Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

chuẩn hóa bệnh dịch tả lợn bằng hóa miễn dịch tế bào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.62 MB, 56 trang )

Khóa Luận Tốt Nghiệp
K56TYB

Trần Thị Vân Anh-

2016

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và rèn luyện và tại Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, tôi
đã được sự dạy dỗ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô, đặc biệt là các thầy cô trong
khoa Thú Y đã giúp tôi có những kiến thức cơ bản của nghề nghiệp, cũng như tư
cách, đạo đức của người làm kỹ thuật, của một bác sĩ thú y.
Đến nay tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Để hoàn thành khóa luận này,
ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ, hưỡng dẫn tận tình
của các thầy cô giáo trong khoa Thú Y. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn tới:
Ban giám hiệu Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, Ban chủ nhiệm khoa Thú Y và
các thấy cô giáo đã trang bị cho tôi kiến thức vô cùng quý báu trong suốt thời gian
tôi học tập và rèn luyện tại học viện
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Bùi Trần Anh Đào giảng
viên bộ môn Bệnh Lý, người đã trực tiếp hưỡng dẫn tôi thức hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị trong phòng thí nghiệm trọng điểm công
nghệ sinh - khoa thú y –B 213- 214 Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, cảm ơn gia
đình , bạn bè những người đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập và thực tập. Tôi rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo và bạn
bè để nghiên cứu của tôi hoàn thiện và có hiệu quả hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 30 tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Học viện Nông Nghiệp Việt Nam


Khoa thú y


Khóa Luận Tốt Nghiệp
K56TYB

Trần Thị Vân Anh-

2016

Trần Thị Vân Anh

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DTL: Dịch Tả Lợn
CSF: Classical Swine Fever
VCSF: Virus Classical Swine Fever
KN: Kháng Nguyên
KT: Kháng Thể
RT-PCR: Reverse transcription polymerase chain reaction
ARN: Axit RiboNucleic
PK15 : Pig Kidney 15
ICC: Immunocytochemistry
PBS: Phosphate – Buffered – Saline

Học viện Nông Nghiệp Việt Nam

Khoa thú y


Khóa Luận Tốt Nghiệp

K56TYB

Trần Thị Vân Anh-

2016

PHẦN I : MỞ ĐẦU
1.1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh dịch tả lợn ( Classical Swine Fever/CSF) là một bệnh truyền nhiễm lây

lan mạnh do virut gây ra chỉ ở loài lợn. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh, xảy ra mọi lứa
tuổi ở lợn, trên gia súc non tỷ lệ chết có thể lên tới 100%. Ở lợn nái mang thai tạo
cảm nhiễm qua nhau thai, gây chết phôi, sẩy thai…cho nên, tổ chức dịch tễ thế giới
xếp bệnh này thuộc bảng A, là bảng danh mục các bệnh nguy hiểm nhất và được bộ
Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng chương trình phòng chống từng bước
đi đến khống chế và thanh toán.
Ở Việt Nam, bệnh được phát hiện vào năm 1923 và gây nhiều đợt dịch nghiêm
trọng. Hiện nay, nhiều biện pháp kỹ thuật đã được áp dụng để phòng bệnh. Nhưng do
nhiều nguyên nhân khác nhau: điều kiện thời tiết khí hậu, chất lượng vacxin, kỹ thuật
tiêm phòng….làm cho bệnh dịch tả lợn xảy ra lẻ tẻ, ít thành ổ dịch lớn. Do diễn biến
phức tạp của bệnh nên yêu cầu việc chẩn đoán nhanh và chính xác bệnh dịch tả lợn
tại chỗ là rất cần thiết.
Đã có rất nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật đóng góp vào việc tìm hiểu về
bệnh dịch tả lợn cũng như các phương pháp phòng bệnh. Tuy nhiên cho tới nay, bệnh
dịch tả lợn vẫn tiếp tục được coi là bệnh nguy hiểm và gây thiệt hại nhất cho ngành
chăn nuôi lợn.
Xuất phát từ tình hình trên, nhằm cải tạo và nâng cao việc chẩn đoán bệnh
Dịch Tả Lợn nên các phương pháp chẩn đoán bệnh là yêu cầu cấp thiết để phòng

chống bệnh, giảm tổn thất trong chăn nuôi, giữ cho đàn lợn mặc bệnh ở tỷ lệ thấp
nhất. Có nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh đã được nghiêm cứu, trong bài này tôi
sẽ trình bày về :
“ Một số đặc điểm bệnh lý chủ yếu của bệnh Dịch Tả Lợn (CSF-Classical Swine
Fever)” và Ứng dụng kỹ thuật hóa miễn dịch tế bào trong chẩn đoán bệnh “.
Học viện Nông Nghiệp Việt Nam

Khoa thú y


Khóa Luận Tốt Nghiệp
K56TYB

Trần Thị Vân Anh-

2016

I.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thực hiện đề tài nhằm mục đích:
 Nghiêm cứu những biến đổi bệnh lý ( triệu chứng lâm sàng, tổn thương đại
thể, tổn thương vi thể) ở một số cơ quan, tổ chức của lợn mắc bệnh dịch tả.
 Xây dựng quy trình chẩn đoán bệnh bệnh bằng phương pháp hóa miễn dịch
tế bào.
 Áp dụng các kỹ thuật chẩn đoán mới của thế giới vào nước ta.

PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Học viện Nông Nghiệp Việt Nam

Khoa thú y



Khóa Luận Tốt Nghiệp
K56TYB

Trần Thị Vân Anh-

2016

2.1 TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC
2.1.1 Tình hình dịch bệnh trên thế giới.
Dịch tả lợn (DTL) là một bệnh rất nguy hiểm của loài lợn. Bệnh đã có từ rất
lâu đời nhưng nguồn gốc xuất hiện của bệnh vẫn chưa thống nhất.
 Có nguồn cho rằng bệnh DTL xảy ra lần đầu tiên ở Tennese vào khoảng năm
1810 (Hanson,1957), sau đó bệnh xuất hiện ở pháp năm 1822, ở Đức năm
1893 và ở bang Ohio-Mỹ vào năm 1830 sau đó lan ra cả nước Mỹ nhất là
vùng Cornbert vì đây là vùng chăn nuôi lợn nhiều nhất.
 Tuy nhiên, một quan điểm nữa cho rằng bệnh DTL lần đầu tiên xuất hiện ở
Anh năm 1862 (Fuchs, 1968) sau đó lan sang các nước Châu Âu khác. Vì
vậy việc xác định nguồn gốc của bệnh DTL cho đến nay vẫn chưa xác minh
được chính xác.
Bệnh DTL vẫn tồn tại ở nhiều nước trên thế giới, thiệt hại về kinh tế do DTL
gây ra vẫn rất lớn. Năm 1997 các nước: Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bỉ, có hơn 1
triệu con lợn bị tiêu hủy (Rassow, 1997). Ở Hà Lan tính đến 31/12/1997 có 424 ổ
dịch/năm ( Mesplede A. E. Albina, F. Madec, 1998). Cộng hòa liên bàng Đức từ
tháng 11/1982 – 9/1984 có 1457 ổ dịch xảy ra, với 395000 lợn bị xử lý. Bệnh DTL
xảy ra liên tục từ năm 1993-5/1999 ở đất nước này, làm tổng số lợn tiêu hủy lên tới
11 triệu con( Henry Too, 2002). Ở Châu Âu, từ thập kỷ 60-70 của thế kỉ XX, người
ta đã thực hiện tiêm phòng chặt chẽ, sau đó ngừng tiêm phòng để phát hiện lợn
mang trùng thông qua theo dõi huyết thanh của lợn. Sau 16 năm nỗ lực bệnh DTL
được xóa bỏ ở một số quốc gia như lợn: Anh, Bắc Ai Len được coi là sạch bệnh từ

năm 1965, nhưng năm 1986 bệnh lại xảy ra ở Anh và phải tiêu hủy 7781 lợn ở 26 ổ
dịch tiêu tốn 450101 bảng (William D.R và cs, 1998). Chương trình tiêu hủy bệnh

Học viện Nông Nghiệp Việt Nam

Khoa thú y


Khóa Luận Tốt Nghiệp
K56TYB

Trần Thị Vân Anh-

2016

DTL là bắt buộc đối với các quốc gia trong EU, tuy nhiên bệnh vẫn còn lác đác xảy
ra. Năm 1994 dịch xảy ra ở Bỉ buộc quốc gia này phải tiêu hủy 90000 lợn từ 52 ổ
dịch (Koenen F và cs, 1996).
Theo OIE (1998) năm 1984 Mexico có 179 ổ dịch, Malaysia có 5 ổ dịch,
Hàn Quốc có 45 ổ dịch. Năm 1997, 5 nước EU phải chịu thiệt hại do DTL bùng
phát: Đức, Italia, Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan; tính đến 31/12/1997 Hà Lan có 424 ổ
dịch xuất hiện trong một năm ( Mesplede A, 1999).
Ở Châu Á, có lẽ bệnh DTL được ghi nhận đầu tiên ở Malaysia năm
1895.Nhật Bản không xảy ra dịch, ngày nay bệnh DTL được xem là phổ biến có
tính chất địa phương ở hầu hết các quốc gia Châu Á ( Henry Too, 2002)
Các nước Australia, Canada, Newzeland, Ireland, Thụy Sỹ và các nước thuộc
bán đảo Scandinavia được coi là không có bệnh dịch tả lợn ( Van Oichot J.I, 1992).
2 .1.2 Tình hình dịch bệnh ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, bệnh DTL được Houdenner phát hiện vào các năm 1923-1924 và
gây nhiều đợt dịch ( Đào Trọng Đạt và cs, 1989). Đến nay, bệnh DTL vẫn là một

trong “ bốn bệnh đỏ” gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi lợn ở nước ta ( Lê
Minh Chí, 1988).
Năm 1960, bệnh DTL xảy ra ở Nghệ An, Phú Thọ do việc vận chuyển lợn
bệnh từ tỉnh ngoài vào. Năm 1968 là năm có số ổ dịch xảy ra nhiều nhất ở miền
Bắc, theo thống kê có tới 481 ổ dịch ( Lê Độ, 1981). Năm 1973, bệnh DTL xảy ra
ở 11 trại lợn xung quanh thành phố Hố Chí Minh. Năm 1974 dịch xảy ra ở 11 tỉnh
phía Bắc làm thiệt hại trên 4 vạn lợn, 15 tỉnh Nam Bộ có dịch, gây chết 145078 lợn
( Đào Trọng Đạt, 1989). Tại các tỉnh Trung Bộ dịch xảy ra mạnh vào những năm,

Học viện Nông Nghiệp Việt Nam

Khoa thú y


Khóa Luận Tốt Nghiệp
K56TYB

Trần Thị Vân Anh-

2016

1976-1978 có 17 ổ dịch, năm 1977 có 36 ổ dịch, năm 1978 có 18 ổ dịch ( Báo cáo
dịch tễ năm 1978 của Cục thú y). Từ những năm 1980, do việc tiêm phòng đã triển
khai đồng bộ nên các ổ dịch lợn đã không xảy ra nhưng bệnh tồn tại và diễn biến
ngày càng phức tạp, có nhiều thay đổi về triệu chứng lâm sàng, bệnh tích cũng như
độ tuổi mẫn cảm. Theo điều tra dịch tễ học từ 1995-1997 tại các tỉnh Ninh Thuận,
Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Đình, Quảng Nam, Quảng Ngãi đều có lợn mắc bệnh
số lượng không nhiều và dịch xảy ra lẻ tẻ nhưng thường xuyên và có khắp nơi
trong tỉnh ( Nguyễn Thị Phương Duyên, 1999).
Theo báo cáo tháng 10/2006 của cơ quan thú y vùng IV, tại các tỉnh Nam Trung

Bộ và Tây Nguyên: tháng 5/2005 ở Khánh Hòa với 24 xã của 2 huyện có dịch, số
lợn bị hủy là 161 con, tháng 10/2006 ở Quảng Ngãi có 16 xã có dịch , số con chết
là 169 con. Tại Quảng Nam có 5 xã có dịch, số lợn chết là 277 con. Gia Lai có 6 xã
có dịch, số lợn chết là 521 con. Tại báo cáo số 01/TTV-BC ngày 15/01/2007 và báo
cáo số 11/TYV-BC, ngày 15/02/2007 của cơ quan thú y vùng IV: tại Quảng Ngãi
và Bình Định có 20 xã có dịch, số lợn chết là 196 con.
Theo báo cáo số 234/BC-CTY, ngày 31/12/1997 của Cục thú y, trong tháng
12/1997 toàn quốc có 56 xã của 31 tỉnh có dịch, với 3088 con lợn bị tiêu hủy, tháng
2 và 7 năm 1998 có 2512 con bị bệnh và gần đây là tháng 5/2005 có 123 xã của 46
huyện thuộc 17 tỉnh có dịch. Tại báo cáo số 1860/TY-DT, ngày 25/12/2006 của
Cục thú y toàn quốc có 16 huyện của 8 tỉnh có dịch tả lợn với 36 ổ dịch, số lợn
chết trong các ổ dịch này là 1518 con.
Như vậy, bệnh DTL ở nước ta hiện nay tuy không xảy ra các ổ dịch lớn và gây
thiện hại như những năm 1960-1970 nhưng vẫn là mối đe dọa cho ngành chăn nuôi
lợn.

Học viện Nông Nghiệp Việt Nam

Khoa thú y


Khóa Luận Tốt Nghiệp
K56TYB

Trần Thị Vân Anh-

2016

2.2 VIRUS DỊCH TẢ LỢN
2.2.1 Nguồn gốc virus Dịch Tả Lợn

Theo Salmon và Smith (1885), bệnh gây ra bởi một loại vi khuẩn, hai ông đặt tên
là Bacillus cholera suis ( tức Salmonella suis). Nhưng đến năm 1903, Schweinitz
và Dorset đã xác định tác nhân gây bệnh DTL là một loài virus còn vi khuẩn
Bacillus cholerae suis chỉ đóng vai trò phụ ( Nguyễn Vĩnh Phước, 1978). Năm
1947 Holmes đặt tên cho virus gây bệnh DTL là Tortor virus. Trước đây, người ta
coi virus gây bệnh DTL là thành viên của họ Togavirideae, giống Pestivirus cùng
với virus gây bệnh tiêu chảy ở bò( Bovine Viral Diarhea Virus – BVDV) và virus
gây bệnh Border ở cừu ( Border Diseease Virus – BDV). Nhưng gây đây, qua
những nghiêm cứu về cấu trúc phân tử của Pestivirrus cho thấy bộ gen của chúng
(genome) tương ứng với virus thuộc họ Flaviviridae ( Nguyên Văn Ty, 1975) nên
giống Pestivirus được xếp vào họ Flaviviridae
2.2.2 Hình thái cấu trúc của virus.
Virus DTL thuộc loại ARN virus, có vỏ bọc là Lipoprotein. Quan sát dưới kính
hiển vi điện tử, virus có dạng cấu trúc hình cầu với nucleocapside đối xứng hình
khối bao bọc bởi lớp màng ngoài. Virion có đường kính 40-50 nm, đường kính của
một khối nucleocapside là 29 nm bao bọc sợi ARN của virus. Bề mặt của virion có
những gai lồi 6-8 nm, là thành phần có tính chất bảo vệ hạt virus. Bộ gen của virus
là một chuỗi đơn ARN có độ dài 12KB ( Nguyễn Như Thanh và cs, 1997). Virus có
2 glycoprotein E155 và E146 KD ở trên bề mặt và một nucleocapside protein
36KD. Hệ số sa lắng là 140s – 180s.

Học viện Nông Nghiệp Việt Nam

Khoa thú y


Khóa Luận Tốt Nghiệp
K56TYB

Trần Thị Vân Anh-


2016

Hình 1 : Cấu trúc virus DTL (Nguyễn Ngọc Hải, 2009)
2.2.3 Phân loại virus
Năm 1939, Geiger đã kệt luận: không có sự khác nhau cơ bản nào về tính
kháng nguyên ( KN) để sắp xếp các chủng virus DTL vào nhiều type virus khác
nhau ( Nguyễn Vĩnh Phước, 1970). Nhưng từ những năm 1950, một số tác giả đã
phát hiện được hiện tượng biến chủng của virus DTL và cũng nhận thấy độc lực
của virus biến chủng thấp hơn độc lực của virus ban đầu ( Trần Đình Từ, 1990)
Theo Van Oirschot ( 1985), các chủng virus DTL được chia làm hai nhóm:
 Nhóm I: Gồm các chủng virus cường độc Alfort, chủng C, chủng Thiveval.
 Nhóm II: Gồm các chủng 331 và nhiều chủng khác phân lập được từ những
lợn mắc bệnh mạn tính.

Học viện Nông Nghiệp Việt Nam

Khoa thú y


Khóa Luận Tốt Nghiệp
K56TYB

Trần Thị Vân Anh-

2016

Mới đây khi nghiên cứu về dịch tễ học phân turwcho thấy virus DTL có 3 nhóm
chính ( Ken Inui và Nguyễn Tiến Dũng, 2003):
 Nhóm I: hầu hết là các chủng phân lập được từ trước thập kỉ 70 ở Châu Âu

và Mỹ
 Nhóm II: là các chủng mới phân lập gần đây ở Châu Âu và Châu Á
 Nhóm III: Chỉ có ở Châu Á, trừ một số chủng phân lập ở Anh năm 1966.
Ở Việt Nam, nhóm I tồn tại đến năm 1991. Bệnh DTL hiện nay do nhóm II gây
ra. Theo Nguyễn Tiến Dũng ( 2002): số lượng các chủng virus DTL phân lập thuộc
nhóm này tăng lên từ năm 1997.
Trước đây, người ta cho rằng kháng nguyên (KN) virus DTL đồng nhất. Ngày
nay, với kỹ thuật kháng thể đơn dòng (MCAS), người ta có thể phân biệt virus
DTL thành một số nhóm kháng nguyên ( Ewards.S,1998)
Như vậy, trong tự nhiên đã tồn tại những chủng virus có độc lực khác nhau.
Những chủng có độc lực cao thường gâu bệnh ở thể á cấp tính với tỉ lệ chết cao,
các chủng có độc lực trung bình gây bệnh ở thể á cấp tính hoặc mạn tính. Các
chủng có độc lực thấp thường gây chết đối với bào thai và lợn sơ sinh

Học viện Nông Nghiệp Việt Nam

Khoa thú y


Khóa Luận Tốt Nghiệp
K56TYB

2016

Trần Thị Vân Anh-

Hình 2: Các virus DTL ( Nguyễn Ngọc Hải, 2009)
2.2.4 Độc lực của virus
Không có mối liên quan giữa sự khác nhau của tính kháng nguyên với độc lực
của virus DTL ( Wensvoort et al, 1989). Nhưng tính độc của virus DTL sẽ bị giảm

nhanh chóng bởi sự có mặt của kháng thể tiêu chảy ở bò ( Bovine viral Diarrhea
Virus – BVDV) hơn là kháng thể kháng virus DTL ( Kimijyo et at, 1997) ( trích
theo Bùi Quang Anh, 2001). Tùy thuộc vào độc lực của chủng virus gây bệnh, tỷ lệ
chết có thể từ 0 – 100% (Steward W.C, 1981)
Theo Bùi Quang Anh ( 2001), độc lực của virus thường không ổn định, việc
tăng cường độc lực có thể được tiến hành sau một hoặc nhiều lần tiêm truyền qua
lợn. Có thể phân biệt độc lực của virus DTL như sau ( Dunn H.V, 1975):
Loại Virus

Độc lực của virus
Virus có độc lực Virus có độc lực Virus có độc lực
cao

Học viện Nông Nghiệp Việt Nam

trung bình

yếu
Khoa thú y


Khóa Luận Tốt Nghiệp
K56TYB

Thể bệnh

Trần Thị Vân Anh-

Cấp tính, tỷ lệ chết Á cấp tính, mãn Mãn
cao


tính

2016

tính

hoặc

không biểu hiện,
gây chết thai và

Nhiệt độ nuôi cấy 39 – 40C
35- 38C
Trong môi trường Nhân lên nhanh,

lợn con mới sinh
33- 34C
Nhân lên chậm,

tế bào PK15

diểm huỳnh quang

huỳnh quang yếu

lớn, rõ

ớt, có thể xuất hiện
trong


máu

hoặc

Trong cơ thể động Thường nhiễm vào

không
Thường giới hạn ở

vật

tế bào biểu mô, tế

tế bào biểu mô

bào lưới, đại thực

mạch quản

bào

trong

hạch

Amidan
Ngày nay, nhờ sử dụng các phương pháp làm giảm độc lực của virus, người
ta đã sản xuất được một số chủng virus nhược độc sử dụng làm vaccine như virus
DTL chủng C, chủng IFFA, chủng GPE, chủng Thiveval.

2.2.5 Đặc tính nuôi cấy phân lập
Khi tiêm truyền qua cơ thể lợn, các chủng virus DTL vẫn giữ nguyên các đặc
tính gây bệnh và miễn dịch ( Moenning V, 1988). Sự thích nghi của virus đối với
các loài động vật khác nhau thường thay đổi tính gây bệnh của virus đối với lợn
(Moenning V, 1988). Trong các loài động vật thì nhỏ được chú ý nhất, đặc biệt là
để tạo ra những chủng virus vaccine nhược độc.

Học viện Nông Nghiệp Việt Nam

Khoa thú y


Khóa Luận Tốt Nghiệp
K56TYB

Trần Thị Vân Anh-

2016

Năm 1941, Tenbroek thông báo về việc nuôi cấy thành công virus DTL trên môi
trường tế bào dịch hoàn lợn trong dung dịch Tyrode. Năm 1950 Coronel và Albis
đã thực hiện thí nghiệm tiêm truyền virus DTL cho phôi vịt và đã thích ứng được
virus DTL trên phôi vịt. Sau đời thứ 8 cấy truyền qua phôi vịt virus đã mất độc lực
với lợn nhưng vẫn gây được miễn dịch cho lợn ( Bùi Quang Anh, 2001). Fonanelli
và cộng sự đã thử nghiệm tiêm cho phôi gà nhưng không thành công ( Nguyễn
Lương, 1997).
Ngoài những tế bào có nguồn gốc từ lợn, virus DTL có thể nhân lên trên các tế
bào động vật khác. Các chủng virus DTL cường độc thường không gây bệnh tích tế
bào ( CPE) khi chúng nhân lên trong môi trường tế bào. Terpstra C ( 1991) cũng
cho rằng tác động gây CPE chỉ xuất hiện khi có mặt Adenovirus.

2.2.6 Sự nhân lên và phương phức lây lan của virus
Virus DTL nhân lên trong nguyên sinh chất của tế bào và không gây bệnh
tích tế bào. Thế hệ đầu tiên của virus được giải phóng ra khỏi tế bào khoảng 5-6h
sau khi gây nhiễm. Theo Saatkamp H.W ( 1998), trong môi trường tế bào virus lây
lan sang tế bào bên cạnh và từ tế bào mẹ sang tế bào con qua cầu nối nguyên sinh
chất, điều này dẫn đến không có khả năng phát hiện ra kháng nguyên virus trên bề
mặt tế bào nhiễm.
Lợn là loài vật chủ duy nhất mang mầm bệnh và lây lan, sự tiếp xúc giữa lợn bệnh
với lợn mẫn cảm là phương thức lây truyền chính của virus DTL.
Virus truyền từ đàn này sang đàn khác có thể qua nhiều đường khác nhau, trong đó
sự du nhập của những con lợn mang trùng vào trong đàn là phổ biến nhất. Bệnh có
thể lan truyền từ các trại chăn nuôi, các phương tiện vận chuyển bị nhiễm virus ….
Virus có thể truyền đi rất xa theo thịt và các sản phẩm chế biến từ thịt hoặc truyền
Học viện Nông Nghiệp Việt Nam

Khoa thú y


Khóa Luận Tốt Nghiệp
K56TYB

Trần Thị Vân Anh-

2016

bởi người chăn nuôi,nhân viên thú y, các dụng cụ, trang thiết bị thú y. Virus ít có
khả năng lây từ đàn nọ sang đàn kia theo con đường không khí ( Moenning, 1998).
2.2.7 Sức đề kháng của virus DTL
Virus DTL có sức đề kháng yếu và tùy thuộc vào trạng thái vật lí của chất chứa
virus. Trong dịch nuôi cấy tế bào, virus bị vô hoạt ở 60C trong 10 Ph, ở máu đã

khử fibrin lại không bị vô hoạt ở 68C trong 30 ph. Virus có khả năng tồn tại ở pH
từ 5-10. Vì vỏ virus có chứa lipid nên các dung môi của mỡ như ether, chloroform,
dioxyclolate…. Làm bất hoạt virus nhanh chóng.
Virus, sống lâu trong các sản phẩm là thịt. Trong thịt xông khói virus sống được 37
ngày, thịt để trong tủ lạnh virus tồn tại 33 ngày, rong thịt ướp đông virus tồn tại 95
ngày. Thịt lợn đông lạnh là nguồn gieo rắc mầm bệnh rất nguy hiểm. Không phát
hiện ra virus trong các sản phẩm thịt đã được chế biến, thịt hộp thừ thịt của những
lợn bi bệnh ( Terpstra C, 1991).
Trong thịt, nước tiểu, xác động vật chết thối virus bị chết sau 2-3 ngày. Trong phân,
rác virus bị mất hoạt tính trong vòng 24h ( Trần Đình Từ, 1990)
2.3 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ CỦA BỆNH DTL
2.3.1 Động vật cảm nhiễm
Trong tự nhiên chỉ có loài lợn ( cả lợn rừng và lợn nhà) mội lứa tuổi đều mắc
bệnh DTL ( Nguyễn Vĩnh Phước, 1970). Bệnh có thể lây từ lợn nhà sang lợn rừng,
từ lợn rừng sang lợn nhà, người và động vật khác không mắc bệnh này ( Nguyễn
Lương, 1997).
Trong phòng thí nghiệm, tiêm virus cho thỏ, chuột lang thì bệnh thườn ở thể ẩn,
có thể tái phân lập virus sau vài ngày. Tiêm truyền cho thỏ liên tục qua nhiều đời
Học viện Nông Nghiệp Việt Nam

Khoa thú y


Khóa Luận Tốt Nghiệp
K56TYB

Trần Thị Vân Anh-

2016


( 150 đời) sẽ tạo ra một chủng virus nhược độc, không nhược độc với lợn nhưng
vẫn giữ được đặc tính KN dùng để chế vaccine nhược độc DTL ( Nguyễn Như
Thanh và cs, 2001).
2.3.2 Chất chứa virus
Trong cơ thể, virus hấp thụ mạnh trên bạch cầu nên máu có độc lực sớm nhất.
Các chất bài xuất như nước mắt, nước mũi, nước tiểu, phân và các phủ tạng đều
chứa virus. Hạch lâm ba và lách chứa nhiều virus nhất ( OIE).
Những lợn nhiễm bệnh có thể thải virus trước khi phát hiện bệnh và tiếp tục
thải virus trong quá tình sinh bệnh, sự thải virus chỉ dừng lại khi KT được sinh ra.
Vì vậy, những con lợn nhiễm virus có độc lực cao có thể bài virus với số lượng lợn
trong thời gian 10-20 ngày, những lợn bị thể mạn tính bài virus liên tục hoặc từng
đợt cho đến lúc chết.
2.3.3 Mùa vụ và lứa tuổi mắc bênh
- Mùa vụ mắc bênh
Theo Đào Trọng Đạt, Trần Thị Tố Liên( 1990), bệnh DTL phát ra quanh năm,
nhưng do biến động của đàn lợn nên bệnh có lúc tăng lúc giảm. Theo thống kê của
Lê Độ ( 1980), ở các tỉnh miền Bắc có tới 80% số ổ dịch diễn ra trong thời gian từ
tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau, các tháng còn lại số ổ dịch chiếm 20%.
Theo thống kê của cục thú y, những năm gần đây dịch xảy ra ở hầu hết các
tháng trong năm nhưng vẫn có sự chênh lệch đáng kể giữa các tháng của vụ đông –
xuân và hè – thu. Ngoài ra tình hình dịch cũng còn ảnh hưởng của nhiều yếu tố
như tỷ lệ tiêm phòng, số lợn đã bị giết thịt, số lợn con ra đời chưa được tiêm phòng
làm cho số lượng cả thể mẫn cảm với bệnh DTL trong khu vực tăng lên.
Học viện Nông Nghiệp Việt Nam

Khoa thú y


Khóa Luận Tốt Nghiệp
K56TYB


Trần Thị Vân Anh-

2016

- Lứa tuổi mắc bệnh
Các nghiên cứu về dịch tễ học cho thấy bệnh DTL xảy ra ở mọi lứa tuổi ( Trần
Đình Từ, 1990), nhưng tập trung nhiều nhất ở lợn con theo mẹ và lợn mới cai sữa (
Đào Trọng Đạt, Nguyễn Tiến Dũng, Đặng Việt Tiến, Phạm Ngọc Lê, 1989)
Treo Đào Trọng Đạt, Trần Thị Tố Liên (1989), do đàn lợn đã được tiêm vaccine
nhiều nă nên tuổi mắc bệnh phụ thuộc vào sức đề kháng và tình trạng miễn dịch
của đàn lợn. Tuy nhiên, ở các tỉnh miền núi thuộc các tỉnh Bắc Trung Bộ, do công
tác tiêm phòng không được thực hiện triệt để nên bệnh DTL vẫn xảy ra ởcông tác
tiêm phòng không được thực hiện triệt để nên bệnh DTL vẫn xảy ra ở lợn mọi lứa
tuổi ( Báo cáo của cơ quan Thú Y vùng III – 1998).
Theo Bùi Quang Anh ( 2001), lợn từ 2-6 tháng tuổi có tỷ lệ mắc bệnh DTL cao
nhất trong tổng số lợn mắc bệnh, lợn con theo mẹ : 19,24%, lợn trên 6 tháng tuổi:
12,08%, lợn nái và lợn đực có tỷ lệ mắc bệnh rất thấp ( 0,21 – 2,46%) nhưng lại là
nguồn lây lan dịch bệnh.
Như vậy, tỷ lệ mắc bệnh DTL tùy thuộc vào tỷ lệ tiêm phòng của đàn lợn, hàm
lượng KT trong cơ thể lợn đã được tiêm và hàm lượng KT thụ động trong cơ thể
lợn con. Ở những vùng có tỷ lệ tiêm phòng thấp hoặc không được tiêm phòng thì
tỷ lệ chết cao và xảy ra ở mọi lứa tuổi.
2.3.4 Đường truyền bệnh
Ở điều kiện tự nhiên, virus DTL xâm nhập vào cơ thể lợn bằng đường mũi,
miệng thông qua thức ăn, nước uống và tiếp xúc ( Van Oirschot, 1992, Nguyễn
Tiến Dũng, 2002).

Học viện Nông Nghiệp Việt Nam


Khoa thú y


Khóa Luận Tốt Nghiệp
K56TYB

2016

Trần Thị Vân Anh-

Lợn mang trùng sẽ thải virus trong một thời gian dài làm lây lan mầm bệnh
trong trại hoặc khu vực chăn nuôi ( Van Oirschot, 1992)
Theo Nguyễn Tiến Dũng ( 2005), bệnh DTL có thể truyền từ trại này sang trại
khác do:
 Cho lợn ăn đồ thừa nhà bếp có những mẩu thịt lợn bị bênh DTL
 Qua các vector truyền bệnh cơ học: người chăn nuôi( quần áo, giầy dép….
Có dính virus) dụng cụ chăn nuôi, các phương tiện vận chuyển lợn từ trại
này sang trại khác hay cá lò mổ cũng làm lây lan dịch bệnh.
 Qua bơm kim tiêm: trong quá trình tiêm phòng và chữa trị bệnh cho gia súc.
 Qua sự tiếp xúc trực tiếp do vận chuyển lợn ốm vào nuôi cùng với lợn ở trại.
Tuy nhiên trong một nghiên cứu gần đây cho thấy sự truyền lây virus DTL qua
cá yếu tố cơ học được đánh giá có ảnh hưởng rất lớn ( Dewulf và cs).
2.3.5 Sinh bệnh học
Trong điều kiện tự nhiên, virus vào trong cơ thể lợn qua đường tiêu hóa, niêm
mạc mắt, niêm mạc mũi, đường sinh dục, virus cũng có thể xâm nhập vào cơ
thể lợn qua đường hô hấp hay các vết thương trên da; virus có thể đi qua nhau
thai. Mọi phương pháp tiêm truyền trong phòng thí nghiệm đều có kết quả
( Nguyễn Lương, 1997).
Lợn nhiễm bệnh tự nhiên với các chủng virus có độc lực cao được đặc
trưng bởi các pha: Nhiễm virus ở hạch, máu và nhiễm virus ở phủ tạng. Từ tế

bào thượng bì trong cá hạch lâm ba, hạch amygdale, virus xâm nhập vào các
lớp mô lympho và từ đó virus theo đường bạch huyết đến các hạch lympho
vùng. Ở đó chúng được nhân lên nhanh chóng; một lượng lớn virus được tạo ra
ở lách, hạch lâm ba nội tạng, tủy xương và đường tiêu hóa… Vì vậy nồng độ

Học viện Nông Nghiệp Việt Nam

Khoa thú y


Khóa Luận Tốt Nghiệp
K56TYB

Trần Thị Vân Anh-

2016

virus trong máu cao chúng lại xâm nhập vào các cơ quan khác như hệ hô hấp,
hệ thần kinh trung ương. Tại cơ quan virus bị thực bào bởi các bạch cầu. Sự
nhân lên của virus trong bạch cầu và các tế bào lưới nội bì dẫn đến giảm bạch
cầu, lợn dễ nhiễm khuẩn kế phát. Các chủng virus độc lực cao có thời gian phát
tán ra tất cả các cơ quan khác trong vòng 5-6 ngày kể từ khi xâm nhiễm ( Trần
Đình Từ, 1990).
Virus tác động làm thoái hóa tế bào nội bì và biểu bì thành mạch quản, gây
giảm tiểu cầu và rối loạn sự tổng hợp sợi firin, làm hình thành các cục máu
đông nhỏ làm tắc nghẽn tuần hoàn gây xuất huyết lấm tấm.
Cách lây nhiễm với các chủng virus có độc lực trung bình cũng giống với
các chủng có độc lực cao nhưng tiến triển chậm hơn. Các chủng virus độc lực
thấp chủ yếu hạn chế ở các biến đổi ở hạch bạch huyết và tuần hoàn cục bộ.
Virus có thể đi qua nhau thai ở tất cả các giai đoạn phát triển của thai. Virus

thường lan truyền theo đường máu và phát triển ở một vài nơi dọc theo nhau
thai và lan truyền từ bào thai này sang bào thai khác ( Van Oirschot J.T, 1998).
Trong các bào thai virus cũng phân bố trong các cơ quan nội tạng và đường
máu giống như ở lợn nhiễm bệnh với chủng có độc tính sau khi sinh. Tùy thuộc
vào tuổi thai bị lây nhiễm và độc lực của virus xâm nhập mà hậu quả khác nhau
( Terstra C, 1991). Những bào thai bị nhiễm trong giai đoạn 45 ngày đầu của
thai kì có khuynh hướng chết trước khi sinh hoặc phát sinh hiện tượng lây
nhiễm dai dẳng và có đáp ứng miễn dịch cao hơn các bào thai bị nhiễm lúc 65
ngày hoặc muộn hơn. Những bào thai bị nhiễm bởi những chủng virus có độc
tính trung bình, lúc 45 ngày cuối của thời kì mang thai thường biểu hiện triệu
chứng bệnh khi sinh hoặc một thời gian gắn sau khi sinh hoặc thải virus trong

Học viện Nông Nghiệp Việt Nam

Khoa thú y


Khóa Luận Tốt Nghiệp
K56TYB

Trần Thị Vân Anh-

2016

trường hợp lây nhiễm với những chủng virus có độc lực thấp ( Van Oirschot
J.T,1998).
Do tổn thương mạch quản dẫn đến các bệnh tích đặc trưng của bệnh DTL
như xung huyết, xuất huyết, nhồi huyết và hoạt tử, viêm não- màng não và thoái
hóa các tế bào nội bì, nghẽn mạch, thâm nhiễm lymphocyte qua mạch thường
thấy ở 70-90% các trường hợp lợn chết. Virus gây hình thành mụn loét ở niêm

mạc ruột già sau khi gây hoại tử ở những nang Lâm Ba riêng biệt và làm đông
sợi huyết tạo thành những nốt loét hình cúc áo ở ruột già ( Nguyễn Vĩnh Phước,
1970)

2.4. TRIỆU CHỨNG, BỆNH TÍCH.
2.4.1 Thể quá cấp tính.
Lợn không có triệu chứng ban đầu, bệnh xuất hiện đột ngột với biểu hiện chủ
yếu là sốt cao. Lợn bệnh tử vong trong vòng 24 -48h, con vật chưa kịp xuất hiện
triệu chứng ỉa chảy. Thể này còn gọi là thể bệnh DTL khô ( Nguyễn Vĩnh
Phước, 1978).
2.4.2 Thể cấp tính
Thời gian nung bệnh từ 3 -4 ngày. Lợn bị sốt cao 42.42ºC trong nhiều ngày,
chảy nước mắt, nước mũi, nôn mửa, kém ăn hoặc bỏ ăn. Trong thời gian này
lợn bị táo bón nặng, phía ngoài cục phân có màng nhày. Sau đó chuyển sang rối
loạn tiêu hóa và ỉa chảy nặng, phân tanh khắm rất đặc trưng màu xanh đen. Trên
các vùng da mỏng như bụng, bẹn, gốc tai có rất nhiều điểm xuất huyết như
muỗi đốt, màu đỏ như đầu đinh ghim. Nhưng cũng có trường hợp to như hạt
Học viện Nông Nghiệp Việt Nam

Khoa thú y


Khóa Luận Tốt Nghiệp
K56TYB

Trần Thị Vân Anh-

2016

ngô, hạt lạc nằm sau trong da. Lợn xuất hiện triệu chứng thần kinh, đi đứng

loạng choạng( thường ở lơn con), có thể bị liệt hai chân sau. Quá trình diễn biến
của bệnh thường từ 5-7 ngày, nếu chậm thì từ 7-10 ngày con vật sẽ chết.
Trong quá trình nghiên cứu, Đào trọng Đạt, Trần Thị Tố Liên (1990) đã quan
sát được triệu chứng lâm sàng của lợn bị bệnh DTL ở những lứa tuổi khác nhau
như sau:
 Ở lợn con theo mẹ dưới 1 tháng tuổi: Gầy yếu, run rẩy, sốt cao 41,5 ºC
phân trắng không tiêu , mắt có nhử và chảy nước mắt, có con ỉa phân
loãng màu vàng, co giật. Lợn trong đàn chết dần trong vòng 10 – 15
ngày, những con sống sót còi cọc chậm lợn. Tình trạng này thường thấy ở
những đàn lợn sau tiêu phòng 1-5 ngày.
 ở lợn từ 1 2 tháng tuổi: tai, mũi, cổ tím bầm như bị thiếu oxy, phân loãng,
màu vàng hoặc trắng như vôi, bỏ ăn về sau xuất hiện những nốt xuất
huyết như muỗi đốt.
 ở lợn 2-3 tháng tuổi: Ngoài những triệu chứng trên còn có hiện tượng gầy
yếu rất nhanh, lông xù lên rất rõ.
 ở lợn thịt: sốt cao, phần lớn bị táo bón, một số ỉa chảy, mắt có dử, chảy
nước mắt, bỏ ăn, do diễn biến cấp tính nên bề ngoài vẫn béo ít giảm cân.
 ở lợn nái mang thai đã được tiêm phòng trong vùng có dịch: bỏ ăn, sốt
nhẹ sau đó trở lại bình thường, nhưng có khi xảy thai, thai gỗm đẻ ra thì
chết con nào cong sống cũng chỉ được vài ngày nhưng lợn mẹ vẫn khỏe
mạnh.
Ở những lợn nái nhiễm những chủng virus có độc lực trung bình hoặc độc
lực thấp có thể trở thành những con vật mang trùng (điều này gây rất nhiều
khó khăn cho công tác phòng chống và thanh toán bệnh DTL). Đa số lợn con
bị nhiễm bệnh từ trong bụng mẹ sẽ chết sau khi sinh hoặc chết lưu trong tử
Học viện Nông Nghiệp Việt Nam

Khoa thú y



Khóa Luận Tốt Nghiệp
K56TYB

Trần Thị Vân Anh-

2016

cung lợn mẹ, nhưng đôi khi vẫn có con sinh ra khỏe mạnh nhưng đã mang
trùng và gây bệnh DTL muộn.
2.4.3 Thể mạn tính
Lợn bị bệnh kéo dài quá 30 ngày được coi là thể mạn tính. Đặc trưng của
thể bệnh nà là lợn ăn rất ít hay bỏ ăn, sốt, ỉa chảy kéo dài hoặc ngắt quãng,
bạch cầu giảm. Thể này kéo dài vài tháng rồi cuối cùng chết ( Trần Đình Từ,
1990). Các giai đoạn của thể mạn tính gồm:
Giai đoạn đầu kéo dài 10-15 ngày, các triệu chứng giống như thể cấp tính
nhưng nhẹ hơn.
Giai đoạn thứ hai giai đoạn thuyên giảm.
Giai đoạn 3: bội nhiễm các loại mầm bệnh khác, con vật gầy yếu, chết trong
vòng 1-3 tháng.
2.4.4 Thể ẩn tính
Thể bệnh này thường do lợn bị nhiễm virus bẩm sinh. Lợn có biểu hiện như
rối loạn sinh sản thai chết lưu, thai khô, thai gỗ, dị dạng, rối loạn vận động,
xảy thai, chết ngay sau khi sinh, chậm lớn. Virus có thể lưu hành một cách
không rõ ràng, nhất là các trường hợp dịch tễ khi có các điều kiện không
thuận lợi( Đào Trọng Đạt, 1990). Theo Mocnning V ( 1998). Virus DTL có
khả năng đi qua hàng rào bảo vệ của nhau thai để lây nhiễm cho thai. Sự lây
truyền virus qua nhau thai cũng được quan sát thấy ở lợn nái được tiêm
phòng bằng một vaccine nhược độc không đầy đủ, hiện tượng này cũng thấy
ở những lợn nái bị nhiễm tự nhiên những chủng virus độc lực thấp.


Học viện Nông Nghiệp Việt Nam

Khoa thú y


Khóa Luận Tốt Nghiệp
K56TYB

Trần Thị Vân Anh-

2016

Van Oirchot J.T (1998) cho thấy những lợn con từ những lợn nái nhiễm
virus lúc 90 ngày tuổi thì có thể sống được 2-3 tuần , những cơ thể mang
virus và không có kháng thể (KT) trung hòa.
2.4.5. Bệnh tích đạị thể
Theo Đào Trọng Đạt và Bùi Thị Tố Liên (1990), bệnh DTL là bệnh dịch tễ
đàn, do vậy khi quan sát lâm sàng và bệnh tích phải quan sát từ 3-5 con trở
lên . Nhưng tìm ra đầy đủ các bệnh tích điển hình của bệnh DTL trong thời
gian đây là rất khó .
Thể cấp tính và mãn tính có thể quan sát thấy xuất huyết lấm tấm ở da,
kích thước khác nhau do hoại tử, thoái hóa tế bào nội bì và máu khó đông .
Xuất huyết thường thấy ở hạch lâm ba, thận, ít hơn ở tim, màng thanh dịch,
bóng đái, niêm mạc ruột, thanh quản và dưới da. Hạch lâm ba xuất huyết
nhiều ở các xoang ngoại biên làm cho mặt cắt giống như đá hoa vân. Thận
xuất huyết lấm tấm như trứng quốc. Lách có kích thước bình thường, thường
thấy nhồi huyết dọc theo rìa làm cho lách có hình răng cưa ( Nguyễn Vĩnh
Phước, 1978). Niêm mạc ruột già đặc biệt là van hồi manh tràng có nốt loét
hình cúc áo, bề mặt có phủ bựa. Ngoài ra có thể quan sát thấy hiện tượng có
nước nhầy, lắng đọng sợi Fibrin, xuất huyết cục bộ màng nhầy đường tiêu

hóa, đường hô hấp, phổi, cuối cùng nhiễm bệnh kế phát xảy ra (Van
Oirschot, 1992). Tùy theo từng ổ dịch, độc lực của virus, sức đề kháng của
con vật và thời gian cảm nhiễm , mà bệnh tích ở từng con không giống nhau.
Tuy nhiên, theo Trần Thị Dân và cs (2000), bệnh tích của lợn có triệu
chứng sàng của DTL tại các lò mổ ở Bà Rịa-Vũng Tàu chủ yếu là :thận

Học viện Nông Nghiệp Việt Nam

Khoa thú y


Khóa Luận Tốt Nghiệp
K56TYB

Trần Thị Vân Anh-

2016

sung xuất huyết, bàng quang xuất huyết, lách nhồi huyết, phổi viêm xuất
huyết, hạch ruột sung.
Thể bệnh mãn tính và thể bệnh phát muộn (late onset) thường thấy teo
tuyến Thymus và sưng khớp ở xương sườn ở lợn con (Van Oirschot, 1992)
Trong trường hợp bệnh DTL xảy ra ở lợn con thường ghép với Phó thương
hàn, E.coli…. gây những nốt loét tràn lan ở ruột, viêm phổi, làm lu mờ bệnh
tích của DTL (Đào Trọng Đạt, Trần Thị Tố Liên, 1989)
2.4.6. Bệnh tích vi thể
Đặc trưng nhất là ở hệ lưới nội bì của thành mạch quản, các tế bào nội bì
sưng to, thoái hóa, thủy thũng, các mạch quản ngoại biên bị giãn rộng, một
số bị tắc mạch dẫn tới bệnh tích đặc trưng của bệnh DTL là sung huyết, xuất
huyết, nhồi huyết (thường thấy ở lách, hạch lympho, thận và đường tiêu hóa)

hoại tử viêm não, viêm màng não, đặc trưng bởi sưng và thoái hóa các tế bào
nội bì, nghẽn mạch, thâm nhiễm lymphocyte qua mạch. Theo Van Oirschot
(1998), sự gia tăng về số lượng các đại thực bào và sự suy yếu của hệ đơn
bào ở giữa hạch bạch huyết, lách, hạch amygdale và những đám hạch ruột
xảy ra trong trường hợp bệnh mãn tính.
2.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN
2.5.1. Chẩn đoán lâm sàng
 Phương pháp quan sát triệu chứng lâm sàng của mẫu lợn nghi mắc bệnh
DTL . Đồng thời kết hợp giữa đặc điểm dịch tễ địa phương với việc thu thập
thông tin từ chủ gia súc và cán bộ thú y để tăng độ tin cậy chấn đoán.

Học viện Nông Nghiệp Việt Nam

Khoa thú y


Khóa Luận Tốt Nghiệp
K56TYB

Trần Thị Vân Anh-

2016

 Quan sát biến đổi đại thể thông qua việc mổ khám những mẫu lợn có triệu
chứng lâm sàng của bệnh DTL.
 kết quả của phương pháp này có độ chính xác không cao, nhưng rất cần thiết
để có kết quả sơ chẩn ban đầu trước khi tiến hành các phương pháp trong
phòng thí nghiệm.
2.5.2 Chẩn đoán virus học
Chẩn đoán virus học phải được tiến hành nhanh chóng ngay trong ngày khi lấy

bệnh phẩm. Phương pháp chẩn đoán virus học bao gồm: Kiểm tra máu và bệnh
phẩm trên kính hiển vi bằng cách làm tiêu bản, tiêm truyền động vật thí nghiệm,
phương pháp làm tăng cường độc lực của virus Newcastle ( Nguyễn Như Thanh và
cs, 1997).
Mẫu bệnh phẩm: máu, hạch lâm ba, lách, thai sảy….
Kiểm tra bệnh phẩm trên kính hiển vi để tìm các vi khuẩn kế phát. Nếu không thấy
vi khuẩn có thể nghi đó là bệnh DTL thuần túy sau khi đã có kết quả chuẩn đoán
lâm sàng (các triệu chứng lâm sàng, bệnh tích đặc trưng của DTL); trường hợp có
vi khuẩn có thể nghi ghép với bệnh đã tìm thấy vi khuẩn ( Nguyễn Lương, 1997).
Phương pháp tiêm truyền động vật thí nghiệm: phương pháp phát hiện bệnh DTL
cổ điển, chính xác nhất là tiêm cho lợn. Phương pháp này có nhược điểm là tốn
thời gian và tiền của. Nó thường được dùng khi các triệu chứng lâm sàng và bệnh
tích không đủ để kết luận bệnh hoặc để có cơ sở pháp lí công bố dịch.
Phương pháp làm tăng cường độc lực của virus Newcastle: Người ta dùng môi
trường tế bào dịch hoàn một lớp để cấy bệnh phẩm nghi có virus DTL, sau 5 ngày
tiếp tục cấy virus Newcastle, thấy virus Newcastle nhân lên mạnh và gây bệnh tích
tế bào, chứng tỏ bệnh phẩm có chứa virus DTL ( Nguyễn Như Thanh và Cs, 1997).
Học viện Nông Nghiệp Việt Nam

Khoa thú y


Khóa Luận Tốt Nghiệp
K56TYB

Trần Thị Vân Anh-

2016

2.5.3 Chẩn đoán bằng phương pháp RT – PCR

 Phương pháp RT-PCR: bao gồm các bước tách chiết RNA của virus và các
bước thực hiện kỹ thuật RT- PCR. RNA của virus được tách chiết bằng kit
Promega để tiến hành phản ứng RT- PCR. Quy trình tách chiết RNA của
virus theo hướng dẫn của nhà sản xuất Kit. RNA được tách chiết từ mẫu
bệnh phẩm của lợn nghi mắc DTL được trộn với hỗn hợp RT-PCR của bộ kit
One step RT-PCR kit (invitrogen). Cặp mồi được sử dụng cho phản ứng RTPCR gồm


mồi xuôi 5’- CCTGAGGACCAAACACATGTTG - 3’



mồi ngược 5’- TGGTGGAAGTTGGTTGTGTCTG – 3’

nhằm khuyếch đại đoạn gen dài 200 bp. Tiến hành phản ứng khuếch đại sản phẩm
trong máy PCR với 35 chu kỳ. Điện di kiểm tra kết quả RT-PCR ở hiệu điện thế
100V trong 35 phút. Quan sát kết quả điện di sản phẩm RTPCR trên máy chụp ảnh
gel và chụp ảnh.

Hình 3. Mô hình nguyên lý của phản ứng RT-PCR

Học viện Nông Nghiệp Việt Nam

Khoa thú y


×