Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

XÁC ĐỊNH LƯỢNG ĐIỆN TIẾT KIỆM VÀ LỢI ÍCH MÔI TRƯỜNG QUA SỬ DỤNG TIẾT KIỆM ĐIỆN TRONG SINH HOẠT TẠI TP.TUY HÒA – PHÚ YÊN.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

XÁC ĐỊNH LƯỢNG ĐIỆN TIẾT KIỆM VÀ LỢI ÍCH MÔI
TRƯỜNG QUA SỬ DỤNG TIẾT KIỆM ĐIỆN TRONG SINH
HOẠT TẠI TP.TUY HÒA – PHÚ YÊN.

LÊ THỊ LY TRANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chi Minh xác nhận khóa luận “XÁC ĐỊNH LƯỢNG
ĐIỆN TIẾT KIỆM VÀ LỢI ÍCH MÔI TRƯỜNG QUA SỬ DỤNG TIẾT KIỆM ĐIỆN
TRONG SINH HOẠT TẠI TP.TUY HÒA – PHÚ YÊN” do LÊ THỊ LY TRANG,
sinh viên khoá 32, chuyên ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG, đã bảo vệ
thành công trước hội đồng vào ngày ________________

TS. ĐẶNG THANH HÀ
Giáo viên hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Khóa luận hoàn thành là sự nỗ lực rất lớn của bản thân tôi. Tuy nhiên, để có thể
hoàn thành khóa luận một cách thuận lợi tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động
viên của mọi người.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô trong khoa Kinh Tế đã
trang bị cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm
ơn TS.Đặng Thanh Hà người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện
luận văn này. Tôi đã nhận được rất nhiều lời đóng góp quý báu của Thầy về ý tưởng,
nội dung chuyên môn và hình thức trình bày luận văn. Xin gởi đến thầy lòng biết ơn
chân thành nhất.
Cảm ơn các anh chị, cô chú tại Điện lực Phú Yên đã truyền đạt cho tôi những

kinh nghiệm và những số liệu mà các anh chị, cô chú cung cấp là nguồn dữ liệu vô
cùng quý giá để tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn này đến bạn bè tôi, những người đã giúp đỡ tôi về mặt
tinh thần, cũng như đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành khóa luận.
Hơn hết, để có được như ngày hôm nay tôi không thể nào quên công ơn ba mẹ đã
sinh thành, dưỡng dục, không ngại vất vả, hy sinh trong suốt thời gian qua để con
được bước tiếp con đường mà mình đã chọn. Ba mẹ đã luôn tạo điều kiện tốt nhất và
là nguồn động lực cho tôi hoàn thành tốt luận văn.
Cuối cùng cho tôi gửi lời tri ân đến tất cả mọi người đã ủng hộ, giúp đỡ tôi hoàn
thành khóa luận này mà tôi không có điều kiện để gởi đến từng lời cảm ơn nơi đây.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người!

TP. Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 07 năm 2010
Sinh viên
LÊ THỊ LY TRANG


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ THỊ LY TRANG. Tháng 07 năm 2010. “Xác Định Lượng Điện Tiết Kiệm và
Lợi Ích Môi Trường Qua Sử Dụng Tiết Kiệm Điện trong Sinh Hoạt tại TP.Tuy
Hòa Tỉnh Phú Yên”
LÊ THỊ LY TRANG. July 2010. “ Determine the Amount of Power Savings and
Environmental Benefits by Saving Electricity Use in Living in Tuy Hoa City, Phu
Yen Province.”
Với mục tiêu là xác định lượng điện mà người dân sử dụng tiết kiệm được đồng
thời thông qua đó đánh giá được lợi ích môi trường và lợi ích xã hội đạt được thông
qua việc sử dụng tiết kiệm này, đề tài sử dụng phương pháp thu thập số liệu ngẫu
nhiên từ các cá nhân sống trên địa bàn thành phố. Với số phiếu điều tra là 70 phiếu. Đề
tài đã thống kê và mô tả được các thông số về thông tin cá nhân, nhận thức của người
dân về việc sử dụng điện tiết kiệm. Hơn thế nữa đề tài đã ước lượng được lượng điện

sử dụng trung bình hàng tháng của người dân TP.Tuy Hòa – Phú Yên là
140,49KWh/hộ/tháng và trong một năm TP.Tuy Hòa – Phú Yên đã tiết kiệm được
13.130.578,08 KW/năm. Ngoài ra đề tài đã ước tính được lợi ích môi trường khi sử
dụng điện tiết kiệm như sau: nếu sản xuất điện bằng thủy điện thì sẽ tiết kiệm được
131.305.780,8 m3/năm tương ứng với số tiền thếu phải đóng khi không tiết kiệm lượng
điện tương ứng này 237.269.545,9 VNĐ/năm, nếu sản xuất điện bằng than đá thì sẽ
tiết kiệm được 11.554,9 tấn than/năm tương ứng với số tiền 4.685.515.482 VNĐ/năm
nếu là than cám 5 và 5.107.269.650 VNĐ/năm nếu là than cám 4b.
Cuối cùng đề tài đã đề xuất ra những phương hướng và giải pháp để khuyến khích
người dân sử dụng điện tiết kiệm. Đồng thời các cơ quan có chức năng cũng cần có
những giải pháp để xúc tiến công tác tuyên truyền được thuận lợi và dễ được người
dân ủng hộ hơn.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

x

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC


xi

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1

1.1.Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu.

2

1.2.1. Mục tiêu chung.

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu.

3

1.3.1. Phạm vi theo không gian.

3


1.3.2. Phạm vị theo thời gian.

3

1.3.3. Phạm vi nội dung.

3

1.4. Cấu trúc của khóa luận.

3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

5

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu.

5

2.2. Tổng quan về thành phố Tuy Hòa.

6

2.2.1. Vị trí địa lí.

6

2.2.2. Địa hình.


6

2.2.3. Khí hậu.

7

2.2.4. Thuỷ văn

7

2.2.5. Thổ nhưỡng

7

2.2.6. Điều kiện kinh tế - xã hội

8

2.2.7. Đánh giá tình hình chung của địa phương
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

14
16
16

3.1.1. Khái niệm về nguồn năng lượng.
v

16



3.1.2. Giới thiệu về một số nguồn cung cấp điện năng chủ yếu ở nước ta.

16

3.2. Phương pháp nghiên cứu.

24

3.2.1. Phương pháp phỏng vấn điều tra.

24

3.2.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu.

.24

3.2.3. Phương pháp hồi quy.

24

3.2.4. Phương pháp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức sử dụng điện sinh
hoạt của người dân.

25

3.2.5. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng biện pháp tiết kiệm
điện của hộ dân.


27

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

30

4.1. Phân tích thực trạng ngành điện tại tỉnh Phú Yên.

30

4.1.1. Giới thiệu chung về các nhà máy thủy điện tại Phú Yên.

30

4.1.2. Thực trạng ngành điện lực tại tỉnh Phú Yên trong những năm vừa qua.

32

4.1.3. Tình hình cung cấp và sử dụng điện tại TP Tuy Hòa – Phú Yên.

33

4.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của các hộ sử dụng điện tai TP.Tuy Hòa.

.34

4.2.1. Trình độ học vấn của người dân.

34


4.2.2. Thu nhập của người dân.

.35

4.2.3. Quy mô hộ gia đình.

36

4.2.4. Đánh giá nhân thức về sử dụng tiết kiệm điện của người dân khi sử dụng
điện.

.37

4.2.5. Tình hình áp dụng các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện của hộ điều tra .38
4.3. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức sử dụng điện sinh hoạt của các hộ gia
đình tai TP.Tuy – Hòa Phú Yên năm 2009.

38

4.3.1. Xác định các giả thiết của mô hình.

38

4.3.2. Xác định mô hình tính toán

.40

4.3.3. Ước lượng các tham số của mô hình.

40


4.3.4. Kiểm định mô hình.

41

4.4. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng tiết kiệm điện của các
hộ gia đình tại TP.Tuy Hòa.

44

4.5. Xác định lượng điện sử dụng và lợi ích của việc tiết kiệm điện trong sinh hoạt.
46
vi


4.5.1. Lượng điện sử dụng khi người dân không có nhận thức.

46

4.5.2. Lượng điện sử dụng khi người dân có nhận thức.

47

4.5.3. Lượng điện tiết kiệm điện được giữa các nhóm hộ gia đình.

48

4.5.4. Lượng điện tiết kiệm của TP Tuy Hòa.

49


4.5.5. Lợi ích của người dân khi sử dụng điện tiết kiệm.

49

4.6. Ước lượng lợi ích về mặt môi trường của việc sử dụng tiết kiệm điện

49

4.6.1. Lợi ích môi trường khi sản xuất điện bằng thủy điện

49

4.6.2. Lợi ích môi trường khi sản xuất điện bằng nhiệt điện.

51

4.7. Một số biện pháp khuyến khích tiết kiệm điện hiện nay

53

4.7.1. Nhãn tiết kiệm năng lượng.

53

4.7.2. Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện

.55

4.7.3. Chương trình TKNL thương mại CEEP của Bộ Công Thương


.58

4.7.4. Giờ trái đất

59

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

60

5.1. Kết luận.

60

5.2. Kiến nghị.

61

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CBCNV

Cán bộ công nhân viên


CEEP

Chương Trình Tiết Kiệm Năng Lượng Thương Mại Thí Điểm

DSM/EE

Dự án quản lý nhu cầu điện và tiết kiệm năng lượng

GEF

Quỹ Môi Trường Toàn Cầu (Global Environment fund)

MNNNLMT

Máy nước nóng năng lượng mặt trời

NL

Năng lượng

NLG

Năng lượng gió

NLKTT

Năng lượng không tái tạo

NLMT


Năng lượng mặt trời

NLSK

Năng lượng sinh khối

NLTT

Năng lượng tái tạo

TKNL

Tiết kiệm năng lượng

WB

Ngân Hàng Thế Giới (World bank)

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Quy Mô và Cơ Cấu Kinh Tế TP Tuy Hòa Giai Đoạn 2006 – 2008

8

Bảng 2.2. Một Số Sản Phẩm Công Nghiệp Chủ Yếu

10


Bảng 2.3. Tình Hình Sử Dụng Đất Ở TP Tuy Hòa Năm 2007 – 2008

11

Bảng 3.1 Kỳ vọng dấu cho mô hình ước lượng

26

Bảng 3.2. Tên Biến Và Giải Tích Các Biến Trong Mô Hình.

28

Bảng 4.1: Tình Hình Cung Cấp Điện Tại TP Tuy Hòa – Phú Yên.

33

Bảng 4.2. Kết Quả Điều Tra Về Tổng Thu Nhập Của Hộ Gia Đình.

35

Bảng 4.3. Số Liệu Điều Tra Về Số người Trong Hộ Gia Đình.

36

Bảng 4.4. Kỳ Vọng Dấu Cho Mô Hình Ước Lượng.

39

Bảng 4.5. Các Thông Số Ước Lượng của Mô Hình.


40

Bảng 4.6. Kiểm Tra Lại Dấu Các Thông Số Ước Lượng Của Mô Hình.

41

Bảng 4.7. Giá Trị Trung Bình Của Các Biến Trong Mô Hình.

43

Bảng 4.8. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Logit.

44

Bảng 4.9. Khả Năng Dự Đoán Của Mô Hình.

45

Bảng 4.10. Lượng Nước Cần Dùng Cho Các Lĩnh Vực.

50

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Biểu Đồ Cơ Cấu Kinh Tế Thành Phố Tuy Hòa Năm 2007


9

Hình 3.1. Nhà Máy Điện Mặt Trời

17

Hình 3.2. Tài Nguyên Than Đá

18

Hình 3.3. Một Trạm Điện Bằng Sức Gió

20

Hình 3.4. Thủy Điện YaLy

21

Hình 3.5. Năng Lượng Địa Nhiệt

22

Hình 3.6. Năng Lượng Sinh Khối Có Sẵn Tại Việt Nam

24

Hình 4.1. Nhà mát Thủy Điện Sông Ba Hạ

.31


Hình 4.2. Thủy Điện Sông Hinh

32

Hình 4.3. Chi Tiết Bán Điện Theo Thành Phần Phụ Tải Năm 2009

..34

Hình 4.4. Trình Độ Học Vấn của Người Dân TP.Tuy Hòa

34

Hình 4.5. Biểu Đồ Thể Hiện Mức Thu Nhập Giữa Các Nhóm Hộ

36

Hình 4.6. Quy Mô Hộ Gia Đình Tại TP.Tuy Hòa – Phú Yên

37

Hình 4.7. Biểu Đồ Thể Hiện Mức Độ Nhận Thức Về Sử Dụng Điện Tiết Kiệm Của
Người Dân.

37

Hình 4.8. Biểu Đồ Thể Hiện Mức Độ Sử Dụng Các Biện Pháp Tiết Kiệm Điện Của
Người Dân.

38


Hình 4.9. Nhãn Xác Nhận Sản Phẩm Tiết Kiệm Năng Lượng.

54

Hình 4.10. Nhãn So Sánh Sản Phẩm Tiết Kiệm Năng Lượng.

54

Hình 4.11: Sản Phẩm Chiếu Sáng TKNL của Cty Cổ Phần Bóng Đèn Rạng Đông.

55

Hình 4.12. Máy Nước Nóng Năng Lượng Mặt Trời

57

Hình 4.13. Logo Chương Trình TKNL Thương Mại CEEP.

58

Hình 4.14. Biểu Trưng Của Giờ Trái Đất

59

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Kết Suất Eviews Mô Hình Ước Lượng.
Phụ lục 2. Kiểm Định White Mô Hình Ước Lượng Điện Sinh Hoạt Khi Sử Dụng

Các Biện Pháp Tiết Kiệm.
Phụ lục 3: Mô Hình Hồi Quy Phụ Của Hàm Cầu Điện Khi Sử Dụng Các Biện Pháp
Tiết Kiệm.
Phụ lục 4: Bảng Giá Trị Thống Kê Mô Tả (Descriptive statistics) Các Biến Của Nhu
Cầu Điện Khi Sử Dụng Các Biện Pháp Tiết Kiệm.
Phụ Lục 5: Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Logit.

Phụ Lục 6: Khả Năng Dự Đoán Của Mô Hình.
Phụ Lục 7: Bảng Giá Trị Thống Kê Mô Tả (Descriptive statistics) Các Biến Của Mô
Hình Logit.
Phụ lục 8: Kiểm Định Các Giả Thiết Cho Mô Hình.
Phụ lục 9: Bảng Câu Hỏi Điều Tra.
Phụ lục 10: Một số Nghị Định Và Thông Tư Của Chính Phủ.

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước có nguồn tài nguyên dồi dào và phong phú, đây chính là
điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành và lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế
Việt Nam, trong đó có ngành sản xuất điện năng.
Ngày nay năng lượng là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người và là
yếu tố đầu vào không thể thiếu được của các hoạt động kinh tế, sản xuất, kinh doanh
và dịch vụ. Khi mức sống của con người ngày càng cao, trình độ sản xuất của nền kinh
tế ngày càng hiện đại thì nhu cầu về năng lượng ngày càng lớn. Và việc đáp ứng nhu
cầu này đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta.
Trước nhu cầu cấp bách đó, nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên đã được tìm

kiếm và khai thác để phục vụ cho việc sản xuất điện năng như: tài nguyên nước, sức
gió, tài nguyên than... Bên cạnh đó để đảm bảo “ điện đi trước một bước” (Tổng Bí thư
Nông Đức Mạnh, 2006) Bộ Công Thương đã và đang xây dựng các chiến lược phát
triển ngành điện tại Việt Nam. Qua nhiều năm nỗ lực và phấn đấu ngành điện nước ta
hiện nay đã từng bước phát triển, sử dụng nhiều nguồn tài nguyên hơn để sản xuất điện
năng đáp ứng cơ bản nhu cầu sử dụng và góp phần tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên trong những năm vừa qua việc trợ giá điện và giá thành điện thấp đã
tạo cho người dân có thói quen sử dụng điện lãng phí gây thiệt hại không chỉ đến bản
thân người sử dụng mà còn làm tổn thất đến xã hội. Đồng thời, hiện nay các nguồn tài
nguyên được sử dụng để sản xuất điện năng ngày càng cạn kiệt do việc khai thác quá
mức của con người, do sự thay đổi khí hậu, do ô nhiêm môi trường ngày càng trầm
trọng... Chính những điều này đã tác động không nhỏ đến đời sống của người dân.
Chính vì vậy tiết kiệm năng lượng không chỉ giới hạn trong khuôn khổ tự nguyện của


người dân, của các cơ quan, cơ sở sản xuất, kinh doanh nữa mà còn là nhiệm vụ chung
của cả nước. Vấn đề này hiện nay đã và đang được Nhà Nước khuyến khích, triển khai
và có những hình thức, biện pháp xử lý thích hợp đối với các tổ chức vi phạm các quy
định khi sử dụng điện.
Ngày nay trong mọi sinh hoạt hàng ngày, chúng ta đều sử dụng điện như là một
nhu cầu thiết yếu trong đời sống, nhưng vô hình chung chúng ta không hề quan tâm
đến nguồn điện mà chúng ta đang sử dụng có tác động đến chúng ta như thế nào. Nếu
chúng ta ngưng việc sử dụng điện trong một thời gian và suy nghĩ thì chúng ta sẽ thấy
một thực tế rất đáng quan tâm là đó là nguồn năng lượng cung cấp cho nhu cầu sử
dụng điện này của chúng ta có nguy cơ ảnh hưởng lên môi trường và sức khỏe con
người rất cao. Chính vì vậy tiết kiệm năng lượng không chỉ là tiết kiêm ngân quỹ của
gia đình mà còn bảo vệ sức khỏe con người và nguồn tài nguyên của đất nước.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên và được sự cho phép của Khoa
Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM cùng với sự hướng dẫn của TS. Đặng
Thanh Hà tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xác định lượng điện tiết kiệm và lợi ích

môi trường qua sử dụng tiết kiệm điện trong sinh hoạt tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh
Phú Yên” nhằm tìm hiểu thực trạng sử dụng điện tiết kiệm tại địa phương và lợi ích
của việc sử dụng tiết kiệm này đem lại có ảnh hưởng như thế nào đến xã hội và môi
trường sống của chúng ta.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Xác định lượng điện tiết kiệm và lợi ích môi trường qua sử dụng tiết kiệm điện
trong sinh hoạt tại TP.Tuy – Hòa tỉnh Phú Yên.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu thực trạng ngành điện lực tại tỉnh Phú Yên trong những năm qua.
- Đánh giá chung về tình hình cung cấp và sử dụng điện của người dân TP.Tuy Hòa
– Phú Yên.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức sử dụng và tiết kiệm điện sinh hoạt.
- Xác định lợi ích do sử dụng tiết kiệm.
- Tìm hiểu một số biện pháp tiết kiệm điện hiện nay.

2


- Đề xuất một số biện pháp khuyến khích tiết kiệm điện trong sinh hoạt của người
dân.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi theo không gian
Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại TP.Tuy Hòa – Phú Yên.
1.3.2. Phạm vị theo thời gian
Đề tài nghiên cứu được tiến hành từ ngày 06/04/2010 đến ngày 13/06/2010.
1.3.3. Phạm vi nội dung
Khóa luận xác định lượng điện mà người dân sử dụng và tiết kiệm được là bao
nhiêu. Đồng thời qua đó các định các yếu tố có ảnh hưởng đến vấn đề sử dụng tiết
kiệm điện sinh hoạt của người dân. Ngoài ra đề tài đã đánh giá được lợi ích của việc

tiết kiệm này đến đời sống, môi trường và xã hội.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương:
Chương1: Mở đầu.
Chương này nêu lên lý do của việc chọn vấn đề nghiên cứu, mục tiêu cũng như
phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Chương 2: Tổng quan.
Giới thiệu tổng quan tài liệu nghiên cứu có liên quan, các nghiên cứu trước, tổng
quan về địa bàn nghiên cứu.
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Các phương pháp nghiên cứu mà đề tài sử dụng sẽ được trình bày cụ thể, rõ ràng
trong chương này. Dựa trên cơ sở các khái niệm, định nghĩa, các vấn đề liên quan làm
cơ sở lý luận.
Chương 4. Kết quả và thảo luận.
Đây là nội dung trọng tâm của luận văn. Trong chương này tôi trình bày chi tiết về
kết quả đạt được của nghiên cứu như: thực trạng ngành điện tại khu vực đang nghiên
cứu, đặc điểm kinh tế xã hội của các hộ sử dụng điện, xác định các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định sử dụng điện của các hộ, xác định lượng điện và lợi ích của việc tiết
kiệm trong sinh hoạt, ước lượng lợi ích về mặt môi trường của việc sử dụng tiết kiệm
điện.
3


Chương 5. Kết luận và kiến nghị.
Tổng kết các vấn đề đã được đề cập trong nghiên cứu và đưa ra các kiến nghị.

4


CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Để thực hiện khóa luận hoàn chỉnh thì việc tham khảo những tài liệu có liên quan
đã được thực hiện thì rất cần thiết. Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi đã tham
khảo nhiều tài liệu cũng như các đề tài khóa trước. Trong đó tôi tham khảo chủ yếu
những khóa luận sau:
“ Ảnh hưởng chất lượng nguồn nước đến hiệu quả mô hình nuôi tôm sú và ý thức
cộng đồng trong quản lý nguồn nước ở huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre”. Đề tài sử dụng
phương pháp thu thập, phân tích số liệu và phương pháp tham vấn cộng đồng để từ đó
có thể xác định được chất lượng nguồn nước sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mô hình
nuôi tôm sú. Đề tài đã sử dụng mô hình Logit xác định xác suất tôm bị bệnh thông qua
chất lượng nguồn nước.
“ Đánh giá nhận thức và mức sẵn lòng trả của người dân về chất lượng môi
trường tại TP.Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang”. Đề tài đã sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu
nhiên (CVM) để xác định mức sẵn lòng trả tối đa của họ cho các dịch vụ, hoạt động
cải thiện chất lượng môi trường. Đồng thời cũng đánh giá được nhận thức của người
dân về tình hình môi trường, công tác quản lý môi trường tại địa phương. Qua đó đề
tài cũng đã đề xuất được một số biện pháp để giúp quản lý tốt hơn vấn đề môi trường
tại TP.Mỹ Tho.
Đề tài trên là tài liệu tham khảo rất hữu hiệu cho tôi thực hiện khóa luận của
mình. Ngoài ra những thông tin trên báo, đài, internet, những bài giảng của thầy cô là
những tài liệu hữu ích và cần thiết cho tôi trong quá trình thực hiện. Và để tiến hành
công việc nghiên cứu được thuận lợi, điều kiện bắt buộc người thực hiện phải nắm rõ


được tình hình chung và một số đặc điểm tại địa bàn nghiên cứu. Tôi sẽ trình bày vấn
đề này trong phần tiếp theo.
2.2. Tổng quan về thành phố Tuy Hòa
2.2.1. Vị trí địa lí

Thành phố Tuy Hoà nằm về phía Đông của tỉnh Phú Yên.
- Phía Bắc giáp huyện Tuy An;
-

Phía Nam giáp huyện Đông Hoà;

-

Phía Tây giáp huyện Phú Hoà;

-

Phía Đông giáp biển Đông, có đường bờ biển dài trên 15 km.

Dân số trung bình 162,278 người (năm 2009). Mật độ dân số trung bình: 1.388
người/km2.
Có 16 đơn vị hành chính, trong đó 12 phường (phường 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9,
Phú Lâm, Phú Thạnh, Phú Đông) và 4 xã (Bình Ngọc, Bình Kiến, Hòa Kiến, An Phú).
Thành phố Tuy Hòa có tổng diện tích tự nhiên: 107,0306km2,là tỉnh lỵ,trung tâm
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ của tỉnh Phú Yên. TP Tuy Hòa
thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, vị trí trên đất liền có tọa độ 13o00’30” đến
13o11’30” vĩ độ Bắc, từ 109o10’00” đến 109o21’05” kinh độ Đông. Là đầu tàu phát triển
kinh tế, xã hội, có tác dụng lôi kéo, thúc đẩy và hỗ trợ các địa phương khác phát triển.
Đồng thời đi đầu về hợp tác quốc tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài của địa phương.
Thành phố Tuy Hoà còn là nơi hội tụ, tiếp giáp nhiều tuyến đường giao thông
quan trọng. Có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam chạy qua, quốc lộ 25 (nối Gia
Lai), tỉnh lộ 645 nối Đăk Lăk, và có nhiều quốc lộ khác nối liền các tỉnh Tây Nguyên,
phía Nam có sân bay Tuy Hoà …. Đây là điều kiện để trở thành cửa ngõ hướng ra phía
Đông cho các tỉnh Tây Nguyên và các huyện miền núi của tỉnh, là cầu nối giữa hai
miền Bắc - Nam, mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá, khoa học với các tỉnh thành trong

nước và các nước trong khu vực và quốc tế.
2.2.2. Địa hình
Địa hình có dạng xen kẽ giữa đồng bằng, đồi núi và cồn cát ven biển, thấp dần từ
Tây sang Đông, phần lớn diện tích thuộc vùng trũng thấp, bị chia cắt bởi 2 con sông
chính là sông Đà Rằng và sông Chùa.

6


Trong khu vực có núi Chóp Chài đỉnh cao 389m, núi Nhạn đỉnh cao 65m, khu
đồng ruộng Bình Kiến, An Phú nằm ở phía Tây Bắc, có địa hình thấp trũng cao từ -2
đến 0,7m; khu ruộng Ninh Tịnh nằm trong lòng Thành phố theo hướng Tây Bắc –
Đông Nam địa hình thấp, cao độ từ -0,2 đến 1,5m. Khu vực phía Nam có địa hình
thấp, cao độ phổ biến từ 1,5m đến 2,5m; khu vực ven quốc lộ 1A và đường sắt có cao
độ phổ biến từ 5 đến 10m, khu vực cồn cát ven biển có cao độ từ 5-30m.
2.2.3. Khí hậu
TP Tuy Hòa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, chịu ảnh
hưởng của khí hậu đại dương. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt:
- Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, khí hậu khô nóng chịu ảnh hưởng của chế độ gió
Tây Nam, ít có mưa, lượng mưa mùa khô chiếm 20% - 30% lượng mưa cả năm.
- Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12, thường chịu ảnh hưởng của gió mùa
Đông Bắc mang theo mưa , nhiệt độ thấp, mát mẻ, lượng mưa trong mùa chiếm từ
70% - 80% lượng mưa cả năm.
Độ ẩm trung bình khá lớn khoảng 80%.
2.2.4. Thuỷ văn
Nguồn nước của thành phố khá phong phú, với hai hệ thống sông:
Sông Ba bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Rô cao trên 1500m ở địa phận tỉnh Kon Tum
(còn gọi là sông EaBa ở thượng lưu và Đà Rằng ở hạ lưu) với chiều dài 360km, phần
chảy qua địa phận tỉnh Phú Yên dài khoảng 90km, đoạn chảy qua Tuy Hòa dài khoảng
5km, lưu lượng chảy trung bình năm khoảng 9,4 tỷ m3, lưu lượng trung bình khoảng

280m3/s.
Sông Chùa hình thành từ một nhánh nhỏ của sông Đà Rằng với lưu lượng nước
nhỏ.Ngoài ra, đập Đồng Cam nằm cách TP 22km, hai kênh phía Bắc và phía Nam
sông Đà Rằng góp phần vào việc tưới tiêu nước cho cánh đồng Tuy Hòa.
2.2.5. Thổ nhưỡng
Thành phần đất tại thành phố Tuy Hoà chủ yếu là đất cát biển tập trung phân bố
dọc bờ biển từ xã An Phú đến phường Phú Đông với 1.430,8ha, chiếm 13,39% diện
tích đất tự nhiên. Thành phần cơ giới chủ yếu là cát, khả năng giữ nước và chất dinh
dưỡng kém.

7


Đất đen chiếm 26,52% diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các huyện nội
thành, một phần của xã Hoà Kiến, Bình Kiến, và phía Tây xã An Phú.
Đất mặn phèn chiếm 3,26% đất tự nhiên, phân bố chủ yếu tại phường Phú Lâm,
phường 6, phường 7 và xã An Phú.
Đất phù sa tập trung ở phường Phú Lâm và xã Bình Ngọc, chiếm khoảng 8,25%
đất tự nhiên, giàu chất dinh dưỡng thích hợp trồng lúa, lương thực, hoa màu...
Đất đá vàng chiếm 48,58% so với tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố nhiều ở xã
An Phú, Hòa Kiến và một phần ở xã Bình Kiến, Bình Ngọc, phường 5, phường 8,
phường 9.
2.2.6. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Điều kiện kinh tế
Trải qua quá trình phát triển, đến nay TP Tuy Hòa đạt nhiều thành tựu to lớn về
kinh tế - xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm ở mức cao, quy mô
nền kinh tế được mở rộng, chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế tỉnh, kết cấu hạ
tầng được đầu tư tương đối hiện đại, mức sống người dân được cải thiện đáng kể. Năm
2007 giá trị GDP (giá so sánh 1994) đạt 1.027 tỷ đồng, bằng 31% toàn tỉnh, GDP bình
quân đầu người đạt 13 triệu đồng/năm.

Bảng 2.1. Quy Mô và Cơ Cấu Kinh Tế TP Tuy Hòa Giai Đoạn 2006 - 2008
2006

Chỉ tiêu

2007

2008

tỷ.đ

%

tỷ.đ

%

tỷ.đ

%

GDP (Giá hiện hành)

1.544

100

1.932

100


2.298

100

Công nghiệp - Xây dựng

736

47.7

916

47.4

1.112

48.4

Dịch vụ

587

38

725

37.5

900


39.2

Nông, lâm, thủy sản

222

14.3

291

15.1

286

12.4

(Nguồn: Ủy ban nhân dân thành phố Tuy Hòa)
Điều kiện tự nhiên của TP Tuy Hoà thích hợp để phát triển một nền kinh tế đa
dạng, nhiều thành phần. Tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng tăng từ 47,7% năm
2006 lên 48,4% năm 2008, trong vòng 2 năm ngành đã tăng 0,7% tương ứng về giá trị
tăng 376 tỷ đồng. Ngành nông lâm thủy sản từ 14,3% năm 2006 đã giảm còn 12,4%
năm 2007, tuy nhiên về giá trị đóng góp cho nền kinh tế vẫn có những bước tiến đáng
kể, tăng 64 tỷ đồng. Tỷ trọng ngành dịch vụ tuy không biến động gì nhưng giá trị của
8


nó cho ngày một tăng: từ năm 2006 – 2008 giá trị đóng góp của ngành dịch vụ cho nền
kinh tế TP đã tăng lên 313 tỷ đồng.
Hình 2.1. Biểu Đồ Cơ Cấu Kinh Tế Thành Phố Tuy Hòa Năm 2007


(Nguồn: Phòng kinh tế TP Tuy Hòa )
+ Nông lâm thuỷ sản: năm 2007, giá trị sản xuất đạt 270 tỷ đồng (sử dụng giá
cố định năm 1994), bằng 12,6% so với giá trị sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh.
+ Nông nghiệp: Năm 2007 giá trị sản xuất đạt 129 tỷ đồng (sử dụng giá cố định
năm 1994) chiếm 47,8% tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản. Diện tích cây lương
thực năm 2007: 4.639ha trong đó diện tích lúa chiếm 95%, tập trung chủ yếu tại
phường Phú Lâm, phường 9, xã Bình Kiến, Hoà Kiến và An Phú, năng suất bình quân
hàng năm đạt 65 - 68 tạ/ha. Sản lượng lương thực ổn định.
+ Chăn nuôi: Phát triển tập trung ở các xã ngoại thành, phần lớn sản xuất theo
qui mô hộ gia đình. Những năm gần đây, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng và dịch
bệnh xảy ra liên tục đã làm giảm số lượng đàn gia súc, gia cầm, và làm giảm cả số con
trên đàn. Công tác thú y, phòng chống dịch bệnh được triển khai thường xuyên.
+ Công nghiệp: Tại thành phố có nhà máy sản xuất bia, nhiều nhà máy, xí
nghiệp chế biến thuỷ sản, hạt điều và công nghệ dệt may giúp giải quyết việc làm cho
nhiều lao động trong tỉnh. TP Tuy Hòa có nền công nghiệp đa dạng, nhiều chủng loại
hàng hóa đáp ứng được nhu cầu trong tỉnh và xuất đến nơi khác.

9


Bảng 2.2. Một Số Sản Phẩm Công Nghiệp Chủ Yếu
Hạng mục
Điện thương phẩm
Nước thương phẩm
Nông cụ cầm tay
Gạch nung
Ngói nung

Đơn vị

1000
kwh

Năm
1996

2001

2002

2005

2006

2007

53,4

127,9

149,4

225,3

262,0

286,4

1,9


2,4

4,3

5,0

5,7

8,0

14,0

5,0

5,0

4.0

4,0

13,7

34,2

2,9

4,0

4,0


4,3

5,2

6,2

268,0

120,0

65,0

22,0

1000 m3 813,0
1000
cái
1000
viên
1000
viên

Gỗ xẻ

m3

2,2

1,7


572,0

1,5

1,5

1,5

Mộc dân dụng

m3

1,4

240,0

253,0

251,0

255,0

260,0

Đường kết tinh

tấn

535,0


Xay xát lương thực

tấn

38,4

50,6

10,4

18,3

18,7

20,3

Nước đá

tấn

13,9

26,6

18,9

46,5

56,0


60,3

Nước mắm

1000 lít

693,0

1,1

538,0

1,1

1,4

1,5

Nước khoáng

1000 lít

6,5

6,8

6,6

Bia các loại


1000 lít

1,3

16,0

19,9

22,2

22,4

24,5

Hạt điều xuất khẩu

tấn

596,0

1,2

682,0

1,1

8,4

9,3


9,3

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp phát triển Tp Tuy Hoà)
b. Hoạt động thương mại: Tổng doanh thu bán lẻ về hàng hoá và dịch vụ xã hội
tăng qua các năm, riêng giai đoạn 2006 - 2007 tăng 23,3%, năm 2007 đạt 1.754 tỷ
đồng bằng 39,2% tổng doanh thu bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội của tỉnh.
c. Hoạt động du lịch: Mặc dù không có nhiều di tích lịch sử hoặc kiến trúc độc
đáo nhưng những năm qua số lượng du khách đến thành phố tăng bình quân giai đoạn
1996 - 2001: 7% năm, giai đoạn năm 2006 - 2007: 15%, năm 2007 đạt 115 nghìn lượt
người. Doanh thu giai đoạn 1996 - 2001 tăng bình quân 5,9%/năm, giai đoạn 2006 2007 tăng 45,6%/năm, năm 2007 đạt 42,4 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ dịch vụ ăn
uống chiếm tỷ trọng lớn, bình quân 60% - 70% tổng doanh thu.
10


d. Tình hình sử dụng đất đai: Năm 1996, diện tích 32.760ha, đến năm 2002 giảm
xuống còn 6.436ha (do chia tách thành lập huyện Phú Hòa), đến năm 2005 diện tích
này tăng lên 10.703,1ha (do sát nhập phường Phú Lâm và xã An Phú để mở rộng TP
Tuy Hòa), từ năm 2005 đến nay diện tích tự nhiên của Tuy Hòa mới bắt đầu ổn định.
Bảng 2.3. Tình Hình Sử Dụng Đất Ở TP Tuy Hòa Năm 2007 – 2008
ĐVT: ha
Mục đích sử dụng đất

2007
DT

2008
%

DT


So sánh
%

+/-

%

Tổng DT tự nhiên

10703,10 100,00 10703,10 100,00 -

-

I. Đất nông nghiệp

5622,35

52,53

5540,53

51,77

-81,82

-1,46

Đất sản xuất nông nghiệp

3546,52


33,14

3521,52

32,90

-25,00

-0,70

Đất trồng cây hàng năm

3.44

32,14

3415,48

31,91

-24,45

-0,71

Đất trồng lúa

2448,84

22,88


2437,13

22,77

-11,71

-0,48

Đất dùng vào chăn nuôi

79,60

0,74

68,10

0,64

-11,50

-14,4

Đất trồng cây hàng năm khác 911,49

8,52

910,25

8,50


-1,24

-0,14

Đất trồng cây lâu năm

106,59

1,00

106,04

0,99

-0,55

-0,52

Đất lâm nghiệp

1997,66

18,66

1940,84

18,13

-56,82


-2,84

Đất nuôi trồng thủy sản

38,95

0,36

38,95

0,36

0,00

0,00

Đất nông nghiệp khác

39,22

0,37

39,22

0,37

0,00

0,00


II. Đất phi nông nghiệp

3189,14

29,80

3272,4

30,57

83,26

2,61

Đất ở

698,73

6,53

725,5

6,78

26,77

3,83

Đất chuyên dùng


1750,09

16,35

1794,42

16,77

44,33

2,53

Đất phi nông nghiệp khác

740,32

6,92

752,48

7,03

12,16

1,64

III. Đất chưa sử dụng

1891,57


17,67

1890,13

17,66

-1,44

-0,08

(Nguồn: Phòng thống kê TP Tuy Hòa)
e. Thu chi ngân sách
Là địa phương có nguồn thu ngân sách lớn và ổn định nhất của tỉnh. Năm 2007 đạt
103 tỷ đồng và bằng 5,2% VA, trong đó nguồn thu từ các vùng kinh tế ngoài quốc
doanh chiếm tỷ trọng lớn. Do nhu cầu phát triển nguồn chi cũng tăng mạnh qua các
năm. Tổng chi ngân sách địa phương năm 2007 đạt 159 tỷ đồng trong đó chi cho xây
dựng cơ bản chiếm 32% tổng chi ngân sách của tỉnh.
11


f. Điều kiện xã hội
Giáo dục - đào tạo: Phát triển cả về quy mô và chất lượng đáp ứng kịp thời nhu
cầu học tập ngày càng cao của người dân và từng bước trở thành một trong những
trung tâm giáo dục - đào tạo có chất lượng của tỉnh và của khu vực. Năm 2007 thành
phố có 69 trường với 896 phòng học, trong đó số trường đạt chuẩn quốc gia chiếm
39% tổng số. Trang thiết bị, dụng cụ dạy học, phòng học chuyên môn, thí nghiệm
được trang bị đầy đủ hơn.
Mầm non : phát triển rộng với các loại hình công lập, bán công và dân lập.
Tiểu học: có 20 trường và 1 trung tâm Vòng Tay Ấm tất cả đều thuộc loại hình

công lập.
Trung học cơ sở: toàn thành phố đã có 15 trường với 228 phòng học và 287 lớp,
tất cả đều thuộc loại công lập.
Trung học phổ thông: Có 8 trường với 168 phòng học và 197 lớp, trong đó có 4
trường công lập, 2 trường bán công, 2 trường tư thục. Trên địa bàn tỉnh có một trường
chuyên và một trường dân tộc nội trú.
Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có 1 trường đại học, 2 trường cao đẳng, 1
hoc viện, 1 trường cao đẳng nghề và một trường trung cấp y tế.
Y tế chăm sóc sức khoẻ: nhiều cơ sở mới được hình thành, trang thiết bị được
đầu tư hiện đại. Năm 2007 trên địa bàn thành phố có 18 cơ sở y tế gồm: 3 bệnh viện, 1
bệnh viện điều dưỡng và hồi phục chức năng, 14 trạm y tế xã, phường. Ngoài ra, còn
có 12 cơ sở y tế khác và nhiều phòng khám tư nhân.
Văn hoá, thể dục thể thao
+ Văn hoá: Các hoạt động văn hoá, văn nghệ mừng Đảng mừng Xuân, các ngày
lễ lớn được diễn ra hàng năm với nhiều hình thức phong phú. Đời sống văn hóa cơ sở
được quan tâm xây dựng theo hướng xã hội hóa. Năm 2007 tỷ lệ gia đình đạt chuẩn
văn hoá là 80,5%, tỷ lệ thôn, khu phố văn hóa là 71,6%.
+ Thể dục thể thao: Phát triển mạnh với nhiều loại hình thể dục thể thao đa
dạng. Đã hình thành trung tâm thể dục thể thao, thu hút nhiều thành phần kinh tế đầu
tư, trung tâm giải trí sinh thái, và các câu lạc bộ thể dục thể thao.
+ Khoa học công nghệ: Mặc dù có những chuyển biến tích cực, nhân lực khoa
học công nghệ của thành phố còn hạn chế về số lượng và chất lượng. Số người có trình
12


độ thạc sỹ, tiến sỹ còn ít và tập trung hầu hết ở các trường đại học và cao đẳng. Chưa
hình thành được đội ngũ các chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực then chốt. Bên cạnh
việc ứng dụng các nghiên cứu KH - CN của tỉnh, thành phố. Các thành tựu KH - CN
trên thế giới, nhất là trong lĩnh vực CNTT, CNSH được ứng dụng để góp phần nâng
cao năng lực cạnh tranh thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế. Còn tồn tại nhiều hạn chế

như số lượng đề tài nghiên cứu còn quá ít và qui mô nhỏ…
Cơ sở hạ tầng
+ Giao thông: Có quốc lộ 1A, quốc lộ 25, tỉnh lộ 645 chạy qua nối Tuy Hoà với
các tỉnh thành ở hai đầu đất nước và các tỉnh thành Tây Nguyên. Gồm 93 tuyến đường
giao thông đối nội với tổng chiều dài 146,5km. Có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua
thành phố dài 25km. Ga hành khách Tuy Hoà đã được đầu tư nâng cấp. Sân bay Tuy
Hoà cách trung tâm TP 5km về phía Đông Nam.
+ Phát thanh truyền hình: Tỷ lệ phủ sóng đạt 100% địa bàn dân cư toàn thành
phố, phần lớn các hộ dân đều có phương tiện nghe nhìn. Mạng lưới điện thoại và
Internet đã đến 100% xã, phường với chất lượng tương đối ổn định.
+ Lưới điện và thuỷ lợi
100% dân số có điện sử dụng. Nguồn điện cung cấp cho TP khá ổn định hệ thống
vận hành tốt, đảm bảo cung cấp đủ cho nhu cầu sản xuất và đời sống.
Các công trình thuỷ lợi cơ bản đáp ứng được nhu cầu nước tưới tiêu cho sản
xuất nông nghiệp và các ngành khác. Mặc dù đã xây dựng hệ thống chống ngập, và các
kênh tiêu được nạo quét hàng năm. Song ngập úng cục bộ do mưa lớn kéo dài vẫn còn
ở mức cao
Các vấn đề môi trường
+ Môi trường đất: Ô nhiễm chủ yếu do rác thải, khối lượng rác thải phát sinh
mỗi ngày khoảng 108 tấn/ngày với mức thu gom chỉ đạt 85%.
Rác thu gom được tập trung về bãi rác thuộc xã Bình Kiến cách trung tâm thành
phố 6km về phía Bắc với phương pháp xử lí chính là chôn lấp và đốt. Bãi rác này khá
lớn nhưng trong quá trình xây dựng và khai thác sử dụng không đúng theo quy trình
kỹ thuật nên gây ô nhiễm môi trường đất, nghiêm trọng nhất là nước rỉ rác thải xâm
nhập vào nguồn nước dưới đất.

13


Rác chưa thu gom được người dân tự xử lí nơi đất trống quanh nhà, vứt bừa bãi

ra sông, ra biển…
Hiện nay, thành phố vẫn chưa quản lí được việc thải chất độc hại tại các điểm
công nghiệp. Chất thải rắn nguy hại được thu gom chung với rác thải sinh hoạt, ảnh
hưởng trực tiếp làm phá hoại môi trường đất, làm ô nhiễm nguồn nước trong đất.
+ Môi trường nước: Nước thải phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau: Nước thải
sản xuất, nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn.
Nước thải là một nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường một cách trầm
trọng. Đối với khu công nghiệp tập trung thì nước thải công nghiệp rất phức tạp do
mỗi công nghệ sản xuất, mỗi nhà máy đều mang một đặc tính riêng, nồng độ các chất
gây ô nhiễm và lưu lượng nước thải cũng thay đổi liên tục.
Nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lí qua bể tự hoại. Nước mưa chảy tràn
được thu gom qua hệ thống thoát nước chung của thành phố. Tuy nhiên chất lượng hệ
thống thoát nước nội thành chưa đáp ứng được tiêu thoát nước.
+ Môi trường không khí: Tại TP Tuy Hòa ô nhiễm chủ yếu là do hoạt động
giao thông vận tải. Ô nhiễm tiếng ồn tại các nút giao thông, các trạm bán xăng dầu,
khu thương mại, chợ, bến xe,… Ô nhiễm mùi tại các chợ, bãi rác trung chuyển.
Trong quá trình sản xuất các nhà máy cũng thải ra môi trường không khí nhiều
chất độc hại. Tuy nhiên, mỗi nhà máy tùy theo dây chuyền công nghệ, loại nhiên liệu
sử dụng, đặc điểm sản xuất, quy mô sản xuất, mức độ cơ giới hóa, tự động hóa mà
lượng chất độc hại phát sinh ra sẽ khác nhau.
2.2.7. Đánh giá tình hình chung của địa phương
a. Thuận lợi
Trong những năm gần đây, kinh tế thành phố luôn tăng trưởng ở mức cao, quy
mô nền kinh tế được mở rộng, chiếm vị trí, vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế, cơ
cấu chuyển dịch đúng hướng, nhiều tiến bộ KH - CN được đưa vào ứng dụng mang lại
hiệu quả. Bước đầu đã huy động được sức dân đầu tư mở rộng phát triển kinh tế. Kết
cấu hạ tầng phục vụ cho sản xuất và dân sinh được chú trọng đầu tư. Các hoạt động
văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải
thiện. Quốc phòng, an ninh được tăng cường, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật
tự an toàn xã hội.

14


×