Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TRE XIÊM (Bambusa tulda Rox.) LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT BỘT GIẤY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TRE XIÊM
(Bambusa tulda Rox.) LÀM NGUYÊN LIỆU
SẢN XUẤT BỘT GIẤY

Họ và tên sinh viên: PHẠM THỊ TUYẾT NHUNG
Ngành: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIẤY VÀ BỘT GIẤY
Niên khóa: 2006 – 2010

Tháng 08 / 2010


XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TRE XIÊM (Bambusa tulda
Rox.) LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT BỘT GIẤY

Sinh viên thực hiện

PHẠM THỊ TUYẾT NHUNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
Công Nghệ Sản xuất Giấy – Bột Giấy

Giáo viên hướng dẫn
TS. HOÀNG THỊ THANH HƯƠNG
TS. DIỆP THỊ MỸ HẠNH

Tháng 08 / 2010


i


CẢM TẠ
Xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Ban chủ nhiệm cùng quý thầy cô trong khoa Lâm nghiệp, quý thầy cô bộ môn
cơ sở đã tận tình dạy dỗ tôi trong suốt những năm theo học tại trường.
Xin gửi lời biết ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Hoàng Thị Thanh Hương, TS
Diệp Thị Mỹ Hạnh, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
ThS. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt cung cấp tài liệu và hướng dẫn tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập.
Trung tâm nghiên cứu Bảo tồn Tài nguyên thiên nhiên – Đại học Khoa Học
Tự Nhiên, phòng thí nghiệm Đại học Nông Lâm, phòng thí nghiệm Khoa Học Gỗ,
trung tâm Công Nghệ và Quản Lý Môi Trường và Tài Nguyên đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho việc thực hiện đề tài.
Các anh, chị đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập ở trung tâm
bảo tồn cũng như phòng thí nghiệm trường
Toàn thể các bạn lớp bột giấy khóa 32 đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập và thực hiện đề tài.
Cuối cùng kết quả này là một phần xin dành cho gia đình, những người thân –
nguồn động lực to lớn cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp và những
mong muốn tốt đẹp nhất.
Xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực hiên.
Phạm Thị Tuyết Nhung

ii



TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Xác định thành phần hóa học của tre Xiêm (Bambusa
tulda Rox.) làm nguyên liệu sản xuất bột giấy)” được thực hiện tại phòng thí nghiệm
Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, phòng thí nghiệm Khoa Học Gỗ, Trung
tâm Công Nghệ và Quản Lý Môi Trường và Tài Nguyên, thời gian từ ngày 22 tháng
03 năm 2010 đến ngày 22 tháng 06 năm 2010, vật liệu được lấy tại làng tre Phú An, xã
Phú An, huyện Bến Cát, Bình Dương.
Mục đích của việc nghiên cứu này là xác định thành phần hóa học và khảo sát
hình thái sợi gỗ của tre Xiêm là cơ sở khoa học để lựa chọn nguyên liệu sản xuất bột
giấy.
 Kết quả thu được:
Độ ẩm và khối lượng thể tích tăng dần từ gốc đến ngọn. Tre Xiêm có độ ẩm là
17,91 %. Bên cạnh đó, khối lượng thể tích tre Xiêm đạt trị số là 0,67 g/cm3.
Thành phần hóa học trong tre ở độ tuổi 3 - 4 tuổi được chặt hạ với hàm lượng
hóa học ổn định và khá cao. Tre Xiêm với hàm lượng cellulose là 54,18 %, pentosan
16,72 % và lignin 24,21 % ; tro 3,02 %. Còn hàm lượng chất tan trong alcol – benzen
là 8,27 %, hàm lượng chất tan trong NaOH 1% là 10,93 %, hàm lượng chất tan trong
nước nóng là 3,98 %.
Tre Xiêm có hình thái xơ sợi trung bình. Hình thái xơ sợi tre Xiêm có giá trị về
chiều dài và bề rộng là 1,85 mm và 0,015 mm; và đạt độ mảnh là 131,12.

iii


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................ vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ.................................................................................... viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH........................................................................................... iix
Chương 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................2
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ...............................................................................2
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu......................................................................................3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................3
Chương 2. TỔNG QUAN..............................................................................................4
2.1 Tổng quan về ngành công nghiệp giấy ..................................................................4
2.1.1 Khái niệm về sản phẩm giấy ...........................................................................4
2.1.2 Tầm quan trọng của sản phẩm giấy ................................................................4
2.1.3 Các nguyên liệu làm giấy................................................................................5
2.1 Tình hình ngành công nghiệp giấy trên thế giới và trong nước.............................6
2.2.1 Tình hình ngành công nghiệp giấy trên thế giới. ............................................6
2.2.2 Tình hình ngành công nghiệp giấy trong nước. ..............................................6
2.3 Những nguyên tắc cơ bản quyết định chọn nguyên liệu làm giấy.........................8
2.3.1 Tiêu chuẩn vật lý của nguyên liệu và kích thước xơ sợi.................................9
2.3.2 Tiêu chuẩn về tốc độ tăng trưởng..................................................................10
2.4 Tổng quan về tre nứa ...........................................................................................10
2.5 Tổng quan các công trình đã nghiên cứu về thành phần hóa học của tre nứa trong
và ngoài nước.............................................................................................................11
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................13
3.1 Nội dung nghiên cứu............................................................................................13
iv


3.2 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................13
3.2.1 Phương pháp khảo sát đặc điểm sinh trưởng ................................................13
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm .........................................................13

3.3 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu...........................................................................14
3.4 Vật liệu và địa điểm thí nghiệm...........................................................................15
3.4.1 Vật liệu thí nghiệm........................................................................................15
3.4.2 Địa điểm thí nghiệm......................................................................................16
3.4.3 Các chỉ tiêu theo dõi......................................................................................16
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................30
4.1 Đặc điểm cấu tạo..................................................................................................30
4.3 Kết quả thực nghiêm tính chất vật lý...................................................................32
4.3.1 Độ ẩm ............................................................................................................32
4.3.2 Khối lượng thể tích ......................................................................................33
4.4 Kết quả thực nghiệm thành phần hóa học............................................................34
4.4.1 Hàm lượng chất tan trong alcol – benzen .....................................................34
4.4.2 Hàm lượng chất tan trong nước nóng ...........................................................35
4.4.3 Hàm lượng chất tan trong NaOH 1%............................................................36
4.4.4 Hàm lượng tro ...............................................................................................37
4.4.5 Hàm lượng cellulose .....................................................................................38
4.4.6 Hàm lượng Lignin .........................................................................................39
4.4.7 Hàm lượng Pentosan .....................................................................................40
4.5 Kết quả đo đếm thành phần kích thước xơ sợi ....................................................43
4.6 Đánh giá kết quả ..................................................................................................45
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................47
5.1 Kết luận................................................................................................................47
5.2 Kiến nghị..............................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CTMP

Chemi-thermo-chanical Pulp

ĐH

Đại học

KS

Kỹ sư

NXB

Nhà xuất bản

PGS.TS

Phó giáo sư Tiến sĩ

TS

Tiến sĩ

Tappi

Technical Association of the Pulp and Paper Industry

Tp


Thành phố

VPA

Hiệp hội Giấy Việt Nam

ThS

Thạc sĩ

t0

Kích thước bề dày thành của tre lúc khô kiệt

V0

Thể tích gỗ khô kiệt

m0

Khối lượng khô kiệt

tkk

Kích thước bề dày thành của tre lúc ngoài không khí

Vkk

Thể tích gỗ khô trong không khí


mkk

Khối lượng tre khô trong không khí

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Chiều dài, đường kính trung bình và tỷ lệ giữa chiều dài/đường kính của
một số loại bột giấy thông dụng...................................................................5
Bảng 4.1: Đặc điểm sinh trưởng của tre Xiêm. ............................................................32
Bảng 4.2: Bảng kết quả tỷ lệ độ ẩm của tre Xiêm ........................................................32
Bảng 4.3: Bảng kết quả khối lượng thể tích của tre Xiêm............................................33
Bảng 4.4: Tỷ lệ thành phần các chất tan trong ancol – benzen.....................................35
Bảng 4.5: Tỷ lệ thành phần các chất tan trong nước nóng ...........................................35
Bảng 4.6: Tỷ lệ thành phần các chất tan trong NaOH 1%............................................36
Bảng 4.7: Tỷ lệ thành phần tro của tre Xiêm................................................................37
Bảng 4.8: Tỷ lệ thành phần Cellulose của tre Xiêm. ....................................................38
Bảng 4.9: Tỷ lệ thành phần Lignin ...............................................................................39
Bảng 4.10: Tỷ lệ thành phần pentosan của tre Xiêm ....................................................41
Bảng 4.11: Thành phần hóa học của tre Xiêm..............................................................42
Bảng 4.12: So sánh thành phần hóa học của tre Xiêm với một số loại tre khác ..........43
Bảng 4.13: Kết quả thí nghiệm kích thước xơ sợi của tre Xiêm...................................44
Bảng 4.14: Bảng tổng kết kích thước xơ sợi phổ biến trong các bộ phận của tre Xiêm.
.....................................................................................................................44
Bảng 4.15 : So sánh kính thước xơ sợi tre Xiêm với một số cây đã được dùng để sản
xuất bột giấy ở Việt Nam. ...........................................................................45

vii



DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Độ ẩm tre Xiêm........................................................................................33
Biểu đồ 4.2: Khối lượng thể tích của tre Xiêm.............................................................34
Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ thành phần các chất tan trong ancol – benzen. ...............................35
Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ thành phần các chất tan trong nước nóng. ......................................36
Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ thành phần các chất tan trong NaOH 1%........................................37
Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ thành phần tro. ................................................................................38
Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ thành phần cellulose........................................................................39
Biểu đồ 4.8: Tỷ lệ thành phần Lignin ...........................................................................40
Biểu đồ 4.9: Tỷ lệ thành phần pentosan........................................................................41
Biểu đồ 4.10: Thành phần hóa học của tre Xiêm..........................................................42

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Bụi tre Xiêm ở Làng tre Phú An...................................................................14
Hình 3.2: Gốc, thân, ngọn tre Xiêm sau khi chặt hạ. ...................................................16
Hình 3.3: Thí nghiệm xác định khối lượng thể tích. ....................................................18
Hình 3.4: Thí nghiệm tan trong alcol - benzen.............................................................20
Hình 3.5: Thí nghiệm tan trong nước nóng. .................................................................21
Hình 3.6: Thí nghiệm xác định hàm lượng tan trong pentosan....................................23
Hình 3.7: Thí nghiệm xác định hàm lượng tan trong lignin.........................................24
Hình 3.8: Thí nghiệm xác đinh hàm lượng cellulose ...................................................25
Hình 3.9: Mẫu thí nghiệm sau khi đun cách thủy.........................................................27
Hình 3.10: Tiêu bản mẫu thí nghiệm tre Xiêm.............................................................28

Hình 4.1: Măng tre Xiêm tại làng tre Phú An ..............................................................30
Hình 4.2: Măng tre Xiêm ở giai đoạn 2 được chụp tại làng tre Phú An.......................31
Hình 4.2: Hình thái xơ sợi của tre Xiêm.......................................................................43

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong hai năm 2008 – 2009, ngành giấy phải đối mặt với những khó khăn rất
lớn; đó là sự mất cân đối nghiêm trọng giữa khâu sản xuất bột giấy và sản xuất giấy.
Bên cạnh đó, ngành giấy nước ta vẫn diễn ra một nghịch lý là trong khi hàng năm
nước ta xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn mãnh gỗ nguyên liệu giấy mang lại giá trị thấp,
thì các nhà sản xuất phải bỏ ra một lượng lớn để nhập khẩu bột giấy và giấy.
Mặt khác, khó khăn của toàn ngành giấy không chỉ dừng lại ở năm 2008 – 2009
mà cho đến nay – 2010, các doanh nghiệp sản xuất trong ngành công nghiệp giấy vẫn
phải đối mặt với những khó khăn về giá cả nguyên liệu đầu vào tăng cao như: năng
lượng, hóa chất, vận chuyển … Bên cạnh đó, tỷ giá đồng dollar đang dần hồi phục
cũng góp phần vào việc tăng chi phí đầu vào; các nhà máy sản xuất giấy cũng đang
gặp phải nhiều khó khăn không kém khi giá bột ngày càng tăng, giá dầu – than, điện
nước, hóa chất… cũng đang trên đà tăng cao. Các nhà máy biết rằng nhu cầu giấy các
loại sẽ tăng mạnh trong năm 2010, nhưng không đáp ứng đủ do thiếu nguyên liệu sản
xuất.
Tại khu vực châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng đang gặp phải khó khăn
nhiều hơn cả vì lạm phát được nhìn nhận là đang thật sự diễn ra trong năm 2010.
Chúng ta có thể nhận thấy ngay đó là: tỷ giá đồng dollar so với các đồng tiền khác
ngày càng gia tăng, chỉ số giá tiêu dùng của tháng sau cao hơn tháng trước. Do đó,
việc giá bột giấy tăng mạnh như đã nói ở trên, giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh là
điều đương nhiên sẽ xảy ra, chính những yếu tố đó đã gây ảnh hưởng đến kết quả hoạt

động kinh doanh của toàn ngành. [22]
Vấn đề cấp thiết hiện nay là do chúng ta ngày càng hội nhập sâu vào khu vực và
thế giới nên thuế nhập khẩu từ các nước trong khu vực đã giảm, trong khi thực trạng
ngành giấy vẫn còn nhiều hạn chế về công suất, thiết bị và trình độ công nghệ. Vì vậy,
ngành giấy phải điều chỉnh những dự án hiện có và định hướng phát triển lâu dài trong
1


những năm tới. Cũng như phải chú trọng việc đầu tư xây dựng các vùng nguyên liệu
mới để đáp ứng nhu cầu sản xuất bột giấy trong những năm tới và việc tìm ra loại
nguyên liệu mới phù hợp với việc sản xuất giấy là vấn đề cấp thiết hiện nay nên công
tác nghiên cứu phải được ưu tiên hàng đầu. Việc tìm kiếm và phát triển các loại cây
mọc nhanh là rất quan trọng để cung cấp nguyên liệu cho ngành giấy và các ngành
khác.
Ở Việt Nam, tre nứa là lâm sản ngoài gỗ có thể xếp ở vị trí thứ hai sau gỗ, có
truyền thống lâu đời, có giá trị kinh tế, xã hội và văn hoá hết sức to lớn. Tre nứa có
nhiều công dụng khác nhau như: xây dựng, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất
ván nhân tạo, sản xuất bột giấy và giấy, sản xuất các dụng cụ gia đình… Ngoài ra, tre
nứa còn dùng để sản xuất than hoạt tính, làm thuốc chữa bệnh. Tre nứa còn có giá trị
trong việc chống xói mòn, bảo vệ đất đai, đê điều,… Trong phạm vi đề tài này, chúng
tôi chọn khảo sát một loại tre rất gần với đời sống người dân, đó chính là cây tre Xiêm.
Tre Xiêm đã được gây trồng và phát triển rộng rãi ở nhiều nơi như Ấn Độ,
Myanmar, Bangladesh, Việt Nam- trồng phổ biến nhất tại làng tre Phú An,…. Bên
cạnh những ưu điểm về chu kỳ khai thác ngắn (3 – 4 năm); chiều dài sợi lớn, hàm
lượng cellulose của loại tre Xiêm khá cao, để đáp ứng được cho việc sử dụng làm bột
giấy ta còn cần phải tìm hiểu thêm về các chỉ tiêu khác để có phương pháp sử dụng
nguồn nguyên liệu hợp lí và hiệu quả. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu về thành phần hóa
học của tre Xiêm để sản xuất bột giấy là hết sức cần thiết và có ý nghĩa về mọi mặt.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu đặc điểm sinh trưởng, xác định thành phần hóa học, tính chất vật lý và

hình thái xơ sợi của tre Xiêm; nhằm mục đích góp phần tạo cơ sở khoa học vững chắc
cho việc sử dụng và áp dụng dây chuyền công nghệ sản xuất bột giấy hợp lý, có định
hướng phát triển sử dụng tre Xiêm có hiệu quả kinh tế cao.
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo về thành phần hóa học, tính
chất vật lý và hình thái xơ sợi của tre Xiêm.
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để các nhà sản xuất,
nhà kinh doanh tre Xiêm lựa chọn phương pháp gia công hợp lý và có định hướng sử

2


dụng hiệu quả. Vì vậy, việc tìm hiểu và khảo sát nguyên liệu tre để sản xuất giấy có ý
nghĩa hết sức to lớn về mặt kinh tế và xã hội.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Tre Xiêm (Bambusa Tulda Rox.) được trồng tại làng tre Phú An, xã Phú An,
huyện Bến Cát, Bình Dương, trong độ tuổi thành thục từ 3 - 4 tuổi.
 Vùng sinh trưởng:
Tre Xiêm phân bố ở vùng Đông Bắc và Đồng Bằng Sông Cửu Long, nhiều
nhất ở Đồng Tháp, Long An…
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian và thiết bị thí nghiệm có hạn, đề tài chỉ khảo sát thành phần hóa
học (Cellulose, Lignin, Pentosan, Tro, chất tan trong dung môi hữu cơ Alcol – Benzen
và chất tan trong nước nóng, chất tan trong NaOH 1%); đặc điểm vật lý và hình thái
xơ sợi của tre Xiêm. Ngoài ra, chúng tôi còn tìm hiểu và thu thập tài liệu về đặc điểm
sinh trưởng của loại tre này. Dựa trên cơ sở đó để có những hướng xây dựng công
nghệ sản xuất thích hợp.

3



Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về ngành công nghiệp giấy
2.1.1 Khái niệm về sản phẩm giấy
Giấy là một sản phẩm của xơ sợi cellulose có dạng tấm, trong đó sợi và các
phần xơ sợi được liên kết với nhau tạo mạng không gian ba chiều. Sự tạo hình tờ giấy
được chuẩn bị từ huyền phù của bột giấy trong môi trường nước, qua một mặt lưới
mịn, nước được lấy đi và để lại trên lưới một lớp đệm sợi. Tập hợp sợi này kế đó được
qua trục ép để vắt hết nước rồi được sấy khô và sản phẩm cuối cùng gọi một cách khái
quát là giấy. Trong đa phần các trường hợp, có thể nói giấy bao gồm hai thành phần cơ
bản là xơ sợi và phụ gia. Các phụ gia không mang bản chất xơ sợi, điều này cho thấy
rằng không những tính chất vật lý mà các tính chất hóa học của xơ sợi giữ một vai trò
quan trọng đối với tính chất của tờ giấy.
2.1.2 Tầm quan trọng của sản phẩm giấy
Giấy là sản phẩm tiêu dùng quan trọng trong cuộc sống con người. Hầu hết việc
ghi chép và in ấn đều được thực hiện trên giấy. Mặc dù các phương tiện tin học trong
thông tin và lưu trữ phát triển mạnh, nhưng giấy vẫn luôn là một sản phẩm không thể
thay thế trong hoạt động giáo dục, in ấn, báo chí, văn học, hội họa…Ngoài ra giấy còn
được sử dụng để bao gói hàng hóa và làm vật liệu trong xây dựng. Công nghiệp giấy
đã và đang cạnh tranh với những ngành công nghiệp khác như ngành công nghiệp
nhựa. Hiện nay, các phương pháp công nghệ mới trong ngành giấy đang được áp dụng
để nâng cao chất lượng và hạ giá thành các loại giấy, giúp ngành này tồn tại, phát triển
và cạnh tranh thành công trong cơ chế thị trường. Bên cạnh lợi ích của sản phẩm thì
ngành công nghiệp giấy còn tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người từ khâu trồng
rừng làm nguyên liệu đến khâu sản xuất và phân phối sản xuất. Những điều này chứng
tỏ sự đóng góp quan trọng của ngành giấy vào sự phát triển kinh tế và xã hội.

4



2.1.3 Các nguyên liệu làm giấy
Các loại nguyên liệu làm giấy bao gồm nguyên liệu gỗ và nguyên liệu phi gỗ,
nghĩa là giấy có thể được làm từ tất cả các loại cây có chứa xơ sợi cellulose.
 Nguyên liệu gỗ:
Nguyên liệu gỗ đươc chia làm hai loại là: gỗ lá kim hay còn gọi là gỗ mềm, và
gỗ lá rộng hay còn gọi là gỗ cứng. Mỗi loại nguyên liệu này có tính chất đặc trưng
riêng về cấu trúc của gỗ, tính chất của xơ sợi bột giấy và khả năng tạo thành tờ giấy sẽ
khác nhau.
 Nguyên liệu phi gỗ:
Một số loại cây khác như tre, trúc, rơm rạ, bã mía, lanh, gai và một số loài cỏ có
chứa xơ sợi cellulose. Tuy nhiên chỉ có một số loại nguyên liệu phi gỗ mà cho hiệu
suất bột tương đối cao thì chúng mới được sử dụng làm nguyên liệu giấy để đảm bảo
mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành giấy.
Bảng 2.1: Chiều dài, đường kính trung bình và tỷ lệ giữa chiều dài/đường kính
của một số loại bột giấy thông dụng
Tên nguyên liệu
Bột gỗ
- Gỗ lá kim
- Gỗ lá rộng
Bột rơm rạ
- Rơm lúa
- Cỏ giấy
- Rơm lúa mì
Bã mía đường
Tre nứa
Cây thân thảo có vỏ
sợi dài
- Lõi đay

- Vỏ đay
- Vỏ lanh
- Vỏ gai
Cây có sợi ở lá
- Sợi lá chuối
Sợi ở hạt
- Sợi bông vải
- Sợi bông quả

Chiều dài (mm)

Đường kính (µm)

Tỷ lệ chiều
dài/đường kính

40
2,0

40
22

100
90

0,5
1,1
1,5
1,7
2,8


9
10
13
20
15

60
110
120
180
180

0,25
20
555
130

10
20
20
40

25
1000
200
3500

6


24

250

30
20

20
20

5

1500
1000
(Nguồn: Cao Thị Nhung, 2003)


2.1 Tình hình ngành công nghiệp giấy trên thế giới và trong nước
2.2.1 Tình hình ngành công nghiệp giấy trên thế giới.
Hiện nay, giá bôt giấy trên thị trường thế giới đang dần tăng lên. Cụ thể như giá
bột gỗ cứng đã tăng từ 550 USD/tấn đến 850 USD/tấn kể từ tháng 12/2009 và vẫn
đang có xu hướng tiếp tục tăng, đến tháng 4/2010 ở mức khoảng 1.000 –
1.100USD/tấn.
Bên cạnh đó, sản lượng bột giấy đã giảm một nữa do chi phí gỗ tăng và trận
động đất ở Chi Lê – nước sản xuất bột giấy lớn nhất thế giới. Chính phủ Mỹ cũng cắt
giảm 200 USD/tấn trợ cấp sản xuất kể từ ngày 1/1/2010. Và chính những yếu tố nêu
trên sẽ góp phần đẩy giá tăng hơn nữa.
Về phía giá nguyên liệu, bao gồm bột giấy và giấy đã tăng 50 USD/tấn do nhu
cầu tiêu thụ từ phía Ấn Độ tăng mạnh; và đến tháng 6/2010 các nhà sản xuất giấy Ấn
Độ có xu hướng sẽ tăng giá thêm khoảng 5%. Trong đó, giấy in đã tăng giá thêm

khoảng 2 Rubi/kg vào đầu tháng 4/2010.
Nhìn chung, từ đầu tháng 1/2010, giá nguyên liệu đã tăng ít nhất 35% đối với
giấy phế liệu, lên 325 – 350 USD/tấn, trong khi giá bột gỗ cứng bán ở mức 850 – 900
USD/tấn. Tương tự, giá bột gỗ mềm đạt 950 – 1000 USD/tấn; giá nguyên liệu đã tăng
50 – 55 USD/tấn và các nhà sản xuất muốn chuyển phần chi phí tăng này sang tay
người tiêu dùng. [24]
2.2.2 Tình hình ngành công nghiệp giấy trong nước.
Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam vẫn còn phụ thuộc chủ yếu
vào nguyên liệu nhập khẩu thì giá nguyên liệu lại tăng khá mạnh (giá bột giấy tăng 1,5
lần, giấy đã qua sử dụng tăng 6 lần so với tháng 4/2009) với mức tăng bình quân
khoảng 6%/tháng (tính từ tháng 4/2009 đến nay). Đến thời điểm hiện tại đã lên tới 900
USD/tấn. Thực tế, giá bán giấy không chỉ tăng ở Việt Nam mà ở khắp Châu Á (trừ
Nhật Bản). Dự báo, thời gian tới, giá nguyên liệu sẽ tiếp tục tăng cùng với các vật tư
khác (hóa chất, năng lượng, phụ tùng).
Bên cạnh đó, tỉ giá đồng dollar tăng cũng làm tăng chi phí sản xuất vì các doanh
nghiệp phải nhập khẩu không chỉ nguyên liệu mà còn nhập khẩu hầu hết vật tư (hóa
chất, phụ tùng thay thế, chăn, lưới…). Tình trạng cắt điện luân phiên thời gian gần đây
cũng làm sản lượng giảm 10-15% và tăng chi phí khi đưa dây chuyền sản xuất hoạt
6


động trở lại. Theo tính toán, so với đầu năm 2010, chi phí sản xuất giấy tăng từ 20 45% tùy từng chủng loại giấy. Tuy nhiên, giá bán sản phẩm hiện nay mới tăng từ 1435% và vẫn thấp hơn giá bán giấy nhập khẩu từ 700.000 – 1.000.000 đồng/tấn. Thực
tế, dù đã tăng giá nhưng chỉ một số nhà sản xuất có lãi nhờ chủ động được một phần
nguyên liệu, trong khi số đông hòa vốn hoặc lỗ chút ít, có một số cơ sở phải tạm
ngừng sản xuất.Về lâu dài, các doanh nghiệp cần tính đúng, đủ mọi chi phí để đảm bảo
sản xuất có hiệu quả, có khả năng tích lũy để tái đầu tư.
Theo dự báo, giá trị nhập khẩu cho nhu cầu tiêu dùng giấy và sản xuất giấy của
Việt Nam năm 2010 là 1,6 tỉ USD. Trong đó, sản xuất giấy trong nước mới đạt 54%,
nhập khẩu giấy chiếm 46%; và giá trị mà nước ta đã nhập khẩu giấy là 280.959 tấn
giấy, trị giá 253 triệu USD - tính từ 4 tháng đầu năm 2010. Tỉ trọng giấy sản xuất

trong nước mỗi năm một thấp hơn là một tín hiệu đáng báo động, trong khi Việt Nam
có đủ tài nguyên, nhân lực phát triển sản xuất giấy. Nếu được quan tâm đúng mức thì
lượng giấy thu gom để tái sản xuất giấy không phải chỉ ở mức 32% trong năm 2010,
bởi vì ở các nước trong khu vực tỉ lệ này là 60 - 65%. Nói cách khác, nếu đẩy mạnh
được sản xuất bột giấy và giấy trong nước, thu gom được nhiều giấy loại hơn thì năm
2010, Việt Nam chỉ cần gần 1,1 tỉ USD cho nhu cầu tiêu dùng giấy, giảm trên 0,5 tỉ
USD. [26]
Giải pháp căn bản và lâu dài là Nhà nước cần có chính sách phát triển nguyên
liệu giấy (gỗ) – đó là tìm kiếm và phát triển các loại cây mọc nhanh để cung cấp
nguyên liệu cho ngành giấy; phát triển sản xuất giấy và bột giấy, chính sách thu gom,
cung ứng và tái chế giấy đã qua sử dụng. Nói cách khác, doanh nghiệp không xin Nhà
nước vốn mà chỉ xin chính sách hợp lý và thỏa đáng để phát triển kinh tế, xây dựng đất
nước và đề nghị Nhà nước coi chuỗi thu gom giấy đã qua sử dụng; phân loại, đóng
bánh, phân phối giấy thu gom; tái chế giấy là loại hình kinh doanh và tiêu dùng không
chịu thuế.

7


2.3 Những nguyên tắc cơ bản quyết định chọn nguyên liệu làm giấy
Để đánh giá và lựa chọn nguyên liệu sản xuất bột giấy, chúng ta cần dựa vào
những tiêu chuẩn cơ bản được quy định cho nguyên liệu sản xuất bột giấy sau: [4]
a. Hàm lượng cellulose toàn phần
Đây là tính chất quan trọng cần khảo sát, vì nó là thành phần chính tạo nên tờ giấy,
hàm lượng càng cao thì lượng bột càng tốt, tính chất này phải đảm bảo tối thiểu từ 35%
trở lên (so với nguyên liệu khô tuyệt đối), đồng thời trong quá trình phân ly sợi tránh
phân hủy và làm thất thoát nhiều Cellulose, tức yêu cầu hiệu suất thu hoạch bột cao.
b. Hàm lượng hemicellulose
Hàm lượng % hemicellulose (pentosan và hexosan) phải ở mức thấp để đỡ tiêu
hao hóa chất nấu và rút ngắn thời gian nấu. Nếu hàm lượng có tỷ lệ hợp lý trong bột

thì bột dễ nghiền, xơ sợi dễ thủy hóa, làm cho liên kết giữa các xơ sợi chặt chẽ, tăng
tính bền cơ lý của tờ giấy, nhưng hàm lượng hemicellulose quá cao sẽ làm giảm tính
bền cơ lý của xơ sợi giảm, giấy dễ bị dòn và tính bền hóa học của giấy giảm (thủy
phân trong axit, kiềm).
c. Hàm lượng lignin
Hàm lượng này càng thấp càng tốt vì đỡ tiêu hao hóa chất nấu. Trong sản xuất bột
hóa có tẩy trắng thì hàm lượng lignin cần được loại triệt để. Lignin có trong giấy làm
cho giấy dễ bị vàng ố trong quá trình bảo quản (lão hóa giấy).
d. Hàm lượng % các chất tan trong hỗn hợp alcol-benzen
Tính chất này biểu thị các thành phần nhựa, terpen, chất béo, sáp… có trong
nguyên liệu, hàm lượng này cao sẽ tiêu tốn hóa chất nấu trong quá trình nấu bột giấy,
chỉ một lượng nhỏ chất nhựa sẽ làm kết tủa nhựa trong quá trình nấu bột sulphit, hay
làm tiêu hao hóa chất trong phương pháp nấu kiềm gây hiện tượng nổi bọt trong quá
trình gia công rửa bột xeo giấy. Mặt khác nghiên cứu thành phần các chất này giúp ta
lựa chọn phương pháp nấu cho phù hợp.
e. Hàm lượng % các chất tan trong dung dịch NaOH 1%
Đây là tính chất biểu thị thành phần protein có trong nguyên liệu, nếu hàm
lượng này cao sẽ tiêu hao hóa chất nấu bột và gây khó khăn cho quá trình xử lý bột sau
nấu do độ nhớt cao.

8


f. Hàm lượng các chất tan trong dung môi trung tính (tan trong nước lạnh
và nước nóng)
Đây là tính chất biểu thị hàm lượng thành phần các đường và tinh bột trong
nguyên liệu. Hàm lượng này càng thấp càng tốt.
g. Hàm lượng % tro
Tính chất này biểu thị thành phần muối khoáng trong nguyên liệu, hàm lượng
này càng cao thì càng tiêu hao hóa chất nấu nguyên liệu.

h. Hàm lượng % SiO2
Tính chất này biểu thị tạp chất cặn trong bột giấy (tính chất dưới dạng axit
silicic và các muối silicat). Nếu cao quá sẽ gây khó khăn cho quá trình làm sạch bột,
làm tiêu hao hóa chất nấu và bào mòn các thiết bị trong quá trình chế biến.
2.3.1 Tiêu chuẩn vật lý của nguyên liệu và kích thước xơ sợi
a. Độ ẩm
Tính chất này giúp kiểm tra tuổi các nguyên liệu khi khai thác có hợp lý không.
Khi nguyên liệu đã để khô gió ẩm giúp ta xác định độ khô tuyệt đối của nguyên liệu và
chọn nồng độ hóa chất, tỷ lệ dịch nấu nguyên liệu.
b. Tiêu chuẩn về cấu trúc tế bào thực vật (hay tính chất khối lượng thể tích
(g/cm3)
Tính chất này giúp lựa chọn nguyên liệu và đồ thị nấu.
Về nguyên liệu làm giấy phải chọn loại nguyên liệu có cấu trúc mạng lưới có
các liên kết giữa các tế bào không được quá chặt chẽ; để hóa chất thẩm thấu dễ dàng
và phản ứng xảy ra đồng đều mọi nơi của mảnh nguyên liệu, cũng như quá trình nấu
bột hóa được diễn ra nhanh. Yếu tố này có liên hệ chặt chẽ đến khối lượng thể tích của
nguyên liệu, khi cấu tạo nguyên liệu càng chặt, các mao quản xếp sát nhau, khối lượng
riêng của nguyên liệu sẽ cao (khối lượng thể tích của nguyên liệu còn phụ thuộc vào
độ ẩm của nguyên liệu). Ngành giấy thường chọn nguyên liệu có khối lượng thể tích
(d) nhỏ hơn 1 (g/cm3).
c. Tiêu chuẩn về kích thước xơ sợi
Sau khi tách lignin và các thành phần phụ trợ khác của nguyên liệu, ta được tập
đoàn xơ sợi gọi là bột giấy. Bột giấy còn phải được xét tỷ lệ chiều dài xơ sợi, hình

9


dáng xơ sợi. Bột giấy để được coi là chất lượng tốt khi có thành phần xơ dài chiếm tỷ
lệ cao, và kích thước xơ sợi tương đối đồng đều.
Về tương quan tỷ lệ thành phần kích thước xơ sợi trong nguyên liệu thì tỷ lệ xơ

dài (≥ 3 mm) phải cao. Sau đến xơ trung bình (> 2 mm), tỷ lệ xơ ngắn (≤ 2 mm) và
quá ngắn (≤ 1 mm) phải chiếm rất ít. Ngoài chiều dài xơ sợi còn phải chú ý đường
kính xơ sợi. Xơ sợi có chiều dài lớn và đường kính nhỏ tốt hơn loại có chiều dài
ngắn và đường kính lớn. Điều này có ý nghĩa tăng cường bề mặt tiếp xúc và số
lượng nhóm -OH được hướng ra phía ngoài nhiều hơn. Các nhóm -OH mặt ngoài
xơ sợi dễ liên kết bằng ái lực hóa học, do vậy khi xeo giấy xơ sợi dễ đan dệt vào
nhau làm tăng tính bền cơ lý của tờ giấy.
2.3.2 Tiêu chuẩn về tốc độ tăng trưởng
Hai tiêu chuẩn trên là cơ sở để đánh giá về chất lượng của các nguyên liệu trong
sản xuất bột giấy. Nhưng nếu nguyên liệu có tốc độ tăng trưởng chậm và trữ lượng
không lớn thì không đảm bảo luân kỳ khai thác sản xuất liên tục, không đảm bảo hiệu
quả kinh tế thì cũng không đảm bảo tiêu chuẩn nguyên liệu làm giấy. Trong chế biến
sản xuất bột giấy thì các xí nghiệp thiếu nguyên liệu hoạt động dẫn đến sản xuất bị
đình trệ bị động ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả kinh doanh của xí nghiệp; Do đó
nguyên liệu sản xuất bột giấy được coi là lý tưởng khi hai tiêu chuẩn trên phải đáp ứng
được yêu cầu phần nào và yêu cầu về tốc độ tăng trưởng và trữ lượng phải lớn để đảm
bảo luân kỳ khai thác hợp lý, xí nghiệp luôn đủ nguyên liệu để hoạt động.
Theo nhiều tài nghiên cứu và thống kê thì tre nứa rất phù hợp để lựa chọn làm
nguyên liệu cho sản xuất bột giấy.
2.4 Tổng quan về tre nứa
Ở Việt Nam, tre nứa phân bố ở nhiều vùng khác nhau trong cả nước, nhưng
nhiều nhất ở miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Theo báo
cáo tổng kết dự án “ Điều tra thu thập thông tin về hiện trạng rừng tre nứa tại bảy tỉnh
Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quãng Nam, Quãng Ngãi, Kon Tum, Dăk Lăk ”,
hiện tại Việt Nam có khoảng 1,4 triệu ha rừng tre nứa, chiếm 15% diện tích rừng tự
nhiên, với trữ lượng khoảng 8,4 tỷ cây. Trong số này có khoảng 800.000 ha là rừng tre
nứa thuần loại và khoảng 600.000 ha hỗn giao với gỗ. Ngoài ra, diện tích tre nứa trồng

10



cũng phát triển rất nhanh, hiện chiếm khoảng 100.000 ha. Trong 6 triệu ha đất hoang
hóa, có rất nhiều diện tích phù hợp để trồng tre nứa. [23]
2.5 Tổng quan các công trình đã nghiên cứu về thành phần hóa học của tre nứa
trong và ngoài nước.
Tre nứa là loại lâm sản sau gỗ có nhiều ứng dụng nên được nghiên cứu và sản
xuất khá nhiều trên thế giới. Vào năm 1912, Raitt, tác giả đầu tiên đã nghiên cứu thành
công việc đưa tre nứa vào cơ cấu nguyên liệu giấy sợi đã làm giảm nỗi lo về sự thiếu
hụt nguyên liệu cho ngành giấy sợi. Từ đó tre nứa trở thành nguồn nguyên liệu không
thể thiếu trong công nghiệp giấy sợi.
Có thể nói với diện tích và trữ lượng tre dồi dào thì Trung Quốc là quốc gia đứng
đầu về nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm từ tre. Việc nghiên cứu chủ yếu do các trường,
viện nghiên cứu tre thực hiện như: Hội Khoa Học Kỹ Thuật Bộ Lâm Nghiệp Trung Quốc,
Viện khoa học Lâm nghiệp Trung Quốc, Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật tre Trung Quốc,
Viện kỹ thuật lâm nghiệp Bombay và các trường Đại học như: trường Đại học Lâm nghiệp
Bắc Kinh, trường Đại học Tokyo…. Sau đây là một số công trình đã nghiên cứu về thành
phần hóa học của tre và sử dụng tre trong công nghiệp giấy của các nhà khoa học trên thế
giới:
- Báo cáo nghiên cứu của Viện nghiên Kỹ thuật Bombay, Ấn Độ “Tính chất vật
lý, cơ lý và hóa học của một số loài tre”.
- Luận án thạc sĩ của Xiaobo Li, (1999) Đại học Lâm Nghiệp Bắc Kinh, Trung
Quốc: “Tính chất vật lý, hóa học và cơ lý của tre và sử dụng chúng trong công nghệ
sản xuất giấy sợi”.
- Công trình nghiên cứu của tiến sĩ Walter Liese (1992) Chair of Wood Biology
Hamburg University, Germany (Đức), “Mối quan hệ giữa cấu trúc với các tính trong
tre và sử dụng chúng”.
- Maheshwari, S., Satpathy, K. (1998): “Sản xuất bột giấy và giấy từ các bộ
phận mắt, lóng và cành của tre Dendrocalamus Strictus”.
Ở Việt Nam, mặc dù tre nứa được sử dụng từ rất lâu, song việc nghiên cứu về
đặc điểm cấu tạo, tính chất, công nghệ gia công chế biến tre bắt đầu từ năm 1968 từ

việc Bộ môn gỗ trường Đại học Nông Lâm tiến hành nghiên cứu đặc điểm tính chất tre
Gai vùng Đông Triều Quảng Ninh.
11


- Lê Văn Mười (1979), “Bước đầu nghiên cứu sự biến động về thành phần hóa
học của tre gai và vấn đề sử dụng tre gai trong công nghiệp giấy sợi”, Luận văn tốt
nghiệp trường ĐH. Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Lâm Phong, “Nghiên cứu sinh lý tre nứa và ứng dụng của nó trong
công nghệ giấy và Cellulose, Tạp chí Công nghiệp Giấy số 1/1982.
- Hứa Vĩnh Tùng, (2002) “Khai thác và bảo đảm tái sinh và sử dụng tre lồ ô cho
nguyên liệu giấy”, Trung tâm nghiên cứu Lâm sinh Lâm Đồng – Viện Khoa học Lâm
Nghiệp Việt Nam.
- Phan Thị Mạnh, (2006) “Khảo sát một số đặc điểm cấu tạo, thành phần hóa
học của tre gai và lồ ô liên quan đến sấy và bảo quản”, Luận văn tốt nghiệp trường
ĐH. Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
- Bùi Thị Thiên Kim, (2006) “Đặc điểm cấu tạo, thành phần hóa học và tính
chất vật lý, cơ học của tre Mạnh Tông”, Luận văn tốt nghiệp trường ĐH. Nông Lâm
Tp. Hồ Chí Minh.
- Phạm Kiều Chinh, (2008) “Khảo sát thành phần hóa học, tính chất vật lý và
hình thái xơ sợi của tre Đũa (Bambusa sp.) và tre Bát Độ (Dendrocalamus sp.), Luận
văn tốt nghiệp trường ĐH. Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
Dựa trên các kết quả nghiên cứu trên ta có thể khẳng định rằng tre là loại lâm
sản thay thế gỗ hay kết hợp với gỗ để tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng về chủng loại.
Một số loại tre quen thuộc đã được đưa vào sản xuất và đem lại nhiều lợi ích kinh tế.
Trong đó, tre Xiêm đã được gây trồng rộng rãi nhiều nơi và loại tre này còn chứa
nhiều tiềm năng kinh tế trong việc sử dụng làm nguyên liệu sản xuất giấy. Do vậy, cần
phải được nghiên cứu và khảo sát.

12



Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
 Để làm rõ mục tiêu đề ra, đề tài xác định những nội dung nghiên cứu sau:
 Tìm hiểu đặc điểm sinh trưởng của tre Xiêm.
 Khảo sát tính chất vật lý với chỉ tiêu độ ẩm và chỉ tiêu khối lượng thể tích
của tre Xiêm.
 Khảo sát thành phần hóa học của tre Xiêm ở ba vị trí (gốc, thân, ngọn) với
các chỉ tiêu về hàm lượng: Cellulose toàn phần, lignin, pentosan, hàm
lượng tro, chất tan trong dung môi hữu cơ alcol - benzen, chất tan trong
nước nóng, chất tan trong NaOH 1%.
 Khảo sát hình thái xơ sợi của tre Xiêm.
 Trong nội dung thành phần hóa học của tre Xiêm, chúng tôi đề xuất bổ sung tre
Xiêm làm nguyên liệu sản xuất trong Công nghệ sản xuất bột giấy.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp khảo sát đặc điểm sinh trưởng
Đặc điểm sinh trưởng của tre Xiêm được nghiên cứu dựa trên việc tiến hành
bằng phương pháp đo đếm, chụp hình, ghi nhận và thu thập những thông tin về đặc
điểm sinh trưởng tại làng tre Phú An.
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
 Dựa trên cơ sở hệ thống tiêu chuẩn trong nước và thế giới như:
 Nghiên cứu hình thái sợi gỗ theo phương pháp tách mô của Franklin.
 Khảo sát đặc điểm cơ lý và phân tích một số thành phần hóa học gỗ theo các
tiêu chuẩn của Tappi Standard như: T3m, T15m – 58, T6m – 58, T1, T19m –
50, T13m – 54.

13



 Phương pháp phân tích thành phần hóa học theo tiêu chuẩn trong sản xuất
bột giấy thông qua tài liệu “Hóa lâm sản” do PGS.TS Đặng Đình Bôi và KS.
Phan tấn Đạt (1995) biên soạn.
 Khảo sát chỉ tiêu tính chất vật lý. [6]
 Phương pháp đo đạc số liệu
Hầu hết các số liệu đều được xác định bằng các công thức tính toán (công thức
độ lệch tiêu chuẩn- Standard Deviation và các công thức tính toán phổ thông); sau khi
đo đạc trực tiếp các số liệu thành phần.
Ngoài ra, sau khi khảo sát chúng tôi ghi nhận số liệu và tiến hành xử lý số liệu
bằng phần mềm Microsoft Excel.
3.3 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
- Tên Việt Nam: Tre xiêm.
- Tên khoa học: Bambusa tulda Rox.
- Tên tiếng Việt: Tre nước; Tre xiêm; Mạy bông; Mạy cái; Mai sang ba.

Hình 3.1: Bụi tre Xiêm ở Làng tre Phú An.
 Hình thái: [29]
 Là loại tre thường có màu xanh và hay rụng lá; thân thường cao 7 - 23 m,
đường kính 5 - 10 cm, lóng nhẵn, có màu xanh khi còn non, xanh xám khi thành thục,
thỉnh thoảng thì có xọc vàng.
14


 Tre Xiêm không có nhánh ở phía dưới gốc, mắt hơi dày, mắt dưới thường có
vòng rễ, lóng dài 40 - 70 cm, có phấn trắng khi còn non và có một vòng trắng ở phía
dưới mắt, vách mỏng.
 Lá dài từ 15 - 25 cm, rộng từ 2 - 4 cm; thuôn nhọn hình mũi giáo. Mặt trên thì
láng, mặt dưới thì có lông, đáy tròn; cuống ngắn và chiều dài của cuống khoảng 2,5
mm, có lông.

 Mo:
- Thân mo dài từ 15 - 25 cm, nó nhọn dần về phía cuối ngọn, có đỉnh tròn hoặc
đỉnh cụt, mo thường rụng sớm. Mặt trong của mo thì trơn láng, có bột phấn trắng; mặt
ngoài được phủ một lớp long màu nâu áp sát. Lá mo hình tam giác rộng, dựng đứng và
có lông; thìa lìa nối tiếp đỉnh của mo hẹp và nguyên.
- Tai mo hai bên không đều nhau; tròn và có viền lông dài màu trắng, nó được nối
tiếp với lá mo.
- Mo lá có sọc trơn láng và thìa lìa rất nhỏ.
3.4 Vật liệu và địa điểm thí nghiệm
3.4.1 Vật liệu thí nghiệm
Tre xiêm làm mẫu được lấy từ làng tre Phú An,huyện Bến Cát, tỉnh Bình
Dương. Có độ tuổi 3-4 năm. Chọn tre sinh trưởng bình thường, không sâu bệnh và có
đường kính trung bình. Do tre có đường kính và bề dày thành tre biến động từ gốc đến
ngọn nên trong một cây tre ta tiến hành lấy 3 đoạn khác nhau để khảo sát.
- Đoạn 1: Cách gốc 1 mét
- Đoạn 2: Là đoạn giữa thân tre và cách gốc khoảng 3 mét
- Đoạn 3: Cách gốc 5 mét
Như vậy chặt hạ cây lấy 3 phần gốc, thân, ngọn có chiều dài khoảng 1 mét. Sau
đó đem về phòng thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm.

15


×