Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỒ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN CT THÀNH VIÊN CỦA CT GROUP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256 KB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
TẠI CÔNG TY CỒ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN CT
THÀNH VIÊN CỦA CT GROUP

LÊ THỊ TƯỜNG VI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm thi luận văn tốt nghiệp đại học hệ cử nhân, khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Một Số Giải Pháp
Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công
Ty Cổ Phần Bất Động Sản CT - Thành Viên Của CT Group”, do tác giả Lê Thị
Tường Vi, sinh viên khóa 32, ngành quản trị kinh doanh, đã bảo vệ thành công trước
Hội đồng vào ngày……………tháng……………năm 2010.

TS. PHẠM THANH BÌNH
Người hướng dẫn

Ngày………tháng……… năm 2010


Chủ tịch Hội đồng chấm thi

Thư ký Hội đồng chấm thi

Ngày……tháng ….năm 2010

Ngày……tháng…. năm 2010


LỜI CẢM TẠ
Con xin cảm ơn ba mẹ và những người thân trong gia đình đã động viên, ủng
hộ và dõi theo từng bước con đi trên con đường học tập những năm qua cho đến ngày
hôm nay.
Luận văn tốt nghiệp được hoàn thành đánh dấu kết quả học tập của tôi trong
suốt thời gian học tập tại trường Đại Học, với sự dạy dỗ nhiệt tình của quý thầy cô đã
truyền đạt kiến thức cùng với nỗ lực của bản thân làm hành trang cho tôi tự tin bước
vào cuộc sống.
Em xin cảm ơn quý thầy cô, đặc biệt là thầy cô Khoa Kinh Tế trường Đại Học
Nông Lâm TP.HCM, thầy Phạm Thanh Bình - Thầy hướng dẫn và giúp đỡ em tận tình
trong suốt thời gian làm luận văn.
Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo cùng toàn thể các Anh, Chị nhân viên trong Công
ty Cổ phần Bất Động Sản CT, đặc biệt là các anh chị phòng Hành Chánh - Nhân Sự và
anh Dương đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập.
Xin cảm ơn những người bạn và Anh đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong
những năm ở giảng đường Đại Học và trong thời gian tôi làm Luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng em xin kính chúc Ban giám hiệu cùng quý thầy, cô giáo trường Đại
Học Nông Lâm TP.HCM luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và tiếp tục sự nghiệp cao cả - sự
nghiệp trồng người cho đất nước.
Xin kính chúc Ban giám đốc cùng toàn thể các anh chị của Công Ty Cổ phần
Bất Động Sản CT sức khỏe dồi dào, hạnh phúc và thành công trong công việc.

Và cũng xin chúc những người bạn của tôi và Anh sức khỏe, thành đạt trên con
đường sự nghiệp phía trước.
Sinh viên
Lê Thị Tường Vi


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ THỊ TƯỜNG VI. Tháng 04 năm 2010. “Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn
Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần
Bất Động Sản CT - Thành Viên Của CT Group”.
LE THI TUONG VI. April 2010. “Some Solutions To Improve The Training
And Development Function For Human Resource In CT Investment Co.,LTD - A
Member Of CT Group”.
Khóa luận trước hết tìm hiểu sơ lược về quá trình thành lập, cơ cấu tổ chức,
công tác đào tạo - phát triển nguồn nhân lực và kết quả đào tạo nhân lực của Công ty
qua 2 năm 2008 và 2009. Tiếp đến phần nội dung nghiên cứu là nêu lên những vấn đề
cần nghiên cứu đáng quan tâm trong quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại
Công ty. Đào tạo - phát triển là việc huấn luyện, giảng dạy, tập huấn cho một nhóm
người, một tổ chức, giúp các cá nhân định hướng và chú trọng vào công việc, tiếp thu
các kỹ năng cần thiết để làm tốt công việc hiện tại dựa trên nền tảng có sẵn nhằm cải
tiến tối ưu các nhu cầu của công việc và đáp ứng những đòi hỏi của tương lai. Trong
quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng bảng điều tra câu hỏi phỏng vấn 34 nhân viên của
Công ty và sử dụng số liệu thu thập năm 2008 và 2009 do Công ty cung cấp. Sau quá
trình nghiên cứu tôi đã kết luận được rằng: Công tác đào tạo – phát triển của Công ty
có những mặt đạt được:


Công ty áp dụng những phương pháp đào tạo một cách khoa học nên đã đạt được
những kết quả rất khả quan.




Học viên hoàn thành khóa học đạt tỉ lệ rất cao và áp dụng rất tốt những kiến thức
và kỹ năng được tiếp thu sau khóa học.



Công tác giúp đào tạo những nhân sự mới làm quen với công việc mới, phát triển
nhân sự đóng góp lâu năm lên chức vụ cao hơn phù hợp năng lực của họ.

* Nhưng bên cạnh đó còn có một số hạn chế:


Công ty chưa lập quỹ thời gian đào tạo hợp lý.




Chỉ đánh giá kết quả đào tạo qua điểm số và người giám sát.



Những nhân viên mới vào Công ty chưa được hướng dẫn và đào tạo đúng cách.



Công ty vẫn chưa có những kế hoạch đào tạo lâu dài như kế hoạch đào tạo năm
cho đơn vị và cho Công ty.

* Từ đó tôi đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn về công tác quản lý nguồn

nhân lực của Công ty:
Xây dựng khóa đào tạo nội bộ.
Kế hoạch đào tạo năm của đơn vị, của Công ty.
Biện pháp nâng cao kỹ năng cho nhân viên.
Xây dựng biểu thời gian đào tạo hợp lý.
Tổ chức nhân sự và hoạt động cho Phòng Kinh Doanh.
Liên kết công tác đào tạo giữa các phòng ban và mọi người trong Công ty.
* Sau cùng là những kết luận và kiến nghị được tổng hợp, đúc kết sau quá trình
nghiên cứu và thực hiện.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................................. ix
Danh mục các bảng .........................................................................................................x
Danh mục các hình ........................................................................................................ xi
Danh mục phụ lục ......................................................................................................... xii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU...................................................................................................1
1.1. Sự cần thiết của đề tài....................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................2
1.3.1. Phạm vi nội dung.............................................................................2
1.3.2. Phạm vi thời gian ............................................................................3
1.4. Cấu trúc của luận văn ....................................................................................3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN ...........................................................................................4
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển ....................................................................4
2.2. Tổng quan về nguồn lực của Công ty............................................................5
2.2.1. Về số lượng .....................................................................................5
2.2.2. Về chất lượng ..................................................................................8
2.3. Những sản phẩm của Công ty .......................................................................8

2.3.1. Khách sạn thương mại và Căn hộ dịch vụ.......................................8
2.3.2. Khu dân cư - Khu du lịch - Khu đô thị mới ....................................9
2.3.3. Cao ốc phức hợp (Trung tâm thương mại - nhà ở) .........................9
2.3.4. Cao ốc văn phòng ..........................................................................10
2.4. Sơ đồ tổ chức ...............................................................................................11
2.5. Trách nhiệm và quyền hạn ..........................................................................12
2.5.1. Tổng giám đốc ...............................................................................12
2.5.2. Phó tổng giám đốc thường trực điều hành (C.E.O).......................12
2.5.3. Phòng pháp chế .............................................................................13
2.5.4. Phòng dự án ...................................................................................13
2.5.5. Phòng phân tích tài chính ..............................................................14
vi


2.5.6. Phòng đầu tư xây dựng ..................................................................14
2.5.7. Phòng IT ........................................................................................14
2.5.8. Kế toán trưởng và phòng kế toán ..................................................14
2.5.9. Phòng hành chính nhân sự ............................................................15
2.5.10. Phòng kinh doanh ........................................................................15
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................17
3.1. Cơ sở lý luận................................................................................................17
3.1.1. Định nghĩa Đào tạo – Phát triển ....................................................17
3.1.2. Vai trò của Đào tạo - Phát triển .....................................................18
3.1.3. Xác định nhu cầu đào tạo ..............................................................18
3.1.4. Thực hiện đào tạo ..........................................................................22
3.1.5. Đánh giá kết quả đào tạo ...............................................................32
3.1.6. Phát triển nhân sự ..........................................................................34
3.2. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................36
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................38
4.1. Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn lực tại Công ty .................38

4.1.1. Công tác xác định nhu cầu đào tạo tại Công ty .............................39
4.1.2. Công tác thực hiện đào tạo nguồn nhân lực trong Công ty ...........40
4.1.3. Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo sau mỗi khóa học trong Công
ty ..............................................................................................................53
4.1.4. Những quy định về việc phát triển nhân sự trong Công ty ...........59
4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo tại Công ty ................63
4.2.1. Lập kế hoạch đào tạo hàng năm ....................................................63
4.2.2. Biện pháp nâng cao kỹ năng cho nhân viên ..................................66
4.2.3. Hoàn thiện công tác đánh giá kết quả đào tạo trong Công ty .......67
4.2.4. Hoàn thiện công tác phát triển nguồn nhân lực cho Công ty ........68
4.2.5. Xây dựng biểu thời gian đào tạo hợp lý ........................................69
4.2.6. Tổ chức nhân sự và hoạt động cho Phòng Kinh Doanh ................70
4.2.7. Liên kết công tác đào tạo giữa các phòng ban và mọi người trong
Công ty ....................................................................................................71
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................72
vii


5.1. Kết luận .......................................................................................................72
5.2. Kiến nghị .....................................................................................................73
5.2.1. Đối với Công ty .............................................................................73
5.2.2. Đối với nhà nước ...........................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................75
PHỤ LỤC

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
WTO


World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)

HRM

Human Resources Management (Quản trị nhân lực)

IT

Information Technology (Công nghệ thông tin)

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

CT CP BĐS

Công ty Cổ phần Bất Động Sản

BLĐTBXH

Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội

ISO

International Standards Organization (Giấy Chứng Nhận Sự Tồn
Tại Hệ Thống Chất Lượng Quốc Tế)

ix



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tình Hình Biến Động Số Lao Động Trong 2 Năm 2008 - 2009

5

Bảng 4.1: Thời Gian Làm Việc Tối Thiểu Sau Khi Đã Được Đào Tạo Và Mức
Bồi Thường Chi Phí

42

Bảng 4.2: Báo Cáo Tổng Kết Công Tác Đào Tạo Năm 2008

44

Bảng 4.3: Báo Cáo Tổng Kết Công Tác Đào Tạo Năm 2009

45

Bảng 4.4: Đào Tạo Chỉ Tiêu Chất Lượng ISO 9001 : 2000

47

Bảng 4.4: Đào Tạo Chỉ Tiêu Chất Lượng ISO 9001 : 2000(Tiếp theo)

48

Bảng 4.5: Tiền Bồi Dưỡng Giáo Viên Khi Lên Lớp


51

Bảng 4.6: Tỷ Lệ Đánh Giá Về Phương Pháp Của Khóa Đào Tạo

53

Bảng 4.7: Mức độ áp dụng nội dung khóa học vào công việc thực tế

55

Bảng 4.8: Hiệu Quả Làm Việc Sau Đào Tạo

57

Bảng 4.9: Thành Phần Nhân Sự Được Đào Tạo Và Phát Triển

59

Bảng 4.10: Sự Thay Đổi Cơ Cấu Trình Độ Nhân Viên Trong 2 năm 08 - 09

61

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Tỷ Lệ Nam Và Nữ Trong Công Ty

6


Hình 2.2: Trình Độ Ngoại Ngữ Và Tin Học Trong Công Ty

6

Hình 2.3: Trình Độ Đại Học, Cao Đẳng, Trung Cấp Trong Công Ty

7

Hình 2.4: Mô Hình Liên Kết Xây Dựng Ý Kiến Của Các Phòng ban

16

Hình 3.1: Trình Tự Các Bước Xây Dựng Chương Trình Đào Tạo

23

Hình 3.2: Mô Hình Đào Tạo

24

Hình 3.3: Mức Độ Kết Quả Đào Tạo Trong Doanh Nghiệp

33

Hình 3.4: Mức Độ Phát Triển Của Nhân Viên

34

Hình 4.1: Tiến Trình Thực Hiện Công Tác Đào Tạo Tại Công Ty


38

Hình 4.2: Tỷ Lệ Đánh Giá Về Phương Pháp Của Khóa Đào Tạo

53

Hình 4.3: Tỷ Lệ Nội Dung Khóa Học Áp Dụng Vào Công Việc Thực Tế

54

Hình 4.4: Tỷ Lệ Đánh Giá Về Hiệu Quả Làm Việc Sau Đào Tạo

56

Hình 4.5: Tỷ Lệ Những Khó Khăn Khi Tham Gia Đào tạo

57

Hình 4.6: Thành Phần Nhân Sự Được Đào Tạo Và Phát Triển

59

Hình 4.7: Thay Đổi Về Cơ Cấu Trình Độ của Nhân Viên

60

Hình 4.8: Thay đổi Về Số Năm Kinh Nghiệm tại Công Ty của Nhân Viên

61


Hình 4.9: Các Bước Cơ Bản Trong Công Tác Đào Tạo - Phát Triển Nhân Lực

68

Hình 5.0 : Nghệ Thuật Đào Tạo Nhân Lực

69

Hình 5.1: Sự Phối Hợp Nhịp Nhàng của Toàn Công Ty Góp Phần Tìm Kiếm

73

Đối Tác và Khách Hàng.

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục: Bảng câu hỏi phỏng vấn nhân viên làm việc tại CT CP BĐS CT
Bảng 1: Phiếu Yêu Cầu Đào Tạo (KF - 01)
Bảng 2: Danh Sách Nhân Viên Được Đào Tạo (KF - 02)
Bảng 3: Lập Kế Hoạch Đào Tạo (KF - 03)
Bảng 4: Bảng Cam Kết Đào Tạo (KF - 04)
Bảng 5: Bảng Báo Cáo Kết Quả Cập Nhật Đào Tạo (KF - 05)
Bảng 6: Kế Hoạch Tổng Kết Tình Hình Đào Tạo (KF - 06)

xii



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Sự cần thiết của đề tài
Đất nước đang trên đà phát triển cùng với sự kiện hội nhập thành công WTO là
một thách thức lớn đối với mỗi Doanh nghiệp. Nếu như Doanh nghiệp không nhận
thấy được hay chỉ xem những thay đổi này là nhất thời, là vấn đề bình thường trong xã
hội thì lập tức sẽ bị đào thải khỏi sự cạnh tranh đầy áp lực này. Bởi thương trường
cũng chính là một chiến trường. Trước sự khắc nghiệt đó, Doanh nghiệp muốn đứng
vững trong thời kỳ này phải chú trọng công tác quản lý, nâng cao trình độ cho đội ngũ
nhân viên thật tốt nhất. Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, cuộc
cạnh tranh giữa các nước và các Công ty ngày càng khốc liệt. Cuộc cạnh tranh đó thể
hiện trên tất cả các mặt:công nghệ, quản lý, tài chính, chất lượng, giá cả ,.... Nhưng
trên hết, yếu tố đứng đằng sau mọi cuộc cạnh tranh là con người. Thực tế đã chỉ ra
rằng đối thủ cạnh tranh đều có thể sao chép mọi bí quyết của Công ty về sản phẩm,
công nghệ,... Duy chỉ có đầu tư vào yếu tố con người là ngăn chặn được đối thủ cạnh
tranh sao chép bí quyết của mình. Do có tính thực tiễn, nên vấn đề nghiên cứu thực
trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực là đề tài luôn nóng hổi trên diễn đàn
thông tin và nghiên cứu quốc tế. Vì vậy vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là
hết sức quan trọng và ngày càng cấp thiết.
Quản trị nhân lực (Human Resources Management - HRM) không còn là một
tên gọi lạ lẫm trong chuỗi khái niệm và thông lệ liên quan đến quản lý con người.
Đứng trên góc độ quy trình kinh doanh, Cakar và Bititci (2001) viết: "HRM
(hay còn gọi là People Management - Quản lý con người) là một yếu tố đầu vào hết
sức cần thiết nhằm tăng hiệu quả kinh doanh.


Theo mô hình EFQM, tiêu chí HRM đề cập đến các yếu tố như quy hoạch, quản
lý và nâng cao năng lực nguồn nhân lực; xác định, phát triển và duy trì kiến thức và
năng lực của người lao động; khuyến khích sự tham gia và trao quyền cho người lao

động. Tất cả các yếu tố này đều có tác động tới kết quả kinh doanh bởi nhân lực là một
loại tài sản cố định chính của Doanh nghiệp. HRM có tác động đặc biệt to lớn trong
hoạt động của các ngành sản xuất chế tạo."
Theo Cakar và Bititci (2001) thì vấn đề đào tạo và phát triển nguồn tài nguyên
nhân sự là vấn đề không thể thiếu và thật sự quan trọng trong việc quyết định kết quả
kinh doanh của một Doanh nghiệp. Đồng thời nó trang bị cho mọi người những kiến
thức và kỹ năng cần thiết để theo kịp sự thay đổi của môi trường làm việc bên trong
lẫn bên ngoài.
Nhìn nhận được tầm quan trọng của vấn đề trên với mong muốn vận dụng
những kiến thức đã học tại trường vào nghiên cứu thực tế nên tôi chọn và đăng ký đề
tài: “Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn
Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Bất Động Sản CT - Thành Viên Của CT Group”.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài do phạm vi thời gian có hạn, trình độ và kinh
nghiệm thực tế còn non nớt, chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn
chế, rất mong nhận được sự chỉ dạy của các anh chị trong công ty, sự đóng góp ý kiến
của quý thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài gồm 2 mục tiêu nghiên cứu chính:
Thứ nhất, phân tích thực trạng về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
tại Công ty.
Thứ hai, qua phân tích điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn về công tác
đào tạo và phát triển tại Công ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi nội dung
Đề tài được thực hiện tại Công ty Cổ phần Bất Động Sản CT - Thành viên của
CT Group.
Địa chỉ: 284A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM.
2



1.3.2. Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện năm 2010.
Số liệu thu thập để sử dụng trong đề tài trong 2 năm 2008 và 2009.
1.4. Cấu trúc của luận văn
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
Đây là chương giới thiệu chung về lý do và sự cần thiết của việc chọn đề tài,
giới hạn của đề tài và mục tiêu nghiên cứu, kết cấu của đề tài.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
Giới thiệu tổng quan về công ty cũng như quá trình hình thành và cơ cấu tổ
chức. Ngoài ra, chương 3 cũng nêu lên một cách khái quát, cô đọng về tình hình nhân
sự của công ty qua hai năm 2008 - 2009.
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu, vận dụng những lý thuyết đã học áp dụng vào đề tài thực tế.
Những cơ sở lý thuyết giúp người đọc hiểu biết khái quát về công tác đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Đây là chương trọng tâm của đề tài. Qua chương 4 chúng ta sẽ có cái nhìn thực
tế hơn về tình hình lập kế hoạch đào tạo, phát triển nhân lực tại công ty và những nhận
xét, đánh giá về các quá trình đó của người nghiên cứu. Sau cùng là đưa ra những giải
pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo – phát triển của Công ty
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Đây là chương tổng hợp lại những kết quả rút ra được từ chương 4, nêu lên
những kiến nghị của người nghiên cứu.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN


2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Bất Động Sản CT là Công ty thành viên của Tập đoàn CT
Group. Trước hết ta tìm hiểu đôi nét về Tập đoàn CT Group. Mang đậm nét khác biệt
so với G7, Big C, Coopmart..., CT Group là Tập đoàn tiên phong trong lĩnh vực kinh
doanh bán lẻ hàng cao cấp thông qua kênh phân phối chính là các trung tâm thương
mại và cửa hàng trưng bày. Gồm 34 đơn vị thành viên (sẽ phát triển lên đến 36 đơn vị
thành viên và sẽ giữ vững ở mức này) hoạt động trong 7 lĩnh vực chính: Phát triển nhà
và đô thị mới, bán lẻ cao cấp, xây dựng, ẩm thực - giải trí, y tế - giáo dục, đồn điền và
du lịch sinh thái, đầu tư tài chính. Tập đoàn cũng là đối tác chiến lược của Parkson
Group - tập đoàn thương mại lớn nhất châu Á với hệ thống 75 trung tâm thương mại
tại Trung Quốc, Malaysia và Việt Nam. Hơn thế nữa, Tập đoàn phân phối độc quyền
cho 19 nhãn hiệu quốc tế tại Bán đảo Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia).
Ngày nay, Tập đoàn CT Group đang mở rộng danh mục hàng cao cấp với sự
xuất hiện nhanh chóng của các nhãn hàng nổi tiếng thế giới trên thị trường Việt Nam.
Tập đoàn CT Group đã trở thành một đối tác chiến lược không thể thiếu của bất kì nhà
kinh doanh nào đang dự định thành lập các trung tâm thương mại hay cửa hàng mua
sắm. Tập đoàn chia ra nhiều khối kinh doanh nhiều lĩnh vực khác nhau, tiêu biểu như
khối Invest, khối Retail, khối SK.
LỊCH SỬ THÀNH LẬP
Thành lập Công ty Thương mại Sài Gòn (STC), chuyên kinh doanh các mặt
1992:
hàng tiêu dùng, mỹ phẩm và trang thiết bị
STC được đổi tên thành Công ty TM & DV C&T
1993:
Thiết lập hệ thống cửa hàng cao cấp trên toàn quốc
1998:
Chuyển đổi sang hình thức cổ phần với tên gọi C&T Corporation
2000:
Thành lập Tập đoàn CT Group - Sáng tạo phong cách sống

2006:


Trụ sở chính: Cao ốc CT Plaza - 60A Trường Sơn, Quận Tân Bình, TP.HCM.
Kể từ năm 2006, Tập đoàn đã phát triển nhiều chi nhánh, Công ty bất động sản
CT - Thành viên của CT Group, chuyên kinh doanh về lĩnh vực bất động sản (phát
triển nhà và đô thị mới). Công ty thuộc khối Invest của tập
đoàn.
Tên Công ty: Công ty Cổ phần Bất Động Sản CT
Logo Công ty (thuộc khối đầu tư của tập đoàn)
Địa chỉ: 284A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8Quận 3, TP.HCM
Điện thoại giao dịch: (08) 3-848-2178
Số Fax: (08) 3-848-0647
Web: www.ctgroupvietnam.com (trang web chung của cả tập đoàn)
2.2. Tổng quan về nguồn lực của Công ty
2.2.1. Về số lượng
Hiện nay Công ty có 42 người, trong đó mỗi phòng ban được phân phối đều
nhân lực để phục vụ cho công việc của mỗi phòng, bao gồm cấp quản lý và nhân viên
của mỗi bộ phận.
Bảng 2.1: Tình Hình Biến Động Số Lao Động Trong 2 Năm 2008 - 2009
Năm 2008

Năm 2009

Phòng ban

(người)

(Người)


Phòng pháp chế

3

3

Phòng dự án

3

4

Phòng kế toán

4

4

Phòng đầu tư xây dựng

4

5

Phòng phân tích tài chính

2

3


Phòng IT

1

2

Phòng kinh doanh

6

8

Phòng C.E.O

3

4

Phòng nhân sự

4

5

Khác

3

4


Tổng số

33

42
Nguồn: Phòng Hành Chánh

5


Qua số liệu cho thấy số lượng nhân viên của từng phòng ban tăng trong 2 năm
2008 và 2009. Một số phòng như phòng pháp chế, phòng kế toán của Công ty chưa có
nhu cầu bổ sung và vẫn giữ nguyên số lượng nhân viên. Mặt dù số lượng nhân viên có
tăng trong 2 năm qua nhưng chi phí cho công tác đào tạo và phát triển của Công ty lại
giảm 57 triệu (năm 2008) xuống còn 40 triệu (năm 2009).
Hình 2.1: Tỷ Lệ Nam Và Nữ Trong Công Ty
Năm 2008

Nam
42%

Nữ
58%

Năm 2009

Nam
Nữ

Nam

47%

Nữ
53%

Nam
Nữ

Nguồn: Phòng Hành Chánh
Công ty có số lượng nam nữ xấp xỉ đồng đều nhau. Vì Công ty chuyên về mảng
bất động sản nên cần cả nhân viên nam lẫn nhân viên nữ để phân phối hợp lý cho từng
bộ phận. Họ là đại diện là bộ mặt của Công ty khi giao dịch với khách hàng.
Hình 2.2: Trình Độ Ngoại Ngữ Và Tin Học Trong Công Ty
Năm 2008
không
biết
5%
ngoại
ngữ
50%

vi tính
45%

Năm 2009

không
biết
3%


vi tính
ngoại ngữ
không biết

ngoại
ngữ
50%

vi tính
47%

vi tính
ngoại ngữ
không biết

Nguồn: Phòng Hành Chánh

6


Trình độ ngoại ngữ và vi tính là yêu cầu đầu vào của nhân viên. Công ty đòi hỏi
đại đa số nhân viên phải biết ngoại ngữ, vi tính để làm công việc văn phòng và giao
dịch với các đối tác nước ngoài. Tỉ lệ nhân viên am hiểu về ngoại ngữ và vi tính có
tăng thêm qua 2 năm 2008 và 2009.
Hình 2.3: Trình Độ Đại Học, Cao Đẳng, Trung Cấp Trong Công Ty
Năm 2008

Trung cấp
15%


Khác Cao học trở
8%
lên
3%

Cao đẳng
24%

Đại học
50%

Năm 2009

Cao học trở lên
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Khác

Khác
Cao học trở
6%
lên
Trung cấp
5%
11%
Cao đẳng
26%

Đại học

52%

Cao học trở lên
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Khác

Nguồn: Phòng Hành Chánh
Qua số liệu trên cho thấy, số lượng nhân sự từng phòng ban có thay đổi. Số
nhân viên cao học trở lên, trung cấp, cao đẳng thay đổi chênh lệch không nhiều nhưng
số nhân viên đại đại học có sự thay đổi nhiều hơn. Cụ thể số nhân viên cao học, thạc
sỹ tăng thêm 1 người, đại học tăng 4 người, cao đẳng tăng 2 người, trung cấp giảm 2
người.
Công ty CP BĐS CT là Công ty chuyên về bất động sản, thường xuyên giao
dịch với các đối tác nước ngoài nên chú trọng đảm bảo cho hệ thống lực lượng trẻ
tương đồng sức sống trẻ, có trình độ kiến thức cao để hoàn thành công việc thật tốt.
Công ty luôn có kế hoạch đào tạo nâng cao kiến thức cho nhân viên định kỳ
nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
Công ty luôn xem xét đáp ứng kịp thời nhu cầu tuyển dụng mới khi có yêu cầu
từ các phòng ban hoặc căn cứ tình hình phát triển của Công ty.

7


2.2.2. Về chất lượng
Ban giám đốc có trên 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị kinh doanh
và tài chính, có quan hệ rộng rãi trong và ngoài nước. Mặt khác, các giám đốc đều đã
được đào tạo kỹ năng quản lý và kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản,
mua bán, xây dựng.

Phòng thiết kế của Công ty đã được đào tạo chuyên môn kỹ thuật, thể hiện trên
những nét vẽ kỹ thuật ý tưởng của phòng dự án về những công trình, dự án lớn tại
những con đường huyết mạch của quốc gia, góp phần phát triển đô thị toàn diện. Nhân
viên của Công ty tốt nghiệp đại học các chuyên ngành kinh doanh, kiến trúc, xây
dựng. Khả năng thực tế của từng nhân viên được đánh giá thông qua chất lượng nội bộ
hoặc thông qua các sản phẩm nhà đất bán được cho khách hàng và nhận xét của khách
hàng, đối tác làm ăn.
Tại Công ty có các nhân viên phụ trách kỹ thuật, tư vấn về vấn đề bất động sản
cho khách hàng có nhu cầu mua bán, giao dịch bất động sản.
Công ty thường xuyên tổ chức những khóa học để đào tạo và chứng nhận chất
lượng quản lý, xây dựng bất động sản, đáp ứng yêu cầu khắt khe của khách hàng về
vấn đề an toàn, kỹ thuật và chất lượng công trình xây dựng đảm bảo an toàn cho quá
trình sử dụng về sau.
2.3. Những sản phẩm của Công ty
2.3.1. Khách sạn thương mại và Căn hộ dịch vụ
Có sự kết hợp giữa nhu cầu về dịch vụ nhà ở và thương mại. Các tầng trên cùng
phục vụ cho nhu cầu nhà ở, còn ở các tầng trệt hoặc các tầng xen kẽ với khu nhà ở của
dân có vị trí thuận lợi thì dành cho khách hàng có nhu cầu kinh doanh bán lẻ. Tiêu
biểu là các dự án:
DỰ ÁN EMPEROR
-

Vị trí: đường Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TP.HCM.
- Diện tích đất: 4.282,9 m2
- Diện tích xây dựng: 2.377 m2

8


CT PLAZA LÊ VĂN SỸ

- Vị trí: 369 Lê Văn Sỹ, Quận 3, TP.HCM
- Diện tích đất: 1.432 m2
- Diện tích xây dựng: 787,6 m2
DỰ ÁN CT PLAZA SAIGON
- Vị trí: 15 Lê Thánh Tôn, Quận 1, TP.HCM.
- Diện tích đất: 4.420 m2
- Diện tích xây dựng: 2.174 m2
2.3.2. Khu dân cư - Khu du lịch - Khu đô thị mới
Đáp ứng nhu cầu nơi ở, sinh hoạt và giải trí của khách hàng. Các dự án nhằm
tạo môi trường văn minh đô thị, thõa mãn nhu cầu khách hàng trong xã hội khi đất
nước đang trên đà phát triển. Một số dự án cụ thể:
DỰ ÁN LÊ MINH XUÂN
- Vị trí: Xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM
- Cách trung tâm thành phố 18km
- Cách sân bay quốc tế 15km
DỰ ÁN VĨNH LỘC
- Vị trí: xã Vĩnh Lộc A, xã Vĩnh Lộc B, Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh,
TP.HCM
- Cách trung tâm thành phố 15km.
- Cách sân bay quốc tế 12km.
2.3.3. Cao ốc phức hợp (Trung tâm thương mại - nhà ở)
Kết hợp nơi ở của khách hàng với những khu mua sắm tại chỗ. Khách hàng
không phải đi đâu xa để mua sắm đồ dùng cho cá nhân, gia đình, bạn bè..., những
trung tâm mua sắm này nằm ở những tầng có vị trí thuận lợi, liên kết với các tầng có
khu dân cư (của khách hàng). Tất cả đều cùng ở tại một cao ốc tiện nghi, hiện đại phục
vụ cho khách hàng có nhà ở tại cao ốc và các khách hàng ở nơi khác có nhu cầu
shopping. Có các công trình sau:

9



DỰ ÁN BEEHOME - CĂN HỘ CHO THUÊ
- Vị trí: Đường B1, VK 928 Cộng Hòa, P.13, Quận Tân Bình, TP.HCM
- Diện tích đất: 4.941 m2
- Diện tích xây dựng: 3.310 m2
DỰ ÁN PHÚ HỮU
- Vị trí: Nguyễn Duy Trinh, Quận 9, TP.HCM
- Diện tích đất: 60.000 m2
- Diện tích xây dựng: 18.000 m2
DỰ ÁN ĐIỆN BIÊN PHỦ
- Vị trí: Điện Biên Phủ, Quận 3, TP.HCM
- Diện tích đất: 1.494,6 m2
- Diện tích xây dựng: 822 m2
DỰ ÁN MIKASA
- Vị trí: 18 Nguyên Hồng, Quận Gò Vấp, TP.HCM - 2 phút đi bộ đến đại lộ Tân
Sơn Nhất.
- Diện tích đất: 3,409 m2
- Diện tích xây dựng: 1.875 m2
CT PLAZA TÂN SƠN NHẤT
- Vị trí: Đối diện sân bay Tân Sơn Nhất
- Diện tích đất: 5.106 m2
- Diện tích xây dựng: 2.450 m2
2.3.4. Cao ốc văn phòng
Các tòa cao ốc được xây dựng với mục đích bán, cho các công ty thuê để làm
văn phòng đại diện, giao dịch với khách hàng. Nói một cách đơn giản là giống như
việc thuê mặt bằng hoạt động cho các công ty có nhu cầu.
DỰ ÁN BẾN CHƯƠNG DƯƠNG
- Vị trí: Bến Chương Dương, Quận 1, TP.HCM
- Diện tích đất: 572,7 m2
- Diện tích xây dựng: 400,9


10


2.4. Sơ đồ tổ chức
TỔNG GIÁM ĐỐC
(Mr. Trần Kim Chung)

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
(Mrs. Đinh Thị Bích Thảo)

GIÁM ĐỐC DỰ ÁN
(Mr.Thương)

Phòng

Phòng

Phòng

Phòng

Phòng

Phòng

Phòng

kinh


đầu tư

dự án

IT

hành

phân

pháp

doanh

xây

chính

tích

chế

dựng

nhân

tài

sự


chính

Chú thích:

Phòng
kế
toán

: chỉ đạo, quản lý

trực tiếp
: chỉ đạo, quản lý
theo ủyquyền
Nguồn: Phòng Hành Chánh
11


2.5. Trách nhiệm và quyền hạn
2.5.1. Tổng giám đốc
Phải là thành viên trong ban sáng lập Công ty có số vốn góp trên 60% tổng số
vốn đăng ký theo như điều lệ thành lập Công ty, phải có trình độ đại học và có ít nhất
15 năm kinh nghiệm về quản trị kinh doanh. Là người có trách nhiệm và quyền hạn
cao nhất trong việc quản lý điều hành mọi lĩnh vực hoạt động của Công ty.
Đề ra các chính sách chất lượng, nội quy, quy định để điều hành và xem xét hệ
thống chất lượng của Công ty. Xác định chuẩn mực và các biện pháp cần thiết để tổ
chức và kiểm soát các quá trình một cách hiệu quả.
Nhận dạng các yêu cầu về nguồn lực và thông tin cần thiết để thể hiện, theo dõi
các quá trình thuộc hệ thống chất lượng.
Phê duyệt các quyết định liên quan đến việc cải tiến sản phẩm, quy trình, hệ
thống.

Đưa ra quyết định cuối cùng trong mọi trường hợp có liên quan đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty, quyết định các chính sách giá, chính sách cạnh tranh,
quyết định đối tác, hợp tác, xem xét hợp đồng.
Phê duyệt các quyết định liên quan đến nhân sự và các chứng từ thu, chi hợp
đồng, các văn bản, phê duyệt danh sách các nhà cung cấp được chấp nhận.
Phân công trách nhiệm và quyền hạn cho các thành viên của Công ty.
Đề ra các kế hoạch mở rộng, phương thức cạnh tranh, kế hoạch đầu tư phát
triển, các kế hoạch chất lượng và hoạch định chất lượng cho từng dự án, công trình.
Trách nhiệm chủ yếu về đối ngoại (khu vực khách hàng nước ngoài).
Khi vắng mặt, Tổng giám đốc làm văn bản uỷ quyền theo từng trường hợp cụ
thể, trong một thời gian nhất định.
2.5.2. Phó tổng giám đốc thường trực điều hành (C.E.O)
Phải có trình độ đại học, có ít nhất 10 năm kinh nghiệm về điều hành.
Chịu trách nhiệm về điều hành trực tiếp phòng kế toán, phòng hành chính, tổ
vật tư.
Thay mặt Tổng giám đốc tiếp, tham dự, giải quyết các vấn đề có liên quan đến
thủ tục hành chính, thủ tục nhà nước.
12


Quyết định các chính sách kế toán của Công ty. Lập và kiểm tra các biểu mẫu,
chứng từ liên quan đến kế toán, quy định các thủ tục chi, mức duyệt và thủ tục duyệt
các chi phí.
Khi Phó Tổng giám đốc thường trực điều hành vắng mặt phải lập uỷ quyền theo
từng trường hợp cụ thể, trong một thời gian nhất định.
2.5.3. Phòng pháp chế
Trưởng phòng pháp chế phải tốt nghiệp đại học ngành luật, có ít nhất 6 năm
kinh nghiệm.
Chịu trách nhiệm nghiên cứu các luật định về nhà đất, trách nhiệm, nghĩa vụ,
quyền hạn của nhân viên và khách hàng trong việc mua bán, cho thuê.

Chịu trách nhiệm soạn thảo các văn bản về luật nhà đất phục vụ cho Công ty
trong quá trình ký duyệt với các cơ quan ban ngành để thi công công trình thuộc sở
hữu của Công ty.
Chịu trách nhiệm xử lý các vụ kiện, tranh cãi liên quan về bất động sản, được
ủy quyền thay mặt Công ty làm việc với các cơ quan pháp luật khi có việc liên quan
đến lợi ích và nghĩa vụ mà Công ty phải thực hiện.
2.5.4. Phòng dự án
Trưởng phòng phải tốt nghiệp đại học các chuyên ngành về lập trình kỹ thuật,
kinh doanh, kỹ sư, kiến trúc sư, kinh nghiệm tối thiểu 8 năm.
Chịu trách nhiệm lập ra những ý tưởng về những dự án mang tính chất thiết
thực áp dụng, đem lại lợi nhuận cho Công ty.
Xem xét kỹ sự cần thiết của dự án, rà soát những vấn đề tồn đọng gây ảnh
hưởng sức hấp dẫn của dự án trong con mắt của khách hàng.
Làm giàu cho Công ty với những dự án táo bạo, thận trọng trong việc kiểm tra
độ chắc chắn, an toàn, hợp lý của dự án trước khi đi vào thi công công trình.

13


×