Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

MỘT SỐ GIẢP PHÁP CHUÛ YEÁU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CPĐTPT THIÊN NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.48 KB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

MỘT SỐ GIẢP PHÁP CHUÛ YEÁU NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CPĐT&PT
THIÊN NAM

TRẦN HOÀNG THÀNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 7 năm 2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Một số giải pháp chủ
yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty CPĐT&PT Thiên
Nam ” do Trần HoàngThành, sinh viên khóa 32, ngành quản trị kinh doanh, chuyên
ngành quản trị kinh doanh thương mại, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
___________________ .

Trần Minh Huy
Người hướng dẫn,
(Chữ ký)

________________________
Ngày


tháng
năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký

(Chữ ký

Họ tên)

Họ tên)

Ngày

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM ƠN


Nhờ sự truyền đạt tận tâm của các thầy cô Đại Học Nông Lâm TP. HỒ CHÍ
MINH trong suốt bốn năm học qua, tôi đã tiếp thu, nắm vững những kiến thức cơ bản,
tốt nhất từ các bài giảng của thầy cô, Tôi xin lời cảm ơn chân thành đến toàn thể các
thầy cô.
Đặc biệt em xin gởi đến thầy Trần Minh Huy, là giáo viên trực tiếp hướng dẫn
và giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, lời cảm ơn chân thành nhất.
Em cũng chân thành cảm ơn ban giám đốc, các chú các anh chị của công ty
Thiên Nam đã tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian thực tập tại công ty. Đặc biệt
các chú các anh ở phòng kinh doanh đã tận tình giúp đữ em trong thời gian thực tập.
Xin cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của gia đình và bạn bè đã nhiệt tình đông viên
Giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và làm luận văn tốt nghiệp
Sau cùng xin gởi đến toàn thể thầy cô khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm
lời kính chúc tốt đẹp nhất. Chúc công ty Thiên Nam hoạt động sản xuất kinh doanh
trông thời gian tới càng mở rộng và đạt nhiều thành quả hơn.
Tp. HCM, ngày 17 tháng 7 năm 2010
Sinh viên thực hiện
TRẦN HOÀNG THÀNH


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN HOÀNG THÀNH. Tháng 7 năm 2010

“ Một số giải pháp chủ yếu

nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty CPĐT&PT Thiên Nam
TRAN HOANG THANH. July 2020 “some measures to enhance the
effectiveness in production and business of Thiên Nam limited company.
Đề tài nghiên cứu gồm những mục sau:
Phân tích các nhân tố đầu vào của công ty gồm: Nguyên vật liệu, vốn sản xuất, tài
sản …

Phân tích các nhân tố đầu ra của công ty gồm: sản lương phân phối, kênh phân
phối, thị phần …
Đánh giá hiệu quả kinh doanh sản xuất trên cơ sở phân tích các nhân tố đầu vào và
nhân tố đầu ra của công ty, qua các chỉ tiêu : Doanh thu, lợi nhuận , tài chánh …
Trên cơ sở đã phân tích, đánh giá thực trạng của công ty : Điểm mạnh và điểm còn
hạn chế . Từ đó, chúng tôi đề xuất các giải pháp sau:
Giải pháp 1: Thành lập bộ phận Marketing chuyên biệt
Giải pháp 2: quản trị quan hệ khách hàng


MỤC LỤC
trang
Danh mục các chữ viết tắt

I

Danh mục các bảng

II

Danh mục các hình

III

Danh mục phụ lục
Chương 1

1

MỞ ĐẦU


1

1.1đặt vấn đề

1

1.2muc tiêu của đề tài :

2

1.2.1Mục tiêu chung :

2

1.2.2Mục tiêu cụ thể:

2

1.3phạm vi nghiên cứu đề tài

2

1.4 Cấu trúc của khóa luận:

2

CHƯƠNG 2

4


TỔNG QUAN

4

2.1 Sự hình thành và phát triển

4

2.2 Loại hình và quy mô của công ty Thiên Nam

5

2.2.1 Loại hình doanh nghiệp

5

2.2.2 Quy mô công ty

5

2.3 Chức năng – nhiệm vụ

6

2.3.1 Chức năng

6

2.3.2 Nhiệm vụ


6

2.3.3 BỘ MÁY TỔ CHỨC – QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY

7

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC

7

2.3.4 Giám đốc

7

2.3.4.1 Phòng kế toán – tài chính:

7

2.3.4.2 Phòng kế hoạch sản xuất – thống kê và điều độ, vật tư:

8

2.3.4.3 Phòng kinh doanh thương mại

8

2.3.4.4 Phòng xuất nhập khẩu:

8


2.3.4.5 Phòng kỹ thuật:

8


2.3.4.6 Phòng hành chính – nhân sự:

9

2.3.4.7 Phòng hỗ trợ sản xuất:

9

2.3.4.8 Cơ sở vật chất kỹ thuật

9

2.5 Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

10

2.5.1 Kết quả hoạt động kinh doanh

10

2.5.2 Địa bàn kinh doanh

10


2.5.3 Phương thức kinh doanh

10

2.6 Đánh giá chung

10

2.6.1 Thuận lợi

10

2.6.2. Khó khăn

11

2.6.3. Định hướng phát triển của doanh nghiệp

11

2.7 Tình hình sử dụng lao động:

12

2.8 Tiền lương

14

CHƯƠNG 3


16

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

16

R: kết quả đầu ra

17

3.3.1 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

19

3.3.1.1 Tỷ suất lợi nhuận tính trên vốn nhà nước

20

3.3.1.2 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh

20

3.3.1.3 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

20

3.3.2 Bảo toàn và phát triển vốn

21


3.3.3. Chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

22

3.3.3.1 Hệ số nợ của doanh nghiệp

22

3.3.3.2 Khả năng thanh toán các khoản nợ

22

3.3.3.3 Khả năng thanh toán nợ đến hạn

22

3.3.3.4 Khả năng thanh toán nhanh

23

3.3.4 Doanh thu

23

3.3.4.1 Khái niệm

23

3.3.4.2 Vai trò


24

3.3.4.3 Phương pháp xác định doanh thu

24


CHƯƠNG 4

25

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

25

4.1 phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty

25

4.1.1 Phân tích lợi nhuận qua các năm

25

4.1.1.1 phân tích hình doanh thu và các chỉ tiêu có liên quan

26

4.1.1.2 tình hình thực hiện doanh thu trên giá vốn hàng bán

26


4.1.1.3 tình hình thực hiện doanh thu trên vốn sản xuất

27

4.2 Phân tích tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm công ty qua 2 năm 2008- 2009 29
4.2.1. thị phần của công ty tại một số khu vực

29

4.2.2 Kênh phân phối của công ty

30

4.3 phân tích tình hình lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.

31

4.3.1 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

32

4.3.2 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

33

4.3.3 Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí sản xuất kinh doanh

34


4.4 Phân tích khả năng bảo toàn và phát triển vốn:

35

4.4.1 Đánh giá khả năng tự tích lũy và phát triển vốn:

35

4.5 Phân tích tình hình máy móc trang thiết bị tại công ty:

36

4.6

37

Phân tích tình hình năng suất lao động:

4.7 Phân tích mối quan hệ giữa năng suất lao động và tiền lương bình quân.

39

4.8 Phân tích tình hình tài chính tại công ty năm 2008-2009:

41

4.8.1 Phân tích tình hình nguồn vốn

43


4.8.2. Phân tích tình hình thanh toán:

45

4.8.3 Phân tích khả năng thanh toán của công ty:

47

4.8.4 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn:

50

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định:

51

4.9 Những đóng góp của công ty Thiên Nam đói với ngân sách nhà nước:

53

4.9.1 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiêu quả sản xuất kinh doanh của công ty

54

4.9.2 Giải pháp 1: Thành lập bộ phận Marketing chuyên biệt

54

4.9.3 Giải pháp 2: quản trị quan hệ khách hàng


56


Chương 5

59

KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

59

5.1 Kết luận:

59

1.

Ưu điểm:

59

2.

Nhươc điểm:

59

5.2 Kiến nghị:

60


5.2.1 giảm chi phí lãi vay ngân hàng:

60

5.2.2 giảm các khoản phải thu bằng cách chọn phương thức thanh toán phù hợp với
từng loại khách hàng:

60

5.2.3 Giảm lượng hàng hóa tồn kho nhằm gia tăng vốn lưu động

61

5.2.4 Phòng chống rủi ro khách quan và chủ quan gây nên

62

5.2.5 Tăng sản lương tại các thị phần có tiềm năng

63

5.2.6 Giảm giá thành sợi :

63

TÀI LIỆU THAM KHẢO

65



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTCPĐT&PT : Công ty cổ phần đầu tư và phát triển
NVL : Nguyên vật liệu
DT: Doanh thu
CNV: Công nhân viên
CSH: Chủ sở hữu
ĐTDH :Đầu tư dài hạn
ĐTNH: Đầu tư ngắn hạn
ĐVT: Đơn vị tính
GVHB: Giá vốn hàng bán
HQSXKD: Hiệu quả sản xuất kinh doanh
KD: Kinh doanh
LN: Lợi nhuận
MMTB: Máy móc thiết bị
NSLĐ: Năng suất lao động
TSLĐ: Tài sản lưu động
TTHH: Thanh toán hiện hành
TL: Tỷ lệ
TT: Thanh toán
TG: Thời gian
TTTH: Tính toán tổng hợp
TCKT: Tài chính kế toán
TCHC: Tổ chức hành chánh


DANH MỤC BẲNG BIỂU
Bảng 2.1 : Tình hình nhập một số NVL qua 2 năm 2008- 2009

12


Bảng 2.2 : tình hình lao động tại công ty năm 2009

13

Bảng 4.1: phân tích tình hình thực hiên lợi nhuận của công ty qua các năm

25

Bảng 4.2 : tình hình thực hiện doanh thu trên giá vốn hàng bán

27

Bảng 4.3 : đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sản xuất theo doanh thu

28

Bảng 4.4 : Cơ Cấu Sản Lượng Sợi Tại Các Khu Vực

29

Bảng 4.5: Cơ Cấu Doanh Thu Qua Kênh Phân Phối Của Công Ty

31

Bảng 4.7 : Tỷ Suất Lợi Nhuận Trên Doanh Thu

33

Bảng 4.8 : Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí sản xuất kinh doanh


34

Bảng 4.9 : Tình Hình Lợi Nhuận Tích Lũy Trên Vốn Kinh Doanh Của Công Ty.

35

Bảng 4.10 : Tình Hình Trang Thiết Bị Máy Móc Qua 2 Năm 2008-2009

36

Bảng 4.11 : Hiệu Quả Sử Dụng Máy Móc Thiết Bị.

37

Bảng 4.12 : Năng Suất Lao Động Của Tổng Công Nhân Viên

38

Bảng 4.13: Phân Tích Cơ Cấu Tài Sản Công Ty Qua 2 Năm 2008-2009:

41

Bảng 4.14 :Tỉ Xuất Đầu Tư

42

Bảng 4.15 : Phân Tích Tình Hình Nguồn Vốn Của Công Ty 2 Năm 2008-2009

43


Bảng 4.16 : Phân Tích Các Khoản Phải Thu

45

Bảng 4.17 : Kết Cấu Các Khoản Nợ Phải Trả Của Công Ty

46

Bảng 4.18 Tỷ Lệ Các Khoản Phải Thu Trên Các Khoản Phải Trả

47

Bảng 4.19 : Tổng Hợp Các Tỷ Số Tài Chính Của Công Ty

48

Bảng 4.20: Phân Tích Hiệu Quả Sử Dụng Vốn

50

Bảng 4.21 : Phân Tích Hiệu Quả, Hiệu Suât Sử Dụng Vốn Cố Định

51

Bảng 4.22 : Phân Tích Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Và Luân Chuyển Vốn.

52

Bảng4.23 : Tình Hình Thực Hiện Nghĩa Vụ Đối Với Ngân Sách Nhà Nước.


54

Bảng 5.1 : Số lượng hàng hóa tồn kho của công ty năm 2009

62


Bảng 5.2: bảng giá sản phẩm sợi và các đối thủ cạnh tranh

64


DANH MỤC CÁC HÌNH
SƠ ĐỒ 2.1: BỘ MÁY TỔ CHỨC

7

Đồ thị 4.1 : Cơ Cấu Sản Lượng Sợi Tại Các Khu Vực

29

Sơ đồ 4.1 : Kênh phân phối của công ty

30

Sơ đồ 4. 2: Cơ Cấu Sản Phẩm Phân Phối Qua Các Kênh Năm 2008- 2009

31


Bảng 4.6 : phân tích tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.

32

Sơ đồ 4.3: Sơ đồ tổ chức bộ phận marketing dự kiến

55

Sơ đồ 4.4: Hệ Thống Quản Trị Quan Hệ Khách Hàng

57


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 đặt vấn đề
khi nói đến một công ty , trước hết người ta quan tâm đến hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh bởi vì kết quả hoạt động kinh doanh cao hay thấp phản ánh mức
độ thành công của công ty trong kinh doanh. Vì vậy nghiên cứu và phân tích hoạt
động sản xuất kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong quản lý doanh nghiệp. Đây
chính là cơ sở của các nhà quản lý hoạch định về hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Việc thường xuyên phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ
giúp nhà doanh nghiệp thấy rõ thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh , xác định
đầy đủ và chính xác nguyên nhân , mức độ ảnh hưởng và các nhân tố đến tình hình
hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó, đề ra biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước hiện nay, doanh nghiệp
tự chủ về hoạt động sản xuất kinh doanh, được quyền chủ động trong sản xuất kinh
doanh , được quyền chủ động trong sản xuất. Vì thế hiệu quả hoạt động sản xuất kinh

doanh có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành đạt của doanh nghiệp, cũng là nhân tố hàng
đầu được quan tâm.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của
công ty, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công
ty, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh đó, từ đó đề
xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
khi thực tập ở công ty CPĐT&PT Thiên Nam em đã chọn và nghiên cứu đề tài : “ Một
số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty
CPĐT&PT Thiên Nam ”
1


Trong quá trình thực tập do còn hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm,
cùng với việc thực hiện đề tài trong thời gian ngắn nên chắc chắn còn rất nhiều sai sót.
Kính xin được sự chỉ dẫn và sự góp ý của Thầy hướng dẫn cùng quý thầy cô trong hội
đồng giám khảo. Rất mọng nhận được sự thông cảm của quý Thầy cô trong hội đồng
giám khảo. Rất mong nhận được sự thông cảm cảm của quý thầy cô và quý công ty
Thiên Nam ( nơi thực tập )
1.2

muc tiêu của đề tài :

1.2.1 Mục tiêu chung :
phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công ty CPĐT&PT Thiên Nam .Từ đó
có cái nhìn chính xác và cụ thể để đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh của công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
Để đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ta đi phân tích
các tỷ suất sau:

-Phân tích doanh thu và các chỉ tiêu có liên quan.
-Phân tích lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.
-Phân tích công tác bảo toàn và phát triển vốn.
-Phân tích tình hình tài chính của công ty.
-Đánh giá nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước.
1.3 phạm vi nghiên cứu đề tài
thời gian: đề tài thực hiện từ ngày 29/3 đến ngày 29/5/2010
không gian: đề tài thực hiện trong phạm vi sản xuất kinh doanh của công ty
CPĐT&PT Thiên Nam khu công nghiệp Đồng An, huyện Thuận An, tỉnh Bình
Dương.
1.4 Cấu trúc của khóa luận:
Đề tài gồm những nội dung sau:
Chương 1: Đặt vấn đề.
Khái quát lí do lựa chọn đề tài nghiên cứu trong phạm vi giới hạn về không
gian và thời gian cùng với cấu trúc luận văn.

2


Chương 2: Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu.
Chương này đưa ra các lí thuyết liên quan đến đề tài, các yếu tố nhân tố ảnh
hưởng đến hoạt động của công ty, các chiến lược, các phương pháp nghiên cứu được
áp dụng trong đề tài.
Chương 3: Khái quát về đặc điểm, tình hình chung của công ty Thiên Nam.
Mô tả một cách tổng quát về công ty từ quá trình hình thành và phát triển cho
đến cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.
Chương 4: Đánh giá tình hình sử dụng vốn của công ty.
Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm .
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
Tổng kết những gì đã nghiên cứu được từ tình hình thực tế của công ty, từ đó

kiến nghị hay đề xuất ý kiến nhằm thúc đẩy tình hình hoạt động của công ty.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

Tên công ty: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển (CTCPĐT&PT ) THIÊN NAM
Tên giao dịch: THIÊN NAM Co., LTD.
Địa chỉ trụ sở chính: khu công nghiệp Đồng An, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Điện thoại: 084-0650-757780
Email:
Website: www.thiennamspinning-vietnam.com
Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số: 4602000048 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh
Bình Dương cấp ngày 28 tháng 04 năm 2000.
Đăng kí thay đổi ngày 13 tháng 10 năm 2005.
Lĩnh vực kinh doanh: sản xuất kinh doanh sợi, hàng may mặc, bông, vải, len, da, kim
khí điện máy, hoá chất, thuốc nhộm ngành dệt, may, máy móc, thiết bị, vật tư ngành
dệt, may mặc, nguyên liệu phục vụ cho ngành dệt, sợi, may công nghiệp.
Phương châm và khẩu hiệu làm việc:
“Tất cả cho chất lượng sản phẩm và sự hài lòng của khách hàng”.
2.1 Sự hình thành và phát triển
Thực hiện định hướng phát huy nội lưc của chính phủ nhằm đáp ứng cho quá trình
hội nhập và phát triển, hưởng ứng chủ trương tăng tốc của ngành dệt may, công ty
Thiên Nam được thành lập từ năm 1990 bởi những cổ đông dày dạn kinh nghiệm về
4


sản xuất kinh doanh ngành dệt may. Ban đầu công ty hoạt động trong lĩnh vực thương

mại, tập trung vào kinh doanh phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp trong ngành dệt
may của Việt Nam.
Tử năm 1996, công ty mở rộng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm
sợi, đây là giai đoạn nền tảng để Thiên Nam thiết lập mạng lưới quan hệ đối tác vững
chắc với nhiều doanh nghiệp dệt may tên tuổi trong và ngoài nước.
Năm 2000, từ quá trình tích luỹ trong kinh doanh hơn 10 năm, công ty Thiên Nam
đã hình thành và triển khai một dự án mang tính dột phá: đầu tư, xây dựng nhà máy sợi
Thiên Nam tại KCN Đồng An, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương trên diện tích 2ha.
Sau hơn một năm xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị, dây chuyền kéo sợi với 24.000
cọc sợi, 5.000 cọc sợi se với tổng số vốn đầu tư hơn 125 tỷ đồng (tương đương 8,2
triệu USD), ngày 06 tháng 04 năm 2002 nhà máy sợi Thiên Nam khánh thành và chính
thức đi vào hoạt động. Giải quyết việc làm ổn thoả cho hàng trăm lao động trong và
ngoài tỉnh, đảm bảo mức sống cho các nhân viên của công ty ngày càng cải thiện đem
lại không ít ngoại tệ cho nhà nước, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tỉnh Bình Dương
đang trên đà phát triển.
Sau bốn năm vận hành thành công nhà máy sợi thứ nhất, tháng 4 năm 2005, công ty
Thiên Nam hình thành dự án xây dựng nhà máy sợi thứ hai, đặt tại khu công nghiệp
dệt may Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương với 36.000 cọc sợi.
2.2 Loại hình và quy mô của công ty Thiên Nam
2.2.1 Loại hình doanh nghiệp
Thiên Nam được hình thành là một công ty cổ phần đầu tư và phát triển theo hình
thức đối vốn – là trong đó sự lien kết các thành viên, hoàn toàn dựa trên sự góp vốn
(đối lập với công ty đối nhân), cách chia lãi gánh nợ và trách nhiệm có giới hạn theo
vốn góp vào công ty.
2.2.2 Quy mô công ty
Hiện tại, công ty Thiên Nam có ba nhà máy với 100.000 cọc sợi sản xuất trên 1400
tấn sợi mỗi tháng. Tổng số vốn đầu tư là 350 tỷ đồng. Công ty đã tạo được việc làm ổn
định cho hơn 1000 công nhân. Theo dự kiến, tháng 10 năm 2010 khi nhà máy thứ tư
được xây dựng xong và đưa vào sản xuất thì số lượng cọc sợi sẽ tăng hơn tới con số
100.000 cọc.

5


2.3 Chức năng – nhiệm vụ
2.3.1 Chức năng
- Sản xuất kinh doanh sợi trong và ngoài nước.
- Mua bán nguyên liệu phục vụ cho ngành dệt, sợi, may công nghiệp.
- Mua bán hàng may mặc, bông, vải, len, dạ, mỹ phẩm, kim khí điện máy, hoá chất,
thuốc nhuộm ngành dệt, may, máy móc, thiết bị, vật tư ngành dệt, may mặc.
2.3.2 Nhiệm vụ
- Công ty thường xuyên mở rộng sản xuất kinh doanh nhằm tăng cường quy mô hoạt
động và tăng doanh thu cho công ty.
- Kinh doanh đúng ngành nghề đăng ki.
- Thực hiện đúng chế độ, chính sách của nhà nước.
- Đảm bảo sự phát triển của công ty và chấp hành đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước
và xã hội.
- Quản lý và sử dụng tốt nguồn nhân lực, vốn và tài sản của công ty. Đồng thời tăng
cường chăm lo và bồi dưỡng giáo dục, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động.

6


2.3.3 BỘ MÁY TỔ CHỨC – QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
SƠ ĐỒ 2.1: BỘ MÁY TỔ CHỨC
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY TNHH
THIÊN NAM

Phòng tài chính
– Kế toán


Phòng Kế hoạch
Kinh doanh Xuất
nhập khẩu

Nhà máy Thiên Nam 1

Phòng kỹ thuật
và đầu tư

Nhà máy Thiên Hưng

Phòng hành
chính – nhân
sự

Nhà máy Thiên Nam 2

2.3.4 Giám đốc: điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trên
mặt pháp lý giám đốc là người có quyền và nghĩa vụ trực tiếp đối với nhà nước.
2.3.4.1 Phòng kế toán – tài chính: đảm nhiệm công tác tài chính.
 Quản lý tổng vốn và việc sử dụng vốn.
 Xây dựng các chiến lược và thực hiện các nghiệp vụ cho hoạt động phát triển
nguồn tài chính cho công ty.
 Cân đối vốn và nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
 Kiểm tra, phổ biến, hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ tài chính kế toán
hiện hành do nhà nước quy định, chịu trách nhiệm các khoản công nợ.
 Tổ chức lưu trữ, bảo quản các tài liệu kế toán.
 Lập kế hoạch về lao động, tiền lương.
 Quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và tồn kho.


7


2.3.4.2 Phòng kế hoạch sản xuất – thống kê và điều độ, vật tư:
 Thiết lập phương án sản xuất căn cứ trên nguồn lực về máy móc thiết bị, nhân
lực, nguyên vật liệu…
 Theo dõi, điều độ công suất hoạt động và lập bảng kế hoạch sản xuất cho các
tổ, bộ phận.
 Thống kê các chỉ tiêu vận hành thiết bị sản xuất của nhà máy. Cập nhật sản
lượng hàng ngày đáp ứng nhu cầu sản lượng để thoả mãn các đơn đặt hàng.
 Quản lý kho: xuất – nhập – tồn kho của nguyên liệu và thành phẩm.
2.3.4.3 Phòng kinh doanh thương mại
 Thiết lập chiến lược tiêu thụ hàng hoá đối với thị trường trong nước và thị
trường xuất khẩu.
 Tìm kiếm khách hàng.
 Kinh doanh những sản phẩm cùng ngành.
2.3.4.4 Phòng xuất nhập khẩu:
 Nhập các loại nguyên vật liệu, phụ liệu, thiết bị, máy móc phục vụ cho sản xuất
của công ty.
 Thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu sản phẩm của công ty.
 Cập nhật cơ chế XNK, chính sách thuế ( nhất là những chính sách liên quan đến
lĩnh vực hoạt động của công ty), tình hình biến động của thị trường XNK trên
thị trường trong và ngoài nước.
2.3.4.5 Phòng kỹ thuật:
 Thực hiện các công tác chuyên môn để đảm bảo duy trì vận hành tốt hệ thống
thiết bị phục vụ sản xuất.
 Nghiên cứu, thiết lập các điều kiện để ứng dụng công nghệ sản xuất tối ưu vào
điều kiện của công ty.
 Thực hiện các biện pháp kiểm tra, đào tạo, nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán

bộ kỹ thuật và công nhân sản xuất của công ty.

8


2.3.4.6 Phòng hành chính – nhân sự:
 Giải quyết các vấn đề của nhân viên lao động sản xuất. Chấm công.
 Thực hiện các công việc phục vụ cho hoạt động của toàn công ty như tiếp nhận,
chuyển phát các giấy tờ, văn bản, thư tín, hồ sơ, tài liệu…tổ chức các cuộc họp
lưu trữ hồ sơ, quản lý con dấu.
 Phụ trách vấn đề tuyển dụng khi có lệnh của ban giám đốc, quản lý nhân sự.
Phối hợp cùng các phòng ban khác đề ra kế hoạch về nhân sự.
 Công đoàn: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…
2.3.4.7 Phòng hỗ trợ sản xuất:
Chuẩn bị nguyên liệu, nhân công, điều kiện về máy móc, nguồn điện, bảo trì, sẵn
sàng các trang thiết bị khác để thực hiện công tác sản xuất sợi các loại. Đóng gói sản
phẩm sau khi hoàn tất quá trình sản xuất, lưu kho, sẵn sang công tác xuất kho cung
ứng cho khách hàng. Lập tiêu chuẩn kỹ thuật cho sản phẩm của từng công đoạn, từng
loại sản phẩm. Kiểm tra chất lượng của sản phẩm ở tất cả các công đoạn nhằm kiểm
soát chất lượng thành phẩm của công ty sản xuất ra có chất lượng cao.
2.3.4.8 Cơ sở vật chất kỹ thuật
Hiện nay, công ty đã xây dựng được 3 nhà xưởng với quy mô khá lớn. Hơn nữa ban
giám đốc luôn chú trọng vào việc trang bị máy móc hiện đại được nhập từ nhiều nước
trên thế giới như máy xé kiện (Đức), máy tách lọc đa năng (Đức), máy ghép, máy chải
kỹ (Nhật), máy thô (Trung Quốc), máy con (Ấn Độ), máy se (Hàn Quốc), máy ống
(Ý)…
Để đảm bảo thực hiện chiến lược vì mục tiêu chất lượng, công ty đã thiết lập phòng
kiểm tra chất lượng (KCS) với đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản và
được trang bị máy thí nghiệm sợi USTER-5 và USTER AFIS PRO hiện đại. Phòng kỹ
thuật của công ty được phụ trách bởi những kỹ sư chuyên ngành hàng đầu của Việt

Nam về công nghệ và thiết bị sợi.
Ngoài ra công ty còn trang bị một hệ thống nhà kho rộng rãi và liên hoàn với nhiều
xe nâng hiện đại của Nhật để phục vụ cho nhu cầu sản xuất.

9


2.5 Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
2.5.1 Kết quả hoạt động kinh doanh
Nhà máy sợi Thiên Nam 1 được xây dựng và đi vào hoạt động với số vốn 150 tỷ
đồng. Sau 4 năm làm ăn có hiệu quả, nhà máy thứ hai ra đời có số vốn ban đầu là 200
tỷ đồng. Như vậy hiện tại, tổng số vốn điều lệ của công ty hiện nay là 350 tỷ đồng
(tương đương với 23 triệu USD), trong đó có 30% là vốn góp của các cổ đông và 70%
là vốn vay của Ngân hàng Công Thương.
Với lượng vốn lớn và cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ hiện đại, cộng với nguồn
nhân lực làm việc có hiệu quả nên hàng năm công ty đã đem về được một lượng doanh
thu lớn, luôn đạt trên 100 tỷ đồng (phụ lục). Đặc biệt trong năm 2006, tổng doanh thu
của Thiên Nam đã đạt trên 180 tỷ đồng Việt Nam.
2.5.2 Địa bàn kinh doanh
Sản phẩm sợi của công ty được bán trong nội địa khoảng 45% và xuất khẩu được
55%. Những thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là các nước Châu Á như Hàn
Quốc, Đài Loan, Malaysia…
2.5.3 Phương thức kinh doanh
Công ty Thiên Nam chủ yếu kinh doanh theo phương thức mua bông và xơ từ các
công ty trong nước và nhập khẩu từ các nước trên thế giới như Thái Lan, Colombia,
Ấn Độ… Từ nguồn nguyên liệu đó, công ty sàng lọc và chế biến ra các loại sợi như
TC (với thành phần chủ yếu là 65% Polyester cộng với 35% Cotton và một số phụ
liệu), CVC (Thành phần chính là 60% Cotton và 40% Polyester). Những sản phẩm này
sẽ được bán trong nội địa khoảng 60%, còn lại sẽ được xuất khẩu tại chỗ hoặc xuất
khẩu trực tiếp.

2.6 Đánh giá chung
2.6.1 Thuận lợi
 Sự lãnh đạo, điều hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả của Ban giám đốc,
cộng với sự cố gắng của tất cả công nhân viên trong công ty đã đảm bảo thực
hiện tốt các hợp đồng về chất lượng cũng như số lượng tạo uy tín và chỗ đứng
vững chắc cho công ty trên thị trường.
 Chính sách nhà nước có nhiều hỗ trợ tạo ra nhiều thuận lợi như khuyến khích
đầu tư, ưu đãi, hỗ trợ vốn vay…
10


2.6.2. Khó khăn
Bên cạnh một số thuận lợi, Công ty Thiên Nam cũng gặp phải những khó khăn nhất
định như: vốn có hạn, hợp đồng gấp rút, thiếu nguyên phụ liệu, giá tăng…Và hiện nay
giá xơ đang không ổn định do ảnh hưởng của giá dầu thế giới đã gây khó khăn trong
việc nhận đơn hàng cho kế hoạch sắp tới. Hơn nữa hoạt động tiếp thị của công ty còn
yếu, phần lớn các đơn đặt hàng là từ những khách hàng cũ.
2.6.3. Định hướng phát triển của doanh nghiệp
Hiện tại, hoạt động sản xuất kinh doanh của Thiên Nam đang rất ổn định, sản phẩm
của Công ty vừa qua đa số phục vụ cho khách hàng trong nước, hoặc gián tiếp xuất
khẩu tức khách hàng mua sợi của Thiên Nam và xuất bán cho nước ngoài. Năm 2005,
xuất khẩu chỉ đạt trị giá trên 44.272 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 28.19% trong tổng
doanh thu. Nhưng qua năm 2006, công ty nâng cao năng lực sản xuất lên trên 100.000
cọ sợi làm tăng sản lượng lên 16.200 tấn sợi/năm. Hiện nay, lượng hàng xuất khẩu của
Thiên Nam ra nước ngoài đã tăng gấp đối, chiếm khoảng 50% lượng sợi được sản xuất
ra. Trong những năm sắp tới định hướng mục tiêu của công ty là đẩy mạnh sản xuất,
nâng khối lượng hàng xuất khẩu lên 70% và bán nội địa 30% trong tổng sản lượng sợi.
Trong tháng 10 năm 2010 này, nhà máy sợi Thiên Nam thứ tư ra đời sẽ cung cấp
thêm một lượng hàng lớn cho xuất khẩu nhờ đó thị trường xuất khẩu của công ty sẽ
ngày càng mở rộng tạo thêm nhiệu lợi nhuận cho công ty. Bên cạnh việc củng cố

những khách hàng ở các thị trường xuất khẩu cũ, công ty còn đang có kế hoạch tiếp
cận các thị trường tiềm năng như: Nhật Bản, Philipine, Singapore, Brazil…

11


Bảng 2.1 : Tình hình nhập một số NVL qua 2 năm 2008- 2009
ĐVT: Tấn
Nguyên vật liệu

ĐVT

năm 2008

năm 2009

chênh lệch

+/-∆

%

Bông

Tấn

1658

2619.6


961.6

58.25



Tấn

1372

2318.9

946.9

69.25

Viscose

Tấn

1497

2290.4

793.4

53.7

Phòng : TTTH
Nhìn chung về số lượng nguyên vật liệu năm 2009 tăng hơn so với năm 2008, ta nhận

thấy nhu cầu về nguyên vật liệu của công ty ngày một gia tăng nhằm đáp ứng nhu cầu
sản suất hàng hóa phục vụ thị trường . nguyên vật liệu tăng mạnh nhất là Bông.
2.7 Tình hình sử dụng lao động:
Lao động là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất. sử dụng tốt nguồn lao động ,
và thời gian lao động , tận dụng hết khả năng lao động kỹ thuật của người lao động, là
một yếu tố hết sức quan trọng làm tăng khối lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, hạ
giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

12


Bảng 2.2 : tình hình lao động tại công ty năm 2009
ĐVT:Người
Chỉ tiêu

số lượng tỷ trọng(%)

Tổng số lao động

1296

100

Lao động trực tiếp

1147

88.5

Lao động gián tiếp


149

11.5

Theo quy mô:

theo giới tính :
Nam

908

70.10

Nữ

388

29.90

Đại học

96

7.4

Trung học chuyên nghiệp

204


15.75

Phổ thông

996

76.85

Theo trình độ

Nguồn: phòng hành chánh nhân sự
Nhận xét:
Theo giới tính,là công việc tương đối nặng nhọc nên đại bộ phận ở đây là lao
động nam chiếm tỷ lệ 70.10% và nữ là 29.9%
Theo trình độ, lao động phổ thông chiếm số lượng cao nhất 996 người tương
ứng 76.85%. Vì đây là công việc không đòi hỏi trình độ cao nên cấp độ phổ thông
chiếm ưu thế là hợp lý .Số cán bộ công nhân viên tốt nghiệp đại học là 94 người chiếm
7.4%. hầu hết số người tốt nghiệp đại học đang nắm những vị trí then chốt của công ty.
Số lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhất 76,85%.
Theo quy mô lao động trực tiếp cũng chính là lao động phổ thông chiếm tỷ lệ
76.85%, tương đương với 996 người.
Để thấy rõ hơn tình hình lao động của công ty tăng giảm như thế nào qua hai
năm 2008- 2009 và mức độ ảnh hưởng của nó lên tình hình sản xuất kinh doanh của
công ty, chúng ta sẽ phân tích kỹ hơn trong phần nội dung nghiên cứu chính.

13


×