Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề thi thử THPTQG năm 2019 ngữ văn megabook đề 17 có lời giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.68 KB, 5 trang )

Megabook
ĐỀ SỐ 17

ĐỀ THI THỬ THPT QG - NĂM 2018 – 2019
Tên môn: Ngữ Văn 12

YÊU MỘT NGƯỜI GIÀ
I. ĐỌC- HIỆU 3 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Tôi thường ngắm nhìn ông ngoại tội khi ông đứng trước ban thờ, tóc bạc rưng rưng, vẻ mặt khiêm
cung, dáng người nghiêm cẩn, và ông đang lầm rầm nói chuyện một cách thành kính với những tổ tiên xa
khuất, những người dường như đang lặng lẽ quây quần về đây trong nắng trong giỏ lắng nghe những lời
cầu xin cho non nước bình yên, gia đình hoà mục, mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu...
Dường như ông đang nối tôi với hàng ngàn năm trước, với những người ở đất lập làng, những người
đã cầm gươm ra trận, những người đã nhào nặn non nước này bằng chính đôi bàn tay của mình.
Tôi thường thích ngắm nhìn bàn tay của bà ngoại tội những ngón tay xương xáp thô tháp nhưng mát
lành, ram ráp khi xoa lưng tội hồi thơ bé, Đường cong lưng bà như một đường lượn của chân trời, cách bà
nói năng nhẹ nhàng nhưng ý tử khôn ngoan, minh triết... bà yếu đuối và cần nương tựa, nhưng sao đôi khi
trước bà, tôi lại cảm thấy như mình mới chính là kẻ yếu đuối và cần nương dựa...
... Yêu một người già. Đó là cảm giác đứng trước vẻ đẹp của một buổi hoàng hôn, rực rỡ và êm ả, có
phần nào buồn lặng. Những phút giây quý giá mong manh của một cuộc sống đã trải qua những phút giây
viên mãn nhất, đang dần tắt mà vẫn tuyệt đẹp. Đó là khi bạn đang chiêm ngưỡng cội rễ của thế hệ mà bạn
đang là chiếc lá xanh tươi.
(Yêu một người già, Đoàn Công Lê Huy, dẫn theo )
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Tác giả so sánh cảm giác “yêu một người già” với điều gì? Lí giải về cách so sánh ấy.
Câu 3. Vì sao tác giả lại “mình mới chính là kẻ yếu đuối và cần nương dựa” khi đứng trước người bà?
Câu 4. Theo anh/ chị, khi “yêu một người già”, ta có được điều đáng quý gì?
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)


Từ đôi bàn tay của người bà với những ngón tay xương xáp thô tháp nhưng mát lành, ram ráp”, hãy
viết đoạn văn 200 chữ với tựa đề: Đôi bàn tay yêu thương.
Câu 2 (5 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Hình tượng tượng tiếng sáo trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ là một sáng tạo
nghệ thuật độc đáo nhằm khám phá, thể hiện vẻ đẹp nhân vật và chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Ý kiến
khác lại cho rằng: Tiếng sáo góp phần tô đậm thêm những giá trị nhân đạo của tác phẩm. Hãy bình luận.
----------- HẾT ---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.


( – Website đề thi – chuyên đề file word có lời giải chi tiết)

Quý thầy cô liên hệ đặt mua word: 03338.222.55
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Câu 1.
Phương thức biểu đạt chính của văn bản là biểu cảm,
Câu 2.
Tác giả so sánh cảm giác yêu một người già với cảm giác đứng trước vẻ đẹp của một buổi hoàng hôn, rực
rỡ và êm ả, có phần nào buồn lặng. Sở dĩ người viết có cảm nhận như vậy bởi khi ta đứng trước một
người già, ta cảm nhận được vẻ đẹp tuyệt vời của những giá trị tinh thần mà thế hệ đi trước để lại trong
trái tim và khối óc thế hệ sau. Người già như ánh sáng Mặt Trời đã trải qua những giây phút rực rỡ nhất,
giờ đang dần tắt mà vẫn tuyệt đẹp.
Câu 3.
Tác giả thấy mình mới chính là kẻ yếu đuối và cần nương dựa khi đứng trước người bà bởi lẽ sự yếu đuối
của người già là sự yếu đuối về thể xác, là mắt mờ chân chậm, còn sự yếu đuối của người trẻ là sự non
nớt về trải nghiệm, về khả năng chiêm nghiệm cuộc sống, về sự chất chứa và biểu thị cảm xúc yêu
thương. Người già là nơi nương dựa tinh thần, nơi bồi đắp tâm hồn cho người trẻ.
Câu4.
- Về hình thức: 5 - 7 dòng, diễn đạt mạch lạc.
- Về nội dung: điểm tựa tinh thần, sự yêu thương, cảm giác bình yên,...

Sau đây là một ví dụ:
Yêu một người già chúng ta được nhiều thứ lắm. Nhưng với tôi, điều đáng quý nhất mà ta nhận được đó
chính là điểm tựa tinh thần vững chãi. Khi bạn bên một người già, bạn sẽ có được cảm giác bình yên đến
lạ. Họ đã đi qua một hành trình dài, đã nếm trải đủ những thăng trầm của cuộc sống, nên họ vững vàng
hơn trước mọi vang động của cuộc đời. Bởi vậy, dù bên ngoài kia sóng to gió lớn, đến bên một người già,
được ngả đầu vào lòng vào ngực họ, bạn sẽ lấy lại được sự bình tâm, được lạc quan trong tâm hồn.
II. LÀM VĂN
Câu 1 (2 điểm)
Yêu cầu chung về hình thức và kết cấu đoạn văn:
• Xác định đúng vấn đề nghị luận.
• Nêu được quan điểm cá nhân và bàn luận một cách thuyết phục, hợp lí.
• Đảm bảo bố cục: mở – thân – kết, độ dài 200 chữ.
• Lời văn mạch lạc, lôi cuốn, đảm bảo chính tả và quy tắc ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
Đôi bàn tay yêu thương là một đề rất mở. Bàn tay yêu thương có thể chỉ bàn tay của bà, của mẹ,
người phụ nữ tần tảo nuôi con. Bàn tay yêu thương có thể hiểu là bàn tay nhân hậu của người lạ những đã
nắm lấy, giữ lấy những bàn tay yếu ớt.
Có nhiều hương trình bày ý kiến, sau đây chỉ là một gợi ý
Câu
Nội dung
Đoạn văn
Nêu vấn đề
+ Vấn đề
+ Bàn tay yêu thương,
+ Giải thích
+ Bàn tay yêu thương là hình tượng ẩn dụ cho
những hành động quan tâm, chăm sóc, sẻ chia.
Luận bàn

Những biểu hiện cụ thể + Ai trong cuộc đời cũng có những bàn tay yêu



của bàn tay yêu thương

thương. của bàn tay yêu thương Những bàn tay ấy
giúp ta vững vàng hơn, trưởng thành hon.
+Yêu thương không chỉ biểu hiện bằng suy nghĩ,
lời nói mà quan trọng hơn chính là những hành
động thiết thực:
• Bàn tay chăm sóc của bà của mẹ
• Bàn tay dạy bảo của thầy cô
• Bàn tay nhân hậu của nhiều người thiện
nguyện...

Phản biện

Bàn tay yêu thương có là Bàn tay yêu thương có là Bàn tay yêu thương có
bàn tay thon đẹp?
thể không thon thả, không mềm mại, nhưng đó là
bàn tay đẹp và trân quý nhất.

Giải pháp

Nhận thức

Liên hệ

Bài học cho bản thân

Biết ơn những đôi bàn tay đã giúp ta cảm nhận

được yêu thương, giúp ta mạnh mẽ,...
Chia sẻ tình cảm, suy nghĩ về đôi bàn tay mình
trân quý.

Câu 2 (5 điểm)
Yêu cầu chung: 0.5 điểm
• Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết
phải có bố cục rõ ràng, đầy đủ; văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng phân tích, cảm thụ.
• Diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung: 4.5 điểm
ĐỌC HIỂU YÊU CẦU ĐỀ
- Đối tượng chính, trọng tâm kiến thức: Vợ chồng A Phủ
- Dạng bài: bình luận hai ý kiến văn học
- Yêu cầu: Làm nổi bật giá trị của chi tiết tiếng sáo xuất hiện trong tác phẩm. Thấy được hai ý kiến không
đối lập mà bổ sung để làm đầy đủ thêm cho hình tượng đắt giá này.
TIẾN TRÌNH BÀI LÀM
KIẾN
HỆ
THỨC THỐNG Ý
CHUNG Khái quát
vài nét về
0,5 điểm tác giả - tác
phẩm

PHÂN TÍCH CHI TIẾT
- Tô Hoài là bút danh, ông tên thật là Nguyễn Sen, sinh năm 1920 trong một
gia đình làm nghề dệt lụa thủ công ở huyện Thanh Oai thuộc Hà Nội ngày nay,
nhưng phần lớn thời gian trưởng thành của ông là ở làng Nghĩa Đô, nay thuộc
quận Cầu Giấy, Hà Nội. Thời trẻ, ông kiếm sống bằng nhiều nghề, từ gia sư,
thư ký cho tới bán hàng, làm chân kế toán cho một hiệu buôn... Đây chính là

quãng thời gian ông bắt đầu khởi mạch cho vốn sống ngồn ngộn của mình tuôn
trào trên những trang văn.
- Tô Hoài đi nhiều, trải nghiệm nhiều, với cảm quan hiện thực đầy tinh tế về
cuộc sống đời thường cộng vốn hiểu biết giàu có về phong tục và đời viết
không ngừng nghỉ đưa nhà văn Tô Hoài lên vị trí không thể nhầm lẫn, khó có
thể thay thế
- Vợ chồng A Phủi, một trong ba truyện in trong tập Truyện Tây Bắc, có thể
nói là một tác phẩm xuất sắc bậc nhất của nhà văn Tô Hoài. Trong truyện ngắn
Vợ chồng A Phủ Tô Hoài không chỉ thành công ở việc khắc họa chân dung các
nhân vật mà nhà văn còn có biệt tài trong việc xây dựng các chi tiết truyện rất
đặc sắc. Trong đó, chi tiết tiếng sáng trong đêm tình mùa xuân mang nhiều ý


nghĩa.
TRỌNG Giải thích
TÂM
4.0 điểm

- Hình tượng tiếng sáo – hình tượng nghệ thuật thể hiện sự khám phá độc đáo
của nhà văn Tô Hoài: Trước hết tiếng sáo là một chi tiết hết sức đặc sắc, trở đi
trở lại nhiều lần trong tác phẩm, có ý nghĩa như
một hình tượng nghệ thuật, mang ý nghĩa, dùng nhiều giá trị mang sức nặng.
Có thể nói, từ một hình tượng quen thuộc ngoài đời sống, thường xuất hiện
trong các lễ hội mùa xuân, thì qua ngòi bút Tô Hoài đã biến thành một chi tiết,
một hình tượng thật đắt giá.
- Hình tượng tiếng sáo – hình tượng tộ đậm giá trị nhân đạo của tác phẩm:
Không chỉ có sự phát hiện, tái hiện hình tượng thành công, tiếng sáo còn cộng
hưởng, làm gia tăng sức mạnh của tư tưởng nhânđạo trong tác phẩm. Đặc biệt
khi nó nhấn mạnh vào những mộng tưởng, những thôi thúc của Mị trong đêm
tình mùa xuân.


Tiếng sao: - Tiếng sáo xuất hiện trong đêm tình mùa xuân – đây là âm thanh hình tượng
hình tượng quen thuộc, đặc trưng của người Mèo ở vùng cao mỗi khi tết đến, nghệ thuật
nghệ thuật xuân về. Đó là tiếng sáo gọi bạn yêu, là cầu nối cho các đôi lứa, giúp các chàng
trai tỏ tình và giãi bày yêu thương. Âm thanh ấy cũng chất chứa nhiều khát
vọng yêu thương cháy bỏng trong các nhịp đập trái tim trė.
- Tiếng sáo là một trong những chi tiết được Tô Hoài dụng công miêu tả. Nó
xuất hiện nhiều lần, trở đi trở lại với các mức độ và sắc thái khác nhau. Lúc đầu
là tiếng sáo lấp ló ngoài đầu núi, tiếp đến nó văng vắng ở đầu làng, “lửng lơ
bay ngoài đường”. Và rồi giữa Mị và tiếng sáo không còn khoảng cách. Âm
thanh ấy len lỏi vào trong tâm trí của Mị. Không chỉ có tiếng sáo hiện tại cô
nghe, mà Mi còn nhớ lại cả tiếng sáo trong quá khứ, về khoảng thời gian tươi
đẹp, kiêu hãnh của mình. Cuối cùng, tiếng sáo trở thành động lực, dù tiếng sáo
thực đã mất, nhưng tiếng sáo tâm tưởng - hay tiếng lòng khát khao của Mị đã
bừng tỉnh.
- Nghệ thuật miêu tả tiếng sáo và tâm trạng nhân vật của nhà văn Tô Hoài rất
tài hoa. Tám lần ông nói tới tiếng sáo, kể về những cô gái, chàng trai thổi sáo,
hát tình ca, nghe sáo, đi theo tiếng sáo. Ba lần ông giai đặc tả tiếng sáo: văng
vẳng tiếng sáo..., tiếng sáo lửng lơ bay..., trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo...
Những từ tượng thanh, kết hợp nghệ thuật đảo âm tiết (không viết lơ lửng mà
viết lửng lơ), đảo từ (động từ văng vẳng trước danh từ tiếng sáo, tính từ lửng lơ
trước động từ bay, động tử rập rờn trước danh từ tiếng sáo) khiến cho những
âm thanh của thứ nhạc cụ dân dã ấy trở nên sống động, có hồn, ấn tượng xiết
bao. Và nhờ đó, những cung bậc tâm trạng của nhân vật Mị trở nên phong phú,
trầm thăng, xốn xang, rung nhịp cùng tiếng sáo.
- Nhờ tiếng sáo đêm tình mùa xuân đó mà nhà văn mở được cánh cửa tâm hồn
nhân vật My đã im ỉm khóa suốt bao nhiêu năm trời.
Tiếng sáo:
hình tượng
mang sức

nặng giá trị
nhân đạo

- Tiếng sáo đã gọi dậy một tâm hồn chai sạn. Hay nói cách khác, nhờ hình
tượng, tiếng sáo, nhà văn đã đi sâu vào để phát hiện sức sống tiềm tàng của
mang sức người con gái Mèo ấy. Đó là một sức sống mạnh mẽ, đầy những khát
năng giá trị khao.
Tiếng sáo làm Mị thức dậy những ký ức xưa cũ, tiếng sáo là đại diện cho miền
ký ức tươi đẹp: Có biết bao người ngày đêm thổi sáo đi theo, cái thời Mị là một
cô gái xinh đẹp, yêu tự do. Nhớ lại, Mi lại ứa nước mắt, mà tiếng sáo lại lửng
lơ bay ngoài đường, lúc này tiếng sáo như động lực, như thôi thúc Mị, đây đưa
Mị đến với những đêm tình mùa xuân.
- Và tiếng sáo vẫn tiếp tục vang lên những giai điệu như tô đậm hơn những
khát khao bung toả, khát khao tự do, khát khao hạnh phúc của Mị mặc cho


những nút thít của sợi dây đang xiết chặt tấm thân Mị.
Bàn luận, - Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn, cả hai ý kiến đều đã bổ sung để đánh giá
làm bật nên giá trị của chi tiết tiếng sáo trong đêm mùa xuân.
đánh giá
- Đọc tác phẩm, suy ngẫm về sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị, chúng ta
không thể lướt qua hình tượng thẩm mỹ tiếng sáo. Bởi vì, đấy là một điểm sáng
nghệ thuật vừa hiện thực, vừa lãng mạn, đậm chất dân tộc và chất thơ. Bởi vì,
đây cũng là một cung bậc tinh tế trong cảm hứng nhân đạo, nhân văn rất đáng
trân trọng của ngòi bút Tô Hoài.



×