Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH SẢN XUẤT GẠCH KHÔNG NUNG TỪ ĐẤT TẠI HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1021.06 KB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH SẢN
XUẤT GẠCH KHÔNG NUNG TỪ ĐẤT TẠI HUYỆN
TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG

NGUYỄN THÙY DƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Khả Năng
Phát Triển Loại Hình Sản Xuất Gạch Không Nung Từ Đất Tại Huyện Tân Uyên,
Tỉnh Bình Dương” do Nguyễn Thùy Dương, sinh viên khóa 2006 – 2010, ngành
Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
_____________________________.

TS. Lê Quang Thông
Người hướng dẫn,

_____________________________
Ngày
tháng
năm



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ
Để có được như ngày hôm nay tôi không thể nào quên công ơn ba mẹ đã sinh
thành, dưỡng dục, không ngại vất vả, hy sinh để nuôi dạy tôi trưởng thành và học tập đến
nơi đến chốn. Cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình, họ hàng đã luôn động viên
và ủng hộ cho tôi!
Cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường ĐH. Nông Lâm TP.HCM, Ban Chủ Nhiệm Khoa
Kinh Tế, các Thầy Cô giảng dạy, đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong
suốt quá trình học tập.
Xin gửi đến thầy Lê Quang Thông lòng biết ơn chân thành nhất. Cảm ơn Thầy đã
nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích, và sự hướng dẫn
tận tình trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Cảm ơn các anh chị, cô chú ở Sở Tài Nguyên Môi Trường Huyện Tân Uyên, Công

Ty Cổ Phần Thương Mại Huệ Quang (Hà Nội), đặc biệt là anh Khoa (Sở Tài Nguyên Môi
Trường Tân Uyên), anh Khiết (Sở Xây Dựng), chú Mai Quang Thi (Chủ Tịch Hội Đồng
Quản Trị Công Ty Huệ Quang), anh Thân Trọng Quy (Giám Đốc Công Ty Huệ Quang),
chị Trang (Kế Toán Công Ty Huệ Quang) đã nhiệt tình cung cấp số liệu và hướng dẫn tận
tình cho tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ của các doanh nghiệp sản xuất gạch trên địa bàn huyện Tân
Uyên đã cung cấp thông tin cho đề tài nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 06 năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Thùy Dương


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THÙY DƯƠNG. Tháng 06 năm 2010. “Phân Tích Khả Năng Phát
Triển Loại Hình Sản Xuất Gạch Không Nung Từ Đất Tại Huyện Tân Uyên, Tỉnh
Bình Dương”.
NGUYEN THUY DUONG. June 2010. “Analytical Ability to Develop Forms of
Unfired Brick Production Based on Soil in Tan Uyen District, Binh Duong
Province”.
Khóa luận phân tích khả năng phát triển loại hình sản xuất gạch không nung từ đất
trên cơ sở phân tích số liệu điều tra 19 doanh nghiệp sản xuất gạch nung trên địa bàn
huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương và 1 doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất và chuyển
giao công nghệ sản xuất gạch không nung từ đất tại Hà Nội.
Tổng chi phí cho 1m3 gạch nung thủ công là 363.440 đồng với 1200 viên/m3 và giá
bán bình quân 1 viên gạch là 316 đồng thì doanh thu là 379.200 đồng, lợi nhuận 15.759
đồng cho 1m3 gạch. Kết quả cũng cho thấy khi doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng chi phí thì lợi
nhuận thu được là 0,0434 đồng. Tổng chi phí cho 1m3 gạch nung Tuynel là 355.855 đồng
với 868 viên/m3 và giá bán bình quân 1 viên gạch là 580 đồng thì doanh thu là 503.440

đồng, lợi nhuận 147.584 đồng cho 1m3 gạch. Khi doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng chi phí thì
lợi nhuận thu được là 0,4147 đồng. Khóa luận cũng tính được những chỉ tiêu trên cho
gạch không nung từ đất để làm cơ sở cho việc so sánh và đưa ra quyết định lựa chọn của
các doanh nghiệp. Tổng chi phí cho 1m3 gạch không nung từ đất là 436.290 đồng với 793
viên/m3 và giá bán bình quân 1 viên gạch là 800 đồng thì doanh thu là 634.400 đồng, lợi
nhuận 198.110 đồng cho 1m3 gạch. Khi doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng chi phí thì lợi nhuận
thu được là 0,4541 đồng. Từ những số liệu được tính toán cụ thể như trên, khóa luận đưa
ra kết luận vấn đề phát triển công nghệ sản xuất gạch không nung từ đất là khả thi đối với
huyện Tân Uyên. Sử dụng công nghệ này doanh nghiệp sẽ tiết kiệm 87.530 đồng/m3 so


với gạch nung thủ công, 83.640 đồng/m3 so với gạch Tuynel về chi phí nhiên liệu đốt và
chi phí điện năng; tiết kiệm được 3000m2 so với công nghệ lò thủ công và 23000m2 so
với công nghệ lò Tuynel về diện tích mặt bằng; chi phí đầu tư là -2 tỷ đồng so với công
nghệ lò thủ công và tiết kiệm được 3 tỷ đồng so với công nghệ lò Tuynel cho dây chuyền
30 triệu viên/năm. Lượng đất nguyên liệu cho 1m3 gạch không nung từ đất từ 40-70% so
với gạch nung thủ công là 1,2294 m3 và gạch Tuynel là 1,0369 m3 cho 1 m3 gạch. Lượng
nhiên liệu tiết kiệm được so với lò thủ công là 0,1888 tấn và 0,0623 tấn so với lò Tuynel
cho 1m3 gạch. Từ đó giảm tổng lượng khí phát thải 0.5797 kg so với lò thủ công và
0.0945 kg so với lò Tuynel cho 1m3 gạch. Ngoài ra các thông số về kỹ thuật của gạch
không nung từ đất có phần nổi trội hơn so với gạch nung. Với những ưu điểm về nhiều
mặt gạch không nung từ đất nhận được sự khuyến khích phát triển từ Chính phủ, nhưng
công nghệ này chưa được ứng dụng nhiều, nguyên nhân do thông tin về loại gạch này
chưa được phổ biến rộng rãi, yếu tố tác động chính đến khả năng phát triển loại hình sản
xuất gạch không nung từ đất là người tiêu dùng thể hiện qua tâm lý e ngại về chất lượng
của sản phẩm.
Từ đó, khóa luận đưa ra một vài biện pháp để phát triển loại hình sản xuất gạch
không nung từ đất tại địa bàn huyện Tân Uyên.



MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1.Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

1.3.1. Phạm vi thời gian

3


1.3.2. Phạm vi không gian

3

1.3.3. Phạm vi đối tượng nghiên cứu

3

1.3.4. Phạm vi của nội dung thực hiện

3

1.4. Cấu trúc của khóa luận

4

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

5

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

5

2.2. Tổng quan về huyện Tân Uyên

6

2.2.1. Điều kiện tự nhiên


6

2.2.2. Tài nguyên thiên nhiên

7

2.2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội

8

2.3. Tình hình chung về hoạt động sản xuất gạch nung

12

2.4. Những vấn đề khó khăn trong sản xuất gạch nung

13

2.5. Chính sách về sản xuất gạch không nung

14

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

15
15

3.1.1. Hiệu quả kinh tế


15

3.1.2. Các chỉ tiêu kết quả, hiệu quả kinh tế, và công thức tính toán khác

15

3.1.3. Khái niệm phát triển bền vững

16
vi


3.1.4. Môi trường

17

3.1.5. Tài nguyên đất và đất sét

20

3.1.6. Khái niệm cơ chế polyme hóa vô cơ

21

3.1.7. Gạch nung

22

3.1.8. Gạch không nung từ đất


27

3.1.9. Vấn đề chuyển đổi kỹ thuật

30

3.2. Phương pháp nghiên cứu

31

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

31

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

31

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

34

4.1. Thực trạng sản xuất, sử dụng gạch nung và không nung

34

4.2. So sánh hiệu quả kinh tế của gạch nung và không nung từ đất

39


4.2.1. Chi phí sản xuất gạch nung

39

4.2.2. Chi phí sản xuất gạch không nung từ đất

41

4.2.3. So sánh hiệu quả kinh tế của gạch nung và không nung từ đất

42

4.3. Các lợi ích do sản xuất gạch không nung từ đất

44

4.3.1. Lợi ích về kinh tế

44

4.3.2. Lợi ích về môi trường

46

4.3.3. Lợi ích về kỹ thuật

48

4.4. Điều kiện áp dụng công nghệ sản xuất gạch không nung từ đất


50

4.4.1. Về kỹ thuật

50

4.4.2. Về vốn

50

4.4.3. Về thị trường

52

4.4.4. Tác động của nhà nước

52

4.5. Xác định yếu tố ảnh hưởng khả năng phát triển gạch không nung từ đất

52

4.6. Biện pháp phát triển loại hình sản xuất gạch không nung từ đất tại Tân Uyên

53

4.6.1. Đối với doanh nghiệp

53


4.6.2. Đối với thị trường

54

4.6.3. Đối với chính quyền địa phương

54
vii


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

55

5.1. Kết luận

55

5.2. Kiến nghị

57

5.2.1. Đối với doanh nghiệp

57

5.2.2. Đối với nhà nước

57


TÀI LIỆU THAM KHẢO

59

PHỤ LỤC

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐVT

Đơn vị tính

QLTNTNMT

Quản lí tài nguyên thiên nhiên môi trường

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

USD

Đơn vị tiền của Mỹ

TP

Thành phố


LN

Lợi nhuận

CP

Chi phí

DT

Doanh thu

MT

Môi trường

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tỷ Trọng và Giá Trị Sản Xuất Tăng của Các Ngành Kinh Tế Chủ Lực Ước Đến
Cuối Năm 2008

10

Bảng 3.1. Nhiệt Trị của Các Loại Nhiên Liệu

32


Bảng 3.2. Hệ Số Phát Thải Các Chất Ô Nhiễm Áp Dụng Cho Công Nghiệp (kg/TOE) 32
Bảng 3.3. Hệ Số Phát Thải Của Củi (Dăm Bào) và Than Cám 6b (mg/m3)

33

Bảng 3.4. Lượng Thải Một Số Khí Trên 1 Tấn Nhiên Liệu Dùng Sản Xuất Gạch

33

Bảng 4.1. Tổng Hợp Số Doanh Nghiệp, Sản Lượng Gạch Toàn Tỉnh Bình Dương Năm
2009

34

Bảng 4.2. Tổng Hợp Số Doanh Nghiệp, Sản Lượng Gạch Toàn Huyện Tân Uyên Năm
2009

36

Bảng 4.3. Công Suất Thiết Kế và Sản Lượng Vật Liệu Xây Dựng Đến Năm 2020

38

Bảng 4.4. Chi Phí Sản Xuất Cho 1m3 Gạch Nung

39

Bảng 4.5. Chi Phí Sản Xuất Cho 1m3 Gạch Không Nung Từ Đất

41


Bảng 4.6. Hiệu Quả Kinh Tế của 1m3 Gạch Nung và Không Nung Từ Đất

43

Bảng 4.7. Lợi Ích Về Kinh Tế của Gạch Không Nung Từ Đất

44

Bảng 4.8. Các Loại Dây Chuyền Sản Xuất Gạch Không Nung Từ Đất

45

Bảng 4.8. Lợi Ích Tiết Kiệm Được của Dây Chuyền Sản Xuất Gạch Không

46

Bảng 4.9. Lợi Ích Môi Trường của 1m3 Gạch Không Nung Từ Đất

47

Bảng 4.10. Tiêu Chuẩn TCVN 1450:1998 Cho Gạch Rỗng Đất Sét Nung

49

Bảng 4.11. Thông Số Kỹ Thuật của Gạch Nung và Gạch Không Nung Từ Đất

49

x



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản Đồ Huyện Tân Uyên

6

Hình 3.1. Sơ Đồ Công Nghệ Nung Bằng Lò Tuynel

23

Hình 3.2. Sơ Đồ Công Nghệ Nung Bằng Lò Liên Tục Kiểu Đứng

25

Hình 3.3. Công nghệ sản xuất bằng lò Hoffman

26

Hình 3.1. Cơ Chế Đóng Rắn của Gạch Không Nung Từ Đất

28

Hình 4.1. Tỷ Lệ Doanh Nghiệp Sản Xuất Loại Hình Lò Thủ Công và Lò Tuynel tại
Huyện Tân Uyên Năm 2009

36

Hình 4.2. Hiểu Biết Thông Tin về Gạch Không Nung Từ Đất của Các Doanh Nghiệp Sản

Xuất Gạch Nung tại Tân Uyên

37

Hình 4.3. Mong Muốn của Các Doanh Nghiệp Để Chuyển Sang Sản Xuất Gạch Không
Nung Từ Đất

38

Hình 4.4. Khả Năng Đầu Tư Công Nghệ Sản Xuất Gạch Không Nung Từ Đất của Các
Doanh Nghiệp tại Tân Uyên

51

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Một Số Hình Ảnh về Nguyên Liệu Sản Xuất Gạch Không Nung Từ Đất
Phụ lục 2: Một Số Hình Ảnh và Ứng Dụng của Viên Gạch Không Nung Từ Đất
Phụ lục 3: Công Văn của Bộ Xây Dựng về Xây Dựng Lò Hoffman
Phụ lục 4: Quyết Định của Chính Phủ về Quy Hoạch Tổng Thể Ngành Vật Liệu Xây
Dựng Đến Năm 2020
Phụ lục 5: Quyết Định của Thủ tướng Chính Phủ về Quy Hoạch Tổng Thể ngành vật
liệu xây dựng đến năm 2010
Phụ lục 6:Danh Sách Các Doanh Nghiệp Được Điều Tra Tại Tân Uyên, Bình Dương
Phụ lục 7: Bảng Câu Hỏi

xii



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.Đặt vấn đề
Theo Diễn đàn Nhân đạo toàn cầu mỗi năm thế giới có gần 32 vạn người chết vì
đói khát, bệnh tật và thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra. Con số này có thể lên tới nửa
triệu vào năm 2030. Ngoài ra, biến đổi khí hậu còn tác động nghiêm trọng đến đời sống
của 325 triệu người, 20 năm nữa, con số này sẽ tăng gấp đôi, tức là vào khoảng 10% dân
số thế giới. Tổn thất kinh tế do sự ấm lên toàn cầu là hơn 125 tỷ USD và sẽ tăng tới 340
tỷ USD vào năm 2030 (TC Xây dựng, 2009). Ngành xây dựng là một trong các ngành
kinh tế chủ chốt, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã
hội của quốc gia, nhất là trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngành
tạo ra các điều kiện cơ sở vật chất cơ bản cho sự phát triển. Xây dựng cũng là một trong
những ngành kinh tế khai thác, sử dụng rất nhiều tài nguyên thiên nhiên, bảo gồm tài
nguyên không thể tái tạo được như: đất, khoáng sản, cát, đá, sỏi; tài nguyên có thể tái tạo
được như: thực vật (khai thác gỗ của rừng), tài nguyên nước, và tiêu thụ năng lượng điện
rất lớn. Theo các định luật bảo toàn vật chất và bảo toàn năng lượng thì ngành nào sử
dụng nhiều nguyên vật liệu, tiêu thụ nhiều năng lượng thì sẽ thải ra nhiều chất thải gây ô
nhiễm môi trường, điển hình trong ngành xây dựng là sản xuất gạch đất sét nung.
Việt Nam hiện nay tiêu thụ 20 – 22 tỷ viên gạch một năm, đến năm 2020, lượng
gạch cần cho xây dựng ước tính gấp đôi, 40 tỷ viên. Để đạt được lượng gạch này, cần một
lượng đất khoảng 600 triệu m3, tương đương 30.000 ha đất canh tác, ảnh hưởng đến an
ninh lương thực của nước ta. Hay nói nôm na, mỗi năm phải nướng diện tích một xã vào
lò gạch. Để sản xuất ra 400 tỉ viên gạch từ năm 2010 đến năm 2020 phải tiêu tốn 60 triệu
tấn than (nếu dùng dầu FO thì phải tốn 25,6 tỷ lít ), riêng năm 2020 phải sử dụng 6,3 triệu
tấn than. Đồng thời các lò nung gạch, đặc biệt lò đứng thủ công thải ra bầu khí quyển một
lượng lớn khí thải độc hại CO2, SO2 ảnh hưởng đến môi trường sống, sức khoẻ con



người, giảm năng suất cây trồng (năm 2005 sản xuất 18 tỉ viên gạch thải ra 2,902 tỉ tấn
CO2) (Mỹ Hằng, 2010). Vì thế nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước phát triển, giảm
dần sản xuất gạch đất sét nung xuống còn 30% - 50%, chuyển sang sản xuất vật liệu xây
dựng không nung lên 50-70% sản lượng vật liệu xây. Việt Nam cũng đã có gạch không
nung, nhưng tỷ lệ sử dụng rất thấp, chỉ chiếm 4 – 5% sản lượng gạch toàn quốc. Trong
khi thế giới đã sản xuất gạch không nung cách đây gần 40 năm thì ở nước ta việc sử dụng
loại gạch này hiện vẫn phải khuyến khích. Theo Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg thì tỷ lệ
gạch không nung trên tổng số vật liệu xây dựng vào các năm 2010, 2015, 2020 tương ứng
10%, 20 - 25%, 30 - 40% (Bùi Hiền, 2010).
Sản xuất gạch cũng là một trong những ngành nghề truyền thống của Bình Dương.
Theo số liệu thống kê 2009, tỉnh Bình Dương hiện có 255 cơ sở sản xuất gạch đất sét
nung, tập trung chủ yếu ở huyện Tân Uyên, tình hình sản xuất gạch tại đây cũng giống
như tình hình chung của cả nước. Vấn đề hiện nay là: “có nên thay thế việc sản xuất gạch
nung truyền thống sang sản xuất gạch không nung”, nếu nên thì cách thực hiện là thế
nào?. Để trả lời cho những thắc mắc trên, được sự chấp thuận của Khoa Kinh Tế - Trường
Đại Học Nông Lâm TP.HCM và sự hướng dẫn của TS. Lê Quang Thông, đề tài: “Phân
Tích Khả Năng Phát Triển Loại Hình Sản Xuất Gạch Không Nung Từ Đất Tại
Huyện Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương” được thực hiện nhằm đưa ra ý kiến đóng góp cho
quyết định chuyển sản xuất gạch nung sang gạch không nung và đề xuất biện pháp phát
triển bền vững cho các cơ sở sản xuất và chính quyền địa phương.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích khả năng phát triển loại hình sản xuất gạch không nung từ đất tại huyện
Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu tình hình sản xuất, sử dụng gạch nung và không nung.
- So sánh hiệu quả kinh tế của gạch nung và không nung từ đất.
- Phân tích các lợi ích do sản xuất gạch không nung từ đất.
2



- Phân tích điều kiện áp dụng sản xuất gạch không nung từ đất.
- Đề xuất biện pháp phát triển loại hình sản xuất gạch không nung từ đất ở địa phương.

1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi thời gian
Đề tài thực hiện trong khoảng thời gian từ 15/03/2010 đến 15/07/2010. Trong đó
khoảng thời gian từ 15/03 đến 29/03 tiến hành thu thập tài liệu liên quan đến đề tài, từ
ngày 30/03 đến ngày 10/04 điều tra thử và điều tra chính thức thông tin về tình hình sản
xuất gạch tại các cơ sở sản xuất và nhập số liệu. Thời gian còn lại tập trung vào xử lý số
liệu và viết báo cáo.
1.3.2. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện chủ yếu trên địa bàn huyện Tân Uyên. Số liệu sơ cấp được
thu thập trên địa bàn các xã: Thái Hòa, Khánh Bình, Tân Phước Khánh, Hội Nghĩa,
Thạnh Phước tại huyện Tân Uyên, Bình Dương và một doanh nghiệp sản xuất và chuyển
giao công nghệ gạch không nung tại Hà Nội (Công ty Cổ phần Công nghệ Thương mại
Huệ Quang).
1.3.3. Phạm vi đối tượng nghiên cứu
Đề tài tiến hành điều tra 20 cơ sở sản xuất gạch nung (4 doanh nghiệp sản xuất
gạch bằng lò tuynel, 16 cơ sở sản xuất gạch bằng lò thủ công truyền thống), 1 doanh
nghiệp sản xuất gạch không nung. Loại gạch đề tài nghiên cứu là gạch nung thủ công
(170x70x70mm), gạch Tuynel (180x80x80mm) dạng ống 4 lỗ và gạch không nung từ đất
tiêu chuẩn 210x100x60mm, dây chuyền có công suất 16 triệu viên/năm.
1.3.4. Phạm vi của nội dung thực hiện
Đề tài tập trung vào các nội dung chính sau:
- Tìm hiểu tình hình sản xuất, sử dụng gạch nung và không nung.
- So sánh hiệu quả kinh tế của gạch nung và không nung từ đất.
- Phân tích các lợi ích do sản xuất gạch không nung từ đất.
- Phân tích điều kiện áp dụng sản xuất gạch không nung từ đất.

3


- Đề xuất biện pháp phát triển loại hình sản xuất gạch không nung từ đất ở địa phương.

1.4. Cấu trúc của khóa luận
Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương:
Chương 1. Mở đầu
Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, nội
dung nghiên cứu và cấu trúc của khóa luận.
Chương 2. Tổng quan
Giới thiệu tổng quan điều kiện tự nhiên kinh tế, kinh tế, xã hội của huyện Tân
Uyên, tình hình chung về hoạt động sản xuất, những vấn đề khó khăn liên quan đến gạch
nung, chính sách về gạch không nung của Thủ Tướng và chủ trương, chương trình của địa
phương.
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày các cơ sở lý luận, các khái niệm liên quan đến sản xuất gạch nung và
không nung (về kỹ thuật, tác động môi trường…), điều kiện chuyển đổi kỹ thuật. Trình
bày các phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp thu thập số liệu, thống kê mô tả,
xử lý số liệu để mô tả tình hình sản xuất gạch tại địa phương, phân tích những lợi ích, đo
lường ảnh hưởng và hiệu quả sản xuất của gạch nung và không nung từ đất.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trình bày tình hình sản xuất và sử dụng, so sánh hiệu quả kinh tế của gạch nung và
không nung từ đất, phân tích lợi ích, phân tích điều kiện cần thiết để phát triển, xác định
các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển, đề xuất biện pháp phát triển loại hình sản
xuất gạch không nung từ đất.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Tóm lược các kết quả nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị góp phần vào công
cuộc phát triển bền vững nền kinh tế.


4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Lĩnh vực nghiên cứu về gạch không nung vẫn còn mới, chủ yếu được biết đến
nhiều hơn đối với khu vực miền Bắc, điển hình là nghiên cứu của Công Ty Cổ Phần
Thương Mại Huệ Quang (Hà Nội) hợp tác với Viện Địa Lý Tài Nguyên Thành Phố Hồ
Chí Minh nghiên cứu và ứng dụng thành công công nghệ sản xuất gạch không nung từ đất
và các phế liệu công nghiệp, xây dựng, khai khoáng bằng phương pháp polyme hóa (đất
hóa đá), bắt nguồn từ xu hướng chuyển sang sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện với môi
trường của thế giới và Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg của Chính phủ. Theo công nghệ
này nguồn đất để sản xuất gạch chiếm 50-70% phần nguyên liệu, sử dụng đa dạng các
loại đất từ miền núi, đồng bằng, trung du và các vùng hải đảo ... đồng thời tận dụng được
các nguồn phế thải xây dựng và công nghiệp góp phần cải thiện môi trường xanh, sạch,
đẹp. Gạch được tạo ra bằng công nghệ ép thủy lực hoàn toàn không qua quá trình nung do
đó tiết kiệm nhiên liệu, giảm khí thải CO2, lợi nhuận từ 50-80%, giảm giá thành xây
dựng.
Trần Văn Huynh (2009) nghiên cứu về vấn đề phát triển gạch không nung và bê
tông nhẹ là xu hướng tất yếu của ngành vật liệu xây dựng Việt Nam. Nghiên cứu cho thấy
nhu cầu sử dụng gạch trong tương lai và năng lực đáp ứng của nguồn nguyên hiện có, để
đáp ứng cho nhu cầu trên mỗi năm phải tiêu tốn gần 3000 ha đất nông nghiệp, 5-6 triệu
tấn than đồng nghĩa với việc thải ra môi trường gần 3 tỷ tấn CO2/năm và đảm bảo an ninh
lương thực của Việt Nam. Bên cạnh đó tác giả đưa những yếu tố có tính thuyết phục khác
để phát triển thị trường gạch không nung như quyết định của chính phủ, những công trình


đã sử dụng gạch không nung (khách sạn Horison, khách sạn Hàng Chuối, khách sạn

Hilton Opera, Trung tâm Hội nghị quốc tế 11 Lê Hồng Phong, nhà máy nhiệt điện Phả
Lại, sân vận động Mỹ Đình, Khu công nghiệp Bình Xuyên - Vĩnh Phúc), gạch bê tông
nhẹ kích thước lớn 30x20x60cm hoặc 30x10x60cm với thể tích lớn dung trọng nhỏ 4001200kg/m3, cường độ lớn từ 40-100kg/cm2 giảm nhẹ tải trọng tường xây trong công trình
từ 40 - 50%, góp phần làm giảm giá thành xây dựng công trình, đặc biệt ở các vùng đất
yếu. Từ đó đề xuất một số kiến nghị để góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững nền
kinh tế.
Doanh nghiệp tư nhân, xí nghiệp cơ khí Long Quân cung cấp những thông tin cần
thiết để mở một nhà máy làm gạch không nung. Nguyên vật liệu sẵn có như xỉ than đá, xỉ
quặng các loại, đất, khoáng chất thải, chất thải rắn công nghiệp, cát, bột đá; diện tích mặt
bằng ít nhất là 1000m2; nguồn vốn đầu tư cho loại dây chuyền 5 triệu viên/năm là 3,7 tỷ, loại
dây chuyền 10 triệu viên/năm là 7,4 tỷ, loại dây chuyền 20 triệu viên/năm là 13,8 tỷ. Đồng
thời cung cấp 3 kiểu dây chuyền thiết bị tạo hình viên gạch không nung, một số công thức
làm gạch không nung, hướng dẫn cách vận hành và hoạt động nhà máy tốt nhất.

2.2. Tổng quan về huyện Tân Uyên
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
Hình 2.1. Bản Đồ Huyện Tân Uyên

Nguồn: tanuyen.binhduong.gov.vn
6


a) Vị trí địa lý
Huyện nằm phía Đông Nam của tỉnh Bình Dương. Phía bắc giáp với huyện Phú
Giáo, phía đông giáp với huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai), phía Tây giáp với Thị xã Thủ
Dầu Một, phía nam giáp với huyện Thuận An. Tổng diện tích tự nhiên là 61.344 km2.
Tọa độ địa lý: 106o 46' - 106o 55'50” kinh độ Đông, 10 o19'5” - 11o 20' 2” vĩ độ Bắc.

b) Địa hình
Địa hình trung du cao dần về hướng Bắc, có các dải đồi cao và điểm cao độc lập

nằm ở Phía Bắc (có cao trình 40 - 50 m). Về phía Nam cao trình thấp trung bình 20 - 30
m, đất đai bằng phẳng ít bị chia cắt tạo thành vùng rộng lớn.
c) Khí hậu
Khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa, từ
tháng 5 - 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau.
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000mm với số ngày có mưa là 120
ngày. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9, trung bình 335mm, năm cao nhất có khi lên đến
500mm, tháng ít mưa nhất là tháng 1, trung bình dưới 50mm.
Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,5oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 29oC
(tháng 4), tháng thấp nhất 24oC (tháng 1).
2.2.2. Tài nguyên thiên nhiên
a) Tài nguyên khoáng sản
Than bùn: phân bố chủ yếu ở Tân Ba với trữ lượng 0,705 triệu m3, thuộc nhóm
nhiên liệu cháy, có thể sử dụng chế biến phân bón vi sinh thích hợp hơn là dùng làm chất
đốt.
Kaolin: toàn tỉnh có 23 vùng mỏ với tiềm năng từ 300 - 320 triệu tấn, trong đó 15
vùng đang được khai thác cung cấp nguyên liệu cho ngành gốm sứ và làm chất phụ gia
công nghiệp cho các cơ sở sản xuất trong và ngoài tỉnh. Tại Tân Uyên mỏ có trữ lượng
lớn và được nhiều nơi biết đến là Đất Cuốc.

7


Sét: toàn tỉnh có 23 vùng mỏ với tổng tài nguyên trên 1 tỷ m3, Tân Uyên hiện có
một số doanh nghiệp khai thác ở quy mô công nghiệp tại các mỏ Mỹ Phước, Tân Phước
Khánh, Phước Thái, Khánh Bình ... bên cạnh đó vẫn còn phổ biến khai thác nhỏ, khai thác
tận thu trong dân với tổng diện tích khoảng 99,35ha (99,34958ha), tổng trữ lượng
9.362.634m3, tốc độ khai thác trung bình đạt 1.448.000m3/năm.. Phần lớn các mỏ sét có
chất lượng tốt, ngoài dùng để sản xuất gạch ngói thông thường còn có thể dùng để sản
xuất các loại sản phẩm có giá trị cao hơn như gạch ngói trang trí, gạch lát sàn, bột màu,

làm phối liệu cho ngành gốm sứ, chất độn cho
Đá xây dựng: đá xây dựng cát kết trong hệ tầng Dray Linh đã được thăm dò và
khai thác tại Tân Uyên tập trung chủ yếu ở xã Thường Tân và xã Tân Mỹ với tổng diện
tích 268,51ha, trữ lượng 71.206.929 m3. Tốc độ khai thác trung bình 6.160.150 m3/năm.
b) Tài nguyên nước
Một đoạn Sông Đồng Nai chảy qua địa phận huyện Tân Uyên, dài 90km với lưu
lượng trung bình 485m3/s, độ dốc 4,6%. Sông Đồng Nai có giá trị lớn về giao thông vận
tải, khoáng sản, cung cấp nước cho khu công nghiệp, đô thị, du lịch, sản xuất nông
nghiệp, đặc biệt đối với Tân Uyên, một vùng trồng cây công nghiệp và ăn trái quan trọng
của tỉnh.
2.2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
a) Dân cư
Theo số liệu thống kê năm 2008 dân số toàn huyện là 196.655 người, đây là một
huyện đông dân thứ hai trong 7 huyện của tỉnh Bình Dương (sau thị xã Thủ Dầu Một),
mật độ dân số đạt 276 người/km2 (thấp hơn mật độ chung toàn tỉnh - 410 người/km2). Dân
cư đông là một lợi thế của huyện Tân Uyên trong việc cung cấp nguồn lao động cho các
khu công nghiệp đang phát triển rầm rộ trên địa bàn huyện. (Niên giám thống kê năm
2008 - cục thống kê Bình Dương)
b) Cơ sở hạ tầng
Toàn huyện hiện có 8 khu công nghiệp, 4 cụm công nghiệp được chấp thuận đầu tư
với diện tích 3,170 ha đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng, chưa triển khai cơ sở hạ
8


tầng

nhưng

đã




hợp

đồng

cho

thuê



đang

triển

khai

xây

dựng.

Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật làm nền tảng phát triển kinh tế - xã hội được tập
trung đầu tư với tổng vốn trên 257 tỷ đồng. Trong đó lĩnh vực giao thông chiếm 48,7%,
thủy lợi chiếm 3,4%, văn hóa - xã hội chiếm 38,24%. Đã đầu tư hoàn chỉnh các tuyến
đường từ ĐT746 vào Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị Bình Dương và đang thi
công các công trình quan trọng: cầu Thủ Biên nối liền hai bờ Bình Dương và Đồng Nai là
tuyến đường quan trọng phục vụ tiến trình công nghiệp hóa -hiện đại hóa và hội nhập
kinh tế khu vực, quốc tế của tỉnh, của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; cầu Bạch Đằng
nối cù lao Bạch Đằng với bên ngoài và cầu Thạnh Hội sẽ giúp “nối mạng” giữa “cánh

đồng thu nhập cao” với các cơ sở chế biến, tiêu thụ cao cấp và góp phần phát triển kinh tế
du lịch, sinh thái, phát huy tiềm năng sông nước. (Trang thông tin điện tử huyện Tân
Uyên, 2009)
c) Giáo dục
Tân Uyên là một trong số những huyện có sự đổi thay khá nhanh chóng về giáo
dục. Là vùng chiến khu nên sau chiến tranh nhiều địa phương bị tàn phá nặng nề, cơ sở
vật chất trường lớp hầu như không có. Nhưng hiện nay hầu hết các xã, thị trấn đều có
trường học, đáp ứng yêu cầu huy động học sinh ra lớp từ tiểu học đến trung học phổ
thông. Toàn huyện có 12 trường đạt chuẩn quốc gia. Một số xã vùng chiến khu D như Lạc
An, Thường Tân có trường kiên cố hóa, lầu hóa. Trước đây nhiều năm dài huyện thiếu
giáo viên, đến nay đội ngũ giáo viên mạnh về số lượng và chất lượng. Điểm nổi bật nhất ở
Tân Uyên là 100% trường có nối mạng internet và ứng dụng công nghệ thông tin, đáp ứng
yêu cầu quản lý giáo dục và giảng dạy.
d) Kinh tế
Huyện Tân Uyên thuộc vùng Nam Bình Dương - vùng kinh tế phát triển của tỉnh
Bình Dương. Tỉnh Bình Dương nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm TP.Hồ
Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương. Đây là khu vực năng động, dẫn
đầu về tốc độ phát triển kinh tế trong cả nước, đóng góp 50% sản lượng công nghiệp, có
khả năng cung cấp 10 tỷ Kwh/năm điện năng, đồng thời là vùng tiêu thụ sản phẩm lớn.
9


Tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 18,54%. Vị trí của huyện thể hiện cụ thể trong
bảng 2.1.
Bảng 2.1. Tỷ Trọng và Giá Trị Sản Xuất Tăng của Các Ngành Kinh Tế Chủ Lực
Ước Đến Cuối Năm 2008
Tỷ trọng (%)

Giá trị sản xuất tăng /năm (%)


Ngành công nghiệp

56,26

41,17

Ngành nông nghiệp

18,25

5,55

Dịch vụ

25,49

28,1

Nguồn: Trang thông tin điện tử huyện Tân Uyên, 2009
Công nghiệp: đến nay, Tân Uyên đã có 518 doanh nghiệp trong nước và 249 dự
án đầu tư nước ngoài được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký 4.470 tỷ đồng và trên
866 triệu USD, trong đó có 437 doanh nghiệp trong nước và 135 doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài đã đi vào hoạt động ổn định với cơ cấu giá trị sản xuất của khối doanh
nghiệp trong nước là 32,9%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 67,1%.
Nông nghiệp: do diện tích đất nông nghiệp ngày một thu hẹp nên nông dân ở Tân
Uyên đã chủ động chuyển đổi một số diện tích đất trồng cây hàng năm kém hiệu quả sang
trồng cây công nghiệp như cao su, điều cao sản... với diện tích hiện có là 25.375ha, cây ăn
quả như: bưởi, cam, quýt, sầu riêng với diện tích 2.027ha đã đem lại giá trị kinh tế cao
hơn. Bên cạnh đó, do thực hiện tốt việc thâm canh tăng vụ, ứng dụng các tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất, cũng như thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ nông dân nên giá trị

sản xuất nông nghiệp hàng năm tăng ổn định bình quân 5,55%/năm.
Du lịch: do điều kiện tự nhiên ưu đãi, huyện Tân Uyên có nhiều tiềm năng về phát
triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái. Đến nay đã có 4 dự án khu du lịch sinh thái
đang triển khai thực hiện gồm: Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Mắt Xanh, Vân Thịnh,
Hàn Tam Đẳng và khu du lịch sinh thái Mê Kông Golf và Villa với tổng diện tích quy
hoạch là 339,2ha. (Trang thông tin điện tử huyện Tân Uyên, 2009)

10


e) Y tế
Hiện nay trên địa bàn huyện có 1 Bệnh viện Đa Khoa loại III và 22 trạm y tế xã. Trung
tâm y tế dự phòng được thành lập nhưng đang sử dụng chung cơ sở và thiết bị với bệnh
viện Đa Khoa huyện. Tổng số cán bộ y tế là 219 người, gồm 189 người ngành y và 30
người ngành dược:
-

Ngành y: Có 41 bác sĩ và trình độ cao hơn, 67 y sĩ, kỹ thuật viên 50 y tá, 31 nữ hộ
sinh và trình độ khác.

-

Ngành dược: Có 2 dược sĩ đại học, 17 dược sĩ trung cấp.
Toàn huyện có 220 giường bệnh, với mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh và đội ngũ

cán bộ y tế như hiện nay về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu cho người dân. Hoạt động tiêm
chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi được mở rộng, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng,
chăm sóc, bảo vệ bà mẹ và trẻ em được tổ chức thường niên nên tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi
bị suy dinh dưỡng giảm 1,4% so với cùng kì năm 2007 (theo số liệu cập nhật mới nhất, tỷ
lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng năm 2009 giảm 1,82% so với năm 2008).

f) Giáo dục
Hiện nay, trên địa bàn huyện có 64 cơ sở giáo dục - đào tạo công lập gồm : 1 trung
tâm dạy nghề, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên - kỹ thuật hướng nghiệp, 6 trường trung
học phổ thông, 9 trường trung học cơ sở, 25 trường tiểu học, 21 trường mầm non. Ngoài
ra, huyện còn có 1 trường mầm non tư thục và 1 số cơ sở dạy tin học, ngoại ngữ tư nhân.
Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh các cấp học trên địa bàn huyện: mầm non 1/6 giáo viên; tiểu
học 2/7 giáo viên; trung học cơ sở 2/6 giáo viên.
g) Văn hóa-xã hội
Các hoạt động văn hóa thông tin, nghệ thuật, thể thao được tổ chức rộng khắp với
nhiều hình thức và nội dung phong phú.

11


Văn hóa thông tin:
Hệ thống thiết chế văn hóa bao gồm Trung tâm văn hóa huyện, 1 thư viện huyện, 2
thư viện ở cụm văn hóa liên xã; 15 bưu điện văn hóa và nhiều điểm văn hóa vui chơi cho
trẻ em và có khoảng 20% xã, thị trấn có nhà văn hóa. Thư viện có hơn 11.434 đầu sách,
nguồn sách rất phong phú, không ngừng được bổ sung, đáp ứng nhu cầu đọc sách của
người dân.
Truyền thanh cơ sở được tăng cường đầu tư, phát triển rộng khắp các xã, thị trấn đạt
100%, số xã, thị trấn được phủ sóng truyền hình đạt 100%, tỷ lệ số hộ được xem truyền
hình đạt trên 95%.
Năm 2008, huyện có 21.654 hộ gia đình đạt gia đình văn hóa chiếm 76,12%; 64/119
khu ấp đạt khu ấp văn hóa chiếm 53,78% trong đó 14/64 khu ấp văn hóa đạt 10 đến 11 năm,
25/64 khu ấp văn hóa đạt 5 đến 9 năm; 24/119 khu ấp đạt tiên tiến chiếm 20,17%.
Thể dục thể thao:
Huyện có một nhà thi đấu đa năng, diện tích sử dụng 1.250m2, sân vận động có diện
tích 20.732m2 tại trung tâm huyện, cơ bản đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của nhân dân
trong huyện. Đặc biệt huyện Tân Uyên có con sông Đồng Nai chảy qua tạo điều kiện cho

phong trào đua thuyền truyền thống diễn ra hằng năm.
(Sở Tài Nguyên Môi Trường Tỉnh Bình Dương, 2010)

2.3. Tình hình chung về hoạt động sản xuất gạch nung
Hiện cả nước có hơn 300 nhà máy sản xuất gạch sử dụng công nghệ nung bằng lò
Tuynel, gồm gần 100 doanh nghiệp nhà nước và trên 200 doanh nghiệp ngoài quốc
doanh, công suất sản xuất của lò từ 7 đến 40 triệu viên/năm/lò. Ngoài ra còn có hàng ngàn
cơ sở sản xuất bằng lò thủ công truyền thống và gần 250 doanh nghiệp sản xuất bằng lò
liên tục kiểu đứng. Hằng năm, nước ta sản xuất và tiêu thụ khoảng 10 tỷ viên gạch nung,
trong đó các lò gạch thủ công truyền thống đóng góp 7 tỷ viên (ECSME, 2007). Nguyên
liệu chủ yếu trong sản xuất gạch là đất sét, được khai thác từ các vùng đồi, bãi ven sông,
đầm, hồ. Các doanh nghiệp có thể trực tiếp khai thác hoặc mua nguyên liệu một cách dễ
12


dàng. Tuỳ thuộc vào công nghệ sản xuất mà có các sản phẩm gạch khác nhau. Đối với lò
tuynel, sản phẩm chủ yếu là các loại gạch xây, lát dạng đặc, dạng ống chất lượng cao. Đối
với lò thủ công truyền thống và lò liên tục kiểu đứng thì sản phẩm chủ yếu là gạch đặc.
Sản phẩm gạch từ lò thủ công và lò liên tục kiểu đứng kém đồng đều và độ cong vênh cao
nên thường chỉ được dùng cho các công trình xây dựng dân dụng. Năng lượng sử dụng
chủ yếu trong sản xuất gạch là than, củi, dầu (DO, FO), gas và một số loại nhiên liệu tận
dụng khác như phoi bào, trấu, vỏ hạt điều, mùn cưa....
Vấn đề ô nhiễm môi trường trong sản xuất gạch nung rất đáng quan tâm. Ô nhiễm
chủ yếu là do khí thải khi nung đốt gây ra. Sản xuất gạch bằng lò thủ công truyền thống,
mức độ ô nhiễm không khí rất cao do tiêu thụ số lượng lớn than, củi và loại nhiên liệu tận
dụng khác, quá trình cháy lại không triệt để nên khí thải nhiều. Ở những nơi sử dụng
nhiều lò thủ công truyền thống, sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề.

2.4. Những vấn đề khó khăn trong sản xuất gạch nung
Về nguyên liệu: mỗi năm Việt Nam tiêu thụ từ 20-22 (tỉ viên), đến năm 2020

lượng gạch cần cho xây dựng là hơn 40 tỉ viên. Để đạt được mức này, lượng đất sét phải
tiêu thụ vào khoảng 600 triệu m3 đất sét tương đương với 30.000 ha đất canh tác. Có thể
ước tính, mỗi năm phải nướng diện tích một xã vào lò gạch. Điều này liên quan đến 2 vấn
đề lương thực và nguyên liệu sản xuất gạch.
Vấn đề ô nhiễm môi trường: để sản xuất ra 400 tỉ viên gạch từ năm 2010 đến năm
2020 phải tiêu tốn 60 triệu tấn than (nếu dùng dầu FO thì phải tốn 25,6 tỷ lít ), riêng năm
2020 phải sử dụng 6,3 triệu tấn than. Đồng thời các lò nung gạch, đặc biệt lò đứng thủ
công thải ra bầu khí quyển một lượng lớn khí thải độc hại CO2, SO2 ảnh hưởng đến môi
trường sống, sức khoẻ con người, giảm năng suất cây trồng (năm 2005 sản xuất 18 tỉ viên
gạch thải ra 2,902 tỉ tấn CO2).
Về kỹ thuật sản xuất: hiện có 4 loại lò nung đang được các cơ sở sản xuất gạch
Việt Nam sử dụng: lò tuynel, lò nung liên tục kiểu đứng, lò hoffman và lò thủ công truyền
thống. Mức độ đầu tư, năng suất, chất lượng sản phẩm, chi phí và tiêu thụ năng lượng phụ
thuộc chủ yếu vào loại lò nung được sử dụng. Lò Tuynel tuy có nhiều ưu điểm về môi
13


×