Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

KHẢO SÁT DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT GIẤY CARTON LỚP SÓNG ĐỊNH LƯỢNG 150 GM2 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY AN BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 80 trang )

,
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT GIẤY CARTON LỚP
SÓNG ĐỊNH LƯỢNG 150 G/M2 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
GIẤY AN BÌNH

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN BÍCH GIANG
Ngành: CÔNG NGHỆ GIẤY VÀ BỘT GIẤY
Niên khóa: 2006 – 2010

Tháng 07 năm 2010


KHẢO SÁT DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT GIẤY CARTON LỚP SÓNG
ĐỊNH LƯỢNG 150 G/M2 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY AN BÌNH

Tác giả

NGUYỄN BÍCH GIANG

Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Công nghệ giấy và bột giấy

Giáo viên hướng dẫn:
TS. HOÀNG THỊ THANH HƯƠNG


Tháng 07 năm 2010
i


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành tốt luận văn, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cơ quan, tổ chức, của nhà máy giấy An Bình và
thầy cô giáo.
Nhân đây tôi xin chân thành cảm ơn:
TS. Hoàng Thị Thanh Hương, giáo viên trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời
gian thực hiện đề tài.
Các thầy cô giáo trong khoa Lâm nghiệp và bộ môn Công nghệ giấy và bột giấy
trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tôi kiến thức quí báu
trong suốt khóa học.
Ban giám đốc, tập thể cán bộ công nhân viên dây chuyền xeo và các phòng ban
của Công ty Cổ phần giấy An Bình đã tạo điều kiện cho tôi thực tập tìm hiểu công
nghệ.
Và đặc biệt là cha mẹ, tất cả những người thân trong gia đình cùng bạn bè đã tạo
điều kiện và động viên tôi trong học tập.
Tp. HCM, tháng 07 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Bích Giang

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu ”Khảo sát dây chuyền sản xuất giấy carton lớp sóng định
lượng 150 g/m2 tại Công ty Cổ phần Giấy An Bình” từ ngày 1/3/2010 đến ngày
10/5/2010 được tiến hành tại Công ty Cổ phần giấy An Bình – Tỉnh Bình Dương.

Đề tài thực hiện bằng sự theo dõi quá trình sản xuất, thu thập số liệu tổng hợp
trên từng ca làm việc từ khâu chuẩn bị bột, máy giấy đến thành phẩm và kiểm tra chỉ
tiêu chất lượng của cuộn giấy. Các sự cố làm giảm chất lượng giấy, làm giấy đứt và
cách khắc phục. Sau đó tìm hiểu nhiệt độ sấy thích hợp để giấy đảm bảo độ bục và độ
nén vòng tốt nhất.
Kết quả thu được là :
 Nắm bắt được dây chuyền sản xuất giấy carton lớp sóng từ khâu bột chuẩn bị
lên lưới xeo đến khâu thành phẩm, các thông số kỹ thuật của máy móc thiết bị. Nguồn
nguyên liệu sản xuất bột là OCC nội và OCC ngoại. Bột dùng để xeo giấy thường có
nồng độ 3,0% ± 2 . Chất bảo lưu sử dụng cho dây chuyền là Win Floc 1713, thường
dùng 3 kg cho một tấn giấy thành phẩm.
 Ở từng ca sản xuất : Tỉ lệ giấy phế phẩm trung bình từ 10% - 12%. Tỉ lệ giấy
thành phẩm không đạt độ bục trung bình từ 4% - 8%, tỉ lệ giấy thành phẩm không đạt
độ nén vòng trung bình từ 3% - 10%.
 Khoảng nhiệt độ sấy thích hợp là từ 1000 – 1200 với độ bục đo được từ 3,525
kgf/cm2 – 3,552 kgf/cm2 và độ nén vòng 15,512 kgf – 15,545 kgf.
 Tìm ra được những nguyên nhân làm giảm chất lượng giấy thành phẩm từ đó đề
suất các biện pháp khắc phục.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa..........................................................................................................................i
Cảm tạ............................................................................................................................ ii
Tóm tắt.......................................................................................................................... iii
Mục lục ..........................................................................................................................iv
Danh sách chữ tắt viết tắt ............................................................................................ vii
Danh sách các hình ..................................................................................................... viii

Danh sách các bảng .......................................................................................................iv
Chương 1 ........................................................................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................1

1.2.

Mục tiêu của đề tài............................................................................................1

1.3.

Giới hạn của đề tài ............................................................................................2

Chương 2 ........................................................................................................................3
TỔNG QUAN.................................................................................................................3
2.1

Tình hình phát triển ngành giấy........................................................................3

2.1.1

Tình hình phát triển ngành giấy trên thế giới............................................3

2.1.2

Tình hình phát triển ngành giấy trong nước [12] ......................................7

2.2


Tổng quan về nhà máy giấy An Bình .............................................................10

2.2.1

Một số thông tin về Công ty....................................................................10

2.2.2

Lịch sử hình thành...................................................................................10

2.2.3

Cơ cấu tổ chức [11] .................................................................................11

2.2.4

Sản phẩm và hệ thống phân phối ............................................................12

2.3

Giới thiệu về giấy carton ................................................................................15

2.3.1

Khái niệm về giấy carton ........................................................................15

2.3.2

Phân loại các loại giấy carton..................................................................15


2.3.3

Ưu nhược điểm khi sản xuất giấy carton từ giấy tái chế.........................17

2.4

Định nghĩa carton lớp sóng.............................................................................18
iv


2.5

Dây chuyền chuẩn bị bột Andritz ...................................................................19

2.5.1

Sơ đồ dây chuyền công nghệ...................................................................19

2.5.2

Thuyết minh dây chuyền .........................................................................21

2.6

Lý thuyết sấy giấy...........................................................................................22

2.6.1

Mô tả quá trình sấy..................................................................................22


2.6.2

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sấy .................................................23

2.6.3

Ảnh hưởng của quá trình sấy đến các tính chất của tờ giấy....................24

Chương 3 ......................................................................................................................27
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................27
3.1

Nội dung .........................................................................................................27

3.2

Phương pháp khảo sát.....................................................................................27

3.3

. Phương pháp bố trí thí nghiệm và cách tiến hành ........................................27

Chương 4 ......................................................................................................................31
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................................................31
4.1

Khảo sát quy trình sản xuất giấy carton lớp sóng định lượng 150 g/m2.........31

4.1.1


Tiêu chuẩn chất lượng bột trước khi lên lưới xeo ...................................31

4.1.2

Dây chuyền sản xuất giấy carton lớp sóng..............................................32

4.2

Thuyết minh dây chuyền công nghệ...............................................................33

4.2.1

Quá trình hình thành tờ giấy....................................................................33

4.2.2

Thùng điều tiết.........................................................................................33

4.2.3

Máy xeo tròn kiểu phun bột ....................................................................34

4.2.4

Bộ phận ép...............................................................................................37

4.2.5

Bộ phận sấy .............................................................................................40


4.2.6

Cuộn đầu máy..........................................................................................41

4.2.7

Cắt cuộn...................................................................................................42

4.2.8

Bộ phận lò hơi ........................................................................................42

4.2.9

Bộ phận xử lí nước thải ...........................................................................44

4.2.10

Bộ phận kiểm tra chất lượng ...................................................................46

4.3

Một số sự cố kĩ thuật ảnh hưởng đến tính chất của giấy ................................47

4.3.1

Tờ giấy ướt không đủ độ bền ..................................................................48

4.3.2


Giấy bị lủng lỗ do bùn nhớt hoặc chất bẩn .............................................48
v


4.3.3

Giấy bị trượt lưới.....................................................................................48

4.3.4

Tờ giấy bị bóc, bị rạn ..............................................................................48

4.4

Một số nguyên nhân làm đứt giấy và biện pháp khắc phục ...........................49

4.4.1

Đứt giấy ở bộ phận chuyển tiếp giữa lưới và ép .....................................49

4.4.2

Đứt giấy ở công đoạn ép .........................................................................49

4.4.3

Đứt giấy ở công đoạn sấy........................................................................50

4.5


. Ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến độ nén vòng..............................................51

4.6

Ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến độ bục.........................................................52

Chương 5 ......................................................................................................................54
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................................................54
5.1

Kết luận...........................................................................................................54

5.2

Kiến nghị.........................................................................................................55

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Chữ tiếng anh

Ý nghĩa


OCC

Old Corrugated Container

Giấy bao bì và hộp carton

ONP

Old Newspaper

Giấy báo cũ

OMG

Old Magazine

Giấy tạp chí cũ

DLK

Double liner kraft

Giấy kraft hai lớp

LOCC

Local Old Corrugated Container

Giấy bao bì và hộp carton cũ
được thu gom ở trong nước.


DCS

Distributed Control Systems

Hệ thống kiểm tra chất lượng

DIP

Deinked Pulp Container

Bột tái sinh

FAO

Food and Agriculture Organization Tổ chức lương thực thế giới

NXB

Nhà Xuất Bản

TS.

Tiến Sĩ

Tp. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

KTĐ


Khô Tuyệt Đối

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

CP

Cổ phần

TCN

Tiêu chuẩn Việt Nam

HĐQT

Hội đồng quản trị

KCN

Khu công nghiệp

UBNN

Uỷ ban nhân dân

SX

Sản xuất


DAĐT

Dự án đầu tư

NCPT

Nghiên cứu phát triển

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.3: Doanh thu và sản lượng của Công ty CP giấy An Bình................................13
Hình 2.4: Cấu trúc cơ bản giấy carton nhiều lớp...........................................................16
Hình 2.5: Các sản phẩm từ giấy Carton ........................................................................17
Hình 2.6: Giấy carton lớp sóng thành phầm và chạy sóng............................................19
Hình 4.1: Bể chuẩn bị bột trước khi lên lưới xeo ..........................................................33
Hình 4.2: Thùng điều tiết...............................................................................................34
Hình 4.3: Máy xeo tròn kiểu phun bột ..........................................................................35
Hình 4.5: Tia nước cắt biên ...........................................................................................37
Hình 4.6: Hộp hút chân không ......................................................................................37
Hình 4.8: Cặp ép............................................................................................................39
Hình 4.9: Bộ phận sấy ...................................................................................................40
Hình 4.10: Bạt sấy .........................................................................................................41
Hình 4.11: Cuộn đầu máy..............................................................................................41

Hình 4.12: Cắt và cuộn lại............................................................................................42
Hình 4.13: Bể tuyển nổi................................................................................................46
Hình 4.14: Thiết bị đo độ đục.......................................................................................47
Hình 4.15: Thiết bị đo độ nén vòng...............................................................................47
Hình 4.16: Đồ thị thể hiện ảnh hưởng nhiệt độ sấy đến độ nén vòng ...........................51
Hình 4.17: Đồ thị ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến độ bục ..........................................52

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
Bảng 2.1: Nhu cầu tiêu dùng và dự đoán mức tăng nhu cầu đối với..............................3
Bảng 2.2: Các quốc gia tiêu dùng giấy đứng đầu trên thế giới [12]...............................5
Bảng 2.3: Nhu cầu bột giấy theo các khu vực từ 1990-2020 [12]................................6
Bảng 2.1: Nguồn nhân lực của Công ty [7] ..................................................................11
Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty CP giấy An Bình ................................12
Bảng 2.4: Tỉ lệ phối trộn nguyên liệu khi có Mixed paper...........................................14
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tiến trình thí nghiệm ..........................................................................28
Bảng 4.1 Bảng chỉ tiêu chất lượng bột trước khi lên lưới xeo......................................31
Sơ đồ 4.1: Sơ đồ công nghệ xeo giấy............................................................................32
Bảng 4.2: Thông số kỉ thuật của dàn máy xeo tròn [11]...............................................35
Sơ đồ 4.2: Sơ đồ công nghệ lò hơi...............................................................................43
Sơ đồ 4.3: Sơ đồ công nghệ xử lí nước thải..................................................................45

ix


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Giấy là một sản phẩm không thể thiếu trong đời sống con người. Giấy có nhiều
chủng loại khác nhau như: giấy in, giấy viết, giấy carton, giấy tissue, giấy bao gói xi
măng, vàng mã và các loại giấy khác…Và ngày nay khi mà diện tích rừng ngày càng
bị thu hẹp, xơ sợi nguyên thủy không thể đáp ứng cho việc sản xuất giấy thì nguồn xơ
sợi thứ cấp mà đặc trưng là giấy thu hồi được sử dụng phổ biến hơn. Sản xuất giấy từ
giấy thu hồi nhìn chung sạch hơn và hiệu quả hơn là sản xuất giấy từ gỗ vì việc tách
xơ sợi và tẩy trắng đã được làm trước đó.
Nhu cầu sử dụng giấy trong và ngoài nước đang tăng nhanh. Đặc biệt khi Việt
Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã tạo ra cơ hội cho các doanh
nghiệp sản xuất giấy của Việt Nam thâm nhập vào thị trường trên thế giới. Tuy nhiên
sản phẩm giấy công nghiệp trong nước nói chung và carton sóng nói riêng vẫn chưa
thể đáp ứng được nhu cầu trong nước. Trong năm 2009, Việt Nam đã sản xuất được
958.000 tấn giấy trong đó giấy carton sóng chiếm 19% và chỉ đáp ứng được 50,38%
nhu cầu tiêu dùng trong nước, còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài và chiếm 39%
tổng sản lượng giấy nhập khẩu. [12].
Đứng trước tình hình trên, ngành giấy phải liên tục đổi mới công nghệ và quản
lý hiệu quả trong khâu sản xuất để đáp ứng nhu cầu giấy carton sóng ngày càng lớn
của xã hội.Vì vậy, đề tài “Khảo sát dây chuyền sản xuất giấy carton lớp sóng định
lượng 150 g/m2 tại Công ty Cổ phần giấy An Bình” có ý nghĩa quan trọng trong
việc giải quyết vấn đề được đặt ra, góp phần giảm giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu
quả sản xuất.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Đề tài tìm hiểu về qui trình sản xuất giấy carton lớp sóng, thông số thiết bị máy
móc trong quá trình vận hành. Các nguyên nhân dẫn đến các sự cố máy móc thường
1


gặp làm ảnh hưởng đến chất lượng giấy thành phẩm để tìm cách khắc phục các sự cố
trên. Các nguyên nhân làm đứt giấy và cách khắc phục. Sau đó tiến hành thí nghiệm
xác định ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến độ bục và độ nén vòng để tìm ra nhiệt độ sấy

thích hợp trong quá trình sấy giấy carton lớp sóng.
1.3. Giới hạn của đề tài
Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ tập trung phân tích qui trình công nghệ sản
xuất từ bể trước xeo đến khâu thành phẩm không khảo sát dây chuyền sản xuất bột
OCC. Đề tài khảo sát giấy carton chạy sóng nên không dùng nhiều phụ gia.Thí nghiệm
ảnh hưởng đến nhiệt độ sấy được tiến hành tại phòng thí nghiệm và phòng kiểm tra
chất lượng của Công ty Cổ phần giấy An Bình do điều kiện thiết bị phòng thí nghiệm
chưa được trang bị đầy đủ nên đề tài chỉ xác định sự ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến
độ bục và độ nén vòng, không xác định các tính chất cơ lý khác, nhiệt độ tiến hành chỉ
từ 800 – 1400.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tình hình phát triển ngành giấy
2.1.1 Tình hình phát triển ngành giấy trên thế giới [12]
Nhu cầu sử dụng giấy trên toàn thế giới đã tăng nhanh trong những thập niên gần
đây. Sản lượng giấy tiêu thụ trên thế giới từ năm 1993 đến năm 2005 đã tăng từ 253
đến 365 triệu tấn /năm. Nhu cầu tiêu dùng giấy diễn ra khác nhau ở các vùng lãnh thổ
trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng đều hàng năm là 1,5 - 2,5%, khá ổn định ở các nước
Bắc Mỹ, Tây Âu. Trong khi đó các nước đang phát triển ở châu Á, châu Mỹ Latinh và
Đông Âu, kể cả Nga và các nước thuộc Liên Xô trước nay, dự kiến sẽ đạt được mức
tăng từ 4,2 - 4,9%.
Châu Á Thái Bình Dương là khu vực có dân số cao nhất thế giới và đa số các nước
ở khu vực này là những nước đang phát triển.
Theo như khảo sát mới đây của tổ chức Nông Lương thế giới của Liên Hiệp Quốc
(FAO), đầu năm 2010, châu Á - Thái Bình Dương đã sử dụng 144 triệu tấn trong tổng
nhu cầu của thế giới là 402 triệu tấn. Do đó, khu vực này có thể sẽ trở thành vùng tiêu

thụ giấy và carton lớn nhất thế giới năm 2010.
Bảng 2.1: Nhu cầu tiêu dùng và dự đoán mức tăng nhu cầu đối với một số chủng loại
giấy trên thế giới năm 1993 – 2009 [12]
Sản lượng (triệu tấn)

Loại giấy

Tỷ lệ tăng

1993

2009

(%)

Giấy in báo

32,6

43,8

2,3

Giấy in từ bột cơ không
tráng

12,3

18


2,2

Giấy in từ bột cơ có tráng

11,9

22,9

3,9

3


Giấy phôtôcopy

37,2

64,1

3,3

Giấy in cao cấp

14,1

30,1

4,4

Giấy tissue


15,1

25,0

3,0

Giấy lớp giữa carton sóng

70,0

108,4

2,6

Giấy làm túi, xi măng

5,1

6,1

1,1

Giấy lớp ngoài carton sóng

25,4

38,8

2,5


Các loại giấy tổng hợp

28,8

40,3

2,0

252,8

402,0

2,8

Tổng cộng

Năng lực sản xuất giấy bao gói, giấy báo tăng không nhiều, trong khi đó sản
lượng giấy photocopy, carton bao bì và các loại giấy in cao cấp có nhịp độ phát triển
đều đặn hơn.
Ba khu vực có năng lực sản xuất giấy chiếm tỉ lệ cao:
+ Vùng Bắc Mỹ chiếm : 31,71% công suất giấy trên toàn thế giới
+ Châu Á : 30,57%
+ Châu Âu : 29,14%
+ Các vùng còn lại : 8,58%

4


Bảng 2.2: Các quốc gia tiêu dùng giấy đứng đầu trên thế giới [12]

Sản lượng

Tỷ lệ tăng

(triệu tấn)

so 2009 (%)

1. Hoa Kỳ

90.517

+ 1,1

2. Trung Quốc

66.000

+ 11,3

3. Nhật

31.527

+ 0,2

4. Đức

20.858


+ 5,8

5. Anh

12.344

- 1,4

6. Pháp

10.911

- 0,4

7. Hàn Quốc

8.620

+ 2,9

8. Tây Ban
Nha

7.868

+ 6,5

9. Brazil

7.701


+ 5,1

Quốc gia

 Dự báo nhu cầu tiêu dùng bột giấy trên thế giới đến 2020 [12]
Theo dự báo của FAO, nhu cầu giấy và bìa trên toàn thế giới sẽ tăng từ 365 triệu
tấn năm 2005 lên 494 triệu tấn vào năm 2020, tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng trung
bình khoảng 2%/ năm.
Theo đó, nhu cầu bột giấy thế giới bao gồm cả bột giấy tái sinh sẽ tăng từ 370 triệu
tấn lên 504 triệu tấn. Trong khi đó, tỷ lệ tăng trưởng bình quân nhu cầu bột giấy toàn
cầu 25 năm qua là 2,9%/năm, tương đương với lượng tăng khoảng 7,7 triệu tấn/năm.
Với dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu trung bình 3,2%/năm từ nay đến 2020
thì thị trường bột và giấy sẽ có tốc độ tăng trưởng thấp hơn.
Xét theo khu vực, theo như dự báo đang có sự dịch chuyển nhu cầu từ thị trường
Bắc Mỹ và Tây Âu sang thị trường Trung Quốc, Đông Nam Á, Nam Á và Đông Âu.
Riêng Châu Á, với sự phát triển công nghiệp giấy một cách nhanh chóng, nhu cầu bột
giấy các loại của Châu Á hiện chiếm khoảng 36% tổng tiêu dùng toàn cầu, trong khi
đó tỷ lệ này năm 1990 là 24%. Đối với nguồn cung cấp bột gỗ nói chung cũng đang có
5


sự thay đổi đáng kể trong đó sản lượng bột gỗ ở Bắc Mỹ và Nhật Bản sẽ giảm so với
mức hiện nay và khu vực có thể tăng sản lượng bột gỗ đáng kể sẽ là Mỹ Latinh, Đông
Âu và Đông Nam Á
Bảng 2.3: Nhu cầu bột giấy theo các khu vực từ 1990-2020 [12]
Sản lượng (triệu tấn)

Các khu vực




1990

2005

2020

Bắc Mỹ

85

103

100

Tây Âu

65

92

105

Đông Âu

20

25


40

Châu Á

60

130

220

Các nước khác
Tổng cộng

15
245

30
380

40
505

Dự báo thị trường các loại bột trên thế giới [12]

Bột cơ học và bột bán hoá đang giảm mức tăng trưởng, do tăng việc sử dụng giấy
in báo và tạp chí cũ thay thế cho bột nguyên thủy để sản xuất giấy in báo và chi phí
năng lượng ngày càng tăng sẽ có ảnh hưởng lớn đến giá thành sản xuất bột cơ học. Dự
báo mức tăng trưởng tiêu dùng bột cơ học toàn cầu sẽ duy trì ở mức dưới 1%/năm
trong thời gian dài.
Bột xớ dài giảm nhưng sẽ gia tăng chủ yếu ở Trung Quốc. Mức tăng trưởng tiêu

dùng toàn cầu dự báo duy trì ở mức dưới 1 %/năm trong dài hạn.
Bột hoá tẩy trắng sớ ngắn sẽ duy trì ở vị trí nổi bật trong các loại giấy in, viết,
tissue do xu hướng sử dụng ở mức cao trong cơ cấu nguyên liệu. Mức tăng trưởng tiêu
dùng loại bột này kỳ vọng tăng bình quân 2%/năm trong giai đoạn đến năm 2020.
Bột kraft không tẩy vẫn có nhu cầu sử dụng cho sản xuất giấy bao bì lớp mặt, giấy
xi măng nhưng nhìn chung bột kraft không tẩy không phát triển vì phải cạnh tranh với
nguồn nguyên liệu từ giấy tái chế.
Bột phi gỗ là nguồn bổ sung quan trọng cho sự thiếu hụt gỗ và giấy tái chế trong tương
lai. Dự báo mức tăng trưởng tiêu dùng toàn cầu sẽ đạt mức 2%/năm.

6


Bột từ giấy thu hồi có ưu điểm nổi bật và xu hướng sử dụng ngày càng gia tăng bởi
chi phí thấp và giải quyết vấn đề khan hiếm gỗ. Dù vậy, khả năng thu hồi cũng sẽ đạt
đến một ngưỡng nhất định, do vậy dự báo mức tăng trưởng bột giấy thu hồi đạt
3%/năm trong giai đoạn đến năm 2020.
2.1.2 Tình hình phát triển ngành giấy trong nước [12]
Có thể nói, so với các ngành công nghiệp khác, ngành giấy có tốc độ phát triển
khá chậm. Cả nước chỉ có hơn 200 doanh nghiệp sản xuất giấy, trong đó có khoảng 30
doanh nghiệp có công suất từ 10.000 tấn trở lên. Số doanh nghiệp có công suất hơn
50.000 tấn chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Vì thế, năng lực sản xuất của ngành giấy
Việt Nam hạn chế, chi phí sản xuất cao, hiệu quả kinh tế thấp, giá thành sản phẩm
thiếu sức cạnh tranh, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Năm 2009, tổng sản lượng giấy các loại đạt 1.138.000 tấn, đáp ứng được 56%
nhu cầu tiêu dùng trong nước. Mặt hàng thiếu nhiều nhất là giấy in báo (70%), kế đến
là giấy bao bì (43%), giấy in viết (33%). Khả quan nhất là loại giấy Tissue (khăn giấy,
giấy vệ sinh), không những thỏa mãn được nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn xuất
khẩu với khối lượng đáng kể. Nhìn chung, khoảng cách giữa năng lực sản xuất và nhu
cầu tiêu dùng trong nước có xu hướng ngày càng cách biệt. Ðặc biệt đối với giấy viết,

khoảng cách này tăng khá nhanh. Nếu như năm 2006, nhu cầu tiêu dùng và sản lượng
giấy tăng tương đối đồng đều (14% /12%) thì đến năm 2009, tỷ lệ này đã lên đến
20% /3%. Ðó là nguyên nhân dẫn đến lượng giấy nhập khẩu tăng từ 28% lên 49%.
Hơn nữa, hầu hết các dây chuyền sản xuất giấy trong nước sử dụng thiết bị, công nghệ
từ những năm 70 hoặc đầu những năm 80 của thế kỷ trước, vừa thiếu đồng bộ vừa lạc
hậu. Vì thế, mặc dù một số doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng trong việc cải tiến kỹ
thuật, nhưng đến nay, theo nhận xét của một số nhà tiêu thụ giấy, phần lớn sản phẩm
giấy trong nước chất lượng không hơn gì các mặt hàng được chính các doanh nghiệp
đó sản xuất ra cách đây bốn, năm năm về trước.
Mặt khác, về nguyên liệu giấy và hóa chất, ngành giấy phụ thuộc khoảng 50%
vào nước ngoài. Vì thế bất cứ sự trồi sụt nào của bột giấy và giấy trên thị trường thế
giới đều có ảnh hưởng đến sự thăng trầm của ngành giấy Việt Nam. Rõ nét nhất là vào
quý I - 2008, khi giá nguyên liệu nhập khẩu giảm đã kéo theo giá giấy trong nước
xuống thấp hơn nhiều so với giá giấy nhập khẩu. Nhiều nhà tiêu dùng lúc này quay
7


sang tìm mua giấy Việt Nam, dẫn đến tình trạng khan hiếm giấy sản xuất trong nước,
đặc biệt là giấy in báo. Ðể điều tiết thị trường, Nhà nước giảm thuế nhập khẩu giấy
viết từ 5% xuống 0% và giấy in từ 5% xuống 3%. Nhưng bắt đầu từ tháng 9-2008, do
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhiều nhà sản xuất giấy trên thế
giới mở tung các kho hàng, "bán tống bán tháo" giấy để thu hồi vốn. Ðược kích thích
từ việc giảm thuế nhập khẩu, nhiều nhà nhập khẩu tranh thủ nhập giấy của nước ngoài
tích trữ để tung ra bán kiếm lời khi khan hiếm giấy. Nhưng không ngờ mấy tháng sau,
giá giấy trên thị trường thế giới tiếp tục giảm. Lúc này, các "đại gia" tung giấy nhập
khẩu ra bán với giá rẻ hơn nhiều so với giấy sản xuất trong nước. Trước thực trạng
này, người tiêu dùng trong nước khó có thể đưa ra sự lựa chọn nào khác là sử dụng
giấy ngoại. Ðây có thể coi như một "tai họa" đối với ngành giấy Việt Nam: nhiều
doanh nghiệp buộc phải ngừng hoạt động một số dây chuyền sản xuất và sản xuất cầm
chừng, một số khác đứng trên bờ phá sản.

Bước sang năm 2009, thị trường giấy trong nước và nhập khẩu bắt đầu bình ổn
trở lại. Các doanh nghiệp đã qua cơn "bĩ cực". Nhưng nhìn chung, khả năng tiêu thụ
giấy sản xuất trong nước còn chậm, thậm chí có lúc chỉ đạt khoảng 40% sản lượng
giấy sản xuất ra, lúc cao nhất mới đạt tới 80%.


Ðầu tư công nghệ tiên tiến và chủ động tạo nguồn nguyên liệu

Về lâu dài, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm giấy ở nước ta sẽ tiếp tục tăng nhưng
phải là những sản phẩm chất lượng cao. Trước yêu cầu này, ngành giấy phải tìm ra
giải pháp để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.
Việc cấp thiết hàng đầu là các doanh nghiệp giấy phải mạnh dạn đầu tư các nhà
máy sản xuất giấy quy mô tương đối lớn (có công suất ít nhất phải từ 50.000 tấn/năm
trở lên), với máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến mới mong mang lại hiệu
quả kinh tế cao. Mặc dù đầu tư cho ngành giấy rất tốn kém và lâu thu hồi vốn, nhưng
đây là con đường duy nhất để tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao. Ðáng mừng là
gần đây, xuất hiện một số nhà máy giấy có công nghệ hiện đại, có hệ thống xử lý chất
thải tiên tiến bậc nhất trong khu vực. Ðó là nhà máy của Công ty TNHH Giấy Kraft
Vina, đóng tại KCN Mỹ Phước III, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, chuyên sản xuất
mặt hàng giấy làm bao bì carton, với sản lượng 220.000 tấn/năm. Nhà máy thứ hai của
Công ty TNHH Pulppy Corelex (Việt Nam) tại KCN Phố Nối A, huyện Văn Lâm, tỉnh
8


Hưng Yên, chuyên sản xuất giấy Tissue cuốn (khăn giấy, giấy vệ sinh) cao cấp có sản
lượng 30.000 tấn/năm, đứng đầu cả nước về mặt hàng này. Mặc dù mới đưa vào vận
hành hơn sáu tháng, nhưng cả hai nhà máy này đã khai thác đến 80% công suất thiết
kế và tiêu thụ hết sản phẩm, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế.
Ðáng chú ý hơn cả là Công ty CP Tập đoàn giấy Tân Mai, nhà sản xuất giấy in
báo duy nhất ở Việt Nam đã mạnh dạn mua lại toàn bộ nhà máy sản xuất bột giấy và

giấy, gồm bốn dây chuyền từ Ca-na-đa để xây mới bốn nhà máy tại các địa phương:
Ðồng Nai, Kon Tum, Quảng Ngãi và Lâm Ðồng nhằm đưa sản lượng bột giấy từ
60.000 tấn/năm lên 450.000 tấn/năm và giấy các loại từ 140.000 tấn/năm lên 550.000
tấn/năm, cơ bản đáp ứng nhu cầu giấy trong nước. Tuy nhiên, ở mặt hàng giấy viết,
chưa có nhiều dự án đầu tư lớn. Ngoài Tổng Công ty giấy Việt Nam có công suất
110.000 tấn/năm (chiếm 30% năng lực trong cả nước), các đơn vị khác như: Việt
Thắng, Bãi Bằng, Trường Xuân, Vạn Ðiểm, Tân Mai đều có quy mô từ 70.000
tấn/năm trở xuống. Ðây là điều đáng lo ngại cho ngành giấy Việt Nam. Ðặc biệt, ở mặt
hàng giấy phấn trắng, trong khi nhu cầu sử dụng loại giấy này ngày càng tăng, thì trên
thực tế sản phẩm nội địa hầu như vắng bóng. Nguyên nhân chính là do các doanh
nghiệp chưa hội đủ các điều kiện về kỹ thuật, trình độ tay nghề..., mặc dù có một số cơ
sở như: Bình An (Tân Mai), Việt Trì, Tập đoàn HAPACO (Hải Phòng) có thiết bị sản
xuất mặt hàng này. Một trong những khâu quan trọng hàng đầu quyết định sự thành
bại của ngành giấy là nguyên liệu. Hiện nay, nguyên liệu trong nước chỉ mới đáp ứng
hơn 50% nhu cầu của các nhà máy. Vấn đề đặt ra là phải có quy hoạch xây dựng vùng
nguyên liệu ổn định để vừa có nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy vừa bảo vệ rừng
không bị xâm hại
Một nguồn nguyên liệu khác giữ vai trò quan trọng trong việc sản xuất là giấy đã
qua sử dụng (giấy loại). Trong cơ cấu nguyên liệu dùng cho các nhà sản xuất giấy Việt
Nam, nguyên liệu này chiếm tới 66%, trong đó hơn một nửa phải nhập khẩu. Ðiều
đáng quan tâm là chỉ có một phần tư tổng số giấy đã qua sử dụng được thu gọn làm
nguyên liệu cho các nhà máy giấy; ba phần tư còn lại bị vứt bỏ lẫn vào bãi rác hoặc
đốt cháy. Hiện nay, Nhà nước nên có chính sách khuyến khích sử dụng loại nguyên
liệu này, không nên đánh thuế vào các hoạt động thu gom, cung cấp, tái chế giấy loại.

9


Với ý thức của người dân ưu tiên dùng hàng nội, cộng với sự nỗ lực của ngành
giấy, tin tưởng rằng trong thời gian không xa, ngành giấy Việt Nam sẽ từng bước vươn

lên ngang tầm khu vực, tiếp cận trình độ các nước công nghệp phát triển trên thế giới
đặc biệt là chiếm lĩnh được thị trường trong nước.
2.2 Tổng quan về nhà máy giấy An Bình
2.2.1 Một số thông tin về Công ty
Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY AN BÌNH
Tên tiếng Anh: AN BINH PAPER CORPORATION
Tên viết tắt: ABPAPER
Trụ sở : 27/5A Đường Kha Vạn Cân, Xã An Bình, Huyện Dĩ An, Tỉnh Bình Dương.
Website: www.anbinhpaper.com
2.2.2

Lịch sử hình thành
Thành lập từ tháng 8 năm 1992 từ cơ sở sản xuất bột giấy tre nứa, đến nay

Công ty CP giấy An Bình đã vươn lên trở thành một nhà máy sản xuất giấy hàng đầu
tại Việt Nam với công suất lên đến 75.000 tấn / năm. Dự kiến năm 2010, Công ty khởi
công xây dựng nhà máy mới công suất 325.000 tấn/năm, nhằm thay thế hàng nhập
khẩu mà các doanh nghiệp bao bì đang mua của nước ngoài.
Nguyên liệu sản xuất của Công ty là giấy phế liệu được thu mua trong nước và
nhập khẩu để tái chế, với thiết bị được nhập từ châu Âu có công nghệ xử lý giấy thải
hoàn toàn tự động và tạo sản phẩm giấy cuộn luôn đạt chất lượng ổn định. Sản phẩm
giấy của An Bình luôn được kiểm tra chất lượng từ dây chuyền sản xuất và phòng thí
nghiệm trước khi cung ứng theo đơn đặt hàng.
Các sản phẩm giấy cuộn của Công ty CP An Bình đa dạng về chủng loại và
kích cỡ, hơn nữa chất lượng được kiểm soát chặt chẽ trên từng công đoạn sản xuất
chắc chắn sẽ đảm bảo chất lượng khi dùng sản phẩm giấy An Bình.
Với tiêu chí “Tất cả vì khách hàng” An Bình luôn nỗ lực đáp ứng tốt nhất tiêu
chuẩn chất lượng từ phía khách hàngĐây là những nhà sản xuất bao bì có dây chuyền
thiết bị hiện đại với yêu cầu kỹ thuật cao về độ chịu bục, độ chịu nén vòng, chịu nén
phẳng cũng như sự đồng đều của định lượng giấy sản phẩm …


10


Song song với hoạt động sản xuất, Công ty CP giấy An Bình rất quan tâm đến
việc xử lý chất thải, hạn chế tối đa tác động tới môi trường khu vực sản xuất và vùng
lân cận. Thiết bị xử lý nước thải dùng công nghệ từ châu Âu nhằm giúp tái sử dụng
nước cho sản xuất, đồng thời đảm bảo nước thải ra môi trường đạt tiêu chuẩn quy
định.
Ngoài ra, An Bình cũng là đơn vị hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế với nhà
nước và đã được Bộ Tài Chính, UBND tỉnh Bình Dương tặng nhiều bằng khen. Với
phương châm chất lượng tạo nên giá trị bền vững, sản phẩm giấy cuộn của Công ty CP
giấy An Bình luôn được các đối tác tin dùng và là niềm tự hào của thương hiệu Việt.
2.2.3

Cơ cấu tổ chức [7]
Nguồn nhân lực của Công ty
Bảng 2.1: Nguồn nhân lực của Công ty [7]
Trình độ
Tỉ lệ (%)
Cấp I

2

Cấp II

28

Cấp III


43

Trung cấp và cao đẳng

15

Đại học

11

Sau đại học

1

Cơ cấu tổ chức sản xuất
Giám đốc
sản xuất

Phân
xưởng xử
lý bột

Phân xưởng
xeo

Phân xưởng
lò hơi nước
thải

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức tại các phân xưởng

11

Phân xưởng
bảo trì


Sơ đồ tổ chức của Công ty
Hội đồng cổ
Hộiđông
đồng cổ
đông

Hội đồng
quản trị

Tổng giám
đốc
P.P.Tổng
Tổnggiám
giám đốc
đốc

Thư
DN
Thưký
kýHC
sản –xuất
Thư ký sản xuất

Giám

đốc
DAĐT
NCPT

Giám
đốc
nhân
sự

Giám
đốc tài
chính

Giám
đốc
truyền
thông

Giám
đốc
sản
xuất

Giám
đốc kỹ
thuật
công
nghệ

Giám

đốc
cung
tiêu

Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty CP giấy An Bình
2.2.4 Sản phẩm và hệ thống phân phối
 Sản phẩm
Sản phẩm giấy An Bình đã được đăng ký chất lượng tại chi cục tiêu chuẩn đo
lường chất lượng tỉnh Bình Dương, theo tiêu chuẩn số 24 TCN 72-99; 24 TCN 73-99 .
Luôn đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật khách hàng là nhà sản xuất bao
bì lớn, sản xuất trên quy trình hiện đại, đòi hỏi chất lượng nguyên liệu đầu vào cao và
ổn định về độ chịu bục, độ chịu nén vòng, chịu nén phẳng và mức độ đồng đều của
định lượng...như YUEN FOONG YU, OJITEX, CHENG NENG, TÂN Á ...
Công ty sản xuất giấy bao bì công suất 75000 tấn/ năm bao gồm: giấy carton
sóng và giấy carton lớp mặt.
 Đặc điểm sản phẩm
12


 Sản phẩm giấy An Bình có độ bền cơ lý tốt do dùng nguyên liệu là giấy thu hồi
ngoại nhập vốn được sản xuất từ xơ sợi nguyên thủy, sợi dài, và được xử lý trên quy
trình hiện đại, sử dụng các chất phụ gia phù hợp.
 Sản phẩm giấy An Bình có định lượng giấy ổn định trên suốt chiều ngang và
chiều dài cuộn giấy.
 Sản phẩm giấy An Bình có màu sắc giấy được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo tính
bền màu trong thời gian dài.

Hình 2.3: Doanh thu và sản lượng của Công ty CP giấy An Bình
 Hệ thống phân phối
Công ty có hệ thống phân phối rộng khắp nơi với khách hàng là những nhà sản

xuất bao bì lớn trong nước – cả nội địa lẫn đầu tư nước ngoài – như Yuen Foong Yu,
Cheng Neng (Taiwan), Alcamax, Orna (Malaysia), Ojitex (Nhật), Tân Á (Singapore),
Vinatoyo, Sovi, Gia Phú, Minh Phú, Việt Long, Á Châu, Hồng Ân, Bao Bì Việt, etc... ;
bên cạnh đó Công ty còn có xuất khẩu sản phẩm cho những khách hàng nước ngoài
như Golden Frontier, Linocraft, Real Paper, Harta Packaging, Kheng Wa, Lunas
(Malaysia), Cheng Heng (Singapore)….
 Nguồn nguyên liệu của Công ty
Giấy thu hồi là loại giấy đã qua ít nhất một lần sử dụng hoặc là các loại giấy
đứt, giấy xén loại ra từ các phân xưởng sản xuất giấy hay từ các phân xưởng bao bì.
Thực tế ở Công ty Cổ phần giấy An Bình đã sử dụng các loại nguyên liệu giấy
thu hồi như: OCC ngoại ( Old Corrugated Container) nhập từ Singapore, Malaysia,
Australia …; OCC nội: DLK, LOCC, Mixed paper…
13


- OCC : Giấy bao bì và hộp carton cũ. Đa số OCC nhập ngoại đều có tỉ lệ xớ
sợi dài và các tính chất cơ lý cao hơn so với OCC nội
- DLK (Double liner kraft) : giấy kraft hai lớp
- LOCC (Local Old Corrugated Container): Giấy bao bì và hộp carton cũ được
thu gom ở trong nước. Loại giấy này đã qua nhiều lần thu hồi do vậy tỉ lệ xơ sợi dài rất
thấp, được dùng phối trộn với OCC ngoại để nâng cao chất lượng giấy thành phẩm.
- Mixed paper: là loại giấy hỗn hợp chủ yếu là giấy báo được nhập ngoại nhiều.
Loại giấy này có thành phần xớ sợi dài và các chỉ tiêu cơ lý thấp hơn nhiều so với
LOCC nhưng giá thành lại rẻ hơn nhiều. Do vậy luôn được sử dụng kèm với các loại
nguyên liệu khác theo những tỉ lệ nhất định để cho ra thành phẩm tốt.
 Tỉ lệ phối trộn nguyên liệu
Nguyên liệu ở Công ty thường được phối trộn theo tỉ lệ sau
Bảng 2.4: Tỉ lệ phối trộn nguyên liệu khi có Mixed paper
Loại nguyên liệu


Tỉ lệ phối trộn

OCC

10%

LOCC

45%

Mixed paper

15%

Bảng 2.5: Tỉ lệ phối trộn nguyên liệu khi không có Mixed paper
Loại nguyên liệu

Tỉ lệ phối trộn

OCC

10%

LOCC

90%

Bảng 2.6: Dùng DLK thay thế LOCC
Loại nguyên liệu
Tỉ lệ phối trộn

OCC

10%

DLK

30%

LOCC

45%

Mixed paper

15%

14


Bảng 2.6: Tỉ lệ phối trộn khi hết nguyên liệu
Loại nguyên liệu

Tỉ lệ phối trộn

DLK

100%

2.3 Giới thiệu về giấy carton
2.3.1 Khái niệm về giấy carton

Giấy carton có thể được định nghĩa một cách khái quát là loại giấy dày và cứng
hay khái niệm cách khác về giấy carton là: carton là từ thông dụng để chỉ các sản
phẩm giấy có định lượng cao hơn 225 g/m2, độ dày và độ cứng cao.[2]
Tuy nhiên sự phân loại này chỉ mang tính chất tương đối, trong một số trường
hợp phụ thuộc vào mục đích sử dụng, một số loại có định lượng nhỏ hơn 225 g/m2 vẫn
được gọi là giấy carton (như các loại làm hòm hộp, làm thành phần carton sóng…) và
một số loại có định lượng lớn hơn 225 g/m2 vẫn được gọi là giấy carton (như giấy lọc,
giấy thấm…).
Carton có thể có một hay nhiều lớp, chúng có thể được sản xuất trên máy xeo
tròn hay xeo dài hay tổ hợp của chúng. Carton nhiều lớp được hình thành từ sự kết hợp
của các lớp lại với nhau, mang trên một lớp gọi là lớp đế, sản phẩm này được sử dụng
cho việc sản xuất hòm hộp cứng, carton gấp hay các sản phẩm tương tự.
2.3.2 Phân loại các loại giấy carton
Có thể xếp carton thông thường thành các loại sau:.
 Carton thực phẩm (Foodboard): thường dùng để đóng gói thực phẩm có thể là 1
lớp hay nhiều lớp và bằng 100% bột hóa tẩy trắng.
 Carton hộp (Folding boxboard): là carton nhiều lớp dùng làm hộp đựng, lớp
mặt bằng bột hóa còn các lớp khác bằng bột thu hồi.
 Carton xốp (Chip board): bằng 100% bột thu hồi chất lượng thấp.
 Carton có tráng (Base Board): có tráng phấn hoặc tráng nhựa.
 Carton thạch cao (Gypsum board): bằng 100% bột thu hồi chất lượng thấp và
dùng làm mặt ngoài của carton làm trần hay tường.
Riêng mặt hàng carton sóng có những thành phần sản phẩm như sau:
 Carton lớp mặt (Carton duplex hoặc Linerboard và Testliner): là thành phần
carton dạng phẳng, yêu cầu chất lượng loại này quan trọng nhất là độ cứng và độ chịu
15


×