Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.34 KB, 5 trang )


PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO NÚI THÀNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN HIỀN
=========  =========
(DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG)
MÔN : ĐẠO ĐỨC LỚP 3
BÀI : QUAN TÂM GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM
LÁNG GIỀNG

GV: NGUYỄN THỊ THU THỦY
Đơn vị : Tổ 3
Tháng 11 năm 2008
GIÁO ÁN
MÔN ĐẠO ĐỨC
Tuần 34: (DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG)
Bài : QUAN TÂM GIUP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG
A. Mục tiêu:
Học sinh hiểu:
- Thế nào là quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. Sự cần thiết phải
quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng. Khi được giúp đỡ khó khăn của họ sẽ
giải quyết và vẫn nhẹ đi do vậy tình cảm hàng xóm láng giềng sẽ gắn bó hơn.
- Học sinh quan tâm : Giúp đỡ hàng xóm láng giềng trong cuộc sống
hàng ngày bằng việc làm vừa sức với lứa tuổi mình.
* Học sinh có thái độ tôn trọng, quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
B- Đồ dùng dạy học:
- Tư liệu nội dung tiểu phẩm "Chuyện hàng xóm"
- Các phiếu bài tập cho hoạt động 2 và hoạt động 3.
- Các dụng cụ đóng vai cho hoạt động 3.
C- Các hoạt động dạy - học:
I- Bài cũ:
- Tuần trước các em học bài gì?


- Kiểm tra 2 em
- Hỏi : Vì sao phải chăm sóc cây trồng
và vật nuôi?
- Hỏi 2: Mọi người cần làm gì với vật
nuôi cây trồng?
- Chăm sóc cây trồng vật nuôi.
- Vì nó mang lại lợi ích và niềm vui cho
mọi người.
- Mọi người phải cần quan tâm, chăm
sóc chu đáo đến vật nuôi cây trồng.
II- Bài mới :
* Khởi động: Cả lớp hát bài : "Bầu ơi ..."
1/ Giới thiệu bài : Ghi đề
2/ Hoạt động 1: Yêu cầu học sinh đóng tiểu phẩm "Chuyện hàng xóm"
- Một nhóm 5 em được giao nhiệm vụ lên đóng tiểu phẩm
- Học sinh dưới lớp xem tiểu phẩm:
- Nội dung: Chuyện hàng xóm
Vào một buổi chiều cuối Thu, bầu trời xám xịt, mây đen ùn ùn kéo đến, có
một ông cụ mắt mù chống gậy đi ngoài đường tìm nhà của người con trai. tình cờ
ông cụ gặp bốn Hà, Đức, Tuấn, Quang đang chơi bi ven đường. Ông hỏi:
- Cháu nào biết nhà chú Hùng chỉ giúp ông với.
Hà nghe vậy liền nói:
- À chắc đây có thể là bố của chú Hùng phải làm gì bây giờ nhĩ!
Quang nói: - Chú Hùng là người hàng xóm của chúng mình. Hay là mình
không chơi nữa dẫn ông cụ đến nhà chú Hùng ở cuối xóm cách đây một cây số, để
kẻo trời mưa ướt cóng ông cụ mất!
2
Tuấn nói chen vào: "Kệ mặc ông cụ, tụi mình cứ tiếp tục chơi đi"
Hà tiếp lời: "Hay là mình dẫn ông cụ vào nhà mình nghỉ tạm, rồi chờ bố mình
về chở ông cụ đến nhà chú Hùng"

Tuấn liền nói: "Tớ sợ lắm, nhỡ đó không phải là bố chú Hùng mà là một ông
cụ giả vờ thì sao. Dạo này có nhiều kẻ lừa đảo lắm. Mà ông cụ vào nhà không
khéo"
Đức chặc lưỡi: "Thôi, cãi nhau làm gì việc của hàng xóm, tụi mình đừng bận
tâm. Chúng mình cứ chơi tiếp đi". Cuối cùng Hà quyết định dẫn ông cụ về nhà
mình nghỉ tạm.
* Giáo viên nêu câu hỏi hướng dẫn:
H1: Em đồng ý với cách xử lý của bạn
nào? Vì sao?

H2: Qua tiểu phẩm trên em rút ra được
bài học gì?
* GV chốt lại lời giải đúng
* Giáo viên tóm lại: - Hàng xóm láng
giềng là những người sống bên cạnh,
gần gũi với gia đình ta. Bởi vậy chúng
ta cần quan tâm giúp đỡ họ lúc họ gặp
khó khăn cũng như hoạn nạn.
- HS thảo luận nhóm đôi
- Đại diện nhóm trả lời - 4 nhóm
- HS cả lớp và giáo viên nhận xét.
- Em đồng ý với cách xử lý của bạn
Quang và Hà. Vì bạn Quang và Hà có
tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm giúp
đỡ hàng xóm.
- Qua tiểu phẩm trên em rút ra được bài
học hàng xóm là những người sống bên
cạnh mình, cần phải giúp đỡ hàng xóm
để tình cảm được gắn bó hơn.
3/ Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến

* Mục tiêu: Học sinh biết bày tỏ thái độ của mình trước những ý kiến quan niệm
liên quan đến việc quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
* Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành nhóm 4
- Giải thích cho các em hiểu về ý nghĩa của câu tục ngữ.
- Yêu cầu các ý đúng ghi Đ hay các ý sai ghi S vào 
+ GV phát phiếu thảo luận
+ GV tiếp nhận thông tin phản hồi
- HS thảo luận nhóm bày tỏ thái độ.
- Đại diện từng nhóm lên trình bày, các
nhóm khác góp ý kiến bổ sung
 a/ Hàng xóm tắt lửa tối đèn có nhau
 b/ Đèn nhà ai nhà nấy rạng
 c/ Quan tâm giúp đỡ hàng xóm là biểu hiện của tình lành nghĩa xóm
 d/ Trẻ em cũng cần quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng các việc làm
phù hợp với khả năng
 e/ Chỉ quan tâm giúp đỡ hàng xóm khi họ yêu cầu mình giúp đỡ.
* Giáo viên kết luận: Các ý a, c, d là đúng. Các ý b, e là sai
Hàng xóm láng giềng cần quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Dù còn nhỏ tuổi, các em
cũng cần biết làm các việc phù hợp với sức mình để giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
3
4- Hoạt động 3: Xử lý tình huống và đóng vai
* Mục tiêu: Học sinh có kỹ năng ra quyết định và ứng xử đúng với hàng xóm láng
giềng trong một số tình huống phổ biến
* Cách tiến hành:
- GV chia nhóm 6
- Phát phiếu giao việc cho cả nhóm
* Nhóm 1: Tình huống 1: Bác Tuấn có
việc vội đi đâu đó từ sớm, bác nhờ em
trông nhà giúp

* Nhóm 2: Tình huống 2: Bác Hải ở
cạnh nhà em bị cảm, bác nhờ em đi gọi
hộ con gái bác đang làm ngoài đồng.
* Nhóm 3: Tình huống 3: Khách của gia
đình bác Tú đến chơi mà cả nhà đi vắng
hết. Người khách nhờ em chuyển gúp
cho Bác Tú lá thư.
* Nhóm 4: Tình huống 4: Thấy bà Lan
vừa phải trông bé Bi, vừa phải thổi cơm.
Hà chạy lại xin được trông bé Bi giúp
bà.
- Các nhóm thảo luận
- Các nhóm đóng vai
- Cả lớp trao đổi nhận xét
- Tình huống 1: Theo em, em nên trông
hộ nhà Bác Tuấn
- Tình huống 2: Em đi gọi người nhà
giúp bác Hải
- Tình huống 3: Em nên cầm giúp thư,
khi bác Tú về sẽ đưa lại.
- Tình huống 4: Hà làm thế là đúng. Nhờ
Hà giúp đỡ bà Lan sẽ đỡ vất vả hơn khi
làm công việc của mình.
* GV tóm lại:
Mọi người không nên sống xa gia đình, xa hàng xóm láng giềng, cần quan tâm giúp
đỡ hàng xóm để thắt chặt hơn mối quan hệ tình cảm tốt đẹp này.
5- Hoạt động 4: Liên hệ thực tế
GV liên hệ thực tế - Giáo dục
Qua bài học này không những các em biết quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng
mà cần phải biết quan tâm giúp đỡ bạn bè trong lớp mình.

- Trong lớp mình bạn nào có hoàn cảnh khó khăn? HS nêu
- Trong lớp mình em nào đã làm những
việc thể hiện sự quan tâm giúp đỡ bạn
bè, hàng xóm láng giềng hãy kể cho cô
và các bạn cùng nghe?
- HS kể những việc mình đã làm thể hiện
sự quan tâm giúp đỡ bạn bè, hàng xóm
láng giềng
GV và HS nhận xét tuyên dương
* GV cho học sinh đọc nghi nhớ:
"Người xưa đã nói chớ quên
Láng giềng tối lửa, tắt đèn có nhau
Giữ gìn tình nghĩa tương giao
Sẵn sàng giúp đỡ khác nào người thân"
6- Dặn dò :
- Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương các em hoạt động tích cực.
- Dặn dò HS về nhà thực hiện tốt những điều đã học, những điều nên làm giúp đỡ
hàng xóm láng giềng, học thuộc khổ thơ.
- Chuẩn bị tiết 2.
4
5

×