Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Quy hoạch ẩm thực đường phố tại phố đi bô nguyễn huệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.95 MB, 26 trang )

MỤC LỤC

I. GIỚI THIỆU SƠ NÉT VỀ PHỐ ĐI BỘ NGUYỄN HUỆ...........................................1
II. LÝ DO ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ/VỈA HÈ TẠI PHỐ ĐI
BỘ NGUYỄN HUỆ.......................................................................................................2
1. Thực trạng ẩm thực đường phố tại phố đi bộ..........................................................2
2. Kinh nghiệm của các quốc gia khác........................................................................5
3. Mô hình đề xuất....................................................................................................10
3.1. Mô hình..........................................................................................................10
3.2. Giải pháp triển khai thực hiện.........................................................................13
4. Phí bán hàng.........................................................................................................19
5. Quản lý nhà nước..................................................................................................20
KẾT LUẬN.................................................................................................................21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................22
PHỤ LỤC 1 BẢNG THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG...........................................................23
PHỤ LỤC 2 GIÁ THUÊ MẶT BẰNG TẠI ĐƯỜNG NGUYỄN HUỆ......................24
..................................................................................................................................... 24


Quy hoạch phát triển Ẩm thực đường phố tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ

I. GIỚI THIỆU SƠ NÉT VỀ PHỐ ĐI BỘ NGUYỄN HUỆ
Thời Pháp thuộc, đường Nguyễn Huệ chính là kênh đào Chợ Vải dẫn từ bờ sông
Sài Gòn (bến Bạch Đằng ngày nay) vào tận dinh Xã Tây (nay là trụ sở UBND TP. Hồ
Chí Minh). Kênh Chợ Vải là tuyến giao thông đường thủy để các tàu buôn cung cấp
hàng hóa cho chợ Bến Thành cũ nằm bên bờ sông Bến Nghé và các tàu chở quân nhân
vào thành được lưu thông dễ dàng. Dọc hai bờ kênh là hai con đường mà người Pháp
đặt tên là Charner và Rigault. Năm 1887, Pháp cho lấp kênh và sát nhập hai con đường
thành đại lộ Charner. Đầu đại lộ Charner (phía trước mặt trụ sở UBND TP. Hồ Chí
Minh ngày nay) là địa điểm ban nhạc hải quân Pháp thường trình diễn vào những dịp
lễ trang trọng. Đại lộ Charner được đổi tên thành đại lộ Nguyễn Huệ vào năm 1956 và


trở thành con đường đẹp nhất Sài Gòn thời đó.

Đường Nguyễn Huệ những năm 1950 - 1960 (nguồn: Internet)
Hiện đường Nguyễn Huệ đã được nâng cấp, cải tạo thành phố đi bộ có chiều dài
670m, rộng hơn 60m, gồm 2 phần với điểm nối là vòng xoay Cây Liễu. Phần công
viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh (từ đường Lê Thánh Tôn đến đường Lê Lợi) đặt
tượng đài Bác Hồ bằng hợp kim đồng cao 7,2m, tư thế hướng mặt về sông Sài Gòn.
Phần quảng trường Nguyễn Huệ (từ đường Lê Lợi đến đường Tôn Đức Thắng) gồm
một trục đường đi bộ ở giữa lát đá granite dày 10cm, hai bên là hai làn đường dành
cho phương tiện lưu thông. Ngăn cách giữa trục đường đi bộ và hai làn đường là
những hàng cây xanh xen kẽ các bồn hoa. Trên các hàng cây lắp đặt hệ thống phun
sương mở vào giờ nhất định để làm mát không khí, ngăn bụi và tạo độ ẩm cho cây
phát triển. Quảng trường còn được lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng nghệ thuật, nhạc
nước hiện đại, 2 khu tầng hầm bố trí trung tâm giám sát và điều khiển hệ thống
1

GVHD: TS. Trịnh Tú Anh

Nhóm: RUBIK


Quy hoạch phát triển Ẩm thực đường phố tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ

camera, chiếu sáng, nhạc nước, nhà vệ sinh công cộng... Phố đi bộ Nguyễn Huệ sẽ là
nơi tổ chức các buổi diễu hành, mít tinh, lễ hội đường phố, đường hoa, hoạt động triển
lãm văn hóa, thể thao, biểu diễn nghệ thuật… của thành phố. Phố đã được phủ sóng
wifi miễn phí 24/24 giờ phục vụ du khách tham quan với cổng dung lượng đầu ra có
tốc độ 1GB/giây, đảm bảo nhiều người có thể truy cập cùng lúc.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ ngày nay (Nguồn: internet)

II. LÝ DO ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ/VỈA HÈ TẠI
PHỐ ĐI BỘ NGUYỄN HUỆ
1. Thực trạng ẩm thực đường phố tại phố đi bộ
Phố đi bộ Nguyễn Huệ là tuyến phố có vị trí đẹp, thuộc trung tâm thành phố, là
một nơi tham quan, vui chơi thu hút người dân thành phố, khách trong nước và khách
nước ngoài bởi những yếu tố:
- Xung quanh là những tòa nhà được xây dựng từ thời Pháp thuộc có kiến trúc
lâu đời và mang yếu tố văn hóa lớn như trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố, Nhà hát
Thành phố, thương xá Tax (dự kiến sẽ mở lại khi tuyến Metro hoàn thành), khách sạn
Majestic, các tòa nhà chung cư cũ…. và kết nối ra xung quanh là những công trình
khác như Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện trung tâm thành phố, dinh Độc Lập, Bảo tàng
thành phố, bến Bạch Đằng.

2

GVHD: TS. Trịnh Tú Anh

Nhóm: RUBIK


Quy hoạch phát triển Ẩm thực đường phố tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ

Trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố

Thương xá Tax

Nhà thờ Đức Bà

Bưu điện trung tâm thành phố


Chung cư cũ có cửa hàng trên phố Nguyễn Huệ

Bến Bạch Đằng Sài Gòn

- Bên cạnh những công trình kiến trúc giá trị lâu đời thì tuyến phố còn có những
công trình kiến trúc hiện đại của thế kỷ 21 như tòa nhà Bitexco, khách sạn 6 sao đầu
tiên của Việt Nam Times Squrare…

Tòa nhà Bitexco

Khách sạn - thương mại Saigon Times Square

3

GVHD: TS. Trịnh Tú Anh

Nhóm: RUBIK


Quy hoạch phát triển Ẩm thực đường phố tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ

- Công trình ga tàu điện ngầm đầu tiên của thành phố đang được triển khai thi công
- Từ phố đi bộ Nguyễn Huệ có các tuyến đường nhánh như Lê Lợi, Mạc Thị
Bưởi, Ngô Đức Kế, Tôn Thất Thiệp, Huỳnh Thúc Kháng, Đông Du, Hải Triều kết nối
ra các điểm tham quan của thành phố, khu vực ăn uống sầm uất…
Với những yếu tố đắc địa về vị trí thì giá thuê mặt bằng tại các vị trí trên đường
Nguyễn Huệ thuộc hàng cao nhất thành phố Hồ Chí Minh, khu Nguyễn Huệ với diện
tích khoảng 3,5m2 cũng có giá thuê hơn 1.650 USD/tháng (37 triệu đồng), giá thuê mặt
bằng cao sẽ được các chủ cửa hàng tính vào chi phí dịch vụ (giá bán đồ ăn và thức
uống) mà người sử dụng phải trả.

Tuy nhiên, khách hàng đến với phố đi bộ Nguyễn Huệ có nhiều phân khúc:
- Thu nhập từ phân khúc cao đến thấp
- Từ lao động phổ thông cho đến lao động trí thức
- Khách trong nước và nước ngoài
Do vậy, các mô hình nhà hàng, cà phê sang trọng dành cho đối tượng khách
hàng có thu nhập khá trở lên, trong khi đó, phân khúc này đang phần nào bão hòa do
sự xuất hiện của hàng loạt thương hiệu trong và ngoài nước, nhắm đến cùng một đối
tượng khách hàng.
Một số khách hàng sẽ có xu hướng tìm đến những quán vỉa hè, xe đẩy do thu
nhập và cả văn hóa thích ăn uống ở vỉa hè, không những vậy khách du lịch thường có
xu hướng thưởng thức “ẩm thực đường phố” hơn là vào những nhà hàng sang trọng.
Ngoài ra, những món ăn bình dân hoặc nước uống như nước suối, nước ngọt thì
thường do những người buôn bán trên vỉa hè và cả trong lòng phố đi bộ bởi sự linh
hoạt, tiện lợi với giá cả phải chăng nhưng không phù hợp quy định của pháp luật. Tình
trạng kinh doanh lấn chiếm vỉa hè xảy ra do đối tượng kinh doanh đa phần là người lao
động có hoàn cảnh khó khăn, chưa có điều kiện chuyển đổi nghề nghiệp.
Qua khảo sát một số người đang buôn bán trên vỉa hè thì nguyện vọng của họ
đa phần là muốn được buôn bán hợp pháp với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương,
không muốn nơm nớp lo sợ khi lực lượng quản lý đô thị đến lập biên bản.

4

GVHD: TS. Trịnh Tú Anh

Nhóm: RUBIK


Quy hoạch phát triển Ẩm thực đường phố tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ

Cảnh bán hàng rong nhếch nhác trên phố đi bộ Nguyễn Huệ

Những gánh hàng rong (những xe đẩy hàng rong, những mẹt hàng rong…) là
một phần của mạng lưới phân phối hết sức hiệu quả. Thiếu hàng rong, các chợ đầu mối
chắc chắn sẽ ngưng trệ. Thiếu hàng rong, nền nông nghiệp, thậm chí cả nền tiểu thủ
công nghiệp theo mô hình hộ gia đình nhỏ lẻ chắc chắn sẽ gặp khó khăn. Chúng ta
thường quan tâm nhiều hơn đến chuyện sản xuất. Thế nhưng, nếu không có một hệ
thống phân phối hiệu quả và phù hợp (theo kiểu hàng rong), nền sản xuất chắc chắn sẽ
bị ngưng trệ. Mà như vậy thì mất việc làm sẽ không chỉ là những người bán hàng rong,
mà cả những người sản xuất nhỏ lẻ nữa.
2. Kinh nghiệm của các quốc gia khác
Từ lâu, ẩm thực đường phố đã trở thành món khoái khẩu của nhiều người: từ
các món bánh trái hoa quả dân dã cho tới đồ nướng, bún phở; những món ăn đòi hỏi kỳ
công chế biến hơn, tất cả đều có trên vỉa hè. Thậm chí, đi du lịch chưa cần biết ở đâu
xem gì, người ta đã phải hỏi ngay: "Chỗ nào có món vỉa hè ngon nhất!".
Nhưng biết bao nhiêu cái vỉa hè như vậy cho vừa: vừa lối đi, vừa nhà cửa buôn
bán rồi cả bán hàng rong nữa? Vậy mà nhiều nước, họ vẫn nghĩ ra cách giải quyết ổn
thỏa để ai cũng vui vẻ.
Ở nước ngoài, việc bán rong trên vỉa hè được quy định như thế nào?
Thái Lan
Tại Thái Lan, dù bạn có thể thấy hàng rong ở khắp mọi nơi, dù ở cả các thành
phố lớn nhưng trên thực tế, họ vẫn có quy định về việc buôn bán hàng rong trên vỉa hè,
lề phố.

5

GVHD: TS. Trịnh Tú Anh

Nhóm: RUBIK


Quy hoạch phát triển Ẩm thực đường phố tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ


Những quầy bán hoa quả trên phố tại Thái Lan

Tại Bangkok, những người bán hàng rong phải đăng ký với cơ quan quản lý đô
thị Bangkok để có thể buôn bán một cách hợp pháp. Năm 2013, có khoảng 20,000
hàng rong buôn bán hợp pháp tại thành phố Bangkok. Những người đăng ký kinh
doanh sẽ phải đóng một khoản tiền hàng tháng.
Ngoài ra, thành phố Bangkok cũng thiết lập các khu vực công cộng làm nơi tập
trung những người bán hàng rong. Có khoảng vài trăm khu bán hàng rong ngoài trời
như vậy, rải rác trên 50 quận của thành phố.
Ngoài ra, tại nhiều tuyến đường cũng cấm bán hàng rong trong giờ cao điểm.
Ví dụ, tại đường Ratchadamri, Tha Phrachan, các xe bán hàng rong không được phép
hoạt động từ 5h đến 7h tối để nhường đường cho người đi bộ. Ngoài ra, thành phố
còn dành ra 01 ngày làm ngày quét dọn toàn thành phố, không cho phép việc bán
hàng rong diễn ra.

6

GVHD: TS. Trịnh Tú Anh

Nhóm: RUBIK


Quy hoạch phát triển Ẩm thực đường phố tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ

Một khu bán hàng rong tập trung tại Thái Lan
Hàn Quốc
Theo quy định, những người bán hàng rong tại Hàn Quốc cũng phải có giấy
phép hoạt động. Ở thành phố Seoul cũng có những khu vực được dành riêng cho các
hoạt động buôn bán hàng rong.


Singapore
7

GVHD: TS. Trịnh Tú Anh

Nhóm: RUBIK


Quy hoạch phát triển Ẩm thực đường phố tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ

Tại đảo quốc sư tử, việc bán hàng rong cũng phải đăng ký với chính quyền và
cơ quan quản lý. Những người bán hàng rong phải được tập huấn về các quy định an
toàn sức khỏe, an toàn thực phẩm trước khi được phép kinh doanh.
Chính quyền Singapore hạn chế việc bán hàng rong tại các khu phố đông đúc
phương tiện qua lại. Tuy nhiên, để đảm bảo các hoạt động cho khách du lịch và người
dân địa phương, Singapore đã mở ra khoảng 107 trung tâm ẩm thực với 15.000 gian
hàng trên khắp đất nước.
Tuy nhiên, các trung tâm ẩm thực cũng có nhiều quy định nghiêm ngặt mà
những người bán hàng phải tuân thủ, như việc không có quá nhiều gian hàng kinh
doanh giống nhau trong một khu hay mức phí mà phần lớn người bán rong phải trả là
dưới 1,500 USD.

Một khu buôn bán hàng rong tập trung tại Singapore.
Hong Kong
Tại Hong Kong, những quy định về bán hàng rong trên vỉa hè cũng rất chặt chẽ.
Việc hạn chế cấp phép cũng như chuyển nhượng giấy phép đã đẩy số hàng rong hợp
pháp tại Hong Kong từ hơn 50,000 hàng rong vào năm 1974 xuống còn 6,000 như
ngày nay.
Với nỗi lo về an toàn vệ sinh cũng như việc giảm thiểu ùn tắc giao thông tại các

tuyến đường chính, hàng rong cũng bị hạn chế rất nhiều tại Hong Kong. Nhiều người

8

GVHD: TS. Trịnh Tú Anh

Nhóm: RUBIK


Quy hoạch phát triển Ẩm thực đường phố tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ

lo ngại rằng trong tương lai khoảng 50 năm tới, những gánh hàng rong sẽ biến mất
hoàn toàn tại Hong Kong.

Các món ăn đường phố khoái khẩu tại Hong Kong
Châu Âu
Tại châu Âu, những quy định về bán hàng rong trên phố cũng được thắt chặt
nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn vệ sinh cũng như không gian đi bộ, an toàn giao thông.
Tại thành phố Viên, Áo, những người bán hàng rong phải lập bản kế hoạch,
trong đó có chi tiết những thứ như nơi họ muốn mở quầy bán rong, quầy bán rong
trông sẽ ra sao, xử lý rác thải như nào và danh sách máy móc họ muốn trang bị.

Một hàng rong trên đường phố Anh,
nơi những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm rất nghiêm ngặt.
9

GVHD: TS. Trịnh Tú Anh

Nhóm: RUBIK



Quy hoạch phát triển Ẩm thực đường phố tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ

Tại Anh, mọi thứ còn chặt chẽ hơn. Nếu một người nào đó muốn có giấy phép
kinh doanh, họ phải có bảo hiểm hợp pháp cho tất cả nhân viên, có giấy tờ chứng nhận
an toàn vệ sinh thực phẩm và đăng ký với cơ quan sức khỏe môi trường 4 tuần trước
khi đi vào hoạt động.
Tại Thụy Sỹ, một khi có giấy phép chấp thuận từ cơ quan an toàn thực phẩm, họ
có thể nộp đơn đăng ký giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên giá của nó cũng khá đắt. Hơn
nữa, Thụy Sỹ cũng không có nhiều khu vực công cộng cho hàng rong nên nếu muốn
buôn bán, họ phải "hỏi xin" những chủ kinh doanh mặt tiền trên phố khác cho họ "để
nhờ".
Còn tại Pháp, các cửa hàng có thể đặt bàn ghế trên vỉa hè nhưng bắt buộc vẫn
phải giành chỗ cho người đi bộ. Theo quy định, bàn ghế phải nằm gọn trong phần mái
hiên quy định khoảng 3-6m.

Các nhà hàng, quán cà phê tại Paris, Pháp
cũng phải tuân thủ chặt quy định về buôn bán.
3. Mô hình đề xuất
3.1. Mô hình
Xét về độ phong phú của ẩm thực đường phố, Việt Nam không hề kém cạnh với
các nước láng giềng mà còn có nền ẩm thực vô cùng phong phú với những món ăn đặc
trưng. Trong tình hình đô thị hiện nay, hàng rong không phải là một vấn đề, mà là một
10

GVHD: TS. Trịnh Tú Anh

Nhóm: RUBIK



Quy hoạch phát triển Ẩm thực đường phố tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ

giải pháp, hàng rong cung cấp việc làm. Khi các gian hàng bán vỉa hè nếu không vi
phạm các quy định về an ninh, an toàn... thì trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện
nay, vẫn nên để hoạt động. Chúng đại diện cho một loại hình kinh tế nuôi sống không
ít cư dân nghèo đô thị, buôn bán tự do, tạo nét nhộn nhịp và hấp dẫn riêng đặc trưng
của phố thị Việt Nam... người Sài Gòn bắt đầu cảm thấy vui hơn khi xuất hiện những
phố hàng rong vệ sinh tươm tất phục vụ nhu cầu ẩm thực của người dân và trải nghiệm
phương xa cho du khách trong và ngoài nước.
Sau khi nghiên cứu học tập môn Quản lý Đô thị và được sự quan tâm hướng
dẫn tận tình của tiến sĩ Trịnh Tú Anh, Nhóm Rubik chúng em xin đề xuất thành lập mô
hình “Quy hoạch phát triển ẩm thực đường phố tạipPố đi bộ Nguyễn Huệ” với tiêu chí
“đồ ăn sạch - hương vị ngon - giá cả phù hợp” nhằm mục đích:
- Hạn chế phần nào tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường để đảm bảo an toàn giao
thông, không xảy ra ùn tắc.
- An toàn vệ sinh thực phẩm được kiểm soát.
- Kiểm soát việc xả rác, nước thải nhằm phân loại rác thải tại nguồn, đảm bảo
vệ sinh môi trường.
- Xây dựng hình ảnh văn minh trong kinh doanh trên đường phố.
- Đảm bảo lợi ích người lao động.
- Hàng rong vẫn là một phần cấu thành quan trọng của nền kinh tế. Chính vì
thế, thay vì cấm đoán, kỳ thị, hãy tạo lập hành lang pháp lý và tạo điều kiện cho những
người bán hàng rong. Làm được như vậy, chúng ta vừa bảo đảm được trật tự vỉa hè,
vừa không vi phạm quyền mưu cầu hạnh phúc của những người dân phải mưu sinh
trên hè phố.
Trên cơ sở phân tích những ưu điểm và nhược điểm từ 2 khu phố ẩm thực đã
triển khai trên địa bàn Quận 1 trong thời gian vừa qua tại đường Nguyễn Văn Chiêm
và Công viên Bách Tùng Diệp.
- Khu ẩm thực đường Nguyễn Văn Chiêm, phường Bến Nghé, Quận 1:
+ Ưu điểm: Có lượng khách tương đối ổn định từ lượng nhân viên văn phòng và

thương mại tại Diamond Plaza, các tòa nhà trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Lê
Duẩn, khách vãng lai tại Nhà văn hóa Thanh Niên, công viên 30/4.
+ Nhược điểm: Còn hạn chế về mặt hàng đồ ăn, không đáp ứng nhu cầu thị hiếu
11

GVHD: TS. Trịnh Tú Anh

Nhóm: RUBIK


Quy hoạch phát triển Ẩm thực đường phố tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ

Khu ẩm thực Nguyễn Văn Chiêm, phường Bến Nghé, Quận 1 (nguồn: infonet.vn)
- Khu ẩm thực công viên Bách Tùng Diệp, phường Bến Nghé, Quận 1:
+ Ưu điểm:
Khu vực có mặt bằng rộng, thoáng mát do phía trong công viên có nhiều cây
xanh.
+ Nhược điểm
Nằm ở góc khuất phía trong, xa tầm nhìn của người đi đường nên lượng khách
tham quan sử dụng ít, thói quen sự tiện lợi của người dân thích mua sắm trên vỉa hè
làm cho lượng khách tại khu vực này chủ yếu là khách xung quanh khu vực, rất ít
khách vãng lai sử dụng tại đây.
Do nằm ở vị trí đường 1 chiều, phía bên làn xe dành cho ô tô của đường Nam
Kỳ Khởi Nghĩa nên rất khó cho người đi xe máy ghé vào mua, đa phần người mua đồ
ăn uống chỉ là những nhân viên văn phòng gần khu vực đó đến mua, thỉnh thoảng chỉ
có vài khách du lịch ghé vào nên chưa có điểm nhấn gì đặc biệt.

12

GVHD: TS. Trịnh Tú Anh


Nhóm: RUBIK


Quy hoạch phát triển Ẩm thực đường phố tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ

Khu ẩm thực công viên Bách Tùng Diệp, phường Bến Nghé, Quận 1 (nguồn: PLO.vn)
3.2. Giải pháp triển khai thực hiện
Trên cơ sở kinh nghiệm từ các nước và phân tích ưu nhược điểm của khu ẩm
thực tại đường Nguyễn Văn Chiêm và Công viên Bách Tùng Diệp, cần đặt ra giải pháp
nhằm đưa việc buôn bán vỉa hè theo chính sách, thể chế, hành lang pháp lý… hình
thành street food (người đi bộ và người đi xe máy có thể tấp vào mua được).
Chính quyền phải đưa ra những thông điệp chia sẻ tầm nhìn đô thị với cư dân
thông qua các buổi đối thoại dân chủ thẳng thắn và giải thích cho người dân về định
hướng quy hoạch và phát triển.
3.2.1. Về vị trí
Vị trí lựa chọn đóng vai trò hết sức quan trọng, phải đảm bảo tầm nhìn và thuận
lợi về mặt giao thông, vỉa hè tại trục đường chính sẽ thu hút khách nhiều hơn nhưng
vẫn đảm bảo không ảnh hưởng đến người dân và khách du lịch trong khu vực.
Phố đi bộ phải đáp ứng được các nhu cầu của mọi thành phần dân cư
- Đảm bảo nhu cầu mưu sinh cho người bán hàng rong
- Phục vụ người dân có nhu cầu ăn uống
- Hình thành street food nhằm thu hút khách du lịch
- Nền tảng về khu dịch vụ ăn uống khi tuyến metro được đưa vào hoạt động
13

GVHD: TS. Trịnh Tú Anh

Nhóm: RUBIK



Quy hoạch phát triển Ẩm thực đường phố tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ

- Vị trí thuận lợi với tầm nhìn của người đi đường (rút kinh nghiệm từ khu ẩm
thực công viên Bách Tùng Diệp)
Do đó, vị trí đề xuất gồm
- Vị trí 1: mặt trong của vòng cung đầu đường Nguyễn Huệ - Tôn Đức Thắng
(có thể đặt được 5 gian hàng, có lối rẽ thông qua 02 chiều của đường Nguyễn Huệ
- Vị trí 2: tạm thời đặt trước các khu đất chưa xây dựng công trình như phần rào
chắn tại tuyến Metro (đường Lê Lợi), khu đất ngay góc Nguyễn Huệ - Tôn Thất Thiệp
- Vị trí 3 (chỉ được bán trong khung giờ buổi tối) trước mặt bằng các Công ty
khi các nhân viên đã về, người bán phải đảm bảo trả lại vệ sinh sạch sẽ vào sáng hôm
sau, nếu vi phạm thì sẽ không được buôn bán
- Vị trí 4: được đặt các gian hàng bán nước uống và thức ăn nhẹ tại 1 số vị trí
trên phố đi bộ theo nguyên tắc gọn gàng, thuận tiện.

14

GVHD: TS. Trịnh Tú Anh

Nhóm: RUBIK


Quy hoạch phát triển Ẩm thực đường phố tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ

3.2.2. Thời gian bán
Quy định giờ bán
+ Phục vụ ăn sáng dành cho người lao động làm việc tại các tuyến đường gần
đó (từ 6g30 - 9g00)
+ Phục vụ ăn trưa cho người lao động (11g00 - 14g00)

+ Phục vụ ăn tối (cho khách đến vui chơi thư giãn tại phố đi bộ, khách nước
ngoài… từ 16g00 đến 24g00) (nghiên cứu như mô hình chợ đêm Bến Thành)
3.2.3. Quy cách, tiêu chuẩn
a) Quy cách các gian hàng
Bên cạnh việc bày gian hàng buôn bán gọn nhẹ, khuyến khích các hộ kinh
doanh ăn uống thúc đẩy mô hình giao thức ăn, nước uống cho nhân viên văn phòng
vào giờ ăn sáng, ăn trưa tại khu vực thông qua đặt hàng trên Facebook, app Delivery,
Grab, Goviet, Lalamove, now.vn… nhằm giảm tối đa tình trạng kẹt xe, người mua
hàng sẽ cảm thấy thoải mái vì không phải di chuyển lúc thời tiết nắng nóng.
Gian hàng sẽ được thiết kế theo quy chuẩn chung nhằm phân biệt giữa những
gian hàng đã được đăng ký với Ủy ban nhân dân Quận 1 nhằm quản lý cho đúng quy
định, mẫu gian hàng trên cơ sở tham khảo khu ẩm thực Nguyễn Văn Chiêm và công
15

GVHD: TS. Trịnh Tú Anh

Nhóm: RUBIK


Quy hoạch phát triển Ẩm thực đường phố tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ

viên Bách Tùng Diệp. Gian hàng cần được thiết kế gọn nhẹ, có thể đưa về vị trí tập kết
nhanh chóng để tránh làm mất mỹ quan phố đi bộ trong thời gian không buôn bán.

Mẫu gian hàng phố ẩm thực

Mẫu gian hàng phố ẩm thực công viên

Nguyễn Văn Chiêm


Bách Tùng Diệp

Mẫu thiết kế gian hàng và bàn ghế (nguồn: baomoi.com)
Qua những không gian ẩm thực gắn liền với nhịp sống thành phố này, sự mới
mẻ của những mô hình ẩm thực đường phố sẽ sớm được nhân rộng ra và trở nên quen
thuộc với giới trẻ TP.HCM.
b) Quy cách món ăn
Mặt hàng chủ yếu trên hai phố hàng rong này là các loại đồ ăn thức uống được
sơ chế tại nhà mà sẽ được hâm nóng lại khi bán cho khách để tránh tình trạng bày bừa
tại nơi bán.
Món ăn cần phải phù hợp với buổi bán như buổi sáng thì các món ăn tiện lợi, dễ
mang đi như xôi, bánh mì, bánh bao, bún thịt nướng, các loại bánh ngọt và bánh
mặn…. ; buổi trưa là các món cơm, bún dạng khô và dạng nước và buổi tối thì sẽ bán
những món ăn vặt như bánh tráng nướng, các loại viên chiên, chè….
Chính quyền hỗ trợ cho người bán được tham gia tập huấn an toàn vệ sinh thực
phẩm, kỹ năng buôn bán...

16

GVHD: TS. Trịnh Tú Anh

Nhóm: RUBIK


Quy hoạch phát triển Ẩm thực đường phố tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ

17

GVHD: TS. Trịnh Tú Anh


Nhóm: RUBIK


Quy hoạch phát triển Ẩm thực đường phố tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ

Các món đặc trưng của ẩm thực đường phố tại Sài Gòn (nguồn kênh 14.vn)
c) Quy cách bàn ghế
Bàn ghế dành cho kinh doanh trên phố hàng rong sẽ được tài trợ theo một mẫu
đồng bộ, thống nhất, dễ quản lý và được đóng chặt cố định tại vị trí cụ thể nhằm tránh
tình trạng mất cắp và người dân vui chơi tại phố đi bộ có thể ngồi nghỉ ăn uống.
Nhóm đề xuất làm bàn ghế bằng sắt và inox sẽ có độ bền cao hơn bằng gỗ,
tránh tình trạng gãy và mục theo thời gian.

d) Quy cách nơi để rác
Lắp đặt thùng rác những nơi tạo thuận tiện cho việc đổ rác đúng nơi quy định,
thuận lợi cho việc thu gom và vận chuyển rác, không làm mất vẻ mỹ quan đô thị,
không ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm; có phân loại
thùng đựng rác thải vô cơ và thùng đựng rác thải hữu cơ qua màu sắc.
Cùng với đó là ý thức của người dân bảo vệ thùng rác công cộng, để thùng rác
sử dụng lâu dài, không bỏ các vật gây cháy vào thùng rác.

18

GVHD: TS. Trịnh Tú Anh

Nhóm: RUBIK


Quy hoạch phát triển Ẩm thực đường phố tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ


Quy trình phân loại rác thải (nguồn PLO.vn)
Kêu gọi các doanh nghiệp tài trợ lắp đặt thùng rác, đổi lại các doanh nghiệp này
sẽ được quảng cáo bằng các hình thức khác nhau trên các thùng rác với liều lượng, nội
dung… theo sự thỏa thuận giữa cơ quan chức năng và doanh nghiệp. Doanh nghiệp
phải đảm trách luôn các khâu bảo dưỡng, vệ sinh thùng rác, chi phí thu gom rác.
Lắp đặt thùng rác được tích hợp đèn chiếu sáng sử dụng pin bằng năng lượng
mặt trời nhằm góp phần tiết kiệm điện năng.

Học tập mô hình phân loại rác thải của Hàn Quốc (nguồn kênh 14.vn)
19

GVHD: TS. Trịnh Tú Anh

Nhóm: RUBIK


Quy hoạch phát triển Ẩm thực đường phố tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ

4. Phí bán hàng
Theo quy định của Nghị định 39/2007/NĐ-CP, buôn bán rong (buôn bán dạo) là
các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua
rong vừa bán rong) là đối tượng không phải đăng ký kinh doanh và không được gọi là
thương nhân.
Tuy nhiên, Nghị định này cũng quy định cá nhân hoạt động thương mại phải tuân
thủ pháp luật về thuế, giá, phí và lệ phí liên quan đến hàng hóa, dịch vụ kinh doanh.
Thông thường, người bán hàng rong phải nộp các loại thuế, phí sau:
- Nộp lệ phí môn bài nếu không thuộc trường hợp được miễn lệ phí môn bài;
- Cá nhân kinh doanh có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm sẽ phải đóng thuế
thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ, thuế giá trị gia tăng;
- Tùy loại hình, mặt hàng kinh doanh sẽ phải đóng các loại thuế, phí đặc thù

khác.
UBND Quận 1 có thể tham khảo mô hình thu phí để được sử dụng vỉa hè và bán
rong tại các thành phố lớn như New York, London và Paris, người bán hàng phải trả lệ
phí cho chính quyền và tuân thủ nhiều quy định. Tại London - Vương quốc Anh, nếu
muốn mở các gian hàng trên đường phố, người bán cũng phải xin giấy phép. Một số
địa điểm chỉ cho phép mở các gian hàng bán kem. Lệ phí tại khu vực trung tâm có thể
lên đến hơn 50 USD một ngày.
Nếu muốn đặt bàn ghế hay các thiết bị khác như chậu cây, máy sưởi trên vỉa hè,
họ cần xin thêm một giấy khép khác. Tại Woolwich, London, phí đặt bàn ghế hàng
tuần trên vỉa hè ở khu vực đông người qua lại là 11 USD cho mét vuông đầu tiên. Các
mét vuông tiếp theo được tính nửa giá. Ngoài ra, nếu kinh doanh đồ ăn, người bán còn
phải đăng ký với cơ quan y tế và môi trường.
5. Quản lý nhà nước
Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố
định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận
sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản
phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong. Phạm vi của hoạt động này được
quy định tại Chương II Nghị định 39/2007/NĐ-CP ngày 16/03/2007 của Chính phủ về

20

GVHD: TS. Trịnh Tú Anh

Nhóm: RUBIK


Quy hoạch phát triển Ẩm thực đường phố tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ

cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng kí
kinh doanh.

Cá nhân hoạt động thương mại được phép kinh doanh các loại hàng hóa, dịch
vụ theo quy định của pháp luật, trừ các loại hàng hóa, dịch vụ sau đây:
+ Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo
quy định của pháp luật;
+ Hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng, hàng
không bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; hàng
không bảo đảm chất lượng, bao gồm hàng mất phẩm chất, hàng kém chất lượng, hàng
nhiễm độc và động, thực vật bị dịch bệnh;
+ Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh
theo quy định của pháp luật.
Trường hợp kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa,
dịch vụ kinh doanh có điều kiện, cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ các quy
định của pháp luật có liên quan đến việc kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ này.
Cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ pháp luật về thuế, giá, phí và lệ phí
liên quan đến hàng hóa, dịch vụ kinh doanh. Trường hợp kinh doanh thực phẩm và
dịch vụ ăn uống, cá nhân hoạt động thương mại phải bảo đảm đủ các điều kiện theo
quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với việc kinh doanh loại hàng
hóa, dịch vụ này.
Nghiêm cấm cá nhân hoạt động thương mại gian lận trong cân, đong, đo, đếm
và cung cấp các thông tin sai lệch, dối trá hoặc thông tin dễ gây hiểu lầm về chất lượng
của hàng hóa, dịch vụ hoặc bản chất của hoạt động thương mại mà mình thực hiện.
KẾT LUẬN
Thành phố Hồ Chí Minh là Thành phố nổi tiếng có nhiều món ăn ngon nhưng
chúng ta cần làm sao để khách du lịch thật sự tin tưởng vào mức độ an toàn của ẩm
thực đường phố. Muốn làm được điều này cần quy chuẩn hóa các quán ăn đường phố.
Cụ thể, ngành du lịch cần phối hợp chính quyền địa phương mở những lớp tập huấn về
vệ sinh an toàn thực phẩm, các phương pháp nên làm để đảm bảo vệ sinh đồng thời
giới thiệu những loại tủ đựng thực phẩm, bàn ghế được thiết kế có khả năng tránh bụi
và làm sao để sản xuất các loại bàn ghế này với giá thành thấp để người dân có thể
21


GVHD: TS. Trịnh Tú Anh

Nhóm: RUBIK


Quy hoạch phát triển Ẩm thực đường phố tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ

mua được. Hiện tại, các quán ăn đường phố vẫn làm theo kiểu nhà có gì làm nấy, bàn
ghế tự đóng…, rất khó để quản lý khâu vệ sinh.
Để thay lời kết, Nhóm chúng em xin mượn lời của ông Ông Chan Hon Meng chủ một cửa hàng ẩm thực đường phố lâu đời ở Singapore nhận xét: “Mọi người đều
biết tới thức ăn đường phố Bangkok nhưng chính phủ ngày càng siết chặt quy tắc quản
lý bởi họ muốn hiện đại hóa hơn, tập trung hơn và cải thiện chất lượng tốt hơn”.
Văn hóa ẩm thực đường phố là một phần không thể thiếu của văn hóa châu Á
nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng. Đó không chỉ là khẩu vị, tay nghề mà còn là
thẩm mỹ và tình cảm của một quốc gia, dân tộc. “Qua nhiều năm, nhu cầu và tiêu
chuẩn của khách hàng ngày càng tăng lên. Họ sẽ đến nơi khác nếu chúng ta không thể
cung cấp những gì họ muốn như thức ăn ngon, thái độ thân thiện. Để cạnh tranh thành
công, bạn phải có một bản sắc của riêng mình”, ông Chan nói./..

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài viết “Hàng rong bủa vây phố đi bộ Nguyễn Huệ ở Sài Gòn”, truy cập
ngày 24/12/2018 tại link: />2.

/>
Lich/ctl/PlaceView/mid/25518?PlaceID=PLACE1601000009

22

GVHD: TS. Trịnh Tú Anh


Nhóm: RUBIK


Quy hoạch phát triển Ẩm thực đường phố tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ

3. Bài viết “Mô hình khu ẩm thực đường phố: Làm sao hiệu quả?”: truy cập
ngày 26/12/2018 tại link: http//doanhnhansaigon.vn/chuyen-lam-an/mo-hinh-khu-amthuc-duong-pho-lam-sao-hieu-qua-1075360.html
4. Bài viết: “Bán hàng rong trên vỉa hè: Ở nước ngoài có quy định ra sao?”, truy
cập ngày 26/12/2018 tại link: />
23

GVHD: TS. Trịnh Tú Anh

Nhóm: RUBIK


Quy hoạch phát triển Ẩm thực đường phố tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ

PHỤ LỤC 1
BẢNG THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG

STT

LOẠI HÌNH

SỐ
LƯỢNG

Một số tên tiêu biểu


1

Nhà hàng,
khách sạn

10

Times Square, Kim Đô Royale, Saigon
Prince, Rex Hotel…

2

Trung tâm
thương mại

02

Lucky Plaza, Union Square

06

Bitexco, Vietcomreal Building, Sunwah
Tower, Harbour view Tower, VTP
Building, Saigon Times Square
Giá thuê văn phòng dao động từ
18$/m2/tháng - 50$/m2/tháng

3


4

5
6

Văn phòng

Cửa hàng ăn
uống

Nhà sách
Cá nhân kinh
doanh ăn uống
vỉa hè

38

01
25-30

- Cửa hàng tiện ích: 05
- Cửa hàng ăn uống: 25
- Cửa hàng buôn bán: 8
Giá thuê mặt bằng dao động từ 50 triệu
đồng/tháng đến 350 triệu đồng/tháng tùy
vào diện tích
Nhà sách Nguyễn Huệ
Dao động từ 25 - 30 chỗ bán (lý do không
thể có con số chính xác vì đa số những
người bán này có tính chất lưu động, chỉ

có một số người bán cố định)

24

GVHD: TS. Trịnh Tú Anh

Nhóm: RUBIK


×