Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của dung dịch hoạt hóa đến tính chất cơ lý của bê tông geopolymer không sử dụng xi măng dùng trong công trình dân dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.06 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------------------------------

PHẠM TRUNG TRỰC

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA DUNG DỊCH
HOẠT HÓA ĐẾN TÍNH CHẤT CƠ LÝ CỦA BÊ TÔNG
GEOPOLYMER KHÔNG SỬ DỤNG XI MĂNG DÙNG
TRONG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ
CÔNG NGHIỆP

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2016

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------------------------------

PHẠM TRUNG TRỰC

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA DUNG DỊCH
HOẠT HÓA ĐẾN TÍNH CHẤT CƠ LÝ CỦA BÊ TÔNG
GEOPOLYMER KHÔNG SỬ DỤNG XI MĂNG DÙNG
TRONG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG
Chuyên ngành



: Xây dựng Công trình dân dụng và Công nghiệp

Mã số chuyên ngành

: 60 58 02 08
LUẬN VĂN THẠC SỸ

XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ
CÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học:

Ts. Lê Anh Tuấn
TP. Hồ Chí Minh, Năm 2016

2


Tôi cam đoan rằng luận văn này với tên đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của
dung dịch hoạt hóa đến tính chất cơ lý của bê tông Geopolymer không sử dụng xi
măng dùng trong công trình dân dụng” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Luận văn này chưa bao giờ
được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo
khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, 2016
Người cam đoan

Phạm Trung Trực


i


LỜI CẢM ƠN
Thực hiện bài Luận văn này đánh dấu sự hoàn thành khóa học Thạc Sĩ và cũng
là kết quả sau một quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Mở TP.HCM.
Tôi vô cùng biết ơn đối với rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện nhiệt tình và quý báu
trong suốt thời gian này.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ba, Mẹ đã ủng hộ hết mực để hoàn thành
khóa học này.
Tôi xin chân thành lòng biết ơn đến Thầy hướng dẫn luận văn là TS. Lê Anh
Tuấn, người đã tận tình giúp đỡ từ lúc hình thành những ý tưởng đầu tiên của đề tài
cũng như xuyên suốt quá trình hoàn thành luận văn này. Bên cạnh đó Thầy cũng
động viên về mặt tinh thần và truyền đạt những kiến thức xã hội bổ ích.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến các Thầy, Cô ở các bộ môn đã trực tiếp giảng
dạy, truyền đạt những kiến thức và các phương pháp luận trong học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo nhà trường, các Thầy Cô ở Phòng Đào
Tạo Sau Đại học đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt khóa học.
Tôi xin gởi lời cảm ơn các bạn trong lớp XD2 đã cùng nhau học tập, giúp đỡ
lẫn nhau trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................. Error! Bookmark not defined.
LỜI CẢM ƠN .................................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................vii

CHƯƠNG 1 ...................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1
1.1. Tổng quan tình hình phát triển của bê tông Geopolymer .................................... 1
1.1.1

Cơ sở phát triển và khái niệm về bê tông Geopolymer................................. 1

1.1.2 Tình hình nghiên cứu và phát triển Geopolymer ........................................... 2
1.1.2.1 Tình hình phát triển trên thế giới .................................................................. 2
1.1.2.2 Tình hình phát triển ở Việt Nam ................................................................. 8
1.1.2.3 Tình hình nghiên cứu và sử dụng tro bay ..................................................... 9
1.3

Mục tiêu nghiên cứu: ......................................................................................... 11

CHƯƠNG 2 .................................................................................................................... 13
CƠ SỞ KHOA HỌC ..................................................................................................... 13
2.1

Cơ sở khoa học của vật liệu Geopolymer .......................................................... 13

2.1.1

Cấu trúc phân tử của Geopolymer ........................................................... 13

2.1.2

Cơ chế hóa học của Geopolyner sử dụng tro bay .................................... 14

2.1.3


Cơ chế đóng rắn của Geopolymer sử dụng tro bay ................................. 16

2.2

Cơ sở lưu biến của vật liệu ................................................................................ 21

2.2.1

Phương pháp số xác định độ linh động của hỗn hợp bê tông ..................... 25

CHƯƠNG 3 .................................................................................................................... 28
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ............................................. 28
3.1

Nguyên liệu ........................................................................................................ 28

3.1.1

Tro bay ..................................................................................................... 28
iii


3.1.2 Dung dịch hoạt hóa......................................................................................... 28
3.1.2.1 Sodium silicate ............................................................................................ 28
3.1.2.2 Sodium hydroxide ....................................................................................... 29
3.1.3 Đá.................................................................................................................... 29
3.1.4 Cát ................................................................................................................... 30
3.2.1


Chuẩn bị nguyên liệu ............................................................................... 33

3.2.2

Nhào trộn, đúc mẫu và kiểm tra độ linh động ........................................ 33

3.2.3 Phương pháp dưỡng hộ .................................................................................. 35
3.2.4 Xác định các tính chất cơ học ........................................................................ 36
3.2.5 Xác định độ linh động của hỗn hợp bằng phương pháp số ............................ 38
3.3 Thành phần cấp phối bê tông geopolymer ........................................................ 39
CHƯƠNG 4 .................................................................................................................... 42
THỰC NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ ............................................................................... 42
4.1

Ảnh hưởng của hàm lượng tro bay và thành phần dung dịch hoạt hóa đến khả

năng lưu biến của bê tông ............................................................................................ 42
4.1.1

Ảnh hưởng của hàm lượng tro bay và dung dịch đến độ linh động của bê

tông

…………………………………………………………………………..44

4.1.2

Ảnh hưởng của tỉ lệ dung dịch và thành phần SS-SH trong dung dịch ........... 46

4.1.3


Ảnh hưởng của độ nhớt hỗn hợp bê tông đến độ linh động....................... 49

4.2

Sự ảnh hưởng của hàm lượng tro bay và dung dịch hoạt hóa đến độ co ngót của

bê tông Geopolymer .................................................................................................... 60
4.2.1

Ảnh hưởng của hàm lượng tro trong điều kiện phòng............................. 61

4.2.2

Ảnh hưởng của dung dịch hoạt hóa - tro bay đến độ co ngót của bê tông

geopolymer trong điều kiện nhiệt độ phòng ............................................................ 63
4.2.3

Sự ảnh hưởng của hàm lượng tro bay đến độ co ngót của bê tông

geopolymer ở điều kiện 90oC .................................................................................. 65
4.2.4

Ảnh hưởng của dung dịch hoạt hóa đến độ co ngót của bê tông

geopolymer ở điều kiện 90oC .................................................................................. 68
iv



4.3

Sự ảnh hưởng của hàm lượng tro bay và tỷ lệ dung dịch hoạt hóa đến cường độ

của bê tông geopolymer............................................................................................... 71
4.3.2

Sự ảnh hưởng của dung dịch hoạt hóa – tro bay đến cường độ bê tông

geopolymer .............................................................................................................. 75
CHƯƠNG 5 .................................................................................................................... 82
KẾT LUẬN – PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI ......................................................................... 82
5.1

Kết luận .............................................................................................................. 82

5.2

Hướng phát triển đề tài ...................................................................................... 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 85

v


DANH MỤC BẢNG
CHƯƠNG 1:
Bảng 1. 1Mốc thời gian về sự phát triển của ngành công nghệ vật liệu Geopolymer
(Roy, D.M., 1999) ........................................................................................................ 3
Bảng 1. 2 Mức sử dụng tro bay ở Mỹ vào những năm gần đây (Roy Della M., 1999)

..................................................................................................................................... 7

CHƯƠNG 3:
Bảng 3. 1Thành phần hóa học tro bay Formosa (Bùi Đăng Trung, 2008) ..............28
Bảng 3. 2 Chỉ tiêu của tiêu chuẩn ngành 64 TCN 38 – 86 .......................................28
Bảng 3. 3 Thành phần cấp phối bê tông geopolymer ...............................................40

CHƯƠNG 4:
Bảng 4. 1Ảnh hưởng của dung dịch hoạt hóa và hàm lượng tro bay đến độ linh
động của bê tông Geopolymer ..................................................................................42
Bảng 4. 2 Xác định độ linh động theo công thức Coussot ........................................50
Bảng 4. 3 Độ linh động theo công thức Coussot đã hiệu chỉnh hệ số A1=234 ........53
Bảng 4. 4 Độ linh động theo công thức Coussot đã hiệu chỉnh hệ số A2=4,9 ..........54
Bảng 4. 5 Độ linh động theo công thức Coussot đã hiệu chỉnh hệ số A3=6.6 ..........56
Bảng 4. 6 Độ co ngót của hỗn hợp bê tông geopolymer theo thời gian và nhiệt độ 60
Bảng 4. 7 Cường độ nén của các mẫu bê tông Geopolymer .................................... 72

DANH MỤC HÌNH
CHƯƠNG 1:
Hinh 1. 1 Các tấm panel bê tông E-Crete 55MPa ở Cảng Melbourne, Victoria, Úc.6
Hinh 1. 2 Mô hình sản xuất, ứng dụng tro bay (Trần Thị Minh Huyền, 2012) .........8
Hình 1. 3 Tro bay tại NHiệt Điện Vĩnh Tân – Bình Thuận .......................................10
Hình 1. 4 Bãi thải tro bay tại nhà máy NHiệt Điện Vĩnh Tân – Bình Thuận............10
CHƯƠNG 2:
vii


Hình 2. 1 Bộ khung không gian được liên kết giữa các cầu nối – Si – O – Al – ...... 13
Hình 2. 2 Cấu trúc của các loại poly sialate ............................................................14
Hình 2. 3 Mô hình quá trình hoạt hóa của dung dịch kiềm Alkali đối với tro bay ...15

Hình 2. 4 Thủy tinh lỏng phản ứng với nước ............................................................17
Hình 2. 5 Sơ đồ cơ chế phản ứng (Davidovits, 1999) ...............................................17
Hình 2. 6 Phản ứng tạo Poly sialate với tỉ lệ Si/Al=1 .............................................. 17
Hình 2. 7 Phản ứng tạo Poly sialate với tỉ lệ Si/Al=2 .............................................. 18
Hình 2. 8 Đồ thị lưu biến tương ứng với những loại ứng xử lưu biến khác nhau ....22
Hình 2. 9 Nguyên lý hoạt động lưu biến kế kiểu Poiseuille ......................................23
Hình 2. 10 Xác định độ lỏng của bê tông Geopolymer bằng thí nghiệm Abrams ....26

CHƯƠNG 3:
Hình 3. 1 Sodium hydroxide rắn ...............................................................................29
Hình 3. 2 Đá dăm theo TCVN 7570:2006 ................................................................. 29
Hình 3. 3 Cát theo tiêu chuẩn TCVN 1770:1986 ......................................................30
Hình 3. 4 Quy trình chuẩn bị mẫu ............................................................................31
Hình 3. 5 Quy trình thí nghiệm kiểm tra độ co ngót của bê tông Geopolymer.........32
Hình 3. 6 Định lượng hệ nguyên vật liệu ..................................................................33
Hình 3. 7 Quá trình nhào trộn và đúc mẫu bê tông Geopolymer bằng máy trộn ..... 34
Hình 3. 8 Thí nghiệm xác định độ linh động của bê tông Geopolymer .................... 35
Hình 3. 9 Bê tông Geopolymer dưỡng hộ trong khuôn theo tiêu chuẩn ...................35
Hình 3. 10 Sấy mẫu bê tông Geopolymer ở 90oC sau 4 giờ .....................................36
Hình 3. 11Khuôn theo kích thước tiêu chuẩn ASTM C490 .......................................36
Hình 3. 12 Đo co ngót bê tông Geopolymer theo tiêu chuẩn ................................... 37
Hình 3. 13 Mẫu bê tông Geopolymer bị phá hoại sau khi nén .................................37
Hình 3. 14 Lưu đồ tính toán độ linh động của hỗn hợp betong geopolymer ............ 39

CHƯƠNG 4:
Hình 4. 1Mối quan hệ độ linh động và tro bay với tỉ lệ dung dịch/tro bay là 0,5 ....44
Hình 4. 2 Mối quan hệ độ linh động và tro bay với tỉ lệ dung dịch/tro bay là 0,6 ...45
Hình 4. 3 Mối quan hệ độ linh động và tro bay với tỉ lệ dung dịch/tro bay là 0,7 ...45
Hình 4. 4 Mối quan hệ độ sụt và tỉ lệ SS-SH với hàm lượng tro bay 300kg .............47
Hình 4. 5 Mối quan hệ độ linh động và tỉ lệ SS-SH với hàm lượng tro bay 400kg ..48

Hình 4. 6 Mối quan hệ độ linh động và tỉ lệ SS-SH với hàm lượng tro bay 500kg ..48
Hình 4. 7 So sánh giá trị thực nghiệm và tính toán độ chảy xòe của hỗn hợp bê tông
Geopolymer ...............................................................................................................51
viii


Hình 4. 8 Mối quan hệ giữa ngưỡng chảy và độ chảy xòe của hỗn hợp theo Cao
Xuân Phong(2009) .................................................................................................... 52
Hình 4. 9 Độ chảy xòe thực nghiệm và tính toán khi hiệu chỉnh bằng hệ số A=234
...................................................................................................................................58
Hình 4. 10 Độ chảy xòe tính toán khi hiệu chỉnh bằng các hệ số A1=234, A2=4.9,
A3=6.6 .......................................................................................................................58
Hình 4. 11 Độ co ngót sau 24 giờ và hàm lượng tro bay khác nhau ........................61
Hình 4. 12 Độ co ngót sau 48 giờ và hàm lượng tro bay khác nhau. .......................61
Hình 4. 13 Độ co ngót sau 72 giờ và hàm lượng tro bay khác nhau ........................62
Hình 4. 14 Mối quan hệ giữa độ co ngót sau 24 giờ và tỷ lệ dung dịch hoạt hóa/tro
bay. ............................................................................................................................63
Hình 4. 15 Mối quan hệ giữa độ co ngót sau 48 giờ và tỷ lệ dung dịch hoạt hóa/tro
bay. ............................................................................................................................64
Hình 4. 16 Mối quan hệ giữa độ co ngót sau 72 giờ và tỷ lệ dung dịch hoạt hóa/tro
bay. ............................................................................................................................64
Hình 4. 17 Mối quan hệ giữa độ co ngót sau 24 giờ và hàm lượng tro bay với tỉ lệ
dung dịch hoạt hóa/tro bay 0,3 ở điều kiện 90oC. ....................................................66
Hình 4. 18 Mối quan hệ giữa độ co ngót sau 48 giờ và hàm lượng tro bay với tỉ lệ
dung dịch hoạt hóa/tro bay 0,3 ở điều kiện 90oC. ....................................................66
Hình 4. 19 Mối quan hệ giữa độ co ngót sau 72 giờ và hàm lượng tro bay với tỉ lệ
dung dịch hoạt hóa/tro bay 0,3 ở điều kiện 90oC. ....................................................67
Hình 4. 20 Mối quan hệ giữa độ co ngót sau 24 giờ và tỷ lệ dung dịch hoạt hóa/tro
bay ở điều kiện 90oC. ................................................................................................68
Hình 4. 21 Mối quan hệ giữa độ co ngót sau 48 giờ và tỷ lệ dung dịch hoạt hóa/tro

bay ở điều kiện 90oC. ................................................................................................69
Hình 4. 22 Mối quan hệ giữa độ co ngót sau 72 giờ và tỷ lệ dung dịch hoạt hóa/tro
bay ở điều kiện 90oC. ................................................................................................69
Hình 4. 23 So sánh co ngót của mẫu bê tông dưỡng hộ nhiệt và dưỡng hộ ở điều
kiện thường theo nghiên cứu của D. Hardjito and B. V. Rangan (2005) .................71
Hình 4. 24 Mối quan hệ cường độ và tro bay với tỉ lệ dung dịch/tro bay là 0.3, tỷ lệ
SS/SH là 0.5 ...............................................................................................................73
Hình 4. 25 Mối quan hệ cường độ và tro bay với tỉ lệ dung dịch/tro bay là 0.6, tỷ lệ
SS/SH là 0.5 ...............................................................................................................74
Hình 4. 26 Mối quan hệ cường độ và tro bay với tỉ lệ dung dịch/tro bay là 0.7, tỷ lệ
SS/SH là 0.5 ...............................................................................................................74
Hình 4. 27 Mối quan hệ cường độ và tỉ lệ dung dịch/tro bay với tỷ lệ SS/SH là 0.5 75
Hình 4. 28 Mối quan hệ cường độ và tỉ lệ dung dịch/tro bay với tỷ lệ SS/SH là 2.5 76
Hình 4. 29 Mối quan hệ cường độ và tỉ lệ dung dịch sodium silicate - dung dịch
sodium hydroxide – SS/SH=[0,5;1;2;2,5] với hàm lượng tro bay là 300kg ............77
ix


Hình 4. 30 Mối quan hệ cường độ và tỉ lệ dung dịch sodium silicate - dung dịch
sodium hydroxide – SS/SH=[0,5;1;2;2,5] với hàm lượng tro bay là 400kg ............78
Hình 4. 31 Mối quan hệ cường độ và tỉ lệ dung dịch sodium silicate - dung dịch
sodium hydroxide – SS/SH=[0,5;1;2;2,5] với hàm lượng tro bay là 500kg ............78
Hình 4. 32 Bề mặt bê tông sau khi hoạt hóa .............................................................80
Hình 4. 33 Bề mặt bêtông sau khi hoạt hóa hoàn chỉnh ...........................................80

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.

Tổng quan tình hình phát triển của bê tông Geopolymer

1.1.1 Cơ sở phát triển và khái niệm về bê tông Geopolymer
Xi măng Portland đóng vai trò thành phần chất kết dính trong việc sản xuất bê
tông, được coi như vật liệu xây dựng thông dụng nhất trong thế kỉ 21. Sản lượng xi
măng sản xuất trên toàn thế giới không ngừng gia tăng dự kiến từ khoảng 1.5 tỷ tấn
trong năm 1995 lên khoảng 2.2 tỷ tấn trong năm 2010 (Mehta, 1999). Tuy nhiên thực tế,
vào năm 2010 sản lượng xi măng trên toàn thế giới là 3.3 tỷ tấn (Mineral Commodity
Summaries, 2011). Tuy nhiên, ngành công nghiệp sản xuất xi măng lại là một trong các
ngành tiêu thụ rất lớn nguồn tài nguyên khoáng sản (đá vôi, cốt liệu) và năng lượng
(than, dầu, điện) và cũng là một trong các ngành công nghiệp thải ra lượng CO2 rất lớn
vào môi trường. Số liệu điều tra cho thấy lượng khí CO2 từ ngành công nghiệp xi măng
xấp xỉ 1.35 tỷ tấn/năm chiếm khoảng 7% lượng khí thải CO2 trên toàn thế giới
(Malhotra, V.M., 2002). Theo thống kê trung bình để sản xuất ra 1 tấn xi măng đòi hỏi
phải tiêu tốn 4GJ nhiên liệu và sẽ thải ra 1 tấn CO2 vào khí quyển góp phần gây ra hiệu
ứng nhà kính làm cho Trái đất nóng lên (Roy D.M., 1999 và Davidovits J., 2002)
Nhu cầu xây dựng và phát triển hạ tầng giao thông, thay thế và phát triển các đô
thị mới trở nên ngày càng cấp thiết hơn nên đòi hỏi ngành công nghiệp sản xuất xi
măng, sản phẩm bê tông phải cung cấp sản lượng lớn dần theo (McCaffrey, R., 2002).
Lượng khí CO2 thải vào không khí sẽ tăng, làm ô nhiễm bầu không khí, tác động đến sự
thay đổi khí hậu và đang trở nên vấn đề quan trọng của các nước phát triển và đang phát
triển.
Tại Việt Nam, việc đầu tư xây dựng công trình dân dụng và hệ thống hạ tầng
đang diễn ra mạnh mẽ và là vấn đề ưu tiên cấp thiết đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế,
xã hội, văn hóa, du lịch. Đáp ứng nhu cầu của xây dựng hạ tầng khắp nơi trên lãnh thổ,
Việt Nam đầu tư công nghệ sản xuất xi măng từ công nghệ lò đứng, nghiền khô; lò nằm,
nghiền khô, nghiền ướt chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, trong tình
trạng biến đổi khí hậu toàn cầu và xu hướng sử dụng các nguyên liệu khác thân thiện

1


với môi trường để thay thế xi măng trong thành phần của bê tông ngày càng được quan
tâm. Do đó, việc nghiên cứu chất kết dính thân thiện với môi trường, giảm sự lệ thuộc
vào xi măng đang là nhu cầu thật sự cần quan tâm. Trên thế giới đã sử dụng tro bay thay
thế một phần hoặc toàn xi măng trong thành phần bê tông. Đến nay Việt Nam đang tiến
hành nghiên cứu và đánh giá khả năng ứng dụng trong điều kiện thi công ở Việt Nam
đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật như: đủ khả năng chịu lực, đạt cường độ sớm, khả
năng chịu nhiệt cao, ổn định với nước và thân thiện với môi trường là vấn đề cần thiết
hiện nay.
Khái niệm chất kết dính vô cơ thiên nhiên được biết đến như tên gọi Geopolymer
lần đầu tiên được sử dụng bởi giáo sư Joseph Davidovits từ những năm 1978. Nguyên
lý chế tạo vật liệu Geopolymer dựa trên khả năng phản ứng của các vật liệu
aluminosilicate trong môi trường kiềm để tạo ra sản phẩm bền và có cường độ. Hệ
nguyên liệu để chế tạo vật liệu Geopolymer bao gồm hai thành thần chính là các nguyên
liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên hay các nguyên liệu công nghiệp có chứa các thành
phần hoạt tính và chất hoạt hóa kiềm. Nguyên liệu ban đầu thường ở dạng
aluminosilicate nhằm cung cấp nguồn Si và Al cho quá trình Geopolymer hóa xảy ra.
Chất hoạt hóa kiềm sử dụng phổ biến nhất là các chất lỏng có khả năng tạo môi trường
kiềm và tham gia vào các phản ứng Geopolymer hóa. (Glukhovsky, 1959, Davidovits,
1979). Việc sản xuất 1 tấn chất kết dính Geopolymer từ tro bay chỉ tạo ra khoảng 0,18
tấn CO2 từ sự đốt cháy nguyên liệu cacbon. Như vậy, so với 1 tấn CO2 sinh ra khi sản
xuất xi măng thì sản xuất chất kết dính Geopolymer thấp hơn gấp 6 lần. Do đó, chất kết
dính geopolymer có khả năng tăng nhu cầu cho phát triển hạ tầng và xây dựng cùng với
giảm lượng khí CO2 thải ra môi trường (Davidovits J., 2002).
1.1.2

Tình hình nghiên cứu và phát triển Geopolymer


1.1.2.1 Tình hình phát triển trên thế giới
Ngành Công nghệ vật liệu Geopolymer ra đời từ những năm 1960, nhưng được
quan tâm và nghiên cứu nhiều hơn từ những năm 1972 đến nay. Hiện tại đã có rất nhiều
bằng sáng chế, nghiên cứu và ứng dụng Geopolymer vào các ngành công nghệ vật liệu
hiện đại được giới thiệu và ứng dụng trên toàn thế giới. Bê tông Geopolymer là một loại
bê tông hoàn toàn không sử dụng chất kết dính xi măng Portland, tạo ra vật liệu rắn
chắc là sản phẩm của phản ứng Các kết quả nghiên cứu quan trọng về sự phát triển của
2


chất kết dính kiềm hoạt hóa thuộc ngành công nghệ vật liệu Geopolymer trình bày trong
bảng dưới đây.
Bảng 1. 1Mốc thời gian về sự phát triển của ngành công nghệ vật liệu Geopolymer
(Roy, D.M., 1999)
Tác giả

Năm

Sự kiện nổi bật

Feret

1939

Dạng xử dụng xỉ cho xi măng

Furdon

1940


Glukhovsky

1959

Glukhovsky

1965

Sự kết hợp xỉ và kiềm
Lý thuyết cơ bản và sự phát triển của chất kết dính
kiềm
Lần đầu tiên gọi xi măng kiềm (Alkaline cements)

Davidovits

1979

Khái niệm “Geopolymer”

Forss

1983

Xi măng F (F-cement)

Langton and Roy

Vật liệu xây dựng cổ đại

Langton and Sawyer


1984

Bằng sáng chế xi măng “Pyrament”

Majundar et al.
Talling and
Brandstetr

1989

C12A7 – Xỉ hoạt hóa

1989

Xỉ kiềm hoạt hóa

Wu et al.

1990

Chất hoạt hóa của xi măng xỉ

Roy et al.

1991

Xi măng rắn nhanh kiềm hoạt hóa

Roy and Malek


1993

Xi măng xỉ

Krivenko

1994

Xi măng kiềm tính

Wang and Scrivener

1995

Shi
Fernandez-Jimenez
and Puertas
Katz
Palomo
Gong and Yan
Puertas
Bakkharev
Grutzeck
Sun
Duxson

1996
1997
1998

1999
2000
2000
2001 –
2001
2004
2006
2007

Vi cấu trúc của xỉ kiềm hoạt hóa
Cường độ, cấu trúc lỗ rỗng và tính thấm nước của
xỉkiềm hoạt hóa
Nghiên cứu động học của chất kết dính xỉ kiềm hoạt
hóa
Vi cấu trúc của tro bay kiềm hoạt hóa
Tro bay kiềm hoạt hóa – Chất kết dính cho tương lai
Chất kết dính bùn đỏ - Xỉ kiềm hoạt hóa
Chất kết dính tro bay – Xỉ kiềm hoạt hóa
Bê tông xỉ kiềm hoạt hóa
Sự hình thành khoang Zeolite
Công nghệ Sialate
Công nghệ Geopolymer
3


Provis and Deventer

2009

Geopolymer: cấu trúc, quá trình sản xuất, tính chất,

và ứng dụng công nghiệp

Năm 1969, Besson, Caillere và Henin, thực hiện tổng hợp các hydrosodalite từ
phyllosilicates khác nhau ở 1000C trong dung dịch NaOH. Năm 1972, là bước khởi đầu
cho việc phát triển Geopolymer khi viện Geopolymer đầu tiên thành lập tại Pháp từ ý
tưởng tìm ra loại vật liệu chống cháy và chịu nhiệt độ cao. Joseph Davidovits đã phát
hiện ra hệ nguyên liệu bao gồm đất sét, cao lanh có thể tương tác với kiềm NaOH ở
100-1500oC để tạo ra hợp chất mới là Hydrosodalite.
Từ năm 1973-1976, Các sản phẩm ứng dụng Geopolymer đầu tiên xuất hiện (được
phát triển nhờ JJ Legrand), chẳng hạn như tấm gỗ chịu lửa bao gồm một lõi gỗ ở giữa
hai lớp phủ nanocomposite.
Năm 1978, giáo sư Davidovits cho rằng chất kết dính Geopolymer có thể được tạo
ra bằng phản ứng polymer hóa giữa dung dịch Alkali silicat với silic và nhôm có trong
nguồn nguyên liệu đất đá tự nhiên hay trong những sản phẩm phụ như tro bay, tro
trấu… Ban đầu Geopolymer được ứng dụng rất giới hạn, chỉ dùng để chế tạo các sản
phẩm thuộc dạng cao cấp như các khuôn đúc và dụng cụ cho ngành hàng không.
Năm 1983 các phát minh của xi măng Geopolymer độ bền cao: Công ty Lone Star
(Mỹ) và Công ty dầu khí Shell công bố sự hình thành của Tổng công ty QUAZITE để
phát triển, sản xuất xi măng Geopolymer (Davidovits J., 2002).
Những nghiên cứu về Geopolymer xuất hiện riêng lẽ ở từng quốc gia và tài liệu
khoa học thì rất ít. Cho đến những năm 1990, các tài liệu nghiên cứu khoa học về
Geopolymer bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, các nghiên cứu về ảnh hưởng của từng loại
vật liệu trong Geopolymer bắt đầu được nghiên cứu sâu hơn. Mối quan tâm đầu tiên về
Geopolymer những năm này là ứng dụng vào công nghệ đóng gói chất thải rắn, giúp tận
dụng nguồn chất thải độc hại thành những vật liệu có ích, giúp bảo vệ môi trường tốt
hơn.
Năm 2002, giáo sư Yunsheng Zhang từ đại học Đông Nam và giáo sư Zongjin từ
đại học khoa học công nghệ Hồng Kông phối hợp cùng nhau nghiên cứu hệ thống cơ
chế tổng hợp, tính chất cấu trúc, tỉ lệ thiết kế độ bền cơ học và hiệu suất của
Geopolymer tự nhiên và nhân tạo.

4


Từ năm 2003, nhiều viện nghiên cứu quốc gia và quốc tế đã tổ chức những buổi
hội thảo về Geopolymer. Hội nghị quốc tế về Geopolymer năm 2005 đã kỉ niệm 26 năm
sự kiện giáo sư Davidovits sáng lập viện Geopolymer. Chủ đề chính của hội nghị là:
Geopolymer – hóa học và sự phát triển. Hội nghị gồm 2 sự kiện diễn ra tại hai nơi: Hội
nghị quốc tế lần thứ tư của viện Geopolymer tại Saint-Quentin, Pháp và hội thảo về chất
kết dính và bê tông Geopolymer tại Perth, nước Áo được tổ chức bởi Đại học Công
nghệ Curtin, Perth, đại học Alabama, Mỹ. Hội nghị và hội thảo xoay quanh vấn về hóa
học Geopolymer, phế thải công nghiệp, tài nguyên thiên nhiên, chất kết dính và bê tông
Geopolymer (bao gồm bê tông Geopolymer từ tro bay), ứng dụng trong vật liệu xây
dựng, vật liệu công nghệ cao, vật liệu chịu lửa dùng trong vật liệu hiện đại.
Năm 2008, các nghiên cứu về geopolymer đã khái quát toàn bộ kiến thức về công
nghệ Geopolymer.Các ứng dụng của công nghệ này đã được nghiên cứu và phát triển
rộng rãi trên toàn thế giới. Nghiên cứu đã tập trung vào thành phần và nồng độ của dung
dịch kiềm để thúc đẩy nhanh quá trình geopolymer hóa.
Năm 2009, các nhà khoa học thống nhất mỗi năm diễn ra 2 sự kiện quốc tế: thứ
nhất là hội nghị chuyên đề về Geopolymer vào tháng 1 tại bãi biển Daytona, Florida,
Mỹ và thứ hai là trại hè Geopolymer vào tháng bảy tại Saint-Quentin, Pháp, được tổ
chức bởi viện Geopolymer. Hiện nay nhu cầu về phát triển ứng dụng Geopolymer luôn
tăng cao, các nước phát triển đang thành lập các cơ sở nghiên cứu để đẩy nahnh khả
năng ứng dụng và tiêu chuẩn sử dụng vật liệu geopolymer. Tại Úc, người ta đã chế tạo
các đường ống, cấu kiện bê tông đúc sẵn. Đặc biệt nổi bật với hai dự án là: dự án nâng
cấp đường cao tốc Westgate, cảng Melbourne, Victoria và dự án Vicroad (180 tấm
panel đúc sẵn đặt ngang cầu phố Salmon ở cảng Melbourne, Victoria (N.K.L dịch từ
Global Cement Magazine, 2/2011).

5



Hinh 1. 1 Các tấm panel bê tông E-Crete 55MPa ở Cảng Melbourne, Victoria, Úc
Đến nay, chiều hướng ngày càng thuận lợi hơn. Nhiều nước châu Á và khu vực
Thái Bình Dương đã tài trợ cho nhiều công trình nghiên cứu sâu rộng hơn về vật liệu
Geopolymer. Đặc biệt Trung Quốc, đã cho ra đời những mẻ xi măng Geopolymer đầu
tiên vào năm 2006. Đây cũng chính là tín hiệu lạc quan trong việc góp phần bảo vệ môi
trường sống khỏi tác động của hiệu ứng nhà kính đầy đe dọa (Global Cement Magazine,
2/2011)
Theo một cuộc khảo sát khi sử dụng bê tông Geopolymer trong xây dựng ta thấy:
Tro bay là phế thải công nghiệp nhiệt điện sử dụng than đá làm nhiên liệu. Khí thải từ lò
đốt trước khi ra ngoài môi trường sẽ đi qua hệ thống lọc bụi, bụi được thu hồi chính là
tro bay. Hàng năm lượng tro bay được tạo ra ở Mỹ khoảng 68 triệu tấn. Trong đó chỉ
32% lượng tro bay được sử dụng, chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng (theo ACAA năm
2003). Tương tự, năm 2007 sản lượng tro bay tại Úc là khoảng 14,5 triệu tấn nhưng chỉ
khoảng 2,3 triệu tấn được sử dụng (N A Lloyd - B V Rangan, 2010). Lượng tro bay trên
toàn thế giới năm 1998 trên 390 triệu tấn, phần lớn được tạo ra tại Trung Quốc và Ấn
Độ. Và lượng tro bay được sử dụng chỉ chiếm khoảng 14%, lượng còn lại trở thành rác
thải ảnh hưởng tới môi trường (Malhotra, 1999). Đến năm 2010, toàn thế giới tạo ra
khoảng 780 triệu tấn (Malhotra, 1999). Nếu ta sử dụng được nguồn tro bay lớn này vào
lĩnh vực chế tạo bê tông nặng lượng giảm lượng khí thải và tiết kiệm được nguồn
nguyên liệu tự nhiên (D. Hardjito, 2005).

6


Bảng 1. 2 Mức sử dụng tro bay ở Mỹ vào những năm gần đây (Roy Della M., 1999)
Năm

Lượng tro bay
tạo ra (triệu tấn)


Tro bay sử
dụng (%)

Tro bay không
sử dụng (%)

2005
2006
2007
2008
2009

71,1
72,4
71,7
72,4
63,1

40,9
44,7
44,2
41,6
39,2

59,1
55,3
55,8
58,4
60,8


Cho đến nay, ngay cả tại các nước phát triển, lượng tro bay được tái sử dụng vẫn
còn rất hạn chế, chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng. Các hướng ứng dụng
khác đang được thế giới đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai ứng dụng. Các lĩnh vực ứng
dụng chính của tro bay có thể liệt kê như sau (Trần Thị Minh Huyền, 2012):
- Ứng dụng trong sản xuất tro bay và bê tông: Tro bay đang là một phụ gia
đặc biệt cho bê tông, có thể thay thế tới 20% xi măng.
- Ứng dụng làm vật liệu xây dựng: Người ta sử dụng tro bay để thay thế đất
sét, đá bột CaO và sỏi…làm vật liệu xây dựng cầu đường, sản xuất các loại gạch,
tấm panel sản xuất gạch cho sân phơi, đường nông thôn, nhà tạm, hoặc dùng tro
làm vật liệu nền đường.
- Ứng dụng trong nông nghiệp: Tro bay được ứng dụng làm chất kích thích
tăng trưởng cho cây trồng. Bên cạnh đó viêc kết hợp tro bay nhẹ với nước bùn
thải có giá trị làm phân bón…Chuyển hóa tro bay thành sản phẩm chứa zeolite
có thể dùng để cải tạo đất, chống chua, khô cằn và bạc màu.
- Ứng dụng tro bay làm vật liệu hấp phụ xử lý ô nhiễm nước: tro bay ngoài
các ứng dụng kể trên còn được nghiên cứu rộng rãi trong lĩnh vực xử lý các chất
ô nhiễm môi trường. Có rất nhiều các tài liệu nghiên cứu khả năng xử lý các chất
ô nhiễm nước bằng bằng phương pháp hấp phụ sử dụng tro bay.

7


Hinh 1. 2 Mô hình sản xuất, ứng dụng tro bay (Trần Thị Minh Huyền, 2012)
Trong vật liệu Geopolymer, tro bay đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu
trong chế tạo. Để tìm được nguồn tro bay có tính chất tốt nhất cũng là mục tiêu hàng
đầu của những nhà nghiên cứu. Tại châu Âu, một dự án mang tên GEOASH triển khai
năm 2004, quy tụ các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực tro than đến từ các đại học của
những nước Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan và cả của công ty Cordi – Geopolymer. Mục tiêu
của dự án là kiểm định khi sử dụng những loại tro bay từ 15 quốc gia khác nhau để tìm

ra sự ảnh hưởng của từng loại tro bay đến cường độ của vật liệu Geopolymer như thế
nào (N.K.L dịch từ Global Cement Magazine, 2/2011)
1.1.2.2 Tình hình phát triển ở Việt Nam
Ở Việt Nam, từ những năm 2008 đã có khá nhiều đề tài khoa học nghiên
cứu và ứng dụng công nghệ này. Lần đầu tiên công nghệ Geopolymer được áp dụng chủ
yếu là để tận dụng nguồn phế phẩm công nghiệp là tro bay của các nhà máy nhiệt điện,
tro bay được thiết kế trong thành phần bê tông, được ứng dụng vào công nghệ chế tạo
các loại mặt đường cứng (đường ô tô, đường sân bay…). Ngoài ra, công nghệ
Geopolymer còn được sử dụng để ổn định, xử lý tận dụng chất thải boxite từ quá trình
khai thác quặng nhôm để chế tạo gạch đất sét nungở nhiệt độ thấp và đóng rắn nền
đường (Nguyễn Văn Chánh, 2009)
Ngày 12 tháng 5 năm 2010, Viện Vật liệu xây dựng đã tổ chức Hội nghị chuyên đề
về vật liệu Geopolymer và ứng dụng của Geopolymer trong lĩnh vực vật liệu xây dựng.
8


Vật liệu Geopolymer được nghiên cứu với mục tiêu tạo ra quá trình sản xuất thân thiện
với môi trường, giảm khí CO2, tận dụng các chất thải công nghiệp như tro bay, bùn đỏ,
xỉ…thành các sản phẩm có khả năng sử dụng cao.
Các sản phẩm hiện nay nước ta đã nghiên cứu thành công:
- Công nghệ sản xuất gạch không nung của công ty Huệ Quang (2009).
- Nghiên cứu chế tạo gạch không nung bằng công nghệ geopolymer sử dụng tro
bay và phế thải bùn đỏ để xây dựng nhà ở vùng cao nguyên Việt Nam – Nhóm nghiên
cứu trường đại học Bách Khoa TPHCM (2010).
- Bê tông sử dụng chất kết dính polymer vô cơ của nhóm nghiên cứu trường đại
học Giao Thông Vận Tải Hà Nội (2011).
- Bê tông chịu lửa và gạch không nung sử dụng chất kết dính Geopolymer của
nhóm nghiên cứu Viện Vật Liệu Xây Dựng (2012).

1.1.2.3 Tình hình nghiên cứu và sử dụng tro bay

Hiện nay, việc nghiên cứu tái sử dụng tro bay đang được quan tâm và phát triển
mạnh mẽ trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng để tận dụng tối đa nguồn
nguyên liệu dồi dào này, đồng thời góp phần đáng kể cải tạo môi trường sống, giảm
thiểu ô nhiễm môi trường.
Tại Việt Nam, lượng tro bay sản xuất ra là 600.000 tấn nhưng chỉ có 100.000 tấn
được sử dụng (Nguyễn Văn Chánh, 2008). Ở nước ta, các nhà máy nhiệt điện ước tính
hằng năm thải ra khoảng 1,3 triệu tấn tro bay (Hoàng Trọng Minh, 2007). Riêng nhà
máy nhiệt điện Phả Lại 2 (Hải Dương) trung bình mỗi ngày thải ra khoảng 3.000 tấn tro
xỉ, trong đó 30% là than chưa cháy hết, còn lại là tro bay rất mịn. Theo dự báo, đến
năm 2020 sẽcó thêm 28 nhà máy nhiệt điện đốt than đi vào hoạt động (Quy hoạch phát
triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, 2011), lúc đó lượng tro xỉ thải ra hàng
năm sẽ vào khoảng 12 triệu tấn, đó là chưa kể lượng tro bay khá lớn thải ra từ hàng loạt
các lò cao ở các khu công nghiệp gang thép sử dụng nhiên liệu than. Vì vậy việc xử lí
để tái sử dụng chất thải rắn này là vấn đề vô cùng cấp bách.

9


Hình 1. 3 Tro bay tại NHiệt Điện Vĩnh Tân – Bình Thuận

Hình 1. 4 Bãi thải tro bay tại nhà máy NHiệt Điện Vĩnh Tân – Bình Thuận

10


1.2

Tính cấp thiết của đề tài

Sự phát triển về nhu cầu cơ sở hạ tầng và công nghiệp của Việt Nam nói chung và

các tỉnh ở khu vực phía Nam nói riêng đang là chiến lược chung của phát triển đất nước.
Đồng thời với quá trình phát triển là đảm bảo sự bền vững và môi trường thân thiện,
giảm khí thải của công nghiệp sản xuất.Tro bay là một dạng vật liệu thải của công
nghiệp nhiệt điện. Trước đây, tro bay đã được sử dụng để thay thế một phần ximang
trong các công trình sử dụng bê tông như bê tông công trình đập, bê tông hạn chế tỏa
nhiệt, bê tông đầm lăn tại nước ta. Theo xu thế của thế giới và vật liệu hiện đại, chất kết
dính Geopolymer có khả năng tận dụng các phế thải của quá trình sản xuất công nghiệp
như tro bay của các nhà máy nhiệt điện, xỉ lò cao của các nhà máy luyện gang – thép.
Việc sử dụng tro bay thay thế toàn bộ hàm lượng ximăng trong bê tông sẽ mang lại hiệu
quả kinh tế và môi trường nhiều hơn trước đây. Bê tông Geopolymer trong công nghiệp
xây dựng còn có thể mang lại nhiều lợi ích khác như: giảm nguy cơ chất thải công
nghiệp và diện tích bãi chứa chất thải, cải thiện chất lượng vật liệu, độ bền, khả năng
chịu lực cao, ổn định với nước, hao mòn ít, giảm được lượng khí thải CO2 và giảm chi
phí đầu tư và bảo trì các kết cấu.
Do đó, nghiên cứu ứng dụng tro bay nhiệt điện của Việt Nam trong thành phần của
bê tông geopolymer là khả năng phát triển bền vững cho nhu cầu phát triển hạ tầng cơ
sở và đáp ứng tốc độ đô thị hóa ngày càng cao.
1.3

Mục tiêu nghiên cứu:

- Nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần nguyên liệu tro bay thay thế hoàn toàn
ximăng đến tính chất của bê tông Geopolymer.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của dung dịch hoạt hóa đến độ linh động cao và khả
năng co ngót của hỗn hợp bê tông Geopolymer.
- Sử dụng mô hình số học của các chất lỏng có tính lưu biến để đánh giávà so
sánh khả năng linh động của hỗn hợp bê tông Geopolymer so với bêtông ximăng, và
xây dựng được hệ số ảnh hưởng đến độ linh động của hỗn hợp bê tông Geopolymer.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần tro bay và dung dịch hoạt hóa đến khả
năng đóng rắn và cường độ của bê tông Geopolymer.

1.4

Phạm vi nghiên cứu của đề tài
11


- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của hàm lượng tro bay và thành phần dung dịch hoạt
hóa đến khả năng lưu biến, độ co ngót, cường độ của bê tông geopolymer:
- Tỷ lệ dung dịch hoạt hóa - tro bay=0.3-0.7;
- Tỷ lệ Sodium silicate/Sodium hydroxit = 0.5, 1, 2, 2.5;
- Nồng độ Mol Sodium hydroxit của dung dịch chất đóng rắn:18M.
- Nghiên cứu sự ảnh của điều kiện dưỡng hộ đến độ co ngót của bê tông
geopolymer:
- Dưỡng hộ mẫu ở điều kiện phòng;
- Dưỡng hộ mẫu 4 giờ ở nhiệt độ 90oC.
-

Sử dụng phương pháp số (chương trình Matlab) để đánh độ linh động và xây

dựng hệ số hiệu chỉnh sử dụng cho bê tông geopolymer.

12


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ KHOA HỌC
2.1

Cơ sở khoa học của vật liệu Geopolymer


2.1.1 Cấu trúc phân tử của Geopolymer
Davidovits (1978) cho rằng thành phần chủ yếu của Geopolymer là các nguyên tố
Si2+, Al3+ và O2- có nguồn gốc từ khoáng sản tự nhiên (đất sét, cao lanh, đá fenspat,…)
hoặc sản phẩm sản xuất từ sản xuất (tro bay, xỉ lò cao). Vật liệu Geopolymer khác với
vật liệu polymer thông thường ở cấu trúc mạng không gian vô định hình.
Theo Palomo et al (1999) cho rằng khi sử dụng chất kích hoạt kiềm tro bay sẽ xảy
ra sự tỏa nhiệt trong quá trình hòa tan, phân tách các liên kết cộng hóa trị Silic – Oxy –
Nhôm tạo nên nhiều mạch không có hình dạng nhất định gần giống như Zeolite*. Các
cầu nối – Si – O – Al – tạo thành các bộ khung không gian vững chắc bên trong cấu
trúc.

Hình 2. 1 Bộ khung không gian được liên kết giữa các cầu nối – Si – O – Al –
- Cấu trúc hóa học vô định hình của Geopolymer cơ bản được tạo thành từ mạng
lưới cấu trúc của những Alumino – Silico hay còn gọi là Poly – Sialate. Sialate là viết
tắt của Silic – Oxy – Nhôm.

13


Hình 2. 2 Cấu trúc của các loại poly sialate
Công thức thực nghiệm của poly sialate (D. Hardjito, 2005):
Mn(-(SiO2)z-AlO2)n.wH2O
Trong đó: M – Các cation kim loại kiềm hay kiềm thổ
n – mức độ polymer hóa
z = 1, 2, 3 … cao nhất là 32
Tùy theo tỉ lệ Si/Al, trạng thái poly sialate bao gồm những loại sau:
 Si/Al=1 gọi là Poly (sialate): (-Si-O-Al-O-) dạng chuỗi, là kết quả của quá trình
polymer hóa của các monomer (OH)3-Si-O-Al-(OH)3 (ortho – sialate).
 Si/Al=2 gọi là Poly (sialate – siloxo): (-Si-O-Al-O-Si-O-) được xem là sản phẩm
giữa quá trình kết hợp giữa orthosialate và ortho silicic, axit Si(OH)4.

 Si/Al=3 gọi là Poly (sialate – disiloxo): (-Si-O-Al-O-Si-O-Si-O-) được xem là
sản phẩm giữa quá trình kết hợp giữa của hai orthosialate và ortho silicic, axit
Si(OH)4.
Si/Al >3: Loại này gồm một Si-O-Al nằm giữa hai chuỗi poly (siloxonate), hoặc
hai poly (silanol) hoặc poly (sialate ).

2.1.2 Cơ chế hóa học của Geopolyner sử dụng tro bay
Trong hỗn hợp Geopolymer, tồn tại hàng loạt những hạt tro bay dạng hình cầu, với
nhiều kích thước khác nhau. Những khối cầu này thường rỗng, đôi khi bên trong chúng
14


×