoa ôn đới, công ty Lâm Thăng Đài Loan chuyên về
Phalaenopsis.
Lâm Đồng dẫn đầu cả nước về nguồn lợi lan rừng gồm 101 chi và 396 loài
chiếm 55,3% về chi và 76,5% về lan rừng của Việt Nam. Trong đó không ít loài lan
được phát hiện đầu tiên trên thế giới mang tên Đà Lạt hay Langbian.
(Nguồn: />Đây là thành phố sản xuất hoa truyền thống, nông dân có nhiều kinh nghiệm và
có khả năng ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật để nâng cao trình độ sản xuất.
Diện tích trồng hoa toàn tỉnh là 1325 ha bao gồm cả giống địa phương và nhập nội.

Trong đó, Đà Lạt chuyên sản xuất hoa Cybidium và một số lan rừng ôn đới, còn Đức
Trọng và Di Linh với khí hậu vừa ấm áp vừa mát mẻ phù hợp trồng Phalaenopsis.
Hàng năm, Đà Lạt không chỉ cung cấp cho thị trường trong nước một khối lượng lan
cắt cành rất lớn mà còn xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản, Singapore, EU, Đài Loan và
một số nước châu Á và Đông Âu, chủ yếu là địa lan với khoảng 200.000 cành/năm.
(Nguồn: />2.1.5 Tình hình sản xuất hoa lan của Việt Nam hiện nay
Trước 1975, tại Sài Gòn và một số tỉnh lân cận, các nghệ nhân hoa kiểng phát
động phong trào trồng hoa lan, nhưng những vườn lan lớn chỉ đếm đầu ngón tay. Hầu
hết giống ở các vườn lan này đều là giống nhập nội đắt tiền. Ngoài ra, cũng có một số
nghệ nhân hoa kiểng ở vùng Sài Gòn, Chợ Lớn, Phú Nhuận, Gò Vấp lập ra nhiều vườn
lan nhỏ, trồng khoảng đôi ba trăm chậu, đa số để tiêu khiển hoặc để trao đổi giống quý
với bạn bè. Cũng có một vài nhà vườn trồng với mục đích kinh doanh nhưng không
phát triển lắm. (Việt Chương và ctv, 2004).
5


Đến năm 1986, nghề trồng hoa ở Việt Nam bắt đầu khởi sắc nhưng chỉ tập
trung ở một số làng nghề ở Hà Nội, Hải Phòng, Tp.HCM, Đà Lạt và một số tỉnh miền
tây Nam Bộ. Theo thống kê năm 1993, diện tích trồng hoa của nước ta chiếm 0,02%
tổng diện tích đất nông nghiệp (khoảng 1585 ha). Tuy nhiên, trong số đó hoa lan chỉ
chiếm xắp xỉ 10%.
Vài năm lại đây, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, đời sống văn hóa người dân
được nâng cao, nhất là ở các đô thị và khu công nghiệp lớn. Nên nhu cầu tiêu thụ hoa
cắt cành ngày càng tăng. Trong đó, mặt hàng hoa lan rất được ưa chuộng bởi sự phong
phú về màu sắc chủng loại, tươi lâu mà giá cả cũng khá phù hợp. Nên thu nhập do
ngành trồng lan mang lại khá cao, đã khuyến khích sự phát triển ngành trồng lan trong
cả nước.
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã thống kê rằng nếu trồng phong lan
cắt cành loài Dendrobium và Mokara, mỗi ha trồng có thể cho thu nhập từ 500 triệu
đến 1 tỉ đồng/năm, cao gấp 70 – 80 lần so với trồng lúa hay một số hoa màu khác. Chỉ

tính riêng tại Tp.HCM doanh số kinh doanh hoa lan và cây cảnh năm 2003 là 200 –
300 tỉ đồng; năm 2005 là 600 – 700 tỉ đồng nhưng chỉ trong quý I năm 2006 đã đạt
được 400 tỉ đồng.
Tuy nhiên, tình hình sản xuất hoa lan hiện nay ở Việt Nam còn chưa tương
xứng với tiềm năng. Qua khảo sát, hiện chỉ có một số công ty lớn có vốn nước ngoài
trồng hoa lan tại Đà lạt, Hồ Chí Minh, Đồng Nai với diện tích 50 – 60 ha/doanh
nghiệp. Một số địa phương khác chỉ mới trồng ở quy mô gia đình, trên diện tích từ vài
m2 đến vài nghìn m2, cá biệt mới có vài hộ trồng được 1 – 2 ha.
(Nguồn: />Thị trường tiêu thụ hoa lan trong nước rất tiềm năng và thuận lợi nhưng để đáp
ứng được nhu cầu nội địa hàng năm nước ta phải nhập hàng tỉ đồng hoa lan cắt cành từ
Thái lan, Đài loan. Theo thống kê của cục hải quan, kim ngạch nhập khẩu phong lan
cắt cành qua đường chính ngạch của nước ta trong tháng 2/2007 là 26.591 nghìn USD
giảm 20,17% so với tháng 01/2007 nhưng vẫn tăng 51,7% so với 12/2006.
(Nguồn: /> />
6


2.2 Khái quát về lan Hồ Điệp (Phalaenopsis)
2.2.1 Nguồn gốc, phân loại
Hồ Điệp có tên khoa học là Phalaenopsis amabilis BL do Carl Blume, nhà thực
vật người Hà Lan đặt tên vào năm 1825.
Loài này có xuất xứ ở miền Bắc Australia, phía đông Ấn Độ, Úc Châu và khu
vực Đông Nam Á thường mọc ở cao độ 200 – 400 m. Vừa chịu khí hậu nóng ẩm vừa
chịu khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình từ 20 – 30 0C. Nhưng điều kiện lý tưởng để
cây nở hoa quanh năm là 22 – 27 0C. Ở Việt Nam, Hồ Điệp thích hợp trồng ở Di Linh
(Lâm Đồng ) và Sapa (Lào Cai).
Trong hệ thống phân loại, Phalaenopsis được xếp vào họ Orchidaceae, họ phụ
Vandoideae, tông Vandeae. Gồm 60 giống nguyên chủng, 21 loài phát sinh và hơn
40.000 loài lai tạo. Những giống nguyên chủng thường nở hoa vào mùa đông xuân,
còn cây lai thì nở hoa quanh năm. Rừng Việt Nam có khoảng 7 giống Hồ Điệp nguyên

chủng và một giống tiểu Hồ Điệp (Doritis).
2.2.2 Đặc điểm thực vật học
Hồ Điệp thuộc nhóm lan đơn trục, phát triển liên tục về hướng đỉnh sinh
trưởng. Nhưng thân mập, ngắn kích thước nhỏ hoặc trung bình được che kín bởi các bẹ
lá mọc khít ôm sát vào nhau.
2.2.2.1 Hình thái của lá
Lá Hồ Điệp mềm, mọng nước, nhiều thịt lá rất dễ bị xây sát và tổn thương. Lá
thường trải rộng hay gấp theo hình chữ V, mép lá nguyên hoặc hơi gợn sóng. Các lá
xếp thành hai dãy đối nhau (xếp đối) bẹ lá ôm khít lấy thân. Đối với Hồ Điệp, lá vừa là
bộ phận quang hợp chủ yếu vừa là nơi dự trữ nước và dinh dưỡng nuôi cây. Thông
thường mỗi cây có 5 – 6 lá xanh. Hình dạng lá cũng rất đa dạng, phổ biến là hình ngọn
giáo, hình ovan hẹp ở phần gốc, hình giọt nước, hình elip… với độ dày, màu sắc, kích
thước thay đổi tùy loài. Riêng với loài lan lá thì màu sắc đa dạng với những đường vân
chìm hay có sọc trắng ở mép lá, đốm ở bề mặt lá trông rất lạ và đẹp.
2.2.2.2 Thân và rễ
Hồ Điệp có ít rễ gió, rễ ít khi ló ra ngoài mà bám chặt vào thành chậu hay chui
vào giá thể, chất trồng. Vì thế chậu trồng Hồ Điệp cần phải thông thoáng và có kích
thước tương xứng với chiều cao thân và đường kính tán lá để hệ rễ phát triển tốt và
7


khoẻ mạnh. Chậu trồng quá nhỏ sẽ cản trở sự gia tăng số rễ, còn chậu quá lớn chứa
nhiều chất trồng thì rễ có khuynh hướng hút nhiều chất ẩm, cây sẽ hao mòn và dễ
nhiễm bệnh.
2.2.2.3 Cấu trúc hoa
Phát hoa của Hồ Điệp mọc từ nách lá, cứng cáp, có chiều dài trung bình với hai
hàng hoa xếp song song. Tùy từng giống mà phát hoa phân nhánh hoặc không, thẳng
đứng, nằm ngang hay thòng xuống. Ở loài Phalaenopsis amboinensis mỗi cành chỉ có
vài hoa hay như P. stuartiana có rất nhiều hoa. Trên cành, hoa nở từng một liên tiếp và
kéo dài từ 2 – 4 tháng với những cánh hoa bền màu, tươi lâu.

Cấu trúc hoa gồm ba cánh đài to tròn và hai cánh bên xoè rộng kín với màu sắc
giống nhau. Ở giữa nổi bật là cánh môi với cấu trúc tinh xảo. Trên cánh môi có hai râu
dài, cong dẹp gắn vào chân trụ có hình bán nguyệt. Trụ hoa tương đối dài và nhỏ, bên
trong có hai khối phấn u lên chứa đầy phấn hoa. Khối phấn này có thể là hình tròn
hoặc hình trứng, vĩ phấn khá dài, rộng ở trên, hẹp ở dưới, gót dẹp. Cả đoá hoa trông
như con bướm đang xoè cánh. Tên gọi là Phalaenopsis, bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp,
trong đó Phalaina có nghĩa là “con bướm” và Opsis có nghĩa là “giống như”.
Hoa Hồ Điệp sự thay đổi đáng kể về kích thước, hình dạng cũng như sắc điệu
và kiểu mẫu, có thể chia thành các nhóm sau: Nhóm màu trắng, nhóm nửa trắng, nhóm
màu hồng, nhóm màu vàng, nhóm có sọc, nhóm có chấm tím, nhóm màu mới.
2.2.3 Kỹ thuật trồng và chăm sóc lan Hồ điệp
2.2.3.1 Yêu cầu ngoại cảnh
a. Nhiệt độ.
Nhiệt độ là một nhân tố có tính chất quyết định đến sự phân bố các loài lan trên
thế giới và sự sinh trưởng phát triển của chúng. Đối với Hồ Điệp, yếu tố nhiệt độ còn
ảnh hưởng đến quá trình ra hoa.
Biên nhiệt chung của nhóm lan này là từ 20 – 30 0C, tuy nhiên nó cũng có khả
năng chịu nóng hơn một vài giống khác, có thể thích nghi được ở những vùng có nhiệt
độ ban ngày trên 35 0C hay 25 0C ở ban đêm. Nhưng lý tưởng nhất là từ 22 – 25 0C
vào ban ngày và 18 0C vào ban đêm, Hồ Điệp sẽ ra hoa quanh năm, hoa to đẹp, lâu tàn.
Hồ Điệp ra hoa liên tục, do đó xử lý nhiệt độ thấp càng dài thì hoa càng nhiều,
khoảng cách giữa các hoa càng ngắn. Nếu nhiệt độ trên 35 0C thì không thể phân hoá
8


mầm hoa và dưới 15 0C thì không ra nụ hoa. Ngoài ra, để hoa bền lâu, trước khoảng 1
– 2 tháng cần đặt hoa ở nơi thoáng mát có nhiệt độ 20 – 25 0C, ánh sáng khoảng 30%.
Dù trồng Hồ Điệp ở điều kiện nào đi nữa thì sự chênh lệch nhiệt độ ngày và
đêm là giới hạn quan trọng, tốt nhất là 8 – 10 0C. Theo nghiên cứu của De Vries (1953)
cây Phalaenopsis schilleriana ở Indonexia chỉ trổ hoa khi nhiệt độ ban đêm xuống

dưới 21 0C. Theo kết quả báo cáo của bà Trần Thanh Vân (1974) hai loài P. allbilis và
P. schilleriana dưới một năm tuổi trổ hoa trong điều kiện khí hậu dài với 20 0C vào
ban ngày và 17 0C vào ban đêm. (Trích dẫn bởi Nguyễn Công Nghiệp, 2002)
Khi cây đang ra nụ, sự thay đổi bất thường về nhiệt độ và ẩm độ sẽ khiến cây
khựng lại, hoa héo rụng. Do đó, khi xử lý Hồ Điệp ra hoa cần tiến hành đồng bộ và có
biện pháp điều chỉnh nhiệt độ và ẩm độ phù hợp trong suốt thời kỳ ra hoa.
b. Ẩm độ
Ẩm độ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của rễ, thân, lá. Ẩm độ thấp kết hợp nhiệt
độ cao thì rễ có khuynh hướng chui sâu, bám chặt vào chất trồng, lá mềm, rũ xuống vì
sự bốc thoát hơi nhanh nên tế bào bị co lại do mất nước. Nhưng ẩm độ quá cao sẽ gây
hiện tượng thối rễ hay nước đọng trên lá gây nên bệnh thối nhũn. Ẩm độ thích hợp để
trồng Hồ Điệp là từ 50 – 80%. Trong đó, ẩm độ không khí từ 50 – 70%, và ẩm độ
trong chậu từ 70 – 80%.
Hồ Điệp là loại lan của vùng nhiệt đới nên sự tăng trưởng của chúng chịu ảnh
hưởng của hai mùa mưa nắng rõ rệt. Trong tự nhiên, vào mùa mưa ẩm độ cao nên cây
sinh trưởng tốt hơn mùa khô. Nhưng với điều kiện nuôi trồng như hiện nay, ta có thể
điều chỉnh ẩm độ bằng cách tưới nước hoặc chọn giá thể phù hợp. Khi ẩm độ quá cao
có thể dùng hệ thống thông gió để giảm ẩm độ, giúp vườn lan thông thoáng.
c. Ánh sáng
Ánh sáng cũng là yếu tố cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển, là nguồn
cung cấp năng lượng để cây quang hợp, tạo ra sinh khối cho sự tăng trưởng của lan.
Tuy thuộc nhóm cây ưa bóng mát nhưng lan Hồ Điệp có biên độ biến thiên về
ánh sáng khá rộng từ 5000 – 15000 Lux/m2 miễn là ánh sáng tán xạ mà thích hợp nhất
là 30%. Đây là loại lan duy nhất chịu được ánh sáng yếu kéo dài nhưng thực tế nhu
cầu ánh sáng của chúng cao hơn nhiều. Không nên đặt chậu ở những nơi quá râm mát,

9


cây sẽ có bộ lá màu xanh thẫm, yếu ớt và kháng bệnh kém. Đặt chậu lan nơi có ánh

sáng khuyếch tán thích hợp, lá có màu xanh ánh nhẹ vàng là tốt nhất.
Trong điều kiện khí hậu nước ta, nếu lan Hồ Điệp được trồng với 12 giờ chiếu
sáng trong ngày, trong đó khoảng 1 – 2 giờ cây nhận được ánh sáng trực tiếp sẽ phát
triển tốt.
d. Sự thông thoáng
So với các loài lan khác, sự thông gió ở lan Hồ Điệp là tối cần thiết, là yếu tố có
liên hệ đến các bệnh thối rửa thường gặp ở loài lan này. Sự thông gió càng lớn, cây
càng ít bệnh vì nó giúp cây mau khô sau khi tưới. Tuy nhiên, một sự thông gió quá
mạnh dễ làm cây mất nước và chuồn lá.
Sự thông gió làm hạ nhiệt độ và ẩm độ, giúp luân chuyển không khí thường
xuyên đảm bảo tốt cho sự lớn mạnh của lan. Sự luân chuyển không khí vừa làm mát
cây vừa thay đổi lượng CO2 cần cho sự quang hợp. Trên mặt lá, lượng CO2 giảm nhiều
vì liên tục bị cây hấp thu. Vì vậy không khí cần được đổi mới liên tục để tái lập lượng
CO2 quanh mặt lá.
2.2.3.2 Chăm sóc lan Hồ Điệp
a. Nhà lưới
Nhà lưới cần có hai tầng che bớt 70% ánh sáng đồng thời giảm lực rơi của
những giọt nước mưa. Mái che có thể lợp bằng nẹp tre theo hướng vuông góc đường đi
của ánh sáng, che bằng lưới hoặc nilong được kéo căng. Tốt nhất là loại mái di động
có thể điều chỉnh ánh sáng cho từng giai đoạn sinh trưởng của cây.
Vật liệu làm giàn lan có thể dùng giàn thép B40 hoặc đóng những thanh sắt, gỗ
song song để treo móc chậu. Cần đặt giàn lan cao cách mặt đất 1 – 1,2 m và rộng
khoảng 2 m vừa tiện chăm sóc quan sát và tránh nước bẩn bắn vào lá truyền nấm bệnh.
b. Cách tưới nước.
Hồ Điệp có nhu cầu nước tưới cao hơn các loại lan khác và không có mùa nghỉ
nên cần được tưới nước quanh năm, đảm bảo giá thể không quá khô giữa hai lần tưới.
Thời điểm tưới nước thích hợp nhất là lúc 8 – 9 giờ sáng khi ẩm độ không khí bắt đầu
giảm và lúc 3 – 4 giờ chiều khi ánh nắng vừa dịu lại nhằm bù đắp lượng nước mất đi
giúp cây hồi sức vừa đảm bảo lá khô trước khi trời tối.


10


Hệ thống tưới tiêu ngoài nguồn nước tốt, bố trí máy bơm, hệ thống lọc nước,
bể chứa, bec phun tự động và vòi phun sương có thể đầu tư hệ thống tưới của Israel,
Úc, Việt Nam…
Hồ Điệp có yêu cầu giá thể và nước tưới có pH khá thấp (pH= 5,2 ) nên có thể
dùng thêm axit photphoric nhằm giảm pH nước. (Nguyễn Công Nghiệp, 2002).
c. Bón phân cho lan Hồ Điệp
Hồ Điệp cần bón phân quanh năm theo định kỳ 5 – 7 ngày/lần, bón cả theo hệ
rễ và bón qua lá. Do bộ lá mềm và mọng nước nên bón phân cho Hồ Điệp phải từ tốn,
chọn loại phân ít tạp chất và sử dụng ở nồng độ loãng, hạn chế gây hại cho lá. Tỉ lệ
NPK phải cân đối vì dư đạm cây có bộ lá xanh mướt sẽ thu hút côn trùng gây hại nhất
là sâu ăn lá.
d. Chậu trồng và giá thể


Chậu trồng

Chậu trồng Hồ Điệp nên chọn loại không sâu, kích cỡ nhỏ hay trung bình miễn
thông thoáng và thoát nước tốt. Khi cây còn nhỏ dùng chậu có đường kính 5 cm, sau 4
– 6 tháng khi cây có khoảng cách giữa hai lá trên 12 cm thì chuyển sang chậu có
đường kính 8,3 cm. Sau giai đoạn trồng từ 9 – 12 tháng, khi khoảng cách hai lá lớn
hơn 18 cm thì tiếp tục chuyển có đường kính 12 cm. Thời điểm thay chậu thích hợp là
cuối mùa xuân hoặc khi phát hoa vừa tàn.
(Nguồn: />Phổ biến hiện nay là chậu đất nung, chậu nhựa, mỗi loại có ưu điểm khác nhau:
Chậu nhựa bền, nhẹ, khó vỡ, dễ dàng tẩy uế, không giữ lại muối khoáng, duy trì
ẩm độ tốt hơn chậu đất nung nhưng thành chậu trơn, gây khó khăn cho sự bám của rễ.
Chậu đất nung nặng, dễ vỡ, dễ bám rêu nhưng mau khô và thông thoáng hơn
chậu nhựa. Đất nung có tính sát khuẩn, rễ bám tốt vào thành chậu và ít ngã khi gặp gió

lớn.


Giá thể

- Vỏ cây linh sam: gồm 3 dạng mịn, vừa phải và thô. Trong đó dạng thô với
kích thước 1,2 – 1,5 cm rất tốt cho lan Vanda và Hồ Điệp trưởng thành. Vỏ linh sam
giữ nước tốt nhưng mau hoai mục nên cần trồng phối hợp với các giá thể khác như đá
trân châu, sỏi hay than củi để tăng sự thông thoáng trong chậu.
11


- Cây dương sỉ: Đây là giá thể trồng phổ biến rất tốt cho việc làm tăng sự thông
khí của môi trường trồng lan, chống lại sự thối rễ.
- Xơ cây dương xỉ: Xơ cây dương xỉ gồm rễ cây dương xỉ hoàng gia (Osmunda
regalis) và dương xỉ đốm (Polypodium). Xơ dương xỉ giữ nước tốt nhưng đắt tiền và
khó kiếm.
- Than củi: Có tính sát khuẩn, lọc các tạp chất, thông thoáng là chất trồng rẻ
tiền và dễ kiếm nhất nhưng giữ lại muối khoáng nên làm xót rễ. Đối với Hồ Điệp than
củi là môi trường trồng tối hảo để tạo sự thông thoáng cần thiết. Tránh tuyệt đối không
dùng các loại than gỗ rừng sác (đước) vì hàm lượng Na cao trong than dễ làm chết lan.
2.2.4 Một số bệnh thường gặp ở lan Hồ điệp
2.2.4.1 Bệnh do nấm
- Bệnh đốm nâu: Do nấm Collectotrichum thường xâm nhập nhiều ở cây con,
cây lớn ít bị bệnh hơn. Trong thời kỳ bệnh nếu có mưa bệnh sẽ lây lan nhanh hơn.
- Bệnh đốm vàng: Do nấm Cercospora sp. bám vào lá nhất là ở mặt dưới lá.
Nấm này có bào tử màu nâu làm cho lá cây rụng sớm. Bệnh phát sinh nhiều vào mùa
mưa, khi ẩm độ vườn quá cao hay những cây bị thiếu lân.
- Bệnh khô lá (Leaf blight): Bệnh do nấm Phylostica lây lan bằng bào tử bay
theo gió.

Phòng trị: Phun các loại thuốc trị nấm như aliette, zined, maned, carboxin,
benomyl theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất. Phun định kỳ 1lần/ tháng để phòng
ngừa bệnh. Ngoài ra, nên cách li cây bệnh và không nên tưới nước quá ẩm ướt
2.2.4.2 Bệnh do vi khuẩn
- Bệnh thối nhũn (Solf rot): Bệnh do vi khuẩn Erwinia cartovora gây ra, phát
triển mạnh vào mùa mưa do các vết thương của sâu rầy, hoặc do nước mưa nhiễu liên
tục tại chỗ cũng như tưới nước quá mạnh, giọt nước bắn từ cây bệnh sang cây lành.
- Bệnh thối nâu(Brownrot): Ở Phalaenopsis và Cattleya do vi khuẩn
Phytomonas cattleya gây nên còn ở lan Hài là do Erwinia cypripedidi.
Phòng trị: Cắt bỏ chỗ bệnh, bội vôi ăn trầu vào chỗ vết cắt. Phun thuốc boócđô
1%, thuốc oxyclorua đồng 1% phun trên lá, phun thuốc kháng sinh agrimycin,
streptomycin, tetracyclin hòa tan với một ít nước phun trừ. Đồng thời ngưng tưới nước
trong vài ngày cho lá lành vết cắt.
12


2.3 Phân bón cho phong lan
2.3.1 Vai trò của một số nguyên tố thiết yếu của cây lan
2.3.1.1 Nitơ (N2 )
Nitơ là một trong những nguyên tố dinh dưỡng cơ bản cần thiết đối với cây,
nitơ tham gia vào tất cả các protein, là thành phần chủ yếu của các chất nguyên sinh
trong tế bào thực vật. Nitơ là một trong các thành phần của axit nucleic tức AND (
Axit Desoxiribo Nucleic) và ARN (Axit Ribo Nucleic) và có vai trò hết sức quan trọng
trong quá trình trao đổi chất của cây.
Nitơ có trong diệp lục tố, alcaloit và tham gia trong thành phần nhiều chất khác
trong tế bào thực vật.
Thiếu N thì lá nhỏ và hơi vàng, không xanh tươi. Cây không lớn được èo uột và
cằn cỗi. Cây già nhanh, ra hoa sớm dù cây còn nhỏ nên cây càng thêm cằn cỗi.
2.3.1.2 Photpho ( P)
Photpho tham gia vào thành phần của nhiều chất và đóng một vai trò quan trọng

trong các hiện tượng sống, các quá trình trao đổi chất, các quá trình tổng hợp chỉ xảy
ra khi có sự tham gia của axit photphoric. Photpho trong cây ở các dạng hợp chất
khoáng, các muối canxi, kali, magie của axit photphoric và có trong axit nucleic.
Photpho có vai trò quan trọng trong việc tạo thành các phân tử protein-lipit. Sự tác
động của photpho đối với cây và ngược lại với sự tác động của nitơ khi cây đủ lượng
dinh dưỡng photpho thì cây phát triển mạnh.
Đối với lan, photpho có tác dụng trong việc kích thích khả năng ra hoa.
Thiếu P cây sẽ nhỏ, cằn cỗi, sức đề kháng kém, lá xanh thẫm, rễ phát triển
chậm, mầm mới ít phát triển, chậm ra hoa, ít đậu quả, hột không khoẻ thường nhiều
hột lép, tỉ lệ nảy mầm thấp.
2.3.1.3 Kali ( K )
Kali ảnh hưởng đến sự hình thành và chuyển hoá các phân tử protein và tổng
hợp axit amin. Kali có tác dụng xúc tiến quá trình quang hợp bằng cách thúc đẩy sự
vận chuyển gluxit từ phiến lá vào các cơ quan khác trong cây. Khi thiếu kali sự hình
thành các liên kết cao năng bị chậm lại và hàm lượng photpho trong các nucleic bị
giảm trong khi cây lại tích lũy photpho ở dạng vô cơ. Kali cũng là nguyên tố quan
trọng, cùng với photpho và nitơ giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. Kali đặc
13


biệt thúc đẩy sự phát triển chồi mới, giúp cho sự chuyển hoá nước và các chất dinh
dưỡng trong cây làm cho cây cứng và thúc đẩy cây lan ra hoa nhiều, màu sắc tươi, đề
kháng bệnh tốt.
Thiếu Kali cây ngừng phát triển, khô dần rồi chết hoặc lá ở ngọn mọc chụm lại
thân cây trở nên lùn và èo uột, lá vàng rụng đi.
2.3.1.4 Sulphur ( S )
Lưu huỳnh là nguyên tố không kém phần quan trọng, là thành phần của nguyên
sinh chất trong tế bào sinh trưởng.
Nếu thiếu S cây sẽ cằn cỗi, hiện tượng xảy ra trên lá giống như thiếu N vì lá
vàng nhạt đi và chỉ khác là viền lá hay bị bầm và thối, kích thước lá nhỏ hẳn đi. Hiện

tượng thiếu S xuất hiện ở phần đỉnh trong khi thiếu N thì xảy ra ở lá già.
2.3.1.5 Canxi (Ca )
Canxi là nguyên tố quan trọng trong việc tạo lập vách tế bào và điều hoà hoạt
động của tế trong việc tạo lập protein, hấp thu đạm, là cây sinh trưởng phát triển tốt,
thân cứng, rễ phát triển.
Nếu cây hấp thu Ca quá liều lượng cây sẽ không hấp thụ được Fe nhưng hấp
thu nhiều đạm. Do đó khi cây có nhiều Ca ta có thể kết luận cây dư đạm. Nếu thiếu Ca
rễ lan sẽ chậm phát triển, lá sẽ nhỏ, cây và lá đều lỏng khỏng, không đứng thẳng được.
Nếu thiếu Ca cùng một lúc với thiếu N thì cây càng suy yếu vì việc tạo lập protein sẽ
bị ngừng.
2.3.1.6 Magie (Mg)
Magie là một nguyên tố nằm trong cấu trúc của diệp lục. Magie có tác dụng
điều hoà hoạt động sinh lý của cây, giúp cây phát triển cân đối.
Thiếu Mg thì cây tăng trưởng chậm, lá đổi màu và mau rụng, biểu hiện rõ ngay
ở bộ rễ. Bộ rễ phát triển quá tốt nhưng lá lại không phát triển, tỉ lệ giữa rễ thân lá
không cân đối, rễ to khác thường.
2.3.1.7 Sắt (Fe)
Sắt là một nguyên tố trong cấu trúc của diệp lục tố và việc quang tổng hợp. Vai
trò của sắt là làm cho lá cây có màu xanh, yêu cầu về sắt của cây rất ít nhưng không
thể thiếu được đối với cây trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Sắt giúp cho quá

14


trình quang hợp khi ánh sáng nhiều. Sắt có tác dụng làm cho cây khoẻ, hoa đẹp, màu
sắc đẹp.
Thiếu sắt lá nhạt màu dần hoặc không còn màu làm cho quang hợp chậm lại.
Cây không thể điều chế được glucozơ nên rễ ngừng phát triển, cây không hút được
dưỡng chất.
2.3.1.8 Đồng ( Cu )

Đồng có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của cây, không có nguyên tố nào có
thể thay thế được. Nếu thiếu đồng thì cây không thể phát triển được; đồng đảm bảo
cho sự nảy mầm của hạt và giúp cây sinh trưởng phát triển tốt.
Thiếu Cu lá non có màu bạc tái khác thường, phần mất diệp lục xảy ra trước
tiên ở bìa lá; ngọn lá sẽ có đốm trắng cách khoảng, lá mềm dễ rụng. Nếu phát sinh ở
đỉnh ngọn thì làm tế bào ở đó chết, cùng lúc chúng đua nhau mọc chồi mới thành
chùm ở bên dưới, ngọn lá sẽ khô dần, cây dễ thối.
2.3.1.9 Kẽm ( Zn )
Kẽm tham gia vào thành phần của tất cả bộ phận của cây. Vai trò của kẽm ở
trong cây có nhiều mặt, kẽm có vai trò quan trọng trong quá trình oxy hoá xảy ra trong
cơ thể cây. Trong quá trình đó, nó loại bỏ hydro, lấy nguyên tử hydro của chất khử và
nối chúng vào chất oxy hoá, kẽm tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp chất diệp
lục và ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và trao đổi hydrocacbon ở trong cây.
2.3.1.10 Mangan ( Mn )
Mangan cần thiết đối với hoạt động sống của cây. Mangan tham gia các quá
trình oxy hoá xảy ra trong tế bào sống. Mangan còn có vai trò quan trọng trong quá
trình trao đổi đạm của cây, quá trình khử nitrat trong cây, đẩy mạnh quá trình sinh
tổng hợp chất protein.
Mangan là thành phần của nhiều men, tham gia tất cả những quá trình quan
trọng nhất xảy ra trong cơ thể sống của cây.
Khi tưới nước quá nhiều vôi và quá kiềm sẽ dẫn đến thiếu Mn, làm lá non mất
màu xanh bóng thể hiện rõ ở lá non hơn là lá già. Nhưng ít trường hợp cây thiếu Mn.

15


×