Megabook
ĐỀ THI THỬ THPT QG - NĂM 2018 – 2019
ĐỀ SỐ 08
Tên môn: Ngữ Văn 12
THƯ VIỆN
I. ĐỌC - HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau:
[...] Tôi thấy không biết bao nhiêu người trẻ quanh mình chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của
sách, cũng như không biết đọc sách thế nào cho đúng cách.
Có hai loại phản ứng tiêu cực tiêu biểu từ người ít đọc khi được khuyên đọc sách nhiều hơn:
“Đọc sách đầu bảo đảm thành công.” - Một câu ngụy biện kinh điển của những người lười đọc.
“Sách chỉ khiến người ta mơ mộng hão huyền phi thực tế.” - Phát biểu từ một người thiếu hiểu biết
về sách. Đối với họ chắc sách chỉ có mỗi thể loại tiểu thuyết điểm tình huyễn hoặc. Tôi không biết lần
cuối cùng họ cần một quyển sách tử tế trong tay là khi nào.
Rõ ràng là không phải ai đọc sách cũng thành công. Nhưng lại có một sự thực rõ ràng khác là những
người thành công đọc rất nhiều sách, Một nghiên cứu được tiến hành trên 1.200 người giàu có nhất thế
giới cho thấy: Điểm chung giữa những người này là họ tự giáo dục bản thân thông qua việc đọc sách. Bill
Gates, Steve Jobs, Warren Buffet đều là những người đọc sách rất chuyên cần. Đọc sách không chắc sẽ
giúp ta thành đạt trên đường đời, nhưng không có nó hầu như ta không thể thành người.
Warren Buffet từng trả lời trong một bài phỏng vấn rằng ông dành 80% thời gian trong ngày để đọc
sách và tiếp thu kiến thức mới. Không chỉ riêng ông, nghiên cứu tiểu sử của những con người xuất chúng
khác, ta sẽ thấy điểm chung là họ vui vẻ và say mê đọc sách, ngay cả sau những giờ lao động mệt nhọc.
Vì đối với họ, đọc sách là một cách tự học. Và sự học là sự nghiệp cả đời.”
(Trích “Tôi đã học như thế nào”, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Rosie Nguyễn, dẫn theo sachvui.com)
Trả lời các câu hỏi:
Câu 1. Tác giả sử dụng thao tác lập luận chính nào?
Câu 2. Tác giả đã đưa ra những lí lẽ nào để bàn về quan điểm: “Đọc sách đầu bảo đảm thành công”?
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
“Tôi luôn mường tượng rằng Thiên đường cũng từa tựa như một thư viện vậy.” (Jorge Luis Borges). Bạn
có nghĩ thể không?
Câu 2 (5 điểm)
Phân tích vẻ đẹp bức tranh tứ bình Việt Bắc - Tố Hữu. Từ đó, liên hệ với bức tranh thiên nhiên trong Cảnh
ngày hè – Nguyễn Trãi, để làm rõ những tương đồng, khác biệt trong cách cảm nhận, trong nét vẽ của hai
nhà thơ.
----------- HẾT ---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
( – Website đề thi – chuyên đề file word có lời giải chi tiết)
Quý thầy cô liên hệ đặt mua word: 03338.222.55
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Câu 1.
Văn bản sử dụng thao tác bác bỏ.
(Tác giả đưa ra hai quan điểm tiêu cực của người ít đọc và lập luận để bác bỏ hai quan điểm đó).
Câu 2.
Tác giả đưa ra hai lí lẽ để bác bỏ ý kiến cho rằng “đọc sách đầu bảo đảm cho thành công”:
+ Người thành công thường là những người có thói quen đọc sách.
+ Đọc sách như một cách tự học, tự giáo dục cả đời.
Câu 3.
- Nêu quan điểm của bản thân, đồng tình phản đối/ ...
- Bàn luận cho ý kiến của bản thân.
Sau đây là một ví dụ:
Đọc sách chính là một cách tự học. Mặc dù ta gián tiếp có người thầy, đó chính là tác giả của cuốn
sách, nhưng xét cho cùng, đọc sách, ta trau dồi tri thức, bồi đắp tâm hồn như một quá trình học tập, nhưng
có thể chủ động tiến trình, thời gian, nội dung, cách thức học. Đó cũng chính là căn bản của tự học.
Câu 4.
- Về hình thức: 5 -7 dòng, diễn đạt mạch lạc,
- Về nội dung:
+ Nêu quan điểm cá nhân: Giống nhau/ Không giống nhau
+ Bàn luận làm sáng tỏ cho quan điểm của mình.
Sau đây là một ví dụ:
Đọc sách khiến con người ngày một mở mang. Nhưng mỗi người có một mục đích khác nhau khi tìm
đến với sách. Người tìm kiếm thành công và người đã thành công sẽ có định hướng, sự lựa chọn sách
khác nhau. Nhưng xét cho cùng, có những mục đích chung khi chúng ta đọc sách, đó là mong muốn khám
phá tri thức nhân loại, bồi đắp trí, tâm và tầm cho bản thân.
II. LÀM VĂN
Câu 1. (2 điểm)
Yêu cầu chung về hình thức và kết cấu đoạn văn:
• Xác định đúng vấn đề nghị luận.
• Nêu được quan điểm cá nhân và bàn luận một cách thuyết phục, hợp lí.
• Đảm bảo bố cục: mở – thân – kết, độ dài 200 chữ.
• Lời văn mạch lạc, lôi cuốn, đảm bảo chính tả và quy tắc ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
Có nhiều hướng trình bày ý kiến, sau đây chỉ là một gợi ý:
Câu
Nội dung
Đoạn văn
Nêu vấn đề
+ Vấn đề
+ Sách là người dẫn đường đến hạnh phúc.
+ Giải thích
+ Thiên đường là cảnh giới cao nhất, là nơi con
người hướng đến như một cõi hạnh phúc bất tận.
Thư viện cũng vậy, là nơi cất giữ trí tuệ nhân loại,
là nơi cho con người những ước mơ và những điều
quý giá.
Luận bàn
Thư viện có thật sự giống + Thư viện chứa những cuốn sách, cho con người
Thiên đường?
khám phá những thế giới nhiệm màu. đường?
+ Thư viện tĩnh lặng và giúp con người tránh xa
những thị phi tính toán, hướng tới điều chân thiện
mĩ qua những cuốn sách giá trị.
Phản biện
Thư viện vẫn khác Thiên Thư viện vẫn chứa những điều không toàn mĩ, thư
đường
viện vẫn có thể có những cuốn sách chưa được
kiểm định về giá trị.
Giải pháp
Làm sao để biến thư viện
thành một Thiên đường
nơi trần thế?
+ Cộng đồng
+ Cá nhân
+ Một xã hội chịu đọc là một xã hội cầu tiến.
+ Mỗi con người chịu đọc là một con người ngày
một tiến đến gần cảnh giới toàn mĩ.
Vì vậy, cần có kế hoạch đọc sách hàng tháng,
hàng năm: chọn lọc sách, sắp xếp thời gian đọc
sách hàng ngày.
Liên hệ
Bài học cho bản thân
Rèn luyện năng lực đọc sách.
Câu 2 (5 điểm)
Yêu cầu chung: 0.5 điểm
• Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết
phải có bố cục rõ ràng, đầy đủ; văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng phân tích, cảm thụ.
• Diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung: 4,5 điểm
ĐỌC HIỂU YÊU CẦU ĐỀ
- Đối tượng chính, trọng tâm kiến thức Việt Bắc Ninh Chi Tinh
- Đối tượng liên hệ: Cảnh ngày hè Lai, con tri tong hinh
- Dạng bài: phân tích, liên hệ
- Yêu cầu: Học sinh làm sáng rõ về vẻ đẹp cảnh và người Việt Bắc qua bốn mùa. Từ đó, liên hệ với bức
tranh trong cảnh ngày hè để thấy được cách cảm, cách miêu tả cũng như tình cảm, cảm xúc của mỗi nhà
thơ.
TIẾN TRÌNH BÀI LÀM
KIẾN
HỆ
THỨC THỐNG Ý
CHUNG Khái quát
vài nét về
0,5 điểm tác giả - tác
phẩm
PHÂN TÍCH CHI TIẾT
- Tố Hữu được xem là “lá cờ đầu” trong phong trào thơ Cách mạng Việt Nam
với những tác phẩm lưu mãi với thời gian. Thơ ông viết về chính trị nhưng
không khô khan, mà ngược lại, dễ đi sâu vào lòng người bởi tình cảm và giọng
văn trữ tình truyền cảm.
- Việt Bắc được sáng tác trong hoàn cảnh chia ly tiễn biệt giữa quân và dân tại
căn cứ địa Việt Bắc sau kháng chiến chống Pháp. Bài thơ được xem như lời
tâm tình chan chứa nỗi niềm của Tố Hữu đối với mảnh đất anh hùng này. Đặc
biệt người đọc chắc hẳn sẽ không quên bức tranh tứ bình bằng thơ tuyệt đẹp
trong Việt Bắc.
TRỌNG Phân tích - Bức tranh mùa đông vẻ đẹp bức
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
TÂM
vẻ đẹp bức
Đèo cao năng ảnh dao gài thắt lưng
tranh
tứ
Người đọc ngẩn ngơ trước mùa đông nơi vùng cao Tây Bắc với vẻ đẹp đặc
3.0 điểm bình
trưng của nó. Phải nói rằng tuy là mùa đông nhưng qua thơ Tố Hữu, cảnh sắc
không buồn, không trầm lắng, mà người lại rất sáng, rất ấm áp qua hình ảnh
“hoa chuối đỏ tươi”. Màu đỏ của hoa chuối chính là nét điểm xuyết, là ánh sáng
làm bừng lên khung cảnh rừng núi mùa đông Việt Bắc. Đây được xem là nghệ
thuật chấm phá , rất đắc điệu của Tố Hữu giúp người đọc thấy ấm lòng khi nhớ
về Việt Bắc. Ánh nắng hiếm hoi của mùa đông hắt vào con dao mang theo bên
người của người dân nơi đây bất chợt giúp người đọc thấu được đời sống sinh
hoạt và lao động của họ. Màu đỏ của hoa chuối quyện với màu vàng của nắng
trên đèo cao đã tạo thành một bức tranh mùa đông rạng rỡ, đầy hi vọng.
- Bức tranh mùa xuân
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhở người đan nón chuốt từng sợi giang
Đọc hai câu thơ này, người đọc dường như mường tượng ra khung cảnh
mùa xuân nơi núi rừng thật hiền hòa, dịu êm, ấm áp. Màu trắng của mơ gợi lên
một bức tranh nên thơ trên cái nền dịu nhẹ của màu sắc. Hoa mơ được xem là
loài hoa báo hiệu mùa xuân ở Tây Bắc, cứ vào độ xuân thì, chúng ta sẽ bắt gặp
trên những con đường màu sắc ây. Mùa xuân Tây Bắc, Tố Hữu nhớ đến hình
ảnh “người đan nón” với động tác “chuốt từng sợi giang” thật gần gũi. Động từ
“chuốt” được dùng rất khéo và tinh tế khi diễn tả về hành động chuốt giang
mêm mại, tỉ mi của người đan nón. Phải thật sâu sắc và am hiểu thì Tố Hữu
mới nhận ra được điều này. Chữ “chuốt” như thổi hồn vào bức tranh ra mùa
xuân ở Việt Bắc, tạo nên sự hòa hợp thiên nhiên và con người.
- Bức tranh mùa hè
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhở cô em gái hái măng một mình
Tiếng ve kêu vàng giữa “rừng phách” đã làm nên cái động giữa muôn vàn
cái tĩnh. Màu vàng của rừng phách là đặc trưng báo hiệu mùa hè về trên xứ sở
vùng cao. Tiếng ve như xé tan sự yên tĩnh của hiện núi rừng, đánh thức sự bình
yên nơi đây. Từ “đổ” dùng rất đặc điệu, là động từ mạnh, diễn tả sự chuyển
biến quyết liệt, lôi cuốn của màu sắc. Bức tranh mùa hè chợt bừng sáng, đầy
sức sống với màu vàng rực của rừng phách. Ở mỗi bức tranh thiên nhiên, người
đọc đều thấy thấp thoáng bóng dáng con người. Có thể nói đây chính là sự tài
tình của Tố Hữu khi gắn kết mối tâm giao giữa thiên nhiên và con người. Giữa
núi bao la, thấp thoáng bóng dáng “cô gái hái măng” tuyệt đẹp đã khiến cho
thiên nhiên có sức sống hơn.
- Và cuối cùng chính là bức tranh mùa thu
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
Mùa thu về trên Tây Bắc với hình ảnh ánh trăng dịu, mát lành. Thiên nhiên
dường như rất ưu ái cho mùa thu xứ bắc với sự tròn đầy, viên mãn của ánh
trăng. Không phải là ánh trăng bình thường, mà trăng nơi đây là trăng của hòa
bình, ánh trăng tri kỉ rọi chiếu những năm tháng chiến tranh gian khổ. Chính
ánh trăng ấy đã mang đến vẻ đẹp riêng của mùa thu Việt Bắc. Tố Hữu nhìn
trăng, nhở người, nhớ tiếng hát gợi nhắc ân tình và thủy chung.
LIÊN
HỆ
0,5 điểm
0,5 điểm
Bức tranh
thiên nhiên
trong Cảnh
ngày hè
“Hoè lục đun đàn tản rợp giường
Thạch lựu hiện còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cả làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”
Bức tranh thiên nhiên qua vài nét vẽ, đã hiện lên ngồn ngộn sức sống. Các sự
vật xuất hiện: họè, thạch lựu, hồng liên. Những thực vật tiêu biểu cho cảnh sắc
làng quê đất Bắc. Tất cả đang phô nở những nguồn sống mạnh mẽ dù cho đã
cuối mùa, cuối ngày. Từ màu sắc cho đến chuyển động, tất cả đều hiện lên
mạnh mẽ, quẫy cựa, căng trào. Dù cho cảnh đã vào cuối mùa và thời điểm là
cuối ngày. Xen lẫn là tiếng và làm lao xao cả chốn quê yên ả.
Nét tương - Tương đồng:
đồng khác Mỗi tác giả đều dành tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, với con người.
Đều thể hiện tài năng quan sát và miêu khác biệt tả, tìm được cái hồn cốt, nét
biệt
đặc trưng, vẻ đẹp của thiên nhiên nơi họ
gắn bó.
- Khác biệt
+ Với Tố Hữu, qua cái nhìn khái quát theo chiều dài thời gian, được thâu tóm
qua những nét đặc trưng nhất của thiên nhiên Việt Bắc thông qua bức tranh bốn
mùa. Thứ hai bức tranh đó được vẽ trong nỗi nhớ và sự hồi tưởng. Bằng cảm
xúc mến thương, gắn bó, tự hào của một người chiến sĩ đã từng sống và chiến
đấu.
+ Với Nguyễn Trãi, bức tranh cảnh ngày hè là thi hứng trực tiếp, được viết tỏng
một ngày dài rảnh rỗi. Cho nên các sự vật hiện lên sống Phan Thiết kế nhà
động, màu sắc. Bức tranh được vẽ trong xúc cảm của một bậc đại nhân nay lui
về ở ẩn còn bao nặng lòng với nhân dân, đất nước, mang trong mình bao đau
đáu, niêm u hoài. Thế nhưng vẫn thấy một sự gắng, một sự vận động vượt lên
nỗi buồn khi thi nhân chìm trong cảnh, tìm thấy niềm vui nơi thiên nhiên quê
nhà.