Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

Khảo cứu văn bản thạch nông thi tập của nguyễn tư giản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 194 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------------------------------

DƯƠNG VĂN HÀ

TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
KHẢO CỨU VĂN BẢN THẠCH NÔNG THI TẬP CỦA NGUYỄN TƯ
GIẢN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH HÁN NÔM

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------------------------------

DƯƠNG VĂN HÀ

TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
KHẢO CỨU VĂN BẢN THẠCH NÔNG THI TẬP CỦA NGUYỄN TƯ
GIẢN

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Hán Nôm
Mã số: 60220104

Người hướng dẫn:
PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh


HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh đã tận tâm
hướng dẫn, chỉ ra những thiếu sót và giúp tôi hoàn thành Luận văn này!
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, thầy cô giáo, bạn bè, đồng
nghiệp đã ủng hộ và động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện Luận văn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2017

Dương Văn Hà


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, Luận văn này là kết quả do bản thân tôi thực hiện dưới
sự hướng dẫn và góp ý của thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh
cùng các thầy cô và đồng nghiệp.
Người thực hiện Luận văn

Dương Văn Hà


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 4
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................................ 5
2.1. Các công trình nghiên cứu về Nguyễn Tư Giản ............................................................ 5
2.1.1. Các công trình từ điển, thư mục, biên mục .................................................................... 5
2.1.2. Các công trình nghiên cứu, luận văn, luận án ............................................................... 7

2.1.3. Các bài nghiên cứu, tạp chí, kỷ yếu hội thảo ............................................................... 10
2.1.4. Biên dịch và công bố thơ văn của Nguyễn Tư Giản .................................................... 12
2.2. Nghiên cứu về văn bản, tác phẩm Thạch Nông thi tập ............................................... 17
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 17
3.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................... 17
3.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................................... 17
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 17
5. Những đóng góp mới của đề tài ................................................................................. 18
6. Bố cục luận văn............................................................................................................ 19
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU THÂN THẾ, SỰ NGHIỆP VÀ TRƯỚC TÁC CỦA
NGUYỄN TƯ GIẢN ....................................................................................................... 20
1.1. Thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Tư Giản ......................................................... 20
1.1.1. Gia thế ............................................................................................................................ 20
1.1.1.1. Một gia tộc danh vọng ................................................................................... 20
1.1.1.2. Dòng họ nhà Lý? ........................................................................................... 23
1.1.1.3. Thời niên thiếu ............................................................................................... 24
1.1.1.4. Thi cử và đỗ đạt ............................................................................................. 26
1.1.2. Quan trường .................................................................................................................. 28
1.1.2.1. Hoạn lộ thăng trầm ....................................................................................... 28
1.1.2.2. Ưu ái của các vua Nguyễn............................................................................. 33

1


1.1.3. Lòng yêu nước của Nguyễn Tư Giản ......................................................................... 37
1.2. Trước tác của Nguyễn Tư Giản .............................................................................. 39
Tiểu kết ............................................................................................................................. 43
CHƯƠNG 2: KHẢO CỨU VĂN BẢN THẠCH NÔNG THI TẬP .............................. 44
2.1. Mô tả văn bản ........................................................................................................... 44
2.1.1. Văn bản Thạch Nông thi tập, kí hiệu VHv.700 ......................................................... 44

2.1.2. Văn bản Thạch Nông thi tập, kí hiệu VHv.28 ........................................................... 46
2.1.3. Văn bản Thạch Nông thi tập, kí hiệu VHv.1149/2 ................................................... 47
2.1.4. Văn bản Nguyễn Tuân Thúc thi tập, kí hiệu VHv.32............................................... 48
2.1.5. Văn bản Thạch Nông toàn tập, kí hiệu A.376/2........................................................ 49
2.2. Khảo dị ...................................................................................................................... 51
2.2.1. Dị biệt trong tiêu đề bài thơ ......................................................................................... 52
2.2.2. Dị biệt trong nội dung bài thơ ..................................................................................... 55
2.3. Niên đại của văn bản ................................................................................................ 61
2.3.1. Căn cứ vào chữ húy...................................................................................................... 62
2.3.2. Căn cứ vào nội dung .................................................................................................... 65
2.4. Xác định bản tin cậy (thiện bản) ............................................................................. 66
Tiểu kết ............................................................................................................................. 68
CHƯƠNG 3: TÌM HIỂU GIÁ TRỊ TÁC PHẨM THẠCH NÔNG THI TẬP ............ 69
3.1. Một số phương diện nội dung ................................................................................. 69
3.1.1. Phản ánh công việc trị thủy ......................................................................................... 69
3.1.2. Ca ngợi thiên nhiên, thắng cảnh ................................................................................ 81
3.1.3. Tình cảm bè bạn............................................................................................................ 87
3.2. Một số phương diện nghệ thuật .............................................................................. 91
3.2.1. Các thể thơ ..................................................................................................................... 91
3.2.2. Đặc điểm sử dụng từ ngữ............................................................................................. 93
3.2.3. Sử dụng điển cố điển tích............................................................................................. 95
Tiểu kết ............................................................................................................................. 98

2


TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 102
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................................... 107
DANH MỤC CÁC BÀI THƠ TRONG THẠCH NÔNG THI TẬP, .......................... 107
VĂN BẢN KÍ HIỆU VHV.700 ..................................................................................... 107

PHỤ LỤC 2 .................................................................................................................... 118
PHIÊN DỊCH (60 BÀI THƠ) ....................................................................................... 118
PHỤ LỤC 3 .................................................................................................................... 190
BẢN PHOTO COPY THẠCH NÔNG THI TẬP, VHV.700 ...................................... 190

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nguyễn Tư Giản 阮思僴 là một trong những nhân vật đáng được lưu ý trong
các tác gia Hán Nôm triều Nguyễn, với hơn 40 năm làm quan, trải qua 7 đời vua1
gồm: Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức, Hiệp Hòa, Phúc Kiến, Hàm Nghi, Đồng Khánh.
Trong thời gian làm quan, Nguyễn Tư Giản đã nắm giữ những chức vụ quan trọng
và đồng hành cùng những thăng trầm của nhà Nguyễn. Có thể nói, sự biến động
trong cuộc đời làm quan của ông phản ánh sinh động những biến cố lớn của vương
triều nhà Nguyễn. Và để có thể thấy được sự biến động trong cuộc đời của Nguyễn
Tư Giản, có lẽ chúng ta phải tìm hiểu thơ văn do ông trước tác, bởi 詩以言志 “thi
dĩ ngôn chí”, thơ văn là để nói lên tâm tư tình cảm, cũng như để ghi lại những điều
đặc biệt đã kinh qua của cuộc đời. Đọc thơ văn của Nguyễn Tư Giản, chúng ta có
thể thấy được điều đó.
Nguyễn Tư Giản còn để lại rất nhiều thơ văn, với hàng loạt những thi tập
như: Yên thiều thi thảo 燕軺詩草, Yên thiều thi tập 燕軺詩集, Thạch Nông thi tập
石農詩集, Thạch Nông toàn tập 石農全集, v.v… Tuy nhiên cho đến nay chưa có
nhiều công trình nghiên cứu cũng như phiên dịch và giới thiệu thơ văn của ông.
Trong đó Thạch Nông thi tập thực sự là một tư liệu quý trong việc nghiên cứu về
thân thế sự nghiệp, thơ văn của vị Hoàng giáp này và thơ văn trung đại Việt Nam.
Ngoài ra, từ những thông tin trong Thạch Nông thi tập cung cấp những
thông tin lịch sử khác, như việc Nguyễn Tư Giản được cử làm Đê chính tại Bắc kì
cùng những sự kiện vô cùng quan trọng trong thời gian làm quan của ông, bởi

1

Ông trực tiếp làm quan dưới 3 triều vua là Thiệu Trị, Tự Đức và Đồng Khánh, 4 triều

vua là Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi, ông nghỉ ở quê nhà. Khi vua Đồng Khánh lên
ngôi, triệu ông ra làm quan, ông ra làm làm Tổng đốc Ninh Thái được vài năm rồi xin nghỉ.

4


chính sự kiện này là sự kiện chấm dứt 14 năm thăng quan tiến chức liên tiếp của
ông.
Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài Khảo cứu văn bản Thạch Nông thi
tập của Nguyễn Tư Giản làm luận văn Thạc sĩ Hán Nôm, để có những đóng góp
mới về tác gia Hán Nôm nổi tiếng này, cũng như giới thiệu tác phẩm Hán Nôm
trong đời sống văn hóa và văn học hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, việc nghiên cứu về Hoàng giáp Nguyễn Tư Giản đã được các
nhà nghiên cứu quan tâm và tìm hiểu ở một số vấn đề như thân thế, sự nghiệp,
trước tác. Sau đây, chúng tôi xin tổng quan tình hình nghiên cứu như sau:
2.1. Các công trình nghiên cứu về Nguyễn Tư Giản
2.1.1. Các công trình từ điển, thư mục, biên mục
Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu do Trần Nghĩa & François
Gros đồng chủ biên (1993), ở phần mục lục có thống kê sách vở tài liệu Hán Nôm
ghi chép tác phẩm thơ văn của Nguyễn Tư Giản (gồm tài liệu chuyên biệt và các
tài liệu có liên quan khác), tổng cộng số lượng đầu mục có liên quan tới Nguyễn
Tư Giản lên tới 50 đầu mục, là một tài liệu quý, rất hữu ích trong việc nghiên cứu
Nguyễn Tư Giản nói riêng.
Tên tự tên hiệu các tác gia Hán Nôm [24, tr. 186-188] do Trịnh Khắc Mạnh
biên soạn, sách giới thiệu sơ lược về tên tuổi, con đường làm quan. Đặc biệt trình

bày và giới thiệu khá đầy đủ tác tác phẩm của Nguyễn Tư Giản viết riêng, cùng
những tác phẩm mà Nguyễn Tư Giản tham gia biên soạn, cũng như thơ văn của
ông có trong các sách khác.
Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam [28, tr. 679-680] do Nguyễn Q. Thắng và
Nguyễn Bá Thế chủ biên, sách giới thiệu khái lược qua một số thông tin cơ bản
5


nhất về họ tên, thời gian đỗ đạt, các chức quan chính và một số tác phẩm của
Nguyễn Tư Giản.
Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam [23, tr. 150] do Đinh Xuân Lâm, Trương
Hữu Quýnh chủ biên, sách có giới thiệu sơ lược về tên, tự hiệu, thời gian thi đỗ,
các chức vị kinh qua, những sự kiện lớn của cuộc đời làm quan và có điểm qua các
tập thơ văn chính của Nguyễn Tư Giản.
Quốc triều Hương khoa lục của Cao Xuân Dục do Nguyễn Thúy Nga và
Nguyễn Thị Lâm biên dịch [20, tr. 234], ghi chép tóm lược họ tên, quê quán, năm
đỗ đạt, những người đỗ đạt trong gia đình, dòng họ và một số chức vụ trọng yếu
của Nguyễn Tư Giản.
Đại Việt lịch triều đăng khoa lục - quyển nhất (1963), soạn giả là Nguyễn
Hoàn, Uông Sĩ Lãng, Phan Trọng Phiên và Võ Miên, dịch giả là Tạ Thúc Khải. có
ghi chép về 10 người đỗ Tiến sĩ khoa Giáp Thìn (1844) đời vua Thiệu Trị thứ 4.
Trúng đệ nhị Giáp tiến sĩ xuất thân có 2 người là Nguyễn Văn Chương và Nguyễn
Tư Giản, sách giới thiệu ngắn gọn về Nguyễn Tư Giản như sau: “Nguyễn Văn Phú
阮文富, người xã Hân Lâm, huyện Đông Ngạn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, thi đỗ
khi 23 tuổi.” [22, tr. 86].
Từ điển Văn học (bộ mới) của nhiều tác giả [27, tr. 1213-1214], sách trình
bày giới thiệu khái lược về Nguyễn Tư Giản cùng những tác phẩm chính của ông.
Đặc biệt, sách có những nhận xét về đặc điểm thơ văn của Nguyễn Tư Giản.
Lược truyện các tác gia Việt Nam do Trần Văn Giáp chủ biên [21, tr. 472473], sách giới thiệu sơ lược về tên, tự, hiệu của Nguyễn Tư Giản, đồng thời cũng
giới thiệu các tác phẩm chính của ông. Khi viết về Nguyễn Tư Giản sinh năm 1823,

đỗ Hoàng giáp năm Thiệu Trị thứ 4 (tức năm 1844), nhưng lại viết là “năm ấy ông
23 tuổi”. Có thể ở đây có sự nhầm lẫn về thời gian giống như sách Đại Việt lịch
triều đăng khoa lục toàn tập, đáng lẽ phải là 21 tuổi.
6


Các nhà khoa bảng Việt Nam 1075 - 1919 do Ngô Đức Thọ chủ biên [29, tr.
693], giới thiệu sơ lược về Nguyễn Tư Giản. Nhưng có một số điểm đáng lưu ý là,
khi so sánh với các tài liệu khác về năm sinh của Nguyễn Tư Giản, sách cho rằng
ông sinh năm 1822 (tức là năm Nhâm Ngọ) chứ không phải là 1823.
2.1.2. Các công trình nghiên cứu, luận văn, luận án
Khóa luận tốt nghiệp Bước đầu tìm hiểu thơ đi sứ của Hoàng giáp Nguyễn
Tư Giản (2000) của Nguyễn Thị Tú Mai, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân Văn (Hà Nội). Khóa luận đã giới thiệu về tác giả Nguyễn Tư Giản cùng tác
phẩm Yên Thiều thi thảo, đồng thời tiến hành phiên âm và dịch nghĩa 25 bài thơ
được tuyển chọn từ trong tập Yên thiều thi thảo.
Cuốn Hoàng giáp Nguyễn Tư Giản cuộc đời và thơ văn (2001), do Trung
tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây xuất bản. Sách là tổng tập các vài viết về
Nguyễn Tư Giản và được in thành sách. Nội dung sách gồm 2 phần chính. Phần
một: Một số tham luận và bài viết nhân dịp kỉ niệm 110 năm ngày mất Hoàng giáp
Nguyễn Tư Giản, gồm 12 bài viết của các nhà nghiên cứu như Trần Nghĩa, Phan
Văn Các, Đỗ Đức Hùng, Trịnh Khắc Mạnh, Đinh Công Vĩ, v.v… Phần hai: Thơ
văn Nguyễn Tư Giản, phiên dịch các bài văn thi Đình, tuyển dịch một số bài văn
ứng chế của Nguyễn Tư Giản, v.v... Ngoài ra, sách còn có phụ lục: Thư mục
Nguyễn Tư Giản, liệt kê danh sách các công trình đã nghiên cứu, dịch giải thư văn
của Nguyễn Tư Giản. Nội dung chính của các bài viết như sau:
- Nguyễn Tư Giản, một trí thức lớn của nước ta thế kỉ XIX của Trần Nghĩa.
Bài viết phân tích Nguyễn Tư Giản qua bốn luận điểm chính để từ đó thấy được
Nguyễn Tư Giản thực sự là một nhân vật lớn của đất nước. Bốn luận điểm như sau:
vấn đề tri thức, vấn đề canh tân đất nước, vấn đề tôn trọng và giữ gìn truyền thống

văn hóa dân tộc, vấn đề hài lòa lợi ích chung với lợi ích riêng.
7


- Chuyến đi sứ của Nguyễn Tư Giản của Phan Văn Các. Bài viết căn cứ vào
tác phẩm Như Thanh nhật trình đã trình bày về cuộc đi sứ của nhà Nguyễn sang
nhà Thanh vào năm Tự Đức thứ 21 (1868), mô tả khá cụ thể về thời gian, địa điểm
đi qua trong hành trình đi sứ của phái đoàn nhà Nguyễn từ lúc bắt đầu xuất phát tới
lúc tới Yên kinh.
- Nguyễn Tư Giản với công việc trị thủy ở đồng bằng bắc bộ hồi giữu thế kỷ
XIX của Đỗ Đức Hùng. Bài viết trình bày về hoàn cảnh đê điều của Bắc kì trước
khi Nguyễn Tư Giản được cử đi phụ trách Đê chính, những mưu chước cùng đề
nghị (điều trần) của Nguyễn Tư Giản đối với vấn đề đê điều và mười phương pháp
trị thủy của ông, bàn về công trình phân lũ qua sông Thiên Đức do Nguyễn Tư
Giản thực hiện.
- Nguyễn Tư Giản và bản mật sớ năm 1859 do Đỗ Đức viết. Bài viết với
mục đích chứng minh Nguyễn Tư Giản không đứng về “phe chủ hòa” trong cuộc
chiến chống Tây Dương, đồng thời đăng bản dịch của bài sớ có tên là Sớ đánh Tây
chép trong Công văn tập tấu của nhà Nguyễn, để làm rõ vấn đề và chứng minh
lòng yêu nước, không chịu khuất phục trước Tây Dương của Nguyễn Tư Giản.
- Bản lĩnh Nguyễn Tư Giản qua biến động của cuộc đời của Trần Bá Chí.
Bài viết thống kê và phân tích những sự kiện và biến động lớn trong cuộc đời của
Nguyễn Tư Giản, về việc vua Tự Đức đánh giá về ông, cùng với tâm sự của
Nguyễn Tư Giản.
- Hoàng giáp Nguyễn Tư Giản trước những ưu ái của các vua Nguyễn do
Nguyễn Đắc Xuân viết. Từ những sự kiện Nguyễn Tư Giản bị trách phạt, giáng
chức, nhưng lại được các vua nhà Nguyễn giảm nhẹ tội, khiển trách nhẹ và tái bổ
nhiệm, tác giả bài viết chứng minh rằng Nguyễn Tư Giản đã nhận được sự ưu ái
hết sức lớn của các vua nhà Nguyễn.
8



- Nguyễn Tư Giản - Nguyễn Thông, tình bạn trên cơ sở tinh thần yêu nước
và ý chí thống nhất tổ quốc do Đinh Xuân Lâm viết, trình bài về tình cảm, tình bạn
giữa Nguyễn Tư Giản với Nguyễn Thông (hiệu Hi Phần) thông qua những bài thơ,
những bức thư qua lại giữa hai nhân vật.
- Nguyễn Tư Giản - Trưởng môn Hồ đình với Lỗ Am tiên sinh của Vũ Thế
Khôi. Thông qua phân tích những cứ liệu như lạc khoản, bài viếng của Nguyễn Tư
Giản đối với vợ cả (nguyên phối) và bài văn viếng của Nguyễn Tư Giản cùng các
đồng môn Hồ đình trong tang lễ thầy Lỗ Am để chứng minh, cho rằng Nguyễn Tư
Giản chính là trưởng môn của Hồ đình.
- Nguyễn Tư Giản - cuộc đời và tác phẩm của Trịnh Khắc Mạnh. Bài viết
giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Tư Giản, thống kê các tác phẩm
của Nguyễn Tư Giản thành 3 loại chính: Tác phẩm do chính ông biên soạn, tác
phẩm ông tham gia biên soạn, và tác phẩm thơ văn của ông được ghi chép trong
các sách khác.
- Quê hương Nguyễn Tư Giản, vấn đề địa lý, văn hóa của Nguyễn Văn
Thành. Bài viết trình bày sơ lược về địa lý huyện Đông Ngàn, vấn đề quê hương
của Nguyễn Tư Giản và dòng họ khoa bảng này; rồi truy ngược nguồn gốc của
dòng họ nhà Nguyễn Tư Giản, và cho rằng Nguyễn Tư Giản là con cháu của Lý
Quang Bật 2.

2

Có thể tác giả bài biết đã tham khảo vấn đề Nguyễn Tư Giản là con cháu nhà Lý qua

Ngược đường trường thi do Nguyễn Triệu Luật viết năm 1939. Tuy nhiên, quan điểm này không
có đủ luận cứ để xác thực. Chính trong cuốn sách Hoàng giáp Nguyễn Tư Giản thân thế và sự
nghiệp do Nguyễn Tư Cự (cháu trưởng đời thứ 14 dòng họ Nguyễn Tư) đứng ra in ấn, Trương
Toại biên soạn, Nguyễn Khắc Kham hiệu đính cũng cho rằng: Vấn đề này còn cần phải có những

chứng cứ xác đáng hơn để có kết luận cụ thể.

9


- Truyền thuyết về làng Hoa Lâm, quê hương Hoàng giáp Nguyễn Tư Giản
của Trịnh Di. Bài viết trình bày về quê quán, lược sử vùng đất Hoa Lâm, về dòng
họ nhà Nguyễn Tư Giản với mảnh đất này.
- Dòng họ Nguyễn Tư Giản, một vọng tộc quý phái tài hoa của Đinh Công
Vĩ. Bài viết giới thiệu về nguồn cội, dòng tộc của gia đình Nguyễn Tư Giản và cho
rằng dòng họ này có nguồn gốc từ nhà Lý. Với nhiều người thi cử đỗ đạt và làm
quan như Nguyễn Sủng, Nguyễn Khuê, Nguyễn Sĩ, Nguyễn Tư Giản , … Đồng
thời, tác giả bài viết còn viết về văn tài trước tác của hai nhân vật đáng được chú ý
là Nguyễn Án với tác phẩm Tang thương ngẫu lục hợp soạn với Phạm Đình Hổ và
Phong lâm minh lại thi tập viết riêng, với Nguyễn Tư Giản có rất nhiều các tác
phẩm lớn như Thạch Nông thi tập, Thạch Nông toàn tập, cùng nhiều thơ văn khác.
Cuốn Hoàng giáp Nguyễn Tư Giản thân thế sự nghiệp (2007), sách do ông
Nguyễn Tư Cự là đời thứ 14 trưởng chi Nguyễn Tư đứng ra in ấn tại Mỹ, Trương
Toại biên soạn, Nguyễn Khắc Kham hiệu đính. Sách được cấu trúc làm 6 chương:
Chương một, giới thiệu về những tài liệu có liên quan tới Hoàng giáp Nguyễn Tư
Giản; Chương hai, giới thiệu về quê hương của ông; Chương ba, giới thiệu về
dòng họ của Nguyễn Tư Giản; Chương bốn, viết về thời niên thiếu của Nguyễn Tư
Giản; Chương năm, trình bày về hoạn đồ của Nguyễn Tư Giản; Chương sáu, viết
về thê thiếp và tử tôn của vị Hoàng giáp này. Ngoài ra sách còn in kèm một số
lượng lớn tư liệu thơ văn chữ Hán (bản photocopy) của Nguyễn Tư Giản như tác
phẩm Vân Điềm Du Lâm Nguyễn tộc hợp phả, tác phẩm Thạch Nông toàn tập,
cùng một số hình ảnh có liên quan tới Nguyễn Tư Giản cùng con cháu ông.
2.1.3. Các bài nghiên cứu, tạp chí, kỷ yếu hội thảo
Lý Xuân Chung, “Thơ văn xướng họa của các tác gia - sứ giả Việt Nam,
Hàn Quốc: Những thành tựu nghiên cứu về văn bản học”, Thông báo Hán Nôm

học năm 2009 [33]. Bài viết tiến hành khảo sát thơ văn xướng họa của Việt Nam
10


và Hàn Quốc3 trong đó có khảo sát 3 tập thơ của Nguyễn Tư Giản gồm: Yên thiều
bút lục, Yên thiều thi thảo và Yên thiều thi tập.
Đỗ Thị Hảo (2008), “Đôi điều về lối họa thơ trong Thần tiên sách của
Nguyễn Tư Giản”, Thông báo Hán Nôm học. Thông qua phân tích Thần tiên sách,
tác giả bài viết khẳng định Nguyễn Tư Giản là người có cái nhìn mới về phụ nữ.
Trịnh Khắc Mạnh (2013), “Khảo sát thơ văn xướng họa của các sứ thần hai
nước Việt - Hàn thời kì trung đại”, Tạp chí Hán Nôm, số 2 (117) [36, tr. 17-33].
Bài viết trình bày các cuộc gặp gỡ và thù đáp bằng thơ giữa các sứ thần của hai
nước Việt Nam và Hàn Quốc. Bài viết giới thiệu về cuộc gặp gỡ và giao lưu xướng
họa giữa Nguyễn Tư Giản với sứ thần Hàn Quốc, gồm có Triệu Bỉnh Cao, Kim
Hữu Uyên, Nam Đình Thuận.
Ngoài ra, trong Nam Phong tạp chí 南風雜誌, số 3 (第三冊), trang 147,
phần Văn uyển 文苑, có đề in ấn một số bài thơ của tác phẩm Thạch Nông thi tập,
gồm các bài: Cửu nhật bệnh khởi điếu Phan An chiến trường 九日病起弔潘安戰
場, Nguyệt hạ phanh trà thái bồn cúc 月下烹茶採盆菊, Ức cựu du ký Nguyễn Thứ
Trai kiêm vấn Phan Văn Biểu 憶舊遊寄阮恕齋兼問潘文表, Thuận Thành lãm cổ
順城覽古, Du Nga Lĩnh tác 遊鵝嶺作, Cửu nhật 九日 4, Ai tai cùng sĩ ngâm nhất
chương khốc Nguyễn Sư Đán 哀哉窮士吟一章哭阮師旦, Du Thạch Động sơn
thừa nguyệt phiếm Ma Văn hải môn dạ hoàn thôn trung tác 遊石峒山乘月泛麻文
海門夜還村中作, Du Điệp Thạch sơn đề thạch 遊疊石山題石 5, Viên trung xuân
hiểu 園中春曉. Số 4 (第四冊), trang 216, phần Văn uyển, tiếp tục tác phẩm Thạch
3

Hàn Quốc: Hay còn gọi là Nam Triều Tiên, là một phần của nước Triều Tiên (Cao Ly) xưa.

4


Bài Cửu nhật này có nội dung khác so với 2 bài cùng có tên là Cửu nhật lần lượt năm

trong Quan hà tập nhất và Quan hà tập nhị.
5

Trùng khớp với bài thơ cùng tên trong Thạch Nông thi tập đệ nhị, phần Vân Lâm thi thảo.

11


Nông thi tập, gồm các bài: Châu thị 珠市, Đồ trung tạp vịnh 途中雜詠, Vị hiểu
phát Linh giang 未曉發靈江, Chế giang trở phong 制江阻風, Tự Hoàng Mai
giang quá Lãnh Thủy khê để Thanh Khoa dịch 自黃梅江過泠水溪抵清科驛, Túc
Tĩnh Gia phủ xá quan kĩ hí thành nhị tuyệt cú 宿靜嘉府舍觀妓戲成二絕句, Thất
tịch thiên nghĩ tứ tử thể 七夕篇擬四子體. Số 5 (第五冊), trang 270, phần Văn
uyển, tiếp tục tác phẩm Thạch Nông thi tập, gồm các bài: Du Dục Thúy sơn đề
thạch 遊浴翠山題石, Du hồi Hạc Phong Linh Quang động 遊迴鶴峯靈光洞, Để
Phú Xuyên huyện lị 抵富川縣莅, Để gia 抵家, Hạ nhật thôn cư tức sự 夏日村居
即事, Hát giang chu trung vọng Sài sơn chư phong 喝江舟中望柴山諸峯, Túy
hậu du Sài sơn Thiên Phúc tự 醉後遊柴山天福寺, Kí biệt nguyên An Định tri
huyện Hoằng Phúc Đinh Tử Bội 寄別原安定知縣宏福丁子佩. Số 6 (第六冊),
trang 348, phần Văn uyển 文苑, tiếp tục tác phẩm Thạch Nông thi tập, gồm các bài:
Thù Đông Tác Nguyễn Chí Đình tống hành nguyên vận 酬東作阮志亭送行元韻,
Dạ bạc mễ sở tân 夜泊米所津, Đa Hòa tạp vịnh 多禾雜詠, Đại thủy 大水, Ninh
Bình thành ngoại dạ bạc 寧平城外夜泊, Tam Điệp cương vãn diểu 三疊岡晚眺,
Quá Hỏa Hiệu sơn 過火號山, Hoành Sơn quan vọng Ninh Công cố lũy 橫山關望
寧公故壘, Linh giang hiểu phát 靈江曉發. Tất cả các bài trên, đều được đăng
bằng chữ Hán, tuy nhiên chúng tôi không tìm thấy phần Việt văn dịch thơ các bài
thơ này trong Nam Phong tạp chí, chính vì thế chúng tôi cũng chỉ xin đưa ra để có

thêm thông tin tham khảo.
2.1.4. Biên dịch và công bố thơ văn của Nguyễn Tư Giản
Khóa luận Cử nhân, Bước đầu tìm hiểu thơ đi sứ của Hoàng giáp Nguyễn Tư
Giản (2000) của Nguyễn Thị Tú Mai, có dịch 25 bài thơ đi sứ của Nguyễn Tư Giản.
Các bài thơ này được tuyển dịch trong tập thơ Yên thiều thi thảo. Cụ thể như sau:
12


Chiêu Bình vũ trung mộ bạc 昭平雨中暮泊, Chu dạ 舟夜, Chung nhật hành thử
nhiệt trung mộ để Ninh Minh đăng chu nhập dạ phong vũ thích chí hỉ tác 終日行
署熱中暮抵甯明登舟入夜風雨適至喜作, Cửu nguyệt 九月, Cửu nguyệt sơ thất
dạ, bạc chu thượng Cổ Lãm đường 九月初七夜,泊舟上古欖塘, Dạ khởi 夜起,
Đối nguyệt 對月, Hoa lê đường chu trung tức cảnh (Hoàng Tạo dịch) 花梨塘舟中
即景, Hoành sơn hiểu vọng 橫山曉望, Khách quán bất mị 客館不寐, Lam giang
ngẫu đề 藍江偶題, Linh giang độ 靈江渡, Ngẫu đề (kì nhất) 偶題(其一), Nhị
Thanh động Ngô Ngọ Phong tiên sinh từ cảm đề 二青峝吳午峯先生祠感題,
Quảng Tây tỉnh thành tân thứ dạ bạc 廣西省城津次夜泊, Quế Lâm khởi lục 桂林
起陸, Ngẫu đề (kì nhất) 偶題(其一), Sơn hành (kì nhất) 山行(其一), Sương
thiên (Hoàng Tạo dịch) 霜天, Thập nguyệt sóc đán 十月朔旦, Thất nguyệt sơ nhị
nhật phát đô môn văn ngộ phong vũ bất giác ảm nhiên thư thử kí Trúc Đường 七月
初二日發都門晚遇風雨不覺黯然書此寄竹堂, Thường cam 嘗柑, Thượng than
上灘, Tương nguyên chu trung dạ khởi kiến nguyệt 湘源舟中夜起見月, Văn trạo
ca hữu cảm 聞棹歌有感.
Tài liệu Tư tưởng Việt Nam thế kỉ XIX, bản in Roneo, lưu hành nội bộ của
Viện Triết học do Đào Phương Bình dịch, đã biên dịch và giới thiệu 14 bài luận.
Cụ thể như sau: Biện di thuyết 辨夷說, Học giả dĩ trị sinh vi tiên luận 學者以治生
為先論, Hữu vi vô vi luận 有為無為論, Khất tử Kham lưu quán biểu, 乞子堪留貫
表, Kinh diên giám sớ (khuyên can vua gồm 2 bài) 經筵疏諫, Nhân luận 仁論,
Nguyên đạo 原道, Nhân tâm đạo tâm 人心道心, Phụ tử chi gian, 父子之間, Quân
tử hòa nhi bất đồng tiểu nhân đồng nhi bất hòa 君子和而不同小人同而不和,

Thiên thời địa lợi nhân hòa 天時地利人和, Thuần thần luận 純神論, Trung thần
13


bất tư tư thần bất trung luận 忠臣不私私臣不忠, Văn thần bất ái tiền luận 文臣不
愛錢論.
Trong sách Hoàng giáp Nguyễn Tư Giản cuộc đời và thơ văn (2001), có
tuyển dịch 55 bài thơ, sớ, luận. Cụ thể như sau: Sương thiên 霜天, Tự thán 自嘆,
Xuất đô môn ngộ vũ 出都門遇雨, Mục kính 目鏡, Tống Nguyễn Hy Phần quy
Bình Thuận, 送阮希汾歸平順, Phụng giản Vân Lộc Nguyễn Tuân Thúc 奉柬雲麓
阮洵叔, Giáp Thìn khoa Điện thí văn 甲辰科殿試文, Kinh diên gián sớ 經筵諫疏,
Nhân luận 仁論, Nghĩ nguyên đạo, 擬原道, Thiên thời bất như địa lợi địa lợi bất
như nhân hòa luận 天辰不如地利地利不如人和論, Thuần thần luận 純臣論, Ngự
đề phụ tử chi gian bất trách thiện luận 御題父子之間不責善論, Quân tử hòa nhi
bất đồng, tiểu nhân đồng nhi bất hòa luận 君子和而不同小人同而不和論, Trung
thần bất tư tư thần bất trung luận 忠臣不私私臣不忠論, Hữu vi vô vi luận 有為無
為論, Khất tử Kham lưu quán sớ 乞子堪留貫疏, Văn thần bất ái tiền luận 文臣不
愛錢論, Nhân tâm duy nguy đạo tâm duy vi duy tinh duy nhất doãn chấp quyết
trung luận 人心惟危道心惟微惟精惟一允執厥中論, Học giả dĩ trị sinh vi tiên
luận 學者以治生為先論, Lỗ Am Vũ tiên sinh nội điệu vãn tự 魯庵武先生內悼挽
序, Yên thiều thi thảo tự 燕軺詩草序, Yên thiều thi thảo tự 燕軺詩草敘, Tống tỉ bộ
Nguyễn Hy Phần cáo quy Khánh Hòa 送比部阮希汾告歸慶和, Họa Trung Đường
trùng tống kiêm tống Hy Phần nguyên vận 和竹堂重送蒹送希汾元韻 6, Thất
nguyệt nhị thập tứ nhật phát Bắc Ninh tỉnh thành 七月二十四日發北寧省城, Linh
giang dạ độ 靈江夜渡, Nhị Thanh động Ngô tiên sinh từ cảm đề 二青峒吳先生祠
感題, Đối nguyệt 對月, Chu dạ 舟夜, Ngẫu đề 偶題, Dạ văn đàn cầm 夜聞彈琴,
6

Sách có chế bản nhầm thành chữ vận 運 này, xin được sửa lại cho đúng.


14


Dạ khởi 夜起, Ngô châu (bát thủ tuyển nhị) 梧州(八首選二), Thục sĩ Dương
Nhiếp Thần lai chu trung trình khẩu chiếm thi tính di Lã Thần Dương thọ tự tháp
bản toại họa đáp chi 蜀士楊燮臣來舟中呈口占詩并遺呂純陽壽字榻本遂和答
之, Đáp chánh sứ Lê Thúc Tung mạn thành chi tác y nguyên vận 答正使黎叔嵩漫
城之作依元韻, Đối vũ 對雨 7, Khách quán bất mị 客館不寐, Tương nguyên chu
trung dạ khởi kiến nguyệt 湘源舟中夜起見月, Thập nguyệt vọng Tiêu Tương dạ
bạc 十月望瀟湘夜泊, Sương thiên 8 霜天, Thường cam 嘗柑, Liên nhật bắc phong
hàn vũ bệnh trung muộn tác 連夜北風寒雨病中悶作, Sở thành cảm hoài 楚城感
懷, Liên nhật bắc phong khấu chì bất tiền kí để Tương Âm hàn vũ ích thậm vị tri hà
nhật khả quá hồ dã dạ khởi trướng nhiên phú thử 連日北風扣馳不前既抵湘陰寒
雨益甚未知何日可過湖也夜起悵然賦此, Dạ tư 夜思, Tống Hồ Nam đô ti Điền
Minh Sơn tự Hải Trù hoàn Trường Sa nguyên vận 送湖南都司田明山字海籌還長
沙原韻, Song Miếu điếm vãn yết 雙廟店晚歇, Giản Triều Tiên sứ thần Kim Hữu
Uyên Nam Đình Thuận Triệu Bỉnh Hạo tịnh giản 柬朝鮮使臣金有淵南廷順趙秉
鎬并柬, Triều Tiên đại bồi thần Kim Hữu Uyên họa phục 朝鮮大陪臣金有淵和復,
Nhị bồi thần Nam Đình Thuận 二陪臣南廷順, Tam bồi thần Triệu Bỉnh Hạo 三陪
臣趙秉鎬, Tống Triều Tiên sứ thần Kim Hữu Uyên đẳng quy quốc tịnh giản 送朝
鮮使臣金有淵等歸國并柬, Đáp Mã Long phường thư 答馬龍坊書, Biện di thuyết
辨夷說.
Cuốn Hoàng giáp Nguyễn Tư Giản thân thế sự nghiệp (2007) do Trương
Toại chủ biên, Nguyễn Khắc Kham hiệu đính, đã dịch và công bố các bài thơ văn
7

Giống tên bài trong Quan hà tập nhị nhưng khác về nội dung.

8


Giống bài Sương thiên trang 30 trong sách này.

15


như sau: Đề Phổ Quang tự 題普光寺, Bài văn thi Đình của Nguyễn Tư Giản, Tảo
hành 早行 302-303, Mộ hành 暮行, Sơn hành kí kiến 山行記見, Dạ túc Nghĩa
Bình dịch 夜宿義平驛, Quá Đại Lãnh 過大嶺, Tiên khảo húy nhật cảm thuật 先考
諱日感述, Đại Lãnh lưu đề 大嶺留題, Khách dạ 客夜, Triêu hành ngâm 朝行吟,
Xuất môn biệt 出門別, Xuất môn biệt 出門別, Y tương trung đắc vong thê Tạ thị
cựu niên thư 衣箱中得忘妻謝氏舊年書, Kinh diên gián sớ 經筵諫疏, Kí gia chư
huynh đệ Canh Tuất niên 寄家諸兄弟庚戌年, Thỉnh giá quy tảo tiên mộ sớ 請假
歸掃先墓, Điều trần đê chính sự nghi thỉnh trúc vựng triệp đệ bát (lược dịch) 條
陳堤政事宜請築彚摺第捌, Chinh Tây sớ 征西疏, Khốc Quý Đôn đệ 哭季敦弟,
Tự thán 自嘆, Để 9 gia hữu cảm 抵家有感, Tử Kham Hương nguyên tiệp báo thư dĩ
dữ chi 子堪鄉元捷報書以與之.
Cuốn Thơ văn xướng họa giữa sứ thần Hàn - Việt do Sở nghiên cứu Hàn
Quốc học của Trường Đại học Inha (Hàn Quốc) và Viện Nghiên cứu Hán Nôm
(Việt Nam) đồng dịch, được in tại Hàn Quốc. Sách có dịch các bài thơ văn đối đáp
của Nguyễn Tư Giản với sứ thần Triều Tiên (Trịnh Khắc Mạnh và Nguyễn Đức
Toàn dịch), gồm: Giản Triều Tiên quốc sứ thần Kim Hữu Uyên, Nam Đình Thuận,
Triệu Bình Cao Trạng nguyên 柬朝鮮國使臣金有淵南廷順趙秉鎬狀元, Tống
Triều Tiên sứ thần Kim Hữu Uyên đăng quy quốc tịnh gián 送朝鮮使臣金有淵等
歸國并柬, Nguyễn Tư Giản nhật kí 阮思僴日記.

9

Sách viết nhầm chữ Để 抵 thành chữ Chỉ 扺.

16



2.2. Nghiên cứu về văn bản, tác phẩm Thạch Nông thi tập
Tác phẩm Thạch Nông thi tập được nhắc đến trong các thư mục, biên mục,
từ diển và các chuyên khảo cũng các bài viết; nhưng chưa được nghiên cứu về văn
bản học, nhất là việc đối chiếu so sánh giữa các dị bản của tác phẩm.
Theo thống kê của chúng tôi, các bài thơ trong Thạch Nông thi tập đã được
tuyển dịch và công bố gồm: Đề Phổ Quang tự 題普光寺, Khốc Quý Đôn đệ 哭季
敦弟, Tự thán 自嘆 (VHv.700); Chu dạ 舟夜, Đối nguyệt 對月 (VHv.1149/2).
Có thể thấy rằng, Thạch Nông thi tập chưa được nghiên cứu nhiều, chỉ được
một số nhà nghiên cứu điểm dịch với số lượng hạn chế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu là các bản Thạch Nông thi tập
石農詩集, hiện được lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm thuộc Viện Hàn lâm
Khoa học xã hội Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài Thạch Nông thi tập, luận văn còn mở
rộng phạm vi khảo sát văn bản có nội dung liên quan tới cuộc đời hoạt động của
Nguyễn Tư Giản, từ đó luận văn tiến hành khảo sát các trước tác của ông tại Viện
Nghiên cứu Hán Nôm. Trên cơ sở đó luận văn góp thêm ý kiến về thân thế, sự nghiệp
và trước tác của Nguyễn Tư Giản trong mối quan hệ với Thạch Nông thi tập, cũng
như bước đầu tìm hiểu một số giá trị tập thơ Thạch Nông thi tập.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình triển khai đề tài, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên
cứu như:

17



Phương pháp văn bản học Hán Nôm, nhằm tìm hiểu tìm hiểu các văn bản Thạch
Nông thi tập hiện đang lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, qua đó có những nhận
xét về mức độ tin cậy của các bản và chọn thiện bản để công bố, giới thiệu.
Phương pháp định lượng, nhằm thống kê các bài thơ trong từng văn bản của
tác phẩm, khảo dị các bản có cùng nội dung, đồng thời phân tích các dị bản giữa
các văn bản đó, nhằm cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng thể về các dị bản của
tác phẩm.
Phương pháp thông diễn học (hay còn gọi là thuyên thích học) cũng được sử
dụng để giải nghĩa, hay diễn dịch các bài thơ trong tác phẩm Thạch Nông thi tập,
đây là một phương pháp giúp chúng ta hiểu văn bản và minh giải văn bản.
Phương pháp khảo sát thực địa, chúng tôi tới gia đình, dòng họ Nguyễn ở
Vân Điềm, Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội phỏng vấn để có biết thêm những thông tin
xác mới (nếu có) và xác thực hơn.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng nghiên cứu liên ngành, nghiên cứu văn học
sử, nhằm nghiên cứu giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản tác phẩm Thạch Nông
thi tập.
5. Những đóng góp mới của đề tài
- Góp phần giới thiệu đầy đủ hơn về thân thế, sự nghiệp và trước tác của
Hoàng giáp Nguyễn Tư Giản - Một trí thức lớn thế kỷ XIX nói riêng và lịch sử
Việt Nam nói chung.
- Qua việc khảo sát các văn bản tác phẩm Thạch Nông thi tập, luận văn cung
cấp các dị bản của tác phẩm, từ đó đưa ra những nhận xét về mức độ tin cậy của
các bản và chọn thiện bản để công bố, giới thiệu.
- Bước đầu nghiên cứu về giá trị tác phẩm, qua đó thấy được một phần
trong công việc trị thủy tại Bắc kì của triều Nguyễn qua Quan hà tập, hay công
cuộc bình định giặc phỉ ở Hải Yên qua Đông chinh tập.
18


- Phiên âm, dịch nghĩa các bài thơ trong tác phẩm Thạch Nông thi tập, bản ký

hiệu VHv.700; góp phần vào việc công bố, giới thiệu thơ văn của Nguyễn Tư Giản.
6. Bố cục luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm
ba chương:
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU THÂN THẾ, SỰ NGHIỆP VÀ TRƯỚC CỦA
NGUYÊN TƯ GIẢN
1.1. Thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Tư Giản
1.2. Trước tác của Nguyễn Tư Giản
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT VĂN BẢN THẠCH NÔNG THI TẬP
2.1. Mô tả văn bản
2.2. Khảo dị văn bản
2.3. Niên đại của văn bản
2.4. Xác định bản tin cậy (thiện bản)
CHƯƠNG 3: TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN BẢN THẠCH NÔNG THI TẬP
3.1. Giá trị nội dung
3.2. Giá trị nghệ thuật

19


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU THÂN THẾ, SỰ NGHIỆP VÀ TRƯỚC TÁC
CỦA NGUYỄN TƯ GIẢN
1.1. Thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Tư Giản
1.1.1. Gia thế
1.1.1.1. Một gia tộc danh vọng
Nguyễn Tư Giản 阮思僴, “sinh vào mùa đông, giờ Tuất, ngày mồng bốn,
tháng một, năm Quý Mùi” [18, tr. 192], năm Minh Mệnh thứ 4 (1823) tại dinh
quan Đồng Tri phủ, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Ông vốn có tên là Văn Phú 文富,
sau đổi thành Địch Giản 廸簡, sau lại được vua đổi tên là Tư Giản 思僴. Ông xuất
thân trong gia đình nhiều đời khoa bảng của huyện Đông Ngàn, có thể nói gia tộc

ông là gia tộc thế thế trâm anh (đời đời làm quan). Trong sách Quốc triều Hương
khoa lục của Cao Xuân Dục, khi ghi chép về Nguyễn Văn Phú (tức Nguyễn Tư
Giản), có đề trên đầu dòng hai chữ “thế khoa” 世科, tức nối đời thi đỗ.
Viết về dòng dõi gia tộc nhà Nguyễn Tư Giản, trong sách Tang thương ngẫu
lục (bản dịch 1970), Kính Phủ Nguyễn Án (tức ông nội của Nguyễn Tư Giản) có
viết như sau: “Cụ tổ tám đời nhà tôi làm quan Thái tể Trung Thuần, húy là Thực 寔
(lúc đầu có tên là Bảo 寶, sau đổi thành Thực ), người làng Vân Điềm, huyện Đông
Ngàn. Ông nội húy là Bồn 盆, được tặng phong là Thái bảo Duyên Phúc hầu. Thuở
bé trong làng có viên nội thần (không rõ tên) mời thầy địa lý đến xem đất, điểm
một cái huyệt. Ông đi chăng trâu, làm ruộng trông thấy, bèn ghi nhớ lấy. Sau viên
nội thần táng chỗ khác, hầu rước tiên phần đế táng ở huyệt này”[18, tr. 144].
Trong sách Vân Điềm Du Lâm Nguyễn tộc hợp phả 雲恬榆林阮族合譜 (ký
hiệu VHv.2416) cũng có chép rằng: “Khởi cư từ làng Vân Điềm hai cụ tổ hiệu là
Thiện Tính 善性 và Huệ Đạt 惠達 đều không rõ tên húy. Sang đến đời cụ Vân Khê,
20


được triều đình phong tặng tước Thái bảo Duyên Phúc hầu. Cụ Vân Khê 雲溪 húy
là Bồn, …”[5, tờ 1a-1b].
Nguyễn Bồn sinh ra Nguyễn Vĩ 阮偉, Nguyễn Vĩ không làm quan nhưng có
các con làm quan lớn trong triều nên cũng được phong tước hầu (Thái bảo Giáo
Nghĩa hầu Đoan Trực công).
Nguyễn Vĩ sinh Nguyễn Thực 阮寔, Nguyễn Thực là Tiến sĩ của nhà Mạc 10.
Nguyễn Thực sinh Nguyễn Nghi 阮宜, Nguyễn Nghi đỗ Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ
xuất thân năm Kỷ Mùi, làm quan cùng cha trong triều.
Nguyễn Nghi sinh ra Nguyễn Sủng 阮寵, Nguyễn Khuê 阮奎, Nguyễn Sĩ 阮
仕, Nguyễn Đậu 阮竇, đều làm quan lớn cả, đặc biệt là Nguyễn Khuê và Nguyễn
Sĩ cùng đỗ Tiến sĩ (Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân), khoa Canh Tuất, niên
hiệu Cảnh Trị thứ 8 (1670), đời vua Lê Huyền Tông.
Con thứ 2 của Nguyễn Nghi là Nguyễn Đậu 阮竇, Nguyễn Đậu khi làm Tư

vụ bộ Binh thì mất, có con trưởng là Nguyễn Yến 阮宴.
Nguyễn Yến sinh Nguyễn Trạch 阮宅 và Nguyễn Gia 阮家, cả hai người
con đều là võ tướng (Vũ Huân tướng quân).
Nguyễn Gia sinh con là Nguyễn Thưởng 阮賞 (trước tên húy là Bá 霸, sau
đổi thành Thưởng), là Tiến sĩ khoa Giáp Tuất (Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân),
đời vua Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 15 (1754).

10

Cuốn Vân Điềm Du Lâm Nguyễn tộc hợp phả (ký hiệu VHv.2416, tờ 4b - 5a ) có chép:

“Quang Hưng Ất Mùi khoa Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân Đệ nhị danh, cố Lê Thái phó tặng Thái
tế dực vận tán trị công thần, Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, Đông các đại học sĩ, Hộ bộ
Thượng thư kiêm Hàn lâm viện Thị độc, chưởng Hán Lâm viện sự, Quốc lão tham dự triều chính,
Thượng trụ quốc thượng trật, Lan quận Trung Thuần công”.

21


×