Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

KỸ NĂNG QUẢN lý bản THÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.71 KB, 9 trang )

I.

II.

III.

IV.

Khái niệm kỹ năng quản lý bản thân
- Đó là những cách thức (phương pháp, chiến thuật) của cá nhân đó có
cuộc sống tốt đẹp hơn, bao gồm việc đặt mục tiêu, mục đích, xây
dựng kế hoạch, lập chương trình thực hiện mục tiêu, tự tiến hành công
việc và tự đánh giá kết quả.
Nội dung kỹ năng quản lý bản thân
- Xác định rõ ràng mục tiêu: là việc xác định các công việc của mình
trong môt thời gian nhất định.
- Xác định rõ khi nào thực hiện những muc tiêu đề ra.
- Ghi chép tiến trình hoàn thành hoặc không hoàn thành công việc đề
ra.
- Lắng nghe nhận xét của mọi người xung quanh: Nói cho mọi người
biết mục tiêu phấn đấu của mình và tiến trình thực hiện. Nhờ người ta
theo dõi, đánh giá, nhắc nhở mình trong quá trình thực hiện công việc.
Nhờ người khác khen thưởng, động viên, khi bạn hoàn thành hoặc
nhắc nhở, phạt mình khi mình chưa hoàn thành công việc.
- Tự phạt mình khi không hoàn thành công việc hoặc giao hẹn với một
ai đó theo dõi giúp mình: Nếu mình chưa hoàn thành một công việc
nào đó đã đề ra, tự mình xử phạt mình hoặc nhờ người khác phạt mình
để rèn luyện tính kĩ luật cho bản thân.
- Chia nhỏ nhiệm vụ, mục tiêu thành những mục tiêu nhỏ hơn.
- Loại trừ những trở ngại, cản trở trên bước đường bạn phấn đấu đạt
được mục tiêu: Tính nhút nhát, sự a dua theo bạn bè, sự cả nể, cả tin,


những thói quen xấu…có thể ảnh hưởng tới việc đạt mục tiêu của
bạn. Hãy lập kế hoạch loại trừ dần dần để con đường bạn đi quang
đãng hơn, sáng sủa hơn.
Nguyên tắc quản lý bản thân
- Sống theo các giá trị của bạn, cho dù chúng là gì.
- Hãy nói ra!
- Hãy tôn trọng những lời nói và giữ lời hứa của mình.
- Khi bạn đòi hỏi ai phải có trách nhiệm hơn, hãy đảm bảo mình có đầy
đủ trách nhiệm.
- Quyết tâm gầy dựng sự tin tưởng.
- Tạo những thói quen tốt và loại bỏ những thói quen xấu.
- Hãy có đạo đức nghề nghiệp.
- Hãy là người quan tâm.
- Hãy là người tử tế.
- Hãy là người có kỷ luật.
- Giữ mình luôn khoẻ và chăm sóc cho bản thân.
Một số kỹ năng giúp bạn quản lý bản thân.


Nếu bạn quản lý bản thân tốt, sếp sẽ xem bạn như một người biết tận
dụng tối đa cơ hội và phát huy các ưu điểm cá nhân.
1. Quản lý thời gian
Lập danh sách quản lý thời gian
Xác định tất cả mục tiêu để lên danh sách là điểm khởi đầu. Đây là
công cụ quản lý thời gian cơ bản nhất. Hãy bắt đầu ngay việc hoạch
định công việc ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Đó như lời nhắc nhở
và thúc đẩy bạn cố gắng thực hiện đúng kế hoạch đề ra trong từng
khoảng thời gian nhất định.
Sắp xếp danh sách theo thứ tự ưu tiên
Tâm lý chúng ta thường giải quyết công việc theo sở thích. Việc dễ

làm trước, khó giải quyết sau. Nhưng nghịch lý là việc khó nếu đẩy lùi
thời gian về sau càng khó giải quyết hơn. Nắm vững thứ tự công việc
quan trọng là điều cần thiêt.
Những người thành công, được trả lương cao không phải họ giỏi hay
thông minh hơn. Khác biệt duy nhất là họ biết tập trung làm công việc
mang lại giá trị cao, được ưu tiên. Việc " đốt" thời gian vào việc
không ưu tiên rất vô ích. Bạn luôn có quyền được tự do chọn lựa. Hãy
đưa ra quyết định chọn thứ tự công việc thật thông minh.
Tách biệt việc khẩn cấp và việc quan trọng
Những công việc khẩn cấp được xác định bởi áp lực và yêu cầu từ bên
ngoài. Bạn phải làm những việc này ngay lập tức. Trái lại, công việc
quan trọng là việc đánh giá được hiệu suất năng lực thật sự của bạn.
Hầu hết mọi người dành thời gian trong ngày để đáp ứng và phản hồi
nhiệm vụ khẩn cấp. Đó có thể là những cuộc điện thoại, yêu cầu cấp
từ trên hay khách hàng. Cần phân biệt rõ việc khẩn cấp nhưng không
quan trọng, như tham vấn cho đồng nghiệp, nghe điện thoại trò
chuyện. Hoạt động này diễn ra xuyên suốt khiến ta lầm lẫn với công
việc thật sự. Hãy tỉnh táo tách biệt, chúng không hề mang lại lợi ích
lâu dài cho bạn.
Xử lý từng việc
Tập trung xử lý từng việc là một trong những kỷ thuật quản lý thời
gian hiệu quả nhất. Khi đã xác định nhiệm vụ quan trọng nhất, hãy bắt
tay vào công việc liền theo thứ tự. Đánh dấu ABCD cho thứ tự từng


công việc ưu tiên giảm dần. Quy tắc cần ghi nhớ: Không bao giờ làm
việc loại B khi loại A cần hoàn thành. Bỏ qua loại C khi công việc loại
B còn chưa thực hiện xong. Hãy luôn tập trung thực hiện tốt việc loại
A trong ngày làm việc của bạn.
Hình thành thói quen

Những kỹ năng quản lý thời gian chỉ được nâng cao qua rèn luyện
hằng ngày. Thực hiện đúng tiến độ luôn mang lại cảm giác hân hoan,
nhiệt huyết.
Thói quen này sẽ liên tục mở ra cách cửa cơ hội cho bạn. Mọi thành
công trong cuộc đời luôn là biểu tượng chiến thắng của tính kiên trì.
Khiêm khắc với bản thân
Sự thật là bạn khó nắm bắt hết thời gian, bạn chỉ có thể kiểm soát
được bản thân mình. Đó là lý do quản lý thời gian đòi hỏi sự nghiêm
khắc bản thân và tự hoàn thiện.
Bạn phải tự đặt mình vào kỷ luật để tránh cuốn theo công việc khác.
Nếu cảm thấy xao nhãng, hãy lặp tiếng nói thầm trong bạn " Quay trở
lại công việc đi!". Nó gợi cảm xúc tập trung, quay về với công việc
đang dang dở.
2. Quản lý cảm xúc:
- Kỹ năng Quản lý cảm xúc của bản thân chính là con đường ngắn nhất
giúp bạn thay đổi chính bản thân mình.
- Người có kỹ năng nhận thức cảm xúc tốt là người luôn bình tĩnh, tự
tin, điềm đạm,luôn sáng suốt khi xử lý các tình huống khó khăn là
người luôn có khả năng tập trung trong công việc......Và đơn giản họ
là những người rất dễ để thành công


Quản lý cảm xúc Kém khiến bạn dễ bị nóng giận
Vậy Làm cách nào để bạn có thể có được những Kỹ năng mềm - Kỹ
Năng Quản Lý cảm xúc tốt :
a. Trước mỗi việc cần làm hãy nghĩ đến trách nhiệm của bản thân
- Khi gặp khó khăn bản năng của con người thường hay trốm tránh,
tìm cách đổ trách nhiệm cho những người xung quanh. Tuy Nhiên chỉ
cần nghĩ đến trách nhiệm của bản thân thì thay vì đổ lỗi bạn sẽ tìm
cách xử lý chúng.Sau mỗi lần như thế bạn sẽ nhận thấy được mình

tiến bộ hơn về cả cách suy nghĩ và cách làm việc không những
vậy bạn sẽ dành được rất nhiều sự tôn trọng từ người khác
- Mẹo nhỏ : Trong mỗi lần gặp rắc rỗi thay vì đi đổ lỗi cho người
khác hãy luôn nghĩ rằng " Mình cũng có trách nhiệm trong chuyện
này , mình phải cố gắng khắc phục, mình cần làm thế này, thế kia..."
b. Nói Không với suy nghĩ Tiêu Cực
- Hãy tin tôi đi nếu bạn còn nghĩ tiêu cực trong công việc hay học tập
thì bạn sẽ không bao giờ thành công. Hãy thừa nhận thực tại và chấp
nhận chúng , hãy thay vì học tập và làm việc một cách bảo thủ thì hãy
làm vì đam mê, hãy xem những vấp ngã là bài học dẫn ta đến thành
công, hãy xem khó khăn là động lực....
- Khi có những suy nghĩ tích cực, cách sống mở lòng bạn sẽ cảm thấy
mọi công việc của mình sẽ dễ dàng hơn rất nhiều
c. Bỏ Qua những tranh cãi và tập trung giải quyết vấn đề
- Con người không ai là hoàn hảo. Khi bạn bè hoặc đồng nghiệp mắc
lỗi thay vì trách móc hãy cùng người đó giải quyết vấn đề. Hãy nghĩ
rằng khi trách mắng mình được những gì hay chỉ làm mọi việc thêm
rắc rối. Hãy bình tĩnh cùng nhau giải quyết vấn đề và tôi chắc chắn
rằng người bạn của bạn sẽ rất thán phục bạn


Để Ngoài tai những nóng giận tập trung hơn vào công việc
d. Bỏ Qua những thù hận
- Bỏ qua những thù hận là cách tốt để ta có thể bớt lãng phí những
năng lượng không cần thiết, gây ức chế cho bản thân...hãy học cách
tha thứ, bỏ qua hận thù để nghĩ về những điều tốt đẹp hơn
e. Không Hành động trong lúc nóng giận
- Nếu bạn không giữ được bình tĩnh thì đừng nên dại dột quyết định
điều gì.Trong lúc nóng giận ban sẽ rất dễ làm nên những điều mình
đáng phải hối tiếc.

g. Đối mặt với khó khăn
- Trong cuộc sống ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thay vì trốn tránh hãy
đối mặt với chúng. Nó sẽ là một cách tốt để bạn rèn luyện cảm xúc
của mình
h. Hãy Thật cố giữ bình tĩnh
- Mất bình tĩnh là nguyên nhân chính khiến bản hay nổi nóng, cáu
giận, vậy nên trước những quyết định bạn đưa ra hãy cố gắng giữ
bình tĩnh suy nghĩ thật kỹ về những quyết định mình sắp đưa ra
- Hãy nhìn nhận sự việc theo nhiều hướng để có thể đánh giá mọi việc
một cách khách quan nhất


i. Nhìn nhận sự việc đã qua
- Hãy suy xét lại những việc đã qua, lỹ do bạn tức giận và bạn hành
động như thế đúng chưa, mình sẽ nhận được những gì.... để rút ra
những bài học cho bản thân
k. Hãy Giải tỏa cảm Xúc
- Kiềm chế cảm xúc nhiều sẽ là điều không tốt với những ai không
biết giải tỏa chúng. nó sẽ rất dễ gây stress cho bản thân vì vậy. Hãy
học cách kiềm chế cảm xúc một cách từ từ và giải tỏa chúng khi cần
thiết
3. Quản lý sự ưu tiên
Quy luật chung thường cho thấy khi bạn không biết cách quản lý các
ưu tiên, công việc của bạn sẽ luôn áp lực và giảm hiệu suất. Đặc biệt
với vị trí ở giữa một tổ chức, bạn sẽ có một núi công việc cần xử lý.
John C.Maxwell đề xuất cách quản lý các ưu tiên như sau:
80% thời gian- làm những việc bạn giỏi nhất
15% thời gian- làm những việc bạn đang học hỏi
5% thời gian-làm những việc cần thiết khác.
Có thể bạn sẽ gặp khó khăn trong thời gian đầu thực hiện nhưng bạn

cần học cách giao quyền, tính kỷ luật và phải “nhẫn tâm” khi quyết
định đâu là những việc không nên làm. Thích làm một số công việc
không có nghĩa phải đưa nó vào danh sách việc cần làm. Hãy chỉ làm
những việc có thể giúp bạn phát triển khả năng hoặc những việc cấp
trên yêu cầu đích thân bạn làm. Tất cả những công việc còn lại đều là
ứng viên cho danh sách những việc không nên làm của bạn.


4. Quản lý năng lượng
Ngay cả những người giàu năng lượng nhất cũng có thể bị rút cạn
năng lượng trong những tình huống khó khăn hoặc không biết cách
phân bổ, sử dụng chúng. Có 3 nhóm hao mòn năng lượng mọi người
thường mắc phải gồm: Làm những việc không quan trọng, Không có
khả năng làm những việc thật sự quan trọng, Không có khả năng ứng
phó với vấn đề.
Vì vậy để quản lý năng lượng bản thân tốt nhất, mỗi ngày bạn bên
nhìn vào lịch làm việc của mình và tự hỏi “Việc nào là việc
chính?” . Từ đó hãy đảm bạn mình có đủ năng lượng để thực hiện việc
đó với sự tập trung và xuất sắc.
5. Quản lý suy nghĩ
Kẻ thù lớn nhất của suy nghĩ sâu sắc là sự bận rộn. Khi bạn muốn trở
nên xuất sắc, hãy biết cách quản lý sự bận rộn quanh mình. Nếu bạn
thấy nhịp độ cuộc sống quá gấp gáp và không có phút nào để suy nghĩ
trong cả ngày làm việc, hãy tạo thói quen viết nhanh ra giấy 3 đến 4
điều cần đầu tư thời gian để tìm cách giải quyết. Sau đó tìm thời gian
thích hợp để suy nghĩ về những điều đó.


Việc suy nghĩ chỉ mất khoảng 30 phút mỗi ngày, hoạc bạn có thể lưu
lại những điều đó trong một tuần và dành thời gian xử lý trong ngày

thứ 7, miễn sao đừng để quá lâu đến nỗi nó làm bạn nản lòng và sợ
hãi.
Hãy nhớ một nguyên tắc: 1 phút> 1 giờ. Một phút suy nghĩ đáng giá
hơn một giờ nói chuyện phiếm hay làm việc không có kế hoạch.
6. Quản lý lời nói
Các nhà lãnh đạo cấp cao thường không nghe lời bạn nói mà thường
đánh giá cao hành động. Nếu họ ngừng việc đang làm lại để lắng
nghe, những lời họ nghe sẽ có giá trị. Vì vậy hãy sử dụng ngôn từ hiệu
quả nhất. Nếu bạn muốn lời nói của mình có sức nặng, hãy để tâm
nhiều hơn đến chúng Nếu bạn quản lý tư duy và tận dụng hiệu quả
khoảng thời gian tập trung suy nghĩ, kỹ năng quản lý lời nói của bạn
sẽ tiến bộ trông thấy. Đối với cấp trên, nếu bạn có điều gì đáng nói,
hãy nói ngắn gọn và súc tích. Nếu không có gì đáng nói, đôi khi việc
tốt nhất nên làm là giữ yên lặng.
7. Quản lý cuộc sống riêng
Điều cuối cùng, dù bạn làm việc và quản lý bản thân rất tốt ở chỗ làm
nhưng cuộc sống của bạn là một mớ bung bét, cuối cùng mọi thứ sẽ
trở nên tồi tệ. Có ích gì khi leo lên đỉnh cao sự nghiệp nhưng hôn
nhân lại tan vỡ, bạn trở thành người xa lạ với con cái?

VÍ DỤ MINH HỌA


Một học sinh đặt mục tiêu phấn đấu trở thành học sinh giỏi trong năm học tới.
Học sinh đó biết cách xác định:
- Tình trạng học tập của mình hiện nay ra sao (Mới đang đứng thứ 15 trong
lớp)
- Thế mạnh của mình khi theo đuổi mục tiêu (Bố mẹ quan tâm, có chị gái học
rất giỏi, có thể hỗ trợ, bản thân học khá nếu chăm chỉ hơn…)
- Điểm yếu của mình (Ham chơi điện tử, dễ bị bạn bè lôi kéo)

- Cách khắc phục nhược điểm, điểm yếu của mình. (Sẽ từ chối khi bạn rủ bỏ
học đi chơi điện tử, sẽ tìm lý do thích hợp để từ chối…)
- Cách học tập để đạt mục tiêu (Dành nhiều thời gian cho môn còn kém, cố
gắng hoàn thành bài tập ở lớp, về nhà học cùng chị gái…)
- Đánh giá kết quả học tập của mình (thông qua các bài kiểm tra, các lần xung
phong lên bảng, sự đánh giá của bạn bè, thầy cô …)



×