Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

MÔ TẢ VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA TRANG TRẠI CÀ PHÊ TAM BA TẠI XÃ NGHĨA HƯNG, HUYỆN CHƯ PẢH, TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP
*****************

ĐỚI ĐỨC THỌ

MÔ TẢ VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA TRANG
TRẠI CÀ PHÊ TAM BA TẠI XÃ NGHĨA HƯNG, HUYỆN
CHƯ PẢH, TỈNH GIA LAI

KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA KỸ SƯ
CHUYÊN NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP
*****************

MÔ TẢ VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA TRANG
TRẠI CÀ PHÊ TAM BA TẠI XÃ NGHĨA HƯNG, HUYỆN
CHƯ PẢH, TỈNH GIA LAI
KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA KỸ SƯ
CHUYÊN NGÀNH LÂM NGHIỆP

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TRẦN THẾ PHONG
SINH VIÊN THỰC HIỆN: ĐỚI ĐỨC THỌ



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2007


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY OF HO CHI MINH CITY
FACULTY OF FORESTRY
*****************

DESCRIBING AND ESTIMATING THE ECONOMIC
EFFECT OF TAM BA COFFEE FARM AT NGHIA HUNG
COMMUNE, CHU PAH DISTRICT, GIA LAI PROVINCE

INSTRUCTOR: TRAN THE PHONG
IMPLEMENTED STUDENT: DOI DUC THO

Ho Chi Minh City
August/2007


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Đới Đức Thọ

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
 Bố, Mẹ và gia đình đã nâng đỡ, nuôi dưỡng tôi nên người.
 Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm TPHCM.
 Ban chủ nhiệm khoa Lâm Ngiệp trường Đại học Nông Lâm TPHCM

cùng toàn thể thầy cô trong khoa đã tận tình truyền những kiến thức quí
báu trong suốt thời gian học tập.
 Thầy Trần Thế Phong cán bộ giảng dạy khoa Lâm Nghiệp đã tận tình
hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
 Thầy Lê Huỳnh cán bộ giảng dạy khoa Lâm Nghiệp đã tận tình hướng
dẫn tôi trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
 Uỷ Ban Nhân Dân huyện Chư Pảh, tỉnh Gia Lai tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ trong quá trình tôi thu nhập số liệu.
 Cán bộ và công nhân trang trại cà phê Tam Ba đã giúp đỡ tận tình, thân
thiện, sẵn sàng hợp tác trong quá trình tôi thu nhập số liệu.
 Toàn thể lớp DH03LN cùng các bạn thân đã động viên, giúp đỡ trong
quá trình tôi học tập và làm đề tài tốt nghiệp.
SV. ĐỚI ĐỨC THỌ

i


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Đới Đức Thọ

TÓM TẮT
Tên đề tài: “mô tả và đánh giá hiệu quả kinh tế của trang trại cà phê Tam
Ba tại xã Nghĩa Hưng, Huyện Chư Pảh, tỉnh Gia Lai”.
Đề tài thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu sau:
- Mô tả hệ thống kỹ thuật của trang trại.
- Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật về kinh tế, xã hội, môi trường.
Để đạt được các mục tiêu trên, việc thu nhập số liệu được áp dụng theo
phương pháp phỏng vấn và bảng câu hỏi với câu hỏi bán cấu trúc, sử dụng các công
cụ như sơ đồ 2 mảng, dòng thời gian, lịch mùa vụ, sơ đồ lát cắt đồng thời kết hợp

kỹ năng thúc đẩy để thu nhập những thông tin cần thiết. Thông tin thu được được
tổng hợp và phân loại theo từng nội dung của đề tài như sau:
- Đặc điểm các cây trồng chính, cách chăm sóc, cách thiết kế trang trại.
- Phân tích chi phí và thu nhập của các cây trồng mang lại lợi ích kinh tế
chính trong trang trại.
- Mức độ hài lòng của người làm công trong trang trại.
- Lợi ích mang lại cho cộng đồng khu vực quanh trang trại.
- Tác dụng của việc kết hợp các loại cây trồng đến môi trường.

ii


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Đới Đức Thọ

SUMMARY
Title: “Describing and estimating the economic effect of Tam Ba coffee farm
at Nghia Hung commune, Chu Pah district, Gia Lai province“.
Title was carried out for taking objects below:
-

Describing the technologicol system of the farm.

-

Estimating the technologicol effects about 3 sides: economy,
environment, social.

To get all above objects, I used the method of interviewing with the semi structured question - table. Besides, I used the tools, example: 2 - side map, time line, seasonal calendar, transects map and facilitating skill to collect information. I

synthesized and classified the content of tittle as below:
- Character of the main tress, the care and the design of the farm.
- Expenses and incomes of the main economic trees on the farm.
- Level of satisfy of the farmer on the farm.
- The usage of the farm brings to the community around it.
- Effect of the mix trees to the environment.

iii


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Đới Đức Thọ

MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn………………………………………………………………….. i
Tóm tắt……………………………………………………………………… ii
Summary…………………………………………………………………….iii
Mục lục………………………………………………………………………iv
Danh sách các từ viết tắt……………………………………………………..vi
Danh sách các hình………...………………………………………………..vii
Danh sách các bảng………………………………………………………...viii
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ..…………………………………………………. 1
1.1 Đặt vấn đề……………………………………………………... 1
1.2 Mục đích - mục tiêu nghiên cứu……………………………….. 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU.…………………………………….......3
2.1 Khái niệm NLKH……………………………………………….3
2.2 Lịch sử hình thành và phát triển trang trại ở nước ta . .………....5
2.3 Trang trại cà phê Tam Ba.…………………………………….....6

2.4 Đặc điểm khu vực nghiên cứu……………………………….......7
2.4.1 Điều kiện tự nhiên………………………………………..........7
2.4.2 Điều kiện kinh tế - xã hội………………………………….......9
2.4.3 Văn hóa - giáo dục……………………………………….......13
Chương 3 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.………………...16
3.1 Nội dung…………………………………………………….....16
3.2 Phương pháp nghiên cứu……………………………………....16
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.………………………………………19
4.1 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của cây trồng trong trang trại.……...19
4.1.1 Cà phê.……………………………………………………......19
4.1.2 Tiêu.…………………………………………………………..20
4.1.3 Chôm chôm.…………………………………………………..21
4.1.4 Nhãn.……………………………………………………….....23

iv


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Đới Đức Thọ

4.1.5 Sầu riêng.……………………………………………………25
4.1.6 Muồng đen.………………………………………………….26
4.2 Cách thiết kế trang trại.………………………………………..27
4.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế.…………………………………….29
4.3.1 Cây cà phê.…………………………………………………..31
4.3.2 Cây tiêu.……………………………………………………..36
4.3.3 Cây nhãn.…………………………………………………….41
4.3.4 Cây sầu riêng.………………………………………………..46
4.3.5 Cây chôm chôm.……………………………………………..51

4.4 Đánh giá hiệu quả xã hội.……………………………………...57
4.4.1 Khả năng tạo việc làm của trang trại.………………………..57
4.4.2 Mức độ hài lòng của người làm.…………………………….59
4.4.3 Các đóng góp xã hội.………………………………………...59
4.5 Đánh giá hiệu quả môi trường.………………………………...60
4.5.1 Tác dụng cản gió..…………………………………………....60
4.5.2 Tác dụng cản nước mùa mưa.………………………………. 60
4.5.3 Tác dụng giữ đất.……………………………………………. 61
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.…………………………………….. 62
5.1 Kết luận.………………………………………………………. 62
5.2 Đề nghị.……………………………………………………...... 63
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………....64
Phụ lục………………………………………………………………………..65

v


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Đới Đức Thọ

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
NLKH: Nông lâm kết hợp
PCARD: Trung tâm nghên cứu và phát triển Nông Lâm nghiệp Philippin
HSCK: Hệ số chiết khấu
ICRAF: Trung tâm nghiên cứu về Nông Lâm kết hợp
NPV: Net present value
BPV: Benefit present value
CPV: Cost present value
LNR: Lợi nhuận ròng

N – LN: Nông - lâm nghiệp
QL – BVR: Quản lý - bảo vệ rừng
UBND: Uỷ ban nhân dân
PCCCR: Phòng cháy chữa cháy rừng
BVTV: Bảo vệ thực vật
TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh

vi


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Đới Đức Thọ

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1 Sơ đồ lát cắt trang trại cà phê Tam Ba
Hình 4.2 Đồ thị giá trị CPV, BPV, NPV 1 ha cà phê sau n năm kinh doanh
Hình 4.3 Đồ thị giá trị CPV, BPV, NPV 1 ha tiêu sau n năm kinh doanh
Hình 4.4 Đồ thị giá trị CPV, BPV, NPV 1 ha nhãn sau n năm kinh doanh
Hình 4.5 Đồ thị giá trị CPV, BPV, NPV 1 ha sầu riêng sau n năm kinh doanh
Hình 4.6 Đồ thị giá trị CPV, BPV, NPV 1 ha chôm chôm sau n năm kinh doanh

vii


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Đới Đức Thọ

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Số lượng, diện tích và mức đầu tư trang trại qua các thời kỳ
Bảng 2.2 Diện tích thành phần các cây trồng trong trang trại
Bảng 2.3 Diện tích đất đai cơ cấu (%) theo độ dốc của huyện Chư Pảh
Bảng 4.1 Chi phí và cơ cấu chi phí cho 1 ha cà phê thời kỳ kiến thiết cơ bản
Bảng 4.2 Chi phí và cơ cấu chi phí cho 1 ha cà phê thời kỳ kinh doanh
Bảng 4.3 Năng suất doanh thu cho 1 ha cà phê
Bảng 4.4 Gía trị CPV 1 ha cà phê sau n năm kinh doanh
Bảng 4.5 Gía trị BPV 1 ha cà phê sau n năm kinh doanh
Bảng 4.6 Gía trị NPV 1 ha cà phê sau n năm kinh doanh
Bảng 4.7 Chi phí và cơ cấu chi phí 1 ha tiêu thời kỳ kiến thiết cơ bản
Bảng 4.8 Chi phí và cơ cấu chi phí 1 ha tiêu thời kỳ kinh doanh
Bảng 4.9 Năng suất doanh thu cho 1 ha tiêu
Bảng 4.10 Gía trị CPV 1 ha tiêu sau n năm kinh doanh
Bảng 4.11 Gía trị BPV 1 ha tiêu sau n năm kinh doanh
Bảng 4.12 Gía trị NPV 1 ha tiêu sau n năm kinh doanh
Bảng 4.13 Chi phí và cơ cấu chi phí 1 ha nhãn thời kỳ kiến thiết cơ bản
Bảng 4.14 Chi phí và cơ cấu chi phí cho 1 ha nhãn thời kỳ kinh doanh
Bảng 4.15 Năng suất doanh thu cho 1 ha nhãn
Bảng 4.16 Gía trị CPV 1 ha nhãn sau n năm kinh doanh
Bảng 4.17 Giá trị BPV 1 ha nhãn sau n năm kinh doanh
Bảng 4.18 Gía trị NPV 1 ha nhãn sau n năm kinh doanh
Bảng 4.19 Chi phí và cơ cấu chi phí 1 ha sầu riêng thời kỳ kiến thiết cơ bản
Bảng 4.20 Chi phí và cơ cấu chi phí cho 1 ha sầu riêng thời kỳ kinh doanh
Bảng 4.21 Năng suất doanh thu cho 1 ha sầu riêng
Bảng 4.22 Gía trị CPV 1 ha sầu riêng sau n năm kinh doanh
Bảng 4.23 Giá trị BPV 1 ha sầu riêng sau n năm kinh doanh
Bảng 4.24 Gía trị NPV 1 ha sầu riêng sau n năm kinh doanh

viii



Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Đới Đức Thọ

Bảng 4.25 Chi phí và cơ cấu chi phí 1 ha chôm chôm thời kỳ kiến thiết cơ bản
Bảng 4.26 Chi phí và cơ cấu chi phí cho 1 ha chôm chôm thời kỳ kinh doanh
Bảng 4.27 Năng suất doanh thu cho 1 ha chôm chôm
Bảng 4.28 Gía trị CPV 1 ha chôm chôm sau n năm kinh doanh
Bảng 4.29 Giá trị BPV 1 ha chôm chôm sau n năm kinh doanh
Bảng 4.30 Gía trị NPV 1 ha chôm chôm sau n năm kinh doanh

ix


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Đới Đức Thọ

Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay, dưới áp lực gia tăng dân số và nhu cầu con người ngày càng cao
về lương thực, thực phẩm, cơ sở hạ tầng, các loại hình dịch vụ thì tài nguyên đất
càng trở nên ngày càng quan trọng và dần khan hiếm. Từ đó dẫn đến mâu thuẫn
giữa đất sản xuất nông – lâm nghiệp và đất phục vụ cho nhu cầu con người như
nhà ở, đường xá, trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí. Việc sử dụng nguồn
tài nguyên này một cách hợp lý, mang lại hiệu quả nhiều mặt về kinh tế, xã hội,
môi trường đã trở thành một vấn đề cấp thiết và làm đau đầu các nhà quản lý. Đất
sử dụng cho sản xuất nông – lâm nghiệp ngày càng bị thu hẹp mà hiệu quả từ việc

sử dụng quỹ đất này lại không cao. Không những thế, phương thức sản xuất nông
nghiệp độc canh đã làm cho sức sản xuất của đất ngày càng giảm theo thời gian:
đất bạc màu, rửa trôi, chai sạn, kết von. Bài toán đặt ra cho các nhà quản lý, nhà
khoa học và cả nhà nông là làm sao trên cùng một diện tích đất phải tối ưu hóa
được sức sản xuất của chúng, tức là mang lại lợi ích nhiều mặt về kinh tế, xã hội
mà vẫn đảm bảo được các yếu tố môi trường.
Kỹ thuật NLKH ra đời từ rất lâu và phát triển mạnh trong khoảng hơn hai
thập niên gần đây, mà thực chất là việc kết hợp các loài cây trồng trong đó bắt
buộc phải có cây lâu năm và có hoặc không có vật nuôi, là giải pháp tốt nhất giải
quyết các vấn đề trên.
Huyện Chư Pảh, tỉnh Gia Lai là một huyện miền núi, người dân chủ yếu
canh tác các loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê, tiêu, cacao, cao su với quy
mô từ nông hộ đến trang trại. Xây dựng trang trại chính là việc áp dụng các kỹ
thuật NLKH mà việc xem xét các điều kiện về kinh tế, xã hội và điều kiện tự nhiên
như đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu là rất quan trọng nhằm đảm bảo trang trại đáp

-1-


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Đới Đức Thọ

ứng được các mục tiêu đặt ra như kinh tế, xã hội, môi trường. Trang trại cà phê
Tam Ba với quy mô 60 ha được xây dựng từ năm 1995 tại xã Nghĩa Hưng, huyện
Chư Pảh, tỉnh Gia Lai với mục đích mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cho địa
phương đồng thời áp dụng kỹ thuật NLKH nhằm đảm bảo yếu tố môi trường trên
diện tích của trang trại. Để nhận thấy lợi ích nhiều mặt mà trang trại mang lại, từ
đó làm cơ sở để người dân địa phương cũng như các địa phương khác có điều kiện
tương tự tham khảo, học hỏi, nhân rộng. Được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa

Lâm nghiệp và bộ môn Trồng rừng tiến hành thực hiện đề tài: “Mô tả và đánh giá
hiệu quả kinh tế của trang trại cà phê Tam Ba tại xã Nghĩa Hưng, Huyện Chư
Pảh, tỉnh Gia Lai” .
1.2 Mục đích - Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích của việc thực hiện đề tài là nhằm mô tả và đánh giá hiệu quả kinh
tế của trang trại cà phê Tam Ba. Từ kết quả thu được, tuỳ thuộc vào từng điều kiện
kinh tế, xã hội, tự nhiên mà ta có thể áp dụng để nhân rộng kỹ thuật nhằm mang lại
lợi ích cho người dân nhất là đối với người dân vùng cao.
Mục tiêu nghiên cứu:
-

Mô tả hệ thống kỹ thuật của trang trại.

-

Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật về kinh tế, xã hội, môi trường.

-2-


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Đới Đức Thọ

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Khái niệm NLKH
Từ lúc ra đời của NLKH, các nhà khoa học đã có những nhận định khác
nhau và đưa ra những khái niệm khác nhau về NLKH. Qua giáo trình “Kỹ thuật
Nông Lâm Kết Hợp” của thầy Nguyễn Văn Sở ta sẽ thấy những khái niệm khác

nhau đó.
Năm 1977, Bene và các cộng sự đã đưa ra khái niệm “NLKH là một hệ
thống quản lý đất bền vững làm gia tăng sức sản xuất tổng thể của đất đai, phối
hợp sản xuất các loại hoa màu (kể cả cây trồng lâu năm), cây rừng và/hay với gia
súc cùng lúc hay kế tiếp nhau trên một diện tích đất, và áp dụng các kỹ thật canh
tác tương ứng với các điều kiện văn hóa xã hội của dân cư địa phương”. Trong
khái niệm này, Bene đã nhận định: NLKH là nhằm mục đích quản lý đất bền vững
nhằm gia tăng sức sản xuất của đất và phải phù hợp với văn hóa của địa phương.
Tuy nhiên vẫn chưa phân biệt rõ ràng về các thành phần trong hệ thống (cây rừng
cũng là cây lâu năm nhưng lại được sắp xếp thành một nhóm riêng) và mối quan
hệ tác động qua lại giữa các thành phần.
Năm 1979, tổ chức PCARD đã đưa ra khái niệm mới về NLKH: “NLKH là
một hệ thống quản lý đất đai trong đó các sản phẩm của rừng và trồng trọt được
sản xuất cùng lúc hay kế tiếp nhau trên các diện tích đất thích hợp để tạo các lợi
ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho cộng đồng dân cư tại địa phương”. Khái niệm
trên đã bổ sung thêm khía cạnh quan trọng NLKH đem lại các lợi ích kinh tế, xã
hội, môi trường cho cộng đồng địa phương nhưng cũng chưa phân biệt rõ ràng các
thành phần trong hệ thống NLKH. Trong khái niệm này thì cây rừng là thành phần
không thể thiếu của một hệ thống NLKH. Vì vậy, sẽ khó tìm thấy những hệ thống
NLKH như vậy trong cộng đồng. Việc trồng cây rừng đòi hỏi chi phí trồng, chăm

-3-


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Đới Đức Thọ

sóc, kỹ thuật cao, thời gian khai thác cây dài, cây rừng cạnh tranh không gian sinh
trưởng của các cây hoa màu nên khó áp dụng.

Sau khoảng 10 năm phát triển NLKH, các nhà khoa học đã nhận định khá rõ
về các thành phần của hệ thống NLKH. Trong 2 khái niệm của Lundgren và
Raintree vào năm 1983: “NLKH là tên chung của những hệ thống sử dụng đất
trong đó các cây lâu năm (cây gỗ, cây bụi, cọ, tre, cây ăn quả, cây công nghiệp)
được trồng có suy tính trên cùng một đơn vị diện tích qui hoạch đất với hoa màu
và/hoặc với vật nuôi dưới dạng xen theo không gian hay theo thời gian. Trong các
hệ thống NLKH có mối tác động qua lại cả về mặt sinh thái lẫn kinh tế giữa các
thành phần của chúng” và khái niệm : “NLKH là một hệ thống sử dụng đất trong
đó phối hợp cây lâu năm với hoa màu và/hay vật nuôi một cách thích hợp với điều
kiện sinh thái và xã hội, theo hình thức phối hợp không gian và thời gian, để gia
tăng sức sản xuất tổng thể của thực vật trồng và vật nuôi một cách vững bền trên
một đơn vị diện tích đất, đặc biệt trong các tình huống có kỹ thuật thấp và trên các
vùng đất khó khăn” của Nair năm 1987. Qua 2 khái niệm trên đã cho thấy một hệ
thống NLKH không nhất thiết là phải có cây rừng mà chỉ cần có cây lâu năm (cây
rừng, cây lâu năm, cây ăn trái, cây công nghiệp) là thành phần không thể thiếu của
hệ thống, có tác động tương hỗ với các thành phần khác của hệ thống, góp phần ổn
định hệ thống sử dụng đất bền vững đặc biệt là những vùng đất khó khăn như đất
dốc dễ xói mòn, đất bạc màu năng suất thấp, đất bị cát xâm lấn.
Vào những năm 90 của thế kỉ 20, các nhà khoa học tiếp tục phát triển khái
niệm về NLKH. NLKH được xây dựng trong nông trại nhỏ trên cơ sở của đặc tính
sinh thái của từng địa phương từ đó mới đảm bảo không chỉ các lợi ích kinh tế mà
còn cả môi trường. Trong 2 khái niệm của Leaky và ICRAF đã cho thấy điều đó:
“NLKH như là các hệ thống quản lý tài nguyên đặt cơ sở trên các đặc tính sinh thái
và năng động nhờ vào sự phối hợp cây trồng lâu năm vào nông trại hay đồng cỏ để
làm đa dạng và bền vững sự sản xuất giúp gia tăng các lợi ích về kinh tế, xã hội,
môi trường của các nông trại nhỏ” (Leaky, 1996) và khái niệm “NLKH là một hệ
thống sử dụng đất giới hạn trong các nông trại và được định nghĩa như là một hệ
thống quản lý tài nguyên đặt cơ sở trên đặc tính sinh thái và linh động nhờ vào sự

-4-



Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Đới Đức Thọ

phối hợp cây trồng lâu năm vào nông trại hay đồng cỏ để làm đa dạng và bền vững
sự sản xuất cho gia tăng các lợi ích về xã hội, kinh tế, môi trường của các mức độ
nông trại khác nhau từ kinh tế hộ nhỏ đến kinh tế trang trại” (ICRAF, 1997).
Tóm lại, một hệ thống NLKH có các đặc điểm: là một hệ thống xây dựng
trên cơ sở sinh thái trong đó kết hợp nhiều loại cây và/hay con trên một đơn vị diện
tích theo không gian hay thời gian trong đó có ít nhất một loại cây lâu năm, chúng
có mối tác động qua lại lẫn nhau, tạo ra nhiều sản phẩm.
2.2 Lịch sử hình thành và phát triển trang trại ở nước ta
Trang trại nước ta hình thành từ thời nhà Trần, tiếp tục phát triển thời nhà
Lý, hậu Lê, nhà Nguyễn. Tuy nhiên các trang trại chủ yếu nằm trong tay các quý
tộc phong kiến, vương hầu, công chúa. Lực lượng lao động là nông nô, phạm nhân,
tù binh, người dân nghèo khổ.
Đặc biệt thời kì thực dân Pháp đô hộ, chúng thực hiện khai thác thuộc địa
làm giàu cho chính quốc, bóc lột sức lao động dân ta với quy mô khắp nước: thành
lập 108 đồn điền với diện tích 10.898 ha, quy mô bình quân 100ha/1 đồn điền. Chủ
yếu là cao su, chè, hồ tiêu, dừa, lúa.
Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, những trang trại kiểu tư bản chủ
nghĩa đã được nhà nước tịch thu và chuyển thành những nông trường quốc doanh.
Thời kì đổi mới kinh tế, trong nông nghiệp có nghị quyết 6 năm 1989 Đảng
đã chỉ ra rằng “Gia đình xã viên trở thành những đơn vị kinh tế tự chủ”, đồng thời
luật doanh nghiệp tư nhân cũng được công bố ngày 3/1/1991. Đó là cơ sở để hệ
thống trang trại phát triển với tốc độ và quy mô ngày càng cao lớn hơn.
Bảng 2.1 Số lượng, diện tích và mức đầu tư trang trại qua các thời kỳ
Năm


Số trang trại

Diện tích (ha)

Đầu tư (triệu đồng)

1989

5.125

22.946

531.677

1992

13.246

58.282

1999

90.167

396.282

18.030.000

Điều đó phản ánh trình độ đầu tư thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ

thuật, hiện đại hoá của các trang trại đã dần tăng lên, nhất là ở những khu vực có

-5-


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Đới Đức Thọ

diện tích đất nông nghiệp cao và có truyền thống sản xuất hàng hoá như đồng bằng
sông Cửu Long và những vùng trung du miền núi (có nhiều đất trống đồi trọc)
hoặc ở các vùng khai hoang lấn biển (như Cồn Ngạn – Giao Thuỷ) thì tốc độ và
quy mô phát triển rất nhanh.
2.3 Trang trại cà phê Tam Ba
Trang trại cà phê Tam Ba được xây dựng từ năm 1995 với diện tích gần 60
ha nằm trên địa bàn xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Pảh, tỉnh Gia Lai. Mục đích chính
là tạo ra hiệu quả kinh tế từ các thành phần cây trồng đã được lựa chọn một cách
phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, môi trường mang lại hiệu quả xã hội
cho cộng đồng người dân khu vực lân cận trang trại, tạo ra công ăn việc làm đồng
thời bằng việc kết hợp các thành phần cây trồng trong trang trại - là một cách áp
dụng kỹ thuật NLKH nhằm làm giảm các tác động xấu do ảnh hưởng của môi
trường mang lại trên diện tích trang trại.
Các cây trồng mang lại thu nhập chính của trang trại là cà phê và hồ tiêu,
các loại cây khác như sầu riêng, nhãn, chôm chôm, muồng đen ngoài việc mang lại
một phần thu nhập thì việc đưa chúng vào trồng kết hợp là có tác dụng hạn chế các
tác dụng xấu của môi trường như nắng gay gắt vào mùa khô, cản gió, cản nước, cải
tạo mặt đất. Từ việc xây dựng trang trại, các công trình điện, đường, thuỷ lợi nhằm
phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất cũng đã mang lại lợi ích cho cộng đồng người
dân khu vục quanh trang trại.
Bảng 2.2 Diện tích của các thành phần cây trồng trong trang trại

Loại cây trồng

Diện tích (ha)

Cà phê + Nhãn

4

Cà phê + Chôm chôm

3

Cà phê + Sầu riêng

3

Cà phê

48

Tiêu

7

Ao

1

-6-



Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Đới Đức Thọ

2.4 Đặc điểm khu vực nghiên cứu
2.4.1 Điều kiện tự nhiên
2.4.1.1 Vị trí địa lý
Vị trí
Huyện Chư Phả nằm ở phía tây bắc tỉnh Gia Lai, cách thành phố Pleiku 16
km, có tổng diện tích tự nhiên là 98.129,7 ha, gồm 14 đơn vị hành chính (13 xã và
1 thị trấn), nằm trên quốc lộ 14 nối liền giữa 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum, nên thuận
lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn hóa. Huyện Chư Pảh có thủy điện Iyaly và cảnh
quan thiên nhiên hài hòa, có tiềm năng lớn về phát triển du lịch môi trường sinh
thái.
Tọa độ địa lý:
Từ 14003’00’’ đến 14023’20’’ vĩ độ Bắc.
Từ 107040’00’’đến 107014’20’’ kinh độ Đông.
Địa giới
Phía bắc giáp tỉnh Kon Tum.
Phía nam giáp thành phố Pleiku và huyện Iagrai tỉnh Gia Lai.
Phía đông giáp huyện Đăk Đoa và thành phố Pleiku.
Phía tây giáp huyện Iagrai tỉnh Gia Lai và huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum.
2.4.1.2 Địa hình – đất đai
Địa hình
Phần lớn diện tích huyện Chư Phả là đất dốc, địa hình ở đây chủ yếu là đất
dốc khá phức tạp, dốc và chia cắt trung bình, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ
Đông sang Tây. Nơi cao nhất là 1.478 m so với mặt nước biển. Đồi núi đá cao của
huyện bao quanh lòng hồ thủy điện Iyaly giống như “Hồ Ba Bể” của Tây Nguyên.
Đất đai

Nền địa chất của huyện Chư Pảh chủ yếu là đất Bazan xám phát triển đá mẹ
Macma acid.

-7-


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Đới Đức Thọ

Bảng 2.3 Diện tích đất đai cơ cấu (%) theo độ dốc của huyện Chư Pảh
Ký hiệu

Độ dốc (0)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

I

2-5

2.310,36

2,35

II

5 - 10


21.822,9

22,3

II

10 - 15

49.262,1

50,2

IV

> 35

26.985,7

27,5

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện có 98.129,7 ha trong đó rừng và đất lâm
nghiệp có 76.246,8 ha; đất nông nghiệp và đất chuyên dùng khác là 21.882,9 ha
chiếm 22,3%, trong diện tích rừng và đất lâm nghiệp chỉ có 26.985,7 ha chiếm
27,5% rừng, còn lại 49.261,1 ha chiếm 50,2% là đất trống. Diện tích ao hồ mặt
nước là 2.310,63 ha chiếm 2,35% và một số sông suối khác.
2.4.1.3 Khí hậu - thủy văn
Do huyện Chư Pảh nằm về phía bắc cao nguyên Pleiku, khí hậu huyện Chư
Pảh chịu ảnh hưởng trực tiếp và chi phối sâu sắc của khí hậu Tây Trường Sơn.
Nhiệt độ

Nhiệt độ bình quân năm 21,70 C.
Nhiệt độ bình quân cao nhất 24,60 C.
Nhiệt độ bình quân thấp nhất 19,10 C.
Lượng mưa
Lượng mưa bình quân hằng năm 2.280 mm/năm.
Lượng mưa thấp nhất 2.130 mm/năm.
Lượng mưa cao nhất 4.930 mm/năm.
Lượng mưa phân bố theo 2 mùa rõ rệt.
Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 với lượng mưa từ 1.500
mm đến 1.700 mm. Tập trung chủ yếu vào tháng 7, 8, 9, chiếm 74% lượng mưa cả
năm.
Mùa khô kéo dài từ thàng 11 đến tháng 4 năm sau với lượng mưa từ 500
mm đến 700 mm. Các tháng mưa ít nhất là 1, 2, 3, chiếm 31% lượng mưa cả năm.
Lượng bốc hơi và độ ẩm không khí

-8-


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Đới Đức Thọ

Lượng bốc hơi trung bình năm 1.400 mm.
Lượng bốc hơi lớn nhất 470 mm tập trung vào tháng 1, 2, 3.
Lượng bốc hơi thấp nhất 100 mm tập trung vào các tháng 6, 7, 8, 9.
Độ ẩm trung bình năm 82%.
Độ ẩm cao nhất 92%.
Độ ẩm thấp nhất 65%.
Nắng
Tổng số giờ nằng bình quân năm 3.744 h/năm.

Các tháng có số giờ nắng cao từ tháng 1 đến tháng 3, trung bình 312
h/tháng.
Các tháng có số giờ nắng thấp là 10, 11, 4, trung bình đạt 267 h/tháng.
Gió bão
Huyện Chư Pảh chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính:
Gió mùa Đông Nam thịnh hành về mùa mưa.
Gió mùa Đông Bắc thịnh hành về khô.
Huyện Chư Pảh ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, nhưng vào mùa mưa
vẫn thường chịu ảnh hưởng gián tiếp nhất là tháng 7 và 8.
Thủy sản
Khu vực huyện Chư Pảh có hệ thống sông suối đều khắp: Phía bắc có sông
Đăk Bla, suối Đăk Pơ Tag, Đăk Tơver; phía nam có suối IraNinh, IaPut; phía đông
có suối Đăk Pơ Tag; phía tây có suối Iaroey, sông Sê San; vùng trung tâm có suối
Iapesat, Iatren, Iahery, ngoài ra cón có hồ thủy điện Iayaly, Sê San III. Nhìn chung
các sông suối có nguồn nước phong phú, đảm bảo đủ cung cấp cho đời sống sinh
hoạt, sản xuất N - LN.
2.4.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
2.4.2.1 Kinh tế
Với diện tích tự nhiên là 89.129,7 ha, dân số là 56.834 người năm 2001.
Chư Pảh là huyện tương đối lớn của Gia Lai, song cho đến nay, kinh tế toàn huyện
vẫn chủ yếu là N - LN. Ngoài ra một số ngành nghề khác đang trên đà phát triển
nhất là du lịch, dịch vụ, xây dựng. Ngành Lâm nghiệp đang được sự chú trọng đầu

-9-


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Đới Đức Thọ


tư của tỉnh. Đặc biệt là những năm gần đây từ 1997 đến 2002, giá trị sản xuất Lâm
nghiệp năm 2001 tăng 30% so với năm 1997 đạt trên 6 tỷ đồng. Tổng thu nhập
ngân sách hằng năm tăng khoảng 6,9%, riêng năm 2001 đạt 13,5 tỷ đồng. Thu
nhập bình quân đầu người (GDP) ước đạt 5,82 triệu (năm 2001).
2.4.2.2 Dân số lao động
Hiện trạng dân số và đặc điểm phân bố dân cư
Tổng số là 56.834 người thì thành phần dân tộc ở huỵên Chư Pảh gồm:
người Kinh có 26.788 người chiếm 47,2%, người Jarai có 25.320 người chiếm
44,5%, người Bahnar có 3.927 người chiếm 6,9% và các dân tộc khác có 710
người chiếm 1,4%. Trong đó nam 28.133 và nữ 28.710, tỷ lệ người biết chữ chiếm
82%.
Ở Chư Pảh phân bố dân cư theo thành thị là 4.092 người chiếm 7,2%, nông
thôn là 52.742 người chiếm 92,8%. Tỷ lệ gia tăng dân số là 1,4% (năm 2001). Mức
độ gia tăng dân số của toàn huyện lên xuống theo từng vùng, phản ánh rõ rệt qua
những biến chuyển về kinh tế, văn hóa, xã hội của khu vực. Hiện nay thì dân số
đang có xu hướng giảm, nhưng giảm chưa đồng đều giữa các vùng và chưa phù
hợp với sự nghiệp phát triển kimh tế, xã hội của toàn vùng.
Sự phân bố dân cư không đồng đều giữa các vùng đồng bằng, miền núi.
Khu vực đồng bằng mật độ dân số khoảng 150 - 200 người/km2, khu vực miền núi
7 - 9 người/km2, trong khi đó thị trấn Iya của huyện có mật độ dân số là 2.270
người/km2. Dân số phân bố không đồng đều dẫn đến sự mất cân bằng giữa người
lao động và tư liệu sản xuất. Đồng thời sự phân bố dân cư ở các vùng nông thôn
nhiều nơi còn quá phân tán và rời rạc gây khó khăn cho các dự án quy hoạch phát
triển nông nghiệp và sự phân bố trong sản xuất.
Cơ cấu phân bố lao động theo ngành nghề
Số người lao động độ tuổi lao động là 29.985 người chiếm 51% dân số,
trong đó nam chiếm 56%, nữ chiếm 44%. Chất lượng lao động không đồng đều,
chủ yếu là nông nghiệp nông thôn chiếm 85%, lâm nghiệp chiếm 1,4%, thương
nghiệp chiếm 3,8%, cán bộ công chức chiếm 5,82% và nghề khác chiếm 4%.


- 10 -


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Đới Đức Thọ

Lực lượng lao động kĩ thuật ngày càng tăng, lao động trẻ dưới 30 tuổi chiếm
tỷ lệ cao. Hằng năm số học sinh tốt nghiệp phổ thông chiếm 19% số học sinh toàn
tỉnh. Đây là lực lượng có khả năng tiếp thu được nhanh các tiến bộ khoa học kỹ
thuật.
Nhìn chung nguồn lao động của huyện khá dồi dào, lực lượng lao động trẻ,
nhưng trình độ và chất lượng chưa cao, đa số là chưa được đào tạo đầy đủ và cơ
bản.
2.4.2.3 Tình hình sản xuất và phương hướng canh tác
Nguồn lao động khá dồi dào và những chuyển biến về kinh tế trong những
năm gần đây làm cho tình hình sản xuất phân bố ở nhiều ngành nghề khác nhau
nhưng nhìn chung vẫn tập trung chủ yếu vào 2 ngành N - LN.
Tình hình sản xuất nông nghiệp
Trong những năm gần đây thì ngành nông nghiệp của toàn huyện phát triển
tương đối toàn diện và khá ổn định, nhưng nhìn chung vẫn là các cây trồng chính
sau:
Sản xuất lúa nước gồm: Lúa nước một vụ 1.105 ha, lúa nước hai vụ 1.095
ha với năng suất bình quân là 3.850 kg/ha, sản lượng là 8.470 tấn.
Diện tích trồng cây hoa màu là 700 ha, sản lượng 2.800 tấn.
Diện tích trồng cây công nghiệp là13.226 ha. Trong đó cà phê là 8.660 ha,
mía là 706 ha, chè là 427 ha, cao su là 3.361 ha, hồ tiêu là 132 ha.
Sản xuất nương rẫy là 1.072 ha, năng suất bình quân là 13,5 tạ/ha, sản lượng
1.447 tấn.
Trong những năm qua với sự đầu tư về vốn của tỉnh có liên kết nhà máy

đường của tỉnh Kon Tum, xây dựng nhà máy chè, nhà máy chế biến cao su, cà phê,
ngành trồng trọt bước đầu chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng cây công nghiệp.
Nhìn chung cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng tích cực, ngành trồng
trọt đạt mức tăng trưởng khá và hiệu qủa cao. Tuy nhiên giữa các vùng trong
huyện sản lượng về lương thực còn chênh lệch lớn, giữa các loài cây trồng phát
triển không đồng đều.

- 11 -


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Đới Đức Thọ

Chăn nuôi
Tuy rằng thị trường tiêu thụ và giá cả có lúc bất ổn nhưng đàn gia súc, gia
cầm vẫn được giữ vững. Theo số liệu thống kê của huyện thì tổng đàn gia súc
34.412 con trong đó 1.162 con trâu, 1.175 con bò, 21.500 con heo. Tổng đàn gia
cầm có 64.466 con trong đó 61.366 con gà, 3.100 con vịt, ngan. Diện tích nuôi
trồng thủy sản 120 ha nhưng quy mô chăn nuôi nhỏ, năng suất thấp.
Tình hình sản xuất lâm nghiệp
Theo số liệu thống kê đất đai của huyện có 76.246,8 ha đất lâm nghiệp,
trong đó diện tích đất lâm nghiệp và rừng chỉ có 26.985,7 ha rừng tự nhiên và rừng
trồng, còn lại 49.261,1 ha là đất trống để trồng lại rừng. Công tác lâm sinh trong
những năm gần đây chú trọng thực hiện là trồng rừng và nuôi dưỡng rừng, QL BVR góp phần làm che phủ lớp thảm thực vật và tạo công ăn việc làm cho hàng
nghìn lao động.
Việc khai thác chế biến lâm sản nhìn chung đã chấp hành tốt nguyên tắc và
thủ tục về quản lý rừng. Thời gian qua ngành kiểm lâm đã tham mưu cho chính
quyền các cấp có nhiều chủ trương, biện pháp tích cực để QL - BVR nên đã góp
phần đáng kể ngăn chặn tệ nạn phá rừng, khai thác lâm sản bừa bãi.

Trên diện tích toàn huyện có 4 đơn vị chủ rừng thực hiện chức năng quản
lý, bảo vệ và phát triển rừng. Phần lớn diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao
lại cho các đơn vị để thực hiện công tác giao khoán quản lý cho các hộ dân, phần
diện tích còn lại các xã quản lý.
Tình hình sản xuất lâm nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, nhất là vấn đề về
giao thông. Diện tích đất lâm nghiệp do UBND huyện quản lý lớn không kiểm soát
hết, do lực lượng bảo vệ ít, trang thiết bị còn thiếu thốn, mặt khác nhận thức của
quần chúng nhân còn hạn chế, địa phương còn nhiều phương thức canh tác lạc hậu
nên tình trạng xâm hại rừng vẫn còn xảy ra.
Một số ngành khác
Bên cạnh ngành nông nghiệp và lâm nghiệp một số ngành khác đang trên đà
phát triển phù hợp với thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: công nghiệp
xây dựng, thương nghiệp dịch vụ, công nghiệp dịch vụ.

- 12 -


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Đới Đức Thọ

2.4.2.4 Cơ sở hạ tầng
Giao thông
Huyện Chư Pảh có quốc lộ 14 chạy qua với tổng chiều dài 32 km, hầu hết
các xã trong huyện đều có đường ô tô đến trung tâm xã. Mật độ đường bộ trên toàn
huyện là 1,1 km/km2. Tuy nhiên chất lượng đường giao thông liên xã còn kém,
nhất là một số xã vùng sâu.
Thủy lợi
Công tác thủy lợi của huyện được chú trọng phát triển nhất là từ khi có hiện
tượng Enino. Đến nay thì các công trình lớn đã hoàn thành và phát huy tác dụng rất

hiệu quả. Hồ thủy điện Ialy, Sê San III, ngoài ra còn một số hệ thống sông suối
rộng khắp trên địa bàn huyện, đáp ứng được yêu cầu tưới tiêu cho toàn huyện.
2.4.3 Văn hóa – giáo dục
2.4.3.1 Giáo dục và đào tạo
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã được củng cố và phát triển, số lượng học
sinh các cấp ngày càng tăng, trong đó phổ thông trung học tăng 10 - 15 %/năm.
Trình độ dân trí trong nhân dân càng nâng cao rõ rệt. Cán bộ kĩ thuật và công nhân
lành nghề trong các ngành sản xuất và dịch vụ ngày càng được bổ sung, tăng cả về
số lượng lẫn chất lượng.
Toàn huyện có 1 trường phổ thông trung học nội trú, một trường phổ thông
trung học, hầu hết các xã có trường tiểu học và giáo dục mầm non, trên 70% thôn
làng đã có lớp học cấp một, một số xã có trường phổ thông cơ sở, đa số con em
trong độ tuổi được đến trường.
Tuy nhiên cơ sở hạ tầng cho giáo dục còn nhiều bất cập, một số trừơng lớp
đã xuống cấp, hư hỏng, đội ngũ giáo viên còn thiếu, chất lượng dạy và học còn
thấp.
2.4.3.2 Y tế
Cả huyện có một bệnh viện, một trung tâm cấp cứu, hầu hết ở các xã đều có
trạm y tế được xây dựng lại mới gần như toàn bộ. Tuy nhiên có xã có 2 trạm, bước
đầu trang bị tương đối đầy đủ trang thiết bị cho mỗi trạm.

- 13 -


×