Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

các cơ sở lý thuyết của phương pháp phân tích tranh vẽ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.67 KB, 2 trang )

các cơ sở lý thuyết của phương pháp phân tích tranh vẽ. Phân tích quy trình thực hiện
và những dấu hiệu lâm sàng có thể nhận biết qua tranh vẽ.
Cơ sở lý thuyết:
1. Lý thuyết mối quan hệ giữa tâm lý và sự vận động cơ của Xechenov:
- mọi ý tưởng xuất hiện trong tâm trí đều kết thúc bằng các động tác khác nhau =>
động tác không được thực hiện là do nhóm cơ nào đó bị căng thẳng, ức chế; những hình
ảnh, ý nghĩ, sự tưởng tượng gợi lên cảm giác lo sợ => ức chế các động tác.
- Không gian tranh vẽ được sử dụng liên quan chặt chễ tới các sắc thái cảm xúc và
các giai đoạn thời gian: bên trái, phía sau => quá khứ, trạng thái tĩnh; bên phải, trước =>
tương lai, hiện thực, trạng thái động …
2. Lý thuyết về cơ chế phóng chiếu tâm lý của S. Freud:
- Sự phóng chiếu thể hiện nỗi lo hãi của thân chủ ra bên ngoài
- Phóng chiếu được xem như một cơ chế phòng vệ mà thông qua đó, những cảm
xúc, sự tưởng tượng không phù hợp của chủ thể sẽ được gán cho các đối tượng bên ngoài
và quay trở lại ý thức như là kết quả của quá trình tri giác thế giới bên ngoài
-

Phương pháp tranh vẽ dựa trên hình thức biểu đạt tâm lý bằng hình ảnh và biểu

tượng → phù hợp với trẻ em → giúp khởi đầu một cuộc hỏi chuyện lâm sàng một cách tự
nhiên
-

Những gì có ý nghĩa, quan trọng; hoặc gây lo lắng cho chủ thể luôn được vẽ bằng

các dấu hiệu rõ ràng
Quy trình thực hiện, và lời hướng dẫn:
1. Đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu
2. Không gian yên tĩnh, không có kích thích gây phản xạ định hướng
3. Dùng bút chì có thể tẩy xóa được
4. Cần ghi biên bản trắc nghiệm với đầy đủ các thông tin về họ tên, mã số, ngày


tháng năm sinh, cấu trúc gia đình, lý do thăm khám, các thông tin y học; thời gian, tốc độ
thực hiện trắc nghiệm, các khoảng nghỉ; thứ tự vẽ các phần, các nhân vật, các chi tiết
khác nhau; các câu hỏi, lời nói của nghiệm thể; cử chỉ, thái độ của nghiệm thể …
5. Nội dung trao đổi sau khi vẽ: tên bức vẽ, bối cảnh vẽ là thực hay tưởng tượng?
Hoạt động gì đang diễn ra trong tranh vẽ? …


Một số dấu hiệu lâm sàng:
-

Dấu hiệu lo âu: nét đôi, đứt quãng, không liền nhau ...; Hành vi của trẻ trong lúc

vẽ; kỹ thuật vẽ (nét vẽ mạnh tay; quá đậm; sửa đi sửa lại; quá mảnh; bôi bẩn, gạch xóa ...;
phân bố không gian (rất nhỏ, ở một góc, mất cân đối, …)
- Dấu hiện xâm kích: nét sắc, nhọn, góc; chiếm nhiều không gian; được trang bị
nhiều vũ khí; …
- Dấu hiệu rối loạn tâm lý: vẽ người dị tật; khuyết thiếu một bộ phận nào đó; chi tiết
nghèo nàn, rời rạc; ít chi tiết …



×