Tải bản đầy đủ (.docx) (169 trang)

Cau hoi va tra loi thi chung chi hanh nghe dau thau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (796.71 KB, 169 trang )

MỤC LỤC
CHƯƠNG I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT ĐẦU THẦU SỐ 43............1
CHƯƠNG II. CHỦ ĐỀ: HÌNH THỨC LỰA CHỌN NHÀ THẦU......................7
CHƯƠNG III. CHỦ ĐỀ: KẾ HOẠCH LỰA CHỌN NHÀ THẦU....................20
CHƯƠNG IV. HỒ SƠ MỜI THẦU......................................................................30
CHƯƠNG V.

MỞ THẦU......................................................................................43

CHƯƠNG VI. ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LỆ.........................................................47
CHƯƠNG VII. BẢO ĐẢM CẠNH TRANH........................................................56
CHƯƠNG VIII. ĐƠN DỰ THẦU VÀ THỎA THUẬN LIÊN DANH................60
CHƯƠNG IX. BẢO ĐẢM DỰ THẦU..................................................................67
CHƯƠNG X. ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC, KINH NGHIỆM...........................75
CHƯƠNG XI. ĐÁNH GIÁ VỀ KỸ THUẬT........................................................91
CHƯƠNG XII. LÀM RÕ HSDT...........................................................................93
CHƯƠNG XIII. ĐÁNH GIÁ VỀ TÀI CHÍNH..................................................101
CHƯƠNG XIV. HỢP ĐỒNG..............................................................................116
CHƯƠNG XV. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG.............................................................128
CHƯƠNG XVI. ĐẤU THẦU QUA MẠNG.......................................................136
CHƯƠNG XVII. XỬ LÝ VI PHẠM...................................................................140
CHƯƠNG XVIII. CHỦ ĐỀ: KHÁC...................................................................142
CHƯƠNG XIX. BÀI TẬP TỰ LUẬN CỦA CỤC QUẢN LÝ ĐẤU THẦU.....145

1


CHƯƠNG I.

PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT ĐẦU THẦU SỐ 43


Bài 1. Tổng công ty A (Do nhà nước nắm giữ 98% vốn điều lệ) đang thực hiện một
dự án có tổng mức đầu tư 1000 tỷ đồng, trong đó phần vốn nhà nước là 295 tỷ thì Dự án có
thuộc phạm vi điều chỉnh của luật đấu thầu số 43/2013/QH13 không?
Trả lời:
Theo Khoản 4, Điều 8, Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 quy định Doanh nghiệp
nhà nước là Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, theo đó, doanh nghiệp A
không phải là doanh nghiệp Nhà nước.
Như vậy, trong trường hợp này, vốn nhà nước chỉ chiếm 29,5%, theo Khoản 2, Điều 1,
Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 thì Dự án trên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật
đấu thầu số 43/2013/QH13. Vì vậy, việc tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện theo khoản 2,
Điều 2, Luật đấu thầu số 43/2013/QH13.
Bài 2. Công ty là Doanh nghiệp Nhà nước phải mua bảo hiểm trong hoạt động hàng
ngày cho tiền mặt, ngoại tệ, chứng từ có giá, trong quá trình vận chuyển từ nơi này đến nơi
khác, thì việc lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ bảo hiểm thực hiện theo quy định nào?
Trả lời:
Theo khoản 9, điều 4 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định: “Dịch vụ phi tư vấn là
một hoặc một số hoạt động bao gồm: logistics, bảo hiểm, quảng cáo, lắp đặt không thuộc
quy định tại khoản 45 Điều này, nghiệm thu chạy thử, tổ chức đào tạo, bảo trì, bảo dưỡng,
vẽ bản đồ và hoạt động khác không phải là dịch vụ tư vấn quy định tại khoản 8 Điều này”,
Vì vậy, việc mua bảo hiểm trong hoạt động hàng ngày cho tiền mặt, ngoại tệ, chứng từ có
giá là dịch vụ phi tư vấn. Chính vì thế, việc lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ bảo hiểm để
đảm bảo tính liên tục trong sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp sẽ được thực hiện theo
quy định tại khoản 2, Điều 3 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13: “Trường hợp lựa chọn đấu
thầu cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn để
bảo đảm tính liên tục cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và mua sắm nhằm duy trì hoạt
động thường xuyên của doanh nghiệp nhà nước; thực hiện gói thầu thuộc dự án đầu tư theo
hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất của nhà đầu tư được lựa chọn thì
doanh nghiệp phải ban hành quy định về lựa chọn nhà thầu để áp dụng thống nhất trong
doanh nghiệp trên cơ sở bảo đảm mục tiêu công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế”.
Bài 3. Công ty A là nhà thầu trúng thầu gói thầu cho thuê thiết bị, dịch vụ do Sở B

làm Chủ đầu tư, thì việc công ty A ký hợp đồng với các nhà cung cấp khác để cung cấp, lắp
đặt thiết bị, dịch vụ để phục vụ Hợp đồng kinh tế với Sở B có thuộc phạm vi điều chỉnh của
Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 không?
Trả lời:
Chúng ta cần xem xét các tình huống sau:
- Nếu thiết bị, dịch vụ là hàng hóa được mua sắm chỉ có mục đích sử dụng cho gói
thầu và giá trị của nó được khấu hao toàn bộ theo hợp đồng được ký giữa công ty A và Sở B
thì công ty A có thể ký hợp đồng trực tiếp với nhà thầu cung cấp khác mà không phải lựa
chọn nhà thầu theo quy định của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13.
- Nếu thiết bị, dịch vụ là hàng hóa được khấu hao nhiều lần, hình thành nên tài sản cố
định
Phục vụ sản xuất kinh doanh, cần xem xét rõ Công ty A có thuộc doanh nghiệp nhà
nước hay không?
Tại điểm b, điểm c, khoản 1 Điều 1 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13, quy định về lựa
chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp đối với:
“+ Dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;
2


+ Dự án đầu tư phát triển không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này có sử
dụng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng
trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án”; Thì thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật
số 43/2013/QH13.
- Trường hợp công ty A là doanh nghiệp nhà nước thì việc công ty A sử dụng vốn của
Doanh nghiệp nhà nước để lựa chọn nhà thầu cung cấp, lắp đặt thiết bị, và dịch vụ để phục
vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc phạm vi điều chỉnh của luật đấu thầu số
43/2013/QH13. Do đó, Doanh nghiệp phải ban hành quy chế lựa chọn nhà thầu để áp dụng
thống nhất trong doanh nghiệp trên cơ sở bảo đảm mục tiêu công bằng minh bạch và hiệu
quả kinh tế (Theo quy định tại khoản 2, Điều 3 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13.
- Trường hợp công ty A không phải là doanh nghiệp Nhà nước nhưng sử dụng vốn nhà

nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của Dự
án thì việc lựa chọn nhà thầu để cung cấp lắp đặt thiết bị, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh
của Luật số 43/2013/QH13 (quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 1 Luật đấu thầu số
43/2013/QH13).
- Trường hợp công ty A không phải là doanh nghiệp Nhà nước và không sử dụng vốn
nhà nước hoặc sử dụng vốn Nhà nước nhưng dưới 30% và nhỏ hơn 500 tỷ đồng trong tổng
mức đầu tư của Dự án thì việc lựa chọn nhà thầu để cung cấp lắp đặt thiết bị, dịch vụ không
thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật số 43/2013/QH13.
Bài 4. Việc lựa chọn đơn vị tư vấn thực hiện thoái vốn, đơn vị định giá, đơn vị thẩm
định giá của Doanh nghiệp nhà nước để thiến hành cổ phần hóa có thuộc phạm vi điều chỉnh
của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13?
Trả lời:
- Nếu gói thầu thực hiện thoái vốn, đơn vị định giá, đơn vị thẩm định giá thuộc dự án
đầu tư phát triển của Doanh nghiệp Nhà nước thì thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu
thầu số 43/2013/QH13 (Theo quy định tại điểm b, khoản 1, điều 1 Luật đấu thầu số
43/2013/QH13). Ngoài ra, việc thực hiện thoái vốn là công việc được thực hiện 1 lần, không
phải hoạt động thường xuyên theo từng năm nên không được coi là hoạt động thường xuyên
của Doanh nghiệp Nhà nước và không thuộc phạm vi quy định tại Khoản 2, Điều 3 Luật đấu
thầu số 43/2013/QH13.
Bài 5. Tổng công ty A là doanh nghiệp Nhà nước đã tổ chức đấu thầu mua thiết bị
X . Hiện nay, tổng công ty A muốn chuyển giao thiết bị X cho công ty cổ phần B (Tổng
Công ty A là công ty mẹ có vốn góp là 60% vốn điều lệ của công ty cổ phần B. Việc chuyển
giao này có phải thực hiện đấu thầu hay không?
Trả lời:
Hiện nay, pháp luật về đấu thầu không quy định việc bàn giao tài sản giữa các Doanh
nghiệp với nhau. Do vậy, việc bàn giao trang thiết bị đã được đấu thầu trước đó giữa Tổng
công ty A và công ty cổ phần B không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu số
43/2013/QH13?
Bài 6. Công ty B là công ty con của tập đoàn A (100% vốn nhà nước). vậy trường
hợp khi công ty B tổ chức lựa chọn nhà thầu gói thầu mua sắm hàng hóa để mua thiết bị

phục vụ việc kinh doanh tại nước ngoài thì có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu
số 43/2013/QH13?
Trả lời:
- Đối với dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam mà dự án đó
sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng
mức đầu tư cùa dự án, việc tổ chức lựa chọn nhà thầu tại Việt Nam để thực hiện cung cấp
3


dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa mà dịch vụ hàng hóa đó được sử dụng trên lãnh
thổ Việt Nam thì thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu số 43/20I3/QH13 (quy định tại
khoản 2, điều 1, Luật đấu thầu số 43/20I3/QH13)
- Trường hợp Công ty B tổ chức lựa chọn nhà thầu tại Việt Nam để cung cấp dịch vụ,
hàng hóa mà dịch vu, hàng hóa đó được sử dụng ở Việt Nam thì thuộc phạm vi điều chỉnh
của Luật đấu thầu số 43/20I3/QH13; Trường hợp dịch vụ, hàng hóa đó không được sử dụng
ở Việt Nam thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu số 43/20I3/QH13(Theo
quy định tại khoản 2 Điểu 1 Luật đấu thầu số 43/20I3/QH13)
Bài 7. Công ty A là nhà đầu tư đã trúng thầu Dự án X theo hình thức BOT. Việc công
ty A lựa chọn nhà thầu để thực hiện dự án có phải tuân thủ quy định của Luật đấu thầu số
43/20I3/QH13 không?
Trả lời:
Dự án đầu tư theo hình thức BOT được hiểu là dự án đầu tư theo hình thức đối tác
công tư (PPP). Tại khoản 2, Điều 3 Luật đấu thầu số 43/20I3/QH13 quy định: “Trường hợp
lựa chọn đấu thầu cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, dịch vụ tư vấn, dịch vụ
phi tư vấn để bảo đảm tính liên tục cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và mua sắm nhằm
duy trì hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp nhà nước; thực hiện gói thầu thuộc dự án
đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất của nhà đầu tư được lựa
chọn thì doanh nghiệp phải ban hành quy định về lựa chọn nhà thầu để áp dụng thống nhất
trong doanh nghiệp trên cơ sở bảo đảm mục tiêu công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh
tế” . Vì vậy, việc công ty A lựa chọn nhà thầu để thực hiện dự án cần phải tuân thủ quy định

của Luật đấu thầu số 43/20I3/QH13, cụ thể như công ty A phải ban hành quy định về lựa
chọn nhà thầu để áp dụng thống nhất trong doanh nghiệp trên cơ sở bảo đảm mục tiêu công
bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Bài 8. Bệnh viện X (Bệnh viện tuyến trung ương), là đơn vị thực hiện dự án xây
dựng tòa nhà khám chữa bệnh chất lượng cao có tổng mức đầu tư 145 tỷ đồng. Trong đó,
90% nguồn vốn là vốn vay thương mại và bệnh viện không dùng tài sản có nguồn gốc nhà
nước để thế chấp và trả nợ vay. Phần vốn còn lại 10% là từ Quỹ phát triển hoạt động sự
nghiệp của bệnh viện, nguồn vốn này có nguồn gốc từ vốn nhà nước.
Trong trường hợp này, việc xây dựng tòa nhà khám chữa bệnh chât lượng cao của
Bệnh viện X có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu số 43/20I3/QH13 hay không?
Trả lời:
Căn cứ điểm a, khoản 1, điều 1 Luật 43/2013/QH13 quy định việc lựa chọn nhà thầu
cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp đối với Dự án đầu tư phát
triển của doanh nghiệp nhà nước: Dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước của cơ
quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân
dân, đơn vị sự nghiệp công lập;
Theo khoản 44 Điều 4, Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định: Vốn nhà nước bao
gồm vốn ngân sách nhà nước; công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính
quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn
từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín
dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư
phát triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất.
Đối với trường hợp bệnh viện công lập X khi đầu tư dự án xây dựng tòa nhà khám
chữa bệnh chất lượng cao có sử dụng vốn Nhà nước (không phân biệt trên hay dưới 30%
vốn nhà nước trong tổng mức đầu tư của Dự án) thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu
thầu số 43/2013/QH13.
4



Bài 9. Bệnh viện công lập A được giao nhiệm vụ chủ đầu tư Dự án Xây dựng tòa nhà
khám chữa bệnh chất lượng cao có tổng mức đầu tư 250 tỷ đồng. Trong đó, 90% nguồn vốn
là vốn vay thương mại và Bệnh viện không dùng tài sản có nguồn gốc nhà nước để thế chấp
và trả nợ vay; phần vốn còn lại (10%) được trích từ Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp của
Bệnh viện.
Trong trường hợp này, việc lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu thuộc Dự án Xây
dựng tòa nhà khám chữa bệnh chất lượng cao của Bệnh viện A có thuộc phạm vi điều chỉnh
của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 hay không?
Trả lời:
Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 (Điều 1 Khoản 1 Điểm a) quy định dự án đầu tư phát
triển sử dụng vốn nhà nước của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn
vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi điều chỉnh
của Luật này.
Theo quy định tại Khoản 44 Điều 4 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, vốn nhà nước
bao gồm vốn ngân sách nhà nước; công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính
quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn
từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín
dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư
phát triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất. Như vậy, vốn từ quỹ phát
triển hoạt động sự nghiệp là vốn nhà nước theo quy định nêu trên.
Đối với trường hợp của Bệnh viện A, mặc dù Dự án Xây dựng tòa nhà khám chữa
bệnh chất lượng cao chỉ sử dụng 25 tỷ đồng từ nguồn vốn nhà nước trong tổng mức đầu tư
(tương đương với 10%) nhưng Bệnh viện A lại là đơn vị sự nghiệp công lập, nên việc lựa
chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu của Dự án này thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại
Điểm a Khoản 1 Điều 1 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13.
Từ quy định nêu trên, chúng ta thấy rằng Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 điều chỉnh
hoạt động mua sắm sử dụng vốn nhà nước của các tổ chức thuộc khu vực công. Do đó, dự
án đầu tư phát triển có sử dụng vốn nhà nước dù ít hay nhiều của các chủ đầu tư là cơ quan
nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp,

tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn
vị sự nghiệp công lập đều thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu.
Bài 10. Công ty viễn thông X là Doanh nghiệp Nhà nước và đang tiến hành mở bán
đấu giá gói lưu lượng quốc tế chiều về tại hệ thống mạng do mình quản lý. Trong quá trình
đấu thầu, công ty Viễn thông X có cần tuân thủ các quy định của Luật đấu thầu số
43/2013/QH13 và Nghi định số 63/2014/NĐ- CP hay không?
Trả lời:
Tại khoản 12, Điều 4 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ghi rõ: “Đấu thầu là quá trình
lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư
vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án
đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh
tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Với trường hợp nêu trên, việc công ty viễn thông X tiến hành mở bán đấu giá gói lưu
lượng quốc tế chiều về tại hệ thống mạng do mình quản lý không phải là hoạt động lựa chọn
nhà thầu theo quy định nêu trên. Vì vậy, hoạt động bán đấu giá này không thuộc phạm vi
điều chỉnh của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 nên công ty Viễn thông X không cần tuân
thủ các quy định của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 và Nghi định số 63/2014/NĐ-CP.
5


Bài 11. Đối với các doanh nghiệp nhà nước, việc mua sắm để đảm bảo tính liên tục
cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác nhằm duy trì hoạt động thường
xuyên thực hiện theo quy định nào?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 2, Điều 3 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định “Trường
hợp lựa chọn đấu thầu cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, dịch vụ tư vấn, dịch
vụ phi tư vấn để bảo đảm tính liên tục cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và mua sắm
nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp nhà nước; thực hiện gói thầu thuộc
dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất của nhà đầu tư
được lựa chọn thì doanh nghiệp phải ban hành quy định về lựa chọn nhà thầu để áp dụng

thống nhất trong doanh nghiệp trên cơ sở bảo đảm mục tiêu công bằng, minh bạch và hiệu
quả kinh tế”. Vì vậy, Đối với các doanh nghiệp nhà nước, việc mua sắm để đảm bảo tính
liên tục cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác nhằm duy trì hoạt động
thường xuyên thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 3 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13.
Ngoài ra, doanh nghiệp phải ban hành danh mục mua sắm thường xuyên và ban hành quy
chế riêng về lựa chọn nhà thầu để áp dụng thống nhất trong doanh nghiệp trên cơ sở bảo
đảm mục tiêu công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Bài 12. Bài 12: Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (là doanh
nghiệp Nhà nước) mua sắm ô tô chuyên dụng có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu
thầu số 43/2013/QH13 không?
Trả lời:
Việc mua sắm ô tô chuyên dụng của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam là hoạt động mua sắm tài sản của Doanh nghiệp nhà nước và phải tuân thủ theo
các quy định của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13. Trong trường hợp việc mua sắm ô tô
không hình thành dự án mua sắm tài sản, chỉ có dự toán mua sắm được duyệt thì việc lựa
chọn nhà thầu cung cấp ô tô cần tuân thủ theo quy trình lựa chọn nhằm duy trì hoạt động
của doanh nghiệp. Theo quy định tại khoản 2, điều 3 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 thì
Ngân hàng phải ban hành quy định về lựa chọn nhà thầu để áp dụng thống nhất trong doanh
nghiệp trên cơ sở bảo đảm mục tiêu công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Bài 13. Câu 4 (cục QLĐT): Ngân hàng thương mại X có sự tham gia góp vốn của Nhà
nước chiếm 95%. Ngân hàng X đã tài trợ cho Huyện Y thực hiện dự án xây dựng trường học
cho học sinh trên địa bàn huyện, trong đó Ngân hàng X đóng góp 25%, cán bộ, nhân viên
của Ngân hàng quyên góp, đóng góp 75% vào dự án. Huyện Y là chủ đầu tư của dự án xây
dựng trường học này. Hỏi việc lựa chọn nhà thầu thuộc dự án nêu trên có thuộc phạm vi
điều chỉnh của Luật Đấu thầu hay không?
Trả lời:
- Theo Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 (Điều 4, khoản 8) quy định Doanh
nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo đó Ngân
Hàng thương mại X không phải là Doanh nghiệp Nhà nước.
- Căn cứ theo điểm c, khoản 1, Điều 1 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định: Dự

án đầu tư phát triển không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này (Khoản 1) có sử
dụng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng
trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án thì vẫn thuộc phạm điều chỉnh của Luật
đấu thầu số 43/2013/QH13, như vậy, nếu:
- Phần vốn nhà nước của Ngân hàng thương mại X đóng góp trên 500 tỷ đồng thì việc
lựa chọn nhà thầu thuộc dự án nêu trên thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu.
- Phần vốn nhà nước của Ngân hàng thương mại X đóng góp dưới 500 tỷ đồng thì việc
lựa chọn nhà thầu thuộc dự án nêu trên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu.
6


Bài 14. Câu 25 (Cục QLĐT): Tổng công ty A (do nhà nước nắm giữ 98% vốn điều lệ)
đang thực hiện một dự án có tổng mức đầu tư 1.000 tỷ đồng trong đó phần vốn nhà nước là
295 tỷ đồng.
Hỏi: Dự án trên có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu hay không và giải
thích?
Trả lời:
Theo Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 (điều 4, khoản 8) quy định doanh nghiệp
nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, vì vậy tổng công ty A
không phải là Doanh nghiệp Nhà nước.
Trong trường hợp này phần vốn Nhà nước chỉ chiếm 29,5% trong tổng mức đầu tư dự
án thì Dự án này không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật đấu thầu số 43/2013/QH13 (Căn
cứ vào điểm c, khoản 1, Điều 1 luật đấu thầu số 43/2013/QH13 khi Lựa chọn nhà thầu cung
cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp đối với Dự án đầu tư phát triển
không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 1 có sử dụng vốn nhà nước, vốn
của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong
tổng mức đầu tư của dự án);
Bài 15. Câu 33 (Cục QLĐT): Bệnh viện công lập X là chủ đầu tư dự án xây dựng tòa
nhà khám chữa bệnh chất lượng cao có tổng mức đầu tư 145 tỷ đồng. Trong đó, 90% nguồn
vốn là vốn vay thương mại và bệnh viện không dùng tài sản có nguồn gốc nhà nước để thế

chấp và trả nợ vay. Phần vốn còn lại 10% là từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của bệnh
viện, nguồn vốn này có nguồn gốc từ vốn nhà nước.
Hỏi: Trong trường hợp này, việc xây dựng tòa nhà khám chữa bệnh chât lượng cao của
Bệnh viện X có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đâu thâu hay không và phân tích?
Trả lời:
Căn cứ điểm a, khoản 1, điều 1 Luật 43/2013/QH13 quy định việc lựa chọn nhà thầu
cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp đối với Dự án đầu tư phát
triển của doanh nghiệp nhà nước: Dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước của cơ
quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân
dân, đơn vị sự nghiệp công lập;
Theo khoản 44 Điều 4, Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định: Vốn nhà nước bao
gồm vốn ngân sách nhà nước; công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính
quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn
từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín
dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư
phát triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất.
Đối với trường hợp bệnh viện công lập X khi đầu tư dự án xây dựng tòa nhà khám
chữa bệnh chất lượng cao có sử dụng vốn Nhà nước (không phân biệt trên hay dưới 30%
vốn nhà nước trong tổng mức đầu tư của Dự án) thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu
thầu số 43/2013/QH13.
Bài 16. Câu 34 (Cục QLĐT): Công ty A là doanh nghiệp nhà nước, trong đó có lĩnh
vực kinh doanh là mua, bán ô tô.
Hỏi: Việc mua ô tô để bán của Công ty A có phải tuân thủ theo quy định của Luật đấu
thầu hay không, giải thích?
Trả lời:

7



Căn cứ điểm b, khoản 1, điều 1 Luật 43/2013/QH13 quy định việc lựa chọn nhà thầu
cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp đối với Dự án đầu tư phát
triển của doanh nghiệp nhà nước.
Theo khoản 44 Điều 4, Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định: Vốn nhà nước bao
gồm vốn ngân sách nhà nước; công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính
quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn
từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín
dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư
phát triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất.
Như vậy, Đối với trường hợp Công ty A là doanh nghiệp nhà nước, Việc mua ô tô để
bán vẫn phải tuân thủ theo quy định của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13.

CHƯƠNG II. CHỦ ĐỀ: HÌNH THỨC LỰA CHỌN NHÀ THẦU
Bài 17. Bài 17: Đối với gói thầu áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp, việc lựa chọn
nhà thầu được thực hiện như thế nào? Trường hợp nhà thầu trước đó vẫn đủ khẳ năng thực
hiện tiếp gói thầu nhưng bên mời thầu muốn mời nhà thầu khác thực hiện thì có được
không?
Trả lời:
Tại Khoản 2, khoản 3 Điều 24 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định về các điều
kiện để được áp dụng mua sắm trực tiếp như sau:
- Khoản 2: Mua sắm trực tiếp được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký
hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó;
b) Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu
đã ký hợp đồng trước đó;
c) Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được
vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó;
d) Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua
sắm trực tiếp không quá 12 tháng.
- Khoản 3. “Trường hợp nhà thầu thực hiện hợp đồng trước đó không có khả năng tiếp

tục thực hiện gói thầu mua sắm trực tiếp thì được áp dụng mua sắm trực tiếp đối với nhà
thầu khác nếu đáp ứng các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật và giá theo hồ sơ mời
thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu trước đó”
+ Vì vậy, việc áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp phải tuân thủ các quy định nêu
trên.
+ Trường hợp nhà thầu trước đó vẫn đủ khẳ năng thực hiện tiếp gói thầu nhưng bên
mời thầu muốn mời nhà thầu khác thực hiện là không phù hợp với pháp luật về đấu thầu vì
nhà thầu thực hiện gói thầu trước đó là nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi
hoặc đấu thầu hạn chế, vì thế nhà thầu đáp ứng yêu cầu về năng lực kinh nghiệm, chất lượng
hàng hóa do nhà thầu cung cấp, cũng như sự tuân thủ các điều khoản hợp đồng của nhà thầu
đã được kiểm chứng cụ thể. Nếu thay thế bằng nhà thầu khác thì không đảm bảo công bằng
trong đấu thầu, chất lượng hàng hóa chưa được kiểm trứng trong quá trình sử dụng mà chỉ
được thể hiện thông qua cam kết bằng văn bản của nhà thầu.
Chỉ khi nhà thầu trước đó không có khả năng tiếp tục thực hiện gói thầu thì bên mời
thầu áp dụng mua sắm trực tiếp đối với nhà thầu khác nếu đáp ứng các yêu cầu về năng lực,
kinh nghiệm, kỹ thuật và giá theo hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu trước đó.

8


Bài 18. Chủ đầu tư A đang tiến hành lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho gói thầu cung
cấp dịch vụ tư vấn có giá 450 triệu đồng. Trong nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu có ghi
hình thức lựa chọn nhà thầu là chỉ định thầu; phương thức lựa chọn nhà thầu là một giai
đoạn một túi hồ sơ.
Việc ghi thông tin về hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu như trên có phù hợp
không?
Trả lời:
Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (Điều 54 Khoản 1 và Điều 56 Khoản 2) quy định gói
thầu dịch vụ tư vấn có giá không quá 500 triệu nằm trong hạn mức chỉ định thầu; gói thầu
nằm trong hạn mức chỉ định thầu thì được áp dụng quy trình chỉ định thầu rút gọn. Theo quy

định tại Điểm c Khoản 1 Điều 28 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, phương thức một giai
đoạn một túi hồ sơ được áp dụng đối với chỉ định thầu gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn,
dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp.
Theo hướng dẫn tại Khoản 5 Điều 5 Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT ngày
26/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu,
phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp chỉ định thầu
đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp,
hỗn hợp; trường hợp gói thầu áp dụng theo quy trình chỉ định thầu rút gọn thì không ghi nội
dung này.
Đối với trường hợp nêu trên, do gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn có giá dưới 500 triệu
đồng nên việc áp dụng chỉ định thầu rút gọn đối với gói thầu này là phù hợp với điều kiện
gói thầu phải đáp ứng đủ các điều kiện chỉ định thầu quy định tại Khoản 2 Điều 22 Luật
Đấu thầu số 43/2013/QH13.
Khi áp dụng chỉ định thầu theo quy trình rút gọn, chủ đầu tư và nhà thầu sẽ tiến hành
thương thảo hợp đồng ngay mà không phải trải qua bước bên mời thầu phát hành hồ sơ yêu
cầu và nhà thầu nộp hồ sơ đề xuất để bên mời thầu đánh giá trước khi thương thảo hợp
đồng. Theo đó, đối chiếu với quy định tại Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT nêu trên, trong
kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức chỉ
định thầu và có giá gói thầu không quá 500 triệu đồng không cần thiết phải ghi nội dung về
phương thức lựa chọn nhà thầu.
Bài 19. Sở Giao thông vận tải tỉnh A có đơn vị sự nghiệp hạch toán kế toán độc lập là
Trung tâm Tư vấn giám sát B. Sở Giao thông vận tải được giao nhiệm vụ là chủ đầu tư Dự
án Xây dựng công trình đường giao thông trên địa bàn Tỉnh. Vậy Sở Giao thông vận tải có
được giao cho Trung tâm Tư vấn giám sát B thực hiện Gói thầu Tư vấn giám sát thi công
công trình thuộc Dự án nói trên theo hình thức tự thực hiện hay không?
Trả lời:
Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 (Điều 25) quy định tự thực hiện được áp dụng trong
trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và
kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (Điều 61 và Điều 62 Khoản 1) quy định điều kiện được

áp dụng hình thức tự thực hiện bao gồm: (i) có chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động và
ngành nghề kinh doanh phù hợp với yêu cầu của gói thầu; (ii) phải chứng minh và thể hiện
trong phương án tự thực hiện về khả năng huy động nhân sự, máy móc, thiết bị đáp ứng yêu
cầu về tiến độ thực hiện gói thầu; (iii) đơn vị được giao thực hiện gói thầu không được
chuyển nhượng khối lượng công việc với tổng số tiền từ 10% giá gói thầu trở lên hoặc dưới
10% giá gói thầu nhưng trên 50 tỷ đồng. Trường hợp gói thầu do đơn vị hạch toán phụ thuộc
thực hiện thì trong phương án thực hiện phải bao gồm dự thảo hợp đồng. Trường hợp tổ
chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu không có đơn vị hạch toán phụ thuộc thì trong
9


phương án thực hiện phải bao gồm dự thảo về thỏa thuận giao việc cho một đơn vị thuộc
mình thực hiện (các phòng, ban, tổ, đội…).
Theo đó, việc áp dụng hình thức tự thực hiện phải tuân thủ quy định nêu trên. Mặc dù
Trung tâm Tư vấn giám sát B là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh A về
mặt tổ chức, nhưng lại hạch toán kế toán độc lập với Sở Giao thông vận tải nên việc Sở
Giao thông vận tải giao cho Trung tâm Tư vấn giám sát B thực hiện gói thầu do Sở làm chủ
đầu tư theo hình thức tự thực hiện là không phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu.
Bài 20. Công ty chúng tôi là doanh nghiệp nhà nước, đang chuẩn bị tiến hành dự án
đầu tư hệ thống thiết bị chuyên dùng phục vụ việc khai thác khoáng sản sử dụng nguồn vốn
đầu tư phát triển của doanh nghiệp. Thiết bị chuyên dùng này hiện Việt Nam chưa sản xuất
được; chỉ được nhập khẩu khi có nhu cầu và trước đây đã từng được nhập khẩu để cung cấp
cho một số dự án. Bên cạnh đó, việc nhập khẩu cũng chỉ được thực hiện bởi một vài doanh
nghiệp Việt Nam được hãng sản xuất ủy quyền phân phối. Vậy trong trường hợp này, Công
ty chúng tôi có được phép áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế để lựa chọn nhà thầu
cung cấp thiết bị chuyên dùng phục vụ việc khai thác khoáng sản nhằm tăng tính cạnh tranh
trong đấu thầu hay không?
Trả lời:
Luật Đấu thầu năm 2013 (Điều 15 Khoản 1) quy định việc tổ chức đấu thầu quốc tế
chỉ được thực hiện khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây: (i) nhà tài trợ vốn cho gói

thầu có yêu cầu tổ chức đấu thầu quốc tế; (ii) gói thầu mua sắm hàng hóa mà hàng hóa đó
trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng không đáp ứng yêu cầu về kỹ
thuật, chất lượng, giá. Trường hợp hàng hóa thông dụng, đã được nhập khẩu và chào bán tại
Việt Nam thì không tổ chức đấu thầu quốc tế; (iii) gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ
phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp mà nhà thầu trong nước không có khả năng đáp ứng yêu cầu
thực hiện gói thầu.
Đối với trường hợp này, mặc dù thiết bị chuyên dùng phục vụ việc khai thác khoáng
sản đã được nhập khẩu và chào bán tại Việt Nam, nhưng việc nhập khẩu này không mang
tính thường xuyên, thiết bị nhập khẩu không bán rộng rãi trên thị trường mà chỉ nhập khẩu
theo từng đơn hàng cụ thể khi có nhu cầu. Nếu chỉ dựa vào quy định “hàng hóa thông dụng,
đã được nhập khẩu và chào bán tại Việt Nam thì không tổ chức đấu thầu quốc tế” để cho
rằng thiết bị khai thác khoáng sản đã được nhập khẩu và chào bán tại Việt Nam để áp dụng
hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước là không phù hợp với quy định của pháp luật về đấu
thầu, không bảo đảm tính cạnh tranh và hiệu quả kinh tế.
Chúng ta thấy rằng, thiết bị khai thác khoáng sản mặc dù đã được nhập khẩu và chào
bán tại Việt Nam nhưng đây không phải là hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường. Nếu
tổ chức đấu thầu trong nước thì sẽ chỉ có rất ít nhà thầu trong nước (là nhà cung cấp theo ủy
quyền của nhà sản xuất nước ngoài) tham dự thầu. Điều này đồng nghĩa với việc không bảo
đảm tính cạnh tranh trong đấu thầu do có ít nhà thầu tham dự, từ đó dẫn đến không bảo đảm
hiệu quả kinh tế của gói thầu.
Như vậy, đối với trường hợp nói trên, việc chủ đầu tư lựa chọn hình thức đấu thầu
rộng rãi quốc tế là cần thiết và phù hợp với quy định của pháp luật đấu thầu, đồng thời bảo
đảm tính cạnh tranh, hiệu quả kinh tế của gói thầu.
Bài 21. Đơn vị A được UBND tỉnh X giao nhiệm vụ làm đầu mối tổ chức thực hiện
mua sắm tập trung trên địa bàn Tỉnh. Một gói thầu mua sắm có giá khoảng 8 tỷ đồng được
Đơn vị A trình trong kế hoạch mua sắm tập trung, trong đó đề xuất áp dụng hình thức mua
sắm trực tiếp cho gói thầu này.
Hỏi: Trường hợp nêu trên có được áp dụng mua sắm tập trung theo hình thức mua sắm
trực tiếp hay không?
10



Trả lời:
Mua sắm tập trung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ cần mua sắm đối
với số lượng nhiều, chủng loại tương tự ở một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
hoặc chủ đầu tư. Mục đích của việc mua sắm tập trung thông qua đơn vị mua sắm tập trung
là nhằm giảm chi phí, thời gian, đầu mối tổ chức đấu thầu, tăng cường tính chuyên nghiệp
trong đấu thầu, góp phần tăng hiệu quả kinh tế.
Khoản 1 Điều 44 Luật Đấu thầu quy định: “Mua sắm tập trung là cách tổ chức đấu
thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu”. Do vậy, trường hợp nêu trên, Đơn vị A đề xuất phương
án mua sắm trực tiếp là chưa phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu. Hay nói cách
khác, khi tổ chức lựa chọn nhà thầu theo phương án mua sắm tập trung thì hình thức lựa
chọn nhà thầu luôn luôn là đấu thầu rộng rãi.
Bài 22. Công ty chúng tôi là doanh nghiệp nhà nước. Cách đây 6 tháng, thông qua đấu
thầu rộng rãi, Công ty đã lựa chọn được nhà thầu A thực hiện Gói thầu Cung cấp 10 xe ô tô
chuyên dụng (Gói thầu số 1) thuộc Dự án Đầu tư nâng cấp năng lực sản xuất, kinh doanh
giai đoạn 1. Hiện nay, Công ty đang tiếp tục triển khai giai đoạn 2 của Dự án, trong giai
đoạn này có Gói thầu số 2: Cung cấp 10 xe ô tô chuyên dụng (tương tự như Gói thầu số 1).
Qua tìm hiểu thị trường, chúng tôi thấy xuất hiện Công ty B có khả năng cung cấp 10
xe ô tô chuyên dụng với nhiều chính sách về giá cả và dịch vụ sau bán hàng tốt hơn nhà
thầu A; Công ty B chưa từng trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi, hạn chế và đã ký hợp
đồng thực hiện gói thầu tương tự. Vậy, trong trường hợp này, Công ty chúng tôi có được áp
dụng hình thức mua sắm trực tiếp để mời Công ty B vào đàm phán hợp đồng, bảo đảm giá
hợp đồng sau đàm phán của Gói thầu số 2 thấp hơn giá hợp đồng của Gói thầu số 1 hay
không?
Trả lời:
Theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 24 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, một
trong những điều kiện để áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp là nhà thầu đã trúng thầu
thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu
trước đó.

Theo đó, mặc dù Công ty B có khả năng cung cấp 10 xe ô tô chuyên dụng với nhiều
chính sách về giá cả và dịch vụ sau bán hàng tốt hơn nhà thầu A nhưng do trước đây Công
ty B chưa từng trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi, hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện
gói thầu tương tự nên trong trường hợp này không đủ điều kiện để áp dụng hình thức mua
sắm trực tiếp đối với Gói thầu số 2 cho Công ty B theo quy định nêu trên.
Bản chất của hình thức mua sắm trực tiếp là mở rộng phạm vi cung cấp của hợp đồng
đã ký kết trước đó. Sở dĩ việc áp dụng mua sắm trực tiếp với nhà thầu trúng thầu trước đó là
do chủ đầu tư đã kiểm chứng được năng lực, kinh nghiệm và khả năng thực hiện hợp đồng
tương tự trước đó của nhà thầu này. Việc tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu thực hiện
gói thầu tương tự mà trước đó đã lựa chọn được nhà thầu thông qua đấu thầu rộng rãi, hạn
chế sẽ mất thời gian, trong nhiều trường hợp đơn giá trúng thầu lại cao hơn đơn giá của hợp
đồng đã ký kết. Vì vậy, việc áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp sẽ giúp tiết kiệm thời gian
lựa chọn nhà thầu đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cho gói thầu.
Việc áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp chỉ được thực hiện khi đáp ứng đầy đủ các
điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 24 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13. Theo đó, nếu gói
thầu không đáp ứng quy định nêu trên thì phải áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu khác
cho phù hợp.
Ngoài ra, do hiệu quả của việc áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp mang lại, trong
Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 đã bổ sung quy định mới so với Luật Đấu thầu số
61/2005/QH11. Theo đó, trường hợp nhà thầu thực hiện hợp đồng trước đó không có khả
năng tiếp tục thực hiện gói thầu mua sắm trực tiếp thì được áp dụng mua sắm trực tiếp đối
11


với nhà thầu khác nếu nhà thầu này đáp ứng các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật
và giá theo hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu trước đó (Khoản 3 Điều 24 Luật đấu
thầu số 43/2013/QH13).
Bài 23. Câu 6 (Cục QLĐT): Tổng công ty A là chủ đầu tư dự án X, trong đó có gói
thầu xây lắp Y có giá gói thầu 900 triệu đồng. Tổng công ty A dự kiến chỉ định thầu cho
Công ty cổ phần B (là công ty con của Tổng công ty A, do Tổng công ty A góp vốn 80%)

thực hiện gói thầu Y. Công ty cổ phần B có tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình
quân trong năm là 220 người và hiện có tống nguồn vốn 50 tỷ đông.
Anh/chị hãy bình luận về việc Tổng công ty A chỉ định thầu cho Công ty B thực hiện
gói thầu Y.
Trường hợp Công ty B có tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân trong
năm là 95 người và hiện có tống nguồn vốn 50 tỷ đồng thì việc Tông công ty A chỉ định
thầu cho Công ty B thực hiện gói thầu Y có phù hợp với quy định của pháp luật đấu thầu
hay không?
Trả lời:
- Một trong các nội dung về ưu đãi doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ trong đấu thầu là đối
với gói thầu xây lắp có giá gói thầu không quá 5 tỷ đồng chỉ cho phép nhà thầu là doanh
nghiệp cấp nhỏ và siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp tham gia đấu thầu.
- Việc xác định cấp doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp được
thực hiện theo Khoản 1và 2 Điều 6 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP. Doanh nghiệp siêu nhỏ,
nhỏ và vừa được quy định tại Điều 6 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP. Tại Khoản 2, Điều 6
quy định: Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực
công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá
100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không
quá 20 tỷ đồng.
Theo quy định nêu tại khoản 12, điều 4 Luật đấu thầu thì Đấu thầu là quá trình lựa
chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn,
mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu
tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh
tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Theo đó, mục 1, chương II của Luật này
(Điều 20 – Điều 27) có liệt kê các hình thức lựa chọn nhà thầu, trong đó có Chỉ định thầu, vì
vậy, đối với hình thức đấu thầu nào cũng phải tuân thủ yêu cầu về cấp Doanh nghiệp theo
Khoản 3, Điều 6 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, vì vậy:
- Trường hợp Công ty cổ phần B tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân
trong năm là 220 người và hiện có tống nguồn vốn 50 tỷ đông thì Tổng công ty A chỉ định
thầu cho Công ty B thực hiện gói thầu Y là sai với quy định về pháp luật đấu thầu.

- Trường hợp Công ty B có tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân trong
năm là 95 người và hiện có tống nguồn vốn 50 tỷ đồng (là doanh nghiệp cấp nhỏ), Mặt
khác, Theo quy định tại Khoản 1 Điều 55, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, nhà thầu được xác
định để nhận HSYC khi có tư cách hợp lệ theo quy định tại các điểm a,b,c,d,e và h Khoản 1
Điều 5 của Luật đấu thầu, như vậy nhà thầu được chỉ định thầu không cần đáp ứng yêu cầu
về Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu (Công ty cổ phần B là công ty con của Tổng công ty
A, do Tổng công ty A góp vốn 80%) thì việc Tổng công ty A chỉ định thầu cho Công ty B
thực hiện gói thầu Y là phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu.
Bài 24. Câu 32 (Cục QLĐT): Hình thức lựa chọn nhà thầu trong kế hoạch lựa chọn
nhà thầu cho gói thầu mua sắm trang thiết bị văn phòng (gồm 50 bộ máy tính đế bàn và 50
bộ bàn ghế làm việc) được người có thâm quyền phê duyệt là “mua sắm trực tiếp”. Chủ đâu
tư A dự kiến:
12


- Mời nhà thầu X vào thương thảo hợp đồng đối với phần cung câp 50 bộ máy tính đế
bàn (do cách đây 6 tháng, nhà thầu X đã trúng thầu, ký hợp đồng và hoàn thành hợp đồng
gói thầu cung cấp 100 bộ máy tính để bàn cho chủ đầu tư B đáp ứng tiến độ, chất lượng);
- Mời nhà thầu Y vào thương thảo hợp đồng đối với phần cung cấp 50 bộ bàn ghế làm
việc (do cách đây 10 tháng, nhà thầu Y đã trúng thầu, ký hợp đồng và hoàn thành họp đồng
gói thầu cung cấp 80 bộ bàn ghế làm việc cho chủ đầu tư c đáp ứng tiến độ, chất lượng).
Hỏi: Anh/chị hãy bình luận về cách làm nêu trên của chủ đầu tư A
Trả lời:
Căn cứ Điều 24 Luật 43/2013/QH13 quy định như sau:
1. Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc
cùng một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác.
2. Mua sắm trực tiếp được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký
hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó;
b) Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu

đã ký hợp đồng trước đó;
c) Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được
vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó;
d) Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua
sắm trực tiếp không quá 12 tháng.
3. Trường hợp nhà thầu thực hiện hợp đồng trước đó không có khả năng tiếp tục thực
hiện gói thầu mua sắm trực tiếp thì được áp dụng mua sắm trực tiếp đối với nhà thầu khác
nếu đáp ứng các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật và giá theo hồ sơ mời thầu và
kết quả lựa chọn nhà thầu trước đó.
Vì vậy, với trường hợp như trên, thứ nhất, việc Chủ đầu tư A phê duyệt kế hoạch lựa
chọn nhà thầu cho gói thầu mua sắm trang thiết bị văn phòng (gồm 50 bộ máy tính đế bàn
và 50 bộ bàn ghế làm việc) là mua sắm trực tiếp là không phù hợp với pháp luật đấu thầu.
Thứ hai, Việc Chủ đầu tư A dự kiến mời nhà thầu X và nhà thầu Y vào thương thảo
cho hai hạng mục khác nhau đều không phù hợp với pháp luật về đấu thầu vì: Nhà thầu X
và nhà thầu Y đều không phải là nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc
đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó của Chủ đầu tư A, mặt khác
chủ đầu tư A giao cho nhà thầu X và Y thực hiện Gói thầu trước đó của Chủ đầu tư B, C vì
đã hoàn thành gói thầu trước đó có một phần nội dung tương tự với nội dung, tính chất so
với gói thầu dự kiến thực hiện.
Bài 25. Đơn vị tôi đang tiến hành sơn vôi lại khối nhà làm việc với tổng dự toán được
duyệt là 670 triệu đồng. Theo các văn bản hiện hành thì chúng tôi có quyền áp dụng quy
trình chỉ định thầu rút gọn và áp dụng theo Mẫu 06 của Thông tư 11/2015/TT-BKHĐT ngày
27/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu,
chào hàng cạnh tranh. Tuy nhiên, khi liên lạc hỏi lại người có trách nhiệm ở Vụ Tài chính
của bộ chủ quản (đơn vị sẽ quyết toán dự án) thì được trả lời là phải áp dụng chỉ định thầu
thông thường cho an toàn!”.
Hỏi: Ý kiến của đơn vị quyết toán nêu trên có đúng không? Trong trường hợp này, căn
cứ pháp lý nào có thể giúp thực hiện được quyết toán với quy trình chỉ định thầu rút gọn?
Trả lời:
Hạn mức chỉ định thầu được quy định tại Điều 54 Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày

26/06/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa
chọn nhà thầu. Theo đó, gói thầu có giá trị trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo
quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu bao gồm: Không quá 500 triệu
đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công; không quá
13


01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản
phẩm công; không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường
xuyên.
Trường hợp bạn đọc nêu, gói thầu thuộc hạn mức chỉ định thầu thì theo quy định tại
Khoản 2 Điều 56 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, các gói thầu trong hạn mức chỉ định thầu theo
quy định tại Điều 54 được áp dụng theo quy trình chỉ định thầu rút gọn.
Quy trình chỉ định thầu rút gọn đối với gói thầu trong hạn mức chỉ định thầu được quy
định tại Khoản 2 Điều 56 Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Cụ thể, bên mời thầu căn cứ vào mục
tiêu, phạm vi công việc, dự toán được duyệt để chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà
thầu được chủ đầu tư xác định có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
Nội dung dự thảo hợp đồng bao gồm các yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực
hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được, giá trị tương ứng và các nội
dung cần thiết khác. Trên cơ sở dự thảo hợp đồng, bên mời thầu và nhà thầu được đề nghị
chỉ định thầu tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng làm cơ sở để phê duyệt kết quả
lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng. Tiếp đó, hai bên tiến hành ký kết hợp đồng. Hợp
đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu,
biên bản thương thảo hợp đồng và các tài liệu liên quan khác.
Trường hợp cần thiết, bên mời thầu vẫn có thể áp dụng quy trình chỉ định thầu thông
thường đối với các gói thầu nằm trong hạn mức được chỉ định thầu rút gọn.
Để thuận tiện trong quá trình thực hiện, khi lập tờ trình Kế hoạch lựa chọn nhà thầu,
chủ đầu tư nên ghi rõ hình thức lựa chọn nhà thầu là chỉ định thầu rút gọn hay chỉ định thầu
thông thường và nêu rõ lý do để người có thẩm quyền phê duyệt.
Bài 26. Trường hợp hàng hóa đã có đại lý cung cấp tại Việt Nam thì có được tổ chức

đấu thầu quốc tế gói thầu mua sắm loại hàng hóa đó không?
Trả lời:
Tại khoản 1, Điều 15 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định: “Việc tổ chức đấu
thầu quốc tế để lựa chọn nhà thầu chỉ được thực hiện khi đáp ứng một trong các điều kiện
sau đây:
a) Nhà tài trợ vốn cho gói thầu có yêu cầu tổ chức đấu thầu quốc tế;
b) Gói thầu mua sắm hàng hóa mà hàng hóa đó trong nước không sản xuất được hoặc
sản xuất được nhưng không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, giá. Trường hợp hàng
hóa thông dụng, đã được nhập khẩu và chào bán tại Việt Nam thì không tổ chức đấu thầu
quốc tế;
c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp mà nhà thầu
trong nước không có khả năng đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu.
- Vì vậy, trường hợp hàng hóa thuộc gói thầu mua sắm là thông dụng, đã được nhập
khẩu và cung cấp bởi các đại lý ở Việt Nam thì không được đấu thầu quốc tế nếu không có
yêu cầu của nhà tài trợ vốn cho gói thầu (Áp dụng đối với gói thầu sử dụng vốn ODA.
- Trường hợp là hàng hóa trong nước không sản xuất được hoặc đặc thù, phức tạp, tuy
đã được một số nhà thầu trong nước nhập khẩu để thực hiện dự án trước đó thì vẫn phải áp
dụng hình thức đấu thầu quốc tế.
Bài 27. Trường hợp Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước, Chủ đầu tư có
được ký hợp đồng trực tiếp với Ban quản lý dự án chuyên ngành, ban quản lý dự án đầu tư
xây dựng khu vực để cung cấp dịch vụ tư vấn quản lý dự án theo quy định điều 16 mục 2
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng không?
Trả lời:
Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định các hình thức lựa chọn nhà thầu gồm: Đấu
thầu rộng rãi; đấu thầu hạn chế; chỉ định thầu; chào hàng cạnh tranh; mua sắm trực tiếp; tự
thực hiện. Pháp luật về đấu thầu không quy định lựa chọn nhà thầu theo hình thức trực tiếp
14


ký hợp đồng như quy định tại Nghị định số 59/2015/NĐ-CP nêu trên. Theo đó, trường hợp

gói thầu tư vấn quản lý dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13
thì Chủ đầu tư phải tiến hành lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật đấu thầu số
43/2013/QH13 và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP và các văn bản pháp lý liên quan. Trường
hợp gói thầu tư vấn quản lý dự án có giá không vượt quá 500 triệu đồng thì được áp dụng
hình thức chỉ định thầu theo quy trình rút gọn (quy định tại điều 56, Nghị định số
63/2014/NĐ-CP.
Bài 28. Theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 12 Quyết định số 83/QĐ-TTg ngày
16/11/2010 của Thủ tướng chính phủ, các gói thầu trồng rừng được phép chỉ định thầu. Như
vậy các gói thầu trồng rừng không thuộc hạn mức chỉ định thầu quy định tại điều 54 Nghị
định số 63/2014/NĐ-CP có được áp dụng chỉ định thầu hay không?
Trả lời:
Việc áp dụng hình thức chỉ định thầu chỉ được áp dụng khi gói thầu thuộc các trường
hợp chỉ định thầu quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 và điều 54
Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, đồng thời đáp ứng điều kiện chỉ định thầu quy định tại khoản
2 Điều 22 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13. Theo quy định tại khoản 1 điều 73 Luật đấu thầu
số 43/2013/QH13 và khoản 2 điều 100 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP đối với những dự án
do mình đầu tư, người có thẩm quyền của Dự án có trách nhiệm xem xét phê duyệt kế hoạch
lựa chọn nhà thầu trong đó bao gồm hình thức chỉ định thầu và chịu trách nhiệm trước pháp
luật về quyết định của mình.
Đối với các gói thầu về trồng rừng thì người có thẩm quyền của Dự án đối chiếu các
trường hợp được chỉ định thầu và các điều kiện áp dụng chỉ định thầu theo quy định nêu
trên để xem xét, tự quyết định theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về
quyết định của mình. Trường hợp không đáp ứng các quy định này thì áp dụng hình thức lựa
chọn nhà thầu khác phù hợp theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Bài 29. Hợp đồng gốc của gói thầu đã đấu thầu rộng rãi trước đó ngoài danh mục
hàng hóa theo giá CLF còn có phần chi phí vận chuyển và các chi phí liên quan đến vận
chuyển theo yêu cầu của HSMT. Đối với gói thầu tương tự sau đó áp dụng mua sắm trực
tiếp có được tính phần chi phí vận chuyển đó để áp dụng theo đơn giá gốc không?
Trả lời:
Việc áp dụng mua sắm trực tiếp cần thực hiện theo các quy định tại khoản 2 Điều 24

Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 và điểm c, khoản 4 Điều 60 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP,
theo đó, đơn giá của hàng hóa áp dụng mua sắm trực tiếp có thể là đơn giá thuần (giá của
hàng hóa, sản phẩm) hoặc là đơn giá đã bao gồm các chi phí về vận chuyển, bảo hiểm,
thuế…với điều kiện phải so sánh trên cùng một mặt bằng với đơn giá đã ký hợp đồng trước
đó. Trường hợp có sự thay đổi về địa điểm vận chuyển, giao hàng thì nhà thầu và bên mời
thầu có thể thương thảo về đơn giá trên cơ sở phù hợp với giá cả thị trường và giá trị hợp
đồng mua sắm trực tiếp phải nhỏ hơn 130% so với giá trị hợp đồng đã ký trước đó.
Bài 30. Việc chỉ định thầu cung ứng thuốc theo quy định tại khoản 5 điều 79 Nghị
định số 63/2014/NĐ-CP có bị hạn chế về số lượng không?
Trả lời:
Tại khoản 5 điều 79 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định “Thuốc đã có trong danh
mục thuốc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc đã được duyệt nhưng trong
năm nhu cầu sử dụng vượt số lượng kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt”. Vì
vậy, khi áp dụng chỉ định thầu gói thầu mua thuốc theo quy định trên thì số lượng thuốc cần
mua bổ sung phải căn cứ theo nhu cầu sử dụng thuốc trong năm và bên mời thầu phải chứng
15


minh được sự cần thiết về việc mua số thuốc bổ sung đó để đảm bảo mục tiêu của công tác
đấu thầu là minh bạch, cạnh tranh và hiệu quả kinh tế.
Bài 31. Trung tâm tư vấn X (có con dấu, tài khoản riêng) là đơn vị sự nghiệp công lập,
hạch toán tài chính độc lập và trực thuộc sở Y. Sở Y đang được giao nhiệm vụ là CĐT gói
thầu A (gói thầu A có nội dung phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của trung tâm X).
Hỏi: CĐT sở Y có thể giao cho Trung tâm X thực hiện gói thầu A theo hình thức tự
thực hiện được ko?
Trả lời:
Theo Điều 25 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định Tự thực hiện được áp dụng
đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý,
sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói
thầu.

Theo Điều 61 và Khoản 1 Điều 62 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định điều kiện
được áp dụng hình thức tự thực hiện bao gồm: (i) Có chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt
động và ngành nghề kinh doanh phù hợp với yêu cầu của gói thầu; (ii) Phải chứng minh và
thể hiện trong phương án tự thực hiện về khả năng huy động nhân sự, máy móc, thiết bị đáp
ứng yêu cầu về tiến độ thực hiện gói thầu;
(iii) Đơn vị được giao thực hiện gói thầu không được chuyển nhượng khối lượng công
việc với tổng số tiền từ 10% giá gói thầu trở lên hoặc dưới 10% giá gói thầu nhưng trên 50
tỷ đồng.
Theo đó, việc áp dụng hình thức tự thực hiện phải tuân thủ quy định nêu trên. Mặc dù
Trung tâm tư vấn X là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y về mặt tổ chức, nhưng lại
hạch toán tài chính độc lập với Sở Y nên việc Sở Y giao cho Trung tâm Tư vấn X thực hiện
gói thầu A do Sở làm chủ đầu tư theo hình thức tự thực hiện là không phù hợp với quy định
của pháp luật về đấu thầu.
Bài 32. Cơ quan A có đơn vị sự nghiệp hạch toán kế toán độc lập là trung tâm B. Cơ
quan A là chủ đầu tư gói thầu X, vậy cơ quan A có được giao cho trung tâm B thực hiện gói
thầu X theo hình thức tự thực hiện không?
Trả lời:
Tại Điều 25 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định “Tự thực hiện được áp dụng đối
với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử
dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu”.
Mặt khác, Tại Điều 61 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định về điều kiện áp dụng hình
thức tự thực hiện: Việc áp dụng hình thức tự thực hiện phải được phê duyệt trong kế hoạch
lựa chọn nhà thầu" trên cơ sở tuân thủ quy định tại Điều 25 của Luật Đấu thầu và đáp ứng
đủ các điều kiện sau đây:
1. Có chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh phù hợp với
yêu cầu của gói thầu;
2. Phải chứng minh và thể hiện trong phương án tự thực hiện về khả năng huy động
nhân sự, máy móc, thiết bị đáp ứng yêu cầu về tiến độ thực hiện gói thầu;
3. Đơn vị được giao thực hiện gói thầu không được chuyển nhượng khối lượng công
việc với tổng số tiền từ 10% giá gói thầu trở lên hoặc dưới 10% giá gói thầu nhưng trên 50

tỷ đồng.
- Tại khoản 1, Điều 62 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định: “Hồ sơ về phương án
tự thực hiện được lập bao gồm yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc, giá trị, thời gian
thực hiện, chất lượng công việc cần thực hiện và dự thảo hợp đồng hoặc thỏa thuận giao
việc. Trường hợp gói thầu do đơn vị hạch toán phụ thuộc thực hiện thì trong phương án thực
hiện phải bao gồm dự thảo hợp đồng. Trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói
16


thầu không có đơn vị hạch toán phụ thuộc thì trong phương án thực hiện phải bao gồm dự
thảo về thỏa thuận giao việc cho một đơn vị thuộc mình thực hiện.
Theo đó, việc áp dụng hình thức tự thực hiện phải tuân thủ quy định nêu trên vì vậy,
trung tâm B là đơn vị sự nghiệp trực thuộc nhưng hạch toán kế toán độc lập với cơ quan A.
Vì vậy việc cơ quan A giao cho trung tâm B thực hiện gói thầu X do cơ quan A làm Chủ đầu
tư theo hình thức tự thực hiện là không phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu.
Bài 33. Đơn vị A tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp máy tính theo hình thức đấu thầu
rộng rãi và nhà thầu B đã trúng thầu gói thầu này. Đơn vị A được áp dụng mua sắm trực tiếp
đối với mặt hàng máy tính mà nhà thầu B đã trúng thầu bao nhiêu lần?
Trả lời:
Tại khoản 1, khoản 2 Điều 24 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định:
1. Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc
cùng một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác.
2. Mua sắm trực tiếp được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký
hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó;
b) Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu
đã ký hợp đồng trước đó;
c) Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được
vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó;
d) Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua

sắm trực tiếp không quá 12 tháng.
Theo đó, việc áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp được thực hiện theo quy định nêu
trên mà không có quy định cụ thể về số lần áp dụng. Tuy nhiên, việc áp dụng mua sắm trực
tiếp phải bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế, tránh tình trạng
chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu trái với quy định của pháp luật về đấu thầu
nhằm mục đích hạn chế sự tham gia của các nhà thầu vì đây là một trong các hành vi bị cấm
trong đấu thầu theo quy định tại điểm k khoản 6 điều 89 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13.
Ngoài ra, trường hợp gói thầu mua sắm thỏa mãn các điều kiện để được mua sắm trực tiếp
nhưng không mang lại hiệu quả kinh tế hoặc hàng hóa mà thị trường có su hướng giảm giá
hoặc có tính năng kỹ thuật được đổi mới theo hướng tốt hơn thì người có thẩm quyền cần
quy định không áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp mà nên chọn áp dụng hình thức lựa
chọn nhà thầu khác phù hợp hơn theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Bài 34. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh X đang tiến hành thẩm định kế hoạch lựa chọn
nhà thầu một số gói thầu tư vấn thuộc dự án xây dựng quy hoạch đô thị tỉnh tầm nhìn đến
năm 2030. Theo quy đinh tại Nghị định số 37/2010/NĐ-CP, việc lựa chọn gói thầu tư vấn
lập quy họach được thực hiện thông qua hình thức chỉ định thầu hoặc thi tuyển. Như vậy các
gói thầu tư vấn lập quy hoạch đô thị của tỉnh X có được phép áp dụng hình thức chỉ định
thầu không, kể cả đối với gói thầu có giá trên hạn mức giá gói thầu thuộc trường hợp được
áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP?
Trả lời:
- Tại điểm a, khoản 1 điều 1 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định “Dự án đầu tư
phát triển sử dụng vốn nhà nước của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội,
đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập” thuộc phạm vi điều
chỉnh của Luật này. Trong đó, dự án đầu tư phát triển bao gồm cả dự án, đề án quy hoạch.
Theo quy định tại khoản 1, điều 3 của Luật này, hoạt động đấu thầu thuộc phạm vi điều
17


chỉnh của Luật này phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có
liên quan.

- Tại Điều 11, Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 quy định việc lựa chọn tổ chức
tư vấn lập quy hoạch được thực hiện thông qua hình thức chỉ định hoặc thi tuyển. Như vậy
pháp luật về quy hoạch không quy định đối với gói thầu lựa chọn tư vấn lập quy hoạch thì
đương nhiên áp dụng chỉ định thầu. Nghị định số 37/2010/NĐ-CP (Điều 12) quy định cơ
quan tổ chức lập quy hoạch đô thị thực hiện việc chỉ định tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô
thị theo quy định của pháp luật về chỉ định thầu.
- Theo quy định của pháp luật về đấu thầu, chỉ định thầu chỉ được thực hiện đối với
gói thầu nêu tại các khoản a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 22 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13
hoặc gói thầu thuộc hạn mức chỉ định thầu theo quy định tại Điều 54 Nghị định số
63/2014/NĐ-CP. Do vậy, đối với trường hợp này, nếu gói thầu tư vấn lập quy hoạch đô thị
thuộc các trường hợp chỉ định thầu đã nêu trên và đáp ứng đủ điều kiện chỉ định thầu quy
định tại khoản 2, điều 22 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 thì được phép áp dụng hình thức
chỉ định thầu. Trường hợp gói thầu không thuộc các trường hợp được chỉ định thầu thì phải
áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu khác cho phù hợp.
Bài 35. Công ty cổ phần A là công ty con trực thuộc tập đoàn B chuẩn bị tổ chức lựa
chọn nhà thầu một số gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu số
43/2013/QH13. Công ty cổ phần A có được phép sử dụng kết quả đấu thầu rộng rãi của tập
đoàn B hoặc các công ty con trong cùng tập đoàn để áp dụng mua sắm trực tiếp hay không?
Trả lời:
Tại khoản 1, Điều 24 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định: Mua sắm trực tiếp
được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán
mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác. Như vậy, đối với trươngf hợp của công
ty cổ phần A, nếu tập đoàn B hoặc các công ty con trong cùng tập đoàn đã tổ chức đấu thầu
rộng rãi hoặc hạn chế và đã lựa chọn được nhà thầu cho một gói thầu nào đó thì công ty cổ
phần A có thể căn cứ kết quả đấu thầu này để áp dụng hinhg thức mua sắm trực tiếp đối với
gói thầu thuộc dự án do mình là chủ đầu tư có nội dung tương tự với gói thầu nêu trên đồng
thời đáp ứng đầy đủ các điều kiện khác quy định tài Điều 24 Luật đấu thầu số
43/2013/QH13. Tuy nhiên cần lưu ý việc áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp phải được
phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu để làm cơ sở tổ chức đấu thầu.
Bài 36. Công ty liên Doanh X đã tổ chức đấu thầu rộng rãi quốc tế một gói thầu mua

sắm hàng hóa thuộc dự án xây dựng nhà máy ván ép. Tuy nhiên, chỉ có 03 nhà thầu nộp
HSDT và tất cả đều không đáp ứng yêu cầu nêu trong HSMT. Trong trường hợp này để rút
ngắn thời gian chuẩn bị xây dựng nhà máy ván ép nêu trên. Công ty liên doanh X có thể áp
dụng hình thức chỉ định thầu đối với gói thầu chưa lựa chọn được nhà thầu sau khi đấu thầu
rộng rãi quốc tế hay không?
Trả lời:
Căn cứ điểm b, khoản 1 Điều 15, Luật đấu thầu số 43/2013/QH13, quy định về việc tổ
chức đấu thầu quốc tế: Việc tổ chức đấu thầu quốc tế để lựa chọn nhà thầu chỉ được thực
hiện khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây: Gói thầu mua sắm hàng hóa mà hàng hóa
đó trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng không đáp ứng yêu cầu về kỹ
thuật, chất lượng, giá. Trường hợp hàng hóa thông dụng, đã được nhập khẩu và chào bán tại
Việt Nam thì không tổ chức đấu thầu quốc tế; Như vậy, gói thầu này tổ chức đấu thầu quốc
tế khi phì hợp các tiêu chí ở trên.
Trường hợp, sau khi đánh giá HSDT chủ đầu tư kết luận không có nhà thầu nào đáp
ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu (cả ba nhà thầu đều được đánh giá không đáp ứng yêu cầu
18


về năng lực, kinh nghiệm) thì BMT phải báo cáo Chủ đầu tư để tiến hành hủy thầu theo quy
dịnh tịa Điều 17, Luật đấu thầu số 43/2013/QH13.
-Trường hợp, Đế bảo đảm tiến độ xây dựng nhà máy, chủ đầu tư cũng không thể áp
dụng hình thức chỉ định thầu đối với gói thầu trên, Vì Chỉ định thầu chỉ áp dụng cho các
trường hợp được quy định cụ thể tại Điều 22 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 và mục I,
chương V, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP và phải trên cơ sở Phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch
đấu thầu. Cho nên, nếu BMT không tiến hành hủy thầu và đấu thầu quốc tế lại mà lại áp
dụng hình thức chỉ định để lựa chọn nhà thầu thực hiện là vi phạm pháp luật về đấu thầu,
không đảm bảo cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Bài 37. Gói thầu mua phần mềm diệt vi rút cho hệ thống thông tin thuộc dự án “Nâng
cấp hạ tầng công nghệ thông tin” của Chủ đầu tư A có giá gói thầu là 250 triệu. Gói thầu cần
những điều kiện gì để được áp dụng hình thức chỉ định thầu rút gọn? ngoài ra, trong quá

trình thực hiện chỉ định thầu rút gọn, chủ đầu tư có phải thẩm định kết quả lựa chọn nhà
thầu hay không?
Trả lời:
Tại điểm e, khoản 1 Điều 22 quy định về một trong các trường hợp áp dụng chỉ định
thầu “Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức
được áp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã
hội trong từng thời kỳ”. và tại khoản 1 Điều 54 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định hạn
mức chỉ định thầu như sau: “Không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư
vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công; không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng
hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công”. Vì vậy, với trường hợp nêu
trên, gói thầu được phép áp dụng hình thức chỉ định thầu rút gọn theo quy định tại khoản 2
điều 56 NDD/2014/NĐ-CP.
Trình tự thực hiện chỉ định thầu rút gọn như sau:
- Chuẩn bị và gửi dự thảo HĐ cho nhà thầu được Chủ đầu tư xác định đủ năng lực và
kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu;
- Thương thảo, hoàn thiện HĐ;
- Trình, phê duyệt và công khai kết quả lực chọn nhà thầu;
- Ký kết hợp đồng.
Như vậy, với hình thức chỉ định thầu rút gọn, việc thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu
không phải là yêu cầu bắt buộc. tuy nhiên, trong trường hợp Chủ đầu tư thấy cần thiết thì
vẫn có thể yêu cầu đơn vị có chức năng thẩm định nội dung này, làm cơ sở xem xét phê
duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
Ngoài ra, dù gói thầu trong hạn mức được áp dụng hình thức chỉ định thầu nhưng để
thực hiện chỉ định thầu , gói thầu phải thỏa mãn đầy đủ các điều kiện theo quy định nêu tại
khoản 2, điều 22 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13.
Bài 38. Trong Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, gói thầu X áp dụng
hình thức tự thực hiện. Khi thực hiện gói thầu này, chủ đầu tư giao cho đơn vị hạch toán phụ
thuộc mình nhưng đơn vị này không đủ năng lực thực hiện toàn bộ gói thầu. Vậy việc áp
dụng hình thức tự thực hiện trong trường hợp này có phù hợp không?
Trả lời:

Tại Điều 25 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định: “Tự thực hiện được áp dụng
đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý,
sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói
thầu.
- Theo quy định tại khoản 3, điều 61 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, một trong các điều
kiện để áp dụng hình thức tự thực hiện là “Đơn vị được giao thực hiện gói thầu không được
19


chuyển nhượng khối lượng công việc với tổng số tiền từ 10% giá gói thầu trở lên hoặc dưới
10% giá gói thầu nhưng trên 50 tỷ đồng”
Đối với tình huống trên, trường hợp đơn vị dự kiến được giao thực hiện gói thầu hạch
toán phụ thuộc với Chủ đầu tư và có năng lực kỹ thuật, tài chính kinh nghiệm để thực hiện
toàn bộ các phần công việc của gói thầu thì việc áp dụng hình thức tự thực hiện là phù hợp.
Tuy nhiên, trường hợp đơn vị dự kiến được giao thực hiện gói thầu chỉ thực hiện được
một phần công việc của gói thầu, phần công việc còn lại của gói thầu phải giao cho đơn vị
khác với giá trị từ 10% giá gói thầu trở lên hoặc dưới 10% giá gói thầu nhưng trên 50 tỷ
đồng thì việc áp dụng hình thức tự thực hiện là không phù hợp theo quy định tại khoản 3 ,
Điều 61 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. Trong trường hợp này cần phân chia lại gói thầu và
phê duyệt lại kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo đúng quy định về pháp luật đấu thầu.
Bài 39. Công ty cổ phần A là đơn vị trực tiếp quản lý hệ thống hạ tầng cấp nước tại
Quận X. Hiện tại, có một phần hệ thống cấp nước công ty cổ phần A cần di chuyển để phục
vụ công tác GPMB cho dự án xây dựng đường đô thị. Trong trường hợp này, gói thầu di dời
công trình hạ tầng cấp nước có được áp dụng chỉ định thầu hay không? Công ty cổ phần A
có được chỉ định để thực hiện gói thầu di dời công trình hạ tầng cấp nước do mình quản lý
hay không?
Trả lời:
Tại điểm d, khoản 1, Điều 22 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định một trong các
trường hợp được áp dụng chỉ định thầu là “Gói thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật
do một đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; gói

thầu rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình”, Theo quy
định tại điểm b, khoản 1, điều 55, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. Nhà thầu được xác định để
nhận hồ sơ yêu cầu khi có tư cách hợp lệ theo quy định tại các Điểm a, b, c, d, e và h Khoản
1 Điều 5 của Luật Đấu thầu và có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu.
Đối với trường hợp của công ty cổ phần A, nếu công ty này là đơn vị trực tiếp quản lý
công trình hạ tầng kỹ thuật cấp nước nêu trên, có tư cách hợp lệ theo khoản 1 Điều 55 Luật
đấu thầu số 43/2013/QH13, đồng thời có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu di dời
công trình hạ tầng cấp nước sẽ được nhận HSYC chỉ định thầu mà việc áp dụng chỉ định
thầu gói thầu này không phụ thuộc vào giá trị gói thầu có thuộc hạn mức chỉ định thầu hay
không?

CHƯƠNG III. KẾ HOẠCH LỰA CHỌN NHÀ THẦU
Bài 40. Có phải phê duyệt lại kế hoạch lựa chọn nhà thầu sau khi chấm dứt hợp đồng
thực hiện với nhà thầu vi phạm để chỉ định thầu cho phần khối lượng công việc còn lại của
gói thầu không?
Trả lời:
Trường hợp nhà thầu không còn năng lực đẻ tiếp tục thực hiện hợp đồng làm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến tiến độ, chất lượng, hiệu quả của gói thầu dẫn đến chấm dứt hợp
đồng và được người có thẩm quyền quyết định cho phép chấm dứt hợp đồng với nhà thầu
đó, thì phần khối lượng công việc chưa thực hiện được áp dụng hình thức chỉ định thầu là
phù hợp với quy định tại khoản 11, Điều 117 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP mà không cần
phê duyệt lại kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt trước đó nếu không làm ảnh
hưởng tiến độ thực hiện dự án.
Bài 41. Phân biệt hoạt động đào tạo quy định tại khoản 8 và khoản 9 Điều 4 Luật đấu
thầu số 43/2013/QH13? Khi nào được coi là dịch vụ tư vấn hay phi tư vấn?
20


Trả lời:
- Hoạt động đào tạo quy định tại khoản 8 Điều 4 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 được

hiểu là đào tạo gắn liền với chuyển giao công nghệ mà không phải hoạt động đào tạo bồi
dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, hoạt động này được coi là dịch vụ tư vấn.
- Theo đó, Hoạt động tổ chức đào tạo quy định tại khoản 9 Điều 4 Luật đấu thầu số
43/2013/QH13 là việc lựa chọn cơ sở đào tạo, cơ sở đào tạo có trách nhiệm thuê giảng viên,
nhân sự thực hiện đào tạo, tổ chức lớp học, cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học…hoạt động
này được coi là dịch vụ phi tư vấn.
Bài 42. Đơn vị nào thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu mua hóa chất, oxy,
sinh phẩm?
Trả lời:
Trường hợp hóa chất, oxy, sinh phẩm…là gói thầu mua sắm hàng hóa thuộc kế hoạch
lựa chọn nhà thầu do lãnh đạo cơ sở y tế công lập tại địa phương phê duyệt thì lãnh đạo cơ
sở y tế công lập quyết định giao cho tổ chức, bộ phận chức năng giúp việc liên quan tổ chức
thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Trường hợp hóa chất, oxy, sinh phẩm…được tổ chức đấu thầu tập trung cấp địa
phương thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà
thầu, trong trường hợp này Chủ tịch UBND cấp tỉnh sẽ quyết định đơn vị thẩm định (Sở y tế
hoặc Sở Kế hoạch và đầu tư).
Bài 43. Đối với gói thầu tư vấn áp dụng hợp đồng trọn gói thì cách xác định giá gói
thầu như thế nào?
Trả lời:
Khi xây dựng giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu cung cấp
dịch vụ tư vấn, có nhiều phương pháp để tính giá gói thầu, trong đó chủ đầu tư có thể sử
dụng phương pháp tính theo tỷ lệ phần trăm trên tổng mức đầu tư để xác định giá trị tuyệt
đối của gói thầu. Tuy nhiên, khi tổ chức lựa chọn nhà thầu thì trong HSMT, HSYC không
được cho phép nhà thầu chào theo tỷ lệ % mà yêu cầu nhà thầu chào cụ thể về vị trí, số
lượng chuyên gia tư vấn, thời gian làm việc, mức lương và các chi phí khác (Chi phí đi lại,
thông tin liên lạc, văn phòng phẩm, công tác phí…)
Bài 44. Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa thông thường, đơn giản, không yêu cầu kỹ
thuật cao nhưng có số lượng lớn và có giá gói thầu trên 10 tỷ đồng, chủ đầu tư có thể áp
dụng phương thức đấu thầu một giai đoạn một túi hồ sơ để nhằm mục đích tiết kiệm thời

gian trong đấu thầu và tăng cường áp dụng đấu thầu qua mạng được không?
Trả lời:
Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 (Điều 28 Khoản 1 Điểm a) quy định phương thức lựa
chọn nhà thầu một giai đoạn một túi hồ sơ áp dụng cho đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế
đối với gói thầu mua sắm hàng hoá có quy mô nhỏ. Gói thầu mua sắm hàng hoá quy mô nhỏ
là gói thầu có giá không quá 10 tỷ đồng (Nghị định số 63/2014/NĐ-CP Điều 63).
Theo đó, chỉ những gói thầu mua sắm hàng hóa có quy mô nhỏ mới được phép áp
dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ; khi tổ chức đấu thầu gói thầu mua sắm hàng
hóa có giá gói thầu trên 10 tỷ đồng (không phải là gói thầu quy mô nhỏ) phải áp dụng
phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ theo quy định tại Điều 29 Luật Đấu thầu số
43/2013/QH13.
Như vậy, trường hợp chủ đầu tư áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ để
lựa chọn nhà thầu cho gói thầu mua sắm hàng hoá có giá lớn hơn 10 tỷ đồng là chưa phù
hợp với quy định nêu trên. Trong trường hợp này, chủ đầu tư phải áp dụng phương thức một
giai đoạn hai túi hồ sơ.
21


Liên quan đến đấu thầu qua mạng, hiện nay việc áp dụng cách thức này đang được
thực hiện từng bước theo lộ trình. Theo đó, trường hợp gói thầu thuộc diện phải áp dụng
phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ thì chưa thực hiện đấu thầu qua mạng. Tuy nhiên,
khuyến khích các chủ đầu tư, bên mời thầu đăng tải HSMT trên Hệ thống mạng đấu thầu
quốc gia để tạo điều kiện cho các nhà thầu dễ dàng tiếp cận HSMT, nhằm tăng tính minh
bạch, cạnh tranh trong đấu thầu.
Ngoài ra, đối với gói thầu đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh áp dụng phương
thức một giai đoạn một túi hồ sơ, khuyến khích các chủ đầu tư, bên mời thầu tổ chức đấu
thầu qua mạng nhằm rút ngắn thời gian trong đấu thầu, giảm thiểu thủ tục hành chính cũng
như tăng cường tính cạnh tranh, công khai, minh bạch, hiệu quả kinh tế của gói thầu.
Bài 45. Để xác định tên gói thầu cho phù hợp, cách phân biệt gói thầu có yêu cầu cao
về kỹ thuật và gói thầu đơn giản dựa trên yếu tố nào?

Trả lời:
Gói thâu có yêu cầu cao về kỹ thuật là gói thầu trong đó việc thực hiện đòi hỏi kỹ thuật
cao, công nghệ giải pháp mới chưa phổ biến rộng rãi, được thực hiện trong môi trường điều
kiện khó khăn, phức tạp…gói thầu có tính kỹ thuật đặc thù là gói thầu có tính chất đặc biệt,
đặc trưng riêng và có sự khác biệt nổi bật ở một lĩnh vực nào đó.
Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản thông thường là các gói
thầu có giá trị không cao, có thời gian thực hiện ngắn, các công việc thực hiện không đòi
hỏi chuyên môn sâu, không mang tính kỹ thuật cao…., gói thầu xây lắp công trình đơn giản
là gói thầu đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt và có giá gói thầu không quá 5 tỷ
đồng (Theo quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 23 Luật Đấu thầu và Khoản 1, Điều 57
Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.
Căn cứ vào quy mô, tính chất của từng gói thầu cụ thể mà Chủ đầu tư xác định cho
phù hợp, ngoài ra, theo quy định tại khoản 1, điều 35 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 tên
gói thầu thể hiện tính chất, nội dung và phạm vi công việc của gói thầu, phù hợp với nội
dung nêu trong dự án, dự toán mua sắm.
Bài 46. Câu 7 (Cục QLĐT): Khi thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho gói thầu
mua máy vi tính phục vụ công tác (là hàng hóa thông dụng, phổ biến trên thị trường), đơn vị
thẩm định yêu cầu chủ đầu tư phải cung cấp chứng thư thẩm định giá đối với mặt hàng máy
vi tính đế làm cơ sở thấm định về giá gói thâu.
Anh/chị hãy bình luận về yêu cầu nêu trên của đơn vị thấm định.
Trả lời:
Căn cứ vào khoản 2, Điều 34, Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định Căn cứ lập kế
hoạch lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm thường xuyên:
a) Tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị, phương tiện làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn
vị và cán bộ, công chức, viên chức; trang thiết bị, phương tiện làm việc hiện có cần thay thế,
mua bổ sung, mua sắm mới phục vụ cho công việc;
b) Quyết định mua sắm được phê duyệt;
c) Nguồn vốn, dự toán mua sắm thường xuyên được phê duyệt;
d) Đề án mua sắm trang bị cho toàn ngành được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (nếu
có);

đ) Kết quả thẩm định giá của cơ quan, tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ thẩm
định giá hoặc báo giá (nếu có).
Trong khi đó máy vi tính (là hàng hóa thông dụng, phổ biến trên thị trường) thì không
cần chứng thư thẩm định giá, chỉ cần báo giá (nếu cần thiết) vì vậy yêu cầu của đơn vị thẩm
định là không phù hợp với pháp luật đấu thầu.
22


Bài 47. Câu 8 (Cục QLĐT): Chủ đầu tư X hiện đang triển khai dự án “Đầu tư mới toa
xe khách” và đang trong giai đoạn lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự án, trong
đó có gói thầu cung cấp mới toa xe khách. Đặc tính của toa xe khách chạy trên đường sắt
quốc gia phải đồng bộ từ khâu thiết kế kỹ thuật, thiêt kê bản vẽ thi công, cung cấp thiết bị,
sản xuất, lắp ráp và kiểm định chất lượng, an toàn kỹ thuật bảo vệ môi trường. Do đó, chủ
đầu tư X dự kiến xây dựng gói thầu toa xe khách thành gói thầu hỗn hợp thiết kế và cung
cấp hàng hoá (EP) nhưng trong phần cung cấp hàng hoá gói thầu chia thành nhiều phần:
cung cấp thiết bị nội thất; cung cấp thiết bị vệ sinh; cung cấp phần vỏ toa xe.
Anh/chị hãy bình luận về việc phân chia gói thầu nêu trên.
Trả lời:
Căn cứ Khoản 3, Điều 33, Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 và điểm a, khoản 3, Điều 6
Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT của bộ Kế hoạch đầu tư quy định: Việc phân chia dự án,
dự toán mua sắm phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, đảm bảo tính đồng
bộ của dự án và sự hợp lý về quy mô gói thầu. Như vậy, Do dự án có tính đồng bộ cao nên
việc cung cấp hàng hoá gói thầu chia thành nhiều phần: cung cấp thiết bị nội thất; cung cấp
thiết bị vệ sinh; cung cấp phần vỏ toa xe là không phù hợp vì có nhiều gói thầu đồng nghĩa
có nhiều nhà thầu cung cấp thiết bị nên không thể đồng bộ. Theo điểm K, khoản 6, Điều 89
Luật đấu thầu thì việc Chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu trái với quy định của
Luật này nhằm mục đích chỉ định thầu hoặc hạn chế sự tham gia của các nhà thầu là vi
phạm quy định về pháp luật.
Bài 48. Câu 24 (Cục QLĐT): Theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt, gói thầu
mua sắm xe ô tô chuyên dụng được áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp (gói thầu A). Chủ

đầu tư dự kiến áp dụng kết quả đấu thầu rộng rãi gói thầu mua sắm xe ô tô chuyên dụng
trước đó (gói thầu B) cho gói thầu A. Nhà thầu Y là nhà thầu đã trúng thầu gói thầu B và đã
hoàn thành xong họp đồng của gói thầu B, đáp ứng về chất lượng, thời gian giao hàng và
các nội dung khác của họp đồng, thời điểm hiện tại có đủ năng lực, kinh nghiệm và vẫn
mong muốn được tham gia thực hiện gói thầu A. Tuy nhiên, chủ đầu tư mời nhà thầu khác
(nhà thầu Z) đến nhận hồ sơ yêu cầu của gói thầu A mà không phải là nhà thầu Y.
Hỏi: Anh/chị hãy bình luận về trường hợp nêu trên.
Trả lời:
Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc
cùng một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác.
Căn cứ vào khoản 2, Điều 24, Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 thì việc Mua sắm trực
tiếp được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký
hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó;
b) Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu
đã ký hợp đồng trước đó;
c) Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được
vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó;
d) Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua
sắm trực tiếp không quá 12 tháng.
Như vậy theo trường hợp trên, Nhà thầu Y là nhà thầu đã trúng thầu gói thầu B và đã
hoàn thành xong họp đồng của gói thầu B, đáp ứng về chất lượng, thời gian giao hàng và
các nội dung khác của họp đồng, thời điểm hiện tại có đủ năng lực, kinh nghiệm và vẫn
mong muốn được tham gia thực hiện gói thầu A thì CĐT nên mời Nhà thầu Y tiếp tục thực
hiện gói thầu A. Nhưng Chủ đầu tư lại mời nhà thầu Z đến nhận hồ sơ yêu cầu của gói thầu
A mà không phải là nhà thầu Y là không phù hợp với pháp luật về đấu thầu vì căn cứ vào
khoản 3, Điều 24, Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định: Trường hợp nhà thầu thực hiện
hợp đồng trước đó không có khả năng tiếp tục thực hiện gói thầu mua sắm trực tiếp thì được
23



áp dụng mua sắm trực tiếp đối với nhà thầu khác nếu đáp ứng các yêu cầu về năng lực, kinh
nghiệm, kỹ thuật và giá theo hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu trước đó.
Bài 49. Chúng tôi đang tiến hành lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu (KHLCNT) cho gói
thầu xây lắp áp dụng loại hợp đồng trọn gói, thời gian thực hiện hợp đồng là 06 tháng. Vậy
khi lập giá gói thầu trong KHLCNT có cần phải tính toán cả chi phí dự phòng hay không?
Trường hợp trong giá gói thầu có bao gồm cả chi phí dự phòng trượt giá, dự phòng phát sinh
khối lượng nhưng thực tế khi thực hiện hợp đồng lại không xảy ra trượt giá, phát sinh khối
lượng thì xử lý như thế nào và nhà thầu có được thanh toán khoản chi phí dự phòng trượt
giá và phát sinh khối lượng hay không?
Trả lời:
Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 (Điểm a Khoản 2 Điều 35 và Điểm b Khoản 1 Điều
62) quy định giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể
cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. Khi áp dụng hợp đồng trọn gói, giá gói thầu để làm
căn cứ xét duyệt trúng thầu phải bao gồm cả chi phí cho các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong
quá trình thực hiện hợp đồng, chi phí dự phòng trượt giá.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì giá gói thầu trong KHLCNT đối với hợp đồng trọn
gói và các loại hợp đồng khác đều phải bao gồm chi phí dự phòng. Tuy nhiên, chủ đầu tư
cần lưu ý, theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT ngày
26/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đối với các gói thầu có thời gian thực hiện hợp
đồng ngắn, không phát sinh rủi ro, trượt giá thì khi lập giá gói thầu, chi phí dự phòng được
tính bằng không. Chi phí dự phòng do chủ đầu tư xác định theo tính chất từng gói thầu
nhưng không được vượt mức tối đa do pháp luật chuyên ngành quy định (chẳng hạn nếu
mức dự phòng tối đa theo quy định của pháp luật chuyên ngành là 10% chi phí xây dựng thì
tùy theo quy mô, tính chất của gói thầu để tính toán mức chi phí dự phòng trong khoảng từ
0% đến 10% chi phí xây dựng của gói thầu).
Đối với gói thầu áp dụng loại hợp đồng trọn gói, khi tham dự thầu, nhà thầu phải tính
toán và phân bổ chi phí dự phòng vào trong giá dự thầu; không tách riêng phần chi phí dự
phòng mà nhà thầu đã phân bổ trong giá dự thầu để xem xét, đánh giá trong quá trình đánh
giá hồ sơ dự thầu về tài chính, thương mại (Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 03/2015/TTBKHĐT ngày 06/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 62 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, hợp
đồng trọn gói là hợp đồng có giá cố định trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội
dung công việc trong hợp đồng. Việc thanh toán đối với hợp đồng trọn gói được thực hiện
nhiều lần trong quá trình thực hiện hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành hợp đồng. Tổng
số tiền mà nhà thầu được thanh toán cho đến khi hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng
bằng đúng giá ghi trong hợp đồng.
Như vậy, việc thanh toán cho nhà thầu thực hiện theo quy định nêu trên mà không phụ
thuộc vào việc có xảy ra trượt giá, phát sinh khối lượng nằm trong phạm vi hợp đồng đã ký
hay không.
Bài 50. Dự án X có gói thầu với nội dung công việc là xây lắp đường dây và cung cấp
máy biến áp (bao gồm cung cấp cột điện, vật liệu móng, tủ điện, dây dẫn, xà, sứ cách điện,
máy biến áp…và lắp đặt vật tư, máy biến áp vào công trình) gói thầu này được hiểu là gói
thầu gì theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 23, điều 4 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13: Gói thầu hỗn hợp
là gói thầu bao gồm thiết kế và cung cấp hàng hóa (EP); thiết kế và xây lắp (EC); cung cấp
hàng hóa và xây lắp (PC); thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (EPC); lập dự án, thiết kế,
cung cấp hàng hóa và xây lắp (chìa khóa trao tay).
24


Như vậy, gói thầu với nội dung công việc là xây lắp đường dây và cung cấp máy biến
áp (bao gồm cung cấp cột điện, vật liệu móng, tủ điện, dây dẫn, xà, sứ cách điện, máy biến
áp…và lắp đặt vật tư, máy biến áp vào công trình) là gói thầu cung cấp hàng hóa và xây lắp
(PC).
Bài 51. Trong quá trình lập dự toán gói thầu, đơn giá của một số hạng mục thay đổi so
với đơn giá trong dự toán của dự án. Như vậy có phải phê duyệt lại giá gói thầu trong kế
hoạch lựa chọn nhà thầu hay không?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 2 điều 117 NĐ số 63/2014/NĐ-CP quy định: “Trường hợp dự

toán được phê duyệt của gói thầu cao hơn hoặc thấp hơn giá gói thầu ghi trong kế hoạch lựa
chọn nhà thầu đã duyệt thì dự toán đó sẽ thay thế giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà
thầu theo nguyên tắc sau đây:
i) Trường hợp dự toán được duyệt cao hơn giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà
thầu nhưng bảo đảm giá trị cao hơn đó không làm vượt tổng mức đầu tư của dự án, dự toán
mua sắm được duyệt thì không phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Trường hợp giá
trị cao hơn đó làm vượt tổng mức đầu tư của dự án, dự toán mua sắm được duyệt thì phải
điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu; nếu hình thức lựa chọn nhà thầu trong kế hoạch lựa
chọn nhà thầu đã duyệt không còn phù hợp thì phải điều chỉnh hình thức lựa chọn nhà thầu;
ii) Trường hợp dự toán được duyệt thấp hơn giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà
thầu mà không làm thay đổi hình thức lựa chọn nhà thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu
đã duyệt thì không phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu; trường hợp cần điều chỉnh
hình thức lựa chọn nhà thầu cho phù hợp với giá trị mới của gói thầu theo dự toán được
duyệt thì phải tiến hành điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Theo đó, Nếu dự toán được duyệt của gói thầu cao hơn hoặc thấp hơn giá gói thầu ghi
trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt thì dự toán đó sẽ thay thế giá gói thầu trong
KHLCNT theo nguyên tắc nêu trên mà không phụ thuộc vào đơn giá trong dự toán của gói
thầu cao hơn hay thấp hơn so với đơn giá trong dự toán của dự án đã được phê duyệt.
Bài 52. Công ty TNHH A đang tiến hành lựa chọn nhà thầu gói thầu dịch vụ tư vấn có
giá dưới 500 triệu đồng và đáp ứng điều kiện chỉ định thầu. Trong KHLCNT ghi như sau:
Hình thức lựa chọn nhà thầu: Chỉ định thầu, phương thức lựa chọn nhà thầu: Một giai đoạn,
một túi hồ sơ; Việc ghi thông tin về hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu như trên có
phù hợp không?
Trả lời:
Tại khoản 1 Điều 54 và khoản 2 Điều 56 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định gói
thầu dịch vụ tư vấn có giá không quá 500 triệu đồng nằm trong hạn mức chỉ định thầu; gói
thầu nằm trong hạn mức chỉ định thầu thì được áp dụng quy trình chỉ định thầu rút gọn.
Theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 28 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 phương thức
một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng đối với chỉ định thầu gói thầu cung cấp dịch vụ tư
vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp.

Theo quy định tại khoản 5, điều 5 Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT ngày 26/10/2015
của Bộ Kế hoạch và đầu tư quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu (có hiệu lực kể
từ ngày 10/12/2015) phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong các
trường hợp chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua
sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp; trường hợp gói thầu áp dụng theo quy trình chỉ định thầu
rút gọn thì không phải nội dung này.
Đối với trường hợp nêu trên, việc áp dụng chỉ định thầu rút gọn đối với gói thầu dịch
vụ tư vấn có giá dưới 500 triệu đồng và đáp ứng đủ điều kiện chỉ định thầu quy định tại
khoản 2 Điều 22 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 là phù hợp với quy định của pháp luật về
25


×