Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY TIÊU VÀ CÂY ĐIỀU TẠI THỊ TRẤN GIA RAY, HUYỆN XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (734.22 KB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY TIÊU VÀ CÂY
ĐIỀU TẠI THỊ TRẤN GIA RAY, HUYỆN XUÂN LỘC,
TỈNH ĐỒNG NAI

TRẦN THỊ BÍCH LUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Hiệu Quả
Kinh Tế của Cây Tiêu và Cây Điều Tại Thị Trấn GiaRay, Huyện Xuân Lộc, Tỉnh
Đồng Nai” do Trần Thị Bích Luyên, sinh viên khóa 32, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã
.

bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

Người hướng dẫn
Trần Đức Luân
(Ký tên)

Ngày


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên con xin gởi lời cảm ơn sâu sắc và tri ân đến bố mẹ, những người đã có
công sinh thành, dưỡng dục cho con có được như ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể thầy cô trường Đại Học Nông Lâm, đặc biệt
là thầy cô khoa kinh tế, là những người đã cung cấp những kiến thức quý báu cho tôi
có đủ hành trang tự tin bước vào đời.
Xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Trần Đức Luân, người đã quan tâm, giúp đỡ,
nhắc nhở tôi trong suốt thời gian làm đề tài tốt nghiệp.
Trong thời gian thực tập thu thập số liệu tại thị trấn, tôi đã nhận được sự giúp

đỡ vô cùng quý báu của ban lãnh đạo thị trấn Gia Ray, đã cung cấp cho tôi những tài
liệu vô cùng quý giá để hoàn thành đề tài tốt nghiệp, tôi xin chân thành cảm ơn.
Đề tài tốt nghiệp không thể hoàn thành một cách tốt đẹp nếu không có sự giúp
đỡ của bạn bè, xin chân thành cảm ơn các bạn lớp kinh tế 32, những người bạn luôn
bên cạnh tôi. Gửi lời cảm ơn tới anh Văn Minh Khoan, người đã giúp đỡ tôi rất nhiều
trong quá trình tôi thực hiện đề tài này.
Một lần nữa xin gởi đến mọi người lòng biết ơn sâu sắc nhất.

Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
TRẦN THỊ BÍCH LUYÊN


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN THỊ BÍCH LUYÊN. Tháng 7 năm 2010. “Phân Tích Hiệu Quả Kinh
Tế của Cây Tiêu và Cây Điều Tại Thị Trấn GiaRay, Huyện Xuân Lộc, Tỉnh Đồng
Nai”.
TRAN THI BICH LUYEN. JULY 2010. “Analysis Economy Efficiency of
Piperaceae and Cashew Tree in Gia Ray Town, Xuan Loc District, Dong Nai
Province”.
Việc lựa chọn loại cây trồng thích hợp với từng hộ gia đình nói riêng và từng
địa phương nói chung đang là vấn đề đang được quan tâm, khi mà người nông dân
đang không biết lựa chọn loại cây nào cho phù hợp và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Vì thế, người nông dân không biết có nên đầu tư hay không hay là trồng rồi lại phá bỏ
để trồng cây khác. Đề tài nhằm phân tích hiệu quả kinh tế của cây tiêu và cây điều là
hai loại cây trồng được trồng khá nhiều tại thị trấn Gia Ray. Nguồn số liệu phân tích
chủ yếu dựa vào việc điều tra trực tiếp 2 nhóm hộ: 30 hộ trồng tiêu và 30 hộ trồng
điều. Thông qua việc tìm hiểu thực trạng sản xuất tiêu và sản xuất điều tại thị trấn Gia
Ray. Phân tích hiệu quả kinh tế của cây tiêu và cây điều tại địa phương bằng các chỉ
tiêu kinh tế NPV – IRR – PP và phân tích độ nhạy. Kết quả nghiên cứu cho thấy

NPV15,39% tiêu

=103.829.624

>

NPV15,39% điều = 16.391.937

IRR tiêu

= 30%

>

IRR điều

= 29%

PP tiêu

= 5 năm 8 tháng

<

PP điều

= 6 năm 9 tháng

Qua so sánh các chỉ tiêu kinh tế trên và phân tích độ nhạy cho thấy cây tiêu
mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cây điều. Từ đó việc chuyển đổi qua trồng tiêu ở địa

phương sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho các nông hộ. Cần phải có những
chính sách cụ thể để hỗ trợ người dân mạnh dạn chuyển đổi sang trồng tiêu như các
chính sách hỗ trợ về giống mới, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây tiêu, các hỗ trợ về vốn
sản xuất từ các quỹ tín dụng địa phương và ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn tại địa phương, tổ chức khuyến nông thường xuyên tổ chức tập huấn và vận động
người nông dân tham gia tích cực nhằm mang lại hiệu quả cao.

iv


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. xi
DANH MỤC PHỤ LỤC .............................................................................................. xii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................4
1.3. Nội dung nghiên cứu.............................................................................................4
1.4. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................4
1.4.1. Phạm vi thời gian ...........................................................................................4
1.4.2. Phạm vi không gian........................................................................................4
1.5. Cấu trúc đề tài .......................................................................................................4
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ...........................................................................................6
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu..........................................................................6
2.2. Điều kiện tự nhiên của thị trấn GiaRay, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai...........7
2.2.1. Vị trí địa lý và địa hình ..................................................................................7
2.2.2. Thời tiết – khí hậu ..........................................................................................8
2.2.3. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên ..................................................................8

2.3. Điều kiện kinh tế ...................................................................................................9
2.3.1. Cơ cấu kinh tế ................................................................................................9
2.3.2. Cơ cấu cây trồng ..........................................................................................12
2.3.3. Chăn nuôi .....................................................................................................12
2.4. Điều kiện xã hội ..................................................................................................13
2.4.1. Tình hình dân số và lao động .......................................................................13
2.4.2. Tình hình giáo dục và y tế ............................................................................14
2.5. Những thuận lợi và khó khăn đang tồn tại trên địa bàn ......................................14
2.5.1. Thuận lợi ......................................................................................................14
2.5.2. Khó khăn ......................................................................................................14
v


CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................15
3.1. Sơ lược về nguồn gốc và sự phát triển của cây tiêu và cây điều ........................16
3.1.1. Cây tiêu ........................................................................................................16
3.1.2. Cây điều .......................................................................................................19
3.2. Cơ sở lý luận về các chỉ tiêu kinh tế ...................................................................20
3.2.1. Kết quả sản xuất ...........................................................................................20
3.2.2. Hiệu quả kinh tế ...........................................................................................21
3.2.3. Hiện giá thuần (NPV – Net Present Value) .................................................22
3.2.4. Suất chiết khấu (r) ........................................................................................23
3.2.5. Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ của dự án (IRR- Internal Rate of Return) .........23
3.2.6 Thời gian hòa vốn (PP – Payback Period) ....................................................23
3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................24
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................24
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................25
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................28
4.1. Tình hình sản xuất tiêu và điều ở Việt Nam .......................................................28
4.1.1. Sản lượng và thị trường xuất khẩu tiêu của Việt Nam.................................28

4.1.2. Sản lượng và thị trường xuất khẩu điều của Việt Nam ................................31
4.2. Thực trạng và tình hình sản xuất tại địa phương ................................................34
4.2.1. Thực trạng biến động diện tích, năng suất của cây tiêu và cây điều............34
4.2.2. Thực trạng biến động về giá.........................................................................35
4.2.3. Giá trị sản lượng của cây tiêu và cây điều ...................................................36
4.3. Tổng quan về đặc điểm mẫu điều tra ..................................................................37
4.3.1. Lao động.......................................................................................................37
4.3.2. Trình độ học vấn ..........................................................................................38
4.3.3. Quy mô đất trồng tiêu và trồng điều của các hộ điều tra .............................39
4.3.4. Nguồn vốn và nguồn giống sản xuất của các nông hộ trong điều tra ..........40
4.3.5. Tình hình tham gia khuyến nông và nhận xét của các hộ điều tra ...............41
4.3.6. Nguyện vọng hiện tại của các nông hộ điều tra ...........................................42
4.3.7. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các nông hộ điều tra năm 2009 ................45
4.4. Kết quả - hiệu quả, bảng ngân lưu của cây tiêu ..................................................45
vi


4.4.1. Chi phí đầu tư cho 1 ha tiêu thời kỳ KTCB .................................................45
4.4.2. Chi phí đầu tư cho 1 ha tiêu thời kỳ kinh doanh ..........................................46
4.4.3. Doanh thu của 1 ha tiêu thời kỳ kinh doanh ................................................48
4.4.4. Các chỉ số NPV – IRR – PP của 1 ha tiêu ...................................................49
4.4.5. Phân tích độ nhạy sự ảnh hưởng của giá và năng suất đến NPV và IRR của
1 ha tiêu ..................................................................................................................50
4.4.6. Kết quả - hiệu quả của 1 ha tiêu thời kì KD.................................................52
4.4.7. Phân tích độ nhạy của lợi nhuận và thu nhập ảnh hưởng bởi giá và năng
suất tiêu ..................................................................................................................53
4.5. Kết quả - hiệu quả, bảng ngân lưu của cây điều .................................................53
4.5.1. Chi phí đầu tư cho 1 ha điều thời kỳ KTCB ................................................53
4.5.2. Chi phí đầu tư cho 1 ha điều thời kỳ kinh doanh .........................................55
4.5.3. Doanh thu của 1 ha điều thời kỳ kinh doanh ...............................................55

4.5.4. Các chỉ số NPV – IRR – PP của 1 ha điều...................................................56
4.5.5. Phân tích độ nhạy của NPV và IRR theo giá và năng suất ..........................58
4.5.6. Kết quả - hiệu quả của 1 ha điều thời kỳ kinh doanh...................................60
4.5.7. Phân tích độ nhạy của lợi nhuận và thu nhập ảnh hưởng bởi giá và năng
suất Điều.................................................................................................................61
4.6. So sánh các chỉ tiêu giữa cây tiêu và cây điều ....................................................61
4.6.1. So sánh các chỉ tiêu NPV – IRR – PP ..........................................................62
4.6.2. So sánh các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất .........................................................62
4.7. Phân tích ma trận SWOT ....................................................................................63
4.7.1. Điểm mạnh bên trong (Strength) .................................................................63
4.7.2. Điểm yếu (Weakness) ..................................................................................63
4.7.3. Cơ hội (Opportunity)....................................................................................64
4.7.4. Thách thức (Threats) ....................................................................................64
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................67
5.1. Kết luận ...............................................................................................................67
5.2. Kiến nghị.............................................................................................................67
5.2.1. Đối với nông dân ..........................................................................................67
5.2.2. Đối với chính quyền địa phương..................................................................68
vii


TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo Vệ Thực Vật

CN


Công Nghiệp
viii


DT

Diện Tích

ĐVT

Đơn Vị Tính

IRR

Tỷ Suất Thu Hồi Vốn Nội Bộ

KTCB

Kiến Thiết Cơ Bản

KD

Kinh Doanh

NPV

Hiện Giá Thu Nhập Thuần

PP


Thời Gian Hòa Vốn

TĐHV

Trình Độ Học Vấn

THCS

Trung Học Cơ Sở

THPT

Trung Học Phổ Thông

TMDV

Thương Mại Dịch Vụ

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

VĐT XDCB

Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Cơ Cấu Giá Trị Sản Xuất Của Thị Trấn Trong 2 Năm 2008 - 2009 ............10
Bảng 2.2. Cơ Cấu Các Loại Cây Trồng Của Thị Trấn Gia Ray Năm 2009 ..................12

ix


Bảng 2.3. Tình Hình Vật Nuôi Trong 2 Năm 2008 – 2009 ..........................................12
Bảng 2.4. Tình Hình Dân Số và Lao Động của Thị Trấn Gia Ray ...............................13
Bảng 4.1. Thị Trường Xuất Khẩu Chính của Hạt Tiêu Việt Nam Tháng 01/2009 .......30
Bảng 4.2. Thị Trường Xuất Khẩu Hạt Điều của Việt Nam 9 Tháng 2009 ...................32
Bảng 4.3. Lao Động và Giới Tính Tham Gia Sản Xuất Tiêu và Điều Của Các Hộ .....37
Bảng 4.4. TĐHV Của Lao Động Tham Gia Sản Xuất Tiêu và Điều Của Các Hộ .......38
Bảng 4.5. Quy Mô Đất Trồng Tiêu và Điều Của Các Hộ Điều Tra ..............................39
Bảng 4.6. Nguồn Vốn Sản Xuất Của Các Nông Hộ Điều Tra ......................................40
Bảng 4.7. Nguồn Giống Sản Xuất Của Các Nông Hộ Điều Tra ..................................40
Bảng 4.8. Nguyện Vọng của Người Nông Dân.............................................................43
Bảng 4.9. Nguyện Vọng Chuyển Đổi Cây Trồng của Các Hộ Trồng Tiêu và Điều .....43
Bảng 4.10. Hình Thức Tiêu thụ Sản Phẩm Tại Các Hộ Điều Tra .................................45
Bảng 4.11. Chi Phí Đầu Tư cho 1 Ha Tiêu Thời Kỳ KTCB .........................................45
Bảng 4.12. Chi Phí Đầu Tư cho 1 Ha Tiêu Thời Kỳ Kinh Doanh ................................46
Bảng 4.13. Doanh Thu của 1 Ha Tiêu Thời Kỳ Kinh Doanh........................................48
Bảng 4.14. Chiết Tính NPV – IRR – PP của 1 Ha Tiêu................................................49
Bảng 4.15. Phân Tích Độ Nhạy của NPV theo Giá và Năng Suất của Tiêu .................50
Bảng 4.16. Phân Tích Độ Nhạy của IRR theo Giá và Năng Suất của Tiêu ..................51
Bảng 4.17. Kết Quả - Hiệu Quả Trung Bình/Năm của 1 Ha Tiêu ................................52
Bảng 4.18. Phân Tích Độ Nhạy của Lợi Nhuận theo Giá và Năng Suất Tiêu ..............53
Bảng 4.19. Phân Tích Độ Nhạy của Thu Nhập theo Giá và Năng Suất Tiêu ...............53
Bảng 4.20. Chi Phí Đầu Tư cho 1 Ha Điều Thời Kỳ KTCB .........................................54
Bảng 4.21. Chi Phí Đầu Tư cho 1 Ha Điều Thời Kỳ Kinh Doanh ................................55
Bảng 4.22. Doanh Thu của 1 Ha Điều Thời Kỳ Kinh Doanh .......................................55
Bảng 4.23. Chiết Tính NPV – IRR – PP của 1 Ha Điều ...............................................56
Bảng 4.24. Phân Tích Độ Nhạy của NPV theo Giá và Năng Suất Điều .......................58
Bảng 4.25. Phân Tích Độ Nhạy của IRR theo Giá và Năng Suất Điều ........................59

Bảng 4.26. Kết Quả - Hiệu Quả Trung Bình/Năm của 1 Ha Điều ................................60
Bảng 4.27. Phân Tích Độ Nhạy của Lợi Nhuận theo Giá và Năng Suất Điều..............61
Bảng 4.28. Phân Tích Độ Nhạy của Thu Nhập theo Giá và Năng Suất Điều ...............61
Bảng 4.29. So Sánh các Chỉ Tiêu NPV – IRR – PP ......................................................62
x


Bảng 4.30. So Sánh các Chỉ Tiêu Hiệu Quả Sản Xuất ..................................................62

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Cơ Cấu GDP Theo Ngành Kinh Tế Năm 2009 .............................................11
Hình 3.1. Phân Tích Ma Trận SWOT............................................................................25
Hình 4.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tiêu của VN từ năm 2006 – 2009 ..........29
Hình 4.2. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu điều của VN từ năm 2001 – 2009 .........32
xi


Hình 4.3. Biến Động về Diện Tích Trồng Tiêu và Trồng Điều Qua Các Năm ............34
Hình 4.4. Biến Động về Năng Suất Trồng Tiêu và Trồng Điều Qua Các Năm ............35
Hình 4.5. Biến Động Giá Tiêu và Giá Điều Qua Các Năm ..........................................35
Hình 4.6. Giá Trị Sản Lượng Cây Tiêu và Cây Điều Trong, 2008 - 2009....................36
Hình 4.7. Tình Hình Tham Gia Khuyến Nông của Các Hộ Trồng Tiêu .......................41
Hình 4.8. Tình Hình Tham Gia Khuyến Nông của Các Hộ Trồng Điều ......................42
Hình 4.9. Nhận Xét của các Hộ Về Hiệu Quả Kinh Tế của Cây Tiêu và Cây Điều .....44

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng câu hỏi điều tra nông hộ trồng tiêu
Phụ lục 2. Bảng câu hỏi điều tra nông hộ trồng điều


xii


xiii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong chiến lược phát triển kinh tế quốc dân, nông nghiệp và nông thôn đang là
mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước.Việc khai thác thế mạnh của vùng là
thực sự cần thiết, mỗi địa phương nên tập trung sản xuất những loại cây, con có lợi thế
của mình nhằm hạ giá thành nâng cao chất lượng và tăng khả năng cạnh tranh của sản
phẩm. Đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
Nước ta hiện là nước xuất khẩu hạt tiêu số 1 thế giới, chiếm hơn 50% thị phần
mặt hàng này trên toàn cầu. Sản lượng hạt tiêu thế giới được dự báo sẽ tiếp tục giảm
15 – 20%, do diện tích hồ tiêu đang bị thu hẹp cộng với thời tiết bất lợi và dịch bệnh
lan rộng tại nhiều nước xuất khẩu lớn. Trong tình hình như vậy, giá hạt tiêu xuất khẩu
của Việt Nam liên tục tăng cao trong thời gian gần đây. Những yếu tố này sẽ là cơ sở
để giá hạt tiêu sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới (Hiệp hội điều Việt Nam).
Nhưng vấn đề tồn tại của ngành hồ tiêu hiện nay là tính ổn định trong chất
lượng sản phẩm và việc đầu tư để tăng cường chất lượng còn chưa thỏa đáng. Trong
khi đó, mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân còn yếu và lỏng lẻo. Với giá tiêu
cao như hiện nay, nông dân gặp thuận lợi nhưng khi hạt tiêu mất giá, nông dân đua
nhau phá bỏ, còn khi được giá, lại đổ xô trồng, mở rộng diện tích. Ngành hồ tiêu Việt
Nam vẫn đang đứng trước nhiều vướng mắc đó là sản xuất hồ tiêu còn theo hướng nhỏ
lẻ, chưa có quy mô, việc tìm kiếm và phát triển thị trường tiêu thụ còn thiếu tính chủ
động, do đó dẫn đến giá cả không ổn định. Vì vậy, rủi ro là điều không thể tránh khỏi.
Bên cạnh cây tiêu thì cây điều đã khẳng định ưu thế trong việc cung cấp sản

phẩm hạt, dầu và nguyên liệu gỗ, củi cho nhu cầu của con người. Hạt điều có giá trị
xuất khẩu, cây điều có khả năng sinh trưởng bình thường trên các loại đất xấu mà
nhiều loài cây trồng khác không phát triển được, góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc


và bảo vệ môi trường.Theo Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas), diện tích cây điều của
nước ta vào khoảng 400.000 ha trong đó có khoảng 300.000 ha đang thu hoạch,giảm
30.000 ha so với vụ điều năm 2008. Do từ những tháng đầu năm 2009, những đợt mưa
trái mùa đã làm cho trên 100.000 ha cây điều ở các tỉnh Bình Phước, Bình Dương,
Đồng Nai, Tây Ninh… bị nhiễm bệnh, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất (bình quân chỉ
từ 200 đến 500 kg trái/ha) làm cho sản lượng điều thô năm nay dự kiến sẽ sụt giảm
nhiều so với các năm trước. Mặt khác, nguyên nhân sụt giảm diện tích cũng là do giá
vật tư nông nghiệp những năm gần đây tăng cao trong khi giá mua hạt điều lại giảm
xuống khá thấp làm cho nhiều hộ trồng điều bị lỗ. Năng suất điều bình quân hiện nay
chỉ đạt khoảng 1 tấn/ha, giá bán điều thô tại vườn của nông dân chỉ vào khoảng bằng
chi phí đầu tư nên người nông dân hầu như không thu được lợi nhiều từ vườn điều.
Hiện tại, nhu cầu tiêu thụ điều đang tăng trở lại cùng với sự phục hồi của kinh tế thế
giới. Đặc biệt, với tác dụng tốt cho sức khoẻ, không chứa nhiều cholesterol và rất tốt
cho những người trên 40 tuổi, khiến cho nhu cầu tiêu thụ hạt điều tại các nước phát
triển cũng như các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan… được
dự báo sẽ ngày càng tăng. Đây cũng chính là một trong những yếu tố giúp giá nhân
điều sẽ còn tăng thêm trong thời gian tới, khi mà những tín hiệu tích cực về sự phục
hồi của kinh tế Mỹ và kinh tế thế giới ngày càng rõ nét hơn.
Với những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các cây công nghiệp đặc biệt
là cây tiêu và điều thì Việt Nam có đủ khả năng cung cập một lượng lớn hạt tiêu, điều
cho thị trường. Nhưng vấn đề là cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù
hợp với điều kiện thực tế của từng vùng, đảm bảo hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp
tại các vùng, việc phát triển chưa được hoàn thiện nên cũng không tránh khỏi tình
trạng chạy theo thị hiếu trước mắt, thay đổi cơ cấu cây trồng theo cảm tính nên đã gặp
không ít khó khăn trong sản xuất, hoặc chưa tính toán được cây trồng nào sẽ đem lại

hiệu quả cao và phù hợp với từng vùng hơn để tiến hành đi vào ổn định sản xuất.
Đồng Nai là một tỉnh thuộc Đông Nam Bộ phát triển các loại cây công nghiệp:
tiêu, điều, cà phê, cao su,…với diện tích và năng suất lớn góp phần nâng cao đời sống
người dân và phát triển kinh tế vùng. Diện tích hồ tiêu của Đồng Nai lớn thứ hai trong
cả nước (chỉ sau tỉnh Bình Phước) với hơn 7.000 ha, hàng năm cung cấp ra thị trường
gần 13.000 tấn tiêu hạt, trong đó trên 95% sản lượng tiêu xuất khẩu. Tuy nhiên, đa số
2


các nhà vườn trồng tiêu ở Đồng Nai vẫn đang canh tác theo phương pháp truyền
thống, chưa chú trọng vấn đề đảm bảo chất lượng nên giá trị xuất khẩu chưa cao. Theo
đánh giá của các kỹ sư nông nghiệp, cây tiêu của Đồng Nai vẫn đang gặp nguy cơ lớn
là nhiều diện tích bị bệnh chết nhanh, chết chậm; có những năm bệnh này đã làm chết
300 - 400 ha tiêu. Song về chất lượng tiêu hiện nay vẫn đáng lo ngại do các nhà vườn
chưa quan tâm đầu tư kỹ thuật đúng mức và sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún chưa theo
quy trình chung; khâu bảo quản sau thu hoạch còn rất nhiều bất cập gây thiệt hại cho
nông dân hàng chục tỷ đồng. (Thông Tấn Xã Việt Nam 21/05/2009)
Đồng Nai có diện tích trồng điều khoảng 50.648 ha. Năng suất bình quân hiện
đạt: 12,75 tạ/ha. Lợi nhuận bình quân của người trồng đều ước đạt 6 triệu – 8 triệu
đồng/ ha. Mặc dù lợi nhuận của cây điều là không cao so với một số cây trồng khác
trên địa bàn tỉnh nhưng đây là cây có khả năng phát triển tốt trên vùng đất xám bạc
màu, và những vùng không chủ động được nước tưới. Năm 1990, diện tích điều trên
địa bàn toàn tỉnh là 20.500 ha. Tuy nhiên, trong những năm gần đây diện tích điều
đang giảm rất nhanh do một số nguyên nhân như: giá cả đầu vào trong những năm gần
đây ở mức cao, hiệu quả kinh tế không cao, một số vườn đã hết thời kỳ khai thác và
nhiều nông dân muốn chuyển đổi cây trồng khác.
Hiện nay, trên toàn tỉnh có 16 đơn vị thu mua và chế biến hạt điều xuất khẩu.
Thị trường xuất khẩu hiện nay đang không ngừng mở rộng ra 40 quốc gia của 5 châu
lục, … Đây cũng là thế mạnh cho cây điều của tỉnh Đồng Nai phát triển.
Thị trấn RaGiay, huyện Xuân Lộc cũng không nằm ngoài những thực trạng

trên. Người dân đôi khi phải đứng trước những sự lựa chọn khó khăn khi phải lự chọn
loại cây trồng nào để trồng để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất và thay thế các vườn
cây đã chết hoặc hết thời kỳ khai thác.
Tất cả những lý do trên, được sự đồng ý của khoa Kinh Tế, trường đại học
Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, với sự tận tình hướng dẫn của thầy Trần Đức Luân và sự
cho phép của UBND thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Tôi quyết định
thực hiện nghiên cứu với đề tài “Phân Tích Hiệu Quả Kinh Tế của Cây Tiêu và
Cây Điều Tại Thị Trấn GiaRay, Huyện Xuân Lộc, Tỉnh Đồng Nai”.

3


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu tình hình thực tế để phân tích, ứng dụng một số chỉ tiêu
kinh tế cùng với phân tích độ nhạy từng chỉ tiêu nhằm:
- Tìm hiểu thực trạng sản xuất tiêu và sản xuất điều tại thị trấn Gia Ray.
- Phân tích hiệu quả kinh tế của cây tiêu và cây điều tại địa phương.
- So sánh hiệu quả kinh tế giữa cây tiêu và cây điều.
- Đề xuất một số giải pháp khắc phục những mặt hạn chế nhằm phát triển cây
tiêu và cây điều có hiệu quả hơn trong thời gian tới tại địa phương.
1.3. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ, sự biến động giá của hạt tiêu và hạt
điều ở địa phương.
- Xác định kết quả, hiệu quả đạt được trên một ha tiêu tại các nông hộ.
- Xác định kết quả, hiệu quả đạt được trên một ha điều tại các nông hộ.
- So sánh hiệu quả kinh tế giữa một ha tiêu và một ha điều tại địa phương.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Phạm vi thời gian
Khóa luận thực hiện từ 01/4/2010 – 30/06/2010
1.4.2. Phạm vi không gian

Kkhóa luận thực hiện tại thị trấn GiaRay, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
1.5. Cấu trúc đề tài
Luận văn gồm 5 chương, gồm có:
Chương 1: Mở đầu
Chương 1 đề cập đến lí do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, và một số giới hạn
về không gian, thời gian trong quá trình nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan
Chương 2 mô tả tổng quan về tài liệu nghiên cứu và đặc trưng của địa điểm
nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, … và những thuận lợi và khó khăn
đang tồn tại trên địa bàn.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu

4


Chương 3 giới thiệu những khái niệm chung, phương pháp phân tích xử lí số
liệu, Sơ lược về nguồn gốc và sự phát triển của cây tiêu và cây điều, cơ sở lý luận về
các chỉ tiêu kinh tế, phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Đây là phần nội dung chính của khóa luận, gồm có: Tình hình sản xuất tiêu và
điều ở Việt Nam, thực trạng và tình hình sản xuất tại địa phương, đặc điểm mẫu điều
tra, kết quả - hiệu quả, bảng ngân lưu của cây tiêu và cây điều, so sánh các chỉ tiêu
giữa cây tiêu và cây điều, phân tích ma trận SWOT
Chương 5: Kết luận và kiến nghị

5


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN


2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Những nghiên cứu về hiệu quả kinh tế và các so sánh về hiệu quả kinh tế đã
từng được nghiên cứu rất nhiều bởi các sinh viên trong khoa kinh tế trường Đại Học
Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Mà đặc biệt là những nghiên cứu liên quan đến hiệu quả
kinh tế cây trồng.
Tác giả Lê Duy Nhựt Tân. Năm 2005. “ So sánh hiệu quả kinh tế của cây cam
sành với chôm chôm và nhãn tiêu trên địa bàn xã Tiên Long, huyện Châu Thành, tỉnh
Bến Tre”. Tác giả đã giới thiệu tổng quát về tình hình nông hộ và canh tác cây ăn trái
xã; Phân tích hiệu quả kinh tế của cây cam sành trên địa bàn xã; Xác định hiệu quả
kinh tế cây nhãn tiêu huế và so sánh với cây cam sành; Xác định hiệu quả kinh tế cây
chôm chôm và so sánh với cây cam sành; Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự
phát triển cây cam sành. Bằng các phương pháp xử lý thông tin hợp lý từ kết quả điều
tra, tác giả đã chỉ ra được những ưu thế của cây cam sành với cây nhãn và cây chôm
chôm trong điều kiện xã. Nhưng mặt hạn chế của đề tài là tác giả chỉ so sánh trong
thời điểm tiến hành điều tra, đặc biệt là yếu tố giá và năng suất, mà chưa chú ý đến sự
biến động giá của sản phẩm cây ăn trái gần như là một quy luật trong thời gian qua.
Tác giả Nguyễn Sĩ Hưng. Tháng 06 năm 2007. “So sánh hiệu quả kinh tế giữa
cây Cao Su Tiểu Điền và Cây Điều Tại Xã Ia O, Huyện Iagrai, Tỉnh Gia Lai”. Tác giả
đã thông qua việc tính toán các chỉ tiêu kinh tế NPV – IRR – PP và phân tích các độ
nhạy. Thông qua phân tích thực trạng sản xuất của cây cao su tiểu điền và cây điều
trong các nông hộ trồng ở địa phương. Tác giả đã điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên phân
tầng, qua phân tích đã tác giả đã cho thấy cây cao su mang lại hiệu quả kinh tế cao
hơn cây điều.


Tác giả Huỳnh Quang Nhật. Năm 2004. “So sánh hiệu quả kinh tế cây cao su
tiểu điền với cây điều tại xã Bình Phước, huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước”. Tác
giả đã thông qua điều tra thực tế về hai loại cây trồng cao su và điều ở các nông hộ, lần
lượt tính toán hiệu qảu kinh tế của nó bằng các chỉ tiêu NPV, IRR, PP và có kiểm định

tính rủi ro của các chỉ tiêu này. Tác giả đã rút ra được cây cao su có hiệu quả kinh tế
cao hơn, ít rủi ro hơn cây điều. Trên cơ sở phân tích thực trạng các điểm mạnh điểm
yếu, thời cơ và rủi ro tác giả đã đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả canh
tác cây cao su tiểu điền và biện pháp ổn định sản xuất và tiêu thụ mủ cao su.
Tài liệu phục vụ cho nghiên cứu là những Bài giảng, tài liệu có được qua các
môn học chuyên ngành kinh tế nông lâm, và sách thu thập từ quá trình tự học nhằm
cung cấp cơ sở chủ yếu cho các công thức tính toán, lý luận. Cụ thể là môn học Dự án
đầu tư, môn thống kê kinh tế… Những số liệu có được từ quá trình điều tra trực tiếp từ
các hộ nông dân và được cung cấp từ các phòng ban của thị trấn GiaRay và huyện
Xuân Lộc. Và qua mạng Internet, một lượng kiến thức thông tin khổng lồ của thế giới,
để tìm các thông tin cần thiết có liên quan cho việc nghiên cứu.
2.2. Điều kiện tự nhiên của thị trấn GiaRay, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
2.2.1. Vị trí địa lý và địa hình
a) Vị trí địa lý
Thị trấn Gia Ray có vị trí nằm ở trung tâm huyện Xuân Lộc.
Thị trấn có ranh giới hành chính như sau:
- Phía Đông giáp xã Xuân Tâm
- Phía Tây giáp núi Chứa Chan
- Phía Nam giáp xã Xuân Hiệp
- Phía Bắc giáp xã Xuân Trường
b) Địa hình
Địa hình của xã đa số là đồi núi có độ cao thấp gồm các đồi đất đỏ, đất cát trắng
chạy theo hướng Bắc – Nam, hoặc xen kẽ những vùng đồi thấp rất thích hợp cho trồng
cây công nghiệp như: Tiêu, cà phê, điều và cây ăn trái.

7


2.2.2. Thời tiết – khí hậu
Thị trấn Gia Ray nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Mang

đặc trưng của khí hậu miền Đông Nam Bộ với hai mùa mưa, nắng rõ rệt.
Nhiệt độ: Thay đổi theo mùa, nhiệt độ trung bình trong năm 23oC – 26 oC. Cao
nhất 34 oC – 37oC và thấp nhất 17 oC – 20 oC
Độ ẩm không khí: Biến đổi theo mùa và theo vùng, ẩm độ tương đối 72% đến
80%, cao nhất 83% đến 87% và thấp nhất 55% đến 62%.
Chế độ mưa: thị trấn nằm trong vùng có chế độ mưa tương đối cao. Mùa mưa
bắt đầu từ trung tuần tháng 5 đến tháng 11. Lượng mưa nhiều nhất vào khoảng tháng
8-9 trong năm. Lượng mưa trung bình hàng năm: 2000mm – 2.200mm. cao nhất
2.676mm và thấp nhất 1.150mm.
Chế độ nắng: Mùa nắng kéo dài từ tháng 11 năm này đến tháng 4 năm sau
(khoảng 220 giờ đến 280 giờ nắng/ tháng). Trung bình hàng năm thị trấn có khoảng
2.200 giờ đến 2.500 giờ nắng. Thời gian nắng trung bình một ngày 5,7 đến 7,4 giờ. Số
giờ nắng cao nhất trong ngày 13,8 giờ và thấp nhất 0,5 giờ. Cường độ chiếu sáng cao
nhất 100.000 lux.
Chế độ gió: Hướng gió chủ đạo là hướng Đông – Nam (tháng 2 đến tháng 5),
tốc độ gió trung bình 3 – 3,5 m/s, tốc độ lớn nhất 10,9 m/s. Hướng Bắc – Đông Bắc
(tháng 12 đến tháng 1), tốc độ gió trung bình 3,4 – 4,7 m/s, lớn nhất 6 m/s.
Nhìn chung, khí hậu thời tiết của toàn huyện Xuân Lộc có nhiều thuận lợi cho phát triển
nông nghiệp, ít có thiên tai như: bão, lụt, sương muối…Ngoài ra, nó còn chịu ảnh hưởng của một
phần thời tiết biển nên thời tiết mùa khô có phần dịu hơn so với các vùng khác.
2.2.3. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
a) Tài nguyên đất
Nhìn chung, thị trấn Gia Ray có nhiều nhóm đất thích hợp với nhiều loại cây:
- Nhóm đất sói mòn từ sỏi đá, sỏi đồi rất thích hợp với cây trồng lâu năm như:
điều, tiêu
- Nhóm đất cát trắng pha sét, thích hợp với cây ăn trái như: cam, chanh, bưởi,
ổi… và các cây trồng ngắn ngày như: các loại rau, đậu, bắp,…
- Nhóm đất đỏ bazan, thích hợp với cả cây ăn quả và các loại cây công nghiệp
lâu năm có giá trị như: cà phê, sầu riêng, tiêu, điều, chôm chôm…
8



b) Tài nguyên nước
Nước mặt
Thị trấn có mật độ ao, hồ, suối tương đối, nhưng hầu hết đều ngắn, nhỏ và dốc
nên khả năng dữ nước kém, thường khô hạn vào mùa nắng.
Suối đầu nguồn bắt đầu từ núi Chứa Chan chảy qua các khu 1,2,3,7 đến hồ Núi
Le có diện tích 87 ha, trữ lượng 3,5 triệu m3đến 4 triệu m3. Phục vụ cho việc tưới tiêu
của các hộ sản xuất nông nghiệp ven hồ Núi Le. Ngoài ra còn phục vụ nước sinh hoạt
cho nhân dân thị trấn và các xã lân cận như: Xuân Tâm, Xuân Hiệp, Xuân Trường.
Nước ngầm
Nhìn chung cả huyện Xuân Lộc nằm trong vùng nghèo lượng nước ngầm. Ở
Gia Ray nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu từ 20 – 30 m. Có chỗ nước ngầm xuất
hiện ở độ sâu 10m nhưng cũng có chỗ nước ngầm nằm ở độ sâu 50 m. Nước ngầm là
nguồn nước chính để dùng trong sinh hoạt và để tưới cho cây trồng trong mùa nắng.
c) Tài nguyên khoáng sản
Nguồn khoáng sản chính của thị trấn là mỏ đá Granit tại khu 7 với trữ lượng
khoảng hơn 1 triệu m3.

2.3. Điều kiện kinh tế
2.3.1. Cơ cấu kinh tế
9


Bảng 2.1. Cơ Cấu Giá Trị Sản Xuất của Thị Trấn Trong 2 Năm 2008 - 2009
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2008
Khoản Mục
Giá trị


Cơ cấu
(%)

Năm 2009
Giá trị

Cơ cấu
(%)

Chênh
lệch
%

Sản xuất công nghiệp

62.532

11,25232

83.230

11,59363

33,10

Sản xuất nông nghiệp

42.687

7,68


43.194

6,00

1,19

- Trồng trọt

19.440

45,54

20.541

47,55

5,66

- Chăn nuôi

21.868

51,23

21.150

48,96

-3,28


- Dịch vụ nông nghiệp

1.379

3,23

1.503

3,48

8,96

Lâm nghiệp

2,6

0,00047

2

0,00028

-23,08

Thủy sản

0,45

0,00008


0,5

0,00007

11,11

Giao thông vận tải

31.333,50

5,6383

38.278

5,33198

22,16

Tổng VĐT XDCB

116.580

20,97798

126.830

17,66695

8,79


Thương mại dịch vụ

259.903

46,76823

384.669

53,58297

48,00

Tổng thu nhập xã hội

555.726

100

717.894,10

100

29,18

Thu nhập bình quân/người

12,318

15,9308


29,33

Nguồn: UBND thị trấn Gia Ray
Theo số liệu thống kê từ UBND thị trấn trong năm 2009 tổng thu nhập xã hội
thị trấn thu được khoảng 717.894,10 triệu đồng tăng 29,18% so với năm 2008.
Sản xuất công nghiệp đóng góp 83.230 triệu đồng chiếm 11,59% tăng 33,1% so
với năm 2008.
Sản xuất nông nghiệp thu được giá trị là 43.194 triệu đồng chiếm 6,00% tăng
1,19% so với năm 2008 bao gồm các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông
nghiệp. Trong đó, ngành chăn nuôi giữ vai trò chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp
chiếm 48,96% tổng giá trị của ngành nông nghiệp và chiếm 2,95% trong cơ cấu kinh
tế của thị trấn trong năm 2009 và giảm 3,28% so với năm 2008, ngành trồng trọt đóng
góp 2,86% trong cơ cấu kinh tế của thị trấn trong năm 2009, chiếm 47,55% tổng giá trị
sản xuất nông nghiệp tương đương với 20.541 triệu đồng tăng 5,66% so với năm 2008,

10


bên cạnh đó các dịch vụ nông nghiệp cũng đóng góp 3,48% trong tổng giá trị sản xuất
nông nghiệp tăng 8,96% so với năm 2008.
Ngành lâm nghiệp năm 2009 không phát triển tại thị trấn này bởi đất rừng đang
dần được khai hoang và đưa vào sản xuất chỉ còn lại một ít rừng trồng và rừng phòng
hộ nên chỉ đóng góp khoảng 2 triệu đồng trong tổng thu nhập xã hội chiếm 0,00028%
tổng thu nhập xã hội giảm 23,08% so với năm 2008. Ngành thủy sản cũng đóng góp
một lượng rất nhỏ chỉ chiếm 0,00007% tổng thu nhập xã hội của thị trấn.
Giao thông vận tải cũng rất được quan tâm phát triển, trong năm 2009 đã đóng
góp 38.278 triệu đồng chiếm 5,33% tổng thu nhập xã hội tăng 22,16% so với năm
2008.
Hiện nay, thị trấn đang rất tích cực trong đầu tư xây dựng cơ bản với tổng vốn

đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009 là 126.830 triệu đồng chiếm 17,67% trong tổng thu
nhập của thị trấn tăng 8,79% so với năm 2008.
Bên cạnh đó, thương mại dịch vụ là ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng
thu nhập xã hội với 384.669 triệu đồng năm 2009 đóng góp hơn 53,58% tổng thu nhập
của thị trấn với tốc độ tăng so với năm 2008 là 22,16%.
Hình 2.1. Cơ Cấu GDP Theo Ngành Kinh Tế Năm 2009

5,4%
37,2%
57,4%

Nông lâm và thủy sản
CN và XDCB
TMDV
Nguồn: UBND thị trấn Gia Ray

Trong tổng GDP theo ngành kinh tế của thị trấn trong năm 2009 thì ngành nông
lâm và thủy sản chỉ chiếm một phần rất nhỏ 5,4%, tiếp theo đó là công nghiệp và xây
dựng cơ bản chiếm 37,2% và cuối cùng ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng GDP
của thị trấn là ngành thương mại và dịch vụ 57,4%.
Thu nhập bình quân đầu người của địa phương trong năm 2009 là 15,9308 triệu
đồng/ người/ năm đã tăng 29,33% so với năm 2008. Đó cũng là một thành công lớn
của thị trấn trong phát triển kinh tế của địa phương trong vòng một năm qua, nâng cao
thu nhập đời sống cho người dân, phát triển đời sống kinh tế giúp nâng cao đời sống
tinh thần.
11


2.3.2. Cơ cấu cây trồng
Bảng 2.2. Cơ Cấu Các Loại Cây Trồng của Thị Trấn Gia Ray Năm 2009

Khoản mục

Diện tích (ha)

1.Tổng diện tích cây hàng năm

Cơ cấu (%)

19

2,89

cây lương thực

7

1,06

cây thực phẩm

12

1,82

516,65

78,52

75,5


11,47

Điều

415,9

63,21

Tiêu

25,25

3,84

78

11,85

44,35

6,74

658

100

2.Tổng diện tích cây công nghiêp lâu năm
Cà phê

3.Cây ăn quả

4.Diện tích rừng trồng và các loại cây trồng khác
Tổng diện tích đất sản xuất

Nguồn: UBND thị trấn Gia Ray
Phần lớn diện tích đất sản xuất nông nghiệp của thị trấn là trồng cây công
nghiệp lâu năm như: cà phê, tiêu, điều với tổng diên tích cây công nghiệp lâu năm là
516,65 ha chiếm 78,52% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó điều có
diện tích lớn nhất chiếm 63,21% diện tích đất sản xuất nông nghiệp năm với 415,9 ha,
tiếp đến là diện tích cây cà phê 11,47% diện tích đất sản xuất nông nghiệp năm còn lại
cây tiêu với diện tích 25,25 ha chiếm 3,84%.
Bên cạnh đó, diện tích cây ăn quả cũng được quan tâm với 78 ha chiếm 11,85%
tổng diện tích sản xuất nông nghiệp, đứng thứ hai sau diện tích cây công nghiệp lâu
năm với các loại cây ăn quả như: chôm chôm, sầu riêng, chuối, xoài, nhãn, …
Với các loại cây hàng năm thì chiếm diện tích rất nhỏ với khoảng 19 ha chỉ
chiếm 2,89% tổng diện tích đất nông nghiệp, với các loại cây như: lúa, mì, bắp, rau,
các loại hoa màu, với qui mô từng hộ gia đình rất nhỏ lẻ nhưng cũng giải quyết được
phần nào trong việc cung cấp lương thực, thực phẩm cho các hộ gia đình tại địa
phương. Còn lại với diện tích rừng trồng và các loại cây trồng khác với diện tích
44,35 ha chiếm 6,74% diện tích đất nông nghiệp của thị trấn.
2.3.3. Chăn nuôi
Bảng 2.3. Tình Hình Vật Nuôi Trong 2 Năm 2008 – 2009
12


×