Tải bản đầy đủ (.doc) (202 trang)

Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng và thử nghiệm biện pháp phòng, trị hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (MMA) ở lợn nái sinh sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.79 MB, 202 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HỒNG MINH

NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI MỘT SỐ CHỈ TIÊU LÂM
SÀNG, PHI LÂM SÀNG VÀ THỬ NGHIỆM BIỆN PHÁP
PHÒNG, TRỊ HỘI CHỨNG VIÊM TỬ CUNG, VIÊM VÚ,
MẤT SỮA (MMA) Ở LỢN NÁI SINH SẢN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: SINH SẢN VÀ BỆNH SINH SẢN GIA SÚC

HÀ NỘI, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HỒNG MINH

NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI MỘT SỐ CHỈ TIÊU LÂM SÀNG,
PHI LÂM SÀNG VÀ THỬ NGHIỆM BIỆN PHÁP PHÒNG, TRỊ
HỘI CHỨNG VIÊM TỬ CUNG, VIÊM VÚ, MẤT SỮA (MMA) Ở
LỢN NÁI SINH SẢN



CHUYÊN NGÀNH : SINH SẢN VÀ BỆNH SINH SẢN GIA SÚC
MÃ SỐ : 62 64 01 06

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. NGUYỄN VĂN THANH
2. TS. TRỊNH ĐÌNH THÂU

HÀ NỘI, 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các
số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, chính xác và chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ thực hiện luận án đã được cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận án đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 08 tháng 4 năm 2014
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Hồng Minh

i


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi

đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ,
động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng
và biết ơn sâu sắc PGS.TS Nguyễn Văn Thanh; TS Trịnh Đình Thâu đã tận
tnh hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong
suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Ngoại Sản, Khoa Thú y - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tnh giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức
Chi cục Thú y tỉnh Bắc Ninh, cảm ơn các trang trại chăn nuôi, các công ty lợn giống
đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích
tôi
hoàn thành luận án./.
Hà Nội, ngày 08 tháng 4 năm 2014
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Hồng Minh

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn


ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục bảng

viii

Danh mục hình

x

MỞ ĐẦU

1

1

Tính cấp thiết của đề tài

1

2


Mục tiêu của đề tài

3

3

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3

4

Phạm vi nghiên cứu

3

5

Những đóng góp mới của đề tài

3

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1

4

Khái quát hội chứng viêm tử cung (Metritis), viêm vú (Mastitis),
mất sữa (Agalactia) - MMA


4

1.1.1

Viêm tử cung (Metritis)

5

1.1.2

Viêm vú (Mastitis)

10

1.1.3

Mất sữa (Agalactia)

15

1.2
Những nghiên cứu về hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa
(MMA)
1.2.1 Nghiên cứu ở nước ngoài

17

1.2.2


Nghiên cứu trong nước

28

1.3

Ảnh hưởng của hội chứng MMA

35

1.3.1

Khả năng sinh sản của lợn nái

35

1.3.2

Sinh trưởng và phát triển của lợn con

35

17

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

37

2.1


Đối tượng nghiên cứu

37

2.2

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

37

2.3

Nội dung nghiên cứu

37

3


2.3.1

Điều tra dịch tễ học hội chứng MMA

37

2.3.2

Ảnh hưởng của hội chứng MMA đến năng suất sinh sản của lợn nái

2.3.3


Theo dõi một số chỉ tiêu phi lâm sàng

2.3.4

Theo dõi một số chỉ tiêu về thành phần, tính chất của sữa lợn

2.3.5

Phân lập và giám định các loài vi khuẩn

2.3.6

Kiểm tra kháng sinh đồ

2.3.7

Thử nghiệm phác đồ điều trị hội chứng MMA

38

2.3.8

Đề xuất các biện pháp phòng hội chứng MMA

39

2.4

Phương pháp nghiên cứu


39

2.4.1

Xác định một số chỉ tiêu lâm sàng

39

2.4.2

Phương pháp điều tra hồi cứu để nắm được tình hình dịch tễ của

38
38
38
38

lợn mắc hội chứng MMA
2.4.3

37

39

Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh sản để đánh giá ảnh hưởng
của hội chứng MMA đến năng suất sinh sản của lợn nái

40


2.4.4

Phương pháp lấy mẫu

40

2.4.5

Các phương pháp dùng trong xét nghiệm một số chỉ tiêu phi lâm
sàng: sinh lý, sinh hóa máu

2.4.6

41

Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất béo, protein, đường, vật
chất khô và đo pH của sữa

41

2.4.7

Phương pháp phân lập và giám định vi khuẩn trong mẫu sữa lợn

2.4.8

Phương pháp phân lập và giám định vi khuẩn hiếu khí có trong dịch
tử cung

2.4.9


42
43

Phương pháp kiểm tra kháng sinh đồ của các vi khuẩn phân lập từ sữa
và dịch viêm tử cung lợn mắc hội chứng MMA với 10 loại kháng
sinh thông dụng

46

2.4.10 Ứng dụng điều trị hội chứng MMA

47

2.4.11 Thử nghiệm biện pháp phòng hội chứng MMA

48

2.4.12 Xử lý số liệu

49

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1

50

Xác định một số biểu hiện lâm sàng của lợn nái mắc hội chứng MMA
4


50


3.2

Tình hình mắc hội chứng MMA trên đàn lợn nái tại các trang trại
nghiên cứu

52

3.3

Ảnh hưởng của lứa đẻ đến tỷ lệ mắc hội chứng MMA

53

3.4

Ảnh hưởng của mùa vụ đến tỷ lệ mắc hội chứng MMA

55

3.5

Ảnh hưởng của hội chứng MMA đến năng suất sinh sản của lợn nái

56

3.6


Kết quả kiểm tra huyết cầu và huyết sắc tố của lợn mắc hội chứng
MMA
Số lượng và công thức bạch cầu của lợn nái mắc hội chứng MMA

60

3.7
3.8
3.9

Kết quả kiểm tra hàm lượng protein tổng số, các tiểu phần protein
huyết
thanh của lợn nái mắc hội chứng MMA và của lợn nái bình thường

65

Kết quả phân lập, giám định vi khuẩn trong sữa lợn mắc hội
chứng MMA

3.11

66

Sự biến động số lượng vi khuẩn phân lập được trong sữa lợn mắc
hội chứng MMA và trong sữa lợn bình thường

3.12

70


Kết quả phân lập và giám định vi khuẩn hiếu khí trong dịch tử cung
lợn mắc hội chứng MMA

3.14

72

Kết quả kiểm tra số lượng vi khuẩn hiếu khí trong dịch tử cung lợn
nái mắc hội chứng MMA

3.15

68

Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu chất lượng, thành phần và tnh chất
của sữa lợn

3.13

63

Hàm lượng đường huyết và hoạt độ của enzyme GOT, GPT trong
máu lợn mắc hội chứng MMA

3.10

62

74


Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ của các vi khuẩn hiếu khí phân lập
được từ mẫu sữa, mẫu dịch tử cung lợn mắc hội chứng MMA với
10 loại kháng sinh thông dụng

76

3.15.1 Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ của các vi khuẩn hiếu khí phân lập
từ mẫu sữa lợn mắc hội chứng MMA với 10 loại kháng sinh

76

3.15.2 Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ của các chủng vi khuẩn hiếu khí
phân lập từ dịch tử cung lợn mắc hội chứng MMA với 10 loại
kháng sinh thông dụng

82

5


3.16

Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ với tập đoàn vi khuẩn trong mẫu
dịch tử cung của lợn mắc hội chứng MMA

93

3.17

Kết quả thử nghiệm điều trị hội chứng MMA


95

3.18

Kết quả thử nghiệm các biện pháp phòng hội chứng MMA bằng vệ
sinh thú y và chăm sóc nuôi dưỡng

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

97
103

1

Kết luận

103

2

Kiến nghị

104

Danh mục công trình đã công bố có liên quan đến luận án
Tài liệu tham khảo

105
106


Phụ lục

112

6


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Ý nghĩa của chữ viết tắt

BA

Blood Agar: thạch máu

CFU

Clony Forming Unit: đơn vị khuẩn lạc cs

Cộng sự
ĐVT

Đơn vị tính

ELISA

Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay: hấp phụ miễn dịch liên
kết với enzyme


FSH

Follicle Stimulating Hormone: Hormon làm trúng chín

GOT

Glutamate Oxalate Transaminase:

GPT

Glutamate Pyruvate Transaminase: men chuyển hóa LH

men chuyển hóa

Lutenizing Hormone: Hormon làm rụng trứng
MC

Thạch Maconkey

MIC

Minimum inhibitory concentration: nồng độ ức chế tối thiểu

MMA

Metritis, mastitis, agalactia: hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa

OR


Odds Ratio: hệ số tương quan

P

Khối lượng cơ thể

PGF

Prostaglandin F: hormon sinh sản

PPDS

Post partum dysgalactia syndrome: hội chứng rối loạn tiết sữa sau đẻ

PRRS

Porcine reproductive and respiratory syndrome: hội chứng rối loạn
sinh sản và hô hấp ở lợn

PTNT

Phát triển Nông thôn

SE

Standard Error: Sai số chuẩn

Spp

species Plural: loài


YCW

yeast cell wall: men vách tế bào

vii


DANH MỤC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

2.1

Bảng qui chuẩn lâm sàng phòng xét nghiệm NCCS 1999

47

2.2

Bố trí thử nghiệm biện pháp tổng hợp phòng hội chứng MMA

48

3.1

Kết quả theo dõi một số biểu hiện lâm sàng ở lợn nái mắc hội

chứng MMA

50

3.2

Tỷ lệ lợn nái mắc hội chứng MMA tại các địa phương

52

3.3

Tỷ lệ lợn nái mắc hội chứng MMA theo lứa đẻ

54

3.4

Tỷ lệ lợn nái mắc hội chứng MMA qua các mùa trong năm

55

3.5a

57

3.5b

Ảnh hưởng của hội chứng MMA đến một số chỉ tiêu sinh sản ở lợn
nái

Ảnh hưởng của hội chứng MMA đến năng suất sinh sản của lợn nái

3.6

Kết quả kiểm tra một số chỉ tiêu huyết học của lợn nái mắc hội
chứng MMA và lợn nái bình thường

3.7

62

Kết quả kiểm tra hàm lượng protein huyết thanh của lợn mắc hội
chứng MMA và lợn bình thường

3.9

65

Số loài vi khuẩn trong sữa lợn nái mắc hội chứng MMA và lợn nái
bình thường

3.11

63

Hàm lượng đường huyết và hoạt độ men sGOT, sGPT ở lợn nái
mắc hội chứng MMA và lợn nái bình thường

3.10


60

Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu ở lợn nái mắc hội chứng
MMA và lợn nái bình thường

3.8

58

67

Kết quả xác định số lượng vi khuẩn hiếu khí trong sữa lợn mắc hội
chứng MMA và sữa lợn bình thường

69

3.12

Một số chỉ tiêu về thành phần, tnh chất của sữa lợn

70

3.13

Kết quả phân lập vi khuẩn trong dịch tử cung của lợn nái mắc hội
chứng MMA và lợn nái bình thường

3.14

72


Kết quả xác định số lượng vi khuẩn hiếu khí trong dịch tử cung của
lợn nái mắc hội chứng MMA và lợn nái bình thường

8

75


3.15

Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ của vi khuẩn E. coli phân lập từ
sữa lợn mắc hội chứng MMA (n = 62)

3.16

77

Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ của 54 chủng vi khuẩn
Staphylococcus spp phân lập từ mẫu sữa lợn mắc hội chứng MMA

3.17

Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ của 17 chủng vi khuẩn
Streptococcus spp phân lập từ mẫu sữa lợn mắc hội chứng MMA

3.18

Tỷ lệ các chủng vi khuẩn E. coli, Staphylococcus spp


90

Kết quả kiểm tra tnh mẫn cảm của 5 loại vi khuẩn với 10 loại
kháng sinh

3.25

88

Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ của 34 chủng vi khuẩn
Pseudomonas spp với 10 loại kháng sinh thông dụng

3.24

86

Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ của 83 chủng vi khuẩn Salmonella
spp với 10 loại kháng sinh thông dụng

3.23

85

Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ của 119 chủng vi khuẩn
Streptococcus spp với 10 loại kháng sinh thông dụng

3.22

83


Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ của 135 chủng vi khuẩn
Staphylococcus spp với 10 loại kháng sinh thường dùng

3.21

81

Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ của 135 chủng vi khuẩn E. coli
phân lập từ dịch tử cung lợn mắc hội chứng MMA

3.20

80



Streptococcus spp mẫn cảm với 10 loại kháng sinh kiểm tra
3.19

78

91

Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ của tập đoàn vi khuẩn có trong dịch
tử cung của lợn mắc hội chứng MMA

93

3.26


Kết quả điều trị hội chứng MMA

96

3.27

Kết quả thử nghiệm các biện pháp phòng hội chứng MMA ở lợn nái

3.28

Kết quả theo dõi các đàn lợn con của những lợn nái được phòng
ngừa hội chứng MMA

100
101

9


DANH MỤC HÌNH
TT
1.1

Tên hình

Trang

3.2

Tiết diện núm vú và phân loại khả năng hoạt động của núm vú lợn

cái
Lô thí nghiệm phòng hội chứng MMA

11
101

3.3

Lô đối chứng phòng hội chứng MMA

101

DANH MỤC SƠ ĐỒ
TT

Tên sơ đồ

Trang

1.1

Cơ chế phát sinh chứng mất sữa

20

1.2

Cơ chế phát sinh chứng viêm tử cung

20


1.3

Cơ chế phát sinh chứng viêm vú

20

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
TT

Tên biểu đồ

Trang

3.1

Tính mẫn cảm của các vi khuẩn trong sữa với 10 loại kháng sinh

3.2

Tính mẫn cảm của vi khuẩn trong dịch tử cung lợn nái với 10 loại

82
92

kháng sinh

1
0



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi lợn đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp
của Việt Nam nói chung và của các tỉnh phía bắc nói riêng. Trong những năm
qua thịt lợn đã trở thành hàng hoá tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, góp
phần tăng thu nhập cho nông dân. Trong chiến lược phát triển chăn nuôi đến
năm 2020, ngành chăn nuôi sẽ được tổ chức lại theo hướng gắn với thị trường;
Chăn nuôi sẽ cơ bản chuyển sang hướng sản xuất hàng hóa, theo phương thức
chăn nuôi tập trung công nghiệp, nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y
và vệ sinh an toàn thực phẩm; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả chăn
nuôi và cải thiện điều kiện an sinh xã hội. Để đạt được mục tiêu đó, việc nâng
cao năng suất sinh sản của đàn lợn nái, đăc biệt là đàn lợn nái ngoại luôn là
mối quan tâm, là mục tiêu hàng đầu của các nhà chăn nuôi và các nhà khoa học.
Trong những năm gần đây, cùng với những thiệt hại do các bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm gây ra cho đàn lợn như: dịch tả, lở mồm long móng, tai xanh…
các bệnh về sinh sản cũng không ngừng gia tăng, ảnh hưởng không nhỏ tới năng
suất sinh sản của lợn nái. Theo các nhà chăn nuôi, một trong những nguyên nhân
làm hạn chế khả năng sinh sản của lợn nái ở nước ta hiện nay là hội chứng
viêm tử cung (metritis), viêm vú (mastitis), mất sữa (agalactia) viết tắt là MMA.
Thuật ngữ MMA được dùng nhiều ở các nước châu Âu (Martin et al.,
1967; Waldmann, 2001), đặc trưng bởi việc giảm tiết sữa 12 - 48 giờ sau đẻ,
viêm tử cung, viêm vú ở lợn mẹ, còi cọc, dễ nhiễm bệnh và chết đói ở lợn con.
Ngày nay, hội chứng MMA còn được gọi là hội chứng rối loạn tiết sữa sau
đẻ (Post - Partum Dysgalactia Syndrome - PPDS/PDS), hoặc hội chứng giảm sữa
sau đẻ (Post - patrum Hypogalactia Syndrome - PHS). Lợn nái có tỉ lệ mắc bệnh
cao, tỉ lệ chết khoảng 2% nhưng lợn con có thể chết đến 80%, gây tổn thất lớn về
kinh tế (Shrestha, 2012).
Trong nghiên cứu đánh giá thiệt hại do ảnh hưởng của hội chứng MMA tại
1



Cộng Hòa Liên Bang Đức cho thấy: hội chứng này gây tổn thất kinh tế cho chăn
nuôi khoảng 15.000 Euro/1.000 lợn nái/năm (During and Friton, 2003).
Hội chứng MMA không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, khả
năng sinh sản, sức sản xuất của lợn nái mà còn ảnh hưởng đến chất lượng
lợn con. Trên thế giới, mặc dù hội chứng MMA đã được biết đến từ lâu nhưng chỉ
từ khi có một số công bố về tỷ lệ mắc hội chứng MMA từ 30 đến 35% ở một số
đàn lợn nái sinh sản thì mới có nhiều nghiên cứu chi tiết về tổn thương vú
(Jensen et al., 2006), về mối tương quan giữa viêm nhiễm đường sinh dục với hội
chứng MMA (Busse, 2006; Hulten et al., 2006), về xác định các yếu tố nguy cơ
mắc hội chứng (Perestrelo et al., 1994) và thử nghiệm điều trị (Gevaert et al.,
2006; Heber et al., 2010). Cùng với những đặc điểm lợn nái kém ăn, mệt mỏi,
sốt, sưng vú, viêm tử cung sau đẻ từ 12 đến 48 giờ, hội chứng MMA còn làm
giảm tiết sữa và đặc biệt làm thay đổi thành phần của sữa qua đó làm tăng tỷ lệ
chết ở lợn sơ sinh tới 80% (Shrestha, 2012).
Ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu về hội chứng MMA
nhưng chủ yếu các nghiên cứu mới đánh giá tỷ lệ mắc, phân lập vi khuẩn gây
bệnh, thử nghiệm phác đồ điều trị (Lê Minh Chí và Nguyễn Như Pho, 1985;
Trịnh Đình Thâu và cs., 2010). Tuy nhiên, việc xác định sự thay đổi các chỉ tiêu
sinh lý, sinh hóa máu, xác định sự biến động hàm lượng vi khuẩn và thành phần
hóa học, tnh chất của sữa lợn mắc hội chứng MMA thì chưa được nghiên
cứu một cách hệ thống. Chính vì thế, việc tiếp cận nghiên cứu tổng thể từ
nguyên nhân, biểu hiện lâm sàng, phi lâm sàng, các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ
lệ mắc và đánh giá hiệu quả của một số giải pháp phòng, trị hội chứng MMA là
yêu cầu cấp thiết trong thực tế sản xuất hiện nay.
Để hạn chế tác hại của hội chứng MMA, góp phần nâng cao năng suất sinh
sản của đàn lợn nái và góp thêm tư liệu khoa học cho việc hoàn thiện
chương trình phòng chống, hạn chế dịch bệnh trên đàn lợn ở khu vực và trên
toàn quốc, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ

tiêu lâm sàng, phi lâm sàng và thử nghiệm biện pháp phòng, trị hội chứng
viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (MMA) ở lợn nái sinh sản”
2


2. Mục tiêu của đề tài
Xác định đặc điểm bệnh lý lâm sàng, phi lâm sàng, đặc điểm dịch tễ và tỷ lệ
lưu hành hội chứng MMA trên đàn lợn nái ngoại nuôi tập trung tại các trang
trại ở các tỉnh, thành phố thuộc đồng bằng sông Hồng gồm: Bắc Ninh, Hải Dương,
Hưng Yên và thành phố Hà Nội, từ đó đưa ra các giải pháp phòng, trị hội chứng
MMA có hiệu quả, góp phần nâng cao năng suất sinh sản và phát triển chăn nuôi
lợn bền vững.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ
thống về hội chứng MMA trên đàn lợn nái ngoại sinh sản nuôi tại một số trang
trại của các tỉnh, thành phố thuộc đồng bằng sông Hồng.
Ý nghĩa thực tiễn: đưa ra các giải pháp phòng, trị hội chứng MMA có hiệu
quả, góp phần nâng cao năng suất sinh sản và phát triển chăn nuôi bền vững.
4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên một số trang trại chăn nuôi lợn nái
ngoại tại các tỉnh: Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên và thành phố Hà Nội và đàn
lợn con được sinh ra từ những lợn nái nghiên cứu.
5. Những đóng góp mới của đề tài
Nghiên cứu một cách hệ thống về hội chứng MMA, từ biểu hiện triệu
chứng lâm sàng đến các chỉ tiêu phi lâm sàng, chất lượng sữa, thành phần
vi khuẩn trong sữa, trong dịch tử cung của lợn nái, làm kháng sinh đồ và đề
xuất các giải pháp phòng, trị hội chứng MMA.

3



Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái quát hội chứng viêm tử cung (Metritis), viêm vú (Mastitis), mất
sữa (Agalactia) - MMA
Hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa được gọi bằng nhiều tên khác
nhau trên thế giới: theo Martin et al. (1967) hội chứng MMA là tên thường được
dùng ở các nước châu Âu; hội chứng rối loạn tiết sữa sau đẻ (postpartum
dysgalactia syndrome - PPDS/PDS) được dùng ở các nước nói tiếng Anh
(Klopfenstein et al., 2006), ngoài ra còn một số tên gọi khác như: hội chứng mất
sữa (Peny, 1970); hội chứng mất sữa sau đẻ (Hermannson et al., 1978)… Tuy
nhiên, dù ở tên gọi nào cũng phản ánh căn nguyên gây nên những bệnh lý của
hội chứng và được biểu hiện bằng các triệu chứng đặc trưng: kém ăn hoặc bỏ ăn,
lười
0

uống nước, bồn chồn, sốt > 39,5 C, sưng tuyến vú, viêm tử cung, tiết nhiều
dịch
viêm và giảm tiết sữa từ 12 đến 48 giờ sau đẻ, lợn con chết đói tỷ lệ cao
(Hoy,
2004; Shrestha, 2012). Hội chứng do vi khuẩn gây ra và là nguyên nhân làm tăng
tỷ lệ chết, kém tăng trọng ở lợn con (BPEX, 2011) và gây tổn thất kinh tế trong
chăn nuôi lợn sinh sản trên thế giới (Bertschinger, 1999).
Theo Heber et al. (2010), bệnh ở lợn nái sau đẻ được gọi là hội
chứng MMA khi xuất hiện một trong những triệu chứng hoặc bao gồm các triệu
chứng sau: viêm tử cung, viêm vú, pH âm đạo > 8,0, bỏ ăn hoặc ăn ít và thân
nhiệt >
0

39,4 C, tỷ lệ lợn nái mắc bệnh trong đàn lên tới 35 - 40%.
Theo Đặng Đắc Thiệu (1978); Lê Minh Chí và Nguyễn Như Pho (1985);

Berstchinger and Pohlenz (1980); Ross (1981); Smith (1985); Mercy (1990);
Radostits and Blood (1997), những biểu hiện lâm sàng ở lợn nái sau sinh 12 - 72
giờ bao gồm hiện tượng sốt (Persson et al., 1989), tử cung tiết nhiều dịch viêm
(viêm tử cung); vú sưng cứng, nóng và đỏ (viêm vú); sữa giảm hay mất sữa, được
4


gọi là hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (Gardner et al., 1990). Trên từng
cá thể, có thể bệnh xuất hiện với từng triệu chứng riêng biệt hoặc kết hợp 2 3 triệu chứng cùng lúc, trong đó chứng viêm tử cung thường xuất hiện với tần
xuất

5


cao hơn (Lê Minh Chí và Nguyễn Như Pho, 1985). Theo Taylor (1995), hội chứng
MMA phải là sự kết hợp cả 3 chứng viêm tử cung, viêm vú và mất sữa trên cùng
một cá thể lợn nái. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ hội chứng
MMA theo quan điểm của các tác giả Đặng Đắc Thiệu (1978); Lê Minh Chí và
Nguyễn Như Pho (1985); Berstchinger and Pohlenz (1980) để diễn tả những cá
thể bị viêm tử cung kèm mất sữa hoặc viêm tử cung kèm viêm vú được xem là
mắc hội chứng MMA. Trường hợp viêm tử cung, viêm vú, mất sữa cùng xuất hiện
trên một cá thể được gọi là thể điển hình của hội chứng MMA.
1.1.1. Viêm tử cung (Metritis)
Đặc điểm: Là một quá trình bệnh lý thường xảy ra ở gia súc cái sinh sản
sau khi đẻ, quá trình viêm phá hủy các tế bào tổ chức của các lớp hay các
tầng của thành tử cung gây rối loạn sinh sản, từ đó gây ảnh hưởng lớn đến khả
năng sinh sản, thậm chí làm cho gia súc cái mất khả năng sinh sản.
Nguyên nhân: Theo Sobko and Gadenko (1978), nguyên nhân của bệnh
viêm tử cung là do tử cung bị tổn thương, do sót nhau khi đẻ. Bệnh phát triển do
nuôi dưỡng không đủ chất, do đưa vào đường sinh dục những chất kích thích đẻ,

chúng phá hủy hoặc làm kết tủa chất nhày ở bộ máy sinh dục lợn.
Theo Đào Trọng Đạt và cs. (2000), bệnh viêm tử cung ở lợn nái thường do
các nguyên nhân sau:
- Công tác phối giống không đúng kỹ thuật, nhất là phối giống bằng
phương pháp thụ tinh nhân tạo làm xây sát niêm mạc tử cung; dụng cụ dẫn tinh
không được vô trùng khi phối giống đưa vi khuẩn từ ngoài vào tử cung lợn nái
gây viêm.
- Khi phối giống trực tiếp, lợn đực mắc bệnh viêm bao dương vật hoặc
mang vi khuẩn từ những lợn nái khác bị viêm tử cung, viêm âm đạo truyền sang
cho lợn khỏe.
- Lợn nái đẻ khó phải can thiệp bằng thủ thuật gây tổn thương niêm
mạc tử cung, theo đó vi khuẩn xâm nhập gây viêm tử cung kế phát.
- Lợn nái sau đẻ bị sót nhau xử lý không triệt để dẫn đến viêm tử cung.
6


- Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm như: sẩy thai truyền nhiễm,
phó thương hàn, lao…
- Do vệ sinh chuồng đẻ, vệ sinh bộ phận sinh dục lợn nái trước và sau đẻ
không sạch; trong thời gian lợn đẻ cổ tử cung mở, tạo điều kiện cho vi sinh
vật xâm nhập và gây viêm.
- Do nấm xâm nhập.
Ngoài các nguyên nhân trên, viêm tử cung còn có thể là biến chứng nhiễm
trùng do vi khuẩn xâm nhập vào tử cung trong thời gian động dục (do lúc đó
cổ tử cung mở) (Lê Văn Năm, 1997).
Theo Madec and Neva (1995), bệnh viêm tử cung và các bệnh ở
đường tiết niệu có mối quan hệ với nhau, vi khuẩn trong nước tiểu cũng phát
triển trong âm đạo và việc gây nhiễm ngược lên tử cung là rất dễ xảy ra.
Hậu quả của bệnh viêm tử cung
Theo Madec and Neva (1995), hiện tượng viêm tử cung âm ỉ kéo dài từ

lứa đẻ trước đến lần động dục tiếp theo có thể giải thích cho nguyên nhân
làm giảm độ mắn đẻ, từ đó làm giảm năng suất sinh sản.
Theo Trần Tiến Dũng và cs. (2002); Trần Thị Dân (2004), khi lợn nái bị
viêm tử cung sẽ dẫn tới một số hậu quả chính
sau:
- Sẩy thai: Lớp cơ trơn thành tử cung có đặc tính co thắt. Khi gia súc cái
mang thai, sự co thắt của cơ tử cung giảm dưới tác dụng của Progesterone,
nhờ vậy phôi thai mới bám chặt vào thành tử cung. Khi tử cung bị viêm cấp tnh
do nhiễm trùng, tế bào lớp nội mạc tử cung tiết nhiều Prostaglandin F2α (PGF2α)
gây phân hủy thể vàng ở buồng trứng bằng cách bám vào tế bào của thể
vàng, làm chết tế bào, gây co mạch hoặc thoái hóa các mao quản ở thể vàng nên
giảm lưu lượng máu đến thể vàng. Thể vàng bị phá hủy dẫn đến giảm tiết
Progesterone vào máu, hàm lượng Progesterone trong máu giảm, làm tăng
trương lực cơ tử cung do đó gia súc chửa rất dễ sẩy thai.

7


- Bào thai phát triển kém hoặc thai chết lưu: Lớp nội mạc tử cung có
nhiệm vụ tiết các chất vào lòng tử cung để nuôi dưỡng phôi thai. Khi lớp nội mạc

8


bị viêm, lượng Progesteron giảm nên khả năng tăng sinh và tiết dịch của
niêm mạc tử cung giảm, do đó bào thai nhận được ít, thậm chí không nhận được
dinh dưỡng từ mẹ nên phát triển kém hoặc chết lưu.
- Giảm sức đề kháng và khả năng sinh trưởng của lợn con theo mẹ: Khi
lợn nái bị nhiễm trùng tử cung, trong đường sinh dục thường có mặt vi khuẩn E.
coli, vi khuẩn này tiết ra nội độc tố làm ức chế sự phân tiết kích tố tạo

sữa Prolactin từ tuyến yên, do đó lợn nái ít hoặc mất hẳn sữa. Lượng sữa giảm,
thành phần sữa cũng thay đổi nên lợn con thường bị tiêu chảy, còi cọc.
- Ảnh hưởng đến khả năng động dục trở lại: Nếu tử cung bị viêm mạn tnh
thì sự phân tiết PGF2α giảm, do đó thể vàng vẫn tồn tại; thể vàng tiếp tục tiết
Progesterone. Progesterone ức chế thùy trước tuyến yên tiết FSH, do đó ức
chế sự phát triển của noãn bao trong buồng trứng, nên lợn nái không thể động
dục trở lại và không thể rụng trứng.
Biểu hiện rõ nhất trên lâm sàng mà người chăn nuôi và bác sỹ thú y nhận
thấy ở lợn viêm tử cung lúc đẻ là: chảy mủ ở âm hộ, sốt, bỏ ăn. Mặt khác, các
quá trình bệnh lý xảy ra lúc đẻ ảnh hưởng rất lớn tới năng suất sinh sản của
lợn nái sau này. Tỷ lệ phối giống không đạt tăng lên ở đàn lợn nái viêm tử
cung. Hiện tượng viêm tử cung âm ỉ kéo dài từ lứa đẻ trước đến lứa đẻ sau là
nguyên nhân làm giảm độ mắn đẻ. Ngoài ra, viêm tử cung là một trong
những nguyên nhân dẫn đến hội chứng MMA, từ đó làm cho tỷ lệ lợn con
cai sữa thấp. Đặc biệt, nếu viêm tử cung kèm theo viêm bàng quang thì còn
ảnh hưởng tới hoạt động của buồng trứng (Madec and Neva,1995).
Chẩn đoán viêm tử cung
Xuất phát từ quan điểm lâm sàng thì bệnh viêm tử cung thường biểu
hiện vào lúc đẻ và thời kỳ tiền động dục, vì đây là thời gian cổ tử cung mở nên
dịch viêm có thể chảy ra ngoài. Lượng dịch viêm không ổn định, có thể từ vài
millilit (ml) đến vài trăm millilit. Tính chất của dịch viêm cũng khác nhau, từ dạng
dung dịch màu trắng loãng cho tới màu xám hoặc vàng đặc như kem, có thể

9


màu máu cá. Người ta thấy rằng thời kì sau đẻ hay xuất hiện viêm tử cung
cấp tính, còn

1

0


viêm tử cung mạn tính thường gặp trong thời kì cho sữa (Madec and Neva, 1995).
Để chẩn đoán, người ta dựa vào những triệu chứng điển hình cục bộ ở cơ
quan sinh dục và triệu chứng toàn thân như dịch viêm và thân nhiệt.
Thân nhiệt là một trị số hằng định ở động vật bậc cao. Theo Hồ Văn Nam
o

và cs. (1997), thân nhiệt bình thường của lợn là 38 - 38,5 C; khi viêm, thân nhiệt
o

tăng từ 1,5 đến 2 C.
Dịch viêm là sản phẩm được tiết ra tại ổ viêm, bao gồm nước, thành phần
hữu hình và các chất hòa tan.
Mỗi thể viêm khác nhau biểu hiện triệu chứng khác nhau và có mức
độ ảnh hưởng khác nhau tới khả năng sinh sản của lợn nái. Để hạn chế tối thiểu
hậu quả do viêm tử cung gây ra cần phải chẩn đoán chính xác mỗi thể viêm,
từ đó đưa ra phác đồ điều trị tối ưu, thời gian điều trị ngắn nhất, chi phí điều
trị thấp nhất, nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
Điều trị viêm tử cung
Có nhiều phương pháp để điều trị bệnh viêm tử cung, Nguyễn Văn
Thanh
(2003) đã nêu ra 4 phác đồ điều trị như sau:
- Phác đồ 1: Bơm rửa tử cung bằng dung dịch Rivanol 0,1% hay thuốc tím
0,1% ngày 1 lần, sau khi bơm rửa, kích thích cho dung dịch đẩy ra ngoài, dùng
Neomycin 12 mg/kg thể trọng bơm vào tử cung ngày 1 lần, liệu trình điều trị 3 - 5
ngày.
- Phác đồ 2: Dùng PGF2α hay các dẫn xuất của nó như Estrumat,
Oestrophan, Prosolvin, tiêm dưới da 2 ml (25 mg) tiêm 1 lần sau đó bơm vào tử

cung 200 ml dung dịch Lugol, ngày 1 lần, liệu trình điều trị 3 - 5 ngày.
- Phác đồ 3: Dùng oxytocin 6 ml tiêm dưới da, Lugol 200 ml, neomycin
12 mg/kg thể trọng bơm vào tử cung, ampicilline 3 - 5 g tiêm bắp hay tnh mạch
tai ngày 1 lần, liệu trình điều trị 3 - 5 ngày.
- Phác đồ 4: Dùng PGF2α (hay các dẫn xuất) tiêm dưới da 2 ml (25 mg)
tiêm 1 lần, Lugol 200 ml, neomycin 12 mg/kg khối lượng cơ thể, bơm vào tử
1
1


cung sau đó dùng Ampicilline 3 - 5 g tiêm bắp hay tnh mạch tai ngày 1 lần, liệu
trình điều trị 3 - 5 ngày.

1
2


Phạm Sỹ Lăng và cs. (2011) cho biết hiệu quả điều trị bệnh viêm tử cung
bằng phác đồ như sau:
- Thụt rửa tử cung bằng các dung dịch thuốc sát trùng như: Biocid - 30
(1%), Lugol 5%, Han - iodine 5%...
- Tiêm một trong các loại kháng sinh sau: gentamicin, oxytetracyclin,
penicillin…
- Tiêm oxytocin để đẩy các niêm dịch và dịch viêm ra ngoài.
- Dùng thuốc trợ sức, trợ lực như: ADE Bcomplex, Calci - B12,
Calci - fort…
Theo Nguyễn Đức Lưu và cs (2000), dùng oxytocin với liều 20 - 40
UI/con/ngày để tăng co bóp dạ con, tống dịch viêm ra ngoài. Sau đó thụt rửa tử
cung bằng Han - iodine 5%, tiêm kháng sinh: gentamicin 4% 1 ml/6 kg thể
trọng hoặc lincomycin 10% 1 ml/10 kg thể trọng liên tục trong 3 đến 5 ngày.

Tác giả Đoàn Thị Kim Dung và cs. (2002) đã dùng một số bài thuốc nam
trong việc điều trị viêm tử cung cho kết quả tốt.
Bài 1:
- Nước sắc vỏ cây xoan;
- Lá bạch đàn đồng nữ 500 g;
- Muối ăn 50 g;
- Nước sạch 3000 ml.
Các nguyên liệu trên cho vào ấm đun sôi trong 30 phút, chắt lấy nước để
nguội rồi dùng nước đó thụt rửa tử cung, âm đạo ngày 1 lần, rửa liên tục trong 7
đến 10 ngày.
Bài 2: Nếu tử cung, âm đạo bị viêm nặng, có mùi hôi thối, dịch viêm
nhiều có thể dùng 50 g tỏi ta bóc vỏ, rửa sạch, giã nhuyễn cho vào 500 ml nước,
đun sôi để nguội, khuấy đều, lọc lấy nước bơm vào tử cung 1 lần/ngày, dùng liên
tục từ 3 đến 5 ngày.

1
3


×