Tải bản đầy đủ (.doc) (203 trang)

Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thủy sản ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 203 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
------------------

MAI THỊ DIỆU HẰNG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THỦY SẢN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ


HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
------------------

MAI THỊ DIỆU HẰNG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THỦY SẢN VIỆT NAM

Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng


Mã số

: 9.34.02.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. VŨ VĂN NINH
2. PGS, TS. ĐỖ VĂN THÀNH

HÀ NỘI - 2019


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận án này là công trình
nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các tài liệu, kết quả
trình bày trong luận án là trung thực có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả

Mai Thị Diệu Hằng


ii

MỤC LỤC
Trang



iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BEP

: Tỷ suất sinh lời kinh tế cuả tài sản

CPBH

: Chi phí bán hàng

CPQLDN

: Chi phí quản lý doanh nghiệp

CPTC

: Chi phí tài chính

DN VNN

: Doanh nghiệp

DN

: Doanh nghiệp

DNCP


: Doanh nghiệp cổ phần

DNNN

: Doanh nghiệp nhà nước

DNTNHH-TN : Doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn - tư nhân
DT

: Doanh thu

HQKD

: Hiệu quả kinh doanh

KT-XH

: Kinh tế xã hội

LN

: Lợi nhuận

NPT

: Nợ phải trả

NSNN


: Ngân sách nhà nước

ROA

: Lợi nhuận ròng trên tài sản

ROE

: Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu

ROS

: Lợi nhuận ròng trên doanh thu

SWOT

: Streng-Weakness-Opportunity-Threat.

TNXH

: Trách nhiệm xã hội

TS

: Thủy sản

TSDH

: Tài sản dài hạn


TSNH

: Tài sản ngắn hạn

TTCK

: Thị trường chứng khoán

TTS

: Tổng tài sản

VCSH

: Vốn chủ sở hữu


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang


v

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế của tất cả các quốc gia hiện nay doanh nghiệp (DN) giữ vai
trò then chốt. Với tư cách là các công dân được pháp luật cho phép thành lập, tồn tại
và phát triển thì mục tiêu của các doanh nghiệp là phục vụ sự phát triển của xã hội.
Sự đáp ứng đúng các nhu cầu cho các chủ thể kinh tế xã hội khác nhau là con đường
chung để các nhà đầu tư vào DN tìm kiếm lợi nhuận và thực hiện các mục tiêu của
mình. DN nào càng đáp ứng tốt nhu cầu thị trường, DN đó càng có cơ hội tồn tại lâu
dài và phát triển mạnh mẽ, nhà đầu tư vào DN có lợi nhuận tốt và bền vững. Khi đó,
các nhà kinh tế nhìn nhận là DN hoạt động hiệu quả cao, đóng góp vào sự hiệu quả
của cả nền kinh tế quốc gia, đa quốc gia và toàn thế giới.
Dù hoạt động kinh doanh dù ở lĩnh vực nào, kinh doanh hiệu quả là nhiệm vụ
quan trọng mà các DN phải đạt được. Nâng cao được hiệu quả kinh doanh (HQKD) là
điều kiện cần giúp doanh nghiệp nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình trên
thị trường, thực hiện được các mục tiêu lợi nhuận hay phát triển. Thị trường ngày
nay không chỉ bó hẹp ở phạm vi quốc gia mà còn mở rộng ra phạm vi khu vực và thế
giới. Cạnh tranh trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế như vậy là rất khó khăn.
Vì vậy trong quản trị, các DN cần phải liên tục đánh giá lại HQKD của mình để từ đó
có giải pháp phù hợp nhằm gia tăng hiệu quả của các hoạt động kinh doanh, nâng
cao được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên trường quốc tế.
Kinh doanh hiệu quả cả về kinh tế, xã hội là mục tiêu trước mắt và cũng là lâu
dài của hầu hết các doanh nghiệp. Bởi vì kinh doanh hiệu quả không chỉ cho thấy
doanh nghiệp đó đã hoạt động tốt trong lĩnh vực của mình mà còn cho thấy doanh
nghiệp đó xứng đáng để tồn tại và phát triển, đóng góp cho sự phát triển chung của
nền kinh tế của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế, yêu cầu kinh
doanh hiệu quả không chỉ dừng lại ở việc đòi hỏi doanh nghiệp có khả năng làm tốt

nhất những gì mình có thể mà còn đáp ứng được nhu cầu cao hơn ở phạm vi rộng
hơn trong khu vực và toàn cầu. Vì vậy phạm trù hiệu quả kinh doanh không chỉ dừng


2
lại ở phạm vi doanh nghiệp cá biệt mà phải là hiệu quả kinh tế của ngành, hiệu quả
kinh tế xã hội của quốc gia trong lĩnh vực đó.
Trong những năm đầu của thế kỷ 21, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển
mạnh mẽ của ngành thủy sản Việt Nam nói chung, các DN thủy sản nói riêng. Năm
2017, chúng ta cán mốc xuất khẩu ra thị trường thế giới hơn 8 tỷ đôla Mỹ các mặt
hàng thủy sản. Các DN cũng đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng từ thị trường
trong nước. Để đạt được thành tựu đó, các DN thủy sản ở Việt Nam đã không ngừng
nỗ lực, cố gắng trong sản xuất kinh doanh, đáp ứng tiêu chuẩn cao từ phía thị
trường trong và ngoài nước. Doanh thu liên tục gia tăng. Tuy vậy, các DN cũng gặp
phải muôn vàn khó khăn phải giải quyết: từ đáp ứng các vấn đề Luật pháp quốc tế
đến các qui định luật pháp quốc gia, từ vấn đề hội nhập sử dụng công nghệ kỹ thuật
hiện đại đến vấn đề phát huy truyền thống đất nước, từ vấn đề trách nhiệm kinh tế tài chính cho đến các vấn đề trách nhiệm xã hội, môi trường. Cũng có nhiều đơn vị
phá sản bỏ cuộc, cũng có nhiều doanh nghiệp cất cánh, trở thành các nhà sản xuất
kinh doanh lớn và chủ lực trên thị trường quốc tế.
Qua nghiên cứu, tác giả luận án nhận thấy: hiện nay còn rất nhiều quan niệm
khác nhau về hiệu quả kinh doanh của DN. Vì thế cũng tồn tại quan điểm khác nhau
về các phương pháp đo lường hiệu quả, các bộ chỉ tiêu khác nhau để đánh giá hiệu
quả, các tranh luận xác định mối quan hệ giữa HQKD và các nhân tố ảnh hưởng rất
đa dạng. Tác giả thấy rằng mỗi quan điểm đều có cở khoa học rất vững vàng nhưng
chưa đầy đủ vì DN là một chủ thể kinh tế có đời sống rất phong phú, phức tạp đòi
hỏi các nhà chính sách, các nhà nghiên cứu, các nhà quản trị phải nhìn nhận DN ở
nhiều góc độ đa dạng và toàn diện hơn là một đối tượng hay công cụ phát triển kinh
tế.
Trên thế giới hiện nay, bối cảnh kinh tế hiện nay đã có nhiều thay đổi. Tiến bộ
khoa học kỹ thuật và cách mạng công nghệ 4.0, đã đưa các quốc gia, các DN và con

người xích lại gần nhau hơn bao giờ hết. Dù DN bạn ở Việt Nam cũng có thể đáp ứng
nhu cầu cho các đối tác trên toàn thế giới nếu bạn có đủ khả năng. Cơ hội để các DN


3
tìm kiếm lợi nhuận cũng như phát triển rất đa dạng và lớn. Tất nhiên thách thức
cũng rất nhiều khi chúng ta hội nhập kinh tế quốc tế. Các DN sẽ phải đối mặt với
nhiều khó khăn, nhiều rào cản. DN cần phải nhìn nhận rõ vị trí, vai trò, điểm yếu,
điểm mạnh, cơ hội, thách thức của mình để có chiến lược phát triển phù hợp, để
thực hiện bốn chữ kinh doanh hiệu quả.
Các DN thủy sản ở Việt Nam tuy còn rất non trẻ nhưng đã chứng minh được
tiềm lực phát triển trong thời gian đổi mới kinh tế đất nước. Những đóng góp của
DN cho sự phát triển chung là rất đáng ghi nhận. Hơn nữa, ngành thủy sản Việt Nam
là ngành có rất nhiều tiềm năng phát triển.Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy, kết
qủa kinh doanh của các DN thủy sản Việt Nam còn thấp, chưa xứng với tiềm lực của
DN và ngành. Cụ thể, nếu so với các ngành kinh tế khá, khả năng sinh lời thấp và
thiếu ổn định hơn rất nhiều cho dù doanh thu tăng trưởng rất ổn định. Cơ cấu vốn
nghiêng về nợ phải trả rất lớn khiến cho lo ngại về rủi ro tài chính và kinh doanh tăng
cao. Xuất khẩu phát triển nhưng hàng bị trả lại cũng rất nhiều. Các quốc gia nhập
khẩu thường xuyên nghi ngại về xuất xứ, chất lượng của DN Việt. Số lượng các DN
niêm yết trên TTCK còn ít và chưa thu hút nhà đầutư. Số lượng DN rất lớn nhưng chủ
yếu là DN qui mô vừa và nhỏ, thiếu sự liên kết chặt chẽ trong chuỗi giá trị ngành.
Ngành thủy sản là một mũi nhọn kinh tế nhưng chưa có các DN xuyên quốc gia đủ
lớn để giữ vai trò đầu tàu cho phát triển mạnh mẽ ra thị trường thế giới.
Xuất phát từ những quan điểm đa dạng về hiệu quả kinh doanh trên thực tế.
Xuất phát từ những nghiên cứu về một số doanh nghiệp thủy sản ở Việt Nam điển
hình với rất nhiều phát hiện về sự bất cập trong vấn đề hiệu quả tài chính, hiệu quả
kinh doanh tổng thể và phát triển bền vững, tác giả nhận thấy:cần thiết phải nhận
thức lại về thế nào là kinh doanh hiệu quả và làm sao để nâng cao HQKD của các
doanh nghiệpthủy sản ở Việt Nam hiện nay. Để ngành thủy sản vươn lên xứng tầm là

ngành knh tế mũi nhọn của Việt Nam, để các DN thủy sản Việt Nam vươn lên là
những con chim đầu đàn trong ngành thủy sản trên thế giới.
Vì vậy,tác giả đã lựa chọn nghiên cứu những vấn đề cơ bản về hiệu quả kinh
doanh, thực trạng cũng như giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh tại các
doanh nghiệp thủy sản ở Việt Nam hiện nay làm đề tài nghiên cứu trong luận án


4
tiến sỹ của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Tổng quan các công trình trong nước
a. Hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp.
Vấn đề HQKD đã được các nhà kinh tế học trên thế giới đi sâu nghiên cứu từ
những năm 1930, đặc biệt từ những năm 1960 đến nay. Hoạt động sản xuất kinh
doanh như thế nào được coi là có hiệu quả? Những biểu hiện cụ thể của HQKD là gì?
Đánh giá HQKD bằng cách nào? Làm sao để sản xuất kinh doanh có hiệu quả? Đó là
những nội dung được đặt ra cho nhiều nhà khoa học, nhà quản lý và điều hành sản
xuất quan tâm nghiên cứu.
“HQKD là sự so sánh tương quan giữa kết quả đầu ra và các chi phí đã phát
sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh”.
Ở Việt Nam, nhiều tác giả nghiên cứu về HQKD có cùng quan điểm này như các
tác giả Ngô Đình Giao, Lưu Bích Hồ, Trần Văn Thao. Các tác giả này cho rằng hiệu quả
là quan hệ tỷ lệ hoặc hiệu số giữa kết quả với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Quan điểm này đề cập đến hiệu quả chính là trình độ sử dụng chi phí tạo ra kết quả
như thế nào. Tuy nhiên, nếu hai đối tượng, dùng quan hệ hiệu số giữa một chỉ tiêu
kết quả với một chỉ tiêu chi phí nào đó thì ta lại thu được một chỉ tiêu kết quả khác,
không so sánh được là ai hiệu quả hơn. Kết quả này chưa phản ánh được hiệu quả.
Quan điểm này cũng mới chỉ đề cập đến chi phí thực tế phát sinh mà bỏ qua mối
quan hệ giữa chi phí với nguồn lực của chi phí đó. Vì thế chỉ tiêu đo lường hiệu quả
cũng chỉ dừng lại ở việc so sánh đơn giản theo số tuyệt đối.

- Theo quan điểm của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Kinh tế Quốc
dân, Đại học Thương mại, Học viện Bưu chính viễn thông…đánh giá HQKD phải đánh
giá về sức sản xuất, suất hao phí và sức sinh lời. Trong đó đánh giá HQKD bao gồm
việc đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định, hiệu quả sử dụng tài sản lưu động,
khả năng sinh lời của vốn thông qua chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời vốn CSH.
Việc đánh giá HQKD được đánh giá HQKD trên cả góc độ khả năng sử dụng các
nguồn lực và khả năng sinh lời của nguồn lực. Tuy nhiên, việc phân tích suất hao phí


5
chính là xem xét nghịch đảo các chỉ tiêu phản ánh sức sản xuất nên ít có ý nghĩa.
Quan điểm này đi sâu phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận tài sản
trong doanh nghiệp. Nhưng ngành nghề khác nhau có điểm đặc thù khác nhau trong
vấn đề đó nên không thể so sánh giữa các DN được là DN nào hiệu quả hơn về khía
cạnh hao phí, sức sinh lời. Hơn nữa hoạt động kinh doanh của DN chịu sự tác động
rất nhiều bởi các yếu tố bên ngoài nên vấn đề hiệu quả nội bộ chỉ là một khía cạnh
của hiệu quả kinh doanh.
Theo quan điểm của tác giả Nguyễn Văn Công trình bày trong giáo trình “Phân
tích kinh doanh” của trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Theo ông, đánh giá HQKD
phải đánh giá qua 3 cấp độ từ thấp đến cao. Biểu hiện đầu tiên của HQKD là hiệu
suất, tiếp đến là hiệu năng và sau cùng là hiệu quả sử dụng chi phí, sử dụng các yếu
tố đầu vào. Hiệu suất hoạt động thể hiện cường độ hoạt động của các yếu tố đầu
vào, thể hiện tương quan giữa kết quả sản xuất đầu ra với lượng yếu tố đầu vào
được sử dụng để sản xuất được đầu ra ấy. Hiệu năng hoạt động là khả năng hoạt
động mà doanh nghiệp có thể đạt được khi sử dụng các yếu tố đầu vào, nó được thể
hiện thông qua các chỉ tiêu phản ánh tốc độ quay vòng của các yếu tố đầu vào hay
thời gian một vòng quay của từng yếu tố đầu vào. Hiệu quả sử dụng chi phí, sử dụng
các yếu tố đầu vào thể hiện khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Khả năng sinh lời
của doanh nghiệp càng cao thể hiện khả năng đem lại lợi nhuận của các yếu tố càng
cao và điều đó thể hiện HQKD của doanh nghiệp càng cao. Những cấp độ nói trên chỉ

nhằm đạt được đến mục tiêu cuối cùng của DN là tối đa hóa lợi nhuận có được từ
việc sử dụng các yếu tố đầu vào và quản trị các hoạt động của DN.
Tuy vậy, một DN tồn tại và phát triển có thể có nhiều mục tiêu trong các giai
đoạn khác nhau, có nhiều mối quan hệ với các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế.
Vì thế việc xem xét hiệu quả theo 3 cấp độ cũng chỉ phản ánh một khía cạnh hiệu
quả hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp mà thôi. Bộ chỉ tiêu đo lường hiệu quả
kinh doanh theo quan điểm này rất đa dạng. Chỉ tiêu đo lường hiệu suất, hiệu năng,
khả năng sinh lời. Nhưng chi tiết đến hiệu suất, hiệu năng sẽ giảm tính tổng thể nên
khó so sánh và đánh giá với DN khác ngành khác. Cũng khó khái quát được các nhân


6
tố khách quan từ bên ngoài. Sự đánh giá như vậy phù hợp cho công tác quản trị nội
bộ nhiều hơn.
- Theo quan điểm của nhà khoa học kinh tế người Pháp giảng dạy tại trường
Đại học Tổng hợp Paris I Pantheon Sorbone là Josette Peyrard, đánh giá HQKD của
doanh nghiệp được xác định thông quan khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Cùng
quan điểm này là tác giả Ngô Thế Chi, thuộc Học viện Tài chính hay Nguyễn Tấn Bình
khi đánh giá HQKD của doanh nghiệp chỉ đánh giá khả năng sinh lời. Khả năng sinh
lời theo quan điểm này được đánh giá theo khả năng sinh lời hoạt động, khả năng
sinh lời kinh tế và khả năng sinh lời tài chính. Trong đó, khả năng sinh lời hoạt động
thực chất là phản ánh khả năng sinh lời của doanh thu thuần. Khả năng sinh lời kinh
tế phản ánh khả năng sinh lời của tổng tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý và sử
dụng. Khả năng sinh lời tài chính được xem xét trên 2 chỉ tiêu: khả năng sinh lời vốn
CSH và khả năng sinh lời của vốn thường xuyên. Quan điểm đánh giá trên đã phản
ánh khá rõ HQKD của doanh nghiệp thông qua việc đánh giá khả năng cuối cùng là
tạo ra lợi nhuận của các yếu tố như doanh thu, tổng tài sản, nguồn vốn CSH, nguồn
vốn thường xuyên của doanh nghiệp. Đây là cách đánh giá khái quát nhất về khía
cạnh kinh tế tài chính của tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Khả năng sinh lời cao nghĩa là tất cả các hoạt động sử dụng yếu tố đầu vào,

quản trị nội bộ DN, quản trị bên ngoài DN về tổng thể là nhịp nhàng hiệu quả. Quan
điểm này đưa đến bộ chỉ tiêu đo lường rất gọn nhẹ và dễ so sánh với bên ngoài như
DN khác hay ngành lĩnh vực. Tuy vậy, có những hoạt động thể hiện là DN đang hoạt
động hiệu quả mà các chỉ tiêu tài chính không đo lường dễ dàng được bằng đồng
tiền như mức độ hài lòng của các chủ thể liên quan các hoạt động của DN như: nhà
điều hành DN, người lao động, nhà cung cấp, khách hàng, cộng đồng, Chính Phủ.
Những yếu tố định tính này thực ra ảnh hưởng lâu dài đến khả năng duy trì sự tồn
tại và phát triển lâu dài của DN-một khía cạnh khác của vấn đề hoạt động hiệu quả.
Công trình nghiên cứu của Chow (1994), “Hiêu quả logicstisc: Định nghĩa và đo
lường”. Tác giả định nghĩa HQKD là đạt đươc mục tiêu tăng trưởng doanh thu, đảm
bảo viêc làm và điều kiện làm việc, hài lòng khách hàng, khả năng sinh lợi, hiêu quả


7
chi phí, trách nhiệm xã hội. Tác giả cũng đề nghị cần nỗ lực phát triển các chỉ tiêu đo
lường HQKD tại các DN ở ngành nghề khác nhau. Bên canh đó cần tìm các phương
pháp nghiên cứu, các phương thức đo lường hợp lý và ý nghĩa công tác quản trị.
Định nghĩa này không chỉ đúng với lĩnh vực Logicstic mà còn có ý nghĩa với các doanh
nghiệp ở các ngành khác nữa. Mỗi doanh nghiệp thuộc các ngành và lĩnh vực khác
nhau cần xây dựng cho mình bộ chỉ tiêu đo lường HQKD phù hợp. Tác giả luận án
thấy đây chính là hướng nghiên cứu mới mà các nhà nghiên cứu và nhà quản trị DN
phải tập trung giải quyết.
Phát triển các quan điểm về HQKD ở trên, dưới góc độ tài chính gần đây nhất
có một số quan điểm về HQKD đã được các giả nghiên cứu đưa ra phương pháp và
bộ chỉ tiêu xác định HQKD như sau:
Quan niệm 1: HQKD của doanh nghiệp phản ánh trình độ huy động và sử dụng
nguồn lực của DN để tạo ra kết quả tối ưu. HQKD phản ánh mối quan hệ giữa kết
quả đầu ra và nguồn lực đầu vào. Cụ thể là mối quan hệ tỷ lệ giữa doanh thu, lợi
nhuận trên các yếu tố vốn kinh doanh, vốn lưu động, vốn cố định…Các chỉ tiêu phản
ánh HQKD được xây dựng thông qua mối quan hệ tỷ lệ trên, qua khả năng sinh lời và

qua mối quan hệ giữa giá trị thị trường và giá trị sổ sách của các DN. Đây là cách tiếp
cận của Đoàn Thục Quyên (2015),” Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của
các doanh nghiệp sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. Cách
tiếp cận này cũng được Nguyễn Đình Hoàn (2017),” Giải pháp nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam” thực hiện trong nghiên
cứu của mình.
Luận án của Đoàn Thục Quyên đưa ra được các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh
doanh, các chỉ tiêu đo lường và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của
các doanh nghiệp theo quan điểm của Nguyễn Văn Công-Trường Đại học kinh tế
quốc dân. Luận án sử dụng phương pháp định lượng để kiểm tra sự ảnh hưởng của
các nhân tố tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy vậy, luận án cũng có
hạn chế là khi đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh ở phần cơ sở
lý thuyết như: trình độ tổ chức sản xuất, nhân sự, hay môi trường kinh tế thì phần


8
đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh của các DN sản xuất kinh doanh niêm yết,
tác giả không giải quyết được vấn đề này. Chỉ giải thích được vấn đề hiệu quả ở khía
cạnh tài chính.
Luận án của Nguyễn Đình Hoàn có một điểm mới đáng lưu ý là đưa ra thêm các
chỉ tiêu đo lường phản ánh HQKD. Cụ thể đo lường mối quan hệ giữa giá trị thị
trường và giá trị sổ sách của doanh nghiệp. Luận án cũng sử dụng mô hình kinh tế
lượng để đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời- một thước đo
HQKD. Việc tính toán hệ số Tobin’s Q và giá trị thị trường của doanh nghiệp cũng là
một điểm mới của luận án. Điều này chỉ ra rằng: tối đa hóa giá trị doanh nghiệp là
mục tiêu tiếp theo của DN bên cạnh khả năng sinh lời. Tác giả còn cho rằng, DN kinh
doanh hiệu quả ngoài việc phải đạt tới sự gia tăng giá trị doanh nghiệp DN còn cần
đạt hiệu quả ở khía cạnh xã hội. DN sản xuất kinh doanh hiệu quả cũng có nghĩa là
tồn tại phát triển bền vững, đồng nghĩa với việc hạn chế được rủi ro trong kinh
doanh.

- Khi đề cập đến khía cạnh HQKD phải là gia tăng giá trị doanh nghiệp thì vấn
đề rủi ro tài chính, rủi ro kinh doanh cần phải được xem xét đến. Nghiên cứu của Lê
Hoàng Vinh (2014), Cơ cấu vốn và rủi ro tài chính trong doanh nghiệp, Luận án tiến
sĩ. Rủi ro tài chính có nguồn gốc từ cơ cấu vốn với tham gia của nguồn tài trợ với chi
phí cố định, điển hình là nợ. Rủi ro này cần được nhận diện đầy đủ hai nhóm biểu
hiện: một là mức độ phân tán lợi nhuận dành cho chủ sở hữu, hai là khả năng xảy ra
tình trạng kiệt quệ tài chính xuất phát từ những cam kết thanh toán nợ gốc và lãi cho
các chủ nợ. Vậy khả năng nhận diện và kiểm soát rủi ro tài chính là điều kiện ràng
buộc những quyết định về mức độ sử dụng nợ của các nhà quản trị tài chính DN.
Hiệu quả kinh tế tài chính cần có sự đánh giá song song khả năng sinh lời và mức độ
an toàn trong các hoạt động tài chính.
Quan niệm 2: HQKD của DN được phản ánh qua mối quan hệ của tỷ suất sinh
lời DN với chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp (WACC). Nếu mối quan hệ này
dương chứng tỏ DN sử dụng vốn cho hoạt động kinh doanh của mình là hiệu quả.
Ngược lại, DN kinh doanh không hiệu quả khi khả năng sinh lời kinh tế thấp hơn lãi


9
suất đi vay hay chi phí sử dụng vốn chủ. Cách tiếp cận này được đề cập trong luận án
tiến sỹ “Giải pháp Tài chính nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp xây
dựng thuộc Tổng công ty Sông Đà”, Nguyễn Văn Phúc (2015). Tuy vậy cách tiếp cận
này có thể được hiểu là hiệu quả khai thác nguồn vốn của doanh nghiệp nhiều hơn
là hiệu quả của các hoạt động kinh doanh nói chung. Và vì thế giải pháp được đưa ra
là giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh chứ chưa phải là các giải
pháp đồng bộ và toàn diện. Bởi vì đời sống của các DN còn có mục tiêu khác là cung
cấp các sản phẩm hàng hóa dịch vụ đem lại lợi ích cho xã hội, không chỉ là một dạng
đầu tư vốn hay tài chính đơn thuần.
Các quan điểm trên đều có sự phù hợp nhất định khi phản ánh được các khía
cạnh đo lường HQKD. Ở đây vai trò của khả năng sinh lời là rất quan trọng. Tuy vậy,
theo quan điểm của tác giả thì khả năng sinh lời chỉ phản ánh được một trong các

mục tiêu kinh doanh hiệu quả mà các doanh nghiệp hiện đại hướng đến. Hiện nay
khi các nhà đầu tư, chủ nợ, các chủ thể khác đòi hỏi các doanh nghiệp dù ở ngành
nào cũng cần có sự phát triển bền vững, gia tăng được giá trị của mình thì mục tiêu
sinh lời không còn là duy nhất. Bên cạnh mục tiêu lợi nhuận, doanh nghiệp còn phải
cân nhắc đến mục tiêu an toàn, các quyết định được lựa chọn sao cho giúp doanh
nghiệp giảm thiểu rủi ro, đảm bảo khả năng thanh toán (KNTT) cũng như đáp ứng
đầy đủ các nhu cầu chi tiêu cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đánh giá HQKD cũng
vì thế mà không chỉ dựa vào khả năng sinh lời. Trong các DN, mục tiêu lợi nhuận và
mục tiêu an toàn được các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp xem xét, cân nhắc
gắn liền với từng quyết định cụ thể trong mỗi giai đoạn hoạt động, trong từng
trường hợp nhất định. Đây là nhóm mục tiêu ngắn hạn, thường được đề ra theo
từng năm.
Tuy vậy, mục tiêu mang tính dài hạn của các doanh nghiệp hiện nay còn là gia
tăng giá trị doanh nghiệp, phát triển bền vững. Để đạt đến mục tiêu này chúng ta
phải nhấn mạnh hiệu quả kinh tế- xã hội của doanh nghiệp. Vì hiệu quả kinh tế- xã
hội cùng với hiệu quả tài chính tạo nên và gia tăng giá trị cho doanh nghiệp. Hiện
nay, hiệu quả kinh tế xã hội của doanh nghiệp được xem xét trên một số khía cạnh


10
như: khả năng tạo ra việc làm, đóng góp vào ngân sách nhà nước, chuyển đổi cơ cấu
kinh tế, đảm bảo lợi ích của các chủ thể liên quan đến doanh nghiệp như cổ đông,
nhà cung cấp, khách hàng, người lao động…
Như vậy quan niệm “hiệu quả là MQH so sánh giữa kết quả thu được đầu ra
và nguồn lực bỏ ra ở đầu vào của quá trình kinh doanh” là tổng hợp nhất, bởi vì khái
niệm kết quả thu được và nguồn lực bỏ ra bao hàm hết cả các cách tiếp cận khác
nhau về hiệu quả. Nguồn lực bỏ ra có thể là lao động, tài sản, tiền vốn, tài nguyên, kể
cả chi phí cơ hội. Kết quả thu về có thể là doanh thu, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận,
giá trị doanh nghiệp, an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường, giá trị văn hóa, năng
lực cạnh tranh… Hiệu quả kinh doanh tổng hợp vì vậy cần được xem xét cả khía cạnh

tài chính, khía cạnh xã hội. Hiệu quả kinh tế-xã hội, hiệu quả kinh tế-tài chính là hai
biểu hiện ra bên ngoài của hiệu quả kinh doanh. Để đánh giá hiệu quả kinh doanh
của các DN, cần nghiên cứu hai khía cạnh biểu hiện của nó. Các chỉ tiêu đo lường
hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp vì vậy mà cũng cần xem xét cả hai nhóm:
nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế tài chính và nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu
quả xã hội.
Để đo lường hiệu quả kinh doanh ở góc độ kinh tế xã hội trong bối cảnh kinh
tế hội nhập toàn cầu, chúng ta phải tiếp cận doanh nghiệp là một công dân có tư
cách pháp nhân. Với tư cách một công dân muốn tồn tại, phát triển lâu dài phải có
trách nhiệm xã hội.Theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới (WB), CSR-Coporate
Social Responsibility- trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự cam kết của doanh
nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động
nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia đình
họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như
phát triển chung của xã hội. Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển của Liên
hợp quốc (WCED) trong báo cáo “Tương lai của chúng ta” (Our common future) đưa
ra năm 1987, đã phân tích các nguy cơ và thách thức đe doạ sự phát triển bền vững
của các quốc gia trên thế giới. Trong đó, quan trọng nhất phải kể đến khái niệm về


11
phát triển bền vững là “sự đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không gây trở
ngại cho các thế hệ mai sau” đang được sử dụng rộng rãi hiện nay.
Ở Việt Nam, theo Nguyễn Đình Cung và Lưu Minh Đức (2009) trong bài viết:
Trách nhiệm xã hội CSR, một số vấn đề lý luận và yêu cầu đổi mới trong quản lý Nhà
nước đối với CSR ở Việt Nam. Bài báo làm rõ thêm ý nghĩa ‘Kim Tự Tháp CSR’ về lý
luận đồng thời đánh giá thực trạng thực hiện CSR ở Việt Nam và chỉ ra những điểm
còn tồn tại. Đáng lưu ý là các tác giả đưa ra yêu cầu về việc đổi mới tư duy từ phía
Nhà nước đối với CSR. Tăng trưởng nhanh và môi trường sinh thái luôn là hai mặt
của các nền kinh tế đang phát triển.

Về chính sách công nghiệp, các tác giả - PGS.TS Phan Đăng Tuất và Lê Minh
Đức (2006) trong tài liệu “Chính sách công nghiệp theo định hướng phát triển bền
vững ở Việt Nam” trên cơ sở đánh giá tổng quan các chính sách phát triển công
nghiệp thời kỳ 1986-2005 đã phân tích các chính sách phát triển công nghiệp dưới
góc độ PTBV trên ba khía cạnh: kinh tế, xã hội, môi trường từ đó đề xuất các chính
sách phát triển bền vững công nghiệp của Việt Nam.
Như vậy phát triển bền vững được đề cập đến như một khái niệm cho sự phát
triển toàn cầu, các quốc gia, các ngành và các doanh nghiệp. Thuật ngữ doanh
nghiệp bền vững phản ánh năng lực tự điều chỉnh và thích nghi trong môi trường
luôn biến động (bền vững động), hàm chứa không chỉ các nội dung về kinh tế mà
còn trách nhiệm xã hội - Corporate Social Responsibility (CSR) của doanh nghiệp.
Theo quan điểm của tác giả Nguyễn Hữu Sở (2009) trong luận án Phát triển kinh tế
bền vững ở Việt Nam: “ doanh nghiệp bền vững là doanh nghiệp có thể phát triển ổn
định, lâu dài và có đóng góp tích cực cho sự phát triển của cộng động, xã hội; sự
đóng góp này không chỉ là đem lại sự thịnh vượng về kinh tế mà còn góp phần bảo
vệ môi trường và giải quyết tốt các vấn đề về mặt xã hội.
Vì vậy tác giả cho rằng cần có một nghiên cứu rộng và khách quan hơn về Hiệu
quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong bối cảnh phát triển kinh tế đa dạng và
phức tạp như hiện nay. Riêng ngành thủy sản ở Việt Nam cũng cần có những nghiên
cứu chuyên sâu hơn để có những khuyến nghị phù hợp nhằm khai thác tiềm năng và
thúc đẩy được sự phát triển bền vững của các DN thủy sản ở Việt Nam.


12
b. Tổng quan các công trình nghiên cứu về thủy sản và doanh nghiệp thủy sản
Ngành thủy sản nói chung và các DN thủy sản nói riêng nhận được rất nhiều sự
quan tâm của Nhà nước, các chủ thể kinh tế xã hội và cả các nhà khoa học trong
ngoài nước. Bởi vì đây là ngành có nhiều thế mạnh của Việt Nam, đóng góp nhiều
cho an ninh lương thực quốc gia, xóa đói giảm nghèo, tăng thu ngoại tệ. Thời gian
qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu về ngành và DN trong ngành và có nhiều kết

quả nhất định.Theo đánh giá của tiến sĩ Lâm Văn Mẫn trong luận án tiến sĩ: Phát
triển bền vững ngành thủy sản đồng bằng song Cửu Long đến năm 2015, ngành thủy
sản Việt Nam gặt hái được nhiều thành công. Thông qua phân tích thực trạng khai
thác, nuôi trồng, chế biến tiêu thụ thủy sản tại vùng này tác giả mô tả kỹ các vấn đề
liên quan đến phát triển bền vững của ngành về xã hội, tài nguyên, môi trường. Tuy
nhiên, tác giả cũng đi đến kết luận phát triển thủy sản thời gian qua chủ yếu quan
tâm đến mục tiêu kinh tế, chưa kết hợp được hài hòa các mục tiêu xã hội và môi
trường. Các đơn vị mới chỉ tập trung vào lợi ích trước mắt mà chưa quan tâm được
đến lợi ích phát triển lâu dài. Thực tế đã xuất hiện một số hậu quả xấu đối với nguồn
tài nguyên thủy sản, môi trường sinh thái và các vấn đề xã hội tại khu vực đồng bằng
song Cửu Long. Quá trình phát triển nhìn chung là thiếu bền vững và tính hiệu quả
còn chưa được xem xét một cách toàn diện.
Theo kết quả nghiên cứu của Bùi Đức Tuân (2010), Nâng cao năng lực cạnh
tranh của ngành chế biến thủy sản Việt Nam, Luận án tiến sĩ, thì hiện tại ngành thủy
sản mới chủ yếu đạt được trên cơ sở khai thác và tận dụng các lợi thế tự nhiên về tài
nguyên, lao động. Sự phát triển ngành chưa đặt trên nền móng vững chắc của các lợi
thế quốc gia khác như cầu trong nước, ngành phụ trợ, sự cạnh tranh trong nước. Tác
giả cũng đánh giá về thực trạng của năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thủy sản
Việt Nam. Từ đó phát hiện ra những vấn đề đặt ra cho ngành trong quá trình phát
triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Theo nghiên cứu, vai trò của Chính Phủ là rất quan
trọng trong việc thúc đẩy và hỗ trợ các ngành trong việc tận dụng các lợi thế quốc gia
và xây dựng năng lực cạnh tranh. Như vậy tác giả đã nghiên cứu sâu về vấn đề năng
lực cạnh tranh, trong phạm vi hẹp là ngành chế biến thủy sản chứ chưa nghiên cứu


13
góc độ cả ngành thủy sản. Luận án cũng chưa đi sâu vào các DN và vấn đề năng lực
cạnh tranh của DN thủy sản, một yếu tố chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố tài
chính và phi tài chính. Các yếu tố có tính xã hội như uy tín thương hiệu, sự gắn bó và
cống hiến của người lao động, sự công nhận từ phía khách hàng hay đáp ứng các

yêu cầu chung từ thị trường có những ảnh hưởng lớn đến việc cạnh tranh của doanh
nghiệp và hiệu quả kinh doanh cuối cùng.
Theo Trần Hữu Ái (2014), trong luận án tiến sĩ, Nâng cao năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, thì để
DN có lợi nhuận cao và duy trì điều đó lâu dài thì phải nâng cao năng lực cạnh tranh
tổng thể. Giả thuyết có 14 yếu tố trong cạnh tranh phải thực hiện đồng bộ: yếu tố
chất lượng, yếu tố giá, yếu tố thương hiệu, yếu tố nhân lực, yếu tố tài chính và thanh
toán quốc tế…Các DN thủy sản trên mới dừng lại ở khai thác lợi thế tự nhiên chứ khả
năng quản trị hạn chế. Trên cơ sở phân tích thực trạng năng lực canh tranh của các
DN, tác giả sử dụng các mô hình phân tích SWOT, mô hình kinh cương, ma trận hình
ảnh cạnh tranh, phương pháp định lượng, để chỉ ra rằng: có 8/14 nhân tố có ảnh
hưởng mạnh đến năng lực cạnh tranh của DN. Các giải pháp đưa ra rất đáng chú ý là
vấn đề nâng cao thương hiệu, hàng rào thuế quan và phi thuế quan, bảo vệ môi
trường và phát triển bền vững. Như vậy quan điểm của tác giả cũng chú trọng đến
vấn đề thương hiệu và phát triển bền vững cho các DN thủy sản xuất khẩu.
Các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hay không phụ thuộc vào rất nhiều
các nhân tố ảnh hưởng. Vậy các nghiên cứu thực tế nào đã nghiên cứu sâu về vấn đề
này?
Một nghiên cứu về ngành thủy sản gây sự chú ý cho các nhà nghiên cứu. Đó là
đề tài cấp Học viện của TS Phạm Thị Thanh Hòa (2016), Nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết tại Việt Nam,
Học viện Tài chính. Đề tài đã phân tích được thực trạng của vấn đề vốn của các
doanh nghiệp. Như vậy đề tài mới dừng lại ở nhóm các doanh nghiệp thủy sản niêm
yết và vấn đề tài chính là cơ cấu vốn. Cơ cấu vốn chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố
như: lãi suất cho vay trên thị trường, đánh giá của nhà đầu tư và chủ nợ, khả năng


14
tiếp cận nguồn tài trợ của doanh nghiệp…Đề tài không giải quyết ngoài vấn đề vốn
và cơ cấu vốn còn nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của đa số các

doanh nghiệp thủy sản (phần lớn là chưa niêm yết). Cơ cấu vốn là bài toán tài chính
rất quan trọng vì thế để giải quyết được cần phải đặt DN vào bối cảnh và thực tế của
các ngành, các nhóm DN, tình hình kinh tế chính trị và tài chính riêng của các quốc
gia. Có như vậy giải pháp cho bài toán cơ cấu mới có tính khả thi và thực sự hỗ trợ
DN nâng cao HQKD toàn diện và lâu dài. Vì vậy đây cũng là một khoảng trống cần
được nghiên cứu sâu hơn.
Năm 2017, trong luận án tiến sỹ “Kế toán quản trị chi phí môi trường tại các
doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam”, Ngô Thị Hoài Nam nhấn mạnh đến sự
cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán chi tiết về các chi phí môi trường, chi phí
thực hiện Trách nhiệm xã hội của các DN chế biến thủy sản. Vì chỉ khi xác định đúng
các chi phí theo dõi đánh giá đúng mức ảnh hưởng của chúng trong hoạt động SXKD,
nhà quản trị DN mới ra được các quyết định đúng đắn đến chiến lược sản xuất, tiêu
thụ sản phẩm trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Tuy vậy, đề tài mới chỉ đi sâu vào khía
cạnh công tác ghi chép, theo dõi, cung cấp thông tin chứ chưa có đánh giá về nguồn
lực dành cho nhóm chi phí đó, chưa đánh giá được tác động của chúng đối với hiệu
quả sản xuất kinh doanh nói chung tại các DN. Tác giả cũng chưa so sánh được
tương quan giữa vấn đề chi phí và vấn đề doanh thu lợi nhuận ở đầu ra vì thế chưa
chỉ ra được là những chi phí liên quan đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội đó có
thực sự đem lại lợi ích cho các DN về khía cạnh kinh tế hay không. Những chi phí đó
có thực sự đem lại hiệu quả kinh doanh mà các nhà sở hữu và điều hành phải thực
sự quan tâm giải quyết hay không.
Gần đây còn có công trình nghiên cứu của TS Đặng Ngọc Hùng (2016), Đề tài
nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ trường Đại học công nghiệp Hà Nội.
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Đề tài đã sử dụng phối hợp
phương pháp định tính: phỏng vấn sâu, thống kê mô tả, so sánh, đánh giá…và
phương pháp định lượng, với mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu


15

quả kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Đây là điểm mạnh
trong nghiên cứu của tác giả và đề tài đã đạt được một số kết quả nhất định như: đề
xuất được 2 nhóm giải pháp có cơ sở lý luận và thực tiễn, có tính khả thi cao. Tuy
vậy, đề tài dừng lại ở nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời, chưa
phải là nghiên cứu đánh giá những nhân tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hiệu quả
kinh doanh dài hạn của DN như vấn đề uy tín, thương hiệu, chất lượng sản phẩm,
các chính sách chiến lược tài chính hay trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp. Đề
tài cần phải chứng minh được những tác động của việc thực hiện hiệu quả xã hội là
một phần tác động đến hiệu quả kinh doanh của các DN. Vì thế để đạt đến mục tiêu
phát triển chung thì DN cần cải thiện cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Các
nhân tố ảnh hưởng đến HQKD cũng sẽ là rất nhiều các nhân tố tác giả đã đưa ra
phân tích và nhận định.
2.2.Tổng quan các công trình nước ngoài về HQKD của DN
Theo các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngoài trong nhiều năm
qua có nhiều cách tiếp cận về HQKD, tùy thuộc vào ngành nghề của các DN nghiên cứu.
Chenand J.L. Dodd(1997), trongcông trình: “ An empirical examination of a new
corporate performance measure ” đã đưa ra mô hình Economic valueadded (EVA) để
đánh giá hiệu quả DN. Theo đó, giá trị kinh tế tăng thêm là thước đo phần thu nhập
tăng thêm từ chênh lệch giữa LN hoạt động trước lãi vay và sau thuế với chi phí sử
dụng vốn. Thước đo này thể hiện ưu điểm vượt trội so với cách đo lường hiệu quả
qua các chỉ tiêu tài chính như ROA, ROE, ROI đó là có tính tới chi phí sử dụng VCSH,
đây là chi phí cơ hội khi nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực này. Như vậy các chỉ
tiêu tài chính được coi như là thước đo chuẩn mực cho HQKD của các DN và các nhà
đầu tư.
Một nghiên cứu khác của A.J.Singh và Raymond S.Schmidgall trong bài báo
“Analysis of financial ratios commonly used by US lodging financial executives” đăng
trên tạp chí Journalof LeisureProperty, tháng 8 năm 2002 đã chỉ ra mức độquan
trọng của các chỉ tiêu phân tích HQKD về mặt tài chính trong 36 chỉ tiêu thường
được các nhà quản lý tài chính trong các khách sạn tại Mỹ. Theo kết quả nghiên cứu,



16
các chỉ tiêu đánh giá HQKD của các công ty là các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng
tài sản, hiệu quả quản lý và khả năng sinh lợi. Trong đó, chỉ tiêu phản ánh khả năng
sinh lợi được đánh giá là quan trọng nhất. Tuy nhiên nghiên cứu chưa đề cập được
ngoài 36 chỉ tiêu trên thì các nhân tố chính sách của nhà nước, tính chất của ngành,
môi trường kinh tế hay vấn đề lao động ảnh hưởng như thế nào tới HQKD của các
khách sạn tại Mỹ.
Khi đánh giá HQKD của một DN các nghiên cứu thường tập trung vào các chỉ
tiêu tài chính, tuy nhiên trong môi trường cạnh tranh toàn cầu những nhân tố phi tài
chính cũng cần được xem xét khi đánh giá hiệu quả hoạt động của DN. Trong nghiên
cứu “Measuring business performance in the high- tech manufacturing industry: A
case study of Taiwan’ s large- sized TFT-LCD panel companies” của Fang-Mei Tseng,
Yu-Jing Chiu, Ja- Shen Chen (2007) về đo lường HQKD của các công ty sản xuất công
nghiệp kỹ thuật cao tại Đài Loan đã xác định 5 nhân tố khi đánh giá HQKD của các DN
là: hiệu quả cạnh tranh, hiệu quả tài chính, năng lực sản xuất, năng lực đổi mới và
mối quan hệ chuỗi cung ứng.
Theo Hiệp hội đầu tư và phân tích tài chính của Mỹ, thống nhất đánh giá HQKD
của các DN theo hai nhóm chỉ tiêu cơ bản: nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu suất hoạt
động, nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời. Cũng đồng quan điểm này nhưng
mở rộng thêm thì Hiệp hội kế toán chứng Anh ACCA thì cần có nhóm chỉ tiêu phản
ánh hiệu quả đầu tư của các cổ đông như các chỉ tiêu thu nhập trên cổ phiếu
thường, mức lợi nhuận của cổ phiếu so với cổ tức…
Như vậy ở khía cạnh kinh tế tài chính thì HQKD được nhìn nhận dưới một số
góc độ cơ bản là khả năng sinh lời, khả năng cạnh tranh,chi phí cơ hội và năng lực
đổi mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, để
một DN có chỗ đứng vững bền và phát triển hiệu quả lâu dài thì hiện nay các nhà
nghiên cứu trên thế giới đề cập đến một vấn đề mang tính rộng hơn. Kinh doanh
hiệu quả là phải đáp ứng các yêu cầu không chỉ từ phía các chủ sở hữu DN mà còn
phải đáp ứng yêu cầu của xã hội. Tức là DN phải thực hiện tốt cả TNXN của mình hay

DN phải đạt hiệu quả về mặt kinh tế xã hội. Điển hình cho xu hướng này là mô hình


17
lý thuyết bảng điểm cân bằng của Robert S.Kaplan và David P. Norton, giúp đánh giá
hiệu quả hoạt động kinh doanh trên cả hai khía cạnh tài chính và phi tài chính. Theo
mô hình này HQKD cần được dánh giá trên 4 khía cạnh: khía cạnh tài chính nội bộ,
khía cạnh khách hàng, khía cạnh qui trình quản lý, khía cạnh phát triển DN.
Cũng theo quan điểm của nhà kinh tế A. Carroll (1999): Mô hình “Kim tự tháp”
về trách nhiệm xã hội-CSR được A. Carroll (1999) kế thừa và phát triển từ mô hình
3Ps. Theo đó, CSR bao gồm trách nhiệm kinh tế (Cần phải có lợi nhuận), trách nhiệm
pháp lý (Cần phải hoạt động theo đúng luật pháp), trách nhiệm đạo đức (Thực hiện
đúng những gì được coi là công bằng, đúng đắn, hợp lý) và trách nhiệm tùy tâm (Là
một công dân trách nhiệm tốt, có đóng góp cho nguồn lực cộng đồng, cải thiện chất
lượng cuộc sống). Mô hình này có tính toàn diện và khả thi cao, có thể được sử dụng
làm khuôn khổ cho tư duy chính sách của Nhà nước về CSR.

Theo một số nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học ở các quốc gia phát
triển, thực hiện trách nhiệm xã hội có ảnh hưởng tốt tới đổi mới doanh nghiệp và
hiệu quả kinh doanh của DN(Wargner 2010). Trong chính sách phát triển Châu Âu
đến năn 2020 (European Conmission 2010), nhiều giải pháp sé được thực hiện nhằm
đổi mới hoạt động của các DN hướng đến sự phát triển bền vững, thực hiện Trách
nhiệm xã hội, trong đó nhấn mạnh vai trò của các công cụ Tài chính. Tuy vậy có
nghiên cứu chỉ ra rằng không phải mọi hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội của
DN đều tạo ra giá trị cho doanh nghiệp, vì chúng tốn nhiều chi phí (Hillman and Keim
2001).


×