Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIẤY TỪ NGUYÊN LIỆU GIẤY THU HỒI TẠI CÔNG TY GIẤY HƯNG THỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIẤY TỪ NGUYÊN
LIỆU GIẤY THU HỒI TẠI CÔNG TY GIẤY HƯNG THỊNH

Họ và tên sinh viên: PHẠM THỊ VÂN ANH
Ngành: CÔNG NGHỆ BỘT GIẤY VÀ GIẤY
Niên khóa: 2006-2010

Tháng 07/ 2010


KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIẤY TỪ NGUYÊN LIỆU GIẤY
THU HỒI TẠI CÔNG TY GIẤY HƯNG THỊNH

Tác giả

PHẠM THỊ VÂN ANH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành
Công nghệ sản xuất giấy và bột giấy

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Phan Trung Diễn

Tháng 07 năm 2010


i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ba mẹ, anh chị và những người thân yêu đã ủng hộ, chăm lo, giúp đỡ tôi về
mặt vật chất lẫn tinh thần trong suốt thời gian học tập.
- Ban Giám hiệu cùng toàn thể thầy cô giáo trường Đại Học Nông Lâm
TPHCM.
- Quý thầy cô Khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là quý thầy cô bộ môn Công nghệ
sản xuất Giấy và Bột giấy.
- Thầy TS Phan Trung Diễn, giáo viên hướng dẫn đề tài đã tận tâm giảng dạy,
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
-

Chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, cán bộ công nhân viên công ty TNHH

Hưng Thịnh cùng toàn thể các anh chị ở phòng công nghệ, phân xưởng DIP, tổ sản
xuất giấy, đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực tập tốt nghiệp tại
công ty.
- Các bạn bè đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập cũng như
trong thời gian thực hiện đề tài.

TPHCM, tháng 07/2010
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Vân Anh

ii



TÓM TẮT
Đề tài:”Khảo sát quy trình sản xuất giấy từ nguyên liệu giấy thu hồi tại
công ty TNHH Hưng Thịnh” được thực hiện bằng việc tìm hiểu, quan sát thực tế và
thu thập số liệu tại chi nhánh Tân Uyên, công ty TNHH Hưng Thịnh trong thời gian từ
tháng 2 đến tháng 7 năm 2010.
Đề tài thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất bột DIP từ nguyên liệu giấy
thu hồi tại nhà máy, tìm hiểu các loại nguyên liệu, tỉ lệ phối trộn cho từng công thức
giấy khác nhau, hóa chất, phụ gia sử dụng, nguyên lý hoạt động của một số thiết bị
chính trong dây chuyền.
Đề tài thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất giấy in, giấy viết, giấy
photocopy… từ dây chuyền bột DIP. Tìm hiểu về hóa chất và các thiết bị sử dụng
trong dây chuyền, kiểm tra một số tính chất sản phẩm giấy đầu ra.
Ngoài ra còn có làm một số thí nghiệm như đo độ trắng và một số tính chất
khác như độ dày, chiều dài đứt, độ cobb, độ tro của 2 loại giấy cùng định lượng
50g/m2 nhưng sản xuất theo hai công thức phối trộn bột khác nhau. Từ đó lập các so
sánh và vẽ biểu đồ cho thấy sự khác nhau của 2 loại giấy này và đưa ra kết luận về các
yếu tố ảnh hưởng đến tính chất 2 loại giấy này đặc biệt là về độ trắng.

iii


MỤC LỤC
TRANG TỰA .................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ....................................................................x
Chương 1: MỞ ĐẦU .....................................................................................................1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
1.2.Mục đích của đề tài .................................................................................................. 2
1.3. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................. 2
1.4. Giới hạn của đề tài ................................................................................................... 2
Chương 2: TỔNG QUAN .............................................................................................3
2.1. Tổng quan về ngành giấy........................................................................................ 3
2.1.1. Tình hình phát triển của ngành giấy Việt Nam trong những năm gần đây và dự
báo sau này ......................................................................................................................3
2.1.2.Thuận lợi, khó khăn của ngành giấy Việt Nam trong quá trình hội nhập:.............5
2.2. Tổng quan về công ty TNHH Hưng Thịnh .......................................................... 9
2.2.1.Giới thiệu chung về công ty ...................................................................................9
2.2.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty.......................................................................10
2.2.3. Sản phẩm của công ty..........................................................................................11
2.2.4.Tình hình sản xuất và tiêu thụ giấy tại công ty ....................................................11
2.2.5.Tình hình nguyên liệu cung cấp cho công ty........................................................11
2.3. Tổng quan về giấy thu hồi .................................................................................... 12
2.3.1.Tổng quan .............................................................................................................12
2.3.2.Ưu điểm của việc sử dụng giấy thu hồi................................................................12
2.3.3.Phân loại nguyên liệu giấy thu hồi .......................................................................13
2.3.4.Thu mua, vận chuyển và tồn trữ nguyên liệu .......................................................13
2.3.5.Chất lượng nguyên liệu ........................................................................................13
iv


2.3.6.Kiểm soát chất lượng nguyên liệu........................................................................14
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................15
3.1 Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 15
3.2 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 15
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................17
4.1. QUY TRÌNH SẢN XUẤT BỘT DIP ................................................................. 17

4.1.1.1Công đoạn quậy thủy lực và xử lý rác thô ..............................................18
4.1.1.2 Công đoạn phân ly xơ sợi và tách tạp chất.............................................20
4.1.1.3 Công đoạn tuyển nổi khử mực ...............................................................20
4.1.1.4 Công đoạn tinh lọc tạp chất....................................................................21
4.1.1.5 Công đoạn cô đặc, rửa bột......................................................................21
4.1.1.6 Công đoạn xử lý nước thải .....................................................................24
4.1.2. Nguyên liệu sử dụng sản xuất bột DIP tại công ty..............................................26
4.1.2.1 Phân loại nguyên liệu .............................................................................26
4.1.2.2 Công thức phối trộn và tỉ lệ sử dụng ......................................................27
4.1.3 Hóa chất sử dụng trong dây chuyền DIP..............................................................29
4.1.3.1 Các loại hóa chất ....................................................................................29
4.1.3.2 Lượng dùng và điểm cho các loại hóa chất............................................33
4.1.4. Máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất bột DIP .........................................33
4.1.4.1. Quậy thủy lực nồng độ cao....................................................................33
4.1.4.2. Công đoạn tách tạp chất ........................................................................38
4.1.4.3 Công đoạn sàng lọc ................................................................................40
4.1.4.4. Công đoạn tuyển nổi..............................................................................41
4.1.4.5. Công đoạn cô đặc, rửa bột.....................................................................45
4.2.QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIẤY ........................................................................ 48
4.2.1 Thuyết minh dây chuyền sản xuất giấy ................................................................49
4.2.1.1 Công đoạn phối trộn bột.........................................................................49
4.2.1.2. Hệ thống nghiền bột ..............................................................................49
4.2.1.3. Thùng điều tiết - pha loãng nồng độ .....................................................50
4.2.1.4. Công đoạn tinh lọc bột .........................................................................52
4.2.1.5. Công đoạn lên lưới xeo .........................................................................55
v


4.2.1.6. Công đoạn ép.........................................................................................58
4.2.1.7 Công đoạn sấy ........................................................................................59

4.2.1.8 Cán láng- Cuộn- cắt................................................................................61
4.2.2 Định mức hóa chất sử dụng..................................................................................62
4.3.Một số loại giấy không hợp quy cách khi kiểm tra thành phẩm ....................... 62
4.4. So sánh một số tính chất giữa 2 loại giấy CD1- GK1 ....................................... 64
4.4.1 So sánh các loại nguyên liệu và tỉ lệ sử dụng giữa 2 loại giấy CD1-GK1 ...........65
4.4.2. So sánh các thông số hoạt động 2 loại giấy CD1 và GK1 ..................................69
4.4.3 Kết quả kiểm tra một số tính chất giấy CD1- GK1 ..............................................70
4.4.4.Biểu đồ so sánh một số tính chất của giấy CD1 và GK1 .....................................72
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................75
5.1 Kết luận .................................................................................................................... 75
5.2 Kiến nghị ................................................................................................................. 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
WTO

: Tổ chức thương mại thế giới

DIP

: Deinking Pulp

VPPA

: Hiệp hội giấy Việt Nam


AFTA

: Tổ chức thương mại châu Á- Thái Bình Dương

OCC

: Old corrugated Containers

ONP

: Old newspaper

OMG

: Old magazine

HK

: Hầm chứa bột khử mực

CHĐBM

: Chất hoạt động bề mặt

ISO

: International Standardization Organization

CTCP


: Công ty cổ phần

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty giấy Hưng Thịnh ......................................................10
Hình 2.2: Sản phẩm giấy của công ty Hưng Thịnh .......................................................11
Hình 4.1 : Cấu tạo quậy thủy lực...................................................................................34
Hình 4.2: Cánh khuấy thủy lực......................................................................................35
Hình 4.3: Đáy của quậy thủy lực- Dao nghiền- Lỗ thoát bột........................................35
Hình 4.4: Thiết bị máy phân ly nhà máy sử dụng .........................................................38
Hình 4.5 : Cấu tạo máy phân ly.....................................................................................38
Hình 4.6 : Cấu tạo cánh khuấy và mặt sàng ..................................................................39
Hình 4.7: Máy tách rác ..................................................................................................40
Hình 4.8: Hình chiếu thiết bị sàng thô...........................................................................41
Hình 4.9 : Thiết bị tuyển nổi .........................................................................................42
Hình 4.11: Đầu ống hình sao.........................................................................................42
Hình 4.13: Cấu tạo thiết bị tuyển nổi ............................................................................43
Hình 4.14 : Thùng phân lượng ......................................................................................44
Hình 4.15 : Cấu tạo thiết bị rửa bột (lô xẻ rãnh) ...........................................................45
Hình 4.16 : Cấu tạo thiết bị rửa bột (lô trơn).................................................................45
Hình 4.17 : Vít ép ở giữa 2 lô........................................................................................46
Hình 4.19 : Cấu tạo thùng điều tiết................................................................................51
Hình 4.20 : Cấu tạo thiết bị lọc côn...............................................................................52
Hình 4.21 : Cụm lọc 3 cấp nhà máy sử dụng ................................................................54
Hình 4.22 : Sàng áp lực .................................................................................................55
Hình 4.23: Thùng đầu máy xeo .....................................................................................56
Hình 4.24 : Dàn lưới......................................................................................................57
Hình 4.25: Lô Dandy và hòm hút chân không áp lực cao.............................................58

Hình 4.26: Lô ép............................................................................................................59
Hình 4.27: Cấu tạo lô sấy ..............................................................................................60

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Nhu cầu bột giấy Việt Nam từ năm 2008 đến 2015 .......................................4
Bảng 2.2 : Nhu cầu giấy Việt Nam từ năm 2008 đến 2015 ............................................5
Bảng 2.3: Bảng hiệu suất bột giấy thu hồi đạt được với từng loại sản phẩm................12
Bảng 4.1: Nguyên liệu sản xuất giấy.............................................................................26
Bảng 4.2 : Định mức chuẩn đánh thủy lực ....................................................................27
Bảng 4.3 : Nguyên liệu Công thức giấy CD1 (ngày 2/4/2010 – 10/4/2010).................27
Bảng 4.4 : Nguyên liệu Công thức giấy GK1 ...............................................................28
Bảng 4.5: Các loại hóa chất sử dụng .............................................................................33
Bảng 4.6: Vận tốc phun bột ứng với chiều cao cột chất lỏng .......................................56
Bảng 4.7 : Hóa chất sử dụng sản xuất giấy ...................................................................62
Bảng 4.8: Giấy bị lỗi – Nguyên nhân - Cách khắc phục ...............................................62
Bảng 4.9: So sánh tỉ lệ nguyên liệu sử dụng cho giấy CD1 và giấy GK1.....................65
Bảng 4.10 : Độ trắng của các loại nguyên liệu..............................................................68
Bảng 4.11 : So sánh độ trắng của bột giữa công thức CD1 và GK1 tại một số vị trí ...68
Bảng 4.12 : Thông số hoạt động....................................................................................70
Bảng 4.13 : Kết quả kiểm tra một số tính chất giấy CD1(7/4/2010).............................71
Bảng 4.14: Kết quả kiểm tra một số tính chất giấy GK1 (14/4/2010) ..........................71

ix


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 4.1: Sơ đồ khối dây chuyền sản xuất bột DIP ( line 1) .......................................17

Sơ đồ 4.2 : Dây chuyền bột line 2 .................................................................................22
Sơ đồ 4.3: Quy trình sản xuất bột line3.........................................................................23
Sơ đồ 4.4: Sơ đồ xử lý nước thải ...................................................................................25
Sơ đồ 4.5: Sơ đồ quy trình sản xuất giấy.......................................................................48
Sơ đồ 4.6: Sơ đồ nghiền bột của nhà máy .....................................................................50
Sơ đồ 4.7: Sơ đồ hoạt động thùng điều tiết ...................................................................51
Sơ đồ 4.8: Sơ đồ phối bột giấy CD1..............................................................................67
Sơ đồ 4.9: Sơ đồ phối bột giấy GK1 .............................................................................68
Biểu đồ 4.1: Biểu đồ so sánh độ trắng giấy CD1- GK1 ................................................72
Biểu đồ 4.2 : Biểu đồ so sánh chiều dài đứt giữa giấy CD1 và GK1 ...........................72
Biểu đồ 4.3: Biểu đồ so sánh một số tính chất khác giữa giấy CD1 và GK1 ...............73

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Giấy là một sản phẩm không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của con người.
Nó được sử dụng rộng rãi và có liên quan mật thiết đến các hoạt động như in ấn, giáo
dục, báo chí, văn học, hội họa và trong các ngành công nghiệp bao gói, vệ sinh, chăm
sóc sức khỏe và một số ngành nghề đặc trưng khác. Ngày nay mặc dù đã có sự phát
triển vượt bậc của các phương tiện truyền thông hiện đại nhưng ngành giấy vẫn đứng
vững và tiếp tục phát triển theo nhu cầu của xã hội.
Công nghiệp giấy là nền công nghiệp quan trọng trên thế giới, nó đang và còn
tiếp tục phát triển với tốc độ cao. Hiện nay trên thế giới đã sản xuất khoảng 600 chủng
loại giấy mang nhiều tính năng và nhiều công dụng khác nhau: giấy để in, giấy để viết,
giấy bao bì, giấy cảm quang, giấy thấm hút, giấy trang trí, …
Năm 2007, nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, các rào cản
thương mại chấm dứt, môi trường kinh doanh, đầu tư sẽ thông thoáng hơn, minh bạch

hơn, thuận lợi hơn, dễ dự báo hơn tạo điều kiện cho các công ty nước ngoài dễ dàng
xâm nhập và đầu tư trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là ngành giấy. Việc các công ty
này sử dụng các thiết bị hiện đại, quy trình công nghệ mới vào trong sản xuất để cho ra
các sản phẩm giấy với chất lượng rất cao đã có ảnh hưởng rất to lớn cho ngành công
nghiệp sản xuất giấy của nước nhà.
Vì vậy yêu cầu đặt ra cho các công ty trong nước là không những phải đáp ứng
được yêu cầu về chất lượng sản phẩm, mà còn phải đáp ứng được mẫu mã đẹp, phù
hợp với mục đích tiêu dùng, thị hiếu của người sử dụng đồng thời phải có sự cạnh
tranh về giá cả thị trường để thu hút nhu cầu sử dụng. Nghiên cứu cho rằng có quá
nhiều lợi ích khi sử dụng giấy loại phế thải thay thế cho nguồn xơ sợi nguyên thuỷ như
giảm chi phí đầu tư xây dựng nhà máy bột, giảm tiêu hao năng lượng, giảm chi phí đầu
1


tư xử lý ô nhiễm và cuối cùng là giảm chi phí cho sản xuất giấy. Đây chính là một
trong những giải pháp hữu hiệu cho ngành công nghiệp giấy nước ta hiện nay.
Từ những thực tiễn nêu trên, được sự phân công của Bộ môn Công nghệ sản
xuất Giấy và Bột Giấy khoa Lâm Nghiệp, dưới sự hướng dẫn của thầy TS Phan Trung
Diễn, và sự đồng ý của Ban giám đốc công ty TNHH giấy Hưng Thịnh, tôi tiến hành
thực hiện đề tài: “ Khảo sát quy trình sản xuất giấy từ nguyên liệu giấy thu hồi tại
công ty TNHH Hưng Thịnh”.
1.2.Mục đích của đề tài
Nghiên cứu quy trình sản xuất bột và giấy từ nguyên liệu giấy thu hồi tại công
ty TNHH Hưng Thịnh trên cơ sở tìm hiểu về các loại nguyên liệu từ giấy thu hồi, loại
hóa chất, máy móc thiết bị, công nghệ sử dụng trong sản xuất giấy tại công ty.
1.3. Mục tiêu của đề tài
Quá trình nghiên cứu được tập trung vào các mục tiêu sau:
 Tiến hành khảo sát thực tế quy trình công nghệ tại nhà máy, đánh giá tình hình
sản xuất dựa trên các kết quả ghi nhận được.
 Các loại nguyên liệu, hóa chất, thiết bị sử dụng trong quy trình sản xuất.

 Thực hiện các thí nghiệm làm mẫu giấy handsheet tại phòng công nghệ của
công ty để đo thử độ trắng và một số tính chất khác như độ cobb, độ dày, chiều dài
đứt, độ tro....của sản phẩm giấy mà công ty sản xuất.
 So sánh những mẩu thử sản phẩm giấy cùng định lượng nhưng sản xuất theo
các công thức phối trộn khác nhau từ đó đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến một số tính
chất của sản phẩm giấy đầu ra.
1.4. Giới hạn của đề tài
Do thời gian và kiến thức để thực hiện đề tài có giới hạn, tôi chỉ tập trung khảo
sát quá trình công nghệ sản xuất bột DIP và giấy tại công ty TNHH Hưng Thịnh. Đề
tài khảo sát dựa trên số liệu thu thập thực tế tại công ty, và có tham khảo nguồn tài liệu
từ sách, báo, internet, thư viện…
Các thí nghiệm làm mẫu giấy handsheet và tiến hành đo lấy kết quả được thực
hiện tại công ty TNHH Giấy Hưng Thịnh.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1.

Tổng quan về ngành giấy

2.1.1. Tình hình phát triển của ngành giấy Việt Nam trong những năm gần đây
và dự báo sau này:
- Ngành giấy là một trong những ngành được hình thành từ rất sớm tại Việt
Nam, khoảng năm 284. Từ giai đoạn này đến đầu thế kỷ 20, giấy được làm bằng
phương pháp thủ công để phục vụ cho việc ghi chép, làm tranh dân gian, vàng mã…
- Tùy theo mục đích sử dụng khác nhau sản phâm giấy được chia thành 4 nhóm:
• Nhóm 1: Giấy dùng cho in, viết (giấy in báo, giấy in và viết…

• Nhóm 2: Giấy dùng trong công nghiệp (giấy bao bì, giấy chứa chất lỏng …)
• Nhóm 3: Giấy dùng trong gia đình (giấy ăn, giấy vệ sinh…)
• Nhóm 4: Giấy dùng cho văn phòng (giấy fax, giấy in hóa đơn…)
Hiện nay ở Việt Nam chỉ sản xuất được các loại sản phẩm như giấy in, giấy in báo,
giấy bao bì công nghiệp thông thường, giấy vàng mã, giấy vệ sinh chất lượng thấp,
giấy tissue chất lượng trung bình… còn các loại giấy và các tông kỹ thuật như giấy kỹ
thuật điện-điện tử, giấy in tài liệu bảo mật vẫn chưa sản xuất được.
- Quy hoạch và phát triển ngành giấy trong 10 năm:
 4/9/1998, thủ tướng chính phủ ra quyết định số 160/1998 về quy hoạch
phát triển ngành giấy Việt Nam:
Từ 2000 đến nay tốc độ phát triển vượt xa dự kiến năm 1997.
Từ 2005 tăng từ 800.000 tấn/ năm  1.230.000 tấn/năm.
Năm 2010 tăng từ 1.200.000 tấn / năm  1.980.000 tấn/năm
 Chỉ tiêu tiêu thụ giấy đầu người:
Năm 2005 tăng từ 9.3 kg/người/năm  14.82 kg/người/năm.
Năm 2010 tăng từ 13 kg/người/năm  23 kg/người/năm.

3


 Sản phẩm bột giấy không đạt mục tiêu quy hoạch cũ đã dự báo. Nguyên
nhân do tiến bộ đầu tư trồng rừng nguyên liệu giấy và đầu tư của các nhà sản xuất bột
giấy đều chậm hoặc dừng thực hiện các dự án. Ngành công nghiệp giấy chủ yếu tập
trung ở các tỉnh phía Bắc trong khi nguồn nguyên liệu lại tập trung nhiều ở khu vực
miền Trung và các tỉnh phía Nam vì vậy nguồn nguyên liệu chưa đáp ứng được mục
tiêu quy hoạch.
 Năng lực sản xuất bột giấy và bột giấy thấp: Thị trường giấy Việt nam
còn nhiều khoảng trống, đặc biệt là phân khúc sản phẩm giấy bao bì và giấy in viết,
năng lực sản xuất mới chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu tiêu dùng nội địa do đó
đây là các mảng thị trường phát triển tiềm năng trong tương lai. Bên cạnh đó, ngoại trừ

2 doanh nghiệp lớn là Giấy Bãi Bằng và Giấy Tân Mai tự chủ được khoảng 80% nhu
cầu bột cho sản xuất giấy, các doanh nghiệp khác đều phải nhập khẩu bột giấy.
 Nếu các dự án hiện tại đi vào hoạt động đúng tiến độ thì đến hết năm
2011, Việt Nam hoàn toàn có thể xuất khẩu giấy trong tương lai xa hơn khi chúng ta
có lợi thế nằm giữa khu vực có nhu cầu sử dụng lớn nhất thế giới. Mục tiêu của ngành
giấy Việt Nam là phấn đấu đến năm 2010 xuất khẩu đạt 120.500 tấn giấy các loại, đến
năm 2015 sẽ xuất khẩu khoảng 2 triệu tấn.
Tổng công suất các dự án sản xuất giấy hiện nay là 2.625 ngàn tấn với thời gian
dự kiến hoàn thành từ 2008 đến 2011 trong đó gồm 8 dự án có công suất dưới 100.000
tấn/năm; 5 dự án công suất từ 100.000 – 200.000 tấn/năm; 5 dự án công suất trên
200.000 tấn/năm.(nguồn: Tạp chí công nghệ ngành giấy)
 Nhu cầu phát triển trong công nghiệp giấy và bột giấy Việt Nam từ năm
2008 đến 2015:
Bảng 2.1: Nhu cầu bột giấy Việt Nam từ năm 2008 đến 2015
Bột giấy

2008

2009

2010

2015

Công suất (tấn)

965.000

1.065.000


2.030.000

3.150.000

Sản lượng (tấn)

465.000

875.000

1.867.000

2.975.000

Nhập khẩu (Tấn)

68.000

32.000

54.000

36.000

Xuất khẩu (tấn)

20.000

137.000


1.042.000

1.359.000

Tiêu dùng (tấn)

498000

769.000

879.000

1.653.000

4


Bảng 2.2 : Nhu cầu giấy Việt Nam từ năm 2008 đến 2015
Giấy

2008

2009

2010

2015

Công suất (tấn)


1.498.000

2.350.000

2.618.000

5.400.000

Sản lượng (tấn)

1.311.600

1.988.000

2.415.000

5.000.000

Nhập khẩu (tấn)

962.579

705.986

725.343

1.300.000

Xuất khẩu (tấn)


219.700

269.850

258.100

248.000

Tiêu dùng (tấn)

2.054.790

2.424.000

2.822.243

6.052.000

24

28

32

61

86.6

87.8


89

100.7

Tiêu dùng trên đầu người
(kg/người)
Dân số (Triệu người)

(nguồn: Tạp chí công nghệ ngành giấy)
 Các dự án mở rộng năng lực sản xuất bột giấy
Hàng loạt các dự án bột đang được triển khai đầu tư. Lượng bột nhập khẩu dự kiến
sẽ giảm do nhu cầu trong nước giảm và một số dự án lớn cũng đi vào hoạt động. Theo
kế hoạch đến năm 2012 hàng loạt dự án sản xuất bột lớn, cả bột hóa (bột nấu tẩy cho
sợi dài) và bột cơ (bột mài) đồng loạt đi vào hoạt động, khi đó năng lực sản xuất bột
giấy toàn ngành sẽ tăng rất cao.
Theo hiệp hội giấy Việt Nam (VPPA) năng lực sản xuất bột của Việt Nam năm
2008 đã tăng thêm 20.000 tấn. Từ năm 2009 đến cuối năm 2011 hàng loạt dự án lớn sẽ
đi vào hoạt động, năng lực sản xuất bột của ngành giấy Việt Nam sẽ tăng thêm 1,9
triệu tấn vào năm 2011. Theo tính toán của VPPA (năm 2011 tổng năng lực sản xuất
của ngành giấy là 2,2 triệu tấn bột trong khi tiêu dùng trong nước dự kiến là 1,6 triệu
tấn năm 2015. Do đó Việt Nam hoàn toàn có thể xuất khẩu bột giấy vào tương lai
không xa. Nhìn chung từ 2009 đến 2011, công suất các nhà máy giấy của Việt Nam
hiện nay sẽ tăng thêm khoảng 100 – 330 nghìn tấn bột/năm.
2.1.2.Thuận lợi, khó khăn của ngành giấy Việt Nam trong quá trình hội nhập:
 Thuận lợi
Thứ nhất, các doanh nghiệp trong ngành giấy có thể tiếp cận được những thị
trường rộng lớn hơn với những ưu đãi thương mại (giảm thuế quan và phi thuế, quy
chế MFN, NT,...) để tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ và cung ứng được nguồn nguyên nhiên
liệu, thiết bị với giá cạnh tranh. Khi hội nhập AFTA, các doanh nghiệp giấy được xâm
5



nhập vào một thị trường rộng lớn trên 500 triệu dân, đặc biệt một số nước như Brunây,
Malaixia, Singapo lại dành riêng cho Việt Nam một số ưu đãi riêng ngoài thuế ưu đãi
dành cho hội nhập. Hiện nay, thuế nhập khẩu của các trang thiết bị nhập vào Việt Nam
đã được cắt giảm sẽ giúp các doanh nghiệp giấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận những
thiết bị mới hơn với mức giá thấp hơn.
Thứ hai, hội nhập mở ra cơ hội tiếp thu công nghệ mới, phương thức quản lý
tiên tiến của các cường quốc về công nghiệp giấy như Inđônêxia, Thái Lan,... để nâng
cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh cho ngành giấy Việt Nam.
Thứ ba, quá trình hội nhập sẽ mang lại những cơ hội cho việc phát triển quan hệ
đối tác với nước ngoài. Việc mở mang, phát triển tốt quan hệ đối tác với nước ngoài sẽ
quyết định rất nhiều đến đường hướng phát triển và sự thành bại của doanh nghiệp.
Thứ tư, khả năng tiếp cận tốt hơn các nguồn tài chính, tín dụng đa dạng cả trong
và ngoài nước để tăng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Các khoản đầu tư hàng
năm của Nhà nước cho ngành giấy còn quá ít so với đòi hỏi thực tế, nên các nguồn tài
chính huy động từ các kênh khác sẽ rất cần thiết cho các doanh nghiệp giấy để tiến
hành hiện đại hoá, đổi mới máy móc trang thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất và khả
năng cạnh tranh cả ở thị trường trong nước và trong khu vực.
Thứ năm, thông qua cọ xát, cạnh tranh, ngành giấy sẽ học hỏi và tích luỹ được
nhiều kinh nghiệm, tri thức, rèn luyện nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ nhân
lực vốn còn rất hạn chế của ngành.
 Khó khăn:
 Biến động giá bột giấy
- Tháng 12/2005 đến tháng 7/2008 giá bột giấy liên tục tăng. Tuy nhiên bắt đầu từ
tháng 8/2008 dưới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu với hàng loạt
dây chuyền sản xuất bột bị đóng cửa, tiêu dùng giấy giảm sút trầm trọng đã đẩy giá bột
giấy vào sự suy giảm chưa từng có, tốc độ ngày càng nhanh hơn, giá bột giấy chạm
đáy vào tháng 2/2009 thấp hơn cả giá bột giấy vào năm 2005.
- Bắt đầu từ tháng 3/2009 giá bột giấy thế giới có xu hướng phục hồi do nhu cầu của

Trung Quốc tăng cao. 6 tháng đầu năm nhập khẩu bột của Trung Quốc đã đạt 7 triệu
tấn, tăng 41% so với cùng kỳ năm trước. Đến tháng 7 năm 2009 giá bột giấy các loại
đã tăng tối thiểu 20% so với mức đáy trước đó, tuy nhiên vẫn thấp hơn nhiều so với
6


mức đỉnh vào hồi tháng 8/2008. Các chuyên gia dự báo rằng giá bột giấy trong những
tháng tới có khả năng tiếp tục tăng lên do nhu cầu tích trữ bột của Trung Quốc tiếp tục
tăng cao nhằm dự trữ bột cho các nhà máy xeo giấy mới sẽ hoạt động vào năm 2010
và việc ngưng sản xuất của nhiều nhà máy bột trước đây đã dẫn đến tính trạng khan
hiếm bộ. (nguồn: )
 Biến động giá các sản phẩm giấy
Nhìn chung từ năm 2006-2008 giá các loại sản phẩm giấy liên tục tăng cao.
Đến cuối năm 2008 đầu năm 2009, dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu, giá giấy thế giới giảm mạnh, giá giấy của các công ty trong nước đã giảm mạnh.
Tuy nhiên đến tháng 8/2009 đến nay, giá các sản phẩm giấy có xu hướng tăng trở lại
sau khi giá bột giấy thế giới tăng, đồng thời nền kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi.
Có thể thấy, giấy in báo là loại sản phẩm biến động giá nhiều nhất, trong khi sản phẩm
giấy bao bì công nghiệp có dao động giá hẹp hơn.
 Sản xuất giấy trong nước
Với nhóm giấy làm bao bì và nhóm giấy in và giấy viết, giấy in báo các doanh
nghiệp trong nước mới chỉ cung cấp được các sản phẩm chất lượng thấp, các sản phẩm
chất lượng cao đều phải nhập khẩu, khối lượng nhập khẩu lớn. Mảng giấy tissue, các
doanh nghiệp cơ bản chiếm lĩnh được thị trường nội địa và xuất khẩu một phần. Giấy
vàng mã chủ yếu là xuất khẩu. Như vậy trong những năm tới, triển vọng phát triển
tiềm năng sẽ nằm ở mảng phân khúc giấy in báo, giấy in viết và giấy làm bao bì. Tại
mảng sản phẩm giấy Tissue cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn do trong thời gian
qua nhiều cơ sở sản xuất giấy đã tập trung phát triển sản phẩm này.
 Ảnh hưởng của việc gia nhập WTO đối với ngành giấy
Theo cam kết WTO đến năm 2012 chúng ta sẽ phải giảm thuế nhập khẩu giấy

xuống 20%, hiện nay đang ở mức 29%. Như vậy, trong tương lai không xa, ngành giấy
của Việt nam sẽ không còn được hưởng chính sách bảo hộ nhiều như hiện nay nữa.
Thực tế cho thấy thuế nhập khẩu giảm tạo áp lực cạnh tranh lớn cho các doanh nghiệp
sản xuất giấy. Năm 2008, thuế nhập khẩu giấy theo CEPT giảm từ 5% xuống 3% và
theo cam kết WTO giảm từ 32% xuống còn 20%-25%. Cùng với sự suy giảm mạnh
của giá giấy thế giới dẫn đến thực trạng giá giấy nhập khẩu thấp hơn giá giấy sản xuất
trong nước, khiến cho các doanh nghiệp sản xuất giấy không tiêu thụ được hàng và tồn
7


kho lớn. Do vậy có thế thấy, ngành giấy Việt nam chưa chủ động trong việc hoạt động
theo cơ chế thị trường. Và tương lai không xa, khi nhà nước buộc phải dỡ bỏ dần hàng
rào thuế quan, nếu không kịp thời thay đổi, nâng cao hiệu quả sản xuất, ngành giấy
Việt Nam có khả năng thua ngay trên sân nhà. Bên cạnh thuế nhập khẩu giấy, các sản
phẩm giấy hiện nay chịu mức thuế giá trị gia tăng 5%.
 Sức cạnh tranh rất yếu
Hạn chế cạnh tranh lớn nhất của các nhà máy giấy hiện nay là suất đầu tư quá
lớn nhưng công nghệ lại lạc hậu, năng suất thấp, sản phẩm còn đơn điệu về chủng loại
và giá thành cao. Ngành giấy đang phải đối đầu với tình trạng thiếu bột giấy nghiêm
trọng, kéo dài suối gần 4 năm qua, nhất là bột hóa tẩy dùng cho sản xuất các loại giấy
cao cấp. Các nhà máy giấy phụ thuộc quá nhiều vào nguồn bột giấy nhập khẩu.
Điển hình là 2 dự án: Dự án Nhà máy bột giấy Kon Tum đã được chuẩn bị từ
trước năm 2000, dự kiến sẽ hoạt động vào năm 2003 với công suất 150.000 tấn bột tẩy
trắng/năm nhưng đã bị ngưng triển khai.
Dự án thứ hai là Nhà máy giấy Thanh Hóa với công suất 50.000 tấn bột và
60.000 tấn giấy/năm (từ 2003 - 2009) và từ năm 2010 sẽ nâng lên 100.000 tấn bột và
150.000 tấn giấy/năm. Thế nhưng, khởi công từ tháng 2/2003 đến nay vẫn nằm hoang
vu. Trong khi đó, nhiều nhà máy sản xuất bột hóa không tẩy từ gỗ tre, nứa có quy mô
nhỏ phải ngừng sản xuất vì nước thải gây ô nhiễm môi trường, ngành giấy càng thiếu
bột trầm trọng hơn.(nguồn:)

 Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam

 Định hướng phát triển nguồn nguyên liệu giấy
Trước tiên ta phải phân tích, lựa chọn và đưa ra những phương án quy hoạch
phù hợp cho từng vùng trên nguyên tắc tập trung diện tích, ổn định và có điều kiện
thâm canh cơ giới. Thứ hai, xác định cây trồng phù hợp với từng vùng sinh thái và các
giải pháp kỹ thuật, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá sản xuất nhằm tăng năng
suất rừng trồng. Thứ ba, đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đầu tư phù hợp trong kinh
doanh và lợi dụng rừng. Thứ tư, phải có phương án tổ chức sản xuất phù hợp với tình
hình sản xuất mới.

8


 Chiến lược thị trường
Trước mắt, ngành giấy không nên tham vọng quá nhiều vào thị trường xuất
khẩu mà nên hướng tới thị trường nội địa trước đã. Nếu giành được thắng lợi trên sân
nhà, ngành giấy Việt Nam sẽ có rất nhiều cơ hội để xâm nhập thị trường khu vực.
 Về chủng loại mẫu mã
Muốn sản phẩm cạnh tranh được với hàng nhập khẩu, các doanh nghiệp ngành
giấy cần phải đa dạng hoá chủng loại, mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của
thị trường. Một mặt, phải duy trì các mặt hàng truyền thống là giấy in, giấy viết. Mặt
khác, phải xem xét khả năng đầu tư sản xuất những mặt hàng mà trên thị trường đang
có nhu cầu rất lớn như mặt hàng giấy bao bì công nghiệp cao cấp, giấy couché, giấy
duplex tráng phấn, giấy ảnh và các loại giấy cao cấp khác.
 Về chất lượng
Hiện nay, trong số các sản phẩm được sản xuất và bán ra trên thị trường của các
doanh nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hay các hộ sản xuất
thủ công, vấn đề chất lượng đang rất đươc quan tâm. Rất nhiều sản phẩm vẫn tiếp tục
được sản xuất và vẫn tiếp tục được tiêu thụ mặc dù không theo một tiêu chuẩn chất

lượng quốc gia hay quốc tế nào. Để không ngừng nâng cao chất lượng, hạ giá thành,
tăng cường sức cạnh tranh của sản phẩm cần hướng vào việc thực hiện quản lý chất
lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9002.
 Sử dụng nguồn nguyên liệu giấy thu hồi là một giải pháp rất thiết thực
trong nỗ lực nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành giấy việt Nam thời kỳ hội nhập.
(nguồn: )
2.2.

Tổng quan về công ty TNHH Hưng Thịnh

2.2.1. Giới thiệu chung về công ty
Công ty TNHH Giấy Hưng Thịnh (gọi tắt là Công ty Hưng Thịnh) được thành
lập vào ngày 25/06/2002 chuyên sản xuất giấy và các thiết bị vật tư ngành giấy có nhà
máy đặt tại KCN Sóng Thần 1- Huyện Dĩ An- Tỉnh Bình Dương. Tháng 12/2002 công
ty chính thức cho ra sản phẩm giấy đầu tiên.
Liên tục trong năm 2004, 2005 công ty đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất
giấy thứ 2, thứ 3 với nhiều cải tiến kỹ thuật và công suất lớn hơn- cho ra những sản
9


phẩm chất lượng ngày càng cao. Năm 2006, công ty đã đầu tư thành công hệ thống
làm bột giấy cho nguyên liệu bột giấy đầu vào làm cho chất lượng sản phẩm nâng
thêm một bước nữa, và hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng được nâng lên rất nhiều.
Qua hơn 4 năm xây dựng và phát triển, Công ty Hưng Thịnh luôn có những
bước đột phá không ngừng, và đến nay số công nhân của công ty là trên 150 công
nhân hoạt động 3 ca, với công suất là 5000 tấn giấy/năm tương đương với doanh số
gần 50 tỉ đồng/năm, đạt tốc độ tăng trưởng 150%/năm và lợi nhuận năm sau luôn cao
hơn năm trước.
Với những thành công đã đạt được, BGĐ và toàn thể nhân viên Công ty Hưng Thịnh
đã mạnh dạn đầu tư 20.000 m2 đất ở KCN Nam Tân Uyên (Bình Dương) và đã tiến

hành xây nhà máy mới, lắp ráp hệ thống máy giấy khép kín - hiện đại. Đó là nền móng
cho sự khẳng định, và phát triển lâu dài của Công ty Hưng Thịnh trong tương lai.
2.2.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty
Giám đốc chi nhánh
Nam Tân Uyên

Phó giám đốc

Ban quản đốc

Phòng Hành Chánh

Tổ
bảo
vệ

Tổ
lựa
giấy

Kế
toán

Phòng công nghệ sản xuất

Kho
nguyên
liệu
sản
xuất


Kcs
kiểm
phẩm

Tổ
máy
xeo

Tổ
máy
cắt

Phòng kỹ thuật

Tổ
xử

nước
thải

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty giấy Hưng Thịnh
10

Tổ

khí

điện


Tổ

hơi

Kho
vật


điện


2.2.3. Sản phẩm của công ty

Hình 2.2: Sản phẩm giấy của công ty Hưng Thịnh
2.2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ giấy tại công ty
Trong quá trình sản xuất của công ty giấy Hưng Thịnh, do thiết kế dây chuyền
và thiết bị chưa thật hiện đại nên sản phẩm mà công ty sản xuất ra chỉ đáp ứng nhu cầu
trong nước và phạm vi nhỏ phù hợp nhu cầu khách hàng.
Những sản phẩm của công ty cung cấp cho các khách hàng là Tân Tiến, Hưng
Hưng, Tân Cường Phát, Fuda (Đài Loan), Sunrise... Hiện nay thị trường tiêu thụ sản
phẩm của công ty đã mở rộng sang nước ngoài.
Mặt hàng sản phẩm chủ yếu của công ty là giấy in, giấy viết, giấy báo, giấy
photocopy.
2.2.5. Tình hình nguyên liệu cung cấp cho công ty.
Công ty sản xuất giấy dựa trên nguồn nguyên liệu là giấy thu hồi có nguồn gốc
chủ yếu trong nước như tập chữ, sách báo cũ, vé số, hồ sơ. Ngoài ra công ty còn sử
dụng nguồn nguyên liệu từ nước ngoài như các loại giấy trắng nhập, giấy for, giấy táo,
11



bistan bên cạnh các loại bột kralf xớ dài, xớ trung, xớ ngắn chủ yếu nhập từ Nhật,
Indo... Tình hình cung cấp nguyên liệu cho công ty luôn biến đổi để phù hợp với sản
xuất, giá cả thị trường nhằm thu lợi nhuận cao nhất.
(nguồn: )
2.3.

Tổng quan về giấy thu hồi

2.3.1. Tổng quan
Giấy thu hồi giữ vai trò rất quan trọng, nó như nguồn nguyên liệu thay thế cho
ngành giấy, nhất là đối với một số nước có diện tích rừng hạn chế. Giấy thu hồi được
định nghĩa gồm các loại giấy đã qua ít nhất một lần sử dụng, hoặc các loại giấy đứt,
giấy xén loại ra từ các phân xưởng sản xuất giấy hay từ các xưởng in. Giấy thu hồi
thường là hỗn hợp với hàm lượng không ổn định của bột hoá và bột cơ học. Tuỳ theo
yêu cầu sản phẩm mà nhà sản xuất sẽ chọn lựa các loại giấy thu hồi khác nhau.
(nguồn: Kỹ thuật Xenlulo và giấy)
Bảng 2.3: Bảng hiệu suất bột giấy thu hồi đạt được với từng loại sản phẩm
Loại sản phẩm giấy

Hiệu suất đạt được

Bao bì

90 - 95%

Giấy in

65 - 85%

Giấy đặc biệt


70 - 95%

Giấy khử mực ( loại bột hoá từ giấy văn hoá )

60 - 70%

Giấy khử mực ( loại bột gỗ từ giấy báo, tạp chí )

80 - 85%

2.3.2. Ưu điểm của việc sử dụng giấy thu hồi
 Lợi ích sử dụng giấy nguyên liệu
Theo các doanh nghiệp sản xuất giấy, việc đầu tư mới, nâng cấp dây chuyền tái
chế giấy phế liệu vừa nâng cao được chất lượng bột giấy, vừa kích thích thu gom trong
nước phát triển, góp phần giảm lượng gỗ phải khai thác, giảm lượng nước cần dùng và
năng lượng, giảm các chất thải gây ô nhiễm. Mỗi tấn giấy được tái chế tương đương
giảm đi một tấn giấy phải chôn lấp hoặc đốt để hủy bỏ. Trong khi đó, giấy có thể tái
chế từ 4 đến 6 lần trước khi xơ sợi ngắn để có thể làm thành tờ giấy.
So với sản xuất giấy từ bột gỗ keo lai (bột nhiệt cơ), sản xuất 1 tấn bột từ giấy
vụn sẽ giảm được 3 m3 khối gỗ, 1.500kW điện, 35 đến 45m3 nước, ô nhiễm môi
12


trường giảm đáng kể. Hơn nữa sản xuất bột nhiệt cơ phải sử dụng hệ thống bóc vỏ và
chặt dăm mảnh gây tiếng ồn và bụi rất nhiều, nhưng sử dụng nguồn giấy vụn thì không
có vấn đề này. Về công nghệ sản xuất bột bằng giấy vụn đơn giản và dễ xử lý nguồn
nước thải hơn so với bột nhiệt cơ. Nhờ đó, giá thành cho một tấn bột thành phẩm bằng
giấy phế liệu thấp hơn 2 triệu đồng so bột nhiệt cơ. (nguồn:)
2.3.3. Phân loại nguyên liệu giấy thu hồi

Giấy đã qua sử dụng: thu từ các hộ gia đình, văn phòng, cửa hàng, siêu thị...
gồm một số loại như giấy báo cũ (ONP), tạp chí cũ (OMG), giấy vé số, bao bì, giấy
văn phòng....Giấy bao bì và hộp cacton cũ: thường được sử dụng để sản xuất hộp
cacton, quá trình xử lý giấy lọai này thường không cần công đọan khử mực. Giấy báo
cũ và giấy tạp chí cũ, hai loại giấy này có thể gom chung với nhau vì thành phần bột
giấy của chúng giống nhau là có chứa tỷ lệ cao là bột gỗ.
Việc phân tách nguyên liệu cần phải có một số thiết bị phụ trợ như các trống
nghiền có lưới để loại những thành phần có kích thước nhỏ, các thiết bị có từ tính để
tách tạp chất là kim loại hoặc là các máy thổi để loại thành phần có trọng lượng nhẹ.
2.3.4. Thu mua, vận chuyển và tồn trữ nguyên liệu
Để thực hiện giai đoạn vận chuyển nguồn giấy thu hồi đã qua phân loại, chúng
cần được qua khâu đóng gói, sắp xếp, đóng thành kiện hoặc cắt nhỏ.
Để tồn trữ giấy thu hồi cần phải đóng thành kiện, loại giấy có giá thành thấp thì
có thể tồn trữ ở ngoài trời, điều này có thể ảnh hưởng đến một số tính chất cơ lý của
giấy như giảm độ bền gấp, giảm chiều dài đứt và làm giảm độ trắng nếu thời gian tồn
trữ này lâu. Khi tồn trữ ở nhà kho thì tính chất xơ sợi hầu như không thay đổi. Đặc biệt
đối với loại giấy đem khử mực thì thời gian càng kéo dài, mực càng khó tách ra khỏi
bề mặt giấy (do chất kết dính trong thành phần mực in bị trùng hợp oxy hóa) do vậy
với loại này thì thời gian tồn trữ càng ngắn càng tốt. (nguồn: Kỹ thuật xenlulo và giấy)
2.3.5. Chất lượng nguyên liệu
Chất lượng giấy thu hồi được xác định dựa vào các yếu tố như độ sạch, độ đồng
đều, chất lượng xơ sợi. Việc kiểm soát chất lượng giấy thu hồi cần phải được thực hiện
nghiêm ngặt nhằm mục đích ổn định chất lượng đầu vào, góp phần đảm bảo quá trình
khử mực tối ưu.

13


2.3.6 Kiểm soát chất lượng nguyên liệu
Chất lượng giấy loại có ảnh hưởng đến chất lượng bột khử mực và từ đó có ảnh

hưởng rất lớn đối với sản phẩm giấy thành phẩm vì vậy cần phải có một hệ thống kiểm
soát chất lượng tốt. Những đặc tính kĩ thuật cần quan tâm như là: độ sạch của nguyên
liệu, hàm lượng xơ sợi, chất lượng xơ sợi (tính chất của xơ sợi có trong giấy thu hồi
như bột hóa, bột cơ, bột tẩy hoặc không tẩy, sợi ngắn hay sợi dài sẽ quyết định chất
lượng bột tái sinh), hàm lượng độ ẩm và độ tuổi của giấy loại; phương pháp đóng
bành, kích cỡ bành...

14


×