Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh và khả năng sinh lời của vinamilk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (642.96 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
-----***----

BÀI TẬP LỚN
MÔN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
ĐỀ BÀI:
Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh và khả năng sinh lời của Vinamilk
trong ba năm gần nhất. Từ số liệu phân tích, chỉ rõ những điểm mạnh,
điểm yếu trong tình hình kinh doanh của Vinamilk

Hà Nội, tháng 4 năm 2018


I. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2015 CỦA VINAMILK


Nhờ sức mua của người tiêu dùng về sản phẩm sữa tăng lên. Mức tiêu thụ
sữa bình quân đầu người của Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước trong khu
vực và trên thế giới, và ngành sữa Việt Nam đang trong chu kỳ tăng trưởng. Cũng
như xuất khẩu phục hồi sau khi bị sụt giảm do tình hình bất ổn tại khu vực Trung
Đông trong năm 2014. Năm 2015, Công ty duy trì xuất khẩu đi các thị trường
truyền thống ở Đông Nam Á và Trung Đông, đồng thời tập trung khai phá các thị
trường tiềm năng ở khu vực châu Phi. Nhờ đó mà doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ năm 2015 của Vinamilkđạt mức khoảng 40.223 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng
khá mạnh, đạt gần 14% so với năm 2014. Trong năm 2015, Vinamilk đã sản xuất
và đưa ra thị trường gần 6 tỉ sản phẩm sữa các loại phục vụ cho người tiêu dùng cả
nước, một con số đang khen ngợi. Các khoản giảm trừ doanh thu thì không chênh
lệch là mấy so với năm 2014, vẫn ở mức 142 tỷ, chứng tỏ hàng hóa bị lỗi và kém
chất lượng của Vinamilk là rất thấp hoặc hầu như không có. Với mức doanh thu
tăng gần 12% đấy nhưng chí giá vốn hàng bán hầu như không có sự thay đổi gì so


với năm 2014, vẫn ở mức 23818 tỷ, trong khi năm 2014 là 23680 tỷ, chủ yếu là do
Vinamilk đã tăng trưởng được năng suất sản từ việc đưa vào sử dụng 2 siêu nhà
máy sữa bột và sữa nước ở Bình Dương. Ngoài ra giá sữa nguyên liệu bột sữa nhập
khẩu giảm, sau khi tăng mạnh vào 2013 – 2014, đã góp phần cải thiện được giá
vốn hàng bán của công ty. Với việc tối thiểu được giá vốn hàng bán đã khiến lợi
nhận gộp về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Vinamilk tăng hơn so với
năm 2014 tăng lên đến 42,75%, một con số rất khủng. Cạnh tranh ngày càng tăng cạnh tranh trong ngành sữa tiếp tục tăng cao. Các công ty sữa đã đẩy mạnh truyền
thông quảng cáo, khuyến mãi, hỗ trợ điểm lẻ, ... nhằm tăng doanh số. Để bảo vệ và
giữ vững vị trí dẫn đầu, Công ty cũng đã tăng mạnh chi phí bán hàngtừ 3684 tỷ
năm 2014 lên 6257 tỷ đồng. Nhờ đó, Công ty đã tăng thêm được thị phần ở cả 4
ngành hàng sữa nước, sữa chua uống sữa bột trẻ em, tăng nhẹ ở ngành hàng sữa
đặc có đường và giữ ổn định thị phần sữa chua ăn so với năm 2014. Ngoài ra chi


phí quản lý doanh nghiệp tăng cũng khá mạnh, từ 795 tỷ năm 2015 lên 1232 tỷ.
Việc tăng chi phí quản lý doanh nghiệp cũng như chi phí bản hàng đã đem lại được
hiệu quả kinh doanh giúp cho lợi nhuận ròng của Vinamilk tăng khá đáng kể. Việc
đầu tư vào cổ phiếu, bất động sản, … của Vinamilk trong năm 2015 chỉ đạt khoảng
648,9 tỷ tỷ, so với năm 2014 thì hoạt động tài chính của Vinamilk không được hiệu
quả, chi phí bỏ ra thêm để đầu tư cho hoạt động tài chính của Vinamilk là 81,1 tỷ,
trong khi doanh thu tăng thêm so với năm 2015 là 75,4 tỷ, mặc dù chi phí lãi vay
có giảm. Ngoài ra, lợi nhuận từ hoạt động khác của Vinamilk đạt 95,9 tỷ, giảm khá
mạnh so với năm 2014. Tuy nhiên nhìn chung thì lợi nhuận kế toán của Vinamilk
trước thuế năm 2015 lên tới khoảng 9367 tỷ, đã có sự tăng trưởng khá mạnh so với
năm 2014, đạt tốc độ tăng trưởng là 23%, sự tăng trưởng đó chủ yếu là nhờ từ hoạt
động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Do có thay đổi về chính sách ưu đãi thuế thu
nhập doanh nghiệp nên thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp bình quân của
Vinamilk giảm từ 20% năm 2014 xuống còn khoảng 17% năm 2015, giúp cho
Vinamilk chỉ chỉ phải nộp khoảng 1472 tỷ, làm cho lợi nhuận sau thuế của
Vinamilk đạt khoảng 7770 tỷ, tăng lên 28% so với năm 2014 và giúp cho lãi cơ

bản trên cổ phiếu tăng từ 4556 lên 5837, lợi nhuận còn lại chưa phân phối ở mức
khoảng 2990 tỷ.


II PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2016


+ Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2016 tăng đáng kể so với
năm 2015 với mức tăng là gần 6.742 tỷ tương ứng với tốc độ tăng trưởng ~16,76%.
Do vậy tuy rằng các khoản giảm trừ doanh thu tăng mạnh nhưng lại là một lượng
nhỏ đối với tổng doanh thu nên cũng không làm ảnh hưởng đáng kể tới doanh thu
thuần. Vậy nên, nhìn chung doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh cũng tăng
~6.714 tỷ tương ứng với tốc độ tăng là ~ 16,76%. Điều này là hoàn toàn hợp lí do
ta thấy rằng quy mô tiêu thụ hàng hóa và thành phẩm của doanh nghiệp và những
hoạt động đầu tư vào bất động sản cũng mang lại doanh thu đáng kể. Kết quả này
vượt gần 5% so với chỉ tiêu Đại hội cổ đông giao phó.
Với kết quả tăng trưởng kép doanh thu bán hàng gần 16,76%. Vinamilk đã
được vinh danh ''Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2016''.
+ Giá vốn hàng hóa năm 2016 tăng gần 641 tỷ so với năm 2016 tương ứng với
tốc độ tăng ~ 2,691%. Tốc độ tăng này thấp hơn ~ 6 lần tốc độ tăng của doanh thu.
Giá vốn tăng rất ít vì công ty không muốn mạo hiểm, đây là phần chi phí tăng thêm
để tạo ra phần doanh thu tăng thêm, nhưng ở đây giá vốn của hàng hóa, thành
phẩm, bất động sản, tăng rất ít so với năm trước do vậy mà tốc độ tăng của vốn nhỏ
hơn của doanh thu. =) Doanh nghiệp hoạt động rất hiệu quả.
Công ty luôn duy trì giá trị vốn bằng tiền ở mức cao và quản lý dòng tiền này
một cách có hiệu quả và an toàn.
+ Từ 2 điều trên ta thấy lợi nhuận gộp tăng mạnh ~ 6.073 tỷ so với năm 2016
tương ứng với tốc độ tăng 37,344%
+ Doanh thu hoạt động tài chính năm 2017 tăng 74 tỷ VNĐ tương ứng với tốc
độ tăng ~ 11,41% nguyên nhân là do việc tăng lãi từ tiền gửi, lãi trái phiếu, cổ tức

và phần chênh lệch giá được hưởng.
+ Tuy nhiên thì chi phí hoạt động tài chính năm 2016 lại giảm 60 tỷVNĐ so với
năm 2015 tương ứng với tốc độ giảm 37,03% bới việc trả lãi cho các khoản vay
ngân hàng, phần chênh lệch tỉ giá thưc hiện, chưa thực hiện và các khoản trích lập
cho đầu tư tài chính dài hạn là khá lớn. Công ty đã quá thành công từ đầu tư các
hoạt động tài chính khi giảm gần hết chi phí mà doanh thu vẫn tăng mạnh.
+ Chi phí bán hàng tăng gần 72 %, chi phí quản lí doanh nghiệp giảm gần
14,5% . Chứng tỏ doanh nghiệp đang rất quan tâm đến quá trình bán hàng,
marketing vì đây là vấn đề quyết định lợi nhuận công ty, và giảm bớt những chi phí
không quan trọng, cần thiết trong quản lí doanh nghiệp.


+ Từ các chỉ tiêu trên làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng
mạnh 1.889 tỷ tương ứng với tốc độ tăng ~ 20,372 %
+ Lợi nhuận từ hoạt động khác giảm nhẹ 18 tỷ VNĐ tương ứng với tốc độ giảm
chủ yếu là tăng thu từ thanh lí TSCĐ ngoài ra thì cũng giảm các nguồn thu từ nhà
cung cấp.
+ Do ảnh hưởng của các hoạt động kinh doanh cũng như các hoạt động khác do
vậy mà tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 1.870 tỷ VNĐ tương ứng với tốc độ
tăng gần 19,97 % chủ yếu do doanh thu bán hàng và doanh thu tài chính tăng
mạnh. Vượt gần 12% kế hoạch được đại hội đồng cổ đông giao phó và tăng 20%
so với năm 2015
+ Điều này đồng nghĩa với việc lợi nhuận sau thuế TNDN năm 2017 tăng 1.594
tỷVNĐ tương ứng với tốc độ tăng trưởng khủng lồ 20,52 gấp đôi tốc độ tăng
trưởng bình quân 10% hàng năm mà Vinamilk đặt ra. Lợi nhuận sau thuế cả năm
2016 đã vượt gần 13% kế hoạch đại hội đồng cổ đông giao phó và tăng gần 20% so
với năm 2015
Nhận xét chung : Đây là một trong những con số doanh thu mà các
doanh nghiệp đối thủ phải ngưỡng mộ, một năm đậm dấu ấn thành công với
lợi nhuận hơn nghìn tỷ đô của Vinamilk và hoàn toàn xứng đáng được nhận

giải thưởng top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2016.
Doanh nghiệp đã kinh doanh rất hiệu quả.


III PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH VINAMILK 2017


+ Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2017 tăng thấp hơn đáng kể
so với năm 2016 với mức tăng là 4.169.896.663.254 VNĐ (lượng tăng giảm
1.752.337.670.268 VNĐ)tương ứng với tốc độ tăng trưởng ~8,8787% (tốc độ tăng
trưởng giảm một nửa so với năm trước). Thậm chí còn thấp hơn tốc độ tăng trưởng
bình quân hàng năm là 10%. Dường như sau thành công năm 2016 thì Vinamilk
đang trững lại và có dấu hiệu tụt dốc.
Do vậy nên tuy rằng các khoản giảm trừ doanh thu giảm nhưng không đáng
kể nên không làm ảnh hưởng đến đà giảm mạnh về tốc độ tăng trưởng của doanh
thu. Vậy nên, nhìn chung doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh cũng tăng
4.246.736.484.835 VNĐ tương ứng với tốc độ tăng là ~ 9,0753%. Vinamilk vẫn
hoàn thành đúng mục tiêu đã đề ra là tăng 8% sơ với năm trước. Phải chăng
Vinamilk đang có một kế hoạch kinh doanh dài hạn nào đó.
Cụ thể, Vinamilk đã đạt 100,3% về chỉ tiêu doanh thu hợp nhất (trong đó,
doanh thu nội địa tăng 13,6% và xuất khẩu giảm 23%) và đạt 105,6% về chỉ tiêu
lợi nhuận sau thuế hợp nhất, thị phần toàn ngành sữa tăng thêm 2% so với chỉ tiêu
là tăng 1% và vẫn tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường ngành sữa toàn quốc.
+ Giá vốn hàng hóa năm 2017 tăng 2.348.297.670.481 VNĐ (lượng tăng gấp
45 lần so với năm 2016 )tương ứng với tốc độ tăng ~ 9,601%. Tốc độ tăng này gấp
hơn ~ 1,08135lần tốc độ tăng của doanh thu. Giá vốn tăng quá nhiều làm chi phí
tăng thêm để tạo ra phần doanh thu tăng thêm, nhưng ở đây giá vốn của hàng hóa,
thành phẩm, bất động sản, tăng so với năm trước do vậy mà tốc độ tăng của vốn
lớn hơn của doanh thu. =) Doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả.
Công ty luôn duy trì giá trị vốn bằng tiền ở mức cao và quản lý dòng tiền này

một cách có hiệu quả và an toàn.
+ Từ 2 điều trên ta thấy lợi nhuận gộp chỉ tăng 1.898.438.814.354VNĐ (lượng
tăng giảm gần 3 lần so với năm 2016 )tương ứng với tốc độ tăng ~8,4996%.( giảm
4 lần so với năm trước). Đây cũng là điều dễ hiểu vì công ty đã mạo hiểm sản xuất
quá nhiều sản phẩm mà không bán kịp.
+ Doanh thu hoạt động tài chính năm 2017 tăng 93.756.003.272 VNĐ ( lượng
tăng giảm 1/3 so với 2016) tương ứng với tốc độ tăng ~ 12,97552% nguyên nhân
là do việc tăng lãi từ tiền gửi, lãi trái phiếu, cổ tức và phần chênh lệch giá được
hưởng.
+ Tuy nhiên thì chi phí hoạt động tài chính năm 2017 lại giảm 15.412.765.295
VNĐ so với năm 2016 tương ứng với tốc độ giảm 15,0441% bới việc trả lãi cho


các khoản vay ngân hàng, phần chênh lệch tỉ giá thưc hiện, chưa thực hiện và các
khoản trích lập cho đầu tư tài chính dài hạn là khá lớn.
+ Chi phí bán hàng tăng gần 7,229 %, chi phí quản lí doanh nghiệp tăng ~
20,3517% tuy nhiên tốc độ tăng này lớn hơn hần gấp 3 lần tốc độ tăng của doanh
thu. Chứng tỏ doanh nghiệp đang rất quan tâm đến quá trình quản trị doanh nghiệp
một cách khoa học, hợp lí có đầu tư lớn khiến cho năng suất lao động của doanh
nghiệp làm tăng doanh thu công ty.
+ Từ các chỉ tiêu trên làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng
1.066.127.528.110 VNĐ tương ứng với tốc độ tăng ~ 9,552865%
+ Lợi nhuận khác tăng đáng kể 30.758.985.186 VNĐ tương ứng với tốc độ tăng
chủ yếu là tăng thu từ thanh lí TSCĐ ngoài ra thì cũng giảm các nguồn thu từ nhà
cung cấp.
+ Khoản lỗ trong liên kết liên doanh năm 2017 tăng 50.655.266.845 VNĐ tương
ứng với tốc độ tăng ~ 3 lần so với năm 2016 nguyên nhân phải kể đến ở đây là do
mua hàng hóa dịch vụ trong dự án phát triển
+ Do ảnh hưởng của các hoạt động kinh doanh cũng như các hoạt động khác do
vậy mà tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 991.318.813.240 VNĐ ( giảm một

nửa với tốc độ tăng năm trước) tương ứng với tốc độ tăng 8,821% (giảm 1/2 so với
năm ngoái) chủ yếu do tốc độ tăng trưởng doanh thu bán hàng và doanh thu tài
chính giảm mạnh trong khi đấy thì giá vốn hàng hóa thì cao gấp hàng chục lần
+ Điều này đồng nghĩa với việc lợi nhuận sau thuế TNDN năm 2017 tăng
914.344.775.676 VNĐ tương ứng với tốc độ tăng trưởng gần 9,7646% chưa đến
10%. Đây là một trong những con số doanh thu mà không ít doanh nghiệp đối thủ
phải ngưỡng mộ. Tuy nhiên ta thấy lượng tăng thu nhập sau thuế so với lượng tăng
năm 2016 ( HƠN 20%) thấp hơn rất nhiều do kết quả từ hoạt động bán hàng và tài
chính giảm, thêm vào đó hoạt động kinh doanh khác của công ty bị thua lỗ trầm
trọng ~ 54 tỷ đồng so với năm 2016 và đã đầu tư vào giá vốn hàng hóa quá nhiều
xong lại không tiêu thụ hết những hàng hóa đó.
Nhận xét chung : Sau những thành công có được năm 2016 thì nhìn
chung tình hình kinh doanh năm 2017 của Vinamilk chưa có đột phá lớn mà
tốc độ tăng trưởng tụt xuống ở mức thấp hơn so với những năm trước. Doanh
nghiệp kinh doanh chưa đạt hiểu quả như mong đợi.


IV PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA VINAMILK

Bảng phân tích các tỷ suất sinh lời
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8

9

10

11

Chỉ tiêu

2015

2016

2017

Doanh thu
thuần
Lợi nhuận
sau thuế
Tổng TS
đầu năm
Tổng TS
cuối năm
Tổng TS
bq=(3+4)/2
VCSH đầu
năm
VCSH
cuối năm
VCSH
bq=(7+6)/2

Suất sinh
lời của
doanh thu
(ROS)=2/1
Khả năng
sinh lời
của TS
(ROA)=2/
5
Khả năng
sinh lời
của VCSH
(ROE)=2/8

40.080.384.510.74
6
7.769.552.751.697

46.794.339.400.27
4
9.363.829.777.490

25.770.138.060.95
7
27.478.175.944.35
2
26.624.157.002.65
4
19.800.236.483.50
8

20.923.915.747.58
5
20.362.076.115.54
6
19,38%

27.478.175.944.35
2
29.378.656.325.46
4
28.428.416.134.90
8
20.923.915.747.58
5
22.405.949.288.58
5
21.664.932.518.08
5
20,01%

51.041.075.885.10
9
10.278.174.553.16
6
29.378.656.325.46
4
34.667.318.837.49
7
32.022.987.581.48
0

22.405.949.288.58
5
23.873.057.813.86
1
23.139.503.551.22
3
20,14%

29,18%

32,94%

32,10%

38,16%

43,22%

44,42%


Nhận xét:
- Dựa vào bảng phân tích trên ta thấy tuy các chỉ tiêu về doanh thu và lợi
nhuận của Công ty đều có sự tăng mạnh qua các năm 2016 và 2017, đồng thời các
các tỷ suất phản ánh hiệu quả kinh doanh và sức sinh lời của Công ty năm 2016 và
2017cũng đều tăng so với các năm trước đó (duy chỉ có chỉ số ROA năm 2017 là
giảm so với năm 2016 từ 32,94% xuống 32,10%) cho thấy hiệu quả kinh doanh của
Công ty trong năm 2016, 2017 đang tăng. Cụ thể:
- Trong năm 2016 suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE của Công ty tăng từ
38,16% năm 2015 lên 43,22% tương ứng tăng 13,26%. Điều này có nghĩa là trong

năm 2015, một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0,3816 đồng lợi nhuận thì năm 2016
tăng lên 0,4322 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân của việc tăng này là sự tăng lên của
doanh thu dẫn đến sự tăng của lợi nhuận sau thuế từ 7.769.552.751.697 đồng lợi
nhuận sau thuế năm 2015 lên 9.363.829.777.490 đồng lợi nhuận sau thuế năm
2016.
- Suất sinh lời của doanh thu ROS năm 2016 tăng so với năm 2015 từ
19,38% lên 20,01% tương ứng tăng 3,25%. Nghĩa là một đơn vị doanh thu thuần
năm 2015 tạo ra 0,1938 đồng lợi nhuận thì năm 2016 tạo ra được 0,2010. Điều này
cho thấy việc mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2016 dẫn tới
hiệu quả kinh doanh đi lên. Mặt khác do doanh thu tăng nên đồng thời cũng làm
tăng Suất sinh lời của tài sản (ROA). Cụ thể Suất sinh lời của tài sản năm 2015 là
29,18% nhưng năm 2016 tăng lên 32,94% tương ứng tăng 12,89%. Điều này cho
thấy hiệu quả sản xuất của tài sản năm 2016 đã tăng 12,89% so với năm 2015,
nghĩa là một đồng tài sản năm 2015 tạo ra được 0,2918 đồng lợi nhuận nhưng năm
2016 tạo ra được 0,3294 đồng lợi nhuận.
- Tuy nhiên, sang năm 2017 tình hình hoạt động SXKD của công ty có dấu
hiệu chựng lại. Chỉ tiêu ROA giảm từ 32,94% vào năm 2016 xuống còn 32,10%.
Các chỉ tiêu ROS, ROE đều tăng so với năm 2016 nhưng tăng chậm hơn so với
mức tăng của năm trước đó. Cụ thể suất sinh lời ROS tăng từ 20,01% năm 2016
lên 20,14% năm 2017 tương ứng tăng 0,65%. Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu
ROE tăng từ 43,22% năm 2016 lên 44,42% năm 2017 tương ứng tăng 2,78%.


V. PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU TRONG TÌNH HÌNH KINH
DOANH CỦA VINAMILK
Điểm mạnh:
 Vinamilk trong suốt 3 năm luôn giữ được thị phần một vị trí đứng đầu và
tăng được lượng tiêu thụ hàng hoá
 Luôn đảm bảo ổn định được lượng nguồn nguyên liệu đầu vào từ việc tự tạo
ra cũng như nhập khẩu

 Chi phí bán hàng trong năm 2017 đã được ổn định, không có sự biến động
nhiều so với năm 2016
 Vinamilk tối ưu được chi phí quản lý doanh nghiệp qua các năm
 Các hoạt động đầu tư tài chính hiệu quả, doanh thu ngày càng tăng và chi
phí thì giảm dần
 ROS, ROE tăng trưởng một cách ổn định và đều qua các năm
 Các chỉ tiêu ROS, ROE, ROA luôn ở mức cao => Vinamilk sử dụng tốt
được các nguồn lực như tài sản, nguồn vốn, ...
 Mạng lưới phân phối của Vinamilk rộng và phủ khắp cả nước
 Quy mô sản xuất lớn lớn và thiết bị công nghệ hiện đại giúp cho Vinamilk
tối ứu được giá vốn hàng bán
Nhược điểm:
 Chi phí bán hàng vẫn còn cao
 Nguồn nguyên liệu đầu vào của Vinailk ở trong nước không đủ cung ứng,
phải nhập khẩu thêm từ nước ngoài làm cho giá vốn hàng bán tăng lên đáng
kể
 Các khoản giảm trừ doanh thu của Vinamilk vẫn chưa được tối ưu, đnag ở
mức cao



×