Tải bản đầy đủ (.doc) (241 trang)

Hội thảo khoa học Một số vấn đề về Vương triều Tiền Lý và quê hương của vua Lý Nam Đế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 241 trang )

MỤC LỤC
Trang
1. Nhà sử học Dương Trung Quốc – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội

Khoa học Lịch sử Việt Nam: Phát biểu khai mạc Hội thảo………………
2. Phát biểu chào mừng Hội thảo khoa học của Đồng chí thay mặt Lãnh
đạo tỉnh Thái Nguyên……………………………………………………..
3. GS.NGND. Đinh Xuân Lâm – Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt
Nam: Báo cáo đề dẫn…………………………………………………….
4. PGS.TS. Nguyễn Minh Tường – Viện Sử học: Vị trí của Vương triều
Tiền Lý trong tiến trình lịch sử Việt Nam…………………………………
5. PGS.TS. Lê Đình Sỹ - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam: Sự nghiệp đánh
giặc ngoại xâm của Lý Bí…………………………………………………
6. Minh Tú – Phòng Văn hóa - Thể thao và Du lịch huyện Hoài Đức - Hà
Nội: Đã phát hiện được dấu tích “Đại bản doanh Lý Nam Đế” ở Lưu Xá
(huyện Hoài Đức - Hà Nội)……………………………………………….
7. PGS. TS. Nguyễn Đức Nhuệ – Viện Sử học: Vài nét về tổ chức quan lại
của triều đình nhà Tiền Lý và sự thành lập nước Vạn Xuân……………..
8. PGS.TS. Nguyễn Minh Tường – Viện Sử học: Vấn đề quê hương Lý
Nam Đế - Một nghi án lịch sử cần được làm sáng tỏ…………………….
9. Ths. Nguyễn Văn Khoa – Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy – Chủ tịch
HĐND huyện Phổ Yên – Thái Nguyên: Vài nét về huyện Phổ Yên trong
lịch sử và tấm lòng của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc trong huyện với
việc xác định quê hương vua Lý Nam Đế…………………………………
10. Nhà sử họcPhạm Văn Kính – Viện Sử học: Về mối quan hệ giữa chùa
Bảo Phúc (Hoài Đức, Hà Nội) với chốn Tổ: chùa Hương Ấp (Phổ Yên,
Thái Nguyên)…………………………………………………………….
11. PGS.TS. Tạ Ngọc Liễn – Viện Sử học: Một số khác biệt giữa sử gia Việt
Nam và sử gia Trung Quốc khi viết về Lý Nam Đế……………………….
12. PGS.TS. Nguyễn Danh Phiệt – Viện Sử học: Cuộc xâm lược nước Vạn
Xuân của nhà Tùy…………………………………………………………


13. PGS.TS. Nguyễn Tá Nhí – Viện Nghiên cứu Hán Nôm: Tìm hiểu sự tích
Lý Nam Đế qua các câu đối thờ ở đền Giang Xá…………………………
14. TS. Nguyễn Hữu Tâm – Viện Sử học: Thư tịch cổ Trung Quốc viết về Lý
Bí và cuộc khởi nghĩa do Lý Bí lãnh đạo………………………………….
15. Nhà sử học Phạm Văn Kính – Viện Sử học: Thử xác định vị trí điện Vạn
Xuân của Vương triều Tiền Lý……………………………………………
16. PGS.TS. Đinh Khắc Thuân – Viện Nghiên cứu Hán Nôm: Văn bản Thần
tích “Việt Thường thị Tiền Lý Nam Đế Ngọc phả cổ truyền”……………

2
3
4
11
21

30
33
41

63

77
85
90
93
102
110
115



17. Nguyễn Hữu Khánh – Phổ Yên – Thái Nguyên: Về quê hương của vua

Lý Nam Đế………………………………………………………………..
18. PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Chi – Viện Sử học: Thông qua việc người
dân Phổ Yên tri ân đối với Lý Nam Đế - Suy nghĩ về vấn đề quê gốc của
Lý Bí………………………………………………………………………
19. Nhà nghiên cứu Vũ Kim Biên – TP. Việt Trì – Phú Thọ: Về vị trí hồ Điển
Triệt và động Khuất Lão trong kháng chiến chống quân Lương……
20. Nguyễn Đình Hưng – Sở Văn hóa, Thể thao và Du tịch tỉnh Thái
Nguyên: Tư liệu Hán Nôm ở các di tích huyện Hoài Đức (Hà Nội) viết về
quê hương Lý Nam Đế…………………………………………………….
21. TS. Trương Thị Yến – Viện Sử học: Cuộc kháng chiến giữ nước của Lý
Nam Đế - Triệu Việt Vương và sự thất bại của triều đình nhà Tiền Lý…..
22. Ths. Trần Nam Trung – Viện Sử học: Về vị trí và quy mô của động
Khuất Lão liên quan tới cuộc kháng chiến chống quân Lương của Lý
Nam Đế……………………………………………………………………
23. Ngô Vũ Hải Hằng – Viện Sử học: Đình Giang Xá (Hoài Đức – Hà Nội),
nơi thờ vua Lý Nam Đế làm thần Thành hoàng…………………………..
24. Nhà nghiên cứu Nguyễn Chí Ninh – Sở Văn hóa – Thể thao và du lịch
tỉnh Vĩnh Phúc: Khởi nghĩa Lý Bí từ góc nhìn thờ cúng thần Thành
hoàng ở Vĩnh Phúc.
25. Nhà nghiên cứu Nguyễn Chí Ninh: Hồ Điển Triệt và vấn đề địa danh
học - lịch sử trong cuộc kháng chiến chống quân Lương của Lý Nam
Đế……
26. Tường Minh – Viện Sử học: Về Phật giáo thời Tiền Lý và sự hình thành
Dòng Thiền đầu tiên ở Việt Nam ………..……………………………….
27. TS. Hà Mạnh Khoa – Viện Sử học: Ghi chép xung quanh vấn đề quê gốc
của Lý Bí qua thư tịch Việt Nam từ trước đến nay……………………….
28. TS. Vương Thị Hường – Viện Nghiên cứu Hán Nôm: Lý Nam Đế trong
thư tịch Hán Nôm tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm………………………..

29. Đại đức Thích Nguyên Thanh – Trụ trì chùa Hang – TP. Thái Nguyên: Về
việc xác định quê hương Lý Bí và tìm hiểu Phật giáo Nhà nước Vạn Xuân
30. Đại đức Thích Minh Tâm– Trụ trì chùa Hương Ấp – Tiên Phong – Phổ
Yên – Thái Nguyên: Những ký ức và chứng tích liên quan tới vua Lý
Nam Đế tại chùa Hương Ấp, làng Cổ Pháp, xã Tiên Phong, huyện Phổ
Yên, tỉnh Thái Nguyên………………………………..
31. Tham luận của Đại diện nhân dân thôn Cổ Pháp – xã Tiên Phong: Mối
quan hệ giữa chùa Hương Ấp – thôn Cổ Pháp với chùa Linh Bảo (Bảo
Phúc tự) – Giang Xá, Hà Nội……………………………………………..
32. Nhà sử học Dương Trung Quốc – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội
Khoa học Lịch sử Việt Nam: Tổng kết Hội thảo………………………….

121

127
135

148
157

163
169

176
186

197
205
211
226


235

238
241

2


PHỤ LỤC

242

PHÁT BIỂU KHAI MẠC HỘI THẢO

Nhà sử học Dương Trung Quốc
(Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội KHLS Việt Nam)

3


PHÁT BIỂU CHÀO MỪNG HỘI THẢO KHOA HỌC
CỦA ĐỒNG CHÍ THAY MẶT LÃNH ĐẠO TỈNH THÁI NGUYÊN

4


BÁO CÁO ĐỀ DẪN

GS.NGND. Đinh Xuân Lâm

(Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam)

Cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Lương do Lý Bí lãnh đạo nổ ra
vào đầu năm 542 và đã thu được thắng lợi vang dội, dẫn đến việc Lý Bí xưng Đế
hiệu (Lý Nam Đế) năm 544, đặt niên hiệu Thiên Đức, dựng nước Vạn Xuân.
Vương triều Tiền Lý tồn tại trong thời gian khoảng 60 năm (544-602), với 4 đời
vua: Lý Nam Đế (544-548), Lý Đào Lang Vương (549-555), Triệu Việt Vương
(549-570) và Hậu Lý Nam Đế (571-602).
Công lao và sự nghiệp của vua Lý Nam Đế có thể nói là hết sức to lớn trong
tiến trình lịch sử của dân tộc. Tuy nhiên, có một khoảng trống lớn trong tiểu sử của
vị Anh hùng dân tộc họ Lý ở thế kỷ thứ VI này, là đã hơn 1000 năm qua, sử sách
không cho biết quê hương cụ thể của ông ở đâu? Trong khoảng vài chục năm lại
đây, giới sử học Việt Nam đã quan tâm nghiên cứu vấn đề trên, nhưng cho đến nay
dường như chưa có sự thống nhất cao. Tựu chung, từ trước đến nay, có 3 thuyết về
quê hương của vua Lý Nam Đế: 1. Quốc Oai, Phúc Thọ (Hà Tây cũ); 2. Thái Thụy,
Thái Bình; 3. Phổ Yên, Thái Nguyên.
Hôm nay, nhân kỷ niệm 1470 năm (542-2012), ngày Cuộc khởi nghĩa Lý Bí
bùng nổ, UBND tỉnh Thái Nguyên, UBND huyện Phổ Yên phối hợp với Hội Khoa
học Lịch sử Việt Nam, tổ chức Hội thảo khoa học Một số vấn đề về Vương triều
Tiền Lý và quê hương của vua Lý Nam Đế, nhằm làm sáng tỏ thêm một bước quê
hương, dòng họ, gia thế của vua Lý Nam Đế và vị thế của Vương triều Tiền Lý đối
với lịch sử dân tộc.
Cuộc Hội thảo khoa học Một số vấn đề về Vương triều Tiền Lý và quê
hương của vua Lý Nam Đế lần này, đã được các nhà sử học, các nhà khoa học ở
Trung ương (Viện Sử học, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Lịch sử Quân sự Việt
Nam, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam) và địa phương (huyện Hoài Đức, Hà Nội,

5



tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Phú Thọ, tỉnh Vĩnh Phúc…) nhiệt tình hưởng ứng. Cho đến
hôm nay, Ban Tổ chức đã nhận được 27 bản tham luận khoa học từ các nơi gửi về.
Để cuộc Hội thảo của chúng ta đạt được những yêu cầu đã đặt ra, tôi xin
phép nêu lên một số vấn đề tương đối thống nhất và những vấn đề còn có ý kiến
khác nhau để Hội thảo tập trung trao đổi, thảo luận nhằm đi đến những kết luận
thỏa đáng.
Chúng tôi xin phân chia làm 3 nhóm vấn đề như sau:
1. Về vấn đề xác định quê hương của vua Lý Nam Đế.
2. Đánh giá sự nghiệp, cống hiến của vua Lý Nam Đế và vị trí của Vương
triều Tiền Lý đối với lịch sử dân tộc.
3. Nghiên cứu, khảo sát một số di tích lịch sử liên quan tới vua Lý Nam Đế
và Vương triều Tiền Lý.
*
*

*

I. Về vấn đề xác định quê hương của vua Lý Nam Đế
Về vấn đề nói trên, trong cuộc Hội thảo lần này nhận được 6 bản tham luận
của PGS.TS. Nguyễn Minh Tường, PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Chi, Ths.
Nguyễn Văn Khoa, Nhà sử học Phạm Văn Kính, Nhà giáo Nguyễn Hữu Khánh và
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Hưng. Hầu hết các bản tham luận đã dựa trên cơ sở
tư liệu điền dã thực địa ở các vùng: Tiên Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái
Nguyên, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, kết hợp với tư liệu Thần tích, Thần sắc,
Truyền thuyết… còn lưu giữ tại các xã Giang Xá, Lưu Xá, huyện Hoài Đức, Hà
Nội, để đi tới nhận định: Vua Lý Nam Đế có quê gốc là thôn Cổ Pháp, xã Tiên
Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ngày nay.
PGS.TS. Nguyễn Minh Tường viết: “Lý Nam Đế Ngọc phả cổ truyền cho
biết: Lý Nam Đế tu tại chùa Hương Ấp chừng 4 năm, đến năm 13 tuổi thì theo Phổ
Tổ Thiền sư về tu hành tại chùa Giang Xá (Linh Bảo tự) thuộc huyện Hoài Đức,

Hà Nội.
Nhân dân làng Giang Xá nói chung và nhà sư trụ trì cùng với phật tử chùa
Giang Xá nói riêng, từ lâu rồi, vẫn coi ngôi chùa Hương Ấp ở xã Tiên Phong là
chốn Tổ… Điều đáng chú ý: quê hương của vua Lý Nam Đế ở xã Tiên Phong,

6


huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên còn được khẳng định thêm một lần nữa trong
bản Thần tích của làng Hạ Mỗ, thuộc tổng Thượng Hội, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà
Đông (nay là xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội). H. Maspéro trong
Etudes d’Histoire d’Annam (Nghiên cứu Lịch sử Việt Nam) cho biết: “Trong Thần
tích của làng Hạ Mỗ, huyện Từ Liêm (Hà Đông), Lý Bí được coi là gốc tích tại Cổ
Pháp”… Qua những tư liệu và chứng cứ chúng tôi đã dẫn ở trên, chúng ta thấy
rằng: “Làng Cổ Pháp” mà H. Maspéro nói “được coi là gốc tích của Lý Bí”, chỉ có
thể là làng Cổ Pháp, thuộc xã Tiên Thù, tổng Tiên Thù, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái
Nguyên. Hiện nay, làng Cổ Pháp “gốc tích của Lý Bí”, thuộc xã Tiên Phong, huyện
Phổ Yên, Thái Nguyên”.
Thực ra, nhận định trên về quê gốc của vua Lý Nam Đế được PGS.TS.
Nguyễn Minh Tường tiếp thu và phát triển từ kết quả nghiên cứu của những tác giả
đi trước. Năm 1991, Nhà nghiên cứu Minh Tú đã công bố luận văn khoa học Về Lý
Nam Đế trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 1 (254)-1991. Trong đó, ông nhận
định: “Sử sách cổ ghi chép Lý Bí là người Thái Bình, mà không khẳng định ở
huyện hay tỉnh Thái Bình…”. Và, theo tác giả Minh Tú thì “Thái Bình” quê hương
Lý Bí “nằm trong xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, cách Phố Cò
4 km về hướng Đông – Nam”. Năm 1997, Nhà giáo Nguyễn Hữu Khánh, người có
nhiều năm nghiên cứu về con người và vùng đất Phổ Yên (Thái Nguyên) biểu thị
sự tán đồng với ý kiến trên của tác giả Minh Tú, và công bố luận văn Tìm hiểu
thêm về châu Giã Năng1 và ấp Thái Bình thời Lý Bí, trên tạp chí Nghiên cứu Lịch
sử, số 6 (295), tháng 11/12-1997. Trong đó, tác giả Nguyễn Hữu Kính cũng khẳng

định: “Một lần nữa, chúng ta có thể khẳng định được rằng quê hương Lý Bí đích
thực là ở ấp Thái Bình, châu Giã Năng, mà trung tâm là vùng đất huyện Phổ Yên
(Thái Nguyên) ngày nay”.
Qua đó, chúng ta thấy việc xác định xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh
Thái Nguyên là quê hương của vua Lý Nam Đế đã được các nhà nghiên cứu đặt ra
từ trước khi cuộc Hội thảo này diễn ra. Chúng tôi cho rằng: đây là một nội dung
hết sức quan trọng của cuộc Hội thảo, rất mong các nhà khoa học có bài gửi tới
Ban Tổ chức, và kể cả các nhà nghiên cứu chưa có điều kiện viết bài, cần thảo luận
kỹ hơn nữa, để vấn đề này càng được sáng tỏ hơn.
. Châu Giã Năng: một địa danh cổ, được ghi bằng chữ Nôm, có thể phiên thành Giã, hoặc Dã
(Dã Năng) đều được.
1

7


Chúng tôi xin lưu ý Hội nghị một bản tham luận khá đặc biệt về vấn đề này,
đó là bài: Vài nét về huyện Phổ Yên trong lịch sử và tấm lòng của Đảng bộ, nhân
dân trong huyện với việc xác định quê hương vua Lý Nam Đế của Ths. Nguyễn
Văn Khoa – Bí thư Huyện ủy huyện Phổ Yên.
Điều khá đặc biệt trong bản tham luận của Ths. Nguyễn Văn Khoa là ở chỗ,
trong đó, tác giả đã cho chúng ta thấy: Trước khi các nhà sử học, các nhà khoa học
xác định được đâu là quê hương của vua Lý Nam Đế, thì nhân dân xã Tiên Phong
(Phổ Yên, Thái Nguyên) và nhân dân làng Giang Xá (Hoài Đức, Hà Nội) đã có
những cuộc “thăm hỏi lẫn nhau”. Nhân dân làng Giang Xá, nơi có đình, đền thờ
vua Lý Nam Đế và có chùa Giang Xá, nơi Đức vua tu hành thời trẻ, đã mặc nhiên
thừa nhận thôn Cổ Pháp, xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên (Thái Nguyên), nơi có
chùa Hương Ấp, là quê hương của vua Lý Nam Đế. Và điều đáng cho chúng ta suy
ngẫm hơn nữa là nhân dân 2 vùng đất nói trên, đã tự nguyện đi lại thăm viếng lẫn
nhau từ hơn 10 năm qua. Nhân dân làng Giang Xá, về mặt tâm linh đã thừa nhận

xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên là quê hương của vị thần Thành hoàng làng mình.
Tuy nhiên, không vì thế trong cuộc Hội thảo lần này, chúng ta không muốn
lắng nghe những ý kiến phản bác, miễn là mọi ý kiến lập luận cần phải có chứng
cứ đủ sức thuyết phục.
II. Đánh giá sự nghiệp, cống hiến của vua Lý Nam Đế và vị trí của
Vương triều Tiền Lý đối với lịch sử dân tộc
Đây là vấn đề cũng được Hội thảo của chúng ta rất quan tâm, vì kể từ cuộc
Khởi nghĩa Lý Bí nổ ra năm 542, đến nay đã 1470 năm, nhưng việc tìm hiểu
nguyên nhân thắng lợi, cũng như lý do thất bại của Vương triều Tiền Lý vẫn là
việc làm cần thiết đối với nhà sử học. Về vấn đề này, chúng tôi nhận được 8 bản
tham luận của PGS.TS. Nguyễn Danh Phiệt, PGS.TS. Tạ Ngọc Liễn, PGS.TS.
Nguyễn Minh Tường, PGS.TS. Lê Đình Sỹ, PGS.TS. Nguyễn Đức Nhuệ, TS.
Trương Thị Yến, TS. Nguyễn Hữu Tâm, Tường Minh…
Các tác giả trên đây đều dựa vào các bộ chính sử dưới thời quân chủ Việt
Nam như: Việt sử lược, thế kỷ XIV; Đại Việt sử ký toàn thư, thế kỷ XV; Khâm
Định Việt sử thông giám cương mục, thế kỷ XIX… và những bộ sử của Trung
Quốc như: Lương thư, Trần thư, Tùy thư, Sách phủ nguyên quy, v.v… để tìm hiểu
về sự nghiệp, cống hiến của vua Lý Nam Đế đối với lịch sử dân tộc Việt Nam.

8


PGS.TS. Nguyễn Minh Tường cho rằng cuộc khởi nghĩa Lý Bí nói riêng và
Vương triều Tiền Lý nói chung giữ một vị trí rất quan trọng trong thời Bắc thuộc
và chống Bắc thuộc, kéo dài hơn 1000 năm. Theo tác giả, có thể nêu lên 3 ý chính
dưới đây:
1. Trong thời kỳ Bắc thuộc, cuộc khởi nghĩa Lý Bí thu được thắng lợi vang
dội nhất và giành được quyền độc lập, tự chủ lâu dài nhất.
2. Trong lịch sử nước nhà, Lý Nam Đế là người đầu tiên xưng đế hiệu, và
cũng là người đầu tiên đặt niên hiệu “Thiên Đức”.

3. Lý Nam Đế là người đầu tiên nhận ra vị trí trung tâm đất nước của vùng
đất Hà Nội cổ.
PGS.TS. Lê Đình Sỹ bàn kỹ hơn về “Sự nghiệp đánh giặc ngoại xâm của
Lý Bí”. Theo tác giả thì “Sự nghiệp chống ngoại xâm của Lý Bí trải qua hai giai
đoạn: Giai đoạn lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giành chính quyền, thành lập Nhà nước
Vạn Xuân độc lập (từ năm 542 đến năm 543) và giai đoạn lãnh đạo cuộc kháng
chiến chống quân Lương xâm lược (trong các năm 545 và 546)”. PGS.TS. Lê Đình
Sỹ nhận định: “Sự nghiệp của Lý Nam Đế, trong đó có sự nghiệp đánh giặc ngoại
xâm của ông thật vĩ đại. Lý Bí và cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo là một nhân
vật, một sự kiện đặc biệt thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc”.
PGS.TS. Tạ Ngọc Liễn có bài tham luận: Một số khác biệt giữa sử gia Việt
Nam và sử gia Trung Quốc khi viết về Lý Nam Đế. Theo tác giả, ở Việt Nam và ở
Trung Quốc, từ đầu thế kỷ XX đến nay, không một công trình nghiên cứu lịch sử
nào viết về các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc thời kỳ Bắc thuộc, lại
không quan tâm đặc biệt tới sự kiện Lý Nam Đế. Trong bài tham luận của mình,
PGS.TS. Tạ Ngọc Liễn dựa vào thư tịch cổ của Việt Nam và Trung Quốc phủ nhận
sự kiện “Lý Nam Đế tổ chức trận tấn công quân Lương ở Hợp Phố”. Theo tác giả,
“Hợp Phố (Từ Văn) cách khu vực Hà Nội cổ, trung tâm của nước Vạn Xuân rất xa.
Nếu muốn đánh quân nhà Lương ở Hợp Phố, thì Lý Bôn phải mất hàng năm đóng
thuyền bè, chuẩn bị lương thực, vũ khí… và để đến được Hợp Phố nhanh nhất,
quân đội của Lý Bôn phải ra Móng Cái ngày nay, qua Đông Hưng, rồi cửa biển
Phòng Thành dong buồm, vượt biển…, một chuyện không thể thực hiện được, nhất
là trong vòng 4, 5 tháng”.

9


Ngoài ra, về nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống xâm lược
nhà Lương do Trần Bá Tiên chỉ huy cũng được nhiều nhà khoa học bàn tới. Đây
cũng là một vấn đề, theo chúng tôi cần được trao đổi thêm trong cuộc Hội thảo lần

này.
III. Nghiên cứu, khảo sát một số di tích lịch sử liên quan tới vua Lý
Nam Đế và Vương triều Tiền Lý
Theo chúng tôi đây là vấn đề mà Hội thảo của chúng ta cần thảo luận một
cách cụ thể để làm rõ: Vì sao Lý Nam Đế lại được thờ ở nhiều nơi trên miền Bắc
nước ta như: Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Nam, Thái Bình, v.v… Trong cuộc Hội
thảo lần này, rất tiếc chúng ta chưa nhận được những báo cáo khoa học nghiên cứu
chuyên sâu về vấn đề địa danh học – lịch sử như: Vì sao quê hương vị vua sáng
lập nhà Tiền Lý (Lý Bôn) và vị vua sáng lập nhà Hậu Lý (Lý Công Uẩn) lại cùng
có tên là “Cổ Pháp”? Châu Giã Năng, ấp Thái Bình, v.v… đích thực là vùng đất
nào? Mong rằng sau này, có những chuyên khảo sâu hơn, kỹ hơn về vấn đề trên.
Về những di tích liên quan tới vua Lý Nam Đế và Vương triều Tiền Lý, Hội
thảo của chúng ta nhận được 10 bản tham luận của PGS.TS. Nguyễn Tá Nhí,
PGS.TS. Đinh Khắc Thuân, Nhà nghiên cứu Vũ Kim Biên, Nhà nghiên cứu
Nguyễn Chí Ninh, TS. Hà Mạnh Khoa, Nhà sử học Phạm Văn Kính, Nhà nghiên
cứu Minh Tú, TS. Vương Thị Hường, Ths. Trần Nam Trung, CN. Ngô Vũ Hải
Hằng…
Trong số các báo cáo khoa học trên đây, tham luận của PGS.TS. Đinh Khắc
Thuân về Văn bản Thần tích Việt Thường thị Tiền Lý Nam Đế Ngọc phả cổ truyền
có ý nghĩa: “Góp phần làm rõ hơn về quê hương, tuổi ấu thơ của Lý Bí, cũng như
công cuộc chống ngoại xâm, xây dựng Nhà nước Vạn Xuân hết đỗi tự hào của dân
tộc ta”. Tác giả Vũ Kim Biên, là nhà nghiên cứu lịch sử của tỉnh Phú Thọ, đã bỏ ra
hàng chục năm đi điền dã, nghiên cứu về những di tích lịch sử liên quan tới Lý
Nam Đế, đặc biệt là hồ Điển Triệt và động Khuất Lão. Trong Hội thảo lần này,
Nhà nghiên cứu Vũ Kim Biên viết: Về vị trí hồ Điển Triệt và động Khuất Lão
trong cuộc kháng chiến chống quân Lương của Lý Nam Đế. Vũ Kim Biên là một
trong những người đầu tiên trong giới sử học xác định được vị trí đích thực của hồ
Điển Triệt là ở xã Tứ Yên, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay. Tác giả đã

10



bác bỏ một cách khá thuyết phục ý kiến của một số nhà sử học đi trước, từng cho
rằng hồ Điển Triệt tức là Đầm Vạc ở Thành phố Vĩnh Yên.
Trong cuộc Hội thảo khoa học lần này, chúng tôi xin thay mặt Ban Tổ chức
đề nghị các nhà khoa học phát biểu ý kiến về vấn đề tôn vinh xứng đáng đối với
công lao, sự nghiệp của vị Anh hùng dân tộc, Đức vua Lý Nam Đế. Tôi cho rằng
nếu như chúng ta đã xác định được thôn Cổ Pháp, xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên,
tỉnh Thái Nguyên là quê hương của vua Lý Nam Đế, Nhà nước ta cần đầu tư để
xây dựng một đền thờ khang trang tại đây, làm nơi thờ phụng vị Anh hùng dân tộc
sáng lập nên Vương triều Tiền Lý này. Ngoài ra, chúng ta nên có kế hoạch tu bổ,
nâng cấp những di tích lịch sử như: chùa Hương Ấp, đình Giang Xá, đền Giang
Xá, đền Mục, chùa Giang Xá, v.v… liên quan tới vua Lý Nam Đế. Đó là những
việc làm cần thiết đối với bậc Anh hùng dân tộc, vừa thể hiện tấm lòng trung hậu
“Uống nước nhớ nguồn” của chúng ta, vừa góp phần giáo dục tinh thần tự hào dân
tộc, lòng yêu quý quê hương đất nước cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
Điểm qua một số vấn đề chính yếu mà các bản tham luận khoa học đề cập
tới, với tinh thần khoa học, chúng tôi xin lắng nghe mọi ý kiến phát biểu, thảo luận
và trân trọng với từng đóng góp dù là nhỏ của mỗi người… Ở đây, không riêng gì
những điểm khác biệt, mà ngay cả những điểm đã thống nhất, chúng ta vẫn có thể
trao đổi lại, xem có đủ luận cứ khoa học hoặc đủ sức thuyết phục hay chưa?
Trong cuộc Hội thảo khoa học lần này, với thời gian không dài, có thể
chúng ta sẽ không giải quyết được những tồn nghi khoa học, nhưng chúng tôi vẫn
hy vọng rằng, trong nỗ lực chung của mọi người, chúng ta có thể đi tới sự xác định
có tính thống nhất cao về Quê hương của Đức vua Lý Nam Đế - Vị Anh hùng dân
tộc, vị Hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sống và hoạt động vào thế kỷ VI.
Xin kính chúc Hội thảo thành công tốt đẹp.

11



VỊ TRÍ CỦA VƯƠNG TRIỀU TIỀN LÝ
TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM
PGS.TS. Nguyễn Minh Tường
(Viện Sử học)
Sách Đại Việt sử ký toàn thư, trong phần Kỷ nhà Tiền Lý chép khái quát về
cuộc khởi nghĩa của Lý Bí như sau: “Vua họ Lý, tên húy là Bí, người Thái Bình,
phủ Long Hưng. Tổ tiên là người Bắc, cuối đời Tây Hán khổ về việc đánh dẹp,
mới tránh sang ở đất phương Nam, được 7 đời thì thành người Nam. Vua có tài
văn võ, trước làm quan với nhà Lương, gặp loạn, trở về Thái Bình. Bấy giờ bọn
thú lệnh tàn bạo hà khắc, Lâm Ấp cướp phá ngoài biên, vua dấy binh đánh đuổi
được, xưng là Nam Đế, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên” 1.
Thời bấy giờ Giao Châu (miền Bắc Bộ của nước ta ngày ấy) ở dưới quyền
cai trị của Vũ Lâm hầu Tiêu Tư. Tiêu Tư vốn là tôn thất của nhà Lương 2 là một kẻ
tàn bạo, mất lòng dân. Lý Bí nhân lòng oán hận của nhân dân và các hào trưởng
người Việt đối với chính quyền thực dân, đã hiệu triệu các bậc anh kiệt các châu
lãnh đạo nhân dân nổi dậy. Sử ta chép rằng tù trưởng Chu Diên là Triệu Túc, phục
tài đức Lý Bí, đem quân theo trước tiên3. Miền đất nước ta bấy giờ gồm các châu:
Giao, Hoàng (Bắc Bộ), Ái (Thanh Hóa), Đức, Lợi, Minh (Nghệ Tĩnh).
Như vậy, cuộc khởi nghĩa của Lý Bí không phải chỉ nổ ra ở Giao Châu (tức
miền Bắc Bộ ngày nay). Lý Bí đã liên kết với hào kiệt các châu khác trên miền đất
của người Việt, và sau này lên ngôi hoàng đế, Lý Nam Đế đã cố gắng xây dựng
một Nhà nước độc lập, tự chủ bao gồm toàn bộ lãnh thổ của người Việt từ Bắc Bộ
đến Hà Tĩnh. Cho nên, có thể nói cuộc khởi nghĩa của Lý Bí giữ một vị trí hết sức
trọng đại trong tiến trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt.
Chúng tôi xin phân tích một cách khái quát ý nghĩa và vị trí của việc thành
lập vương triều Tiền Lý do vua Lý Nam Đế khai sáng.

1
2

3

. Đại Việt sử ký toàn thư. Nxb Khoa học xã hội, H. 1998, tập 1, tr. 178, 179.
. Lương Võ Đế (503-549) là Tiêu Diễn, người sáng lập nhà Lương (503-557).
. Đại Việt sử ký toàn thư. Sđd, tr. 179.

12


I. Trong thời kỳ Bắc thuộc, cuộc khởi nghĩa Lý Bí thu được thắng lợi
vang dội nhất và giành được quyền độc lập, tự chủ lâu dài nhất
Theo quan niệm của giới sử học ngày nay, thì năm 179 tr. Cn, Triệu Đà sau
khi chinh phục nước Âu Lạc, lật đổ triều đình An Dương Vương, sát nhập đất đai
Âu Lạc vào phạm vi quốc gia Nam Việt, là mở đầu thời kỳ Bắc thuộc 1. Và thời kỳ
Bắc thuộc kết thúc bằng sự kiện Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ vào năm 905.
Như vậy, thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc kéo dài tới 1084 năm.
Trong khoảng thời gian gần 11 thế kỷ ấy, nước ta bị bọn phong kiến phương
Bắc đô hộ có hàng chục cuộc nổi dậy, cuộc khởi nghĩa, to có, nhỏ có, nhưng chưa
có cuộc khởi nghĩa nào thu được thắng lợi vang dội như cuộc khởi nghĩa Lý Bí. Từ
xưa đến nay, không sử gia nào không ca ngợi võ công đánh giặc, cứu nước của
Đức vua Lý Nam Đế.
Sử gia Nguyễn Nghiễm2 (1708-1776), trong Việt sử bị lãm viết: “Từ khi
nước Việt ta thuộc vào Đông Hán (25-220 – TG), trải qua khoảng mấy trăm năm
mà chưa có kẻ đắc chí. Tiền [Lý] Nam Đế trỗi dậy nơi đất khách, hăng hái mưu
khôi phục đất nước, văn chương thì đã có Tinh Thiều bày mưu kế; võ dũng thì đã
có Triệu Túc ra chiến trường, vì thế mà đuổi được Tiêu Tư về phương Bắc, dẹp
được Lâm Ấp ở phương Nam, dựng đô, đặt quốc hiệu, khôi phục bờ cõi. Nếu
không phải là người văn võ toàn tài, mưu lược, thì chưa dễ đã làm được”3.
Sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780), trong bộ Đại Việt sử ký tiền biên (được ấn
hành vào năm 1800 đời Cảnh Thịnh), thì bàn cụ thể và đánh giá cao hơn: “Tiền

[Lý] Nam Đế là một hào tộc khởi binh, có Tinh Thiều giúp việc mưu mô, có Triệu
Túc chủ việc quân ngũ. Châu quận hưởng ứng, hào kiệt đồng tâm, trục xuất được
Tiêu Tư, đánh đuổi được Tử Hùng, lại phá được Lâm Ấp ở Cửu Đức 4. Uy binh
vang dội, thế mạnh dần lên, rồi lên ngôi vua, đặt niên hiệu, đặt tên nước là Vạn
Xuân, hiệu vua xưng là Nam Việt. Có nơi triều hội, có tướng võ tướng văn, quy

1

2
3
4

. Sử cũ: thí dụ Đại Việt sử ký toàn thư và nhiều bộ sử thời quân chủ, quan niệm nhà Triệu (179111 tr. Cn) là một triều đại chính thống của nước ta và viết thành Kỷ nhà Triệu. Quan niệm đó,
từ cuối thế kỷ XVIII, đã bị phê phán, mà người bác bỏ đầu tiên là Ngô Thì Sĩ, tác giả Việt sử
tiêu án.
. Nguyễn Nghiễm: là thân phụ của Đại thi hào Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều nổi tiếng.
. Trích theo Ngô Thì Sĩ: Đại Việt sử ký tiền biên. Nxb Khoa học xã hội, H. 1997, tr. 110.
. Cửu Đức: tức miền Hà Tĩnh ngày nay.

13


mô dựng nước hoàn chỉnh có thể coi được… Từ sau khi Hai Bà Trưng mất 1, tới
đây là 490 năm nội thuộc làm châu phụ biên, một khi vùng lên chống chọi với binh
hùng tướng mạnh của Tam Ngô, khiến cho người trong nước có chỗ nương nhờ,
quốc thống có nơi hệ thuộc. Ở vào thế rất khó khăn, mà lập được công rất kỳ diệu.
Bọn giặc Man do đó hết cơ hội quấy rối, quân phương Bắc vì thế nhụt chí xâm
lăng. Cho nên Triệu Việt Vương, Hậu Lý [Nam Đế] cũng được nhờ để dựng nước,
quân Lâm Ấp cũng không dám dòm ngó ngoài biên. Hơn 60 năm, công lao của
ông không thể mai một được, xứng đáng vào hạng người như Đinh Tiên

Hoàng…”2.
Học giả Nguyễn Văn Tố (1889-1947), trên tạp chí Tri Tân, trong khoảng từ
năm 1932 đến năm 1936, có một số bài liên quan tới Lý Nam Đế như: Nên có
ngày kỷ niệm vua Tiền Lý, Có Triệu Quang Phục không?, Có nhà Tiền Lý không?,
Lý Nam Đế, v.v… Vào năm 1997, các bài luận văn trên đây của Học giả Nguyễn
Văn Tố, được Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam in lại trong bộ sách: Đại Nam dật
sử - Sử Ta so với sử Tàu.
Trong bài Nên có ngày kỷ niệm vua Tiền Lý, Học giả Nguyễn Văn Tố viết:
“Nước ta có ba bậc “anh hùng cứu nước” đầu tiên là Đức Đổng Thiên Vương, Hai
Bà Trưng và vua Tiền Lý Nam Đế. Đức Đổng Thiên Vương thuộc vào thời kỳ lộ
sử, mà chuyện lại thần kỳ, cho nên bộ Khâm định Việt sử không chép đến. Còn Hai
Bà Trưng, thì ai là người nước Nam, tất phải biết chuyện. Đến như vua Tiền Lý
Nam Đế (Lý Bí, hoặc Lý Bôn 544-548), thì sử nước ta chép riêng ra một “Kỷ”, tức
một dòng vua, nhưng lại không có ngày quốc tế! Đổng Thiên Vương thì có hội
Gióng… vào mùng tám tháng tư… Trưng Vương có hội “Đền Hai Bà”, vào mùng
năm tháng hai, là ngày kỷ niệm chung của cả nước. Duy có vua Tiền Lý thì chỉ có
mấy làng ở cửa sông Đáy thờ làm thành hoàng, còn chưa có ngày hội lớn để cho
quốc dân nhớ lại công ơn của một vị anh hùng đã đưa đường dẫn lối cho dân ta
thoát vòng lao lung…”3. Trong bài Lý Nam Đế, Nguyễn Văn Tố còn khẳng định:

1

2
3

. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng: từ năm 40 giành quyền độc lập, tự chủ, đến năm 43 thì bị Mã Viện
đàn áp.
. Ngô Thì Sĩ: Đại Việt sử ký tiền biên. Sđd, tr. 111.
. Nguyễn Văn Tố: Đại Nam dật sử - Sử Ta so với sử Tàu. Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam XB,
H. 1997, tr. 78.


14


“Người nước Nam mà làm vua nước Nam, Lý Bí thực là một người xây nền độc
lập cho nước Nam muôn nghìn năm sau này”1.
Qua những nhận định của các nhà sử học nói trên, ta thấy cuộc khởi nghĩa
Lý Bí (542-544), sau khi giành thắng lợi đã dựng nên cả một vương triều: Vương
triều Tiền Lý kéo dài tới hơn nửa thế kỷ (544-602), với 4 đời vua: Lý Nam Đế
(544-548), Lý Đào Lang Vương (549-555), Triệu Việt Vương (549-570) và Hậu
Lý Nam Đế (571-602).
II. Trong lịch sử nước nhà, Lý Nam Đế là người đầu tiên xưng đế hiệu,
và cũng là người đầu tiên đặt niên hiệu “Thiên Đức”
Sau khi đánh thắng quân Lương, đuổi Thứ sứ Tiêu Tư về Trung Quốc, tháng
Giêng năm Giáp Tý, Lý Bí chính thức lên ngôi Hoàng đế. Sách Đại Việt sử ký toàn
thư chép về sự kiện này như sau: “Mùa xuân, tháng Giêng năm Giáp Tý (544), Vua
nhân thắng giặc, tự xưng là Nam Việt Đế, lên ngôi đặt niên hiệu (là Thiên Đức
năm thứ 1 – TG), lập trăm quan, dựng quốc hiệu là Vạn Xuân, ý mong cho xã tắc
truyền đến muôn đời vậy”2.
Như vậy, ta thấy trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, Lý Bí là
người Việt Nam đầu tiên tự xưng Hoàng đế. Sử Trung Quốc, như bộ Tư trị thông
giám của Tư Mã Quang đời Tống (960-1279) cũng ghi nhận Lý Bí xưng là Việt
Đế, còn chính sử nước ta đều chép Đức vua xưng là Nam Đế, hoặc Nam Việt Đế.
Tuy cả sử Trung Quốc và sử ta đều nói Lý Bí xưng Đế 帝 (Việt Đế, hay Nam
Đế…), nhưng cần hiểu chính xác của sự kiện lịch sử trọng đại này là: Lý Bí tự
xưng Hoàng Đế: 帝 帝.
Chúng ta cần phải biết xưng Hoàng đế 帝 帝 khác với xưng Vương 帝 như thế
nào?
Sách Từ Nguyên giải thích: 帝 帝: 帝 帝 帝帝帝 帝 帝 帝帝帝 帝 帝 帝 帝 帝 帝 帝 帝 帝 帝帝帝
帝 帝 帝帝帝 帝 帝 帝 (Phiên âm: Hoàng đế: Tần dĩ hậu, Thiên tử chi xưng. Thủy Hoàng

tính thiên hạ dĩ vi đức kiêm Tam hoàng, công cao Ngũ đế, cánh xưng Hoàng đế.
Dịch nghĩa: Hoàng đế: từ đời Tần Thủy Hoàng (221-211 tr. Cn) trở về sau này, là
từ mà các bậc Thiên tử tự xưng. Tần Thủy Hoàng kiêm tính được toàn bộ thiên hạ,
. Nguyễn Văn Tố. Sđd, tr. 500.
. Đại Việt sử ký toàn thư. Nxb Khoa học xã hội, H. 1998, tập 1, tr. 179.

1
2

15


tự cho rằng tài đức của mình gồm kiêm cả Tam Hoàng 1, công nghiệp của mình cao
hơn Ngũ đế2, cho nên xưng là Hoàng đế3).
Sách Từ Nguyên giải thích: “帝: 帝 帝帝帝 帝 帝 帝 帝 帝帝帝 帝 帝帝帝 帝 帝帝帝 帝 帝 帝 帝帝
帝 帝帝帝 帝 帝 帝 帝帝帝 帝 帝 帝帝帝 帝 帝帝帝 帝 帝 帝 帝帝帝 帝帝帝 帝 帝 帝 帝. (Phiên âm: Vương,
quân dã, chủ dã, thiên hạ quy vãng, vị chi vương. Tam đại thời, duy hữu thiên hạ
giả, xưng vương. Ngô, Sở chi xưng vương, giai tiếm xưng dã. Hán dĩ hạ, quân chủ
xưng Hoàng Đế. Hoàng tộc, công thần phong vương tước. Dịch nghĩa: Vương là
để chỉ người làm Vua, hay người làm Chúa, được người trong thiên hạ quy về, thì
xưng là Vương. Thời Tam Đại (Hạ - Thương - Chu), chỉ có những người làm chủ
thiên hạ mới xưng Vương. Nước Ngô, nước Sở bấy giờ xưng Vương, đều bị coi là
tiếm xưng. Từ đời Hán (206 tr. Cn – 220 s. Cn) trở về sau, bậc quân chủ xưng là
Hoàng đế, từ đó những người trong hoàng tộc và công thần được phong tước
Vương4).
Như vậy, chúng ta thấy, Lý Bí xưng Hoàng đế (gọi tắt là xưng Đế) là một sự
khẳng định vị thế của nước Nam thời bấy giờ so với Trung Quốc. Trong bộ Lịch
sử Việt Nam, Giáo sư Trần Quốc Vượng nhận định về sự kiện ấy như sau: “[Lý Bí]
xưng đế, định niên hiệu riêng, đúc tiền riêng, lấy Nam đối chọi với Bắc, lấy Việt
đối chọi với Hoa, những điều đó nói lên sự trưởng thành của ý thức dân tộc, lòng

tự tin vững chắc ở khả năng tự mình vươn lên, phát triển một cách độc lập. Đó là
sự ngang nhiên phủ định quyền làm “bá chủ thiên hạ” của Hoàng đế phương Bắc,
vạch rõ sơn hà, cương vực và là sự khẳng định dứt khoát rằng nòi giống Việt
phương Nam là một thực thể độc lập, là chủ nhân của đất nước và nhất quyết giành
quyền làm chủ vận mệnh của mình”5.

. Tam Hoàng có nhiều thuyết:
a. Thiên Hoàng – Địa Hoàng – Nhân Hoàng (nhiều người theo thuyết này).
b. Phục Hy – Thần Nông – Nữ Oa.
c. Phục Hy – Thần Nông – Chúc Dung
d. Phục Hy – Thần Nông – Hoàng Đế…
2
. Ngũ Đế có 3 thuyết:
a. Thái Hạo – Thần Nông – Hoàng Đế – Thiếu Hạo – Chuyên Húc
b. Hoàng Đế – Chuyên Húc – Đế Cốc – Đế Nghiêu – Đế Thuấn.
c. Thiếu Hạo – Chuyên Húc – Đế Cốc – Đế Nghiêu – Đế Thuấn.
3
. Từ Nguyên: Bộ Bạch, tập Ngọ, tr. 1045.
4
. Từ Nguyên: Bộ Bạch, tập Ngọ, tr. 987.
5
. Phan Huy Lê – Trần Quốc Vượng – Hà Văn Tấn – Lương Ninh: Lịch sử Việt Nam. Nxb Đại
học và Trung học chuyên nghiệp, H. 1985, tr. 287.
1

16


Lý Nam Đế còn là vị vua đầu tiên của nước ta đặt niên hiệu là Thiên Đức 帝
帝. Sử Trung Quốc chép Lý Bí tự xưng Việt Đế, và đặt niên hiệu là Đại Đức 帝 帝.

Nhưng ngày nay chúng ta có thể khẳng định vua Lý Nam Đế đặt niên hiệu là
Thiên Đức, vì các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy những đồng tiền Thiên
Đức đúc thời Tiền Lý.
Chúng ta cần biết rằng việc các bậc đế vương ở phương Đông (Trung Quốc,
Việt Nam, Triều Tiên…) đặt ra “niên hiệu”, mục đích không chỉ giới hạn ở việc
đánh dấu năm ở ngôi, mà vì niên hiệu chính thức, ngoài ghi năm ra, còn mang
nhiều hàm nghĩa khác.
Trong lịch sử Trung Quốc, vị vua đầu tiên đặt niên hiệu là Hán Võ Đế (140
– 87 tr. Cn), đó là niên hiệu Kiến Nguyên 帝 帝 (có nghĩa là “Mở đầu”).
Hàm nghĩa của niên hiệu có rất nhiều nghĩa như: Đánh dấu thời gian bắt
đầu lên ngôi như: Kiến Nguyên của Hán Võ Đế, Thủy Nguyên của Hán Chiêu Đế,
Bản Thủy của Hán Tuyên Đế, Sơ Nguyên của Hán Nguyên Đế… của Trung Quốc.
Niên hiệu Kiến Tân của Trần Thiếu Đế, Nguyên Hòa của Lê Trang Tông… của
Việt Nam. Ghi lại điều may mắn như: Hán Võ Đế thấy ngôi sao lớn, đổi niên hiệu
thành Nguyên Quang (134-129 tr. Cn), vua Lý Thánh Tông (1054-1072) của Việt
Nam, vào năm Mậu Thân (1068), thấy châu Chân Đăng dâng 2 con voi trắng, nhân
đó đổi niên hiệu là Thiên huống bảo tượng (nghĩa là: Trời cho voi quý)… Nhưng
phần lớn niên hiệu đều có ý nghĩa tô điểm thêm cho sự thái bình, biểu thị vận nước
hưng thịnh, hoàng vị đời đời vững chắc như: Vạn Lịch, Càn Long, Gia Khánh,
Đạo Quang… của Trung Quốc, hay: Hưng Long (Trần Anh Tông), Đại Khánh
(Trần Minh Tông), Đại Bảo (Lê Thái Tông), Thái Hòa (Lê Nhân Tông), Hồng Đức
(Lê Thánh Tông), Bảo Hưng (Nguyễn Quang Toản), v.v.. của Việt Nam.
Vậy niên hiệu Thiên Đức 帝 帝 có ý nghĩa gì?
Chúng tôi cho rằng đặt trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, vua Lý Nam Đế lựa
chọn niên hiệu này, ít nhất có mấy nghĩa dưới đây:
- Người được Trời ban Đức lớn.
- Người có Đức lớn được Trời lựa chọn làm Hoàng đế phương Nam.
- Người có Đức của bậc Thiên tử…

17



Chúng ta nên nhớ rằng, trước Lý Bí xưng là Nam Việt Đế và đặt niên hiệu
Thiên Đức, hơn 40 năm, vào năm 502, Tiêu Diễn (tức Lương Vũ Đế) sáng lập
Vương triều Lương (502-557) đã đặt niên hiệu là Thiên Giám 帝 帝 (có nghĩa:
được Trời soi xét đến). Như vậy, ta càng thấy niên hiệu Thiên Đức của Lý Nam Đế
có ý đối chọi lại với niên hiệu Thiên Giám của Lương Vũ Đế.
Lý Nam Đế đặt quốc hiệu nước ta lúc bấy giờ là Vạn Xuân 帝 帝 và tổ chức
cơ cấu triều đình mới, tuy rằng còn khá sơ sài, nhưng ngoài Hoàng đế đứng đầu,
bên dưới đã có 2 ban văn, võ. Tinh Thiều làm tướng văn, Phạm Tu làm tướng võ,
Triệu Túc làm Thái phó… Triều đình Vạn Xuân là mô hình, lần đầu tiên, được Việt
Nam thâu hóa và áp dụng, của một cơ cấu Nhà nước mới, theo chế độ trung ương
tập quyền. Lý Nam Đế cho xây một đài Vạn Xuân để làm nơi văn vũ bá quan triều
hội. Lúc này, Phật giáo đang phát triển mạnh ở nước ta cũng như ở Trung Hoa.
Giới tăng ni là tầng lớp trí thức đương thời, chắc chắn đã ủng hộ Lý Nam Đế. Theo
Lý Nam Đế Ngọc phả cổ truyền, còn được lưu giữ tại đình Giang Xá, huyện Hoài
Đức, Thành phố Hà Nội, thì Lý Bí từ hồi nhỏ đã được “bán” cho ngôi chùa Hương
Ấp, quê hương ông. Sau đó, khi chừng 12, 13 tuổi, Lý Bí lại được sư thầy là Phổ
Tổ Thiền sư đưa về tu tập đến hơn 10 năm tại chùa Linh Bảo (hay chùa Giang Xá),
gần với ngôi đình Giang Xá nói trên. Có lẽ, vì vậy, mà một người trong hoàng tộc
nhà Tiền Lý và làm tướng cho Lý Nam Đế đã mang một cái tên đượm màu sắc
sùng bái Phật tổ: đó là Lý Phật Tử (nghĩa là: Người họ Lý là con của Đức Phật).
III. Lý Nam Đế là người đầu tiên nhận ra vị trí địa lý trung tâm đất
nước của vùng đất Hà Nội cổ
Ngày nay, chúng ta có khá nhiều bằng cứ để chứng minh Lý Nam Đế và các
vị thủ lĩnh người Việt khác của Vương triều Tiền Lý là những người đầu tiên nhận
ra vị trí quan trọng của miền đất Hà Nội cổ. Chúng ta đều biết “Tam giác châu Bắc
Bộ” có 2 đỉnh:
- Đỉnh thứ nhất là Việt Trì.
- Đỉnh thứ hai là Hà Nội (trong đó có Thăng Long – Hà Nội và cả Cổ Loa –

Đông Anh).
Vùng đất Hà Nội, nơi hợp lưu của các dòng sông lớn nhỏ: sông Cái, sông
Đuống, sông Nhuệ, sông Tô…

18


Trước hết là những chứng cứ trong các bộ thư tịch cổ: Trần thư1 ghi rõ:
Năm 545, Lý Nam Đế đã dựng thành lũy ở cửa sông Tô Lịch để chống cự với quân
xâm lược nhà Lương do Trần Bá Tiên cầm đầu. Sau khi bị thất trận ở cửa sông Tô,
Lý Nam Đế mới lui giữ thành Gia Ninh ở Bạch Hạc, Việt Trì. Thành do Lý Nam
Đế xây dựng là công trình quân sự đầu tiên ở vùng nội thành Hà Nội cổ mà sử
sách biết đến. Nó cho ta khả năng nhận định rằng Lý Nam Đế đã nhận rõ tầm quan
trọng về vị trí địa – quân sự của miền Hà Nội gốc.
Tiếp đó là Tùy thư2 cũng chép: Năm 602, để phòng giữ cuộc xâm lược đại
quy mô của nhà Tùy (581-618), tướng Lý Phật Tử đã củng cố 3 ngôi thành cổ,
thành thế chân vạc:
- “Thành cũ của Việt Vương”, tức thành Cổ Loa: bấy giờ do Lý Phật Tử
đóng giữ.
- Thành Long Biên: do con người anh Lý Phật Tử là Lý Đại Quyền đóng
giữ.
- Thành Ô Diên: có thể là thành cổ Chu Diên của Thi Sách ở Hạ Mỗ (Đan
Phượng – Hà Nội) do biệt tướng Lý Phổ Đỉnh đóng giữ.
Những chứng cứ khá hiếm hoi của thư tịch cổ được bổ sung bởi các tài liệu
di tích đền, chùa và truyền thuyết. Giữa lòng Hà Nội có một di tích và danh thắng
nổi tiếng: Chùa Trấn Quốc 帝 帝 帝 (Trấn Quốc tự). Sách Thiền Uyển tập anh ngữ
lục (Ghi lời của các bậc anh tú trong vườn Thiền – đời Trần), trong truyện Thiền
sư Vân Phong ( ? – 957), cho biết chùa này có tên là Chùa Khai Quốc 帝 帝 帝 (Khai
Quốc tự). Tấm bia Trấn Quốc tự bi ký (Văn bia chùa Trấn Quốc) do Trạng Nguyên
khoa Đinh Sửu (1637) Nguyễn Xuân Chính soạn cho biết: Chùa xưa vốn ở bãi

sông Nhị Hà (tức sông Hồng), dựng từ đời Lý Nam Đế gọi là chùa Khai Quốc.
Khoảng niên hiệu Hoằng Định thứ 16 (1615) đời vua Lê Kính Tông (1600-1619),
dân phường An Hoa (Yên Phụ) sợ đê lở, chùa đổ, mới dời chùa vào bán đảo Kim
Ngư ở Hồ Tây tại vị trí hiện nay. Sau này, Vua Lê, Chúa Trịnh đổi tên thành chùa
Trấn Quốc.

. Trần thư 帝 帝: Tác giả là Diêu Tư Liêm, đời Đường (618-907) soạn, gồm 36 quyển, chép lịch sử
nhà Trần (558-589), thời Nam Bắc triều, Trung Quốc.
2
. Tùy thư 帝 帝: Tác giả Ngụy Trưng, đời Đường (618-907) soạn, gồm 85 quyển, chép lịch sử nhà
Tùy (581-618).
1

19


Lý Nam Đế xây dựng ngôi chùa thờ Đức Phật lại ban tên là Chùa Khai
Quốc (tức Chùa Mở nước) hẳn không phải là điều ngẫu nhiên. Chúng ta biết rằng
Đức vua vốn đã từng là người tu hành đạo Phật, và chắc hẳn trong cuộc khởi nghĩa
lật đổ ách thống trị hà khắc của Thái thú Tiêu Tư, nhà Lương vào đầu năm 542, Lý
Nam Đế đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của giới tăng ni, phật tử. Xin lưu ý
rằng, cũng ở thời Tiền Lý, vào năm 580, Thiền sư Tìniđalưuchi (Vinitaruci) ( ? –
594), học trò của Thiền sư Tăng Xán, vị Tổ thứ 3 của Thiền tông Trung Hoa 1 đã
sang nước ta. Thiền sư Tìniđalưuchi dừng trụ ở chùa Pháp Vân (Bắc Ninh), và
sáng lập nên dòng phái Thiền tông đầu tiên của Việt Nam 2. Dòng phái Thiền tông
này còn phát triển rực rỡ ở vào thời Lý – Trần, thế kỷ XI-XIII.
Hiện nay, tại xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội có một cái
đầm rộng, xưa mang tên đầm Vạn Xoan. “Xoan” tức là Xuân, đọc theo âm cổ dân
gian3. Tương truyền bên bờ đầm Vạn Xoan ấy, khi xưa là nơi thiết lập triều đình
Vạn Xuân của vua Lý Nam Đế. Năm 1962, Sở Văn hóa Hà Nội tìm thấy một tấm

bia cổ bên bờ đầm Vạn Xoan, ghi niên hiệu nhà Lương (503-557), tức thời Tiền
Lý.
Với một số chứng cứ kể trên, rõ ràng còn khá ít ỏi và còn cần điều tra xác
minh thêm, nhưng vẫn cho phép chúng ta đoán nhận rằng miền Hà Nội cổ, với ba
trung tâm: Cửa sông Tô Lịch, Thành Cổ Loa (Đông Anh) và đầm Vạn Xoan
(Thanh Trì), đã giữ một vị trí quan trọng trong lịch sử Việt Nam, thời Tiền Lý nửa
cuối thế kỷ VI.

. Thiền tông Trung Hoa: Một tông phái của Phật giáo Đại thừa tại Trung Quốc. Thiền tông sinh ra
vào khoảng thế kỷ VI-VII, khi Bồ Đề Đạt Ma đưa phép Thiền của Đạo Phật Ấn Độ vào Trung
Quốc, hấp thụ một phần nào đạo Lão.
Thiền tông Trung Hoa có 6 vị Tổ:
1. Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma – 470-543)
2. Huệ Khả (487-593)
3. Tăng Xán (? 6-6)
4. Đạo Tín (580-651)
5. Hoằng Nhẫn ( ? - ?)
6. Huệ Năng (638-713)
2
. Thiền tông Việt Nam hình thành bởi 3 dòng phái:
1. Thiền phái thứ nhất do Thiền sư Tìniđalưuchi truyền vào năm 580.
2. Thiền phái thứ hai do Thiền sư Vô Ngôn Thông truyền vào năm 820.
3. Thiền phái thứ ba do Thiền sư Thảo Đường truyền vào năm 1069.
3
. Ca dao có câu: Trai ba mươi tuổi đang xoan (xuân)
Gái ba mươi tuổi đã toan về già.
1

20



Khởi nghĩa Lý Bí năm 542 lật đổ ách thống trị của nhà Lương, thành lập
Vương triều Tiền Lý tồn tại được khoảng gần 60 năm (544-602). Cho dù Đức vua
Lý Nam Đế bị mất ở động Khuất Lão vào mùa xuân tháng 3 năm Mậu Thìn (548),
nhưng người xưa từng căn dặn: “Chớ đem thành bại luận Anh hùng!”. Bậc Anh
hùng như Đức vua Lý Nam Đế một khi đứng trước việc “Đại nhân – Đại nghĩa =
đánh giặc – cứu nước”, thì Người có kể chi thành hay bại, miễn là khởi binh đánh
cho lũ cướp nước, biết được lòng quả cảm, ý chí sắt đá của người Việt phương
Nam.
Để tạm kết luận bài viết này, tôi xin dẫn Lời Phê của vua Tự Đức (18481883) như sau:
“Nam Đế nhà Tiền Lý dẫu sức không địch nổi giặc Lương, đến nỗi công
cuộc không thành, nhưng đã biết nhân thời cơ vùng dậy, tự làm chủ lấy nước mình,
đủ làm thanh thế mở đường cho nhà Đinh, nhà Lý sau này. Vậy việc làm của Lý
Nam Đế há chẳng hay lắm sao?”1.

Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 2012
N.M.T.

. Quốc sử quán triều Nguyễn: Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Nxb Giáo dục, H. 1998,
tập 1, tr. 173.
1

21


SỰ NGHIỆP ĐÁNH GIẶC NGOẠI XÂM CỦA LÝ BÍ

PGS. TS. Lê Đình Sỹ
(Đại tá, nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam)


Sự nghiệp chống ngoại xâm của Lý Bí (Lý Nam Đế) trải qua hai giai đoạn:
Giai đoạn lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giành chính quyền, thành lập nhà nước Vạn
Xuân độc lập (từ năm 542 đến năm 543) và giai đoạn lãnh đạo cuộc kháng chiến
chống quân Lương xâm lược (trong các năm 545 và 546).
Bấy giờ, nhà Lương (Trung Quốc) thống trị đất Việt. Cả Giao Châu dưới
quyền cai trị của Vũ lâm hầu Tiêu Tư. Tiêu Tư là tôn thất nhà Lương và họ Tiêu là
một trong những cự tộc phương Bắc dời về Nam, uy quyền rất lớn. Đó là một Thứ
sử khét tiếng tàn bạo. Chính sử Trung Quốc như Lương thư, Trần thư đều công
nhận rằng, Tiêu Tư là một kẻ “tàn bạo, mất lòng dân”. Tướng nhà Lương, Trần Bá
Tiên, khi đem quân đàn áp phong trào nhân dân ở phương Nam cũng phải thừa
nhận nguyên nhân của các cuộc “phản loạn” ở đây là do “tội ác của các tôn thất”,
trong đó có quan Thứ sử.
Nhân lúc mâu thuẫn giữa nhân dân với chính quyền đô hộ rất sâu sắc, Lý Bí
liên kết với hào kiệt các châu thuộc miền đất nước ta đồng thời nổi dậy chống
Lương. Lương thư chép: “Lý Bí đã liên kết với hào kiệt vài châu đồng thời làm
phản”. Trước hết, đó là Tinh Thiều, người cùng quê với Lý Bí. Vốn rất giỏi văn
chương, Tinh Thiều đã lặn lội sang tận kinh đô Nam Kinh xin đầu quan, nhưng Lại
bộ thượng thư nhà Lương lúc đó là Sài Tốn cho rằng họ Tinh không phải là vọng
tộc, chỉ thuộc loại “hàn môn” (bình dân), nên xếp ông giữ chức Quảng Dương môn
lang, tức chức quan canh cổng. Tinh Thiều lấy làm tủi thẹn, về quê, cùng Lý Bí
mưu tính tập hợp lực lượng chống chính quyền đô hộ. Tham gia cuộc khởi nghĩa
Lý Bí, có thủ lĩnh Chu Diên (vùng Đan Phượng, Hoài Đức, nay thuộc ngoại thành
Hà Nội) tên là Triệu Túc và con là Triệu Quang Phục. Sách Đại Việt sử ký toàn thư
chép: “Vua (Lý Nam Đế) bấy giờ làm chức giám quân ở châu Cửu Đức, nhân liên
kết với hào kiệt mấy châu, đều hưởng ứng. Có Triệu Túc, tù trưởng ở Chu Diên

22


phục tài đức của vua, bèn dẫn đầu đem quân theo” 1. Phạm Tu cũng là một tướng

tài của Lý Bí có mặt ngay từ buổi đầu khởi nghĩa. Các sách Đại Việt sử ký toàn
thư, Việt điện u linh, Đại Nam nhất thống chí và thần tích, bi ký, truyền thuyết ở
làng Giá, tức làng Cổ Sở (Yên Sở, Thanh Trì, Hà Nội) đều phản ánh Phạm Tu (có
thể cũng là Lý Phục Man) đã cùng dân làng tham gia cuộc khởi nghĩa giải phóng
đất nước. Về sau, nhân dân ở làng Giá mở Hội Giá để nhớ lại sự kiện đó. Lễ “niệm
quân” của ngày hội ấy cho thấy, không phải chỉ có Phạm Tu tham gia cuộc khởi
nghĩa, mà đông đảo dân làng Giá đã vùng dậy với người anh hùng của quê hương,
góp phần tạo nên thắng lợi của sự nghiệp khởi nghĩa do Lý Bí lãnh đạo. Lý Bí khi
lên ngôi đã đánh giá rất cao công lao của Phạm Tu và gả con gái cho ông.
Sử cũ không chép rõ Lý Bí đã chiếm được các quận huyện, đánh đuổi bọn
quan lại phương Bắc như thế nào. Chỉ biết rằng, đó là một cuộc khởi nghĩa rộng
lớn, đã liên kết được đông đảo các hào kiệt và dân chúng các châu, nhanh chóng
giành thắng lợi. Lý Bí đã không gặp phải sức kháng cự mạnh mẽ nào của bọn quan
lại đô hộ. Sử cũ cho biết, nghe tin Lý Bí nổi dậy, Vũ lâm hầu Tiêu Tư sợ hãi,
không giám chống cự, vội sai người đem vàng bạc, của cải đút lót cho Lý Bí rồi
chạy trốn về Việt Châu (bắc Hợp Phố) và Quảng Châu 2. Quan Thứ sử Tiêu Tư bỏ
trốn thì hẳn bọn quan lại khác trong chính quyền đô hộ cũng chạy theo; số còn lại
đầu hàng nghĩa quân.
Nổi dậy từ tháng Chạp năm Đại Đồng thứ 7, tức tháng 1 năm 542, không quá
ba tháng, nghĩa quân đã chiếm được thành Long Biên (Bắc Ninh). Bè lũ đô hộ đã
bị quét sạch trước khí thế tiến công và nổi dậy khắp nơi của nhân dân ta.
Sau những giờ phút kinh hoàng buổi đầu, chính quyền nhà Lương lập tức có
phản ứng đối phó, nhanh chóng tổ chức phản công lại nghĩa quân. Lương thư chép
rằng: “Tháng ba năm Đại Đồng thứ 8 (4-542) (vua Lương) sai thứ sử Việt Châu là
Trần Hầu, thứ sử La Châu là Ninh Cự, thứ sử An Châu là Lý Trí, thứ sử Ái Châu là
Nguyễn Hán, cùng đi đánh Lý Bí ở Giao Châu” 3. Sự phản ánh này của Lương thư
cho thấy, phía nam Giao Châu lúc đó còn thuộc quyền thống trị của nhà Lương.

. Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, Nxb. Khoa học xã hội, H. 1993, tr.179.
. Theo Lương thư, Trần thư, Tục tư trị thông giám. Lương thư chép: Tiêu Tư chạy về Hợp Phố;

một số sách khác chép: Tiêu Tư chạy về Quảng Châu.
3
. Lương thư, q.3, t.11b.
1
2

23


Trong ba tháng đầu của cuộc khởi nghĩa, Lý Bí và nghĩa quân mới làm chủ được
mấy châu phía Bắc thuộc vùng Bắc Bộ ngày nay.
Sử sách không ghi chép chi tiết về cuộc phản công của nhà Lương và chúng ta
cũng không biết được cuộc chiến đấu của nghĩa quân ra sao; song điều chắc chắn
là cuộc phản công đó đã hoàn toàn thất bại, bởi vì nhà Lương đã phải tổ chức một
cuộc phản công lần thứ hai vào cuối năm 542 đầu năm 543. Có lẽ sau khi đánh tan
cuộc phản công thứ nhất và đánh bại được đạo quân của Thứ sử Ái Châu Nguyễn
Hán, nghĩa quân đã vượt Ái Châu tiến thẳng vào giải phóng Đức Châu, nơi Lý Bí
đã làm quan trong một thời gian, đã có uy tín đối với các hào kiệt và nhân dân
vùng này. Ta có thể khẳng định điều đó, vì như sự phản ánh của sách Đại Việt sử
ký toàn thư, mùa Hè năm 543 khi Lâm Ấp đưa quân vào cướp Cửu Đức đã bị đại
tướng Phạm Tu đánh tan1. Sách Tư trị thông giám của Tư Mã Quang (q.158) ghi:
“Mùa Hè tháng tư, vua Lâm Ấp tiến công Lý Bí, viên tướng của Lý Bí là Phạm Tu
đã phá quân Lâm Ấp ở Cửu Đức”. Như vậy, sau khi đánh tan cuộc phản công lần
đầu của quân Lương, nghĩa quân cơ bản đã làm chủ đất nước. Nghĩa quân của Lý
Bí đã kiểm soát được cả vùng đồng bằng Bắc Bộ, cả vùng Ái Châu (Thanh Hóa),
Đức Châu (Hà Tĩnh), vùng An Châu (Quảng Ninh) và cả vùng bán đảo Hợp Phố ở
phía Bắc.
Bị thua đau, vua Lương lại sai Thứ sử Cao Châu là Tôn Quýnh, Thứ sử Tôn
Châu là Lư Tử Hùng thống lĩnh binh mã, một lần nữa tiến sang Giao Châu để tiêu
diệt nghĩa quân của Lý Bí. Sự kiện này diễn ra vào đầu năm 543. Sử của ta chép:

“Mùa Đông, tháng 12 (khoảng tháng 1-543), Lương Đế sai Tôn Quýnh và Lư Tử
Hùng sang lấn”2.
Bấy giờ, bọn Tôn Quýnh và Lư Tử Hùng thấy cuộc phản công lần trước đã
thất bại và uy thế của nghĩa quân càng rầm rộ, nên e ngại, dùng dằng không chịu
tiến quân, lấy cớ là mùa Xuân ẩm ướt, lam chướng, xin đợi đến sang Thu hẵng
khởi binh. Nhưng thứ sử Quảng Châu là Tiêu Ánh không nghe, Vũ lâm hầu Tiêu
Tư cũng sốt ruột thúc giục, cho nên bọn Tôn Quýnh bất đắc dĩ phải động binh.
Chủ động đánh giặc, Lý Bí đã bày quân mai phục, thực hiện một trận tiêu diệt
lớn ở vùng cực bắc Giao Châu. Cuộc chiến đấu diễn ra rất ác liệt ở Hợp Phố. Quân
. Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, Sđd, tr.179.
. Như trên.

1
2

24


Lương 10 phần chết tới 7, 8 phần; bọn sống sót tan vỡ tán loạn tướng sĩ ngăn cấm
không được. Tôn Quýnh và Lư Tử Hùng đại bại, dẫn tàn quân chạy về Quảng
Châu.
Tiêu Tư dâng sớ về triều, vu cho Tôn Quýnh và Lư Tử Hùng đã “giao thông
với giặc, dùng dằng không tiến quân”. Thấy quân lính bị thiệt hại quá nhiều, giận
vì không tiêu diệt được Lý Bí, Lương Vũ Đế xuống chiếu bắt cả hai viên tướng
cầm đầu phải chết ở Quảng Châu. Về sự kiện này, sách Đại Việt sử ký toàn thư
chép rằng: “Quýnh lấy cớ là chướng khí mùa Xuân đương bốc, xin đổi mùa Thu.
Bấy giờ Thứ sử Quảng Châu là Tân dụ hầu không cho; Vũ lâm hầu Tư cũng thúc
giục. Bọn Tử Hùng đi đến Hợp Phố, 10 phần chết 6, 7 phần, quân tan vỡ mà trở về.
Tư tâu vua rằng Quýnh và Tử Hùng dùng dằng không chịu đi. Lương Đế bắt bọn
họ đều phải tự tử”1.

Sau khi đánh tan được quân xâm lược phía Bắc, Lý Bí phải lo ngay việc đối
phó với nước Lâm Ấp ở phía Nam. Biên giới phía Nam lúc đó sát với Hoành Sơn
(Quảng Bình). Vua Lâm Ấp Rudravarman I nhân cơ hộ ở Giao Châu bọn quan đô
hộ bị đuổi, nên đã đem binh thuyền đánh phá, xâm lấn Đức Châu (5-543). Lúc đó,
như các tài liệu dẫn ở phần trên thì, Lý Bí đã cử đại tướng Phạm Tu đưa quân vào
đánh tan quân Lâm Ấp ở Cửu Đức, vua Lâm Ấp phải chạy trốn.
Đất nước đã được giải phóng. Biên giới phía Bắc và phía Nam đều tạm thời ổn
định. Cuộc khởi nghĩa Lý Bí đã hoàn toàn thắng lợi. Đó là cuộc khởi nghĩa toàn
dân, xuất phát từ địa phương Thái Bình (khoảng các huyện Quốc Oai – Phúc Thọ,
Hà Nội ngày nay), phát triển rộng ra cả nước và giành được độc lập tự chủ. Nửa
cuối thế kỷ VI quả là một thời điểm đột phá lớn trong lịch sử hơn nghìn năm chống
Bắc thuộc của nhân dân ta. Nó tiếp tục và phát huy truyền thống đấu tranh giành
độc lập mà Hai Bà Trưng đã phất ngọn cờ đầu tiên chống ách đô hộ. Nó như một
mốc son đánh dấu lịch sử bởi một cuộc khởi nghĩa lớn và tiếp sau đó là một thời
kỳ độc lập khoảng 50 năm.
Việc Lý Bí khởi nghĩa thành công, thành lập nhà nước Vạn Xuân độc lập,
ngang nhiên xưng đế (Lý Nam Đế), đặt quốc hiệu riêng… là sự ngang nhiên thách
thức đối với Lương Vũ Đế. Tuy nhiên, sau khi Tôn Quýnh và Lư Tử Hùng bị bức
tử vì lý do đánh Lý Bí bị thất bại, em Tử Hùng là Tử Lược, có gia thuộc ở Giang
1

. Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, Sđd, tr.179.

25


×