Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề thi thử THPTQG năm 2019 ngữ văn megabook đề 27 có lời giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.24 KB, 5 trang )

ĐỀ THI THỬ THPT QG - NĂM 2018 – 2019
Tên môn: Ngữ Văn 12

Megabook
ĐỀ SỐ 27

TỰ BẰNG LÒNG
I. ĐỌC - HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản:
Nhiều khi đã dạy ta mềm mỏng
Sự tàn nhẫn nhắc ta điều lành
Nỗi buồn đánh thức hy vọng
Giữa thế giới không nhiều may mắn
Ta học cách vừa lòng với mình
Chia sẻ sự bình tâm của cỏ
(Hy vọng, Nguyễn Khoa Điềm, dẫn theo )
Trả lời các câu hỏi:
Câu 1. Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2. Tác giả đã đưa ra những khái niệm đối lập nào? Sự đối lập đó có ý nghĩa gì?
Câu 3. Anh Chị hiểu thế nào về “sự bình tâm ”mà tác giả nhắc đến?
Câu 4. Từ văn bản, nếu thông điệp có ý nghĩa nhất với anh/ chị.
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Bằng đoạn văn 200 chữ, bàn luận về quan niệm “Ta học cách vừa lòng với mình”.
Câu 2 (5 điểm)
Có ý kiến cho rằng, cả Nguyễn Minh Châu và Trần Tế Xương đều đã xây dựng nên những hình
tượng người phụ nữ giàu đức hi sinh, những viên ngọc trong cuộc đời lấm láp. Qua việc phân tích nhân
vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa) và nhân vật người vợ (Thương vợ). Hãy làm sáng tỏ.
----------- HẾT ---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

( – Website đề thi – chuyên đề file word có lời giải chi tiết)



Quý thầy cô liên hệ đặt mua word: 03338.222.55

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Câu 1.
Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Câu 2.
- Tác giả nêu ra ba cặp khái niệm đối lập:
Cứng rắn (đá) – mềm mỏng


Sự tàn nhẫn – điều lành
Nỗi buồn – Hi vọng
- Ý nghĩa: Những khái niệm đối lập luôn tồn tại trong cuộc sống, chúng bổ sung cho nhau. Qua đó, người
viết muốn nêu lên một cách nhìn nhận lạc quan, những khó khăn, tiêu cực lại nhắc nhở ta nghĩ tới những
điều tích cực.
Câu 3.
Bình là bằng phẳng, an yên
Tâm là tấm lòng, là tinh thần, suy nghĩ
Bình tâm là giữ được tinh thần luôn bình yên, không bị những thăng trầm của cuộc sống làm cho xao
động, bất định.

- Yêu cầu nội dung:
Có nhiều hương trình bày ý kiến, sau đây chỉ là một gợi ý:
Câu
Nêu vấn đề

Nội dung
+ Vấn đề

+ Giải thích

Đoạn văn
+ Vừa lòng với chính mình
+ Vừa lòng với chính mình là một thái độ, quan
điểm sống biết đủ, biết điều chỉnh những ham
muốn và yêu cầu về cuộc sống.

Luận bàn

Bàn luận về thái độ vừa + Mặt tích cực:
lòng với mình
•Đó là biểu hiện của sự lựa chọn hạnh phúc: yêu
Tích cực
những gì mình có.
Hạn chế
•Cuộc sống trở nên dễ chịu và đơn giản khi mỗi
người biết yêu chính mình.
•Tránh được thái độ so sánh, đố kị.
• Nhìn nhận thất bại một cách lạc quan.
+ Mặt hạn chế:
• Có thể dẫn đến thái độ ỷ lại, không cầu tiến.
• Phân biệt tự bằng lòng với bỏ cuộc, nản lòng.

Phản biện

Tự vừa lòng có khiến ta Vậy làm sao có thể có những thành tựu lớn khi ta
không thể phát triển được cứ tự bằng lòng với chính mình.
bản thân?


Giải pháp

Làm thế nào để biết tự + Vừa lòng với chính mình phải dựa trên cảm giác
vừa lòng một cách tích hạnh phúc, dựa trên, mục đích mình để ra, chứ


Liên hệ

cực.

không phải dở chừng bỏ cuộc.
+ Hãy ngừng so sánh, đơn giản hóa cuộc sống.
+ Giữ thái độ lạc quan và tinh thần khoáng đạt,
yêu bản thân mình.

Bài học cho bản thân

Suy nghĩ tích cực hơn, đề ra mục tiêu vừa sức.

Câu 2 (5 điểm)
- Yêu cầu chung: 0.5 điểm
• Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết
phải có bố cục rõ ràng, đầy đủ; văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng phân tích, cản thụ.
• Diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung: 4.5 điểm
ĐỌC HIỂU YÊU CẦU ĐỀ
- Đối tượng chính, trọng tâm kiến thức: Chiếc thuyền ngoài xa Thường vợ
- Dạng bài: So sánh, bàn luận ý kiến
- Yêu cầu: Làm rõ được vẻ đẹp của hai nhân vật (so sánh từ đó nhận xét về vẻ đẹp của hai nhân vật được
khắc hoạ.

TIẾN TRÌNH BÀI LÀM
KIẾN
HỆ
THỨC THỐNG Ý
CHUNG Khái quát
vài nét về
0,5 điểm tác giả - tác
phẩm

Giải thích

PHÂN TÍCH CHI TIẾT
- Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989) là gương mặt nhà văn tiêu biểu trong văn
học giai đoạn chống Mỹ và sau giải phóng. Từ những năm 80 của thế kỉ XX,
sáng tác của Nguyễn Minh Châu chứng minh ông luôn đi tiên phong trong công
cuộc đổi mới văn học. Ông là một trong số những nhà văn đầu tiên của thời kỳ
đổi mới đã đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức, thế sự. Trong
thời kì nào Nguyễn tài xỉu khi thi Minh Châu đều sáng tác theo phương châm
đi tìm “hạt ngọc” ẩn giấu trong tâm hồn mỗi con người. Ngòi bút ấy giàu trách
nhiệm, giàu suy Vidici ionliỘT ii (ki tự trăn trở và khám phá.
- Chiếc thuyền ngoài xa được in lần đầu trong tập Bến quê, sau được tác giả lấy
làm tên chung cho cả tập truyện ngắn từ truyện Bức tranh trở đi, in năm 1987.
Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn rất tiêu biểu trong văn nghiệp của
Nguyễn Minh Châu, đồng thời cũng là tác phẩm tiêu biểu cho hướng tiếp cận
đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai.
- Tú Xương, một gương mặt đặc biệt trong số những nhà Nho cuối mùa, sống
trong giai đoạn đây tạo loạn của lịch sử. Ba bảy năm của cuộc đời Tú Xương
(1870 - 1907) nằm trọn trong thời kỳ đất nước vô cùng rối ren. Tú Xương vẫn
được hay nhắc đến bởi tài năng, bút lực dồi dào của một nhà trào phúng xuất
sắc. - Tuy nhiên, Tú Xương còn được người đời ngợi ca bởi mảng thơ trữ tình,

đặc biệt là những bài thơ viết về người vợ tảo tần của ông, niềm hạnh phúc mà
có lẽ duy nhất ông có suốt cuộc đời đầy những thất bại
và niềm phẫn uất. Thương vợ là một tác phẩm như thế.
Hình tượng người phụ nữ - những viên ngọc giữa cuộc đời lấm láp: hình ảnh ẩn
dụ viên ngọc để nói đến những phẩm chất tuyệt vời đã được hai tác giả khắc
hoạ trong tác phẩm của mình. Dù cuộc đời có nhiều những cơ cực, họ vẫn toả
sáng, vẫn hiện lên đầy đẹp đẽ.

TRỌNG Hình tượng - Cuộc đời lấm láp:


TÂM
4,0 điểm

người đàn + Nỗi khổ, là nguyên nhân chính cho bao xung đột, khổ đau với người đàn bà

hàng hàng chài chính là nghèo đói. Cái nghèo đói khiến người chồng trở nên cục cằn
thô lỗ. Cái nghèo khiến những đứa con phải chịu món ăn khủng khiếp ròng rã,
chài
ngày này tháng nọ. Và tất cả những khó chịu ấy, nỗi đau ấy, người đàn bà phải
hứng chịu gấp đôi so với những thành viên còn lại. Bởi, khi túng quẫn, người
chồng đã trút sự bế tắc vào lưng vợ. Và có người mẹ nào, nhìn thấy những đứa
con đói khát lại cam tâm.
+ Nỗi khổ thứ hai bám riết gia đình người đàn bà hàng chài là đồng con, với
những gia đình ngư dân, nhà nào cũng một sắp con trên dưới 10 đứa. Ta có thể
tưởng tượng cảnh trên con thuyền lưới vỏ chật chội, bầy con nheo nhóc, công
việc thì cực nhọc, lại thêm bụng mang dạ chửa.
+ Nỗi khổ thứ ba với người đàn bà hàng chài chính là nỗi khổ từ nạn bạo hành.
Người đàn bà bị đánh đập từ chính người mình yêu thương và hết mực mang
ơn. Cho nên, không chỉ gây nên nỗi đau đớn về mặt thể xác, nỗi đau về mặt

tinh thần lại càng thêm nặng nề.
- Vẻ đẹp toả sáng:
+ Lòng bao dung, nhân ái, vị tha: Chị nhận hết phần thua thiệt về mình, nhận
hết trách nhiệm về mình. Chị nhận mình là kẻ không nhan sắc: “từ nhỏ tôi đã là
một đứa con gái xấu xí”. Nhận mình khổ là do đẻ nhiều: “Cũng tại đàn bà ở
thuyền chúng tôi để nhiều quả”. Với chồng, trong suốt câu chuyện dài dằng dặc
của đời mình người Tin k, hay và là đàn bà không tỏ ra oán giận người chồng.
+ Sự thấu hiểu lẽ đời: Với người đàn bà hàng chài, ẩn đằng sau lớp vỏ thất học,
lam lũ kia, chị lại là người phụ nữ rất thấu hiểu lẽ đời.
+ Đức hi sinh – lòng thương con vô bờ bến: Người phụ nữ truyền thống ấy luôn
quan niệm: lấy chồng thì phải theo chồng rồi nuôi cho con khôn lớn. Chị chấp
nhận tất cả vì con: “Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không
thể sống cho mình như ở trên đất được!”. Tình thương con ở người mẹ ấy sâu
sắc đáng ngưỡng mộ. Vì thương con mà chị quặn lòng gửi thẳng Phác lên rừng
ở với ông ngoại nó. Vì thương con và để tránh sự tổn thương cho những tâm
hồn con trẻ nên chị đã bảo lão chồng “có đánh thì đưa tôi lên bờ mà đánh”.
Tình thương con ấy không chỉ gắn liền với cảm xúc, tình cảm mà còn gắn liền
với lý trí và trách nhiệm của một người mẹ. Chị luôn nhìn về các con, lấy các
con làm điểm tựa, là chỗ dựa tinh thần để Tin thô thiểu nổ tu sống.
Hình tượng - Cuộc đời lấm láp:
+ Bà Tú đã hiện lên trong không gian chông chênh “mom sông”, thời gian
bà Tú
“quanh năm” với công việc buôn bán đầy những mưu toan, nhọc nhằn. Người
phụ nữ ấy đang phải gánh vác trách nhiệm công l à nơi thu tinh là việc mà
người đàn ông phải làm: trụ cột gia đình khi phải “Nuôi đủ năm con với một
chồng”. Để có thể mưu sinh, bà phải “Lặn lội khi quãng vắng/Eo seo mặt nước
buổi đo đông”. Học tập ca dao, ông Tú đã thấy bóng dáng bà Tú qua hình ảnh
con cò. Nhớ đến con cò, bao Bài giảng Tia C6 khúc dân ca, ca dao hiện về
trong tâm trí người Việt: “Con cò lặn lội chồng tiến bờ sông Gánh gạo đưa
chồng tiếng khóc nỉ non”, “Con cò mày đi ăn đêm /Đậu phải cành mềm lộn cổ

xuống ao...”. Con cò trong tâm trí H tại cá c tà dân tộc đó là hình ảnh gầy guộc,
chăm chỉ và cần mẫn, mong manh và thật đáng thương sao.
- Vẻ đẹp toả sáng:
+ “Nuôi đủ năm con với một chồng”. Từ “đi” ấy cho thấy cả một bàn tay chu
đáo, tảo tần, và vất vả. Vì gia đình ấy đâu có ít miệng ăn, không chỉ nuôi con,
còn phải chăm chồng. Không chỉ là nọ, mà còn đủ. Đủ cả vật chất lẫn tinh thần,
thế mới thấy người phụ nữ ấy tài ba l át nềall the ti vi vô cùng đáng khâm phục
vô cùng.
+ Trước duyên phận, với bao mưa nắng, phản ứng của người phụ nữ ấy là: “âu


đành phận” vả nào “dám quản công”. Đó là sự hi sinh, là đức hi sinh vô bờ
bến. Việc làm vợ, làm mẹ đã khó, đây bà còn là cả Little là đi thai trong trách
của người chồng. Nhưng không một lời than. Có lẽ, với bà Tú, việc hi sinh,
việc chăm lo và gánh vác gia đình là bổn phận, trước hết bà chấp nhận điều đó
như một lẽ đương nhiên. Nhưng có rất nhiều giai thoại kể về việc, bà không chỉ
giỏi buôn bán, còn giỏi văn thơ, còn sửa thơ ông Tú, thế mới thấy, người phụ
nữ ấy không chỉ tài năng, còn thật thấu hiểu, và cao cả, là thành công lớn nhất
trong cuộc đời toàn chỉ thất bại của ông Tú. Là hạnh phúc viên mãn nhất cuộc
đời chỉ toàn nổi bật bình của ông Tú.
Bàn luận - Có thể nói, cả người đàn bà hàng chài, bà Tủ đều là những hình ảnh Khi
người đánh giá rất đẹp, rất tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ Việt, dù cho
đánh giá
bao sóng gió dập vui, cũng chẳng thể nào làm mất đi vẻ đẹp phầm cách của họ.
- Tuy xây dựng hai hình tượng ở hai giai đoạn rất khác nhau của lịch sử, hoàn
cảnh sống khác, những cơ cực khác nhau, nhưng ta đều thấy sự hi sinh, lòng vị
tha và tình mẫu tử rất đẹp của họ. Ở họ, gia đình vốn là lẽ sống, là niềm vui, là
động lực để họ có thể vượt qua được bao cơ cực ở đời.




×