Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

1 TOAN VAN LUAN AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.66 MB, 157 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LÊ THỊ TUYẾT

NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN
GIỮA MỘT SỐ YẾU TỐ DINH DƯỠNG, THỂ LỰC
VÀ GEN DI TRUYỀN VỚI BÉO PHÌ
Ở TRẺ EM TIỂU HỌC HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SỸ SINH HỌC

Hà Nội - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LÊ THỊ TUYẾT

NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN
GIỮA MỘT SỐ YẾU TỐ DINH DƯỠNG, THỂ LỰC
VÀ GEN DI TRUYỀN VỚI BÉO PHÌ
Ở TRẺ EM TIỂU HỌC HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Sinh lý học người và động vật

Mã số:


62 42 01 04

LUẬN ÁN TIẾN SỸ SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Trần Quang Bình
2. TS. Dương Thị Anh Đào

Hà Nội - 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình do chính tôi
thực hiện. Các số liệu, kết quả trong luận án là
trung thực và chưa được ai công bố trong bất cứ
công trình nào khác.
Tác giả

Lê Thị Tuyết


ii

LỜI CẢM ƠN

Em xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học,
trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tận tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho em được học tập và thực hiện những nội dung của luận án.

Để thực hiện và hoàn thành luận án này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới thầy Trần Quang Bình và cô Dương Thị Anh Đào – những người thầy cô đã tận
tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ em trong thời gian nghiên cứu.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh, chị và các bạn làm việc
tại Bộ môn Sinh lý học Người và động vật, Khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm
Hà Nội, và tại Phòng thí nghiệm Di truyền Phân tử, Viện Vệ Sinh Dịch tễ Trung
ương đã cùng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
và thực hiện luận án.
Tôi xin cảm ơn Sở Khoa học và công nghệ Hà Nội, Bộ Giáo dục và đào tạo
đã hỗ trợ kinh phí để đề tài được tiến hành thuận lợi.
Có được kết quả như ngày hôm nay con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
cha mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng. Xin cảm ơn những người thân trong gia đình,
chồng và các con, bạn bè – những người đã luôn bên cạnh khích lệ, động viên, giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2015
Nghiên cứu sinh

Lê Thị Tuyết


iii

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ……………………………………………………………………………… i
Lời cảm ơn …………………………………………………………………………………ii
Mục lục …………………………………………………………………………………. .. iii
Danh mục chữ viết tắt ………………………………………………………………….… vi
Danh mục bảng ……………………………………………………………………………. vii
Danh mục hình ……………………………………………………………………………. ix

MỞ ĐẦU ................................................................................................................................ I
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài........................................................................... 3
3.1. Ý nghĩa khoa học ........................................................................................................ 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................................ 3
4. Đóng góp mới của đề tài ................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................... 4
1.1. Định nghĩa béo phì và phương pháp chẩn đoán béo phì ở trẻ em .................................. 4
1.1.1. Phương pháp chẩn đoán béo phì ở trẻ em dựa trên tỷ lệ mỡ cơ thể ........................ 4
1.1.2. Phương pháp chẩn đoán béo phì dựa trên BMI ....................................................... 5
1.2. Thực trạng béo phì ở trẻ em ........................................................................................... 8
1.2.1. Thực trạng béo phì ở trẻ em thế giới ....................................................................... 8
1.2.2. Thực trạng béo phì ở trẻ em Việt Nam .................................................................... 9
1.3. Cơ chế sinh lý của béo phì ........................................................................................... 10
1.3.1. Cân bằng năng lượng của cơ thể ........................................................................... 10
1.3.2. Cơ chế điều hòa cân bằng năng lượng của cơ thể ................................................. 11
1.3.3. Sự tích lũy mô mỡ của cơ thể ................................................................................ 17
1.4. Hậu quả của béo phì ở trẻ em ....................................................................................... 21
1.4.1. Béo phì làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ........................................................... 21
1.4.2. Béo phì tác động đến tâm lý, khả năng học tập ..................................................... 23
1.4.3. Béo phì tác động đến kinh tế và xã hội ................................................................. 24
1.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của những yếu tố nguy cơ dẫn đến béo phì ở trẻ em .............. 24
1.5.1. Lược sử nghiên cứu nguyên nhân gây béo phì ...................................................... 24
1.5.2. Mối liên quan giữa yếu tố dinh dưỡng và béo phì ở trẻ em .................................. 25
1.5.3. Mối liên quan giữa hoạt động thể lực và béo phì ở trẻ em .................................... 27
1.5.4. Mối liên quan giữa yếu tố di truyền và béo phì ở trẻ em ...................................... 28
1.5.5. Ảnh hưởng tương tác giữa gen và môi trường đến béo phì ở trẻ em .................... 37



iv

1.5.6. Ảnh hưởng của epigenetic (ngoại di truyền) đến béo phì của trẻ em .................... 37
1.5.7. Mối liên quan giữa một số yếu tố khác và béo phì ở trẻ em ................................. 38
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 40
2.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................................... 40
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 41
2.3. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 42
2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu....................................................................................................... 44
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu ............................................................................................ 45
2.6. Vật liệu nghiên cứu ...................................................................................................... 46
2.6.1. Trang thiết bị nghiên cứu ...................................................................................... 46
2.6.2. Hoá chất ................................................................................................................. 46
2.7. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................................... 47
2.7.1. Phương pháp thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu .................................... 47
2.7.2. Phương pháp đo chiều cao đứng ........................................................................... 47
2.7.3. Phương pháp đo cân nặng ..................................................................................... 48
2.7.4. Phương pháp xác định chỉ số Z-score chiều cao/tuổi, Z-score cân nặng/tuổi và Zscore BMI/tuổi ................................................................................................................. 48
2.7.5. Phương pháp đo vòng eo và vòng mông ............................................................... 48
2.7.6. Phương pháp lấy máu ............................................................................................ 49
2.7.7. Phương pháp tách chiết ADN ................................................................................ 49
2.7.8. Phương pháp xác định kiểu gen của SNP nghiên cứu ........................................... 50
2.8. Phương pháp xử lý số liệu thống kê ............................................................................. 56
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ......................................................................... 58
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 58
3.2. Mối liên quan giữa một số đặc điểm dinh dưỡng và béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội
............................................................................................................................................. 60
3.2.1. Mối liên quan giữa đặc điểm nuôi dưỡng thời kỳ bú sữa mẹ và béo phì ở trẻ em
tiểu học Hà Nội................................................................................................................ 60
3.2.2. Mối liên quan giữa một số đặc điểm ăn uống và béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội

......................................................................................................................................... 64
3.2.3. Phân tích đa biến ảnh hưởng của một số đặc điểm dinh dưỡng đến béo phì ở trẻ
em tiểu học Hà Nội .......................................................................................................... 68
3.3. Mối liên quan giữa một số đặc điểm hoạt động thể lực đến béo phì ở trẻ em tiểu học
Hà Nội ................................................................................................................................. 73
3.3.1. Mối liên quan giữa một số đặc điểm hoạt động thể lực đến béo phì ở trẻ em tiểu
học Hà Nội....................................................................................................................... 73


v

3.3.2. Phân tích đa biến ảnh hưởng của một số đặc điểm hoạt động thể lực đến béo phì ở
trẻ em tiểu học Hà Nội .................................................................................................... 76
3.4. Mối liên quan giữa một số SNP thuộc gen BDNF, FTO, MC4R, TMEM18 và béo phì ở
trẻ em tiểu học Hà Nội ........................................................................................................ 79
3.4.1. Tỷ lệ kiểu gen và alen của SNP rs6265 gen BDNF, rs6499640 gen FTO,
rs17782313 gen MC4R, rs6548238 gen TMEM18 ở trẻ em tiểu học Hà Nội nhóm bình
thường và nhóm béo phì .................................................................................................. 79
3.4.2. Đặc điểm nhân trắc ở các nhóm kiểu gen của bốn SNP nghiên cứu ..................... 81
3.4.3. Mối liên quan của bốn SNP nghiên cứu và béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội 87
3.5. Mối liên quan giữa một số yếu tố khác và béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội .............. 97
3.6. Phân tích ảnh hưởng đồng thời tất cả yếu tố nguy cơ đến béo phì ở trẻ em tiểu học Hà
Nội ..................................................................................................................................... 101
3.6.1. Ảnh hưởng tổng hợp của yếu tố môi trường đến béo phì ở trẻ em tiểu học Hà
Nội ................................................................................................................................. 101
3.6.2. Phân tích tổng hợp ảnh hưởng của bốn SNP nghiên cứu đến béo phì ở trẻ em tiểu
học Hà Nội..................................................................................................................... 104
3.6.3. Phân tích ảnh hưởng đồng thời những yếu tố nguy cơ nghiên cứu đến béo phì ở trẻ
em tiểu học Hà Nội ........................................................................................................ 111
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 124

4.1. Kết luận ...................................................................................................................... 124
4.2. Khuyến nghị ............................................................................................................... 124
DANH MỤC CÁC BÁO CÁO KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................ 126
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 127
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

αMSH

α-melanocyte stimulating hormone

AgRP
AUC
BDNF
BMI

Agouti related protein
Area under the curve
Brain derived neurotrophic factor
Body mass index
Cocaine and amphetamine related
transcript
Centers for Disease Control and

Prevention
Cholescystokinin
cộng sự
Fat mass and obesity associated
γ-aminobutyric acid
Growth hormone
Glucagon like peptide-1
Genome wide association
International Obesity Task Force
Leptin
Leptin receptor
Neuropeptide Y
Melanocortin 4 receptor
Polymerase chain reaction
Pro-opiomelanocortin
Peptide tyrosine tyrosine
Restriction fragment length
polymorphism
Receiver operating characteristic
Single nucleotide polymophism
Transmembrane protein 18
World Health Organization

CART
CDC
CCK
cs
FTO
GABA
GH

GLP-1
GWA
IOTF
LEP
LEPR
NPY
MC4R
PCR
POMC
PYY
RFLP
ROC
SNP
TMEM18
WHO

Nghĩa Tiếng Việt
Hormone kích thích
α-melanocyte
Diện tích dưới đường cong
Chỉ số khối cơ thể

Trung tâm kiểm soát và
phòng ngừa dịch bệnh

Hormone sinh trưởng

Tổ chức béo phì quốc tế
Thụ thể leptin
Thụ thể melanocortin 4

Phản ứng chuỗi trùng hợp

Đa hình chiều dài đoạn cắt
giới hạn
Đa hình nucleotide đơn
Tổ chức Y tế thế giới


vii

DANH MỤC BẢNG
Tên bảng
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5
Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 3.8
Bảng 3.9
Bảng 3.10

Bảng 3.11
Bảng 3.12
Bảng 3.13
Bảng 3.14
Bảng 3.15

Hormone ảnh hưởng đến cân bằng năng lượng của cơ thể
Những gen liên quan đến béo phì ở trẻ em
Trình tự nucleotide của những cặp mồi sử dụng cho phản ứng PCR
Thành phần của phản ứng PCR
Chu trình nhiệt của phản ứng PCR
Nồng độ agarose, thời gian điện di, kích thước băng sản phẩm PCR
Enzyme, thời gian ủ enzyme
Kích thước băng điện di ở các kiểu gen của 4 SNP nghiên cứu
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ở nhóm bình thường và nhóm béo phì
Mối liên quan giữa một số đặc điểm ăn uống thời kỳ bú sữa mẹ và béo
phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội
Mối liên quan giữa đặc điểm ăn uống ở thời điểm nghiên cứu và béo phì
ở trẻ em tiểu học Hà Nội
Ảnh hưởng của các đặc điểm ăn uống đến béo phì ở trẻ tiểu học Hà Nội
khi phân tích đa biến
Mối liên quan giữa một số đặc điểm hoạt động thể lực và béo phì ở trẻ
em tiểu học Hà Nội
Mối liên quan giữa một số đặc điểm hoạt thể lực và béo phì ở trẻ em tiểu
học Hà Nội khi phân tích đa biến
Mối liên quan giữa một số yếu tố môi trường khác và béo phì của trẻ em
tiểu học Hà Nội
Tỷ lệ kiểu gen và alen SNP rs6265, rs6499640, rs17782313, rs6548238
ở học sinh tiểu học Hà Nội nhóm bình thường và béo phì
Đặc điểm nhân trắc ở các kiểu gen của SNP rs6265 gen BDNF trong

nhóm bình thường và nhóm béo phì
Đặc điểm nhân trắc ở các kiểu gen của SNP rs6499640 gen FTO trong
nhóm bình thường và nhóm béo phì
Đặc điểm nhân trắc ở các kiểu gen của SNP rs17782313 gen MC4R
trong nhóm bình thường và nhóm béo phì
Đặc điểm nhân trắc ở các kiểu gen của SNP rs6548238 gen TMEM18
trong nhóm bình thường
Các mô hình di truyền giả định của 4 SNP nghiên cứu
Mối liên quan giữa SNP rs6265 gen BDNF và béo phì ở trẻ tiểu học Hà
Nội ở các mô hình di truyền
Mối liên quan giữa SNP rs6499640 gen FTO và béo phì ở trẻ tiểu học
Hà Nội ở các mô hình di truyền

Trang
14
32
51
51
52
52
53
53
58
61
65
72
73
78
80
85

86
88
89
90
92
93
95


viii

Bảng 3.16
Bảng 3.17
Bảng 3.18
Bảng 3.19
Bảng 3.20
Bảng 3.21
Bảng 3.22
Bảng 3.23
Bảng 3.24

Mối liên quan giữa SNP rs17782313 gen MC4R và béo phì ở trẻ tiểu học
Hà Nội ở các mô hình di truyền
Mối liên quan giữa SNP rs6548238 gen TMEM18 và béo phì ở trẻ tiểu
học Hà Nội ở các mô hình di truyền
Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến béo phì ở trẻ tiểu học Hà Nội
khi phân tích đa biến
Sự phân bố số alen nguy cơ ở nhóm bình thường và nhóm béo phì
Đặc điểm nhân trắc của trẻ phân nhóm theo tổng số alen nguy cơ ở
nhóm bình thường và nhóm béo phì

Mối liên quan giữa tổng số alen nguy cơ thuộc 4 SNP nghiên cứu đối
với béo phì của trẻ em tiểu học Hà Nội
Ảnh hưởng của một số SNP đến béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội khi
phân tích đa biến
Hệ số ảnh hưởng của các yếu tố trong mô hình dự đoán khả năng béo
phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội có thể áp dụng trong cộng đồng
Hệ số ảnh hưởng của các yếu tố trong mô hình dự đoán khả năng béo
phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội có thể áp dụng trong phòng xét nghiệm có
phân tích gen

97
99
103
105
106
107
110
116
119


ix

DANH MỤC HÌNH
Tên hình
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 1.4
Hình 1.5

Hình 1.6
Hình 1.7
Hình 1.8
Hình 1.9
Hình 1.10
Hình 1.11
Hình 1.12
Hình 1.13
Hình 1.14
Hình 1.15
Hình 1.16
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 2.7

Đường cong tỷ lệ mỡ cơ thể trẻ 5 – 18 tuổi ở nam và nữ
Ngưỡng chuẩn đoán béo phì dựa trên tỷ lệ mỡ cơ thể ở trẻ Hàn Quốc và
trẻ Da trắng 7 – 19 tuổi nam và nữ
So sánh các điểm ngưỡng của tiêu chuẩn chuẩn đoán béo phì của WHO
2007 với IOTF 2000 và CDC 2000 ở trẻ nam
Bản đồ về tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì của các nước trên thế giới giai đoạn
1960-1990 và 2000-2014
Quá trình chuyển hóa các chất, tạo năng lượng trong cơ thể
Cơ chế điều hòa cân bằng năng lượng ở vùng dưới đồi
Vị trí mô mỡ nâu ở cơ thể và sự thay đổi lượng mô mỡ nâu theo tuổi,
hoạt động thể lực và tình trạng béo phì

Các tế bào ở mô mỡ trắng
Sự thay đổi hàm lượng các adipokine khi bị béo phì
Quá trình biệt hóa mô mỡ
Những bệnh liên quan đến béo phì ở trẻ em
Những yếu tố nguy cơ chính dẫn đến béo phì ở trẻ em
Sự phối hợp của các gen LEP, LEPR, POMC, AGRP, MC4R, BDNF,
NTRK2 trong quá trình điều hòa lượng thức ăn ăn vào
Các gen liên quan đến các tính trạng của béo phì được tìm thấy từ
nghiên cứu GWA
Vai trò của MC4R đối với một số quá trình sinh lý của cơ thể
Hoạt động của BDNF ở hệ thần kinh trong quá trình điều hòa cân bằng
năng lượng của cơ thể
Sơ đồ thiết kế nghiên cứu
Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo tiêu chuẩn WHO 2007 và IOTF
2000 ở trẻ nữ 5 – 18
Phương pháp đo chiều cao đứng và vị trí đo vòng eo, vòng mông
Ảnh điện di sản phẩm PCR và sản phẩm ủ enzyme cắt giới hạn trong
phân tích kiểu gen SNP rs6265 gen BDNF
Ảnh điện di sản phẩm PCR và sản phẩm ủ enzyme cắt giới hạn trong
phân tích kiểu gen SNP rs6499640 gen FTO
Ảnh điện di sản phẩm PCR và sản phẩm ủ enzyme cắt giới hạn trong
phân tích kiểu gen SNP rs17782313 gen MC4R
Ảnh điện di sản phẩm PCR và sản phẩm ủ enzyme cắt giới hạn trong
phân tích kiểu gen SNP rs6548238 gen TMEM18

Trang
4
5
7
9

11
12
18
19
19
20
22
25
31
32
35
36
40
43
48
54
54
55
55


x

Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6.
Hình 3.7

Hình 3.8

Hình 3.9
Hình 3.10
Hình 3.11
Hình 3.12
Hình 3.13
Hình 3.14
Hình 3.15
Hình 3.16

Mô hình phân tích hồi quy logistic đa biến về ảnh hưởng của đặc điểm
ăn uống đến béo phì ở trẻ tiểu học Hà Nội khi sử dụng phương pháp
backward liên tục
Biểu đồ đường cong ROC ở các mô hình dự đoán về ảnh hưởng của đặc
điểm ăn uống đến béo phì ở trẻ tiểu học Hà Nội
Mô hình phân tích hồi quy logistic đa biến về ảnh hưởng của đặc điểm
hoạt động thể lực đến béo phì ở trẻ tiểu học Hà Nội khi sử dụng phương
pháp backward liên tục
Biểu đồ đường cong ROC ở các mô hình dự đoán về ảnh hưởng của đặc
điểm hoạt động thể lực đến béo phì ở trẻ tiểu học Hà Nội
Mô hình phân tích hồi quy logistic đa biến về ảnh hưởng của các yếu tố
môi trường đến béo phì ở trẻ tiểu học Hà Nội khi sử dụng phương pháp
backward liên tục
Biểu đồ đường cong ROC các mô hình dự đoán về ảnh hưởng của các
yếu tố môi trường đến béo phì ở trẻ tiểu học Hà Nội
Số alen nguy cơ ở nhóm bình thường và béo phì
Mô hình phân tích hồi quy logistic đa biến về ảnh hưởng của 4 SNP
rs6265, rs6499640, rs17782313, rs6548238 đến béo phì ở trẻ tiểu học
Hà Nội khi sử dụng phương pháp backward liên tục

Biểu đồ đường cong ROC ở các mô hình dự đoán về ảnh hưởng của
SNP rs6265, rs6499640, rs17782313, rs6548238 đến béo phì ở trẻ tiểu
học Hà Nội
Xác suất các yếu tố nguy cơ được đưa vào các mô hình dự đoán béo phì
ở trẻ tiểu học Hà Nội khi thực hiện phân tích BMA
Những mô hình dự đoán khả năng bị béo phì ở trẻ tiểu học Hà Nội khi
sử dụng phương pháp phân tích BMA
Biểu đồ đường cong ROC của mô hình dự đoán về ảnh hưởng của yếu
tố môi trường và di truyền đến béo phì ở trẻ tiểu học Hà Nội
Biểu đồ thể hiện sự phân bố khả năng bị béo phì tính được khi sử dụng
công thức I ở nhóm bình thường và nhóm béo phì
Biểu đồ hộp (boxplot) thể hiện sự phân bố khả năng bị béo phì tính được
khi sử dụng công thức I ở nhóm bình thường và nhóm béo phì
Biểu đồ thể hiện sự phân bố khả năng bị béo phì tính được khi sử dụng
công thức II ở nhóm bình thường và nhóm béo phì
Biểu đồ hộp (boxplot) thể hiện sự phân bố khả năng bị béo phì tính được
khi sử dụng công thức II ở nhóm bình thường và nhóm béo phì

69
71
76
77
102
102
105
109

109
111
114

115
117
118
121
122


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization, WHO), béo phì là
tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn
thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe; béo phì là một trong 5 nguyên nhân gây tử
vong hàng đầu thế giới [199]. Điều đáng lo ngại là tỷ lệ người béo phì đang gia tăng
nhanh chóng ở khắp nơi trên thế giới [195], trong đó có Việt Nam [17].
Ở trẻ em, béo phì gây ra nhiều hậu quả xấu ảnh hưởng đến cả sức khỏe và tâm
lý, như tăng nguy cơ các rối loạn chuyển hóa (rối loạn lipid máu, gan nhiễm mỡ,
cao huyết áp, rối loạn đường máu), gù vẹo cột sống, dậy thì sớm, làm trẻ tự ti, mặc
cảm với ngoại hình và sức học kém [50]. Ngoài ra, khoảng 70% trẻ béo phì khi lớn
lên có thể bị béo phì ở giai đoạn trưởng thành [47]. Do đó, phòng ngừa béo phì ở trẻ
em sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ béo phì ở người lớn, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh
mạn tính có liên quan đến béo phì.
Béo phì là một bệnh đa nhân tố, do ảnh hưởng của các yếu tố môi trường
[176] và yếu tố di truyền (gen) [120], cũng như sự tương tác giữa gen và môi
trường. Các yếu tố nguy cơ từ môi trường sống đã được báo cáo ở nhiều nghiên
cứu như khẩu phần ăn giàu năng lượng, ít hoạt động thể lực hay khu vực sống có
điều kiện kinh tế xã hội cao [176]. Nhiều nghiên cứu đã xác định vai trò của các
yếu tố di truyền đối với sự phát triển của béo phì. Nghiên cứu ở các cặp sinh đôi
và gia đình cho thấy ảnh hưởng của yếu tố di truyền chiếm từ 40 – 70% nguyên

nhân gây béo phì [191]. Nghiên cứu mối liên quan của toàn bộ gen (genome wide
association, GWA) và các phân tích tổng hợp (meta-analysis) đã phát hiện nhiều
đa hình đơn nucleotide (single nucleotide polymophism, SNP) có ảnh hưởng đến
các tính trạng liên quan đến béo phì ở nhiều cộng đồng dân cư Châu Âu, Châu Á
và Châu Phi [54], [125].
Nhiều nghiên cứu cho thấy: do đặc điểm của tính di truyền chủng tộc, sự khác
nhau về các yếu tố dinh dưỡng, hoạt động thể lực, yếu tố kinh tế – xã hội mà ảnh


2

hưởng của gen đối với bệnh tật ở các dân tộc là khác nhau [108], [120], [125].
Những người Châu Á trong đó có Việt Nam đã sống ở điều kiện thiếu dinh dưỡng
trong thời gian dài, do vậy các gen liên quan đến việc chống chọi với điều kiện
thiếu dinh dưỡng được chọn lọc và giữ lại trong nhiều thế hệ. Các gen nhạy cảm với
béo phì khi tương tác với môi trường sống, nếu gặp môi trường thuận lợi (như trẻ có
chế độ ăn dư thừa dinh dưỡng, ít hoạt động thể lực) có thể phát huy tác dụng và dễ
làm cho trẻ bị béo phì. Vì vậy, nếu sự tồn tại của các gen này được phát hiện sớm,
kết hợp với chế độ ăn và hoạt động thể lực thích hợp có thể giúp trẻ điều chỉnh cân
nặng, phòng được béo phì và các bệnh mạn tính không lây khi trưởng thành. Tuy
nhiên, các nghiên cứu về vai trò của gen đối với béo phì tại Việt Nam vẫn còn rất
hiếm, tương phản với sự phong phú của các nghiên cứu dịch tễ học béo phì [10],
[11]. Đến nay, vẫn chưa có báo cáo nào về ảnh hưởng của yếu tố di truyền đến béo
phì ở trẻ em Việt Nam trên cơ sở dữ liệu quốc tế PubMed. Do đó, bên cạnh những
nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ trong môi trường sống, việc nghiên cứu xác định
các gen nhạy cảm đối với béo phì ở trẻ em tiểu học Việt Nam là rất cần thiết.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu mối liên
quan giữa một số yếu tố dinh dưỡng, thể lực và gen di truyền với béo phì ở trẻ em
tiểu học Hà Nội”.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Ø Mục tiêu 1. Xác định được mối liên quan giữa một số yếu tố dinh dưỡng và
béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội.
Ø Mục tiêu 2. Tìm hiểu được ảnh hưởng của một số đặc điểm hoạt động thể
lực tới béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội.
Ø Mục tiêu 3. Xác định được mối liên quan của một số SNP và béo phì ở trẻ
em tiểu học Hà Nội.
Ø Mục tiêu 4. Phân tích tổng hợp ảnh hưởng của một số yếu tố dinh dưỡng,
hoạt động thể lực và một số SNP đến béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội.


3

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp thông tin về mối liên quan giữa một số đặc điểm dinh dưỡng, hoạt
động thể lực, một số SNP với béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội.
- Cung cấp mô hình dự đoán về ảnh hưởng của một số đặc điểm dinh dưỡng,
hoạt động thể lực và SNP đến béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Phương pháp xác định đa hình của những SNP được xây dựng từ nghiên cứu
này có thể được ứng dụng cho các cơ sở nghiên cứu. Tỷ lệ alen là cơ sở để tính cỡ
mẫu cho những nghiên cứu tiếp theo và ước lượng sự phân bố alen trong quần thể.
- Kết quả của đề tài là cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo như nghiên cứu
theo dõi dài hạn về vai trò của gen và sự thay đổi lối sống đối với béo phì. Từ đó
giúp xây dựng mô hình dự đoán béo phì dựa vào phân tích gen, đặc điểm dinh
dưỡng, hoạt động thể lực, góp phần trong công tác phòng béo phì, từ đó nâng cao
chất lượng cuộc sống và tuổi thọ cho người Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu này có thể ứng dụng trong hoạt động của nhiều đơn vị
như: phòng khám, trung tâm y tế dự phòng, chương trình phòng chống bệnh mạn
tính không lây quốc gia, chương trình giáo dục dinh dưỡng trong trường học.

4. Đóng góp mới của đề tài
- Đề tài là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam về mối liên quan giữa SNP
rs6265 (gen BDNF), rs6499640 (gen FTO), rs17782313 (gen MC4R), rs6548238
(gen TMEM18) và béo phì ở trẻ em.
- Đề tài là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam phân tích tổng hợp được ảnh
hưởng của một số đặc điểm dinh dưỡng, thể lực và một số SNP đến béo phì của
trẻ em tiểu học Hà Nội. Đề tài đã xây dựng được mô hình dự đoán khả năng béo
phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội.


4

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Định nghĩa béo phì và phương pháp chẩn đoán béo phì ở trẻ em
Theo WHO, béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường
tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe [199].
Có nhiều chỉ số được sử dụng để chẩn đoán béo phì như dựa vào tỷ lệ mỡ cơ
thể [118]; chỉ số khối cơ thể (body mass index, BMI) [198]; bề dày nếp gấp da
[136]; chu vi vòng eo [57]; tỷ lệ eo/mông [177]. Trong chẩn đoán béo phì ở trẻ em,
mỗi chỉ số trên đều có những ưu và nhược điểm riêng, tuy nhiên, hiện nay có hai chỉ
số được sử dụng phổ biến là BMI và tỷ lệ mỡ cơ thể.
1.1.1. Phương pháp chẩn đoán béo phì ở trẻ em dựa trên tỷ lệ mỡ cơ thể
Năm 2006, McCarthy và cộng sự (cs) [118] đã xây dựng đường cong tham
chiếu về tỷ lệ mỡ cơ thể ở trẻ nam và nữ từ 5 – 18 tuổi dựa trên số liệu điều tra ở
1.985 trẻ da trắng (Hình 1.1). Từ đó, nhóm tác giả đã đưa ra ngưỡng xác định tình
trạng mỡ cơ thể ở trẻ theo tuổi và giới gồm 4 mức độ: (1) ít mỡ (< 2nd percentile),
(2) bình thường (2nd – <85th percentile), (3) thừa mỡ (85th – <95th percentile) và
(4) béo phì (≥ 95th percentile).

Hình 1.1. Đường cong tỷ lệ mỡ cơ thể trẻ 5 – 18 tuổi ở nam (a) và nữ (b) [118]

Tuy nhiên, theo Lee và cs (2007) [101], ngoài sự khác biệt về tuổi, giới thì tỷ
lệ mỡ cơ thể của trẻ còn khác nhau ở các dân tộc có đặc điểm di truyền khác nhau


5

(Hình 1.2). Do đó, cần có các nghiên cứu để xác định tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì
dựa trên tỷ lệ mỡ cơ thể cụ thể đối với từng giới, từng lứa tuổi, từng dân tộc [82],
[101]. Tại Việt Nam, gần đây mới có một công bố của Hồ Phạm Thục Lan và cs
(2015) [82] về ngưỡng chẩn đoán béo phì dựa trên tỷ lệ mỡ cơ thể (> 30% cho nam
và > 40% cho nữ) đối với người Việt từ 18 tuổi trở lên sống ở vùng thành thị, nhưng
hiện chưa có một nghiên cứu nào về tỷ lệ mỡ cơ thể trên đối tượng trẻ em.

Hình 1.2. Ngưỡng chẩn đoán béo phì dựa trên tỷ lệ mỡ cơ thể ở trẻ Hàn Quốc
và trẻ Da trắng 7 – 19 tuổi nam (a) và nữ (b) [101]
Do béo phì là sự dư thừa mỡ dự trữ trong cơ thể nên chẩn đoán béo phì dựa trên
tỷ lệ mỡ cơ thể là phương pháp chính xác nhất. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi
kỹ thuật phức tạp, máy móc đắt tiền như máy phân tích điện trở kháng sinh học, máy
chụp cộng hưởng từ, máy chụp cắt lớp vi tính và hấp thu tia X năng lượng kép, do đó
khó áp dụng trong các nghiên cứu cộng đồng trên số lượng mẫu lớn [19].
1.1.2. Phương pháp chẩn đoán béo phì dựa trên BMI
BMI được tính bằng cân nặng/chiều cao2 (kg/m2). BMI được sử dụng rộng rãi
để chẩn đoán béo phì vì tính đơn giản trong kỹ thuật cân đo. Tuy nhiên, phương
pháp này có hạn chế là: khối lượng cơ thể chủ yếu được tạo thành từ khối mỡ, khối
nạc và khối xương; BMI (với cân nặng cơ thể trong tử số) không thể phân biệt giữa
các thành phần này, do đó có thể dẫn đến những sai số trong chẩn đoán béo phì
[19]. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã cho thấy: ở trẻ em, có mối tương quan chặt
giữa tỷ lệ mỡ cơ thể và BMI với hệ số tương quan r = 0,7 – 0,8 [19], [101]. Do đó,



6

trong các nghiên cứu điều tra cộng đồng, đặc biệt là trên đối tượng trẻ em, phương
pháp chẩn đoán béo phì dựa trên BMI vẫn được áp dụng rộng rãi.
Ở trẻ em, BMI thay đổi theo tuổi và giới, cụ thể: BMI gia tăng nhanh ở tuổi sơ
sinh, giảm xuống ở tuổi tiền học đường rồi tăng trở lại suốt thời kỳ thiếu niên và
giai đoạn đầu tuổi trưởng thành; BMI ở trẻ nam thường cao hơn trẻ nữ. Chính vì lý
do này mà việc sử dụng chỉ số BMI để đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em phụ
thuộc vào lứa tuổi và giới tính [198]. Hiện nay, để đánh giá béo phì ở trẻ tiểu học,
có nhiều tiêu chuẩn quốc tế dựa trên BMI do các tổ chức y tế khác nhau đưa ra như:
(1) tiêu chuẩn của WHO năm 2007, (2) tiêu chuẩn của Tổ chức chuyên trách béo
phì quốc tế (International Obesity Task Force, IOTF) năm 2000, (3) tiêu chuẩn của
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (Centers for Disease Control and
Prevention, CDC) năm 2000, mỗi tiêu chuẩn đều có những ưu, nhược điểm riêng.
• Tiêu chuẩn của WHO 2007: Năm 2007, WHO đã công bố tiêu chuẩn đánh
giá tình trạng dinh dưỡng theo BMI ở trẻ em từ 5 – 19 tuổi, bổ sung cho tiêu chuẩn
năm 2006 dành cho trẻ từ 0 – 5 tuổi. Tiêu chuẩn này được đưa ra từ số liệu điều tra
của Mỹ thu thập từ năm 1963 và năm 1974 nên có thể không mô tả tối ưu được sự
sinh trưởng của trẻ hiện nay. Để khắc phục điều này, 3% đối tượng bị loại trừ do có
cân nặng, chiều cao sai khác nhiều theo tuổi và giới và số liệu cũng đã được điều
chỉnh để phù hợp hơn với các tiêu chuẩn quốc tế gần đây. Theo tiêu chuẩn WHO
2007, từ giá trị của BMI, có thể xác định được các ngưỡng của Z-score cụ thể cho
từng tuổi và giới, những trẻ có Z-score BMI ≥ +2SD được phân loại là béo phì [198].
• Tiêu chuẩn của IOTF 2000: Tiêu chuẩn IOTF được xây dựng từ năm 2000
dựa trên các giá trị trung bình ở một số quần thể khác nhau. Tiêu chuẩn này đã đưa
ra các điểm ngưỡng xác định tình trạng béo phì cho trẻ từ 2 – 18 tuổi, tương đương
với điểm ngưỡng đối với béo phì sử dụng cho người lớn (BMI = 30 kg/m2) (Hình
1.3a). Theo đánh giá của Ủy ban Cố vấn khoa học về dinh dưỡng Anh (Scientific
Advisory Committee on Nutrition, SACN) (2012) thì tiêu chuẩn IOTF đã được sử



7

dụng rộng rãi khắp thế giới, trở thành một trong những phương pháp sử dụng nhiều
nhất hiện nay, có tính khả thi cao tại cộng đồng [165].

Hình 1.3. So sánh các điểm ngưỡng của tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì của
WHO 2007 với IOTF 2000 (a) [197] và với CDC 2000 (b) ở trẻ nam [196]


8

• Tiêu chuẩn của CDC 2000: Tiêu chuẩn của CDC được đưa ra năm 2000.
Theo tiêu chuẩn này, trẻ bị béo phì khi có BMI theo tuổi và giới ≥ 95 percentile
(Hình 1.3b).
Khi sử dụng 3 tiêu chuẩn trên để xác định tỷ lệ béo phì trong cùng một quần
thể thì kết quả thu được có sự khác nhau nhưng không lớn (Hình 1.3). Để xác định
độ nhạy và độ đặc hiệu của 3 tiêu chuẩn này, năm 2012, Hugo và cs [86] đã thực
hiện nghiên cứu trên 2.377 trẻ (7 – 10 tuổi) và sử dụng tỷ lệ mỡ cơ thể làm phương
pháp chẩn đoán tham chiếu, kết quả cho thấy: độ đặc hiệu cao nhất là ở tiêu chuẩn
của WHO 2007 còn độ nhạy lại cao nhất ở tiêu chuẩn IOTF 2000. Cụ thể là: 98,7%
trẻ được xác định là béo phì theo IOTF được phân loại lại một cách chính xác theo
tỷ lệ mỡ cơ thể, trong khi tỷ lệ này ở tiêu chuẩn WHO 2007 chỉ là 88,2% và 93,3%
theo tiêu chuẩn CDC. Từ đó ông đưa ra kết luận: Tiêu chuẩn WHO 2007 có vẻ là
tốt hơn để phát hiện béo phì trên cộng đồng nhưng để xác định chính xác tình trạng
bệnh trong bối cảnh lâm sàng thì tiêu chuẩn IOTF là chính xác hơn.
Theo Lê Thị Hợp và cs (2011) [7], ở trẻ Việt Nam (5 – 19 tuổi) có thể xác
định béo phì dựa trên BMI theo tuổi và giới sử dụng quần thể tham khảo WHO khi
BMI theo tuổi, giới ≥ 95 percentile, hoặc BMI theo tuổi, giới ≥ 85 percentile cộng
thêm bề dày lớp mỡ dưới da cơ tam đầu và xương bả vai ≥ 90 percentile.

1.2. Thực trạng béo phì ở trẻ em
1.2.1. Thực trạng béo phì ở trẻ em thế giới
Béo phì được coi là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất đối với y
tế công cộng trong thế kỉ XXI với số lượng người béo phì năm 2014 đã cao hơn gấp
đôi so với năm 1980 [195]. Không chỉ ở các quốc gia phát triển mà ngay cả các
quốc gia đang phát triển số lượng người béo phì cũng đang tăng nhanh, đặc biệt là
ở khu vực thành thị [35]. Điều đáng lo ngại là sự gia tăng tỷ lệ béo phì ở trẻ em
toàn cầu đang ở mức báo động (Hình 1.4). Ước tính đến năm 2030, gần một phần
ba dân số thế giới có thể bị thừa cân, béo phì [94].


9

Hình 1.4. Bản đồ về tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì của các nước trên thế giới (theo
tiêu chuẩn IOTF 2000) giai đoạn 1960-1990 (a) và 2000-2014 (b) [203]
1.2.2. Thực trạng béo phì ở trẻ em Việt Nam
Trong 20 năm gần đây, tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì ở nước ta đang tăng lên nhanh
chóng, đặc biệt là khu vực thành thị [17]. Tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 1999 mới
có 1,7% trẻ tiểu học bị béo phì, đến năm 2004, con số này đã tăng lên 5,1% [140].
Tại Hà Nội, từ năm 1996 đến nay liên tục có các báo cáo cho thấy xu hướng ngày
càng tăng tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì và tỷ lệ này ở nam cao hơn nữ, ở khu vực nội


10

thành cao hơn ngoại thành. Theo nghiên cứu của Trần Thị Phúc Nguyệt (năm 2002)
[12] ở trẻ 4 – 6 tuổi nội thành, tỷ lệ thừa cân là 4,9%, béo phì là 3,1%, trong đó nam
thừa cân là 6,1%, nữ thừa cân là 3,8%. Nghiên cứu của Lê Thị Hải (năm 2004) [5] tại
7 quận nội thành Hà Nội, tỷ lệ trẻ 7 – 12 tuổi thừa cân, béo phì là 7,9%. Theo báo cáo
của Nguyễn Quang Dũng (năm 2007), tỷ lệ trẻ béo phì 9 – 11 tuổi trường Văn

Chương (Quận Đống Đa) là 7,1%, trường Kim Chung (Huyện Đông Anh) là 1,1%
[2]. Nhóm nghiên cứu của chúng tôi (năm 2011) đã tiến hành xác định tỷ lệ béo phì ở
trên 31 trường tiểu học Hà Nội. Kết quả cho thấy tỷ lệ trẻ béo phì ở nội thành Hà Nội
nếu xác định theo tiêu chẩn WHO 2007 là 17,3%, nếu theo tiêu chẩn IOTF 2000 là
8,6%. Trong đó học sinh nam có tỷ lệ béo phì cao hơn có ý nghĩa thống kê so với học
sinh nữ (25,6% so với 8,4% – theo tiêu chẩn WHO 2007) [14].
1.3. Cơ chế sinh lý của béo phì
Béo phì là kết quả của sự mất cân bằng giữa năng lượng đưa vào cơ thể qua
thức ăn và năng lượng tiêu hao qua các hoạt động sống, khi lượng năng lượng
cung cấp qua thức ăn nhiều hơn nhu cầu của cơ thể thì phần dư thừa có thể chuyển
hóa thành mô mỡ và dẫn đến tăng cân, béo phì [35].
1.3.1. Cân bằng năng lượng của cơ thể
1.3.1.1. Năng lượng đưa vào
Các chất chủ yếu trong thức ăn giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể là
glucid, lipid và protein; qua quá trình tiêu hóa được phân giải thành các chất đơn
giản (đường đơn, glycerol, acid béo, acid amin) sau đó được hấp thu và vận
chuyển qua hệ tuần hoàn cung cấp nguyên liệu cho cơ thể. Các chất đơn giản này
sẽ được tổng hợp thành các chất đặc trưng của cơ thể, đồng thời tích lũy năng
lượng qua quá trình đồng hóa (Hình 1.5).
1.3.1.2. Năng lượng tiêu hao
Năng lượng ATP trong cơ thể được tạo ra qua quá trình dị hóa, chủ yếu từ
glucose qua quá trình đường phân, chu trình Krebs giúp cung cấp năng lượng cho


11

các quá trình sống. Khi hàm lượng glucose trong máu giảm xuống dưới mức bình
thường gan sẽ biến glycogen thành glucose để chuyển vào máu và đưa đến khắp
các mô, cơ quan trong cơ thể. Trong trường hợp cơ thể cần glucose, mà lượng
glycogen trong gan lại thấp hoặc trong trường hợp cơ thể cần glucose khẩn cấp, thì

gan có thể sản xuất glucose từ lipid hoặc protein [186] (Hình 1.5).

Hình 1.5. Quá trình chuyển hóa các chất, tạo năng lượng trong cơ thể [186]
1.3.2. Cơ chế điều hòa cân bằng năng lượng của cơ thể
Sự điều hòa cân bằng năng lượng của cơ thể diễn ra theo cơ chế thần kinh, cơ
chế thể dịch và sự phối hợp cả hai cơ chế này.
1.3.2.1. Điều hòa cân bằng năng lượng bằng cơ chế thần kinh
Trung khu điều hòa cân bằng năng lượng của cơ thể nằm ở vùng dưới đồi, hệ
thống thần kinh sinh dưỡng và não sau, trong đó chức năng của vùng dưới đồi
được nghiên cứu nhiều nhất.
a. Vùng dưới đồi
Vùng dưới đồi có trung khu đói (hunger center) và trung khu no (satiety
center). Khi trung khu đói hoạt động làm tăng lượng thức ăn ăn vào, giảm năng


12

lượng tiêu hao; ngược lại, khi trung khu no hoạt động làm giảm lượng thức ăn ăn
vào và tăng tiêu hao năng lượng. Hai trung khu này được điều hòa hoạt động qua
neuron POMC/CART (pro-opiomelanocortin/cocaine and amphetamine related
transcript) và neuron NPY/AgRP (neuropeptide Y/agouti-related protein) ở nhân
cong (arcuate nucleus, ARC). Neuron POMC/CART kích thích trung khu no hoạt
động, neuron NPY/AgRP kích thích trung khu đói hoạt động và ức chế hoạt động
trung khu no. Các peptide giải phóng từ hai neuron này có ảnh hưởng với đối trọng
ngang nhau và kiểm soát lượng thức ăn ăn vào, năng lượng tiêu hao từ đó kiểm
soát khối lượng cơ thể (Hình 1.6).

Hình 1.6. Cơ chế điều hòa cân bằng năng lượng ở vùng dưới đồi [138], [155]
• POMC, CART – hai neuropeptide gây chán ăn ở nhân cong
Protein POMC sau khi tạo ra được phân tách thành các peptide nhỏ gồm

hormone adrenocorticotrophic (ACTH), β-endorphin và α-melanoctye stimulating
hormone (α-MSH). α-MSH tác động lên thụ thể melanocortin 3 (MC3R) và thụ thể
melanocortin 4 (MC4R), hai thụ thể này biểu hiện nhiều ở neuron thứ 2 trong nhân
cận não thất (paraventricular, PVN) vùng dưới đồi và có vai trò giảm lượng thức


13

ăn ăn vào và tăng năng lượng tiêu hao. Chuột knock-out hoàn toàn gen mã hóa
POMC có đặc điểm ăn rất nhiều, dẫn đến tăng khối lượng cơ thể quá mức [41].
Neuropeptide CART biểu hiện rộng rãi ở toàn bộ não và các mô ngoại vi
[92]. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa xác định được thụ thể của peptide này do ít
được nghiên cứu [100]. Chuột knock-out gen mã hóa CART có biểu hiện tăng
lượng thức ăn và khối lượng cơ thể [124].
• NPY, AgRP và γ-aminobutyric acid (GABA) – ba neuropeptide gây thèm
ăn ở nhân cong
Thực nghiệm đã chứng minh, nếu xóa bỏ toàn bộ neuron gây thèm ăn ở nhân
cong sẽ dẫn đến sự chết đói ở động vật [70]. Để xác định vai trò của những
neuropeptide này, Krashes và cs, năm 2013 [96] đã thực hiện thí nghiệm loại bỏ
từng thành phần của phức hợp NPY, AgRP, GABA và cho thấy các neuropeptide
này có vai trò phối hợp trong việc tăng lượng thức ăn ăn vào.
NPY thực hiện chức năng qua thụ thể Y1 và Y5 ở vùng dưới đồi [130], khi
tiêm vào não chuột NPY sẽ làm tăng lượng thức ăn và gây béo phì [172]. Ngược
lại, khi tiêm chất đối kháng chống lại NPY sẽ làm giảm lượng thức ăn và giảm sự
tăng khối lượng cơ thể [87]. Tuy nhiên, khi knock-out hoàn toàn NPY ở chuột lại
cho kết quả là khối lượng cơ thể và lượng thức ăn ăn vào vẫn bình thường, điều
này chứng tỏ có một cách thức khác để bù đắp vào sự thiếu hụt NPY trong trường
hợp không có NPY [51]. Nghiên cứu của Krashes và cs cho thấy GABA có vai trò
tương tự như NPY và có thể thay thế chức năng cho NPY [96].
AgRP là một chất đối kháng của thụ thể MC4R, ngăn chặn các tác động của

α-MSH trong con đường điều hòa năng lượng và do đó làm tăng lượng thức ăn ăn
vào. Điều thú vị là, việc xóa bỏ AgRP từ các neuron dẫn đến không thay đổi [43]
hoặc thay đổi rất ít khối lượng cơ thể chuột [204], nhưng khi cung cấp thêm AgRP
bằng cách tiêm vào trong não thất lại làm tăng lượng thức ăn và đặc điểm này
được duy trì trong một tuần. Những bằng chứng gần đây đã cho thấy AgRP có vai
trò dài hạn (chứ không phải ngắn hạn) đối với việc ăn vào của cơ thể [73].


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×