Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Biện pháp thi công điện nhẹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 21 trang )

Biện pháp thi công hệ thống điện nhẹ
(Hệ thống âm thanh thông báo, điện thoại, mạng lan, mạng truyền hình)
GIẢI PHÁP KỸ THUẬT
Chuẩn bị lắp đặt hệ thống:
Sau khi bản vẽ kỹ thuật thi công và bảng tổng tiến độ của dự án đã được chủ đầu
tư phê duyệt, chúng tôi tiến hành các bước thực thi dự án theo trình tự dưới đây:
1. Chuẩn bị bản vẽ thi công.
2. Chuẩn bị mặt bằng thi công, đo đạc lấy dấu.
3. Lắp đặt ống bảo vệ cáp.
4. Kéo rải cáp theo tuyến trong ống
5. Đấu nối cáp tại tủ và lắp đặt thiết bị.
6. Kiểm tra chạy thử.
1. Chuẩn bị bản vẽ thi công:
Việc chuẩn bị này rất quan trọng vì trên thực tế, bất cứ công trình nào khi thi công
đều có những phát sinh sai khác so với thiết kế. Do đó tham gia bàn bạc trước sẽ giảm
thiểu phát sinh cho các bên đồng thời giúp các đơn vị thi công chủ động với các tình
huống phát sinh có thể xảy ra.
Để việc này có hiệu quả, các đơn vị thi công cần cung cấp những bản vẽ chi tiết
nhất là các chi tiết kết cấu, xây lắp. Toàn bộ các kết cấu lắp đặt các thiết bị đều được
thể hiện chi tiết.
Ngay khi bắt đầu ký hợp đồng với Chủ đầu tư, bộ phận thiết kế của chúng tôi sẽ
tiến hành khảo sát lại thật kỹ hiện trạng công trình để hoàn thiện Hồ sơ thiết kế thi
công đã được lập trong quá trình đấu thầu. Hồ sơ này là cơ sở để tiến hành thi công.
2. Chuẩn bị mặt bằng thi công, đo đạc lấy dấu:
Chuẩn bị mặt bằng thi công đảm bảo đáp ứng việc gia công cũng như tập kết vật
tư, thiết bị. Chuẩn bị mặt bằng thi công cũng bao gồm việc tiếp nhận, xác định vị trí
lắp đặt giúp cho thi công chính xác nhanh chóng.
Lấy dấu lắp đặt được tiến hành trước bất kỳ công tác thi công nào. Chất lượng hệ
thống, tiến độ thi công cũng như thẩm mỹ công trình phụ thuộc vào công đoạn này.
Theo bản vẽ thi công đã được Chủ đầu tư phê duyệt chúng tôi tiến hành lấy dấu và
lắp đặt hệ thống giá treo đỡ ống. Kỹ sư của chúng tôi trực tiếp tham gia vào công đoạn


này, vì việc lấy dấu và thi công tuyến giá treo chính xác theo thiết kế sẽ rút gọn thời
gian thi công cũng như về mặt kinh tế.
3. Lắp đặt ống bảo vệ cáp:
Xác định vị trí, tuyến đi của ống;
Cắt đục tường, sàn theo bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công;
Tập kết vật liệu ống bảo bảo vệ cáp;
Gia công phụ kiện cho ống;
Thi công ống âm tường trên trần, nền;


Kiểm tra chất lượng thi công phần ống: Kiểm tra độ bẻ cong, góc cua, tính thẩm
mỹ. Độ bẻ cong của đường ống và máng phụ thuộc vào tiêu chuẩn bán kính cong của
sợi cáp sẽ được nêu ra trong mục thi công mạng cáp đường ngang;
Tiến hành nghiệm thu nội bộ phần ống;
Chèn trát các phần ống âm tường, sàn;
Nghiệm thu với TVGS phần ống, máng nổi cũng như âm tường, sàn theo mẫu
biên bản nghiệm thu của TVGS.
Chuẩn bị các bước phục vụ thi công các hạng mục tiếp sau.
4. Kéo rải cáp theo tuyến trong ống:
Để đảm bảo việc thi công tuyến cáp ngang đúng kỹ thuật, chúng tôi cam kết thực
hiện phần thi công kéo rải dây, cáp với những công nhân kỹ thuật lành nghề đã được
đào tạo bởi các kỹ sư có chứng chỉ lắp đặt hệ thống cáp cấu trúc;
Tập kết dây, cáp các vật tư liên quan đến mạng cáp tuyến ngang;
Tiến hành nghiệm thu vật liệu, cáp tín hiệu với TVGS trước khi cho tiến hành kéo
rải dây, cáp;
Kéo rải cáp tuyến ngang là phần việc rất quan trọng đối với chất lượng công trình,
vì vậy chúng tôi tiến hành rất cẩn thận các bước chuẩn bị vật liệu dây cáp sao cho đáp
ứng chính xác các thông số kỹ thuật được nêu ra trong hồ sơ. Tất cả các vật liệu dây,
cáp bị lỗi xảy ra trong quá trình sản xuất hay lỗi vật lý xảy ra trong quá trình vận
chuyển đều được loại bỏ trước khi đưa vào thi công kéo, rải;

Hiệu chỉnh và sửa chữa phần ống bị sai lệch trước khi tiến hành kéo, rải dây cáp;
Tất cả cáp phải được xử lý khi đưa vào ống phải sạch và khô ráo;
Trước và sau khi cáp được thi công, đảm bảo ống cáp sạch sẽ không có bụi bẩn và
các mảnh vụn nhỏ khi thi công máng còn sót lại;
Tất cả các sợi cáp trước khi tháo khỏi lô sẽ được đánh dấu theo trình tự định
trước;
Cáp sau khi ra lô không được trải rộng ra sàn thi công tránh hiện tượng giẫm đạp
lên cáp và đứt ngầm;
Thi công hệ thống mạng cáp tránh tối đa việc nối cáp giữa chừng. Trong trường
hợp bất khả kháng, cáp phải được nối bằng các thiết bị đấu nối chuyên dụng đã được
khuyến nghị của nhà sản xuất và áp dụng tiêu chuẩn suy hao đã được công bố;
Hệ thống cáp được đi đúng theo hướng dẫn trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công;
Dây, cáp được đi theo đúng tiêu chuẩn và khuyến nghị của nhà sản xuất: Ví dụ:
Lực kéo cáp mạng không được quá 110 Newton, cáp được thi công không được bẻ
cong quá giới hạn đường kính cáp, bán kính bẻ cong không nhỏ hơn 8 lần đường kính
sợi cáp khi kéo cáp và không nhỏ hơn 4 lần đường kính sợi cáp khi cố định sợi cáp.
Cáp đi trong máng sẽ nhóm từng bó với nhau, mỗi bó không vượt qua 24 sợi. Không
sắp xếp cáp thẳng trong mỗi bó mà để nó nằm ngẫu nhiên, như vậy sẽ giúp tối thiểu
hiện tượng nhiễu xuyên tâm giữa các sợi cáp. Độ dài sợi cáp không được vượt quá
giới hạn tiêu chuẩn cho phép, làm ảnh hưởng tới chất lượng truyền dẫn của hệ thống.
Cáp đi trong ống và máng trong quá trình rải không được phép gẫy gập và xước
vỏ. Hệ thống cáp được bảo vệ chắc chắn nơi chúng đi qua những vật sắc, nhọn tránh
gây tổn hại với cáp;


Các đường cáp dữ liệu, nếu chạy song song với hệ thống cáp nguồn, sẽ được đặt
cách nhau tối thiểu 150mm;
Khi buộc bó cáp trên máng cáp, không buộc quá chặt cũng không buộc quá lỏng
làm ảnh hưởng tới hệ thống cáp;
Hệ thống cáp sau khi thi công phải được che đậy cẩn thận, chắc chắn.

Cáp sau khi được cắt và tập trung tại các tủ tầng, hộp đấu dây được đánh dấu theo
vị trí cụ thể. Nguyên tắc đánh dấu cáp sao cho mỗi thiết bị và Outlet trên mạng có một
định danh duy nhất và dễ nhận biết nhất, để thuận lợi cho việc sửa chữa khắc phục sự
cố và bảo trì hệ thống;
Kiểm tra chất lượng thi công kéo, rải dây cáp tuyến ngang: Tất cả các tổ đội thi
công hệ thống mạng cáp sẽ được quản lý chặt chẽ bởi cán bộ quản lý chất lượng của
công trình nhằm giảm thiểu tối đa sai sót do yếu tố con người và ngoại cảnh tác động
tới chất lượng thi công;
Tổ chức nghiệm thu nội bộ trước khi mời nghiệm thu chính thức với tư vấn giám
sát;
Nghiệm thu với TVGS phần mạng cáp ngang theo biên bản nghiệm thu của
TVGS.
5. Thi công hạng mục cáp trục:
Nghiệm thu máng và cáp trục bảo hộ với chủ đầu tư và TVGS;
Tập kết vật liệu ống, máng bảo hộ dây dẫn;
Thi công lắp đặt thang cáp bảo vệ cáp trục kỹ thuật: thang phải được cố định theo
phương thẳng đứng và cách cáp trục điện từ 45-100cm;
Thi công kéo rải cáp trục trên máng cáp: Trong quá trình thi công cáp trục, cáp
phải được gắn cố định, thẳng và theo thứ tự lần lượt từ trái qua phải (tương ứng từ
tầng thấp lên cao) trong máng cáp. Đảm bảo cáp không bị di chuyển, ít bị ảnh hưởng
kéo giãn của trọng lượng cáp, đáp ứng tính thẩm mỹ và dễ dàng bảo trì hệ thống. Tại 2
đầu cáp phải để dư ra khoảng 3 m cáp để dự phòng và phục vụ đấu nối. Riêng tiêu
chuẩn bán kính cong của cáp quang không vượt quá 20 lần đường kính sợi cáp khi
kéo, rải và không quá 10 lần đường kính sợi cáp khi cố định trên thang cáp. Nếu vượt
quá thông số trên, hệ số suy hao của cáp sẽ ảnh hướng rất lớn đến chất lượng tín hiệu
sau này;
Hệ thống cáp sau khi thi công sẽ phải được che đậy cẩn thận, chắc chắn và được
giằng kĩ vào máng cáp;
Cáp sau khi được cắt và tập trung tại các tủ tầng, hộp đấu dây được đánh dấu theo
vị trí cụ thể dễ nhận biết, để thuận lợi cho việc sửa chữa khắc phục sự cố và bảo trì hệ

thống sau này.
Kiểm tra chất lượng việc thi công thang cáp và kéo, rải cáp đường trục.
Tổ chức nghiệm thu nội bộ trước khi mời nghiệm thu chính thức với nhà thầu
chính và tư vấn giám sát.
Nghiệm thu với TVGS phần mạng cáp trục theo mẫu biên bản nghiệm thu của
TVGS.
6. Đấu nối cáp tại tủ trung tâm và lắp đặt thiết bị
Sau khi tiến hành công việc kéo, rải cáp; chúng tôi tiến hành việc đấu nối cáp tại
các điểm đầu cuối cáp và tủ.


Nghiệm thu vật liệu và thiết bị đấu nối với TVGS, Chủ đầu tư.
Bàn giao thiết bị, vật liệu và dụng cụ đấu nối cho cán bộ kỹ thuật;
Đấu nối cáp: Đấu nối dây, cáp theo tiêu chuẩn qui định bằng dụng cụ chuyên
dùng, thao tác đúng kỹ thuật và cẩn thận. Cáp được đấu nối theo chuẩn chung và
khuyến nghị riêng của nhà sản xuất. Đấu nối cáp theo trình tự đã được đáng dấu trong
quá trình kéo, rải cáp được ghi chép tỉ mỉ phục vụ công tác hoàn công và bàn giao cho
người sử dụng thuận tiện cho việc bảo trì bảo dưỡng về sau;
Kiểm tra chất lượng việc thi công đấu nối cáp;
Tổ chức nghiệm thu nội bộ;
Nghiệm thu với TVGS phần mạng cáp trục theo mẫu biên bản nghiệm thu của
TVGS.
Đối với phần thiết bị, Nhà thầu lắp đặt thiết bị theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
7. Kiểm tra và chạy thử
Trước khi tiến hành đóng điện chạy thử hệ thống, kiểm tra lại toàn bộ hệ thống với
các nội dung sau:
- Kiểm tra trạng thái treo gá các thiết bị. Tất cả các thiết bị trong hệ thống phải ở
trạng thái cố định, vững chắc, không bị liên kết, chèn ép cứng với bất kỳ các hạng mục
khác của công trình như chiếu sáng, trần giả,...
- Kiểm tra độ cách điện của tất cả động cơ thiết bị.

- Kiểm tra điện nguồn đúng điện áp tiêu chuẩn của thiết bị, lưu ý trường hợp mất
pha, chập pha.
Đặc biệt kiểm tra việc đấu nối dây tín hiệu. Dây tín hiệu phải được nối đúng vị trí,
đúng thứ tự.
Việc kiểm tra chạy thử được tiến hành trong ít nhất 24 giờ với mọi điều kiện khí
hậu.
Một số hình ảnh minh họa quá trình thi công
Hình ảnh mô tả quy trình đánh số và bó cáp:

Cable
Vòng đánh số


Vị trí vòng đánh số và cable

Tham khảo các quy cách bó cáp bằng cable
Quy trình thi công kết nối các đầu Sanp-in cáp CAT6
Cách thi công cáp vào Snap-in:
Bước 1.


Bước 2.


Bước 3.

Cut

Close


Done

Quy trình thi công kết cuối cáp vào vị trí các Patch Panel tại các trung tâm
tập trung cáp đấu nối vào switch
Đối với Patch Panel loại cố định sử dụng cho Cat6: Không sử dụng các snap-in, sử
dụng dao phập chuyên dụng để nhấn dây vào Patch Panel theo tiêu chuẩn LSA


Gắn Rack 19Inch

Buộc cáp trực tiếp vào
thanh đấu dây bằng cable

Chuẩn nhấn dây: LSA

Đối với Patch Panel loại modular trượt sử dụng cho Cat6: Sử dụng các snap-in gắn
vào các vị trí cổng RJ45 trên Patch Panel (Quy trình đấu dây cáp vào snap-in như
trên).
Khe

gắn

lên

Rack

19inch
Bộ phận trượt ra
vào, giúp thi công
nhanh và gọn


Dãy số từ 1..24 đánh
số thứ tự cổng RJ45
phía trước

Nắp bật che chắn cổng
RJ45 khi chưa sử dụng

Chốt tháo lắp nắp đậy
Patchpanel

Sau khi thi công các đầu cáp vào patch panel cần đánh số thứ tự tại patch panel
phù hợp với số thứ tự ghi trên mỗi đầu cáp đã đánh số.
Quy trình thi công kết cuối các đầu Sanp-in cáp CAT6


Bước 1.
Bước 2.

Cách thi công kết cuối cáp tại các vị trí Outlet
Thi công cáp vào các snap-in theo quy trình trên, gắn các snap-in vào mặt nạ Outlet.

Bước 1.

D
e on

Bước 2.



e
n
o
D
Hình ảnh sử dụng Path guide
Hình ảnh Nexans PatchGuide (Thanh quản lý cáp)

1.1. Hệ thống mạng máy tính:
Do các máy tính ngày nay có năng lực xử lý cao hơn và chạy các chương
trình ứng dụng đòi hỏi băng thông sử dụng ngày càng cao, vì vậy các nhà thiết
kế mạng đã đưa ra giải pháp mạng Switched Network. Với giải pháp này, băng
thông và các dịch vụ có những đòi hỏi cao đã được cải thiện một cách đáng kể
nhờ sử dụng các thiết bị chuyển mạch với các công nghệ tiên tiến.
Các chuẩn thông dụng cho mạng cục bộ (LAN) gồm có:
• Mạng hình sao (Star)
• Mạng tuyến tính (Bus)
• Mạng mạch vòng (Token Ring)
• Mạng không dây (Wireless networking)
Trong dự án này mô hình được chọn là Star Topology (mạng hình sao) do
tính ưu việt của mô hình mạng này như sau:
Mạng được thiết kế theo cấu trúc mạng hình sao phân tán gồm các máy
chủ, máy trạm, các thiết bị kết nối với nhau qua hệ thống cáp có cấu trúc. Tất cả


các mạng, các máy tính và các thiết bị đầu cuối đều được nối trực tiếp với bộ
chuyển mạch Switch.
Tốc độ truyền trên mạng cao, có thể đạt tới 1000 Mbps trong tương lai có
thể nâng cấp lên 10 Gbps.
Độ tin cậy cao hơn hẳn so với mạng hình Bus, khi có sự cố về cáp ở một
nút mạng nào đó thì mạng vẫn được duy trì và hoạt động bình thường.

Phù hợp với các mạng cục bộ có quy mô vừa và lớn
Dễ tích hợp trong hệ thống
Sửa chữa và mở rộng dễ dàng
Mạng xây dựng đáp ứng các chuẩn Ethernet, Fast Ethernet, Gigabit
Ethernet
Với chuẩn Ethernet mạng có tốc độ truyền là 10 Mbps
Với chuẩn Fast Ethernet có tốc độ truyền là 100 Mbps
Với chuẩn Gigabit Ethernet có tốc độ truyền là 1000 Mbps
Với chuẩn 10 Gigabit Ethernet có tốc độ truyền là 10000 Mbps
Giải pháp mạng hợp lý sẽ được lựa chọn kết hợp giữa các công nghệ khác
nhau để đảm bảo độ ổn định cũng như hiệu quả đầu tư là cao nhất.
Hệ thống cáp
Hệ thống cáp là cơ sở hạ tầng đầu tiên ảnh hưởng đến chất lượng truyền
dẫn của toàn hệ thống. Với khoảng cách gần, đề nghị sử dụng cấp UTP Cat5e,
với khoảng cách xa (trên 100m) có thể lựa chọn cáp đồng (giải pháp VDSL hoặc
SHDSL) hoặc cáp quang theo khả năng đầu tư.
Thiết kế hệ thống mạng
Xây dựng mạng LAN theo mô hình cụ thể sau:
Trung tâm điều hành đặt tại Bộ phận phụ trách CNTT của bệnh viện bao
gồm cả các thiết bị quản trị CSDL, các thiết bị phục vụ hệ PACS-RIS (có thể sẽ
triển khai sau này) và hệ thống lưu trữ (phục vụ khả năng phát triển sau này của
hệ thống).
Triển khai hệ thống cáp để kết nối mạng trong toàn bộ các khoa phòng
ban của bệnh viện. (Xem sơ đồ sau)
Hình 1. Sơ đồ hệ thống tổng quát




Dựa trên cơ cấu chức năng của từng khu vực, phương án thiết kế hệ thống

mạng máy tính được đưa ra cho công trình như sau:
Hệ thống mạng máy tính được bố trí tại các khu vực làm việc của bệnh
viện. Trung tâm của mạng máy tính được lắp đặt tại phòng điều khiển trung tâm
của tòa nhà. Tại đây chúng tôi lắp đặt các thiết bị trung tâm như Switch trung
tâm, máy chủ, giá MDF, giá ODF …
Tại mỗi tầng chúng tôi thiết kế 01 tủ thiết bị trung tâm để kết nôi cáp trục
từ trung tâm mạng máy tính tầng trệt đến (các tủ thiết bị được sử dụng chung
cho hệ thống điện nhẹ);
o

Hệ thống cáp nhánh: Cáp nhánh là cáp kết nối từ tủ kỹ thuật tầng đến các

ổ cắm máy tính. Hệ thống cáp nhánh của công trình được sử dụng là cáp máy
tính chống cháy Cat6 (tốc độ 10Gb/s).
o
Cáp trục kết nối từ trung tâm mạng máy tính đến từng tủ kỹ thuật tầng
được sử dụng là loại cáp quang 4 core (tốc độ 10Gb/s). Thêm vào đó là một sợi
cáp trục CAT6 song song với cáp quang. Với việc thiết kế như vậy sẽ đảm bảo
đáp ứng được yêu cầu về băng thông cho các nhân viên làm việc và sử dụng
phần mềm quản lý cho bệnh viện.
o
Phương án bố trí ổ cắm cho các khối văn phòng:
- Hệ thống ổ cắm máy tính được thiết kế dựa trên phương án thiết kế kiến trúc,
nội thất và không gian chức năng của từng khu vực. Chúng tôi sử dụng ổ cắm
máy tính có chung mặt đế âm với ổ điện thoại.
- Các phòng lãnh đạo được thiết kế dự phòng 1/1;
- Các khối phòng làm việc được thiết kế các điểm máy tính
o

Hệ thống thang cáp và ống máng bảo vệ cáp của mạng máy tính và mạng


điện thoại được sử dụng chung:
- Cáp chạy trong phòng được luồn trong ống nhựa bảo vệ và chạy ngầm tường;
- Các thang cáp đi ngoài hành lang, trục kỹ thuật để bảo vệ chung cáp hệ thống
điện nhẹ và được lắp đặt nổi trên trần giả hoặc được treo lên trần bằng ti treo;

1.2.Hệ thống mạng điện thoại:
Phương án thiết kế

BPTC

14


Giống như mạng máy tính, hệ thống mạng điện thoại cũng được thiết kế
cho từng khu vực cụ thể:
Trung tâm của mạng điện thoại là tổng đài điện thoại được đặt tại phòng
hành chính của bệnh viện.
Tủ trung tâm được thiết kế và được đặt tại phòng kỹ thuật trung tâm cùng
với phòng hệ thống mạng máy tính.
Mỗi tầng bố trí 01 tủ thiết bị trung tâm để kết nôi cáp trục từ trung tâm tầng
1 đến (các tủ thiết bị được sử dụng chung cho hệ thống điện nhẹ);
Hệ thống cáp nhánh: Cáp nhánh là cáp kết nối từ tủ kỹ thuật tầng đến các ổ
cắm điện thoại. Hệ thống cáp nhánh của công trình được sử dụng là cáp 2 đôi
(một đôi làm việc và một đôi dự phòng).
Cáp trục kết nối từ trung tâm mạng điện thoại đến từng tủ kỹ thuật tầng
được sử dụng dự kiến là loại cáp 10 đôi, 20 đôi, 30 đôi và 50 đôi.

BPTC


15


Hệ thống quản lý và đấu nối cáp (Phiến đấu dây): Trong thiết kế chúng tôi
sử dụng phiến đấu dây 10 đôi để đấu nối cáp trục và cáp nhánh của mạng điện
thoại (các phiến đấu dây được lắp đặt tại các tủ kỹ thuật tầng).
Phương án bố trí ổ cắm cho phòng làm việc:
- Hệ thống ổ cắm điện thoại được thiết kế dựa trên phương án thiết kế kiến trúc,
nội thất và không gian chức năng của từng khu vực. Chúng tôi sử dụng ổ cắm
điện thoại có chung mặt đế âm với ổ máy tính.
- Các phòng lãnh đạo được thiết kế dự phòng 1/1;
1.3. Hệ thống truyền hình:
Truyền hình thông thường, truyền hình Cáp

Hệ thống truyền hình chỉ được thiết kế tại các sảnh đợi, các phòng họp,
phòng lãnh đạo…

BPTC

16


- Trung tâm của hệ thống truyền hình được đặt tại phòng kỹ thuật tầng mái của
tòa nhà. Tại đây có lắp đặt các bộ chia bộ trộn, bộ khuếch đại tín hiệu truyền
hình;
- Tại mỗi tầng đặt 01 tủ kỹ thuật tầng cho hệ thống truyền hình;
- Cáp trục của hệ thống mạng truyền hình là cáp RG11 kết nối trung tâm của
mạng truyền hình với các hộp kỹ thuật tầng;
- Cáp nhánh của hệ thống truyền hình là cáp RG6;
1.4.Hệ thống Camera:

Phương án thiết kế
- Hệ thống Camera quan sát phải được thiết kế, lựa chọn và lắp đặt hợp lý sao
cho không ảnh hưởng tới mỹ quan chung của công trình.
- Vị trí lắp đặt các Camera phải được lựa chọn sao cho tầm quan sát của từng
Camera tại từng khu vực là lớn nhất.
- Hệ thống Camera quan sát phải được thiết kế rõ ràng và có khả năng sửa chữa,
thay thế trong tương lai.
- Hệ thống Camera quan sát phải được thiết kế phù hợp với các quy chuẩn chất
lượng chuyên ngành.
- Hệ thống Camera được thiết kế chủ yếu ở các sảnh quan sát và trong phòng mổ
Giải pháp kỹ thuật:

- Hệ thống Camera được chia làm các loại:

BPTC

17


* Sử dụng các Camera Bán cầu được lắp gắn trần, và Camera hình chữ nhật
được lắp gắn tường ( đảm bảo về mặt thẩm mỹ cũng như phù hợp giá thành của
camera.) được đặt ở các sảnh quan sát , các khu vực công cộng
* Sử dụng các camera Quay, quét Zoom, được đặt ở trong phòng mổ với yêu cầu
kỹ thuật và chất lượng cao, sau này phụ vụ công tác kỹ thuật và chuật đoán bằng
hình ảnh .
- Cáp tín hiệu của hệ thống camera là sử dụng cáp RG6
- Hệ thống Camera được chia làm 2 Trung tâm theo dõi.
* Trung tâm theo doi quan sát các vùng công cộng , khu chờ..
* Trung tâm theo dõi khu phòng mổ .
- Toàn bộ cac camera đều được đưa về bộ chia để đưa lên theo dõi tại màn hình

tại chỗ, có thể kết nối với hệ thống mạng nội bộ, mang internet.
- Các camera có thể theo doi bất cứ ở đâu khi được kết nối với hệ thống mạng.
Mục đích thực hiện hệ thống giám sát truyền hình kỹ thuật số tại trụ sở
tòa nhà là để cung cấp một thông tin liên tục như hình ảnh số cho nhân viên an
ninh đảm bảo an ninh của tòa nhà. Việc ghi hình lại được thực hiện với định
dạng số và được bảo mật.
Nhân viên an ninh tại trung tâm giám sát có thể xem và điều khiển tất cả các
camera trong tòa nhà.
1.5. Hệ thống âm thanh thông báo:
a. Hệ thống âm thanh thông báo

BPTC

18


Hệ thống âm thanh thông báo được xây dựng với mục đích chuyển tải
những thông báo, những thông tin công cộng, thông tin về các dịch bệnh và cách
phòng chồng, các chương trình âm nhạc giải trí của bệnh viện hay của từng khoa
đến cho cán bộ công nhân viên hay bệnh nhân trong bệnh viện.
Do vậy, hệ thống âm thanh thông báo được thiết kế đáp ứng các yêu cầu
sau:
- Hệ thống Loa báo phải đủ khả năng chuyển tải thông tin cần thông báo đến cho
toàn toàn Bệnh Viện.
- Thông tin chuyển tải phải rõ nét nhưng không quá ồn làm ảnh hưởng tới cán bộ
công nhân viên chức làm việc trong Bệnh Viện cũng như các bênh nhân đang
điều trị.
- Kết cấu mạng đơn giản linh hoạt, phù hợp với kiến trúc chung của Bệnh Viện
Thiết bị trung tâm của hệ thống âm thanh:
Trung tâm của hệ thống âm thanh được đặt tại phòng kỹ thuật của tầng 1. Các

thiết bị trung của hệ thống âm thanh được lắp đặt trong tủ thiết bị tầng 1 bao
gồm Âm ly 360W, âm ly 60W, bộ nguồn, đầu Cassette và Micro thông báo. Từ

BPTC

19


tầng 1 tín hiệu âm thanh sẽ được dẫn đến các vùng nhờ hệ thống dây cáp tín
hiệu.
Hệ thống phân phối tín hiệu:
Hệ thống cáp tín hiệu âm thanh có nhiệm vụ chuyển tải tín hiệu từ trung tâm
điều khiển âm thanh đặt tại tầng 1 đến các loa trong toàn nhà. Dây tín hiệu âm
thanh được sử dụng cho công trình này là loại dây 2x1,25mm và 2x1,5mm
chống nhiễu.
Phương án bố trí Loa:
Sau khi nghiên cứu kỹ bản vẽ kiến trúc chúng tôi sử dụng 2 loại Loa:
- Các tầng hầm được chúng tôi thiết kế hệ thống loa 15W;
- Tại các hành lang và các tầng còn lại được thiết kế hệ thống Loa âm trần 6W;
1.6. Hệ thống mạng chuông báo y tá:

- Hệ thống mạng chuông báo được xây dựng với mục đích hỗ trợ bệnh nhân
cũng như người nhà bệnh nhân khi gặp tình trạng khẩn cấp cần được trợ giúp.
Theo thiết kế mỗi tầng có một phòng y tá trực, vì vậy tại đây được đặt một thiết
bị hiển thị số phòng gọi. Thiết bị này được nối trực tiếp với nút ấn chuông đặt tại
đầu giường bệnh nhân ở các phòng trong một tầng.
- Khi có bệnh nhân ở một phòng nào đó cần trợ giúp sẽ ấn vào nút chuông tại
đầu giường, ở phòng trực chuông báo sẽ kêu, đèn hiển thị sẽ cho biết số giường,
số phòng đang gọi.


BPTC

20


- Bênh nhân có thể nói chuyện với y tá trực
- Theo sơ đồ thiết kế vị trí giường bệnh tại các phòng điều trị, khoa sẽ có tổng
số là nhiều điểm đặt nút ấn chuông báo.
Các thiết bị sử dụng trong hệ thống bao gồm:
1

Tổng đài có hệ thống nói chuyện với bệnh nhân

2

Thiết bị nút bấm chuông báo gọi ytá

3

Thiết bị đèn báo

4

Nguồn cho hệ thống

5

Nút bấm có thể nối chuyển với ytá đặt của phòng

6


Nút bấm gọi khẩn cấp ở phòng WC

7

Nút tắt báo khẩn cấp

BPTC

21



×