Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

GIÁO TRÌNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.75 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
PHÂN HIỆU TẠI GIA LAI
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN


BÀI TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ TÀI NGUYÊN

DỰ ÁN TỔ HỢP BAUXITE – NHÔM
LÂM ĐỒNG
GVGD: Nguyễn Kim Huệ
Nhóm 1 thực hiện: Trương Thị Thanh Hiền
Trần Thị Hoài Thương
Hà Sơn Viên
Hồ Thị Bé
Mai Huy Hoàng
Đinh Quang Cường
Phan Thị Huyền
Nguyễn Thị Quý Hương
Bùi Thị Hà Xuyên
Pleiku, ngày 21 tháng 5 năm 2014


DỰ ÁN BAUXIT- NHÔM LÂM ĐỒNG

MỤC LỤC
I.
II.

Đặt vấn đề ........................................................................................ 3
Nội dung ........................................................................................... 4
1. Tổng quan về dự án tổ hợp bauxit- nhôm Lâm Đồng..............4


2. Cơ sở dẫn đến việc triển khai dự án..........................................6
3. Những nguy cơ, thách thức việc triển khai dự án....................7
a. Về vấn đề kinh tế...................................................................7
b. Về kỹ thuật và công nghệ......................................................8
c. Vấn đề bùn đỏ........................................................................9
d. Vấn đề làm mất nguồn nước không có gì thay thế..............9
e. Vấn đề thay đổi môi trường và sinh thái.............................9
4. Giải pháp đối ứng.......................................................................11
III. Kết luận.............................................................................................13
Tài liệu tham khảo......................................................................................14

I.
Đặt vấn đề
Việt Nam là một quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên chính vì thế Việt Nam trở thành
món mồi béo bở bị các nước lớn mạnh xâm chiếm. Trải qua nhiều cuộc chiến tranh, nhân
dân ta đã đánh bại mọi kẻ thù bảo vệ lãnh thổ và tài nguên của mình. Việt Nam đang cố
gắng vươn lên đưa đất nước tiến lên sánh vai cùng các cường quốc, ngày càng giàu mạnh.
NHÓM 1 DH11QMGL

2


DỰ ÁN BAUXIT- NHÔM LÂM ĐỒNG

Nguồn tài nguyên thiên nhiên là tiềm năng sẵn có giúp đất nước ta phát triển bền vững.
Việc khai thác tài nguyên một cách có hiệu quả vừa đem lại lợi ích kinh tế vừa bảo vệ,
làm giàu nguồn tài nguyên là vấn đề đang được nhà nước quan tâm.
Theo thăm dò, khảo sát có rất nhiều tài nguyên trữ lượng lớn chưa được khai thác hiệu
quả. Trong đó có bauxit là tài nguyên có trữ lượng rất lớn và có ứng dụng quan trọng
trong cuộc sống. Trữ lượng bauxit trải rộng khắp đất nước nhưng tập trung nhiều nhất là

vùng Tây Nguyên. Để tận dụng tốt nguồn tài nguyên này, Chính phủ đã ban hành quyết
định khai thác bauxit tại khu vực Tây Nguyên. Trong đó có dự án Tổ hợp bauxit-nhôm
Lâm Đồng do tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam thực hiện.
Dự án mang lại nhiều cơ hội phát triến nhưng bên cạnh đó còn nhiều khó khăn, thách
thức cần được giải quyết. Chính vì vậy, nhóm đã tiến hành tìm hiểu những hiệu quả kinh
tế mà dự án mang lại và đặc biệt là những nguy cơ và thách thức khi triển khai dự án.

II.

Nội dung
1. Tổng quan về dự án tổ hợp bauxite – nhôm Lâm Đồng
Dự án Tổ hợp bauxit - Nhôm Lâm Đồng là một trong 2 dự án thí điểm do tập đoàn
Vinacomin thực hiện theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị (Thông báo số 245TB/TW ngày 24/4/2009) và Chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ (Công văn số
NHÓM 1 DH11QMGL

3


DỰ ÁN BAUXIT- NHÔM LÂM ĐỒNG

650/TTg-KTN ngày 29/4/2009) nhằm từng bước xây dựng ngành công nghiệp
bauxite, alumina, nhôm, phục vụ phát triển kinh tế đất nước nói chung, góp phần
phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên nói riêng. Dự án có công suất thiết kế giai
đoạn 1 là 650.000 tấn alumina/năm và công suất bảo đảm vận hành là 630.000 tấn
alumina/năm. Dự án này triển khai trên địa bàn kinh tế khó khăn, đặc biệt là cơ sở
hạ tầng còn nghèo nàn, thiếu đồng bộ, … nhưng tập đoàn Vinacomin đã chủ động
phối hợp với địa phương và nhận được sự ủng hộ của chính quyền và nhân dân trên
địa bàn dự án. Và trên thực tế đã và đang từng bước đóng góp quan trọng vào phát
triển kinh tế địa phương tỉnh Lâm Đồng. Dự án này nhằm mục tiêu đẩy mạnh công
tác thăm dò đảm bảo trữ lượng tin cậy cho phát triển bền vững công nghiệp khai

thác và chế biến bauxit toàn quốc. Khai thác bauxit và sản xuất alumina cung cấp
đủ cho điện phân nhôm. Lượng nhôm sản xuất ra đáp ứng đủ nhu cầu trong nước
và xuất khẩu( dự kiến năm 2010 khoảng 0,65 triệu tấn). Sản xuất nhôm điện phân
đạt tiêu chuẩn thương phẩm quốc tế. Sản xuất quặng tinh Bauxit qua tuyển rửa có
hàm lượng Al2O3 >= 48%. Khai thác bauxit đi đôi với hoàn thổ canh tác và bảo vệ
môi trường sinh thái, giữ gìn các di sản văn hóa du lịch. Khai thác bauxit phải tiết
kiệm, hiệu quả, kết hợp việc phát triển kinh tế- xã hội với bảo vệ an ninh quốc
phòng tại địa bàn có khoáng sản bauxit. Thực hiện dự án với công nghệ hiện đại,
thân thiện với môi trường. Phát triển hài hòa kinh tế- xã hội khu vực Tây Nguyên
và các địa phương liên quan.
Dự án gồm 3 hợp phần là khai thác mỏ bauxit, nhà máy tuyển quặng bauxit và nhà
máy alumina
-

Với phần khai thác mỏ bauxit, các công tác xây dựng cơ bản mỏ đã hoàn thành.
Đến nay đã khai thác được trên 1,6 triệu tấn quặng bauxit, đáp ứng đủ nhu cầu chạy
thử có tải của dự án.

-

Nhà máy tuyển quặng bauxit, công tác xây dựng cơ bản do Liên danh VMCVMEC – VINAINCON (các nhà thầu trong nước) thực hiện theo hình thức hợp
đồng EPC, đến nay cơ bản đã hoàn thành. Sau nhiều bước chạy thử không tải, có
tải theo quy trình công nghệ của nhà máy và theo hợp đồng EPC, đã tiến hành chạy
NHÓM 1 DH11QMGL

4


DỰ ÁN BAUXIT- NHÔM LÂM ĐỒNG


chạy có tải để xác định các chủ tiêu cam kết theo hợp đồng. Kết quả xác định cho
thấy, nhà máy đã đạt 100% công suất thiết kế, chất lượng sản phẩm quặng tinh
bauxit cơ bản đảm bảo theo thiết kế. Tính đến nay, nhà máy đã sản xuất được
khoảng 435.000 tấn quặng tinh bauxit.
-

Nhà máy sản xuất alumina: công tác xây dựng cán bộ đã hoàn thành. Ngày
25/12/2012 đã có sản phẩm alumina đầu tiên. Tính đấn hết tháng 8/2013 đã sản
xuất được khoảng 85.600 tấn alumina và 10.700 tấn hydrate, đã tiêu thụ được
khoảng 71.500 tấn alumina và 1.800 tấn hydrate. Về chất lượng sản phẩm alumina
đã cơ bản đạt chất lượng theo yêu cầu của hợp đồng (hàm lượng Al 2O3>98,6%).
Hiện nay nhà máy đang trong quá trình chạy thử nghiệm các chỉ tiêu để tiến hành
bàn giao để chính thức đưa nhà vào sản xuất trong năm.
Việc sản xuất alumina tại dự án áp dụng công nghệ Bayer (thuỷ luyện) là công
nghệ tiên tiến và phổ biến trên thế giới. Còn về hồ bùn đỏ, công nghệ thải sẽ theo
phương pháp “ thải chồng lớp khô” và sẽ không thể xảy ra nguy cơ vỡ đập như
một số quan ngại của dư luận. Các chuyên gia đánh giá thiết kế khu vực hồ là trên
mức an toàn so với yêu cầu.
Tính đến tháng 8/2013 tổng giá trị đã giải ngân của dự án là khoảng 12.150 tỷ
đồng.
Việc tiêu thụ sản phẩm của dự án là rất khả thi. Hiện tại, Vinacomin đã ký hợp
đồng nguyên tắc tiêu thụ sản phẩm alumina dài hạn với công ty Marubeni (Nhật
Bản) và công ty Nhôm Vân Nam ( Trung Quốc). Bên cạnh đó, các công ty của
Thuỵ sỹ, Hồng Công, Hàn Quốc… cũng đang mua alumina của Việt Nam.
Tập đoàn Vinacomin cũng đã thuê tư vấn tính toán và thẩm tra lại lại tổng mức đầu
tư và hiệu quả kinh tế của dự án. Kết quả cho thấy, dự án có hiệu quả kinh tế trên 3
thông số về tác động kinh tế - xã hội, nộp ngân sách Nhà nước, tài chính doanh
nghiệp cũng như thời gian hoàn vốn. Theo tính toán, thời gian hoàn vốn của dự án
là 12 năm. Hàng năm dự án Tổ hợp bauxit- nhôm Lâm đồng nộp các loại thuế, phí
cho ngân sách bình quân khoảng 430 tỷ đồng.


NHÓM 1 DH11QMGL

5


DỰ ÁN BAUXIT- NHÔM LÂM ĐỒNG

2. Cơ sở dẫn đến việc triển khai dự án này
- Theo kết quả thăm dò, trữ lượng bauxit của Việt Nam có khoảng từ 10 – 11 tỷ tấn
(là một trong số nước được đánh giá là có trữ lượng bauxit lớn trên thế giới) tập trung
tại khu vực Tây Nguyên, trong đó tại tỉnh Đăk Nông là khoảng 4,6 tỷ tấn và tại tỉnh
Lâm Đồng khoảng 2 tỷ tấn.
- Bauxit là nguồn tài nguyên lớn, là cơ sở để hình thành ngành công nghiệp luyện
nhôm phát triển lâu dài, là nguồn lực quan trọng góp phần vào quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước.
+ Theo ông Nguyễn Thanh Liêm (Trưởng ban khoáng sản hoá chất) khẳng định dự
án này sẽ có hiệu quả kinh tế cụ thể là tổng mức đầu tư dự án đã được Hội đồng
quản trị Vinacomi phê duyệt tại QĐ số 1953/QĐ HĐQT ngày 4/9/2009 với giá trị là
11.353,0 tỷ đồng (tỷ giá quy đổi là 16.935 VNĐ/USD, tương đương với 670,4 triệu
USD.
+ Việc triển khai đầu tư dự án trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước gặp
nhiều khó khăn, suy giảm kinh tế, tỷ giá đồng đô la thay đổi, giá cả vật tư, nguyên
vật liệu tăng cao, một số cơ chế chính sách thay đổi ( thuế tài nguyên, phí môi
trường, chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng, tiền lương tăng…) đã làm tăng tổng
mức đầu tư của dự án và tăng giá thành sản xuất alumina, trong khi giá bán alumina
trên thị trường thế giới biến động phức tạp, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của dự
án.
+ Tổng mức đầu tư dự án tính toán lại (tháng 3/2013) là 15.117,8 tỷ đồng (tỷ giá quy
đổi là 21 nghìn VNĐ/USD, tương đương 720 triệu USD, tăng 3.645,5 tỷ đồng (giá

trị trước thuế tương đương tăng khoảng 33,15% so với tổng mức đầu tư được duyệt
( nếu tính theo USD thì chênh lệch là 496 triệu USD, tương đương 7,38%).
+ Qua kết quả tính toán lại hiệu quả kinh tế dự án cho thấy, dự án vẫn đạt hiệu quả
kinh tế (NPV = 2,171 tỷ đồng > 0; IRR = 8,21%) tuy có thấp hơn hiệu quả kinh tế
tính toán tại thời điểm 4/2009.
- Trong những năm gần đây, do nhu cầu nhôm kim loại tăng mạnh, dẫn đến nhu cầu
alumina trên thế giới cũng tăng theo. Tình hình trong nước diễn ra cũng tương tự. Theo
dự báo, nhu cầu nhôm trong nước vào năm 2020 sẽ khoảng từ 0,75 – 1 triệu tấn và
năm 2030 khoảng 1,6 đến 2,0 triệu tấn (nhu cầu hiện tại khoảng 0,5 triệu tấn và hàng
NHÓM 1 DH11QMGL

6


DỰ ÁN BAUXIT- NHÔM LÂM ĐỒNG

năm chúng ta phải chi khoảng trên 1 tỷ USD nhập khẩu). Hiện nay, Việt Nam đang
phải nhập khẩu 100% nhôm kim loại, nên việc triển khai dự án thăm dò, khai thác, và
chế biến bauxit, trong đó giai đoạn đầu hết sức cần thiết là chế biến alumina.
- Bên cạnh đó, từ việc triển khai dự án bauxit để giúp cho vùng đất Tây Nguyên
giàu tiềm năng nhưng hiện còn rất nhiều khó khăn trong cơ hội phất triển kinh tế xã
hội, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.
3. Những nguy cơ, thách thức về việc triển khai dự án
Khai thác bauxit ở Tây Nguyên là một dự án đang được chú ý và bàn cãi nhiều nhất hiện
nay. Một mặt nó đem lại nguồn lợi kinh tế cho đất nước, mắt khác nó tồn tại nhiều rủi ro,
nguy cơ liên quan đến kinh tế, xã hội, môi sinh, ô nhiễm môi trường…
a. Vấn đề về kinh tế:
- Trước hết là rủi ro về thị trường: nguyên liệu alumin của chúng ta chủ yếu để xuất
khẩu ra thị trường thế giới. Thị trường trong nước nhu cầu về nhôm không lớn,
cũng không đủ điện để luyện alumin thành nhôm. Thị trường nước ngoài, mặc dù

nhu cầu nguyên liệu alumina để luyện nhôm rất lớn, nhưng vì vhi phí vận tải cao,
Việt Nam chỉ có thể bán rẻ nguyên liệu alumina cho các nhà máy luyện nhôm
-

trong khu vực.
Thứ hai là rủi ro về tài chính: nhu cầu vốn để phát triển ngành bauxit như của Việt
Nam sẽ rất lớn. Phương thức huy động vốn chủ yếu là đi vay nước ngoài. Trong khi
đó, chỉ tiêu hoàn vốn nội tại (IRR) của dự án Nhân Cơ chỉ có 14,98% (được tính từ
trước thời kỳ khủng hoảng tài chính và trước khi giá năng lượng tăng). Khâu luyện
nhôm có giá trị gia tăng và hiệu quả kinh tế nhất thì không nằm ở Tây Nguyên.
Toàn bộ lãi suất vay và chi phí môi trường đắt đỏ đều nhằm vào quặng alumina

xuất khẩu.
b. Về kỹ thuật và công nghệ:
- Công nghệ tuyển bauxit thành alumina của Việt Nam dựa trên quy trình Bayer, bản
chất của quy trình này chuyển hoá oxit nhôm ngậm nước trong quặng bauxit bằng
dung dịch kiềm nồng độ cao và ở nhiệt độ cao để thành alumina natri. Thành phần
khoáng vật của quặng nhôm trong quặng bauxite có nhiều dạng khác nhau và có
NHÓM 1 DH11QMGL

7


DỰ ÁN BAUXIT- NHÔM LÂM ĐỒNG

phản ứng rất khác nhau với dung dịch NaOH. Ngoài thành phần khoáng vật, các
chất khác lẫn trong quặng bauxit cũng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình kiềm
-

hoá.

Quặng bauxit của Việt Nam , trong các báo cáo địa chất chưa được nghiên cứu kỹ

-

về mặt khoáng vật, chưa có thử nghiệm công nghiệp các phản ửng cơ bản.
Quy trình Bayer phổ biến khắp thế giới. Nhưng thiết bị kỹ thuật để thực hiện quy
trình này đói với Việt Nam cũng là con số 0. Chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào
nước ngoài. Nhà máy alumina là nhà máy hoá chất, sử dụng NaOH nồng độ cao, ở
nhiệt độ lớn. Ngoài ta còn có sự mất cân đối giữa các khâu đầu nguồn và cuối
nguồn. Các dự án tuyển luyện để bán quặng có công suất lên tới 18 triệu tấn/năm.
Nhưng các dự án chế tạo (điện phân) nhôm kim loại có công suất chỉ 0,2- 0,4 triệu

-

tấn/năm.
Khai thác bauxit cần những điều kiện nhất định về điện nước, cơ sở hạ tầng
( đường sắt, cảng biển, điện) đòi hỏi phải được tính toán kỹ lưỡng.
 Mà trong khi đó Tây Nguyên lại không thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu này. Tồn tại
sự mất cân đối về cung cấp điện trên địa bàn có hệ thống nguồn và lưới điện hiện
đang còn kém phát triển. Dự án luyện cán nhôm cần rất nhiều điện nhưng Việt
Nam còn đang thiếu điện, và sẽ không có nguồn thuỷ điện rẻ tiền để đảm bảo cho
các dự án nhôm.
c. Vấn đề bùn đỏ:
Đây là vấn đề khiến dư luận hết sức lo ngại, đó là việc ô nhiễm môi trường của

-

bùn đỏ trong quá trình sản xuất alumina.
Bùn đỏ (red mud) gồm các thành phần không thể hoà tan, trơ, không biến chất và
tồn tại mãi mãi như: Hematit (Fe 2O3), Natri silico aluminate, Canxi titanat,


-

Monohydrate nhôm (Al2O3.H2O), Trihydrate nhôm (Al2O3.3H2O)…
Bùn đỏ là chất thải không thể tránh được của khâu chế biến bauxite. Trên thế giới,
chưa có nước công nghiệp phát triển nào (kể cả Mỹ) có thể xử lý được nó một cách
hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của xã hội (chỉ đáp ứng được khả năng của nhà
đầu tư). Australia là nước có lợi thế về địa hình (bằng phẳng, có lớp đá gốc), khí
hậu (rất ít mưa) và dân cư (rất thưa) thuận lợi cho việc chế biến bauxite tại chỗ và
chôn cất bùn đỏ.

NHÓM 1 DH11QMGL

8


DỰ ÁN BAUXIT- NHÔM LÂM ĐỒNG

-

Ở Việt Nam, nếu chế biến bauxit thành alumina trên Tây Nguyên sẽ bắt buộc phải
tạo ra các hồ chứa bùn đỏ thường xuyên đe doạ tình hình an ninh trên địa bàn ( các
hồ chứa bùn này có thể biến thành bom bẩn). Lượng bom bẩn tạo ra trên Tây
Nguyên sẽ lớn gấp 3 lần lượng alumina thu được từ Tây Nguyên để xuất khẩu.
Ngoài ra, còn phải thường xuyên tồn chứa một lượng lớn hoá chất độc hại (để chế

biến bauxit) trong các kho trên Tây Nguyên.
d. Vấn đề làm mất nguồn nước không có gì thay thế:
- Khi dự án được triển khai thì đòi hỏi rất nhiều nước vì thế mà sẽ ảnh hưởng tiêu
cực đến nguồn nước của vùng Tây Nguyên, không đủ nước để phát triển được cây

công nghiệp cao su, chè, tiêu và cà phê.
Dự án có dự kiến xây đập chắn nước để đáp ứng nhu cầu của dự án khoảng 18 triệu
m3/năm. Nước thải ra sau tuần hoàn là 4,625 triệu m 3/năm. Như vậy nguồn nước cho
cà phê, cao su và các nhu cầu khác bị mất đi 13,375 triệu m3/năm.

-

e. Vấn đề thay đổi môi trường và sinh thái
Vấn đề liên quan đến môi trường chủ yếu liên quan đến các chất thải. Các chất thải
không thể tránh được trong dự án bauxit gồm:
+ Trong khai thác bauxit, khối lượng chất thải rắn lớn, bình quân lượng đất đá phủ
phải bốc lên và đỏ thải 1m3/tấn bauxit.
+ Trong khâu tuyển quặng bauxit, lượng chất thải bình quân là 1 tấn/tấn quặng
nguyên khai
+ Trong khâu tuyển alumina lượng chất thải (gồm bùn đỏ, bùn oxalate, và nước
thải) bình quân trên 2m3/tấn
+ Trong khâu luyện nhôm, lượng chất thải độc hại (gồm chất thải cathode, phát thải

-

fluoride) bình quân 1kg/tấn.
Vấn đề về sinh thái, ngoài các nguy cơ phá huỷ môi trường tại chỗ, nó còn có
những ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái trên quy mô rộng lớn.
+ Trong khâu khai thác bauxit, nguy cơ hiện hữu là thảm thực vật và động vật của
Tây Nguyên (Flora và Fauna) sẽ bị thay đổi).
+ Trong khâu tuyển alumina nguy cơ hiện hữu là tiêu dùng nhiều nước, phải xây
đập chắn, sẽ ảnh hưởng tới chế độ thuỷ văn của các dòng chảy. các biến đổi dị
thường về thời tiết và khí hậu khu vực miền trung có nguy cơ xảy ra gay gắt hơn
NHÓM 1 DH11QMGL


9


DỰ ÁN BAUXIT- NHÔM LÂM ĐỒNG

( thiệt hại do biến đổi dị thường về thời tiết hiện nay đã tới 4000 – 5000 tỷ
đồng/năm.
 Nhìn chung, việc quy hoạch bauxit – nhôm của Việt Nam có quá nhiều tham vọng
không có cơ sở, quá nhiều dự án không cần thiết, quá nhiều rủi ro không quản lý được, và
có quá nhiều vấn đề bật cập cưa được tính đến. Đối với nền kinh tế nước ta trong giai
đoạn phát triển hiện nay, nhôm không phải là nguyên liệu chiến lược. Nhu cầu về nhôm
của ta không lớn, Thị trường nhôm trên thế giới cũng như Việt Nam chưa khi nào có
khủng hoảng hoặc khan hiếm. Toàn bộ vùng Tây Nguyên của Việt Nam sẽ biến thành “
sân sau”, là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy luyện nhôm của các đại gia ở
các nước ngoài. Việc phát triển dự án tổ hợp bauxit – nhôm Lâm Đồng có quá nhiều rủi
ro không quản lý được và cần phải xem xét lại có nên tiếp tục thực hiện nữa hay không.
4. Giải pháp đối ứng
Giải pháp quản lý
 Mở rộng các luật và chính sách nhằm:Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ
chức , cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vốn, thiết bị, công nghệ trong
khai thác , chế biến khoáng sản , đặc biệt là chế biến sâu để đáp ứng được
nhu cầu sử dụng trong nước và nước ngoài
 Tăng cường trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác , chế biến khoáng
sản trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản , bảo vệ môi trường ,
môi sinh trong quá trình khai thác khoáng sản , đạt mục tiêu phát triển bền
vững trong hoạt động khai thác bauxit
 Ngoài ra, chúng ta cần chủ động, tích cực tham gia hợp tác với các nước
khác và các tổ chức Quốc tế về phát triển bền vững. Đồng thời đua ra các
biện pháp cụ thể nhằm phát triển kinh tế bền vững và bảo vệ môi trường
sinh thái

 Hoàn chỉnh hệ thống pháp lý và đổi mới tổ chức quản lý nhằm nâng cao
hiệu lực quản lý nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái

NHÓM 1 DH11QMGL

10


DỰ ÁN BAUXIT- NHÔM LÂM ĐỒNG

 Tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các chủ đầu tư, nhân
viên và người dân trong quá trình xây dựng và làm việc
 Các đơn vị thuê khai thác phải chấp hành các quy định pháp luật về khoáng
sản, bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác nhằm tránh gây thất thoát,
lãng phí tài nguyên Quốc gia, hủy hoại cảnh quan, môi trường
Giải pháp về kỹ thuật
 Đầu tư từng bước thay đổi trang thiết bị kỹ thuật lạc hậu nhằm giảm lượng
khí thải, bụi,…phát tán ra môi trường, gây độc cho sức khỏe con người và
gây ô nhiễm môi trường
 Đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật như:
 Xây dựng hệ thống thoát nước mưa hoàn chỉnh xung quanh các hồ
chứa bùn đỏ, bảo đảm không có nước mưa chảy xuống hồ gây tràn
hồ
 Hồ được nạo sạch lớp thực bì, bùn,…theo quy trình bảo dưỡng và
được cán lót 2 lớp đất sét với lớp lõi vãi kỹ thuật ở giữa, đảm bảo
chống thấm tuyệt đối
 Các hồ được ngăn ra thành nhiều Block nhỏ và lượng bùn đỏ sẽ
được thải theo từng ô. Khi đầy ô thì dùng công nghệ xữ lý hút nước
(chủ yếu là nước thải chứa xút ) để đưa nước xút này trở lại nhà
máy alumina sử dụng cho công nghệ chế biến alumina và qua đó

cũng làm khô bùn đỏ
 Các ô tô vận chuyễn quặng phải được che kín, không để rơi vãi phế
phẩm bùn đỏ tránh ảnh hưỡng đến môi trường không khí xung
quanh khu vực khai thác và chế biến
 Áp dụng công nghệ tuyển quặng tuần hoàn sử dụng tối đa lượng nước rửa
thông qua giải pháp máy lắng đọng bùn.

NHÓM 1 DH11QMGL

11


DỰ ÁN BAUXIT- NHÔM LÂM ĐỒNG

III.

Kết luận
Dự án Tổ hợp bauxit – nhôm Lâm Đồng đá cơ bản hoàn thành.
Ngoài việc mang lại những lợi ích hiệu quả kinh tế cao, góp phần cụ thể hoá
đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Đảng và Chính phủ, vừa góp
phần khai thác lợi thế tài nguyên khoáng sản của khu vực Tây Nguyên.
Song việc triển khai, quy hoạch dự án có quá nhiều tham vọng, không có cơ sở,
nhiểu rủi ro không quản lý được như rủi ro về thị trường, tài chính, tài nguyên,
kỹ thuật; rủi ro về công nghệ, môi trường sinh thái. Ngoài ra quy hoạch có quá
nhiều sự bất cập không được tính đến như sự không cân đối giữa các khâu,
triển khai ở vùng rất nhạy cảm về môi trường và xã hội. Đặc biệt là các nguy
cơ hiện hữu trong thực hiện dự án như nguy cơ chiếm dụng diện tích đất lớn
nhưng mang lại hiệu quả thấp, dự án phải lưu giữ một khối lượng lớn bùn đỏ,
L3àm tổn thất nguồn nước nghiêm trọng.
Từ đó, cần xem xét lại kỹ lưỡng hơn cho việc có nên tiếp tục triển khai dự án

nữa hay không để đảm bảo cho các nguy cơ thách thức được hạn chế đi, và
tránh gây nên hai luồng ý kiến trái chiều nhau nhằm đưa đất nước ngày càng
phát triển nói chung và nghành công nghiệp chế biến nhôm nói riêng.

NHÓM 1 DH11QMGL

12


DỰ ÁN BAUXIT- NHÔM LÂM ĐỒNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />
Lam-Dong-se-co-hieu-qua-kinh-te-5133.html
2. />3. />4. />
NHÓM 1 DH11QMGL

13



×