Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

120 câu hỏi có đáp án môn luật tố tụng hành chính 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (952 KB, 117 trang )

HỎI ĐÁP VỀ LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH NĂM 2015
____
1. Hỏi: Luật Tố tụng hành chính Quốc Hội ban hành ngày, tháng, năm nào
và ngày có hiệu lực thi hành?
Đáp: Luật Tố tụng hành chính số 93/2015/QH13 được Quốc Hội ban hành
ngày 25/11/2015 có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2016 và thay thế Luật Tố tụng
hành chính năm 2010.
2. Hỏi: Luật Tố tụng hành chính năm 2015 ban hành theo tinh thần của
Hiến pháp năm 2013, vậy nhiệm vụ là gì?
Đáp: Nhiệm vụ là góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền
công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và
lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; giáo dục mọi người nghiêm chỉnh
chấp hành pháp luật; bảo đảm tính ổn định, thông suốt và hiệu lực của nền hành
chính quốc gia.
3. Hỏi: Đối tượng khởi kiện vụ án hành chính bao gồm đối tượng nào?
Đáp: Đối tượng khởi kiện vụ án hành chính bao gồm các đối tượng sau đây:
- Quyết định hành chính.
- Quyết định hành chính bị kiện (bổ sung mới so với LTTHC 2010).
- Hành vi hành chính.
- Hành vi hành chính bị kiện (bổ sung mới so với LTTHC 2010).
- Quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
+ Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ
quan, tổ chức, được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc
người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ
thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc
một số đối tượng cụ thể.


Văn bản có thể bằng Quyết định, Công văn, Thông báo, Báo cáo, Kết
luận….mà trong đó có quyết định một vấn đề cụ thể đối với một người hoặc nhiều
người.


+ Quyết định hành chính bị kiện là quyết định quy định tại Quyết định hành
chính mà quyết định đó làm phát sinh, thay đổi, hạn chế, chấm dứt quyền, lợi ích
hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc có nội dung làm phát sinh nghĩa vụ,
ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Hành vi hành chính là hành vi (việc làm) của cơ quan hành chính nhà nước
hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan,
tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước thực hiện hoặc không
thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
Đây là việc làm của cơ quan, cá nhân trong cơ quan, đơn vị được giao nhiệm
vụ thực hiện quản lý nhà nước nhưng thực hiện trái quy định hoặc không thực
hiện gây khó khăn, thiệt hại cho tổ chức, cá nhân.
+ Hành vi hành chính bị kiện là hành vi quy định tại Hành vi hành chính mà
hành vi đó làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của cơ
quan, tổ chức, cá nhân.
+ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc là quyết định bằng văn bản của người
đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối công
chưc thuộc quyền quản lý của mình.
Như vậy, các quyết định kỷ luật như: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương,
giáng chức, cách chức, bãi nhiệm không là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.
4. Hỏi: Quá trình khởi kiện, người khởi kiện (đương sự) có nghĩa vụ cung
cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án. Tuy nhiên, một số tài liệu, chứng cứ đó do cơ
quan, tổ chức lưu giữ đương sự có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức lưu giữ cung
cấp không?
Đáp: Khi có đơn của đương sự yêu cầu cơ quan, tổ chức đang lưu giữ, quản
lý tài liệu, chứng cứ cung cấp thì cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ và
đúng thời hạn tài liệu, chứng cứ cho đương sự (kể cả cho Tòa án, Viện Kiểm sát


nhân dân khi có yêu cầu). Trường hợp không cung cấp được phải thông báo bằng
văn bản và nêu rõ lý do cho đương sự, Tòa án, Viện Kiểm sát biết. Nếu quá thời

hạn (15 ngày) mà không cung cấp cũng như không thông báo thì đương sự có
quyền khởi kiện về hành vi hành chính của cơ quan tổ chức đó.
5. Hỏi: Trường hợp nào mà xét xử không có Hội thẩm nhân dân tham gia?
Đáp: Việc xét xử vụ án hành chính có Hội thẩm nhân dân tham gia, trừ
trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn thì chỉ có một Thẩm phán thực hiện không
có Hội thẩm nhân dân tham gia.
Thủ tục rút gọn là vụ án có tình tiết đơn giản, tài liệu, chứng cứ đầy đủ, rõ
ràng và Tòa án không phải thu thập tài liệu, chúng cứ; các đương sự đều có địa chỉ
nơi cư trú, trụ sở rõ ràng nhằm giải quyết nhanh hạn chế tốn thời gian, vật chất
cho các bên; thời hạn để Thẩm phán được phân công ra quyết định đưa vụ án ra
giải quyết theo thủ tục rút gọn là trong vòng 30 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án và
mở phiên tòa xét xử trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định.
6. Hỏi: Nguyên tắc đối thoại trong vụ án hành chính là gì?
Đáp: Đối với vụ án dân sự, lao động, kinh tế… trong quá trình chuẩn bị xét xử
thì có hòa giải, còn trong vụ án hành chính thì không có hòa giải mà tổ chức đối
thoại để các đương sự thống nhất với nhau về việc giải quyết vụ án. Nguyên tắc
đối thoại là bắt buộc. Trường hợp đối thoại thành thì Thẩm phán ra quyết định
công nhận kết quả đối thoại thành, đình chỉ việc giải quyết vụ án. Quyết định này
có hiệu lực thi hành ngay và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc
thẩm.
7. Hỏi: Thẩm quyền của Tòa án cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm
gồm những khiếu kiện gì?
Đáp: Tòa án cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau
đây:
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành
chính nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với
Tòa án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đó, trừ


quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ

tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Như vậy, quyết định hành chính, hành vi hành
chính của các phòng, ban trực thuộc UBND cấp huyện và cấp xã thuộc thẩm quyền
giải quyết của Tòa án cấp huyện. Còn quyết định hành chính, hành vi hành chính
của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thuộc thẩm
quyền của Tòa án cấp tỉnh.
- Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ
chức cấp huyện trở xuống.
- Khiếu kiện danh sách cử tri của cơ quan lập danh sách cử tri trên cùng phạm
vi địa giới hành chính với Tòa án.
8. Hỏi: Thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm
gồm những khiếu kiện gì?
Đáp: Tòa án cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau
đây:
- Các khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan
thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ…….
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà
nước cấp tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án và người có thẩm
quyền trong cơ quan đó.
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân
cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành
chính với Tòa án.
- Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ
chức cấp tỉnh mà người khởi kiện có nơi làm việc khi bị kỷ luật trên cùng phạm vi
địa giới hành chính với Tòa án.
- Trường hợp cần thiết, Tòa án cấp tỉnh có thể lấy lên giải quyết vụ án hành
chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện.


9. Hỏi: Vừa có đơn khởi kiện, vừa có đơn khiếu nại thì giải quyết như thế
nào?

Đáp: Trường hợp người khởi kiện vừa có đơn khởi kiện tại Tòa án đồng thời
có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì Tòa án phải yêu
cầu người khởi kiện lựa chọn cơ quan giải quyết và có văn bản thông báo cho Tòa
án. Như vậy, một vụ việc người khởi kiện chỉ chọn một trong hai nơi nếu chọn Tòa
án thì không khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc ngược lại.
10. Hỏi: Người đại diện theo ủy quyền của Luật TTHC năm 2015 có gì mới?
Đáp: Trường hợp người bị kiện là cơ quan, tổ chức hoặc người đứng đầu cơ
quan, tổ chức thì người bị kiện chỉ được ủy quyền cho cấp phó của mình đại diện.
Người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người thứ ba.
Theo văn bản của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải đáp một số vướng
mắc, đối với những trường hợp người bị kiện là UBND hoặc Chủ tịch UBND thì
Chủ tịch UBND chỉ được ủy quyền cho Phó chủ tịch UBND đại diện tham gia tố
tụng. Phó chủ tịch UBND không được ủy quyền lại cho người thứ ba tham gia tố
tụng.
11. Hỏi: Luật Tố tụng hành chính năm 2015 có đề cập đến hai chức danh là
Thẩm tra viên và Kiểm tra viên, nhiệm vụ và quyền hạn của hai chức danh này là
gì?
Đáp: Đây là hai chức danh mới được bổ sung theo Luật Tổ chức TAND năm
2014 đối với Thẩm tra viên, theo Luật Tổ chức VKSND năm 2014 đối với Kiểm tra
viên.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm tra viên theo Luật TTHC năm 2015:
- Thẩm tra hồ sơ vụ án hành chính mà bản án, quyết định của Tòa án đã có
hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
- Kết luận về việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra, đề xuất phương án
giải quyết vụ án hành chính với Chánh án Tòa án.
- Thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định của Luật này.


- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm tra viên theo Luật TTHC năm 2015:

- Nghiên cứu hồ sơ vụ án, báo cáo kết quả với kiểm sát viên.
- Lập hồ sơ kiểm sát vụ án hành chính theo sự phân công của Kiểm sát viên
hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát.
- Giúp Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật theo quy định của Luật
này.
12. Hỏi: Quyền khởi kiện vụ án là gì?
Đáp: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết định
hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc trong trường
không đồng ý với quyết định, hành vi đó hoặc đã khiếu nại với người có thẩm
quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà
khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng không đồng ý với
việc giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó.
13. Hỏi: Quy định thế nào về thời hiệu khởi kiện?
Đáp: Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà cơ quan, tổ chức, cá nhân được
quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
Thời hiệu khởi kiện đối với từng trường hợp được quy định như sau:
- 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành
vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
- 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định
xử lý vụ việc cạnh tranh.
Trường hợp đương sự khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật đến cơ
quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thời hiệu khởi kiện
được quy định như sau:


- 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu
nại lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai.
- 01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp
luật mà cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền không giải quyết và không có

văn bản trả lời cho người khiếu nại.
14. Hỏi: Sau khi quyết định, bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì cơ
quan nào thi hành án?
Đáp: Trước đây việc thi hành án giao cho cơ quan Thi hành án dân sự giải
quyết, có nhiều trường hợp một số cơ quan nhà nước không thực hiện quyết
định, bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật, cơ quan Thi hành án vị nể, e ngại
không dám cưỡng chế làm cho việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án không
khả thi, Khắc phục tình trạng này Luật Tố tụng hành chính năm 2015 quy định mới
về thi hành án, theo đó:
Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hạn (30 ngày, người phải thi hành
án phải thi hành bản án, quyết định của Tòa án kể từ nhận được) mà người phải
thi hành án không tự nguyện thi hành thì người được thi hành án có quyền gửi
đơn kèm theo bản sao bản án, quyết định của Tòa án, tài liệu khác có liên quan đề
nghị Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định buộc thi hành bản án, quyết định của
Tòa án. Như vậy, chuyển từ cơ quan Thi hành án dân sự sang Tòa án giải quyết việc
thi hành án.Còn cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm tiếp nhận bản án,
quyết định của Tòa án, theo dõi việc thi hành án, ra thông báo về việc tự nguyện
thi hành án gửi người phải thi hành án, làm việc với người phải thi hành án, có văn
bản kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý trách nhiệm đối với người phải
thi hành án chậm thi hành án, không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc
không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án, yêu cầu Tòa án đã ra bản
án, quyết định giải thích bằng văn bản những điểm chưa rõ, đính chính sai sót
trong bản án, quyết định để thi hành; kiến nghị người có thẩm quyền kháng nghị
theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, lập biên bản các trường hợp thực hiện theo
nội dung bản án, quyết định của Tòa án.


15. Hỏi: Xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm pháp
luật về thi hành án hành chính như thế náo?
Đáp: Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật theo 06 hình

thức: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc.
- Khiển trách: áp dụng đối với công chức, viên chức có một trong các hành vi
vi phạm sau đây: Chậm thi hành án; chấp hành nhưng không đúng nội dung bản
án, quyết định của Tòa án trong thời gian tự nguyện thi hành án; lợi dung chức vụ,
quyền hạn cản trở việc thi hành án; từ chối làm việc hoặc không cung cấp, cung
cấp nhưng không đầy đủ thông tin, tài liệu có liên quan về quá trình kết quả thi
hành án cho các cơ quan có thẩm quyền; có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc
gây khó khăn, phiền hà đối với người được thi hành án trong quá trình tổ chức thi
hành án; người đứng đầu cơ quan, tổ chức thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo,
kiểm tra, đôn đốc thi hành án hành chính xảy ra hậu quả nghiêm trọng.
- Cảnh cáo: áp dụng đối với công chức, viên chức có một trong các hành vi vi
phạm sau đây: Có hành vi chậm thi hành án; chấp hành nhưng không đúng nội
dung bản án, quyết định của Tòa án trong thời gian tự nguyện thi hành án; lợi
dung chức vụ, quyền hạn cản trở việc thi hành án và gây hậu quả nghiêm trọng
nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét kỷ luật; sau khi có quyết
định buộc thi hành án hành chính mà vẫn không chấp hành, chấp hành không
đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án; bị phạt tù cho
hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ về tội không chấp hành án hoặc tội
cản trở việc thi hành án đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
Viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các hành vi quy định
tại hình thức kỷ luật Hạ bậc lương; người đứng đầu cơ quan, tổ chức thiếu trách
nhiệm trong việc chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thi hành án hành chính xảy ra hậu quả
rất nghiêm trọng.
- Hạ bậc lương: áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm
sau đây: Có hành vi chậm thi hành án; chấp hành nhưng không đúng nội dung bản
án, quyết định của Tòa án trong thời gian tự nguyện thi hành án; lợi dung chức vụ,
quyền hạn cản trở việc thi hành án và gây hậu quả nghiêm trọng; sau khi có quyết
định buộc thi hành án hành chính mà vẫn không chấp hành, chấp hành không



đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án và gây hậu quả
nghiêm trọng.
- Giáng chức: áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có
một trong các hành vi vi phạm sau đây: sau khi có quyết định buộc thi hành án
hành chính mà vẫn không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ
nội dung bản án, quyết định của Tòa án và gây hậu quả rất nghiêm trọng nhưng
đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét kỷ luật; người đứng đầu cơ
quan, tổ chức thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thi hành án
hành chính xảy ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
- Cách chức: áp dụng đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo,
quản lý có một trong các hành vi vi phạm sau đây: sau khi có quyết định buộc thi
hành án hành chính mà vẫn không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không
đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án và gây hậu quả rất nghiêm trọng;
bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ về tội không chấp hành
án hoặc tội cản trở việc thi hành án; Viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có
một trong các hành vi quy định tại hình thức kỷ luật Giáng chức.
- Buộc thôi việc: áp dụng đối với công chức, viên chức có một trong các hành
vi vi phạm sau đây: sau khi có quyết định buộc thi hành án hành chính mà vẫn
không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án,
quyết định của Tòa án và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; bị phạt tù mà không
được hưởng án treo về tội không chấp hành án hoặc tội cản trở việc thi hành án.
Ngoài ra còn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, bị truy cứu trách nhiệm
hình sự và công khai thông tin về việc không chấp hành án.
16. Hỏi: Thế nào là vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng,
đặc biệt nghiêm trọng trong thi hành án hành chính ?
Đáp: Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là trường hợp vi phạm làm ảnh
hưởng đến uy tín của cá nhân, cơ quan, tổ chức nơi cán bộ, công chức, viên chức
đang công tác hoặc gây thiệt hại về tiền, tài sản phải bồi thường một lần có giá trị
dưới 20 triệu đồng.



Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm là trường hợp vi phạm làm giảm uy tín của
cá nhân, cơ quan, tổ chức nơi cán bộ, công chức, viên chức đang công tác hoặc
gây thiệt hại về tiền, tài sản phải bồi thường một lần có giá trị từ 20 triệu đồng
đến dưới 50 triệu đồng.
Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là trường hợp vi phạm làm mất
uy tín của cá nhân, cơ quan, tổ chức nơi cán bộ, công chức,viên chức đang công
tác; mất đoàn kết nội bộ, gây dư luận xấu, bức xúc trong cán bộ, đảng viên và
nhân dân; làm mất niềm tin của nhân dân đối với cơ quan, tổ chức hoặc gây thiệt
hại về tiền, tài sản phải bồi thường một lần có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên./.


1. Những quy định chung
1. Khi thực hiện quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
phường A về việc buộc tháo dỡ phần công trình xây dựng lấn
chiếm đất công của nhà ông B, những người thi hành công vụ đã
phá dỡ vượt quá diện tích ghi trong quyết định gây thiệt hại cho
ông B. Vậy, ông B có quyền khởi kiện hành chính về hành vi trái
pháp luật của những người thi hành công vụ này và yêu cầu bồi
thường thiệt hại không?
Theo Điều 6 Luật Tố tụng hành chính năm 2015, việc giải quyết vấn
đề bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính được quy định như sau:
Người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ ánhà
nh chính có thể đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trongtrường hợp
này các quy định của pháp luật về trách nhiệm
bồi thườngcủa Nhà nước và pháp luật về tố tụng dân sự được áp dụng để
giảiquyết yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Trường hợp trong vụ án hành chính có
yêu cầu bồi thường thiệt hạimà chưa có điều kiện để chứng minh thì Toà á
n

có thể tách yêu cầu bồithường thiệt hại để giải quyết sau bằng một vụ án d
ân sự khác theo quyđịnh của pháp luật.
Do vậy, ở trường hợp trên, ông B có quyền khởi kiện hành chính về
hành vi trái pháp luật của những người thi hành công vụ và đồng thời
yêu cầu bồi thường thiệt hại về phần công trình xây dựng bị phá dỡ. Thiệt
hại trong trường hợp này là thiệt hại thực tế do có quyết định hành chính
gây ra.
2. Đề nghị cho biết Luật Tố tụng hành chính quy định việc
cung cấp chứng cứ, chứng minh trong tố tụng hành chính và
trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền như thế nào?
Vấn đề chứng minh và chứng cứ là một trong những nội dung quan
trọng của Luật Tố tụng hành chính năm 2010. Luật Tố tụng hành chính
đã quy định rất cụ thể quyền, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh
của đương sự, nhiệm vụ của Tòa án trong thu thập chứng cứ và trách
nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền.
- Về quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh của đương
sự:


Theo quy định tại Điều 8 và Điều 72 Luật Tố tụng hành chính thì đương sự có quyền
và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ
và hợp pháp.
Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án hành chính, đương sự có
quyền và nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho Tòa án; nếu đương sự không
nộp hoặc nộp không đầy đủ thì phải chịu hậu quả của việc không nộp hoặc
nộp không đầy đủ đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (khoản
1 Điều 77).
Việc quy định như trên sẽ nâng cao trách nhiệm của đương sự trong

việc chứng minh và giao nộp chứng cứ cho Tòa án bảo đảm cho việc giải
quyết vụ việc hành chính được chính xác, kịp thời.
- Về trách nhiệm của Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ:
Luật Tố tụng hành chính quy định Tòa án tiến hành xác minh, thu
thập chứng cứ trong những trường hợp do Luật Tố tụng hành chính quy
định.
Thủ tục thu thập chứng cứ được quy định cụ thể tại Điều 78 và các
điều tương ứng khác của Luật Tố tụng hành chính, cụ thể là: trường hợp
đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ và có yêu cầu hoặc
xét thấy cần thiết, Tòa án có thể tự mình hoặc ủy thác tiến hành xác
minh, thu thập chứng cứ để làm rõ các tình tiết của vụ án. Các biện pháp
xác minh, thu thập chứng cứ bao gồm: lấy lời khai của đương sự; lấy lời
khai người làm chứng; đối chất; xem xét, thẩm định tại chỗ; trưng cầu
giám định; quyết định định giá tài sản, thẩm định giá tài sản; ủy thác thu
thập chứng cứ; yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ.
Trường hợp đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập
chứng cứ mà không thể tự mình thu thập được thì có thể yêu cầu Tòa án
tiến hành thu thập chứng cứ nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án
hành chính đúng đắn. Đương sự yêu cầu Tòa án tiến hành thu thập chứng
cứ phải làm đơn ghi rõ vấn đề cần chứng minh, chứng cứ cần thu thập và lý
do vì sao tự mình không thu thập được.
Tòa án có thể trực tiếp hoặc bằng văn bản yêu cầu cá nhân, cơ quan,
tổ chức đang quản lý, lưu giữ cung cấp cho mình chứng cứ.
- Về trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu,
chứng cứ cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát:
Luật Tố tụng hành chính quy định cụ thể cá nhân, cơ quan, tổ chức
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp
đầy đủ và đúng thời hạn cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát tài liệu,
chứng cứ mà mình đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự,
Tòa án, Viện kiểm sát; trường hợp không cung cấp được thì phải thông



báo bằng văn bản cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát biết và nêu rõ lý
do của việc không cung cấp được tài liệu, chứng cứ.
Quy định này rất cần thiết, ràng buộc trách nhiệm của cá nhân, cơ
quan, tổ chức, tạo điều kiện cho Tòa án sớm thu thập được chứng cứ để
giải quyết nhanh và chính xác vụ án hành chính.
3. Qua các phương tiện truyền thông, tôi được biết nhà nước
vừa ban hành Luật Tố tụng hành chính năm 2010 có những quy
định bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tốtụng hành chính.
Xin cho biết rõ hơn nội dung các quy định pháp luật này?
Việc ban hành Luật Tố tụng hành chính năm 2010 thay thế Pháp lệnh
Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính nhằm bảo đảm tính đồng bộ và
thống nhất của hệ thống pháp luật, góp phần bảo vệ các quyền và lợi ích
chính đáng của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong tố tụng hành chính.
Đặc biệt các quy định của luật đã thể chế hoá chủ trương, đường lối,
quan điểm về cải cách tư pháp đã được xác định trong các nghị quyết,
văn kiện của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005
về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 cụ thể là:“Mở rộng thẩm
quyền xét xử của Toà án đối với các khiếu kiện hành chính. Đổi mới mạnh
mẽ thủ tục giải quyết các khiếu kiện hành chính tại Toà án; tạo điều kiện
thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng, bảo đảm sự bình đẳng giữa
công dân và cơ quan công quyền trước Toà án”.
Do vậy, Điều 10 Luật Tố tụng hành chính năm 2010 đã quy định:
Mọi
công
dân
đều
bình
đẳng trước pháp luật, trước Toà án khôngphân biệt dân tộc, nam

nữ,
thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp.
- Mọi cơ quan, tổ chức đều bình đẳng không phụ thuộc vào hìnhthức t
ổ chức, hình thức sở hữu và những vấn đề khác.
- Các đương sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong quá trình giải
quyết vụ án hành chính. Toà án có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực
hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
4. Thẩm phán B được giao thụ lý và giải quyết đơn khởi kiện
hành chính của ông A, đã làm lộ bí mật kinh doanh và gây ra
thiệt hại lớn cho công ty của ông A. Xin hỏi thẩm phán B phải
chịu trách nhiệm như thế nào? Luật Tố tụng hành chính quy định
cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hành chính có
trách nhiệm gì trong quá trình tiến hành tố tụng?
Trách nhiệm của cơ
quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tốtụng hành chính được quy
định cụ thể tại Điều 15 Luật Tố tụng hành chính năm 2010:


- Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hành chính phải
tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân.
- Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hành chính chịu
trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
mình. Trường hợp người tiến hành tố tụng có hành vi vi phạm pháp luật
thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy
cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hành chínhphải
giữ bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật;giữ g
ìn thuần phong mỹ tục của dân tộc; giữ bí mật
nghề nghiệp, bí
mật

kinh doanh, bí mật đời tư của đương sự theo yêu cầu chính đáng củahọ.
- Người tiến hành tố tụng hành chính có hành vi trái pháp luật gâythi
ệt hại cho cá nhân, cơ
quan, tổ chức thì cơ quan có người tiến hànhtố tụng đó phải bồi thường c
ho người bị thiệt hại theo quy định củapháp luật về trách nhiệm bồi
thường của Nhà nước.
Trong trường hợp này, thẩm phán B đã có hành vi trái pháp luật gây
thiệt hại cho công ty của ông A thì Tòa án nơi ông B làm việc phải bồi
thường cho ông A theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi
thường của Nhà nước.
5. Xin cho biết các quy định pháp luật về việc thực hiện chế độ
hai cấp xét xử trong tố tụng hành chính?
Việc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong tố tụng hành chính nhằm
góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, xử lý công minh, không để
lọt tội phạm hoặc làm oan người vô tội, góp phần vào việc bảo vệ quyền
con người.
Theo quy định tại Điều 19 Luật Tố tụng hành chính năm 2010 thì các
quy định pháp luật về việc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong tố tụng
hành chính được thực hiện như sau:
Toà án thực hiện chế độ hai cấp xét xử vụ án hành chính, trừtrường hợp
xét xử vụ án
hành chính đối với khiếu kiện về danh sáchcử tri bầu cử đại biểu Quốc hội
, danh sách cử tri bầu cử
đại biểu Hộiđồng nhân dân. Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án có thể
bị khángcáo, kháng nghị theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.
Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theoth
ủ tục phúc thẩm trong
thời hạn do Luật
Tố
tụng hành

chính quy địnhthì có hiệu lực pháp luật; trường hợp bản án, quyết định


sơ thẩm bị
kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được giải quyết theo thủ tụcphúc
thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật.
- Bản án, quyết
định của Toà án đã có
hiệu lực pháp luật mà pháthiện có vi phạm pháp luật
hoặc có tình tiết
mới thì được xem xét lại theothủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm theo
quy định của Luật Tố tụng hành chính.
6. Được biết trong Luật Tố tụng hành chính đã quy định về
kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình tố tụng hành
chính. Xin hỏi cơ quan nào có thẩm quyền tổ chức và chỉ đạo thực
hiện công tác này?
Nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hành chính kịp thời, đúng
pháp luật, Điều 23 Luật Tố tụng hành chính năm 2010 quy
định Việnkiểm sát nhân dân
sẽ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụnghành chính.
Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát các vụ án hành chính từ khi thụ lý
đến khi kết thúc việc giải quyết vụ án; tham gia các phiên toà, phiên họp
của Toà án; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong
công tác thi hành bảnán, quyết định của Toà án; thực hiện các quyền yê
u cầu, kiến nghị,kháng nghị theo quy định của pháp luật.
Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đếnquy
ền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành
niên, người mất
năng lựchành vi dân sự, nếu họ không có người khởi kiện thì
Viện kiểm sát cóquyền kiến nghị Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (s

au đây gọichung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi người đó cư trú cử ngườ
i giám hộđứng ra khởi kiện vụ án hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp
phápcho người đó.
7. Trong thời gian chờ giấy triệu tập của Tòa án với tư cách là
người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong một vụ án hành
chính, Anh G bị chủ nhà nơi anh thuê trọ cắt hợp đồng thuê nhà
trước thời hạn, nên anh phải tìm nhà khác để thuê. Do vậy, anh
muốn hỏi liệu Tòa án có thể chuyển giao giấy triệutập
và các giấy tờ khác đến cơ quan nơi anh G làm việc hay không?
Thời hạn chuyển giao theo quy định pháp luật là bao nhiêu
ngày?
Theo quy định tại Điều 24 Luật Tố tụng hành chính thì Tòa án có
trách nhiệm chuyển giao tài liệu, giấy tờ của vụ án hành chính. Cụ thể:
- Toà án có trách nhiệm chuyển giao trực tiếp hoặc qua bưu điệnbản
án, quyết định, giấy


triệu tập và các giấy tờ khác của Toà án liênquan đến người tham gia tố
tụng hành chính theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.
- Trường hợp không thể chuyển giao trực tiếp hoặc việc chuyển quabư
u điện không có kết
quả thì Toà án phải chuyển giao bản án, quyếtđịnh, giấy triệu tập, các giấ
y tờ khác cho Ủy ban nhân
dân cấp xã nơingười tham gia tố tụng hành chính cư trú hoặc cơ quan, t
ổ chức nơingười tham gia tố tụng hành chính làm việc để chuyển giao ch
o ngườitham gia tố tụng hành chính.
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người tham gia tố tụng hành chính cưtrú
hoặc cơ quan, tổ chức
nơi người tham gia tố tụng hành chính làmviệc phải thông báo kết quả
chuyển giao bản án, quyết

định, giấytriệu tập, các giấy tờ khác cho Toà án biết trong thời hạn 05 n
gày làmviệc, kể từ ngày
nhận được yêu cầu của Toà án; đối với miền núi, biêngiới, hải đảo, vùng
sâu, vùng xa thì thời hạn này là 10 ngày làm việc.
Trường hợp của anh G do thay đổi địa chỉ cư trú, nên Toà án có
thểchuyển giao bản án, quyết định, giấy triệu tập, các giấy tờ khác cho cơ
quan, tổ chức nơi anh G làm việc để chuyển giao cho anh G.
2. Thẩm quyền của Toà án
8. K bị thủ trưởng cơ quan ra quyết định kỷ luật khiển trách, hạ
bậc lương vì thường xuyên nghỉ làm và không chấp hành đúng
các quy định công vụ. Cho là mình bị xử lý quá mức, K đã khiếu
nại theo thủ tục tiền tố tụng. Sau đó K khởi kiện vụ án hành chính
tại Tòa án nhân dân huyện X. Tòa án đã không thụ lý vụ án là
đúng hay sai? Xin cho biết những khiếu kiện thuộc thẩm quyền
giải quyết của Tòa án?
Theo Điều 79 Luật Cán bộ công chức năm 2008 (có hiệu lực pháp luật
từ ngày 01/01/2010) có nhiều hình thức kỷ luật đối với công chức như
khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi
việc. Trong đó, các hình thức kỷ luật như khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc
lương, giáng chức, cách chức là các hình thức kỷ luật mang tính nội bộ
trong cơ quan nhà nước nên người bị áp dụng các hình thức kỷ luật này
không có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án. Chỉ khi quyết định
kỷ luật với hình thức buộc thôi việc mới là đối tượng khiếu kiện hành
chính.


Do vậy, việc Tòa án không thụ lý vụ án là đúng, vì việc khiếu kiện của
K về quyết định kỷ luật chỉ mang tính nội bộ của cơ quan, không thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tòa án hành chính.
Theo Điều 28 Luật Tố tụng hành chính năm 2010, những khiếu kiện

thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án bao gồm:
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết
định
hành
chính,
hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhànước trong các lĩnh vực q
uốc phòng, an ninh, ngoại
giao theo danh mụcdo Chính phủ quy định và các quyết định hành chín
h, hành vi hànhchính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.
- Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danhsách c
ử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
- Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụtừ
Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống.
- Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý
vụ việc cạnh tranh.
Như vậy, việc quy định loại trừ những khiếu kiện quyết định hành
chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức không
thuộc đối tượng khởi kiện vụ án hành chính nhằm bảo đảm cho việc
không khởi kiện tràn lan, bảo đảm hoạt động tư pháp không can thiệp
vào hoạt động quản lý, điều hành nội bộ của cơ quan hành chính nhà
nước.
9. Ông T - giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn P có hành vi
trốn thuế trong kinh doanh. Vì vậy, Chi cục thuế quận H đã xử
phạt vi phạm hành chính 20 triệu và tiến hành truy thu thuế đối
với công ty của ông. Sau khi nhận được quyết định xử phạt, ông T
đã khiếu nại lên Chi cục trưởng Chi cục thuế quận H. Sau đó, ông
A khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án quận H. Xin hỏi, Tòa án
nhân dân quận H có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hay không?
Theo quy định tại Điều 29 Luật Tố tụng hành chính năm 2010 về
thẩm quyền của Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc

tỉnh:
Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đâ
ygọi chung là Toà án cấp huyện) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm nhữngk
hiếu kiện sau đây:
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan
nhà
nước từ cấp


huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giớihành chính với Toà án hoặc
của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó;
Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầucơ quan,
tổ chức từ cấp
huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giớihành chính với Toà án đối v
ới công chức thuộc quyền quản lý của cơquan, tổ chức đó;
- Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danhsách c
ử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân của cơ quan lập danhsách cử tri
trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án.
Như vậy, Tòa án nhân dân quận H có thẩm quyền giải quyết vụ khiếu
kiện nêu trên, do khiếu kiện quyết định hành chính của ông T đối với Chi
cục thuế quận H trên cùng phạm vi địa giới hành chính vớiToà án quận
H.
10. Quyết định hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
huyện A bị khiếu nại lần thứ 2 lên Ủy ban nhân dân tỉnh B. Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh B đã có quyết định giải quyết khiếu
nại. Song, do không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại này,
người khiếu nại tiếp tục có quyết định khởi kiện vụ án hành chính
đối với quyết định hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
huyện A và quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh B. Xin hỏi trong trường hợp này, Tòa án nhân dân

nào có thẩm quyền giải quyết khởi kiện hành chính trên?
Theo quy định tại Điều 30 Luật Tố tụng hành chính năm
2010, Toàán nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây
gọi chung làToà án cấp tỉnh) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những
khiếu kiện sauđây:
Khiếu
kiện quyết định hành
chính,
hành
vi
hành
chính của bộ, cơquan
ngang bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Vănphòng Quốc hội, Kiểm to
án nhà nước, Toà án nhân
dân tối cao, Việnkiểm sát nhân dân tối cao và quyết định hành chính, hà
nh vi hànhchính của người
có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiệncó nơi cư trú, nơi l
àm việc hoặc trụ sở trên
cùng phạm vi địa giới hànhchính với Toà án; trường hợp người khởi kiện
không có nơi cư trú, nơi
làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giảiquyết th


uộc Toà án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính,
có hành vi hành chính;
- Khiếu kiện
quyết
định hành
chính,

hành vi hành
chính của cơquan thuộc một trong các cơ quan nhà nước quy định nêu
trên và quyết
định hành chính, hành
vi hành chính của
người có thẩm quyền trongcác cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư
trú, nơi làm việc hoặc trụ sởtrên cùng phạm vi địa giới hành chính với To
à án; trường hợp ngườikhởi kiện không có nơi cư
trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổViệt Nam thì thẩm quyền giải q
uyết thuộc Toà án nơi cơ quan, ngườicó thẩm quyền ra quyết định
hành chính, có hành vi hành chính;
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơquan
nhà
nước cấp tỉnh
trên
cùng phạm vi địa giới hành chính với Toàán và của người có thẩm quyề
n trong cơ quan nhà nước đó;
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơquan
đại diện ngoại giao của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Namở nước
ngoài hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan đó màngười khởi kiệ
n có nơi cư trú trên cùng phạm vi địa giới hành chínhvới Toà án.
Trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú tại ViệtNam, thì Toà án c
ó thẩm quyền là Toà án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Toà án
nhân dân thành phố Hồ Chí Minh;
- Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứngđầu cơ
quan, tổ chức cấp tỉnh, bộ, ngành trung ương mà người khởikiện có nơi l
àm việc khi bị kỷ luật trên cùng phạm vi địa giới hành chínhvới Toà án;
- Khiếu kiện
quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lývụ việc cạnh tranh mà
người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụsở trên cùng

phạm vi địa giới hành chính với Toà án;
Trong trường hợp cần thiết, Toà án cấp tỉnh có thể lấy lên đểgiải quyết kh
iếu kiện thuộc thẩm quyền của Toà án cấp huyện.
Như vậy trong trường hợp trên, Tòa án nhân dân tỉnh B sẽ có thẩm
quyền giải quyết vụ án.
11. Ông Bảy cư trú tại phường 5, quận D, thành phố Hồ Chí
Minh do có hành vi vi phạm hành chính nên bị Chủ tịch Ủy ban
nhân dân phường 5 xử phạt và tịch thu phương tiện sử dụng vi
phạm. Ông Bảy đã khiếu nại lần đầu và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
phường 5 đã giải quyết khiếu nại: giữ nguyên quyết định xử phạt.


Do không đồng ý với quyết định này, Ông Bảy đã khiếu nại tiếp
lên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận D, đồng thời khởi kiện vụ án
hành chính đến Tòa án quận D? Xin hỏi trong trường hợp này, vụ
việc của ông Bảy sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nào?
Việc
xác định thẩm quyền trong trường hợp vừa có đơn khiếu nại,vừa có đơ
n khởi kiện được quy định tại Điều 31 Luật Tố tụng hành chính năm 2010:
- Trường hợp người khởi
kiện
có đơn
khởi kiện vụ án hành
chính tạiToà án có
thẩm quyền,
đồng thời có đơn khiếu nại đến người cóthẩm quyền giải quyết khiếu nại t
hì thẩm quyền giải quyết theo sựlựa chọn của người khởi kiện.
Trong trường hợp này, vụ việc của ông Bảy sẽ được giải quyết tại một
trong hai địa chỉ trên do ông lựa chọn.
Quy định này của Luật Tố tụng hành chính năm 2010 đã thể hiện tính

dân chủ của Nhà nước ta, thể hiện sự tôn trọng việc tự lựa chọn của người
khởi kiện, bảo đảm quyền và lợi ích cho người khởi kiện.
Trong thực tiễn nảy sinh các trường hợp khác nhau, ví dụ quyết định
hành chính, hành vi hành chính chỉ liên quan đến một người và người đó
vừa khởi kiện, lại vừa khiếu nại; quyết định hành chính có liên quan đến
nhiều người trong đó có người khởi kiện, người khác lại khiếu kiện hoặc có
nhiều người cùng khởi kiện và khiếu kiện. Những tình huống phát sinh
như vậy, đòi hỏi phải thực hiện theo hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao.
12. Trường hợp trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử,
nếu phát hiện vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình
thì Tòa án đang thụ lý vụ án sẽ xử lý như thế nào? Tương tự nếu

tranh chấp về thẩm quyền giải quyết vụ án hànhchính giữa các T
oà án thì ai hay cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh
chấp về thẩm quyền?
Việc chuyển vụ án cho Toà án khác, giải quyết tranh chấp về thẩm
quyền được quy định cụ thể tại Điều 32 Luật Tố tụng hành chính:
- Trước khi
có quyết định đưa vụ án ra xét xử, nếu phát hiện vụ
ánkhông thuộc thẩm quyền
giải
quyết
của
mình
thì
Tòa
án ra quyết địnhchuyển hồ sơ vụ án cho Toà án có thẩm quyền và xoá s
ổ thụ lý. Quyết định này phải được gửi ngay cho đương sự và Viện
kiểm sát cùng cấp.

Đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát cùng cấp có quyềnkiến ng
hị quyết định này trong


thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngàynhận được quyết định. Trong thời h
ạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhậnđược khiếu nại, kiến nghị, Chánh án
Toà án đã ra quyết định chuyển vụán hành chính phải giải quyết khiếu
nại, kiến nghị. Quyết định của Chánh án Toà án là quyết định cuối cùng.
Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính giữacác Toà án c
ấp huyện trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do
Chánh án Toà án cấp tỉnh giải quyết.
Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính giữa
cácToà án cấp
huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khácnhau hoặc gi
ữa các Toà án cấp tỉnh do Chánh án Toà án nhân dân tối cao giải quyết.
13. Ủy ban nhân dân quận N đã ra quyết định thu hồi đất đối
với 20 hộ dân ở phường X, trong đó xác định cụ thể diện tích đất
thu hồi và mức bồi thường đối với từng hộ dân. Song do không
đồng ý với quyết định của Ủy ban nhân dân quận N, cả 20 hộ dân
bị thu hồi đất đều tiến hành khởi kiện tại Tòa án nhân dân quận N
với các yêu cầu khác nhau. Có hộ dân cho rằng diện tích đất bị
thu hồi quá nhiều, song có hộ dân lại không đồng ý với mức bồi
thường của Ủy ban. Do vậy, Tòa án nhân dân quận N đã tách
thành các vụ án hành chính khác nhau là đúng hay sai? Xin hỏi
việc nhập hoặc tách vụ án hành chính được pháp luật tố tụng
hành chính quy định như thế nào?
Việc nhập hoặc tách vụ án hành chính là vấn đề mới được bổ sung
trong Luật Tố tụng hành chính, cụ thể tại Điều 33 Luật Tố tụng hành chính
quy định:
- Toà án có thể nhập hai hoặc nhiều vụ án mà Toà án đã thụ lýriêng

biệt thành một vụ án để giải quyết.
Toà án có thể tách một vụ án có các yêu cầu khác nhau thành haihoặc
nhiều vụ án để giải quyết.
- Khi nhập hoặc tách vụ án quy định nêu trên, Toà án đã thụ lý vụ
án phải ra quyết định và gửi ngay cho các đương sự và Viện
kiểm sátcùng cấp.
- Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành quy định nêu trên.
Như vậy, việc quy định về nhập hoặc tách vụ án hành chính tạo điều
kiện cho việc giải quyết vụ án hành chính một cách hiệu quả, nhanh
chóng, triệt để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.


Trường hợp này yêu cầu và quyền lợi của 20 hộ dân trên là độc lập,
riêng biệt không liên quan với nhau. Do vậy, Tòa án có thể tách thành
các vụ án hành chính khác nhau.
3. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và việc
thay đổi người tiến hành tố tụng
14. Đề nghị cho biết trong tố tụng hành chính, cơ quan tiến
hành tố tụng và người tiến hành tố tụng được quy định như thế
nào?
Theo quy định tại Điều 34 Luật Tố tụng hành chính năm 2010 về cơ
quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng. Các cơ quan tiến hành
tố tụng hành chính gồm có:
- Toà án nhân dân;
- Viện kiểm sát nhân dân.
Những người tiến hành tố tụng hành chính gồm có:
- Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án;
- Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên.
15. Trước khi Tòa án nhân dân thành phố M tiến hành xét xử
vụ án hành chính của công ty cổ phần taxi V, Chánh án Tòa án

thành phố M là ông N nhận được đơn tố cáo và đã xác định được
sự thực Thư ký tòa án khi được phân công tiến hành tố tụng đã
nhận hối lộ của bên bị đơn và người thân thích của bị đơn. Do vậy,
ông N quyết định thay đổi Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa.
Xin hỏi việc quyết định này là đúng hay sai? Đề nghị cho biết
Chánh án Tòa án có các nhiệm vụ, quyền hạn gì trong tố tụng
hành chính?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Toà án được quy định tại Điều 35
Luật Tố tụng hành chính năm 2010. Chánh án Toà án có những
nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tổ chức công tác giải quyết các vụ án hành chính thuộc thẩm quyền
của Toà án;
- Phân công Thẩm phán giải quyết vụ án hành chính, Hội thẩm nhân
dân tham gia Hội đồng xét xử vụ án hành chính; phân công Thư ký Toà
án tiến hành tố tụng đối với vụ án hành chính;
- Quyết định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án
trước khi mở phiên toà;
- Quyết định thay đổi người giám định, người phiên dịch trước khi mở
phiên toà;
- Ra các quyết định và tiến hành các hoạt động tố tụng hành chính;


- Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định
đã có hiệu lực pháp luật của Toà án;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Chánh án Toà án có thể ủy nhiệm cho một Phó Chánh án Toà án thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Toà án theo quy định nêu trên.
Phó Chánh án Toà án được ủy nhiệm chịu trách nhiệm trước Chánh án
Toà án về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Như vậy, Cchánh án N có quyền thay đổi Thư ký tòa án trước khi mở

phiên tòa.
16. Xin hỏi Thẩm phán có quyền đình chỉ vụ án hay không?Đề
nghị cho biết những nhiệm vụ, quyền hạn của thẩm pháp trong tố
tụng hành chính?
Theo quy định tại Điều 36 Luật Tố tụng hành chính, Thẩm phán có
nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Lập hồ sơ vụ án.
- Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
- Quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ giải quyết vụ án hànhchính.
- Tổ chức việc đối thoại giữa các đương sự khi có yêu cầu.
- Quyết định đưa vụ án hành chính ra xét xử.
- Quyết định triệu tập những người tham gia phiên toà.
- Tham gia xét xử vụ án hành chính.
Tiến hành các hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đềthuộc thẩm
quyền của Hội đồng xét xử.
17. Bác N cán bộ hưu trí được bầu làm tổ trưởng tổ dân phố và
được mời làm Hội thẩm nhân dân trong một số vụ án hành chính
của Tòa án huyện. Xin hỏi bác N có được phép nghiên cứu hồ sơ
của vụ án hay không? Pháp luật tố tụng hành chính quy định Hội
thẩm nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Bác N được phép nghiên cứu hồ sơ vụ án vì đây là một trong những
nhiệm vụ, quyền hạn của Hội thẩm nhân dân đã được quy định tại Điều 37
Luật Tố tụng hành chính.
Hội thẩm nhân nhân có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
- Nghiên cứu hồ sơ vụ án.
- Đề nghị
Chánh án Toà án, Thẩm
phán được phân
công giải quyếtvụ án hành chính ra các quyết định cần thiết thuộc thẩm
quyền.

- Tham gia xét xử vụ án hành chính.


Tiến hành các hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đềthuộc thẩm
quyền của Hội đồng xét xử.
18. Xin cho biết các nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Tòa án
trong tố tụng hành chính?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Tòa án được quy định tại Điều 38
Luật Tố tụng hành chính, bao gồm:
- Chuẩn bị các công tác nghiệp vụ cần thiết trước khi khai mạc phiênt
oà.
- Phổ biến nội quy phiên toà.
- Báo cáo với Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của nhữngngười
tham gia phiên toà theo giấy triệu tập của Toà án và lý do vắng mặt.
- Ghi biên bản phiên toà.
- Tiến hành các hoạt động tố tụng khác theo quy định của Luật Tố
tụng hành chính.
19. Luật Tố tụng hành chính quy định Viện trưởng Viện kiểm
sát có những nhiệm vụ, quyền hạn nào?
Theo quy định tại Điều 39 Luật Tố tụng hành chính năm
2010, khithực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố
tụnghành chính, Viện trưởng Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn
sau đây:
- Tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác kiểm sát việc tuân theo pháp
luật trong hoạt động tố tụng hành chính;
- Phân công Kiểm sát viên thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp
luật trong hoạt động tố tụng hành chính, tham gia phiên toà, phiên họp
giải quyết vụ án hành chính;
- Kiểm tra hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt
động tố tụng hành chính của Kiểm sát viên;

- Quyết định thay đổi Kiểm sát viên;
- Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm bản
án, quyết định của Toà án;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật Tố tụng hành
chính.
Viện trưởng Viện kiểm sát có thể ủy nhiệm cho một Phó Viện trưởng
Viện kiểm sát thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng Viện kiểm
sát quy định nêu trên. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát được ủy nhiệm chịu
trách nhiệm trước Viện trưởng Viện kiểm sát về việc thực hiện nhiệm vụ
được giao.


20. Pháp luật tố tụng hành chính quy định Kiểm sát viên có
những nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên được quy định tại Điều 40 Luật
Tố tụng hành chính năm 2010:
- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ
ánhành chính.
- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tốtụng.
- Tham gia phiên toà, phiên họp giải quyết vụ án hành chính.
- Kiểm sát bản án, quyết định của Toà án.
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác thuộc thẩm quyền của Việnkiểm sát
theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát.
21. Trước khi mở phiên tòa giải quyết vụ kiện giữa tôi và Đội
trưởng Đội Quản lý thị trường về quyết định buộc tiêu hủy văn hóa
phẩm độc hại, tôi phát hiện Thẩm phán Nguyễn Văn A là người
em kết nghĩa với ông Đội trưởng Đội Quản lý thị trường kia. Vậy
xin hỏi, tôi có thể yêu cầu thay đổi Thẩm phán vì lý do ông ấy
không khách quan trong khi xét xử được không? Pháp luật quy
định những trường hợp nào phải từ chối hoặc thay đổi người tiến

hành tố tụng?
Người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bịthay đổ
i trong những trường hợp sau đây (Điều 41 Luật Tố tụng hành chính):
- Đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương
sự. Người thân thích của đương sự là người có quan hệ sau đây với đương
sự:
+ Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi
của đương sự;
+ Là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột
của đương sự;
+ Là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của đương sự;
+ Là cháu ruột của đương sự mà đương sự là ông nội, bà nội, ông
ngoại, bà ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.
- Đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủ
a đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch
trongcùng vụ án đó.
- Đã tham gia vào việc ra quyết định hành chính hoặc có liên quanđ
ến hành vi hành chính bị khởi kiện.
- Đã tham gia vào việc ra quyết định giải quyết khiếu nại đốivới quy
ết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện.


×