Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI GIÁ THỂ NHƯ: GAMSORD (POLIME TINH BỘT), CÁT, DỚN TRẮNG, BỘT DỪA, ĐẤT RỪNG, TRẤU ĐỐT, MỐP…ĐẾN TỶ LỆ SỐNG CỦA CÂY MÔ SÂM NGỌC LINH (Panax vietnamensis) TỪ GIAI ĐOẠN INVITRO SANG GIAI ĐOẠN INVIVO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (923.2 KB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI GIÁ THỂ NHƯ:
GAM-SORD (POLIME TINH BỘT), CÁT, DỚN TRẮNG,
BỘT DỪA, ĐẤT RỪNG, TRẤU ĐỐT, MỐP…ĐẾN
TỶ LỆ SỐNG CỦA CÂY MÔ SÂM NGỌC LINH
(Panax vietnamensis) TỪ GIAI ĐOẠN INVITRO
SANG GIAI ĐOẠN INVIVO TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN SÀI GÒN MĂNG ĐEN,
HUYỆN KONPLONG,
TỈNH KON TUM

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ THANH LOAN
Ngành: LÂM NGHIỆP
Niên khóa: 2006 – 2010

Tháng 07/2010


TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI GIÁ THỂ NHƯ:
GAM-SORD (POLIME TINH BỘT), CÁT, DỚN TRẮNG,
BỘT DỪA, ĐẤT RỪNG, TRẤU ĐỐT, MỐP…ĐẾN
TỶ LỆ SỐNG CỦA CÂY MÔ SÂM NGỌC LINH
(Panax vietnamensis) TỪ GIAI ĐOẠN INVITRO
SANG GIAI ĐOẠN INVIVO TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN SÀI GÒN MĂNG ĐEN,
HUYỆN KONPLONG,
TỈNH KON TUM



Tác giả

NGUYỄN THỊ THANH LOAN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành Lâm nghiệp

Giáo viên hướng dẫn: KS. TRẦN TRỌNG NGHĨA

Tháng 07/2010
i


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
ii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

iii


LỜI CẢM ƠN
Con xin thành kính gửi lời biết ơn sâu sắc nhất đến ba mẹ_Người đã sinh thành,
chăm lo, dạy dỗ con cho đến ngày hôm nay.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
-

Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, khoa Lâm
Nghiệp, các thầy cô đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích trong suốt

thời gian tham gia lớp học và thực hiện đề tài.

-

Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Trần Trọng Nghĩa, người đã
tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em lựa chọn, nghiên cứu và hoàn thành đề tài khóa
luận tốt nghiệp.

-

Ông Hồ Thái Hòa_Chủ tịch hội đồng quản trị, các cô chú, anh chị trong Công
ty cổ phần Sài Gòn Măng Đen – Kon Tum đã tạo những điều kiện tốt nhất cho
em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài.

-

Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên lớp Lâm Nghiệp 32 và tất
cả mọi người đã động viên, giúp đỡ em trong học tập và hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.

Tp. Hồ Chí Minh tháng 07/2010
Nguyễn Thị Thanh Loan

iv


TÓM TẮT
Nguyễn Thị Thanh Loan, Đại Học nông Lâm TP.HCM. Tháng 07/2010.
“Tìm hiểu ảnh hưởng của các loại giá thể như: GAM-sord (polime tinh bột), cát,
dớn trắng, bột dừa, đất rừng, trấu đốt, mốp…đến tỷ lệ sống của cây mô Sâm

Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv) từ giai đoạn invitro sang giai đoạn
invivo tại Công ty cổ phần Sài Gòn Măng Đen, huyện Konplong, tỉnh Kon Tum”.
Giáo viên hướng dẫn: KS. Trần Trọng Nghĩa
Ẩn khuất dưới tán rừng già Ngọc Linh, mọc từng đám nơi ẩm ướt ở độ cao từ
1.500 đến 2.100 mét, Sâm Ngọc Linh là một loại dược phẩm quý đang có nguy cơ cạn
kiệt nguồn giống vì nạn khai thác tràn lan. Để phát triển loài cây quý này vẫn còn
nhiều khó khăn, nhất là vấn đề cây giống. Những năm gần đây, nhân giống vô tính
sâm Ngọc Linh là một hướng đi rất được kỳ vọng nhằm bảo tồn được nguồn gen quý,
đáp ứng được nhu cầu về giống để nhân rộng mô hình trồng cây sâm Ngọc Linh ở
những nơi có khí hậu phù hợp trong tương lai.
Đề tài được thực hiện từ ngày 1/5/2010 đến 30/7/2010 với mục đích: Trồng
thành công cây cấy mô sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv) giai đoạn
sau ống nghiệm trên giá thể thích hợp.
Đề tài tiến hành so sánh tỷ lệ sống và các chỉ tiêu sinh trưởng của cây cấy mô
sâm Ngọc Linh trên các giá thể khác nhau và được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu
nhiên (CRD).
Kết quả cho thấy:
Giá thể là dớn trắng thích hợp nhất cho cây cấy mô sâm Ngọc Linh (tỷ lệ sống
cao, có sự tăng trưởng về các chỉ tiêu sinh trưởng). Các giá thể có sự tham gia của
GAM-Sord đều ảnh hưởng bất lợi đến tỷ lệ sống sót của cây. Việc nuôi trồng sâm sau
ống nghiệm không nên sử dụng giá thể là GAM-Sord (cây chết 100% chỉ sau một
tuần).

v


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa.......................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ..................................................................................................................... iv

Tóm tắt ............................................................................................................................ v
Mục lục .......................................................................................................................... vi
Danh sách các hình và biểu đồ ...................................................................................... ix
Chương 1.MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1
1.2. Mục đích, mục tiêu của đề tài................................................................................... 3
Chương 2.TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................. 4
2.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ................................................................... 4
2.1.1.Vị trí địa lý.............................................................................................................. 4
2.1.3. Khí hậu .................................................................................................................. 5
2.1.4. Tài nguyên đất ....................................................................................................... 5
2.1.5. Tài nguyên rừng..................................................................................................... 5
2.2. Đối tượng nghiên cứu: Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv) ......... 6
2.2.1. Nguồn gốc và lịch sử phát triển sâm Ngọc Linh ................................................... 6
2.2.2. Đặc điểm sinh học và phân bố sâm Ngọc Linh ..................................................... 6
2.2.3. Tác dụng dược lý của sâm Ngọc Linh ................................................................... 8
2.2.4. Hiện trạng và tiềm năng của sâm Ngọc Linh ........................................................ 9
Chương 3.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................13
3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..........................................................................13
3.2. Điều kiện ngoại cảnh ..............................................................................................13
3.3. Điều kiện kỹ thuật ..................................................................................................13
3.4. Cách xử lý các giá thể nhằm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trong công việc nuôi trồng.....14
3.5. Nguồn mẫu và cách xử lý mẫu ...............................................................................15
3.6. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................16
3.7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................16
3. 7.1. Bố trí thí nghiệm:................................................................................................16
3.7.2. Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thu thập số liệu ..............................................18
vi



3.7.3. Phương pháp tính toán kết quả ............................................................................19
Chương 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................................21
4.1. Thí nghiệm 1: Tìm hiểu ảnh hưởng của các giá thể: GAM-Sord, cát + GAM-Sord,
dớn trắng đến tỷ lệ sống và các chỉ tiêu sinh trưởng về hệ rễ, lá, trọng lượng tươi
đối với 3 cấp cây cấy mô sâm Ngọc Linh sau 45 ngày. ......................................21
4.1.1. Đối với mẫu cây cấp 1 .........................................................................................21
4.1.1.1. Tỷ lệ % cây sống .............................................................................................22
4.1.1.2. Trọng lượng tươi (g/cây) ..................................................................................24
4.1.1.3. Diện tích lá (cm2)..............................................................................................25
4.1.1.4. Số lượng rễ/cây .................................................................................................26
4.1.1.5. Chiều dài rễ (cm) ..............................................................................................27
4.1.2. Đối với mẫu cây cấp 2 .........................................................................................29
4.1.2.1. Tỷ lệ % cây sống .............................................................................................29
4.1.2.2 Trọng lượng tươi (g/cây) ...................................................................................31
4.1.2.3. Diện tích lá (cm2)..............................................................................................32
4.1.2.4. Số lượng rễ/cây .................................................................................................34
4.1.2.5. Chiều dài rễ (cm) ..............................................................................................35
4.1.3. Đối với mẫu cây cấp 3 .........................................................................................36
4.1.3.1. Tỷ lệ % cây sống .............................................................................................36
4.1.3.2. Trọng lượng tươi (g/cây) ..................................................................................38
4.1.3.3. Số lượng rễ/cây .................................................................................................39
4.1.3.4. Chiều dài rễ (cm) ..............................................................................................40
4.2. Thí nghiệm 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của các giá thể: bột dừa, cát + GAM-Sord, đất
rừng + GAM-Sord, trấu đốt + GAM-Sord so với giá thể đối chứng là dớn trắng
về tỷ lệ sống và các chỉ tiêu sinh trưởng về hệ rễ, lá, trọng lượng tươi của cây
cấy mô sâm Ngọc Linh sau 30 ngày. ..................................................................41
4.2.1. Tỷ lệ % cây sống .................................................................................................41
4.2.2. Trọng lượng tươi (g/cây) .....................................................................................43
4.2.3. Diện tích lá (cm2).................................................................................................44
4.2.4. Số lượng rễ/cây ....................................................................................................44

4.2.5. Chiều dài rễ (cm) .................................................................................................45
vii


Chương 5.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................50
5.1. Kết luận...................................................................................................................50
5.2. Đề nghị ...................................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 4.1. Kết quả theo dõi tỷ lệ % cây sống, trọng lượng tươi, diện tích lá, số lượng rễ
và chiều dài rễ trung bình của mẫu cây cấp 1 sâm Ngọc Linh sau 45 ngày .......21
Bảng 4.1.a. Kết quả theo dõi tỷ lệ % cây sống ..............................................................22
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ sống trung bình của cây cấp 1 trên các loại giá thể .........................22
Bảng 4.1.b. Kết quả phân tích phương sai từ số liệu bảng 4.1.a ...................................22
Bảng 4.1.c. Kết quả so sánh đối chiếu các nghiệm thức (chỉ tiêu tỷ lệ % cây sống) ....23
Bảng 4.2.a. Kết quả theo dõi trọng lượng tươi (g/cây)..................................................24
Bảng 4.2.b. Kết quả phân tích phương sai từ số liệu bảng 4.2.a ...................................24
Bảng 4.2.c. Kết quả so sánh đối chiếu các nghiệm thức trọng lượng tươi (g/cây) .......24
Bảng 4.3.a. Kết quả theo dõi diện tích lá.......................................................................25
Bảng 4.3.b. Kết quả phân tích phương sai từ số liệu bảng 4.3.a ...................................25
Bảng 4.3.c. Kết quả so sánh đối chiếu các nghiệm thức (diện tích lá) ..........................25
Bảng 4.4.a. Kết quả theo dõi số lượng rễ/cây................................................................26
Bảng 4.4.b. Kết quả phân tích phương sai từ số liệu bảng 4.4.a ...................................26
Bảng 4.4.c. Kết quả so sánh đối chiếu các nghiệm thức (số lượng rễ/cây) ...................27
Bảng 4.5.a. Kết quả theo dõi chiều dài rễ......................................................................27

Bảng 4.5.b. Kết quả phân tích phương sai từ số liệu bảng 4.5.a ...................................28
Bảng 4.5.c. Kết quả so sánh đối chiếu các nghiệm thức (chiều dài rễ) .........................28
Bảng 4.2. Kết quả theo dõi tỷ lệ % cây sống, trọng lượng tươi, diện tích lá, số lượng rễ
và chiều dài rễ trung bình của mẫu cây cấp 2 sâm Ngọc Linh sau 45 ngày .......29
Bảng 4.6.a. Kết quả theo dõi tỷ lệ % cây sống ..............................................................29
Bảng 4.6.b. Kết quả phân tích phương sai từ số liệu bảng 4.6.a ...................................30
Bảng 4.6.c. Kết quả so sánh đối chiếu các nghiệm thức (tỷ lệ % cây sống) .................30
Bảng 4.7.a. Kết quả theo dõi trọng lượng tươi ..............................................................31
Bảng 4.7.b. Kết quả phân tích phương sai từ số liệu bảng 4.7.a ...................................31
Bảng 4.7.c. Kết quả so sánh đối chiếu các nghiệm thức (trọng lượng tươi) .................32
Bảng 4.8.a. Kết quả theo dõi diện tích lá.......................................................................32
Bảng 4.8.b. Kết quả phân tích phương sai từ số liệu bảng 4.8.a ...................................33
Bảng 4.8.c. Kết quả so sánh đối chiếu các nghiệm thức (diện tích lá) ..........................33
ix


Bảng 4.9.a. Kết quả theo dõi số lượng rễ/cây................................................................34
Bảng 4.9.b. Kết quả phân tích phương sai từ số liệu bảng 4.9.a ...................................34
Bảng 4.9.c. Kết quả so sánh đối chiếu các nghiệm thức (số lượng rễ/cây) ...................34
Bảng 4.10.a. Kết quả theo dõi chiều dài rễ....................................................................35
Bảng 4.10.b. Kết quả phân tích phương sai từ số liệu bảng 4.10.a ...............................35
Bảng 4.10.c. Kết quả so sánh đối chiếu các nghiệm thức (chiều dài rễ) .......................35
Bảng 4.3. Kết quả theo dõi tỷ lệ % cây sống, trọng lượng tươi, số lượng rễ và chiều dài
rễ trung bình của mẫu cây cấp 3 sâm Ngọc Linh sau 45 ngày ............................36
Bảng 4.11.a. Kết quả theo dõi tỷ lệ % cây sống ............................................................36
Biểu đồ 4.11. Tỷ lệ sống trung bình của cây cấp 3 trên các loại giá thể .......................37
Bảng 4.11.b. Kết quả phân tích phương sai từ số liệu bảng 4.11.a ...............................37
Bảng 4.11.c. Kết quả so sánh đối chiếu các nghiệm thức (tỷ lệ % cây sống) ...............37
Bảng 4.12.a. Kết quả theo dõi trọng lượng tươi ............................................................38
Bảng 4.12.b. Kết quả phân tích phương sai từ số liệu bảng 4.12.a ...............................38

Bảng 4.12.c. Kết quả so sánh đối chiếu các nghiệm thức (trọng lượng tươi) ...............38
Bảng 4.13.a. Kết quả theo dõi số lượng rễ/cây..............................................................39
Bảng 4.13.b. Kết quả phân tích phương sai từ số liệu bảng 4.13.a ...............................39
Bảng 4.13.c. Kết quả so sánh đối chiếu các nghiệm thức (số lượng rễ/cây) .................39
Bảng 4.14.a. Kết quả theo dõi chiều dài rễ....................................................................40
Bảng 4.14.b. Kết quả phân tích phương sai từ số liệu bảng 4.14.a ...............................40
Bảng 4.14.c. Kết quả so sánh đối chiếu các nghiệm thức (chiều dài rễ) .......................40
Bảng 4.4. Kết quả theo dõi tỷ lệ % cây sống, trọng lượng tươi, diện tích lá, số lượng rễ và
chiều dài rễ trung bình của mẫu cây cấp 1 sâm Ngọc Linh sau 30 ngày ................41
Bảng 4.15.a. Kết quả theo dõi tỷ lệ % cây sống ............................................................41
Biểu đồ 4.15. Tỷ lệ sống trung bình của cây cấp 1 trên các loại giá thể .......................42
Bảng 4.15.b. Kết quả phân tích phương sai từ số liệu bảng 4.15.a ...............................42
Bảng 4.15.c. Kết quả so sánh đối chiếu các nghiệm thức (tỷ lệ % cây sống) ...............42
Bảng 4.16.a. Kết quả theo dõi trọng lượng tươi ............................................................43
Bảng 4.16.b. Kết quả phân tích phương sai từ số liệu bảng 4.16.a ...............................43
Bảng 4.17.a. Kết quả theo dõi diện tích lá ....................................................................44
Bảng 4.17.b. Kết quả phân tích phương sai từ số liệu bảng 4.17.a ...............................44
x


Bảng 4.18.a. Kết quả theo dõi số lượng rễ/cây..............................................................44
Bảng 4.18.b. Kết quả phân tích phương sai từ số liệu bảng 4.18.a ...............................45
Bảng 4.18.c. Kết quả so sánh đối chiếu các nghiệm thức (số lượng rễ) .......................45
Bảng 4.19.a. Kết quả theo dõi chiều dài rễ....................................................................45
Bảng 4.19.b. Kết quả phân tích phương sai từ số liệu bảng 4.19.a ...............................46
Bảng 4.19.c. Kết quả so sánh đối chiếu các nghiệm thức (chiều dài rễ) .......................46

xi



 

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong tất cả các vị thuốc Đông y thì nhân sâm là vị thuốc quý, được truyền
miệng và sử dụng nhiều nhất. Về phía Tây y, cũng có một số nghiên cứu về sâm được
thực hiện nhằm tìm ra những hoạt chất quý giúp tăng tuổi thọ, trợ giúp điều trị ung
thư. Để có lượng sâm dồi dào cung cấp cho nhu cầu thị trường, các nước như Trung
Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc... đều trồng sâm để chủ động về thu hoạch thay thế nguồn
sâm thiên nhiên đang dần cạn kiệt. Ở Việt Nam cũng đã và đang có những nghiên cứu
chuyên sâu, ứng dụng sản xuất có hiệu quả giống sâm quý.
Năm 1973, đoàn điều tra dược liệu của Ban Dân y Liên khu 5 do Dược sĩ Đào
Kim Long và Nguyễn Châu Giang đã săn tìm được loại cây dược liệu này ở độ cao
1800m trên vùng núi Ngọc Linh. Qua quá trình nghiên cứu đã đưa ra kết luận đây là
một loại nhân sâm vô cùng quý hiếm, khu ủy khu 5 đã khoanh vùng bảo vệ, khai thác
làm thuốc chữa bệnh cho cán bộ, chiến sỹ.
Hơn 30 năm sau, một cây cỏ hoang dại sống từ khai thiên lập địa, âm thầm trên
núi Ngọc Linh đã trở thành danh thảo nổi tiếng khắp trong và ngoài nước với tên gọi
Sâm Ngọc Linh hay Sâm Việt Nam (Panax vietnamensis Ha et Grushv), được xếp vào
một trong 5 loài sâm quý của thế giới. Ngoài tác dụng tăng lực, chống lão hóa, tăng
sức đề kháng như các loài sâm khác, sâm Việt Nam còn có tính kháng khuẩn, chống
stress tâm lý. Khoa học đã chứng minh tuổi thọ của sâm Ngọc Linh lên tới 500 năm
tuổi. Là loài cây có giá trị kinh tế cao (giá trên thị trường khoảng trên dưới 20 triệu
đồng/kg sâm tươi, cao gấp 3 - 4 lần so với sâm Mỹ, sâm Triều Tiên, và giá sâm khô
cũng trên dưới 100 triệu đồng/kg). Sâm Ngọc Linh được xem là vùng sâm thuộc khu
vực nhiệt đới độc nhất còn lại trên thế giới.
Theo Sở Khoa học và Công nghệ Kon Tum, trước đây, do những bất cập trong
chính sách và công tác quản lý, cây sâm Ngọc Linh trong tự nhiên hầu như bị khai thác
 


 


 

cạn kiệt và có nguy cơ tuyệt chủng, là một loài thực vật nằm trong sách đỏ Việt Nam
cấm khai thác. Mặt khác, do phân bố hẹp, chủ yếu ở hai bên sườn núi Ngọc Linh ( Trà
My - Quảng Nam và Đăk Tô - Kon Tum), là loại cây sinh trưởng chậm ( hơn 6 năm
mới có thể sử dụng), điều kiện sống khá đặc biệt nên rất khó trồng và phổ biến rộng
rãi. Vì vậy, việc bảo tồn và phát triển loài thực vật quý hiếm này đặt ra nhiều vấn đề
đáng quan tâm đối với các nhà khoa học và quản lý.
Việc nhân giống sâm Ngọc Linh ngoài tự nhiên rất hạn chế do mỗi năm chỉ có
khoảng 100.000 hạt giống. Số hạt giống này không đảm bảo tỷ lệ sống và đặc tính di
truyền, đó là còn chưa nói đến quá trình cây sâm sinh trưởng, phát triển và cho ra hạt
cũng phải 4-5 năm tuổi... trong khi nhu cầu về cây giống lại rất cao. Với ưu điểm
không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, sản xuất số lượng lớn cây giống đồng nhất về
hình thái và có thể sản xuất cây giống quanh năm nên phương pháp nhân giống vô tính
cây sâm thông qua kỹ thuật nuôi cấy mô được xem là giải pháp tối ưu cho việc bảo tồn
sâm Ngọc Linh cũng như phát triển loại cây dược liệu quý hiếm này.
Năm 2006, Viện Sinh học Tây Nguyên đã chủ trì đề tài Nghiên cứu nhân giống
vô tính và sản xuất sinh khối rễ cây sâm Ngọc Linh với mục tiêu nghiên cứu nhân
giống vô tính cây sâm Ngọc Linh để cung cấp cây giống và nhân sinh khối rễ sâm
bằng hệ thống nuôi cấy bioreactor. Theo Tiến Sĩ Dương Tấn Nhựt (chủ nhiệm đề tài),
đề tài này mang tính rủi ro khá cao vì từ trước đến nay chưa có cây sâm (nhân giống
vô tính invitro) nào sống sót sau khi đưa ra trồng ở môi trường tự nhiên.
Theo Bí thư tỉnh ủy tỉnh Kon Tum và Giám đốc công ty sâm Ngọc Linh cho
biết, cho đến nay hầu như chưa có một cây con sau ống nghiệm nào trồng thành công
tại Kon Tum mà hầu hết là được trồng từ hạt.
Đến năm 2010, sau nhiều lần đưa cây sâm vô tính lên trồng ở khu vực núi

Ngọc Linh với hơn 2.000 cây, Tiến Sĩ Nhựt đã gặt hái được kết quả rất đáng vui
mừng, tỷ lệ cây sống đạt khoảng 80%.
Phương pháp nhân giống invitro là hướng đi được nhiều người kỳ vọng, nếu
thành công sẽ giải tỏa được áp lực về cây giống vì có thể nhân giống và ra bầu nhanh
chóng một lượng lớn cây giống trong một thời gian ngắn hơn (khoảng 3 tháng) so với
chu kỳ 1 năm của việc nhân giống hữu tính bằng hạt.
 

 


 

Để nuôi trồng cây nhân giống vô tính ngoài môi trường tự nhiên thì yếu tố giá
thể là hết sức quan trọng. Giá thể có thể hiểu đơn giản là loại môi trường sinh học
nhân tạo được sử dụng trong kỹ thuật ra cây sau nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, nó
ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ sống và sinh trưởng, phát triển của cây.
Với mong muốn góp phần vào việc tìm hiểu, nghiên cứu và xây dựng các biện pháp kỹ
thuật nuôi trồng sâm Ngọc Linh ở nơi có điều kiện khí hậu phù hợp, em thực hiện đề
tài: “Tìm hiểu ảnh hưởng của các loại giá thể như: GAM-sord (polime tinh bột),
cát, dớn trắng, bột dừa, đất rừng, trấu đốt, mốp…đến tỷ lệ sống của cây mô Sâm
Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv) từ giai đoạn invitro sang giai đoạn
invivo tại Công ty cổ phần Sài Gòn Măng Đen, huyện Konplong, tỉnh Kon Tum”.
Do trình độ và khả năng còn hạn chế, tài liệu liên quan đến đề tài còn ít nên đề
tài khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo tận tình của
quý thầy cô và ý kiến của độc giả.
1.2. Mục đích, mục tiêu của đề tài
Mục đích: Trồng thành công cây cấy mô sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis
Ha et Grushv) giai đoạn sau ống nghiệm trên giá thể thích hợp.
Mục tiêu:

- Xác lập hay chọn lọc được loại giá thể có ảnh hưởng tốt đến tỷ lệ sống, hệ rễ,
lá, trọng lượng tươi của cây cấy mô sâm Ngọc Linh.
- Tìm hiểu, phân tích ưu nhược điểm của từng loại giá thể.
- Chọn ra giá thể thích hợp, đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật để ứng dụng vào sản
xuất đại trà.

 

 


 

Chương 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
2.1.1.Vị trí địa lý
Kon Tum là một tỉnh miền núi nằm ở cực bắc Tây Nguyên.
- Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam.
- Phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi.
- Phía Nam giáp tỉnh Gia Lai.
- Phía Tây giáp Cộng hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào và Vương quốc
Campuchia (có chung đường biên giới dài 280.7 km).
- Tọa độ địa lý:
+ Vĩ độ: từ 13055’10” đến 15027’15” vĩ độ Bắc.
+ Kinh độ: Từ 107020’15” đến 108032’30” kinh độ Đông.
- Kon Tum có diện tích tự nhiên 9676.5 km2, chiếm 3.1% diện tích toàn quốc.
Đơn vị hành chính tỉnh Kon Tum gồm 8 huyện và 1 thị xã Kon Tum - trung tâm kinh
tế - chính trị - văn hóa - xã hội của tỉnh; dân số trung bình khoảng 389.745 người với
hơn 22 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 53% dân số.

Công ty cổ phần Sài Gòn Măng Đen nằm trên cao nguyên Măng Đen (huyện Kon
Plong, tỉnh Kon Tum), cách thị xã Kon Tum chừng 50km, quanh năm bồng bềnh trong
màn sương huyền ảo và tiết trời mát dịu... được ví như Đà Lạt thứ 2 của Tây Nguyên.
2.1.2. Địa hình
Phần lớn lãnh thổ Kon Tum nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn, địa hình có
hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, phía Bắc có địa hình rất dốc
và độ dốc thấp dần ở phía Nam (2% - 5%), có đỉnh Ngọc Linh cao nhất phía Nam
nước ta với độ cao 2598 m. Phía Đông Nam Ngọc Linh có cao nguyên KonPlong cao
 

 


 

1100 - 1300m, phát triển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, địa hình phân cắt mạnh, bề
mặt lồi kéo dài.
2.1.3. Khí hậu
Khí hậu Kon Tum có nét chung của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa của phía
nam Việt Nam, lại mang tính chất của khí hậu cao nguyên. Tổng nhiệt độ 8.0000C 8.5000C, ánh sáng dồi dào, nhiệt độ trung bình năm 220C - 230C. Lượng mưa trung
bình năm 1.880 mm, có sự phân hoá theo thời gian và không gian. Mỗi năm có hai
mùa rõ rệt: Mùa mưa chủ yếu bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô kéo dài từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Cao nguyên Măng Đen (huyện Konplong) thuộc khu vực khí hậu Đông dãy
Trường Sơn, nhiệt độ trung bình hàng năm dưới 220C, độ ẩm trung bình 82 - 84%.
Đây là một trong hai chiếc “máy điều hoà thiên nhiên” lớn nhất ở Tây Nguyên.
2.1.4. Tài nguyên đất
Tỉnh Kon Tum có diện tích tự nhiên 967.655ha. Theo số liệu điều tra và phân
tích thổ nhưỡng thì đất đai tỉnh Kon Tum được chia thành 5 nhóm chính:
- Nhóm đất phù sa: 16.663 ha

- Nhóm đất xám và bạc màu: 579.788 ha
- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: 343.228 ha
- Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: 1.679 ha
2.1.5. Tài nguyên rừng
Theo kết quả rà soát, quy hoạch ba loại rừng, tỉnh Kon Tum hiện có 747.168
đất lâm nghiệp, chiếm 77.2% tổng diện tích tự nhiên.
Độ che phủ rừng đạt 67.8% thuộc dạng cao nhất nước. Rừng Kon Tum có trữ
lượng khá cao, khoảng 54 triệu m³ gỗ và 1.9 tỷ cây tre nứa. Thảm thực vật phong phú
với nhiều loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao như Cẩm Lai, Trắc mật, Pơ mu…và những
cây dược liệu quý như sâm Ngọc Linh, Hồng đẳng sâm, hà thủ ô, ngũ vị tử.
Hiện tại, tỉnh Kon Tum có ba khu rừng đặc dụng: Vườn quốc gia Chư Mom Rây, khu
bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh và khu rừng đặc dụng Đăk Uy. Ba khu rừng đặc dụng
này rất phong phú và đa dạng về số lượng chủng loài, là nơi chứa nhiều nguồn gen
động thực vật quý hiếm mang tính đa dạng sinh vật học, có giá trị và ý nghĩa phục vụ
 

 


 

cho công tác nghiên cứu khoa học, trong đó điển hình là cây sâm khu 5, đặc sản quý
của núi rừng Ngọc Linh phía bắc Kon Tum.
2.2. Đối tượng nghiên cứu: Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv)
2.2.1. Nguồn gốc và lịch sử phát triển sâm Ngọc Linh
Cây sâm Việt Nam là cây thuốc giấu của đồng bào dân tộc Xê Đăng sống trên
vùng núi cao thuộc hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam; thân thảo sống đan xen trong
quần thể thực vật đa dạng vùng rừng núi hiểm trở, lạnh và mây mù gần như quanh
năm, không có dân cư.
Năm 1973, đoàn điều tra dược liệu Ban Dân Y khu 5 do Dược sỹ Đào Kim

Long và Nguyễn Châu Giang hướng dẫn đã phát hiện một loài Panax mọc thành quần
thể ở độ cao 1800m tại vùng Lộc Lây, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum và đặc tên là
“sâm đốt trúc” với tên khoa học sơ bộ xác định là Panax articulatus KL Dao ( trong
kháng chiến để giữ bí mật nên thường gọi là Sâm K5), họ nhân sâm (Araliaceae).
Năm 1974, qua báo cáo của Dược sỹ Nguyễn Thới Nhâm về kết quả phân tích
sơ bộ cây sâm K5 so với cây sâm Triều Tiên và sâm tam thất Khu ủy Khu 5 đã cho
bảo vệ chặt chẽ vùng sâm này và cũng từ đấy sâm K5 được sử dụng để chữa bệnh có
hiệu quả cho các thương bệnh binh, cán bộ và nhân dân.
Trải qua hơn 30 năm, sâm K5 còn gọi là Sâm Ngọc Linh hay sâm Việt Nam,
một loài sâm đặc hữu của nước ta dã được thế giới biết đến với tên khoa học là Panax
vietnamensis Ha et Grushv. (Hà Thị Dung và Grushvisky, 1985).
2.2.2. Đặc điểm sinh học và phân bố sâm Ngọc Linh
Phân loại khoa học
Giới

: Plantae

Ngành : Magnoliophyta
Lớp

: Magnoliopsida

Bộ

: Apiales

Họ

: Araliaceae


Chi

: Panax

Loài

: Panax vietnamensis Ha et Grushv.

Tên thường gọi: Sâm Ngọc Linh, sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (sâm K5), sâm
trúc (sâm đốt trúc, trúc tiết nhân sâm), củ ngải rọm con hay cây thuốc giấu.
 

 


 

+ Đặc điểm hình thái:
Sâm Ngọc Linh có dạng thân khí sinh thẳng đứng, màu lục hoặc hơi tím, nhỏ,
có đường kính thân độ 4-8mm, thường tàn lụi hàng năm tuy thỉnh thoảng cũng tồn tại
một vài thân trong vài năm. Thân rễ có đường kính 1-2cm, mọc bò ngang như củ
hoàng tinh trên hoặc dưới mặt đất độ 1-3cm, mang nhiều rễ nhánh và củ. Các thân
mang lá và tương ứng với mỗi thân mang lá là một đốt dài khoảng 0.5-0.7cm, tuy sâm
chỉ có một lá duy nhất không rụng suốt từ năm thứ 1 đến năm thứ 3 và chỉ từ năm thứ
4 trở đi mới có thêm 2 đến 3 lá.
Lá kép hình chân vịt mọc vòng với 3-5 nhánh lá, mọc ở đỉnh thân. Cuống lá kép
dài 6-12mm, mang 5 lá chét, lá chét ở chính giữa lớn hơn cả với độ dài 12-15cm, rộng
3-4 cm. Lá chét phiến hình bầu dục, mép khía răng cưa, chóp nhọn, lá có lông ở cả hai
mặt.
Cây 4 - 5 năm tuổi có hoa hình tán đơn mọc dưới các lá thẳng với thân, cuống

tán hoa dài 10 - 20 cm có thể kèm 1 - 4 tán phụ hay một hoa riêng lẻ ở phía dưới tán
chính. Mỗi tán có 60 - 100 hoa, cuống hoa ngắn 1 - 1.5 cm, lá đài 5, cánh hoa 5, màu
vàng nhạt, nhị 5, bầu 1 ô với 1 vòi nhụy.
Quả mọc tập trung ở trung tâm của tán lá, dài độ 0.8cm - 1cm và rộng khoảng
0.5cm - 0.6cm, sau hai tháng bắt đầu chuyển từ màu xanh đến xanh thẫm, vàng lục,
khi chín ngả màu đỏ cam với một chấm đen không đều ở đỉnh quả. Mỗi quả chứa một
hạt, một số quả chứa 2 hạt và số quả trên cây bình quân khoảng 10 đến 30 quả.
Mùa hoa nở từ tháng 4 đến tháng 5, mùa ra quả từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm.
+ Đăc điểm sinh thái:
Mọc dưới tán rừng ẩm, nhiều mùn, thích hợp với nhiệt độ ban ngày từ 20°C 25°C, ban đêm 15°C - 18°C, sâm Ngọc Linh có thể sống rất lâu, thậm chí trên 100
năm, sinh trưởng khá chậm. Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là thân rễ, củ và ngoài ra
cũng có thể dùng lá và rễ con.
+ Phân bố:
Đến nay, sâm Ngoc Linh mới chỉ phát hiện được duy nhất ở vùng núi Ngọc
Linh thuộc hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum. Ngọc Linh là dãy núi cao thứ hai của
Việt Nam, có tọa độ địa lý từ 107050’- 10807’ kinh tuyến Đông và từ 1500’- 15010’ vĩ
 

 


 

tuyến Bắc, đỉnh cao nhất là Ngọc Linh cao 2598m. Những điểm vốn trước đây có sâm
Ngọc Linh mọc tự nhiên từ độ cao khoảng 1500m đến 2200m, chủ yếu tập trung ở
1800 – 2000m, thuộc địa bàn của hai huyện Đăk Tô (Kon Tum) và Trà My (Quảng
Nam).
Năm 1894, Nhà nước quy hoạch vùng sâm thành vùng cấm quốc gia nhằm bảo
vệ và phát triển cây thuốc quý này. Tuy nhiên trong hai thập kỷ qua, do khai thác quá
mức nên sâm Ngọc Linh đang có nguy cơ tuyệt chủng. Cây đã được đưa vào sách đỏ

Việt Nam và danh lục đỏ cây thuộc Việt Nam. Hiện nay vùng sâm Việt Nam được
xem là vùng sâm thuộc khu vực nhiệt đới độc nhất còn lại trên thế giới. Ngoài Ngọc
Linh, sâm còn phân bố tại núi Ngọc Lum Heo thuộc xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn
và còn có thể có ở đỉnh Ngọc Am tỉnh Quảng Nam theo những kết quả điều tra mới
nhất. Trên độ cao 1.200 đến 2.100m, sâm Ngọc Linh mọc dày thành đám dưới tán
rừng dọc theo các suối ẩm trên đất nhiều mùn.
2.2.3. Tác dụng dược lý của sâm Ngọc Linh
+ Tính vị: Có vị đắng kéo dài, không độc.
+ Dược tính:
Sâm Ngọc Linh cũng là loại nhân sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới. Theo
kết quả nghiên cứu từ năm 1978 của Bộ Y tế Việt Nam, phần thân rễ của cây sâm
Ngọc Linh Việt Nam chứa 26 hợp chất saponin có cấu trúc hóa học đã biết (thường
thấy ở sâm Triều Tiên, sâm Mỹ, sâm Nhật) và 24 saponin có cấu trúc mới không có
trong các loại sâm khác, trong khi sâm Triều Tiên có khoảng 25 saponin. Những kết
quả nghiên cứu, phân lập thành phần hóa học mới nhất được công bố còn kéo dài danh
sách saponin của sâm Ngọc Linh hơn nữa, lên tổng cộng 52 loại. Ngoài ra trong sâm
Ngọc Linh còn có 14 axít béo, 16 axít amin (trong đó có 8 axít amin không thay thế
được) và 18 nguyên tố đa lượng, vi lượng.
Như vậy, sâm Việt Nam là một trong những loại sâm có hàm lượng saponin
nhiều nhất, tương tự một số cây sâm quý đã từng được nghiên cứu sử dụng từ lâu trên
thế giới. Hợp chất hóa học đa dạng và tác dụng thực tiễn đối với sức khỏe của con
người khiến sâm Ngọc Linh hiện nay được bán trên thị trường với giá càng ngày càng
cao, thậm chí còn cao hơn sâm Triều Tiên nhiều lần.
 

 


 


+ Tác dụng đối với sức khỏe:
Trước khi có những nghiên cứu kỹ lưỡng về tác dụng đối với sức khỏe của sâm
Ngọc Linh, sâm đã được các dân tộc thiểu số Việt Nam, như người Xê Đăng, dùng
như một loại thuốc trong những bài thuốc cổ truyền cầm máu, lành vết thương, làm
thuốc bổ, sốt rét, đau bụng, phù thũng.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Bá Hoạt, Phó viện trưởng Viện Dược liệu Việt Nam,
những kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm sâm Ngọc Linh đã chứng minh tác
dụng chống stress vật lý, stress tâm lý và trầm cảm, kích thích hệ miễn dịch, chống ôxi
hóa, lão hóa, phòng chống ung thư, bảo vệ tế bào gan.
Nghiên cứu dược lý lâm sàng của sâm Ngọc Linh cũng cho kết quả tốt: bệnh
nhân ăn ngon, ngủ tốt, lên cân, tăng thị lực, hoạt động trí tuệ và thể lực cải thiện, gia
tăng sức đề kháng, cải thiện các trường hợp suy nhược thần kinh và suy nhược sinh
dục, nâng cao huyết áp ở người bị huyết áp thấp.
Theo Dược sĩ Đào Kim Long, sâm Ngọc Linh còn có những tính năng tuyệt hảo
như tăng lực, phục hồi sự suy giảm chức năng giúp cho tình trạng của cơ thể trở lại
bình thường; kháng các độc tố gây hại tế bào, giúp kéo dài sự sống của tế bào và tăng
các tế bào mới.
Đặc biệt, sâm Ngọc Linh có những tính năng mà sâm Triều Tiên và sâm Trung
Quốc không có là tính kháng khuẩn, chống trầm cảm, giảm lo âu, chống ôxi hóa , và
hiệp lực tốt với thuốc kháng sinh, thuốc trị bệnh tiểu đường.
2.2.4. Hiện trạng và tiềm năng của sâm Ngọc Linh
Sau khi dược tính và tác dụng đối với sức khỏe của sâm Ngọc Linh được công
bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, những năm 80 của thế kỷ 20,
trên thị trường tự do giá sâm Ngọc Linh tương đương giá sâm Triều Tiên và vào
những năm 90, giá sâm Ngọc Linh còn đắt hơn sâm Triều Tiên nhiều lần. Theo Dược
sĩ Đào Kim Long thì ngay cả dân Hàn Quốc, Nhật Bản, xứ sở của sâm, cũng qua đây
tìm cho được sâm Ngọc Linh để chữa bệnh. Việc khai thác, mua bán và sử dụng tràn
lan chưa có quy định quản lý, bảo vệ cùng các chính sách, giải pháp đầu tư, quy hoạch
phát triển khiến trên 108 vùng sâm mọc tự nhiên giữa Quảng Nam và Kon Tum dần
cạn kiệt, kéo theo hàng ngàn hecta rừng nguyên sinh bị tàn phá nặng nề. Trước nguy

 

 


 

cơ tuyệt chủng của giống sâm quý, Chính phủ Việt Nam đã quyết định thành lập vùng
cấm quốc gia ở khu vực có sâm mọc tập trung tại 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam,
đồng thời xếp sâm Ngọc Linh vào danh sách các loại cây cấm khai thác, mua bán bất
hợp pháp.
Để bảo vệ và phát triển cây thuốc này cùng một số cây dược liệu khác, Trại
dược liệu Trà Linh được thành lập tại Quảng Nam. Tháng 4 năm 1987, trại đã thu
được 53,3kg thân rễ, trồng được 81.000 cây sâm và đến tháng 9 nǎm 1992 trại đã có
100.000 cây. Từ nǎm 1985, Trại đã áp dụng các biện pháp bón phân và chǎm sóc để
tǎng nǎng suất thân rễ, tǎng tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ cây sống.
Từ tháng 1 năm 1995, công việc nghiên cứu gieo trồng sâm Ngọc Linh được
tiến hành một cách có hệ thống hơn tại Trại Dược liệu Trà Linh, với việc nhân giống
bằng cây lai hữu tính và vô tính, gia tăng diện tích trồng, vận động bà con dân tộc
thiểu số trong vùng nhận giống về trồng. Kết quả của những nỗ lực từ Trại Dược liệu
đã giúp tăng số lượng hạt đậu trên cây, tỷ lệ nảy mầu của hạt cao đến 75% khi gieo
trồng và tỷ lệ cây sống khi trồng đại trà lên tới 95%. Đặc biệt, với việc áp dụng thành
công phương pháp nhân giống vô tính bằng cách ươm đoạn đầu của thân rễ trong túi
polyethylen hoặc ươm trên đất mùn cho tỷ lệ sống và đâm chồi tới 65%. Cây nhân bản
vô tính mọc khỏe, nhanh, ra hoa sớm và năng suất thân rễ và củ cao hơn so với cây
mọc từ hạt.
Đến nay, trại Trà Linh đã quản lý điểm trồng sâm trên 3ha với hơn 270.000 cá
thể, trong đó gần 100.000 cây đang ra hoa đậu quả (cây trên 4 tuổi); đồng thời gieo
ươm 50 - 70 ngàn cây giống mỗi năm. Trong khi đó, tại Kon Tum, lâm trường Ngọc
Linh đang lưu giữ 4.000 mét vuông cây sâm ở xã Măng Ri (huyện Đăk Tô) nhưng

trồng chưa đúng kỹ thuật nên cây còi cọc, ra hoa đậu quả không đáng kể nên trước mắt
còn chưa sản xuất được giống.
Tuy cây sâm Ngọc Linh đã thoát nguy cơ tuyệt chủng nhưng độ an toàn còn
thấp và mức độ đe dọa vẫn ở bậc E trong sách đỏ Việt Nam. Chính phủ Việt Nam và
Bộ Y tế đang từng bước nghiên cứu giải pháp đầu tư phát triển bền vững cho công
nghiệp dược phẩm và xuất khẩu với việc đưa sâm Ngọc Linh trở thành cây trồng chính
cho vùng cao, khai thác lợi thế khí hậu, thổ nhưỡng để trồng sâm theo hướng sản xuất
 
10 
 


 

hàng hóa và tạo vùng nguyên liệu, hướng tới khẳng định một thương hiệu “sâm Việt
Nam” như “sâm Triều Tiên”, “sâm Trung Quốc”, “sâm Nhật Bản”, “sâm Mỹ”.
Sự ra đời và phát triển của công nghệ nhân giống vô tính bằng phương pháp
nuôi cấy mô tế bào thực vật đã đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng và chất lượng cây
giống. Trên thế giới, cây Nhân Sâm Panax ginseng C. A. Meyer đã được nhân giống
thành công bằng nuôi cấy mô. Vì vậy, nhân giống vô tính cây sâm Ngọc Linh bằng
nuôi cấy mô invitro là một kỹ thuật tiên tiến có thể ứng dụng tốt cho sản xuất sản
phẩm sâm Ngọc Linh.
 Những nghiên cứu invitro trên sâm Ngọc Linh trong thời gian gần đây:
- Năm 2006 Sở Khoa học Công nghệ Kon Tum đã đề xuất với Tiến Sĩ Dương
Tấn Nhựt (Phó Viện trưởng Viện Sinh học Tây Nguyên, chủ nhiệm đề tài) xây dựng
đề án nghiên cứu nhân giống vô tính và sản xuất sinh khối rễ cây sâm Ngọc Linh.
Tổng kinh phí cho dự án là 1,7 tỷ đồng trong 4 năm (2008 - 2011), nhằm xây dựng quy
trình nhân giống với số lượng lớn và sản xuất sinh khối invitro.
Trung tâm Sâm và dược liệu Thành Phố Hồ Chí Minh đã phân tích hàm lượng hoạt
chất có trong sinh khối rễ và các nguồn sinh khối invitro khác, kết quả thu được cho

thấy các hoạt chất chính có trong cây sâm Ngọc Linh đều hiện diện trong các mẫu
phân tích và những chất này thông thường chỉ có khi trồng cây sâm tự nhiên từ 4 - 5
năm.
- Được sự giúp đỡ của Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Quốc phòng và các nhà
khoa học Hàn Quốc, Học viện Quân y đã triển khai nghiên cứu thành công Đề tài
"Ứng dụng công nghệ Biomass tạo sinh khối tế bào rễ sâm Ngọc Linh” theo Nghị định
thư giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong thời gian 2006 - 2008 nhằm tạo nguồn hoạt chất
ổn định.
Chỉ với một vài tế bào từ rễ của sâm Ngọc Linh, bằng kỹ thuật sinh khối tế bào, các
nhà khoa học của Học viện Quân y đã có thể sản xuất sâm Ngọc Linh với số lượng lớn
trong vòng 10 - 20 ngày. Các hoạt chất có trong sâm Ngọc Linh sinh khối cũng có chất
lượng tương đương với sâm Ngọc Linh trong tự nhiên.
- Tháng 11 năm 2008, kết quả thí nghiệm: Định tính saponin trong sinh khối
callus, sinh khối rễ, sinh khối chồi sâm Ngọc Linh invitro đã nhận thấy sự hiện diện
 
11 
 


 

của Majonoside - R2. Đây là hợp chất chủ yếu quyết định các tác dụng sinh học điển
hình của sâm Ngọc Linh. (Luận văn Thạc sĩ sinh học Vũ Quốc Luận)
- Tháng 4 năm 2010, qua phân tích phôi sâm Ngọc Linh của Công ty Nam An,
thôn 1, xã Lộc An, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, tổng hàm lượng saponin gấp 12
lần so với kết quả của Học Viện Quân y.

 
12 
 



 

Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại Công ty cổ phần Sài Gòn Măng Đen, thị trấn Măng
Đen, huyện Konplong, tỉnh Kon Tum.
Thời gian thực hiện đề tài: 1/5/2010 đến 30/7/2010.
3.2. Điều kiện ngoại cảnh
Các yếu tố ngoại cảnh tại khu vực tiến hành thí nghiệm tương đối thích hợp
cho sự sinh trưởng và phát triển của cây sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et
Grushv).
Thí nghiệm được bố trí dưới dàn che bằng lưới kỹ thuật và tấm lợp nilông che
mưa đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
- Ánh sáng khuếch tán 30% ánh sáng mặt trời.
- Nhiệt độ trung bình 220C, độ ẩm trung bình 82-84%.
- Chế độ gió: khu vực thí nghiệm được che bằng lưới hạn chế gió mạnh nhưng
vẫn đảm bảo độ thông thoáng.
3.3. Điều kiện kỹ thuật
Do đối tượng thí nghiệm được lấy từ cây cấy mô trong ống nghiệm nên điều
kiện kỹ thuật phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
- Trước khi trồng phải chuẩn bị đầy đủ những vật liệu, vật dụng cần thiết như:
giá thể, khay trồng…và giá thể phải được xử lý hạn chế mầm bệnh lây nhiễm cho cây.
- Thao tác lấy cây khỏi ống nghiệm và thao tác trồng phải nhẹ nhàng cẩn thận,
tránh làm tổn thương các bộ phận của cây để hạn chế sự xâm nhập của nấm bệnh từ
môi trường ngoài.
- Kỹ thuật chăm sóc:


 
13 
 


×