Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG DỰ ÁN CÔNG TY TNHH HAIR SALON CAO CẤP PHONG CÁCH THUẦN VIỆT TẠI VŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.78 KB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG DỰ ÁN CÔNG TY TNHH
HAIR SALON CAO CẤP PHONG CÁCH
THUẦN VIỆT TẠI VŨNG TÀU

VŨ THỊ CHI MAI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Nghiên Cứu Xây Dựng
Dự Án Cty THHH Hair Salon Cao Cấp- Phong Cách Thuần Việt Tại Vũng Tàu” do
Vũ Thị Chi Mai, sinh viên khóa 32, ngành Quản Trị Kinh Doanh, đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày

NGUYỄN MINH QUANG
Người hướng dẫn
(Chữ ký)

_______________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


(Chữ ký - Họ tên)

Ngày

tháng

năm 2010

tháng năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo
( Chữ kí – Họ tên)

Ngày

tháng năm 2010


LỜI CẢM TẠ
Con xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Bố, cậu mợ Quyết, - Người
đã nuôi nấng và dưỡng dục con nên người, cùng với sự ủng hộ của hai chị đối với em
trong những năm tháng dài nơi cổng trường đại học.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu cùng toàn thể quý thầy cô, đặc biệt là
quý thầy cô Khoa Kinh Tế trường đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, những
người đã truyền đạt cho em nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tại
trường.
Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Minh Quang, người đã tận tình
hướng dẫn em hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn chị Vũ Thị Vân Hạ chủ Salon HH cùng toàn thể các anh chị là chủ
các cơ sở salon tại Vũng Tàu đã tạo điều kiện cho tôi được tiếp cận với những kiến

thức thực tế, những nghiên cứu sát thực.
Cảm ơn những người đã nhiệt tình giúp tôi trong quá trình điều tra thực tế.
Cảm ơn những người bạn luôn sát cánh bên tôi trong những lúc khó khăn.
Lời cuối cùng, xin chân thành cảm ơn tất cả, cảm ơn gia đình, người thân, bạn
bè đã hết lòng vì tôi trong suốt thời gian tôi học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Ngày

tháng

năm

VŨ THỊ CHI MAI


NỘI DUNG TÓM TẮT
VŨ THỊ CHI MAI. Tháng 03 năm 2010 .“Nghiên Cứu Xây Dựng Dự Án Đầu Tư
Công Ty TNHH Hair Salon Cao Cấp- Phong Cách Thuần Việt Tại Vũng Tàu“
VU THI CHI MAI. March 2010. “Designing Investment Project Co., Ltd.
Professional Hair Salon – Vietnamese Style in Vung Tau city“

Đề tài tìm hiểu về cách xây dựng một dự án đầu tư, mà cụ thể là đầu tư xây
dựng một salon phục vụ cho dân cư tại thành phố Vũng Tàu. Dự án sẽ dựa vào luật
đầu tư của tỉnh, nghị định của chính phủ để xây dựng một mô hình salon hợp pháp. Từ
đó, từng bước tính toán các chỉ số tài chính, cũng như những lợi ích của dự án mang
lại. Xây dựng một mô hình salon hoàn thiện, với các bước đầu tư cụ thể giúp chủ đầu
tư có cơ sở chắc chắn để quyết định đầu tư vào dự án. Mục tiêu của dự án Salon là
hướng đến xây dựng tiêu chuẩn cho cái đẹp của phụ nữ Việt Nam, giúp giảm đi ảnh
hưởng của những phong cách làm đẹp nhố nhăng, không phù hợp với thuần phong mỹ
tục của người Việt

Salon là hình thức công ty TNHH 1 thành viên, được đặt tại phường 3 hoặc 4
của thành phố Vũng Tàu. Salon có quy mô 3 tầng, với 58 nhân viên, bao gồm cả nhân
viên hành chính và thợ, với tổng nguồn vốn đầu tư ban đầu là 700 triệu đồng Việt
Nam.
Salon là kiến thức tổng quan qua thị trường dịch vụ làm tóc tại Vũng Tàu, tình
hình phát triển của dịch vụ.
Khóa luận sẽ sử dụng những phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tích, những
mô hình kinh tế... để phân tích dự án. Khóa luận cũng đưa ra những kết luận, những
kiến nghị cho chủ đầu tư của dự án.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ ix
DANH MỤC CÁC BẢNG ..........................................................................................x
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... xiii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ...............................................................................................1
1.1. Sự cần thiết của đề tài ...........................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ...............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................3
1.3.1 Về nội dung .....................................................................................................3
1.3.2. Về thời gian ....................................................................................................3
1.3.3. Về không gian ................................................................................................3
1.4. Một số giả thiết .....................................................................................................4
1.5. Giới thiệu sơ lược cấu trúc luận văn .....................................................................4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN .......................................................................................5
2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu_các luận văn tốt nghiệp có liên quan...................5
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu .........................................................................6
2.2.1. Địa lý, điều kiện tự nhiên, khí hậu, giao thông, dân cư .................................6

2.2.2. Tình hình kinh tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu .......................................................7
2.3. Tìm hiểu chung về sự phát triển của dịch vụ làm tóc, móng ................................8
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................11
3.1. Khái niệm và thuật ngữ .......................................................................................11
3.1.1. Đầu tư ...........................................................................................................11
3.1.1.1. Đặc điểm chính của hoạt động đầu tư ...................................................11
3.1.1.2. Biểu hiện lợi ích do dự án mang lại ......................................................11
3.1.1.3. Hệ thống các bước đầu tư ......................................................................12
v


3.1.1.4. Phân loại đầu tư .....................................................................................12
3.1.2. Dự án đầu tư .................................................................................................13
3.1.2.1. Khái niệm ..............................................................................................13
3.1.2.2. Phân loại dự án ......................................................................................13
3.1.3. Sự thay đổi giá trị của dòng tiền đầu tư theo thời gian ................................14
3.1.3.1. Gíá trị hiện tại của tiền tệ trong tương lai: ............................................14
3.1.3.2. Thành lập công thức cơ bản ..................................................................14
3.1.4. Hiện giá thu hồi thuần- NPV........................................................................16
3.1.4.1. Khái niệm ..............................................................................................16
3.1.4.2. Phương pháp tính NPV..........................................................................16
3.1.5. Suất thu hồi nội bộ- IRR ..............................................................................18
3.1.5.1. Khái niệm ..............................................................................................18
3.1.5.2. Phương pháp tính IRR ...........................................................................18
3.1.6. Công thức xác định chi phí sử dụng vốn-WACC: .......................................19
3.1.6.1. Định nghĩa .............................................................................................19
3.1.6.2. Phương pháp tính WACC .....................................................................19
3.1.7. Thời gian hoàn vốn- PP................................................................................19
3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................20
3.2.1. Mô hình hồi quy đa biến ..............................................................................20

3.2.1.1. Định nghĩa phân tích hồi quy ................................................................20
3.2.1.2. Hồi quy tổng thể ....................................................................................20
3.2.2. Phương pháp ước lượng và xử lý số liệu các biến .......................................20
3.3. Phương pháp thu thập số liệu..............................................................................20
3.3.1. Số liệu thứ cấp ..............................................................................................20
3.3.2. Số liệu sơ cấp ...............................................................................................21
3.4. Các phương pháp phân tích chung......................................................................21
3.4.1. Phân tích độ nhạy của dự án ........................................................................21
3.4.2. Phân tích độ nhạy theo nhiều tham số (Scenario Analysis) .........................22
3.4.3. Mô hình tổng quát của bài toán phân tích rủi ro ..........................................22
3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................23
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................24
vi


4.1. Phân tích thị trường.............................................................................................24
4.1.1. Khu vực thị trường .......................................................................................24
4.1.2. Hiện trạng dịch vụ làm tóc và nail tại Vũng Tàu .........................................24
4.1.3. Nguồn cung ứng các sản phẩm ....................................................................25
4.1.4. Xác định cầu hiện tại ....................................................................................25
4.1.4.1. Kết quả bảng điều tra phỏng vấn ...........................................................25
4.1.4.2. Ước lượng nhu cầu làm dịch vụ hiện tại ...............................................32
4.1.4.3. Dự báo cầu trong tương lai ....................................................................34
4.1.5. Nghiên cứu về các nhà cạnh tranh ...............................................................34
4.1.6. Phân tích ma trận SWOT .............................................................................39
4.1.7. Đề xuất chiến lược kinh doanh cho Salon ...................................................39
4.2. Các giải pháp kĩ thuật công nghệ ........................................................................40
4.2.1. Hình thức đầu tư ...........................................................................................40
4.2.2. Sơ lược về dịch vụ dự kiến ..........................................................................40
4.2.2.1. Cơ cấu sản phẩm ...................................................................................40

4.2.2.2. Tiêu chuẩn chất lượng ...........................................................................40
4.2.2.3. Giá của dịch vụ ......................................................................................42
4.3. Phân tích tổ chức-quản lý ...................................................................................44
4.3.1. Tổ chức nhân sự ...........................................................................................44
4.3.1.1.Sơ đồ tổ chức quản trị.............................................................................44
4.3.1.2. Chức năng, quyền hạn và nghĩa vụ của các cấp quản trị ......................44
4.3.2. Cơ cấu nhân viên, tiền lương .......................................................................46
4.3.3. Phương thức tuyển dụng ..............................................................................47
4.4. Dự toán tổng mức đầu tư, nguồn vốn đầu tư ......................................................48
4.4.1. Phân tích chi phí của các loại mỹ phẩm, dụng cụ và thiết bị sử dụng trong
Salon .......................................................................................................................48
4.4.1.1. Phân tích chi phí cố định của trang thiết bị, dụng cụ trong salon .........48
4.4.1.2. Chi phí biến đổi của các loại mỹ phẩm, dụng cụ trong salon ...............50
4.4.2. Khấu hao ......................................................................................................51
4.4.3. Dự trù doanh thu ..........................................................................................52
4.4.4. Vốn đầu tư của dự án: ..................................................................................53
vii


4.4.5. Vốn lưu động và vốn cố định .......................................................................54
4.4.4. Chiết khấu ....................................................................................................55
4.5. Phân tích tài chính...............................................................................................55
4.5.1. Tình hình lạm phát ảnh hưởng đến dự án ....................................................55
4.5.2. Dự trù lãi lỗ hàng năm .................................................................................57
4.5.3. Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án .........................................................58
4.6. Xem xét vấn đề vệ sinh, an toàn lao động ..........................................................59
4.7. Phân tích lợi ích kinh tế -xã hội ..........................................................................60
4.8. Phân tích rủi ro ....................................................................................................60
4.8.1. Độ nhạy 2 chiều ...........................................................................................60
4.8.2. Phân tích tình huống.....................................................................................61

4.8.3. Mô phỏng bằng Crystal Ball ........................................................................62
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................64
5.1. Kết luận ...............................................................................................................64
5.2. Kiến nghị đối với nhà đầu tư ..............................................................................64

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
<: Nhỏ Hơn
>: Lớn Hơn
BHXH: Bảo Hiểm Xã Hội
BHYT: Bảo hiểm Y Tế
CĐ: Đầu Kì
CK: Cuối Kì
CSLP: Chỉ Số Lạm Phát
Điểm mạnh- Điểm Yếu- Cơ Hội- Đe Dọa
ĐTTT-TTTH: Điều Tra Thực Tế- Tính Toán Tổng Hợp
EAT: Lợi Nhuận Sau Thuế
EBIT: Lợi Nhuận Trước Thuế và Lãi Vay
EBT: Lợi Nhuận Trước Thuế
FV( Future Value): Giá Trị Tương Lai
GTCL: Giá Trị Còn Lại
I: Lãi Vay
NCF( Net Cash Value): Dòng Tiền
PV( Present Value): Giá Trị Hiện Tại
ROE:Doanh Lợi Trên Vốn Tự Có
ROI: Tỷ Lệ Hoàn Vốn Đầu Tư
STT: Số Thứ Tự
SWOT( Strengths-Weaknesses- Opportunities- Threats):

T: Thuế
Tp HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
VN: Việt Nam

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Phương Pháp Chọn Mẫu ...........................................................................26
Bảng 4.2. Thống kê tỉ lệ số lần đi Salon của khách hàng ..........................................26
Bảng 4.3.Thống kê dịch vụ thường được làm khi khách hàng đến Salon .................27
Bảng 4.4. Thống kê chi phí trung bình tháng cho dịch vụ tại Salon của một người .28
Bảng 4.5. Thống kê yếu tố được khách hàng xem xét khi quyết định chọn Salon ...30
Bảng 4.6. Thống kê các nguồn lấy thông tin về salon mà khách hàng thường đến ..30
Bảng 4.7. Thống kê yếu tố làm mất khách hàng của một Salon ...............................31
Bảng 4.8. Đánh giá sự thay đổi của khách hàng khi sử dụng một Salon ..................31
Bảng 4.9. Đánh giá chung của khách hàng về Salon tại Vũng Tàu hiện nay ............32
Bảng 4.10. Kết Quả Hồi Quy.....................................................................................33
Bảng 4.11. Phân tích đối thủ cạnh tranh ....................................................................38
Bảng 4.12. Giá Cả Các Loại Dịch Vụ Dự Kiến Của Salon .......................................42
Bảng 4.13. Cơ cấu nhân viên, tiền lương ..................................................................46
Bảng 4.14. Chi phí cố định của thiết bị, dụng cụ trong salon....................................49
Bảng 4.15. Dự kiến chi phí biến đổi của các loại mỹ phẩm. dụng cụ .......................50
Bảng 4.16. Khấu hao qua 6 năm ................................................................................52
Bảng 4.17. Doanh thu dự kiến của Salon ..................................................................53
Bảng 4.18. Cơ Cấu Nguồn Vốn .................................................................................53
Bảng 4.19. Kế Họach Trả Lãi Vay ............................................................................54
Bảng 4.20. Tổng vốn lưu động ..................................................................................54
Bảng 4.21. Tổng vốn cố định năm 0 ..........................................................................55
Bảng 4.22. Chi Phí Sử Dụng Vốn..............................................................................55

Bảng 4.23. Ảnh hưởng của lạm phát đến các hạng mục đàu tư ................................56
Bảng 4.24. Ảnh hưởng của lạm phát đến chi phí đầu tư ...........................................56
Bảng 4.25. Ảnh hưởng của lạm phát đến trả nợ ngân hàng.......................................57
Bảng 4.26. Dự trù lãi lỗ hàng năm có lạm phát .........................................................57
x


Bảng 4.27. Tính toán chỉ tiêu NPV, IRR ...................................................................58
Bảng 4.28. Thời gian hòa vốn....................................................................................59
Bảng 4.29. NPV thay đổi khi thay đổi lượng khách lượng tháng và giá TB dịch vụ 61
Bảng 4.30. Tình huống cho doanh thu .......................................................................61
Bảng 4.31. Tình huống cho lợi nhuận ròng ...............................................................62
Bảng 4.32. Khai Báo Các Biến Giả Thiết ..................................................................62

xi


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1 : Quy trình phân tích và ra quyết định đầu tư .............................................12
Hình 4.1. Kết hợp độ tuổi của khách hàng và mức độ thường xuyên đến Salon ......27
Hình 4.2. Mối liên hệ giữa thu nhập và chi phí khách hàng dành cho dịch vụ Salon29
Hình 4.3. Sơ đồ tổ chức .............................................................................................44
Hình 4.4. Tiến trình tuyển chọn nhân viên ................................................................48
Hình 4.5. Biểu Đồ Tích Lũy Của NPV ......................................................................63

xii


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1 : Phiếu thăm Dò 1
Phụ lục 2 : Phiếu thăm Dò 2
Phụ lục 3 : Quyết Định của Thủ Tướng Chính Phủ về Phát Triển Kinh Tế- Xã Hội
Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu 2006- 2015

xiii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Sự cần thiết của đề tài
Ngày nay nền kinh tế VN ngày càng phát triển, và xu thế hội nhập quốc tế đang
một phát triển mạnh mẽ. Chính sự hội nhập của nền kinh tế kéo theo sự du nhập ngày
càng nhiều của những nền văn hóa khác nhau vào Việt Nam. Môi trường giao tiếp
giữa con người với con người ngày càng mở rộng không biên giới, tiến tới sự hoàn
thiện và phong cách chuyên nghiệp. Mặt khác,thu nhập bình quân đầu người Việt Nam
ngày càng tăng đảm bảo đời sống người dân ngày càng tăng, thoát khỏi những lo lắng
về cái ăn, cái mặc. Chính vì thế, nhu cầu tinh thần mà nổi bật là nhu cầu làm đẹp cũng
từ đó mà tăng cao, nhu cầu hoàn thiện bản thân để tăng thêm tự tin và ảnh hưởng đối
với người đối thoại ngày càng quan trọng, trong đó nhu cầu làm đẹp theo những phong
cách cá nhân, cá tính đã thực sự nở rộ, đặc biệt là đối với phái đẹp. Nhưng “Điều gì
thật sự đáp ứng được nhu câù làm đẹp của phụ nữ ? ” là quần áo, là xe, là những vật
dụng trang sức đắt tiền… Tất cả những điều đó cũng không thể làm nổi bật được nét
nẹp tự nhiên của phái đẹp. Chỉ có thể là một Salon làm đẹp mới thực sự hiểu được nhu
cầu của khách hàng, đáp ứng được mong đợi của khách hàng và thực sự là hiện thân
của “thần sắc đẹp”
Tuy nhiên, sự chú trọng đầu tư vào lĩnh vực này thật sự vẫn chưa được khai
thác đúng nghĩa, chưa có nhiều nhà đầu tư lớn chú ý. Các Salon đã được mở thì chỉ mở
theo quán tính của chủ tiệm, chưa hề ứng dụng cách tính toán cụ thể để trù liệu dự án

dẫn đến những thất bại báo trước, những sai lầm không đáng có, bỏ sót những cơ hội
phát triển của ngành nghề, không khai thác triệt để cơ hội đem đến lợi nhuận lớn.Và
cái chính là các Salon hiện có chưa thật sự đem đến phong cách chuyện nghiệp và thỏa
mãn người tiêu dùng.


Các Salon hiện nay có những nhược điểm nhất định
- Giá cả dịch vụ không sát với giá trị mà khách hàng nhận được. Có hiện tượng
“chặt,chém” vào các ngày lễ tết và đối với khách không quen
- Chất lương dịch vụ không ổn định, không đảm bảo cho người tiêu dùng
- Quy mô nhỏ, không có sự đầu tư cải tiến, tìm kiếm những phong cách mới. Thường
chạy đua theo phong trào, đôi khi không nhận thức rõ được đâu là cái đẹp thật sự, cái
nào là phù hợp.
- Thêm vào đó hình ảnh của các Salon ngày càng bị ảnh hưởng bởi những Salon trá
hình, hoạt động những dịch vụ vi phạm phạm pháp luật
Chính vì vậy đề tài “NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG DỰ ÁN CÔNG TY TNHH
HAIR SALON CAO CẤP-PHONG CÁCH THUẦN VIỆT TẠI VŨNG TÀU”
được thực hiện để nắm bắt nhu cầu của thời đại, cũng như đã đến lúc phải tạo ra những
cái đẹp riêng cho phụ nữ Việt Nam, xóa bỏ những phong cách không phù hợp với
thuần phong mỹ tục của người Việt Nam
Vũng Tàu nổi tiếng là thành phố du lịch biển đẹp, trở thành hình ảnh thân thiện
của Việt Nam đối với du khách nước ngoài khi đăng cai tổ chức nhiều chương trình
quốc tế như thi hoa hậu, thả diều quốc tế,…….. Vũng Tàu cũng là thành phố có số
lượng người nước ngoài tới sinh sống rất đông, thu nhập cũng như đời sống của người
dân rất cao, đứng nhất nhì trong cả nước. Tuy nhiên, dịch vụ làm đẹp lại chưa phát
triển mạnh, chưa xứng với tầm phát triển của thành phố, cũng như đời sống của người
dân. Dự án Salon tại Vũng Tàu ra đời chắc chắn sẽ đạt được nhiều thành công, và phù
hợp với tình hình phát triển của Vũng Tàu. Dự án sẽ xây dựng Salon theo những tiêu
chuẩn cụ thể. Và nếu thành công tốt, dự án cũng có thể sẽ là mô hình măn mún, khơi
mở cho hình thức Fachising trong dịch vụ làm đẹp.

1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục đích của đề tài là thiết lập dự án khả thi xây dựng một Salon cao cấp đạt
chuẩn để nắm bắt nhu cầu của thị trường.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Dựa vào các mục đích chung trên, đề tài sẽ tập trung vào các mục tiêu cụ thể
sau:
2


+ Phân tích thị trường tiêu thụ dịch vụ của dự án, bao gồm phân tích cầu hiện tại tại
thành Phố Vũng Tàu, cũng như đối thủ cạnh tranh.v..v.. từ đó đề phương hướng cho
dự án, lập kế hoạch cho dự án về chi phí đầu tư, doanh thu, quy mô, …
+ Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật công nghệ của dự án và tổ chức về mặt hành
chánh cho dự án, bao gồm dự kiến số lượng nhân viên, chi phí đào tạo, phương thức
tuyển dụng, bố trí cơ cấu hoạt động của dự án, cách thức thu hút, mở rộng, cũng như
phát triển dự án..v…v…
+ Phân tích tài chánh: phân tích nguồn vốn, lợi nhuận, các chỉ tiêu tính toán của dự
án…v..v.. từ đó thẩm định tính khả thi về mặt tài chính của dự án.
+ Phân tích rủi ro của dự án: phân tích độ nhạy, từ đó đánh giá khả năng chịu rủi ro
của dự án, lường trước các tình huống xấu nhất có thể xẩy ra cho chủ đầu tư
+ Phân tích lợi ích kinh tế- xã hội của dự án
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Về nội dung
Do sự hạn chế về mặt thời gian cũng như kiến thức nên đề tài chỉ đề cập đến
các vấn đề về nội dung kinh tế-kỹ thuật chủ yếu của dự án, không đi sâu vào tính toán
cụ thể các vấn đề về giải pháp kỹ thuật, thiết kế kiến trúc. Nội dung nghiên cứu cũng
chỉ phân tích sơ lược lợi ích kinh tế-xã hội của dự án không đi sâu vào phân tích tác
động của dự án đối với xã hội và môi trường
1.3.2. Về thời gian

Thời gian nghiên cứu thị trường và thu thập số liệu sơ cấp bắt đầu khoảng từ
tháng 2/2010 đến đầu tháng 3/2010
Thời gian còn lại từ tháng 3/2010 đến tháng 6/2010 tiến hành tổng hợp số liệu,
phân tích và viết báo cáo
1.3.3. Về không gian
Do TP Vũng tàu là một bán đảo, diện tích cũng không quá lớn nên đề tài tiến
hành nghiên cứu 10 phường tại TP Vũng Tàu, các phường 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 11,Thắng
Tam, Rạch Dừa; Các phường khác dân cư không tập trung đông nên tính đại diện
không cao. Riêng xã Long Sơn sẽ không tiến hành nghiên cứu vì xã nằm khá xa vị trí
dự trù của dự án.

3


1.4. Một số giả thiết
Giá cả dịch vụ là một biến số phức tạp, biên độ không ổn định, tùy thuộc vào
từng thời điểm trong năm, nhu cầu..v..v. Do vậy để đơn giản trong tính toán, ta giả sử
giá cả dịch vụ không bị ảnh hưởng do biến động kinh tế khác trong khoảng 6 năm.
Ngoài ra, giá cả của từng loại dịch vụ khác nhau có sự chênh lệch khá lớn nếu
tách ra từng loại để phân tích sẽ rất phức tạp và việc đó cũng không thật sự cần thiết
cho việc lập dự án.Do vậy, luận văn chỉ chọn giá cả dịch vụ là giá trung bình cùa tất cả
các loại dịch vụ
1.5. Giới thiệu sơ lược cấu trúc luận văn
Luận văn được phân thành 5 chương cụ thể, mỗi chương đi sâu vào nghiên cứu
những mặt khác nhau và cần thiết của dự án. Chương 1: Đặt vấn đề, nêu lên sự cần
thiết của đề tài, vì sao đề tài lại được chọn, cũng như giới hạn phạm vi nghiên cứu về
mặt nội dung, không gian, thời gian của quá trình làm đề tài. Cho người đọc cái nhìn
chung về đề tài và có thể nắm bắt dễ dành hơn nội dung của các chương khác của đề
tài. Phần tổng quan về vị trí địa lý cũng như kinh tế của Vũng Tàu được nêu trong
chương 2, chương 2: Tổng quan, khái quát về tình hình chung của sự phát triển dịch vụ

làm đẹp từ trước đến nay, các tài liệu liên quan đến việc lập đề tài. Chương 3: Cơ sở lý
luận và phương pháp nghiên cứu đi sâu vào cơ sở và phương phương pháp nghiên cứu
của đề tài. Cơ sở lý luận trình bày những nền tảng quan trọng để hình thành nên đề tài,
những nội dung mang tính đúc kết, những khái niệm cụ thể để làm rõ những vấn đề
còn mơ hồ, giúp hiểu rõ hơn bản chất của sự việc.Phương pháp nghiên cứu là những
bước cụ thể của quá trình làm đề tài, những công cụ được sử dụng để phân tích số liệu,
để tính toán, từ đó có thể rút ra những nhận định tổng quát, đúng nhất với vấn đề,được
trình bày rõ ràng và cụ thể. Chương 3 là cách thức giúp giải quyết những vấn đề đặt ra
ở chương 2.Chương 4: Kết quả và thảo luận, là phần rút ra được trong quá trình nghiên
cứu, sử dụng các bước, các công cụ được đề cập ở chương 3. Những chỉ số, những số
liệu, khía cạnh quan trọng để một dự án có thể được thực hiện. Cách thức tổ chức, điều
hành, hoạt động của mô hình được dự trù trong tương lai, cũng như những nhận định,
diễn giải về các vấn đề đang nghiên cứu.Chương 5: Kết luận và kiến nghị, tổng kết
những vấn đề đã giải quyết và những vấn đề còn hạn chế, đưa ra kiến nghị cho những
bên liên quan giúp dự án có thể thực hiện được thuận lợi.
4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu_các luận văn tốt nghiệp có liên quan
Cho đến nay đã có rất nhiều luận văn nghiên cứu về vấn đề lập dự án. Đưa ra
các bước lập dự án, đánh giá, thẩm định dự án như
Lê Thị Thúy (2008) đã có luận văn “ Nghiên Cứu Dự Án Đầu Tư trung Tâm
thương mại- Dịch vụ Hiêp Phú tại phường Hiệp Phú quận 9, Tp HCM”.Đã xem xét
tính hiệu quả của dự án, tính toán các chỉ số tài chính, và đưa ra được những nhận định
khá chắc chắn về triển vọng của dự án. Dự án được các chuyên gia tham gia nghiên
cứu nên đã đề cập đến những vấn đề rất phức tạp của một dự án.
Luận văn của Đinh Ngọc Dũng (2005) “Soạn Thảo Dự Án Đầu Tư Siêu Thị

Hoa Tươi Trực Thuộc Công Ty Đà lạt Hasfarm” đã xây dựng được mô hình cung cầu
về hoa tươi cho công ty, phân tích rủi ro, cũng như lợi ích kinh tế xã hội của dự án.
Về xây dựng dự án đầu tư, nâng cao giá trị của sản phẩm nông nghiệp có dự án
đầu tư của Nguyễn Minh Quỳnh Như “Nghiên Cứu Xây Dựng Dự Án Kinh Doanh
Đặc Sản Bưởi Tân Triều”. Luận văn đã đề cập đền cách thức đầu tư để làm cho đặc
sản Bưởi Tân Triều được kinh doanh mở rộng. Đề tài cũng đi qua từng bước cụ thể
của một bài luận dự án đầu tư.Đã đánh giá được hiệu quả của dự án. Xây dựng thành
công dự án kinh doanh, giúp loại bưởi nổi tiếng này được kinh doanh có quy mô hơn
hình thứ bán đại trà.
So với các nghiên cứu đã được kể trên, đề tài “NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG
DỰ ÁN

HAIR SALON CAO CẤP-MÔ HÌNH SALON VỚI PHONG CÁCH

THUẦN VIỆT TẠI VŨNG TÀU” cũng không có gì khác biệt so với khung của một
luận văn dự án đầu tư.Tuy nhiên, đề tài đề cập đến một lĩnh vực khá mới mẻ và không
nhiều tài liệu nghiên cứu về lĩnh vực này. Hiện nay có bao nhiêu salon, chất lượng


dịch vụ salon như thế nào, những tiêu chuẩn gì áp dụng cho một salon cao cấp cũng
chưa thấy một nghiên cứu cụ thể.
Mặt khác các luận văn trước dự án thường là tiếp nối sự phát triển của công ty
mẹ, đa số đã có một nền tảng phát triển trước đó. Đây chính là điểm mới của luận văn
này.Luận văn là một sự khởi đầu hoàn toàn của một dự án.Có thể nội dung sẽ khá nhẹ,
không để cập tới những vấn đề lớn , phức tạp trong kinh doanh.Nhưng luận văn sẽ đi
khái quát các mặt nhỏ của vấn đề.Trên nền tảng đó, sẽ hoàn thành toàn diện các bước
mà một chủ đầu tư dự án cần và phải nghiên cứu, nắm bắt được.
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Địa lý, điều kiện tự nhiên, khí hậu, giao thông, dân cư
Bà Rịa-Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ tiếp giáp tỉnh

Đồng Nai ở phía bắc, Thành phố Hồ Chí Minh ở phía tây, tỉnh Bình Thuận ở phía
đông, còn phía nam giáp Biển Đông
Bà Rịa-Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; Giàu ánh nắng, một
năm chia hai mùa rõ rệt.Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian này có
gió mùa Tây Nam. Mưa trung bình hàng năm thấp (khoảng 1.271mm) và phân bố
không đều theo thời gian, chiếm 90% lượng mưa cả năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió mùa Đông Bắc. Số giờ nắng rất cao, trung
bình hàng năm khoảng 2400 giờ.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27 °C,
Tháng thấp nhất khoảng 24,8 °C,
Tháng cao nhất khoảng 28,6 °C.
Bà Rịa-Vũng Tàu nằm trong vùng ít có bão
Thành phố Vũng Tàu- trực thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, diện tích 140 km2, dân
số 241.500 (theo kết quả điều tra dân số 01/04/2009), Mật độ dân số TP Vũng Tàu là
khoảng 912,5 người/km2.
Vũng Tàu là một trung tâm du lịch lớn. Sự kết hợp hài hoà giữa quần thể thiên
nhiên biển, núi cùng kiến trúc đô thị và các công trình văn hoá như tượng đài, chùa
chiền, nhà thờ... tạo cho Vũng Tàu có ưu thế của thành phố du lịch biển tuyệt đẹp, đầy
quyến rũ. Vũng Tàu không có mùa đông, do vậy các khu nghỉ mát có thể hoạt động
quanh năm.
6


Vũng Tàu có nhiều bãi biển đẹp như bãi Sau (Thùy Vân), bãi Trước (Tầm
Dương), bãi Dâu (Phương Thảo), bãi Dứa (Hương Phong),... và nhiều di tích, thắng
cảnh như Hải Đăng trên núi Nhỏ, núi Lớn, Bạch Dinh, Niết Bàn Tịnh Xá, Thích Ca
Phật Đài, nhà lớn Long Sơn... đã thu hút nhiều du khách.
Giao thông: Bà Rịa – Vũng Tàu có quốc lộ 56 đi Đồng Nai, quốc lộ 55 đi Bình
Thuận, quốc lộ 51 đi huyện Cần Giờ (Tp. Hồ Chí Minh). Vũng Tàu cách Tp. Hồ Chí
Minh 129km, cách Biên Hòa (Đồng Nai) 95km, cách Nha Trang (Khánh Hòa) 513km.

Từ Tp.Hồ Chí Minh đến Vũng Tàu có 6 tuyến xe chất lượng cao xuất phát trước chợ
Bến Thành, 30 phút có một tuyến, thời gian chạy từ 2 đến 3 giờ. Xe khách đi từ bến xe
Miền Đông, thời gian từ 3 đến 4 giờ. Ngoài ra còn có tàu cánh ngầm Tp.Hồ Chí Minh
– cảng Cầu Đá (Vũng Tàu), 30 phút một chuyến, chạy mất 1h15 phút.
2.2.2. Tình hình kinh tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Trong năm 2005, GDP đầu người của Bà Rịa-Vũng Tàu đứng đầu cả nước
(4000 USD kể cả dầu khí, 2000 USD không kể dầu khí), thu ngân sách năm 2006 dự
kiến 65.030 ngàn tỷ đồng (xếp thứ 2 sau Tp Hồ Chí Minh là 67.254 ngàn tỷ đồng).
Sau 35 năm giải phóng, BR-VT đã không ngừng phát triển cả về kinh tế lẫn văn hóa
xã hội. Những năm gần đây, BR-VT đã vươn lên mạnh mẽ để luôn là một trong
những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài, về nộp ngân sách
nhà nước cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người.
Ngay từ ngày đầu, cơ cấu kinh tế của tỉnh BR-VT đã được hình thành theo hướng công
nghiệp dịch vụ - nông nghiệp... Đây là cơ cấu hợp lý được giữ vững trong suốt những
năm qua và có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch
vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP.
Trong năm 2009, mặc dù gặp nhiều khó khăn và phải vượt qua khủng hoảng,
tổng sản phẩm GDP của BR-VT vẫn tăng trưởng tốt so với nhiều địa phương khác
trong cả nước, với 40.600 tỷ đồng, đạt 95,19% kế hoạch.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực tăng dần tỷ trọng dịch vụ: cơ cấu công
nghiệp – xây dựng 63,77%, dịch vụ 31,45% và nông nghiệp là 4,77%.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, cơ sở hạ tầng của tỉnh ngày càng
được đầu tư mà nổi bật là hệ thống đường giao thông, hệ thống cảng biển. Ông Vũ
Ngọc Thảo, Giám đốc Sở GTVT cho biết: “Tính đến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành cơ
7


sở hạ tầng giao thông với tổng chiều dài 3.670 km. Trong đó, 133 km là đường Quốc
lộ, 617 km tỉnh lộ và 381 km đường đô thị (601km huyện lộ và 1561 km đường xã).
Trong những năm tới, dự kiến sẽ hoàn thành các đường chính trong các KCN, cầu Chà

Và - Long Sơn và đường liên cảng giai đoạn 1”.
Tỉnh BR-VT chủ trương đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư
thân thiện, minh bạch để thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài. Có những lĩnh vực
tỉnh khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành
chính là một trong những động lực giúp BR-VT đạt được các mục tiêu trong lĩnh vực
đầu tư, các thủ tục sẽ thực hiện theo cơ chế một cửa, giảm phiền hà và chi phí cho
người dân và doanh nghiệp.
2.3. Tìm hiểu chung về sự phát triển của dịch vụ làm tóc, móng
Mốt nhuộm
Suốt thời gian dài, từ 1954 đến đầu những năm 80 thế kỷ XX, ít người bạc tóc
muốn nhuộm thành đen phần vì định kiến xã hội, phần vì không có thuốc.
Khoảng năm 1984, thuốc nhuộm tóc đen từ Thái Lan được nhập vào Việt Nam,
đã cho những người bạc tóc sớm cơ hội nhuộm lại mái tóc.
Năm 1987, xuất hiện phong trào thay mầu tóc đen nhánh bằng mốt tóc nâu. Do
chưa có thuốc nhuộm mầu, các tiệm lấy nước ô-xy già (một loại thuốc sát trùng dùng
trong y tế) hòa với thuốc nhuộm tóc mầu đen rồi chải lên tóc. Muốn nâu, ủ chừng 15
phút còn muốn hơi ngả sang mầu lông bò thì để lâu hơn. Tuy nhiên nhuộm bằng cách
này tóc rất cứng.
Năm 1990, Hà Nội bắt đầu xuất hiện thuốc nhuộm mầu do cán bộ đi công tác
châu Âu mua về nhưng nhuộm tóc mầu thực sự trở thành mốt khi Truyền hình Việt
Nam chiếu phim Hàn Quốc với các diễn viên dù là nam hay nữ đều nhuộm tóc vàng
hay nâu.
Mốt uốn
Với những người không cam chịu mái tóc trời cho, nếu thích tóc quăn (thời
bao cấp thường gọi là phi-dê) thì chỉ có cách là uốn nóng. Người thợ quấn tóc thành
từng búi nhỏ vào lõi sắt. Các lõi này thực chất là dây may-xo được làm nóng bằng
điện. Lõi sắt nóng đến một nhiệt độ nhất định làm cho tóc không thể thẳng như cũ.
Tuy nhiên, mỗi lần đi uốn tóc phải mất cả buổi ngồi yên trên ghế với mớ dây lằng
8



nhằng trên đầu. Ai dũng cảm lắm mới dám uốn tóc vì bị cho là mang lối sống tiểu tư
sản, nếu là cán bộ nhà nước có thể bị phê bình trước cơ quan.
Đến khoảng năm 1987 bắt đầu có thuốc uốn nguội. Người thợ bôi thứ thuốc có
mùi đặc trưng lên đầu, sau đó dùng lô quấn, tùy theo kiểu tóc mà số lô nhiều hay ít.
Rồi người ta chụp lên đầu một cái mũ bằng ni lông. Ủ chừng 1 tiếng thì gội và cho đầu
vào trong nồi sấy điện (giống như mũ của phi hành gia) để giữ nếp. Lại có chị em cắt
ngắn nhưng không muốn để tóc thẳng đơ, họ mua lô (bằng nhựa) và sáng ra từ trên
gường xuống chưa đánh răng rửa mặt đã quấn, thế mới có mái tóc ôm lấy đầu để đến
công sở.
Mốt cắt tóc
Nói về chạy theo mốt của chị em cũng khá nhiều chuyện. Sau năm 1975, mốt
tóc Cẩm Vân rộ lên. Tóc trán cắt bằng rồi tỉa đuổi hai bên mái.
Tiếp đó xuất hiện mốt "Ôxy", tóc được cắt ngắn ngang tai, sau đó uốn từ chân tóc lên
đến đỉnh đầu.
Hết mốt này lại chuyển sang mốt "Chiến hạm nổ tung" (bắt chước một nhân vật
trong bộ phim cùng tên của Liên Xô). Tóc cắt ngắn ngang vai và rẽ ngôi.
Xem “Khi đàn sếu bay qua” (phim Liên Xô), nhiều cô bắt chước kiểu tóc của nhân vật
nữ du kích trong phim. Cô này để tóc thề, lòa xòa mấy sợi trước trán.
Rồi mốt "Mai-ca" (một nhân vật trong phim "Mai-ca, cô bé từ trên trời rơi xuống"),
tóc tỉa đuổi hình oval. Chưa hết, các cô lại chạy theo mốt Mariana (nhân vật trong
phim "Người giầu cũng khóc" của Bra-xin). Cô này để tóc ngang lưng và sấy nhẹ.
Năm 1987, chị em đi xuất khẩu lao động ở Tiệp Khắc về mang theo mốt tóc Xuri (ca
sĩ nổi tiếng những năm 80 của Tiệp Khắc).
Những năm 70 thế kỷ trước, đa phần nữ sinh để tóc dài hoặc tết tóc đuôi sam
hay cắt tóc thề rồi buộc hai bím. Nữ sinh “chịu chơi” lắm mới dám để tóc kiểu đuôi
ngựa (buộc chổng ngược) nhưng cả trường cấp III hàng nghìn học sinh cũng chỉ có
dăm người. Thời bao cấp, chạy theo mốt bị xã hội phê phán là đua đòi, lai căng.
Nhìn chung, làm đẹp là nhu cầu có thật, không chỉ với phụ nữ mà cả nam giới. Việt
Nam là một nước đi sau, không phải là trung tâm làm đẹp của thế giới nên việc bị ảnh

hưởng cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu tiếp nhận mà không chọn lọc cái gì hợp
với mình thì sẽ tự biến mình thành xấu trong quan niệm thẩm mỹ của người Á Đông.
9


Dịch vụ làm móng tay, chân
“Cái răng cái tóc là góc con người”, nên với nhiều chị em, bộ móng mới là
“góc” không thể không tân trang vào những ngày quan trọng. Nhiều người sẵn sàng
chi cả trăm ngàn cho bộ móng đẹp du xuân.Cũng có những người đi làm móng khá
thường xuyên,
Thông thường, khách hay làm móng ngay tại tiệm làm tóc, trong lúc chờ tới
lượt vừa tiết kiệm thời gian vừa rẻ hơn, bao gồm làm sạch, nhặt da và sơn màu đơn
giản. Ngoài ra còn có các khách hàng cầu kỳ muốn vẽ họa tiết hay đắp móng giả, đính
đá… thì chọn làm móng ngay tại các salon cao cấp, kết hợp với làm spa hay massage
mặt.
Không chỉ có các chị em, ngày nay nhiều đấng mày râu cũng nghiện làm móng
không kém. Đến các salon cao cấp sẽ gặp khá nhiều khách hàng nam đang kiên nhẫn
ngồi chờ đến lượt được làm… nail. Cũng đủ công đoạn, ngâm tay chân trong nước cho
mềm, nhặt da, cắt giũa và đánh bóng móng tay, chân, các quý ông không có vẻ ngại
ngùng hay bất tiện ngồi xen kẽ với chị em trong phòng nail.Khác với phụ nữ, tuyệt đại
đa số các quý ông đi làm nail đều chỉ dừng ở việc nhặt da quanh móng, làm sạch và cắt
gọn gàng.
Tuy nhiên, xu hướng này hầu như mới gặp nhiều trong các salon cao cấp. Chị
Hiền, điều phối của một salon nổi tiếng trên phố Lý Thường Kiệt lý giải các quý ông
này đến với làm móng ban đầu để giết thời gian trong lúc ngồi chờ các bà làm đẹp.
Lâu dần thành quen, họ thường chọn các salon vì kín đáo để đỡ ngại.
Chị Thủy, một nhân viên chuyên nail cho biết đàn ông đi làm nail đều đặn đã có
từ vài năm trước và ngày càng nhiều lên. Khách đa số là doanh nhân, nghệ sỹ, những
người giao tế nhiều.


10


CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái niệm và thuật ngữ
3.1.1. Đầu tư
Đầu tư là hoạt động sử dụng tiền vốn, tài nguyên để sản xuất kinh doanh trong
một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội
( nguồn tin: nhửng quy định mới nhất hướng dẫn thực hiện luật xây dựng- Luật đầu tưLuật đấu thầu, Bộ xây dựng,2007, trang 365)
+ Đầu tư trực tiếp: là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý
hoạt động đầu tư
+ Đầu tư gián tiếp: là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái
phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài
chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu

3.1.1.1. Đặc điểm chính của hoạt động đầu tư
Vốn: vốn có thể bằng tiền, tài sản khác như máy móc, thiết bị, nhà xưởng, công
trình xây dựng khác, giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyế kỹ thuật,…Vốn có thể
là vốn nhà nước, vốn tư nhân, vốn góp, vốn cổ phần, vốn vay dài hạn, trung hạn, ngắn
hạn..v..v..
Thời gian đầu tư: thường là 2 năm trở lên vào có thể lên đến 50 năm, nhưng tối
đa không quá 70 năm. Những hoạt động ngắn hạn, thường trong vòng một năm tài
chính không được gọi là đầu tư
3.1.1.2. Biểu hiện lợi ích do dự án mang lại
Lợi ích tài chính (biểu hiện lợi nhuận ), ảnh hưởng trực tiếp đến quyền của chủ
đầu tư. Dựa vào lợi ích tài chính, nhà đầu tư (kể cả trường hợp nhà đầu tư là nhà nước)
có thể ra quyết định đầu tư hay không.



Lợi ích kinh tế xã hội, thường được gọi tắt là lợi ích kinh tế, ảnh hưởng đến
cộng đồng và dựa vào lợi ích kinh tế xã hội, nhà nước sẽ ra quyết định có cấp giấy
phép đầu tư cho các nhà đầu tư không phải là nhà nước hay không
3.1.1.3. Hệ thống các bước đầu tư
Để tránh những việc đầu tư không sinh lợi, để đảm bảo tối đa một khi đã bỏ
vốn, việc đầu tư phải được tiến hành một cách có hệ thống theo một tiến trình gồm
nhiều bước:
Bước 1: Nghiên cứu, đánh giá cơ hội đầu tư ( sản phẩm cũa bước này là: báo cáo kinh
tế - kỹ thuật về cơ hội đầu tư ).
Bước 2: Nghiên cứu tiền khả thi ( báo cáo khả thi )
Bước 3: Nghiên cứu khả thi ( báo cáo khả thi hay luận chứng kinh tế- kỹ thuật ).
Những dự án nhỏ có thể gộp chung bước 2 và 3.
Bước 4 : Thẩm định và ra quyết định đầu tư.
Hình 3.1 : Quy trình phân tích và ra quyết định đầu tư
Xác định dự
án:
tìm cơ hội và
đưa ra đề nghị
đầu tư

Đánh giá dự
án: Ước lượng
ngân lưu liên
quan và suất
chiết khấu hợp

Lựa chọn tiêu
chuẩn quyết
định:

Lựa chọn luật
quyết định

Ra quyết
định: chấp
nhận hay từ
chối dự án
(Nguồn: Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright)
Bước 5 : Thiết kế
Bước 6 : Tổ chức đấu thầu, đàm phán, ký hợp đồng ( về chuyển giao công nghệ, cung
cấp thiết bị, xây dựng, lắp đặt, vận tải.v…v..).
Bước 7 : Xây dựng, lắp đặt, tuyển dụng, đào tạo nhân lực.
Bước 8 : Nghiệm thu, bàn giao, thanh quyết toán.
3.1.1.4. Phân loại đầu tư
Đầu tư có nhiều loại, để tiện quản lý người ta phân theo các tiêu thức sau đây:
12


×