Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng ta trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.2 KB, 12 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

------------

BÀI TẬP NHÓM
MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ BÀI SỐ 5
Trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và
sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng ta trong việc
xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân hiện nay


Nhóm: 3
Lớp: 4039
Lớp thảo luận: 4039A
LỜI MỞ ĐẦU
Ðại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống quý báu của dân tộc ta, được hun
đúc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, là sức mạnh giúp dân tộc ta
vững bước đến ngày nay cho dù đã trải qua bao nhiêu khó khăn, thử thách. Tinh
thần đoàn kết của dân tộc ta đã được chứng minh bằng sự phát triển của nó qua
quá trình dựng và giữ nước của ông cha ta. Từ các đời vua Hùng Vương nhân
dân ta đã biết đứng dậy cùng nhau đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Từ thời Bà
Trưng, Bà Triệu… cho đến Trần Nhân Tông, Nguyễn Huệ những vị anh hùng
kiên cường bất khuất này có được chiến thắng không chỉ nhờ vào chiến lược hay
mà còn nhờ vào sự ủng hộ tinh thần đoàn kết quyết tâm chống giặc của nhân dân
ta. Đó cũng chính là động lực giúp nhân dân ta vượt qua mọi rào cản ngoại xâm
và ngày càng khẳng định rõ hơn về quyền lãnh thổ của đất nước bằng sự chung
sức, chung lòng. Với sự quyết tâm thắt chặt sợi dây đoàn kết, thêm một lần nữa
đã đưa ta thoát khỏi nanh vuốt của thực dân Pháp, của đế quốc Mỹ. Nhân dân dù
trên núi cao hay miền xuôi, từ nơi thôn quê hẻo lánh cho đến thành thị, bằng


cách thức của mình đã hòa hợp với nhau, cùng chung một ý chí “không có gì
quý hơn độc lập, tự do” đã cùng nhau đánh đuổi quân xâm lược. Những chiến
thắng trong lịch sử đã một lần nữa khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao:
“Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” của ông cha ta.
Dù việc khó đến mấy thì khi có tinh thần đoàn kết ta cũng dễ dàng thực hiện
được.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về đại đoàn kết là tư tưởng nổi bật,
có giá trị trường tồn đối với quá trình phát triển của dân tộc ta và của toàn nhân


loại, không chỉ ở thời chiến tranh mà còn có ý nghĩa quan trọng trong thời đại
ngày nay. Đó là tư tưởng xuyên suốt và nhất quán trong tư duy lý luận và trong
hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh và đã trở thành chiến lược cách mạng của
Đảng ta, gắn liền với những thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Bởi vậy, nhóm 3 bọn
em xin chọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và sự vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng ta trong việc xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân hiện nay” để làm rõ hơn vấn đề này.

1.
a.

NỘI DUNG
Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, đảm bảo thành công của cách
mạng:
Hồ Chí Minh cho rằng những cuộc đấu tranh cứu nước của dân ta cuối thế kỉ

XIX đầu thế kỉ XX thất bại là do cả nước không đoàn kết thành một khối thống
nhất mà rời rạc lẻ tẻ. Bởi vậy, theo Hồ Chí Minh muốn đưa cách mạng đến thắng
lợi phải có lực lượng cách mạng đủ mạnh mẽ bởi vậy phải đoàn kết, quy tụ mọi

lực lượng cách mạng thành một khối thống nhất vững chắc. Do đó, tư tưởng đại
đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh trở thành vấn đề có ý nghĩa chiến lược, nó là
một tư tưởng cơ bản, nhất quán xuyên suốt chặng đường Cách mạng Việt Nam.
Nói về đoàn kết, Hồ Chí Minh đã đưa ra những luận điểm như: “Đoàn kết là
sức mạnh của chúng ta”; “Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi”; …và
đặc biệt là câu nói”: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết – Thành công, thành
công, đại thành công”.
b.

Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân
tộc:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cả đường

lối, chủ trương của Đảng. Hồ Chí Minh cũng đã rất nhiều lần khẳng định “Đoàn
kết là sức mạnh, là then chốt của thành công” . Điều đó đòi hỏi Đảng phải xây


dựng được một đường lối chiến lược khoa học, phù hợp với nguyện vọng, quyền
lợi của đại đa số dân chúng để thu hút và phát huy triệt để sức mạnh của quần
chúng vào sự nghiệp đấu tranh cách mạng. Đại đoàn kết dân tộc là sự nghiệp của
quần chúng, do quần chúng, vì quần chúng. Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp,
hướng dẫn, chuyển những đòi hỏi khách quan, tự phát của quần chúng thành
những đòi hỏi tự giác, thành hiện thực, có tổ chức, thành sức mạnh vô địch trong
cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh phúc cho con
người
c. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân:
Hồ Chí Minh đã dùng khái niệm đại đoàn kết dân tộc để định hướng cho
việc xây dựng khối đoàn kết toàn dân trong suốt tiến trình của cách mạng Việt
Nam. Nói đến đại đoàn kết dân tộc cũng có nghĩa là phải tập hợp được mọi
người dân vào một khối trong cuộc đấu tranh chung. Muốn thực hiện được đại

đoàn kết toàn dân thì phải kế thừa truyền thống yêu nước – nhân nghĩa – đoàn
kết của dân tộc, phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng với con người.
Hồ Chí Minh khẳng định lực lượng chính của cách mạng chính là khối đại
đoàn kết dân tộc và lực lượng quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc không
phải lực lượng nào xa lạ mà chính là quần chúng nhân dân. Dù hiểu theo nghĩa
là số đông bao gồm các giai cấp tầng lớp khác nhau hay là một cá nhân cụ thể
thì chúng ta thấy rằng dân, nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh luôn luôn là
chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc. Trước hết Hồ Chí Minh đã khẳng định vai
trò chủ thể của dân, nhân dân trong khối đại đoàn kết dân tộc và Hồ Chí Minh
luôn đánh giá cao vai trò của chủ thể này. Người đã từng có câu nói: “sự đồng
tâm của đồng bào ta đúc thành bức tường đồng xung quanh tổ quốc dù địch có
hung tàn xảo quyệt đến mức độ nào , đụng đầu vào bức tường đó cũng phải thất
bại” hay một câu hò của nhân dân Quảng Bình được Hồ Chí Minh đánh giá rất
cao đã từng được dẫn lại để khẳng định vai trò của quần chúng nhân dân “dễ
mười lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân chịu cũng xong”. Như vậy, quần


chúng nhân dân là lực lượng quan trọng nhất, quyết định nhất, là chủ thể chính
để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
Và trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc là tập hợp bao gồm các
tầng lớp giai cấp các đảng phái tôn giáo không phân biệt trong phạm vi quốc gia
dân tộc Việt Nam và tập hợp đông đảo quốc tế thì ở đây Hồ Chí Minh cho rằng
để mà xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc một cách rộng rãi và đông đảo
thì theo Hồ Chí Minh là phải thật thà, đoàn kết một cách chân thành xóa bỏ định
kiến mặc cảm. Đặc biệt là khi chúng ta có Đảng có mặt trận Việt Minh thì một
số người trong mặt trận Việt Minh cho rằng lực lượng chính của cuộc Cách
Mạng Việt Nam chính là mặt trận Việt Minh. Nhưng Hồ Chí Minh vẫn khẳng
định đó là không chỉ những người trong mặt trận Việt Minh mà ở các lực lượng
khác đều là thành viên của khối đại đoàn kết dân tộc. Trong việc xây dựng khối
đại đoàn kết dân tộc ở đây là không phân biệt giai cấp tôn giáo đồng bào trong

nước hay kiều bào nước ngoài mà phải thật thà đoàn kết với nhau.
d. Điều kiện để thực hiện đại đoàn kết dân tộc
Hồ Chí Minh luôn nâng cao tinh thần nhân văn khoan dung độ lượng của
người Việt Nam “đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”, phải biết tạo
điều kiện cho những người có khuyết điểm nhưng biết hối cải hướng thiện để họ
có thể thể hiện được vai trò của mình trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân
tộc. Lòng khoan dung độ lượng của Hồ Chí Minh không phải là một sách lược
nhất thời hay một thủ đoạn chính trị mà chính là sự tiếp nối kế thừa truyền thống
nhân ái, bao dung của dân tộc. Đó cũng là một tư tưởng nhất quán được thể hiện
trong đường lối của Đảng đối với những người làm việc dưới chế độ cũ và
những người nhất thời lầm lỗi nhưng biết hối cải. Hồ Chí Minh thường dùng
biểu tượng năm ngón tay thì cũng có ngón ngắn ngón dài nhưng đều là tổng thể
đôi bàn tay, người trong một nước thì cũng có người thế này người thế kia
nhưng đều là con dân nước Việt đều là con rồng cháu tiên vì vậy phải sẵn sàng
đoàn kết với nhau. Trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc thì Hồ Chí


Minh luôn nhấn mạnh truyền thống con rồng cháu tiên chung cha chung mẹ của
dân tộc ta để kêu gọi tập hợp nhân dân trong một khối thống nhất. Hồ Chí Minh
rất hay dung từ “đồng bào” bên cạnh những từ “nhân dân”, “quần chúng nhân
dân”,.. bởi nó vừa khơi gợi truyền thống con rồng cháu tiên của dân tộc Việt
Nam đồng thời cũng là sự khẳng định sự gắn kết mạnh mẽ chặt chẽ của con
người Việt Nam từ quá trình dựng nước tới quá trình giữ nước hiện nay. Trong
việc xây dựng khối đại đoàn kết, Hồ Chí Minh cho rằng phải tập hợp rộng rãi tất
cả mọi thành phần trong xã hội Việt Nam trong một khối thống nhất, tuy nhiên
cũng cần phải có nền tảng gốc rễ để xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc.
Nền tảng để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc không phải lực lượng nào
khác mà là liên minh công nông, lao động trí óc. Hồ Chí Minh ví liên minh công
nông, lao động trí óc giống như cái nền của nhà, cái gốc của cây. Nền có vững
gốc có tốt mới có thể xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc một cách rộng rãi và

chặt chẽ vì vậy phải rất chú ý đến tính chặt chẽ cũng như là sự gắn kết trong liên
minh công nông.
Mẫu số chung để quy tụ tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân chính là nền độc
lập của tổ quốc là tự do hạnh phúc của nhân dân tất cả mọi giai cấp, tầng lớp,
lực lượng đảng phái đều quan tâm đến độc lập của tổ quốc, hạnh phúc của bản
thân khi tham gia khối đại đoàn kết dân tộc cho nên đây chính là điểm chung
nhất để quy tụ tất cả mọi người trong khối đại đoàn kết toàn dân.
e. Mặt trận dân tộc thống nhất – hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết
dân tộc:
Trong quan niệm của Hồ Chí Minh thì đại đoàn kết không chỉ dừng lại ở
khẩu lệnh ở những lời kêu gọi mà phải được thể hiện trong thực tiễn. Bởi vậy
đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất. Đại đoàn kết dân
tộc biến thành sức mạnh vật chất thành lực lượng vật chất có tổ chức là mặt trận
dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng.


Hồ Chí Minh làm rõ đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất
vì quần chúng nhân dân dù có hàng trăm hàng triệu người cũng chỉ là số đông
không có sức mạnh nếu như không được hướng dẫn không được tập hợp và hoạt
động theo một mục tiêu xác định. Vì theo chúng ta thấy những phong trào yêu
nước của ta thời kì trước thất bại do chưa có định hướng nhưng cũng bởi chưa
có sự tập hợp hướng dẫn hoạt động theo một mục tiêu xác định. Đoàn kết ở đây
không chỉ là tập hợp một cách lỏng lẻo mà còn phải có những đường lối chặt chẽ
chính sách rõ ràng. Tổ chức thể hiện sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc
chính là mặt trận dân tộc thống nhất, quy tụ tổng hợp các tầng lớp giai cấp
trong một khối thống nhất.

-

Nguyên tắc xây dựng mặt trận

Thứ nhất, mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng trên nền tảng liên
minh công nông, lao động trí óc, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, từ đó
mở rộng mặt trận, làm cho mặt trận thực sự trở thành một tổ chức chính trị
rộng lớn quy tụ được lực lượng của cả dân tộc, tập hợp được lực lượng của

-

toàn dân, kết thành một khối vững chắc.
Thứ hai, mặt trận phải hoạt động trên nguyên tắc hiệp thương dân chủ, lấy lợi
ích của dân tộc và nhân dân làm cơ sở để củng cố và không ngừng mở rộng.
Lợi ích của dân tộc và nhân dân chính là Tổ quốc được thống nhất độc lập,
xã hội giàu mạnh công bằng, dân chủ, văn minh bởi vậy phải đặt lợi ích tối

-

cao đó lên trên hết.
Thứ ba, phải đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, chân thành giúp đỡ nhau cùng tiến
bộ. Người đã từng viết: “Đoàn kết thật sự nghĩa là mục đích phải nhất trí và
lập trường cũng phải nhất trí. Đoàn kết thật sự nghĩa là vừa đoàn kết vừa
đấu tranh, học hỏi những cái tốt của nhau, phê bình những cái xấu cái sai
của nhau và phê bình trên lập trường thân ái, vì nước, vì dân”.
Trong tổ chức mặt trận này, Đảng cộng sản Việt Nam vừa là thành viên của

mặt trận vừa là lực lượng lãnh đạo mặt trận. Đảng lãnh đạo mặt trận bằng việc
đề ra các chủ trương đường lối lớn nêu cao phương pháp giáo dục thuyết phục.


Trong tổ chức mặt trận này Đảng tồn tại trước hết là một thành viên, là một đảng
phái như các đảng phái khác giai cấp khác,.. Đảng trước hết phải thể hiện là một
thành viên tích cực nhất trung thành nhất thì mới được những lực lượng khác

thừa nhận vì nếu đảng không phải lực lượng tích cực nhất tiên phong nhất thì cái
vai trò này cũng không được thừa nhận. Trong lãnh đạo của Đảng ở đây vẫn
phải tuân thủ nguyên tắc hiệp thương dân chủ. Đảng phải chủ trương các đường
lối lớn mang tính định hướng mang tính vận động giáo dục thuyết phục. Hồ Chí
Minh đã từng nhắc nhở cán bộ đảng viên trong di chúc rằng: “Không phải ta cứ
viết lên trán chữ cộng sản mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến
những người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm
mực thước cho người ta bắt chước”. Tóm lại, trước khi có vai trò lãnh đạo thì
Đảng phải là thành viên ưu tú nhất, tiên phong nhất có khả năng đưa ra những
đường lối định hướng đúng đắn cho mặt trận hoạt động hiệu quả để xây dựng
khối đại đoàn kết dân tộc chặt chẽ hiệu quả.
2. Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng ta trong việc xây dựng khối
đại đoàn kết toàn dân hiện nay:
Hiện nay, khối đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh công nhân –
nông dân – lao động trí óc dưới sự lãnh đạo của Đảng tiếp tục được mở rộng và
tăng cường trên cơ sở thống nhất về mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ , văn minh. Trung ương Đảng đã đưa ra những nghị quyết, chủ
trương, chính sách như Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa IX về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vì “Dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, về công tác dân tộc, về công
tác tôn giáo; Nghị quyết số 36-NQ/TW của bộ chính trị khóa IX về công tác đối
với người Việt Nam ở nước ngoài; Đảng nêu cao ngọn cờ đại đoàn kết dân tộc
mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, chủ trương xoá bỏ mọi thiên kiến mặc
cảm, hận thù trong quá khứ, đoàn kết mọi lực lượng người Việt Nam trong nước
và Việt kiều ở nước ngoài vào sự nghiệp xây dựng đất nước, lấy liên minh công


- nông - trí làm nòng cốt cho khối đoàn kết toàn dân. Nghị quyết 07/NQ-TW của
Bộ Chính trị ngày 27-11-1993 Về đại đoàn kết dân tộc và tăng cường Mặt trận
dân tộc thống nhất đã phản ánh tập trung nhất sự kế thừa, phát triển tư tưởng

đại đoàn kết Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới ; …Những nghị quyết đó là
cơ sở hết sức quan trọng để chăm lo cho các giai tầng trong xã hội.
Các thế lực thù địch của cách mạng luôn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo
và nhân quyền để kích động, chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, các tôn giáo,
phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây phương hại lợi ích chung của đất
nước. Bởi vậy, thực hiện tốt chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo chính là góp
phần khắc phục sự kỳ thị, chia rẽ các dân tộc, các tôn giáo; khắc phục tư tưởng
tự ti, mặc cảm dân tộc, mặc cảm tôn giáo, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
hướng tới thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh. Về vấn đề đoàn kết tôn giáo, Đảng thực hiện quyền bình
đẳng tín ngưỡng tôn giáo trong môi trường đại học, mọi sinh viên đều có quyền
bình đẳng tín ngưỡng tôn giáo, không phân biệt sinh viên có theo tôn giáo hay
không theo tôn giáo. Trong các kì bầu cử của quốc hội cũng có rất nhiều đại biểu
đại diện của Hội Phật giáo, các tăng ni Phật tử, thể hiện quyền bình đẳng giữa
Đảng ta và giáo dân. Đảng quan tâm đến sự đoàn kết giữa 54 dân tộc an hem
trên đất nước ta. Đảng thực hiện những chính sách hỗ trợ những trẻ em nghèo ở
vùng cao, dân tộc thiểu số được đến trường, hỗ trợ kinh tế cho bà con dân tộc
trồng trọt chăn nuôi. Đảng ta cũng quan tâm đến đời sống của những kiều bào
Việt Nam sinh sống ở nước ngoài bằng việc đặt các tổ chức của Việt Nam ở
nước ngoài để trực tiếp gần gũi hỗ trợ họ hoặc gửi thư thăm hỏi đến các cộng
đồng người Việt ở nước ngoài để thể hiện tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.

KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết có một vai trò rất quan trọng. nó
không chỉ là lời giải đáp đúng đắn cho những bài toán của Cách mạng vào thời


điểm trước mà trong suốt chiều dài lịch sử cho tới ngày nay nó vẫn giữ nguyên
giá trị. Tư tưởng đó đã ăn sâu vào trong hang triệu con người Việt Nam để biến
nó thành sức mạnh để giải phóng dân tộc khỏi áp bức, xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc giải quyết vấn đề dân tộc có thể sẽ
thuận lợi hơn, song phần nhiều là phức tạp hơn, do đó, đòi hỏi chúng ta phải
thường xuyên đổi mới và thực hiện tốt chính sách dân tộc nhằm giải quyết tốt
vấn đề dân tộc đặng góp phần củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
Đây thực sự là sự nghiệp của toàn dân mà trực tiếp là của cộng đồng các dân tộc
thiểu số ở Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Điều đó cũng đòi hỏi việc mở
rộng và phát huy dân chủ trong xã hội, hoàn thiện và hiện thực hóa chính sách
dân tộc là tất yếu khách quan, trong đó cần thực hiện đầy đủ các hình thức dân
chủ (dân chủ đại diện, dân chủ trực tiếp và chế độ tự quản của cộng đồng dân
cư), đồng thời phải giữ vững kỷ cương xã hội và đạo lý dân tộc.

 Danh mục tài liệu tham khảo:
-

Tư tưởng Hồ Chí Minh – Nhận thức và vận dụng / Nguyễn Mạnh Tường

-

(Chủ biên) – NXB Tư pháp 2013
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh / NXB Chính trị Quốc gia, 2003
/>
-

d-ee3c-4053-8eef-6fcd10744f54&ID=225
/>

-

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc / PGS.TS Trần Quang Nhiếp
Chiến lược đại đoàn kết Hồ chí Minh / PGS Phùng Hữu Phú (Chủ biên) –

NXB Chính trị Quốc gia




×