Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

BÀI DỰ THI Tìm hiểu về Biên giới và Bộ đội Biên phòng chào mừng kỉ niệm 60 năm ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng và 30 năm “Ngày Biên phòng toàn dân”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (785.47 KB, 32 trang )

Họ và tên: Trần Thị Kim Sang
Địa chỉ: Trường Tiểu học Kim Đồng
Nghề nghiệp: Giáo viên trường Tiểu học Kim Đồng- thị trấn Thanh Sơnhuyện Thanh Sơn- tỉnh Phú Thọ.
Số điện thoại: 0378612998

BÀI DỰ THI
Tìm hiểu về Biên giới và Bộ đội Biên phòng chào mừng kỉ niệm 60
năm ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng và 30 năm
“Ngày Biên phòng toàn dân”

Câu 1: Công an nhân dân vũ trang (Bộ đội Biên phòng ngày nay) được
thành lập ngày, tháng, năm nào? Ý nghĩa của việc ra đời lực lượng nòng cốt,
chuyên trách trong quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia?
Ngày 19 tháng 11 năm 1958, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trng ương Đảng
(khóa II) ra Nghị quyết 58/TWTW “Về việc thành lập lực lượng Cảnh vệ nội địa
và biên phòng” quyết định: "Thống nhất các đơn vị bộ đội quốc phòng đang làm
nhiệm vụ bảo vệ nội địa, biên giới, bờ biển, giới tuyến và các đơn vị công an vũ
trang thành một lực lượng vũ trang của Đảng và Nhà nước chuyên trách công tác
bảo vệ nội địa và biên phòng giao cho ngành Công an trực tiếp chỉ đạo". Nghị
quyết cũng chỉ rõ nhiệm vụ của lực lượng này là: "Trấn áp mọi hành động phá hoại
của bọn phản cách mạng trong nước và bọn phản cách mạng ngoài nước xâm nhập
phá hoại nước ta, luôn luôn sẵn sàng chiến đấu bảo vệ an ninh biên giới, bờ biển,
giới tuyến và nội địa, bảo vệ an toàn cho các cơ sở kinh tế, văn hóa quan trọng".
Ngày 3 tháng 3 năm 1959, thực hiện chủ trương đó, Thủ tướng Chính phủ ra
Nghị định số: 100/TTg để: "Thống nhất các đơn vị bộ đội đang làm công tác bảo


vệ nội địa, bảo vệ biên giới, giới tuyến, các đơn vị Công an Biên phòng và cảnh sát
vũ trang, thành lực lượng chuyên trách công tác biên phòng và bảo vệ nội địa, lấy
tên là Công an nhân dân vũ trang".
Từ đó, ngày 3 tháng 3 hằng năm được chọn làm Ngày truyền thống của lực


lượng Bộ đội Biên phòng.
Ngày 28 tháng 3 năm 1959, tại Thủ đô Hà Nội, lễ thành lập lực lượng Công
an nhân dân vũ trang được tổ chức trọng thể. Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đến
dự lễ. Tại đây, Người đã giao nhiệm vụ cho lực lượng. Người nói: "Công an và
quân đội là hai cánh tay của nhân dân, của Đảng, của Chính phủ, của vô sản
chuyên chính". Bác ân cần dặn dò: "Công an và bộ đội phải cảnh giác, phải biết
trấn áp kẻ thù bên trong và kẻ địch bên ngoài. Kẻ địch bên trong là bọn phản động,
bọn phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; kẻ địch bên ngoài là bọn đế
quốc, bọn xâm lược. Chống bọn xâm lược và bọn phá hoại là nhiệm vụ của quân
đội và công an nói riêng, của nhân dân nói chung, quân đội và công an phải dựa
vào nhân dân mới hoàn thành được".
Kết thúc phần huấn thị, Bác tặng thơ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân
vũ trang:
"Đoàn kết cảnh giác
Liêm chính, kiệm, cần.
Hoàn thành nhiệm vụ.
Khắc phục khó khăn.
Dũng cảm trước địch.
Vì nước quên thân.
Trung thành với Đảng
Tận tụy với dân"
Những vần thơ giản dị, mộc mạc nhưng ấm tình người của Bác - Người Cha
kính yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, đã trở thành phương châm
tư tưởng và hành động của toàn thể cán bộ, chiến sĩ Biên phòng.
Sau ngày thành lập, lực lượng Công an nhân dân vũ trang được tổ chức
thành ba cấp. Ở Trung ương có Ban chỉ huy Công an nhân dân vũ trang Trung
ương. Ở các tỉnh, thành, thành lập các ban chỉ huy Công an nhân dân vũ trang tỉnh,
thành. Ở biên giới, tổ chức các đồn Biên phòng. Còn tỉnh, thành nội địa tổ chức các
phân đội bảo vệ tỉnh ủy, thành ủy, ủy ban nhân dân tỉnh, thành, các mục tiêu trọng
yếu, hoặc canh giữ trại giam.

Lực lượng Công an nhân dân vũ trang ra đời trong bối cảnh tình hình đất
nước và trên các tuyến biên giới diễn biến hết sức phức tạp. Ở biên giới ViệtTrung, bọn phản cách mạng, bọn đặc vụ Tưởng tăng cường hoạt động xây dựng
căn cứ, móc nối với bọn phản động trong nước thành lập các tổ chức, tập hợp lực
lượng phỉ, gây bạo loạn, chống phá cách mạng. Ở biên giới Việt- Lào, bọn Mỹngụy tăng cường hoạt động phá hoại miền Bắc bằng nhiều hình thức, liên kết với
bọn phản động trong phái hữu Lào thực hiện mưu đồ đánh vào cạnh sườn phía Tây
của Việt Nam; chúng đẩy mạnh các hoạt động gây bạo loạn vũ trang, tổ chức lôi
kéo người Mông theo “châu phà”, xưng đón vua, nổi loạn cướp của giết người, đốt
làng, bản… gây tình trạng căng thẳng dọc biên giới. Ở khu vực giới tuyến và trên
vùng biển, Mỹ-ngụy thường xuyên tung các toán gián điệp, biệt kích ra miền Bắc


điều tra thu thập tình hình, móc nối, cài cắm, xây dựng cơ sở ngầm và cấu kết với
bọn phản động lợi dụng tôn giáo, tổ chức phản động trong đồng bào dân tộc hoạt
động phá hoại nhằm làm suy yếu hậu phương lớn miền Bắc; thực hiện chia cắt lâu
dài đất nước ta. Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, vùng biển, giới
tuyến quân sự tạm thời và các mục tiêu trọng yếu ở nội địa của lực lượng Công an
nhân dân vũ trang hết sức nặng nề, khó khăn.
Trước tình hình trên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cán bộ, chiến sỹ Công an
nhân dân vũ trang đã khoác ba lô rời đồng bằng, thành phố ngược lên vùng cao
biên giới, tiến ra biển- đảo dựng đồn, lập trạm, thường xuyên bám sát địa bàn, bám
sát nhân dân cùng với cấp uỷ, chính quyền địa phương xây dựng hệ thống chính trị
ở cơ sở, kiên trì bền bỉ tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đúng chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hướng dẫn nhân dân sản xuất, xây
dựng quê hương biên giới giàu đẹp. Nhiều tập thể và cá nhân đã đồng cam cộng
khổ, chia ngọt sẻ bùi, lăn lộn quên mình vì cuộc sống ấm no và hạnh phúc của
nhân dân các dân tộc ở biên giới, vùng sâu, vùng xa, như anh hùng liệt sỹ Trần Văn
Thọ- người chiến sĩ biên phòng tiêu biểu cho truyền thống “Trung với Đảng, tận
tuỵ với dân”, hết lòng vì hạnh phúc của nhân dân, luôn sống mãi cùng với đồng
bào các dân tộc nói chung và dân tộc Hà Nhì nói riêng. Đáp lại sự mến mộ của các
chiến sỹ biên phòng, nhân dân các dân tộc ở biên giới luôn giúp đỡ Công an nhân

dân vũ trang tiễu phỉ, dẹp bạo loạn bảo vệ cuộc sống thanh bình của nhân dân, như
ở Đồng Văn (Hà Giang), Kỳ Sơn (Nghệ An), Phong Thổ (Lai Châu), Y Tý- Bát
Xát (Lào Cai), Thanh Y- Đầm Hà (Hải Ninh), Pù Nhi (Thanh Hoá)… thực hiện có
hiệu quả Chỉ thị 186/CT-TN (17-02-1960) của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngăn
chặn và dập tắt âm mưu và thủ đoạn hoạt động gây phỉ và gây bạo loạn vũ trang
của bọn phản động. Từ năm 1959-1964, các đơn vị Công an nhân dân vũ trang đã
chiến đấu tiêu diệt 115 tên, bắt sống hơn một trăm tên, vận động ra hàng gần năm
nghìn tên, phá vỡ nhiều cơ sở của địch, đập tan âm mưu xây dựng “khu vực an
toàn và tiếp đón” bọn phản động của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai ra hoạt động phá
hoại hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
Trên mặt trận đấu tranh chống gián điệp biệt kích của Mỹ- nguỵ bảo vệ an
ninh miền Bắc từ năm 1959-1964, với phương châm “giữ dưới đất là chính, giữ
bên trong là chính; làm trong sạch địa bàn, chuẩn bị sẵn lực lượng, thế trận; địch
vào là đánh, bắt gọn để tiếp tục mở rộng chuyên án” và “dùng địch để đánh địch”,
các đơn vị Công an nhân dân vũ trang đã mở nhiều chuyên án đánh địch đạt kết
quả cao như các chuyên án K33, K34, K26, K32, K35... chủ động đón bắt nhiều
toán gián điệp biệt kích cùng với số lượng lớn hàng tiếp tế của địch thả dù xuống.
Từ năm 1961-1964, lực lượng Công an nhân dân vũ trang đã bắt 59 toán với hàng
trăm tên, thu nhiều vũ khí, phương tiện và trang bị; tiêu biểu là Công an nhân dân
vũ trang các tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Nghĩa Lộ, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình…
Năm 1965, trước yêu cầu tăng cường bảo vệ an ninh trật tự và phòng thủ miền
Bắc, làm thất bại âm mưu leo thang chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ và bọn
tay sai đối với miền Bắc xã hội chủ nghĩa, ngày 28.4.1965 Bộ Chính trị Trung
ương Đảng (Khoá III) đã ra Nghị quyết số 116/NQ-TW về phân công nhiệm vụ
giữa Quân đội nhân dân và lực lượng Công an nhân dân vũ trang trong việc bảo vệ
an ninh, trật tự ở miền Bắc và điều chỉnh một phần tổ chức của lực lượng Công an


nhân dân vũ trang. Đảng uỷ, Bộ Tư lệnh Công an nhân dân vũ trang đã tập trung
lãnh đạo toàn lực lượng quán triệt và thực hiện nghiêm túc, khẩn trương Nghị

quyết 116, đồng thời chỉ đạo các đơn vị đổi mới phương thức hoạt động đấu tranh
ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động gián điệp, biệt kích của Mỹ- nguỵ, với
phương thức tác chiến kết hợp chặt chẽ đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ an ninh,
tuyên truyền vận động nhân dân tố giác, phát hiện và chiến đấu đánh địch bằng
phân đội nhỏ, các đơn vị Công an nhân dân vũ trang đã phát hiện và vô hiệu hoá
các hoạt động tình báo thời chiến của địch như: điều tra tình hình, bắt cóc cán bộ,
bộ đội, xây dựng cài cắm cơ sở ngầm, phục kích sát hại ta trên các trục đường cơ
động, đặt mìn phá hoại cầu cống, biệt kích xâm nhập bằng máy bay lên thẳng, tàu
thuyền để tập kích phá hoại các công trình quốc phòng, mục tiêu quan trọng nhằm
ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam.
Cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân vũ trang đã mưu trí, dũng cảm chiến
đấu tiêu diệt 57 toán gián điệp, biệt kích, thám báo; bắt sống 133 tên; diệt 137 tên;
phát hiện và xử lý hàng trăm đối tượng hoạt động gián điệp, tình báo, nhiều tổ
chức phản động lợi dụng tôn giáo, giải tán hàng trăm hội đoàn phản động; tiến
hành sưu tra, xác minh gần 32.000 đối tượng, 8.630 vụ việc nghi vấn; tập trung cải
tạo 1.600 đối tượng; di chuyển hàng nghìn đối tượng ra khỏi khu vực biên giới để
làm trong sạch địa bàn; đưa vào diện tập trung cải tạo 9.311 tên; cải tạo tại chỗ
6.701 đối tượng, phát hiện hàng trăm người bị địch bắt cóc thả về sau khi đã kết
nạp họ vào tổ chức phản động “Mặt trận Gươm thiêng ái quốc”…
Trong cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ, địch đã tập trung
ném bom bắn phá miền Bắc, nhất là các tuyến biên giới ven biển rất ác liệt. Từ
năm1965 - 1972, địch đã ném bom hơn 1.250 lần vào các đồn, trạm biên phòng.
Nhiều đồn trạm bị chúng đánh đi đánh lại nhiều lần và dùng máy bay B52 đánh
phá mang tính huỷ diệt, như các đồn biên phòng Cha Lo, Cù Bai, Nước Sốt, Ròn,
Cửa Hội… Với tinh thần “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, các đơn vị đã
tích cực chủ động hiệp đồng, phối hợp với các lực lượng chiến đấu tại chỗ, vừa
chiến đấu đánh trả máy bay địch, vừa làm nhiệm vụ bảo vệ tuyệt đối an toàn các
mục tiêu trọng yếu được giao với quân số, vũ khí, trang bị có hạn, song do có sự
chuẩn bị tốt về chính trị, tư tưởng, tổ chức phát huy tinh thần quyết chiến, quyết
thắng, chiến đấu dũng cảm, ngoan cường, vận dụng cách đánh mưu trí, sáng tạo,

các đơn vị Công an nhân dân vũ trang đã độc lập chiến đấu, lập công xuất sắc bắn
rơi 219 máy bay Mỹ, phối hợp với các lực lượng vũ trang bắn hạ 225 chiếc khác,
bắn bị thương 128 chiếc, bắt sống nhiều giặc lái, trụ vững trên địa bàn ác liệt.
Nhiều đơn vị đánh giỏi, thắng lớn như Công an nhân dân vũ trang Quảng Bình
bắn rơi 43 chiếc; Đặc khu Vĩnh Linh bắn rơi 29 chiếc, Nghệ An bắn rơi 22 chiếc…
Đặc biệt, Đồn Ròn (Quảng Bình) là đơn vị đầu tiên bắn rơi máy bay phản lực bằng
súng bộ binh trong trận đầu tiên ngày 05-08-1964, Đồn Cha Lo (Quảng Bình) với
tổ bắn máy bay bố trí trên núi cao đã bắn rơi 2 máy bay địch. Chiến công bắn rơi
máy bay phản lực của Mỹ bằng súng bộ binh đã góp phần làm phong phú thêm kho
tàng kinh nghiệm chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, làm phong phú
thêm nghệ thuật tác chiến của quân đội ta và tô đậm thêm truyền thống “Dũng cảm
trước địch, vì nước quên thân” của Công an nhân dân vũ trang nay là Bộ đội biên
phòng. Thật kiêu hãnh và xúc động trước hình ảnh người chiến sỹ Công an nhân


dân vũ trang làm nhiệm vụ ở cảng khi máy bay Mỹ đánh phá Cảng Hòn Gai,
thuyền trưởng tàu các nước tư bản sợ máy bay Mỹ bắn vào tàu của họ đã đề nghị ta
cho hạ cờ Việt Nam để kéo cờ Mỹ lên; với ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền
của đất nước, bảo vệ sự quyền uy của Nhà nước Việt Nam, các chiến sĩ Công an
nhân dân vũ trang đã kiên quyết từ chối, trả lời thẳng với thuyền trưởng: “Đây là
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, không ai được phép kéo cờ Mỹ lên! Các ông
hãy đi ẩn nấp, chúng tôi sẽ tiêu diệt máy bay Mỹ để bảo vệ cảng”. Sau sự kiện đó,
tất cả các thuỷ thủ, thuyền viên của các nước đều bày tỏ lòng khâm phục chủ nghĩa
anh hùng cách mạng, lòng quả cảm, ý chí sắt đá tuyệt vời của nhân dân Việt Nam
nói chung và các chiến sỹ Công an nhân dân vũ trang nói riêng.
Trong thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc
gia, thấm nhuần quan điểm “không để mất một tấc đất của Tổ quốc, không để lọt
một phần tử nguy hiểm”, các đồn biên phòng đã không quản ngại khó khăn, vất vả
thường xuyên tuần tra, kiểm soát chặt chẽ biên giới. Trong mười năm từ 19651975, các đơn vị đã làm thủ tục xuất nhập cảnh cho hàng triệu lượt người và
phương tiện với gần mười triệu tấn hàng hoá ra vào biên giới, giới tuyến, cảng

biển; đăng ký quản lý trên năm nghìn tàu thuyền đánh cá với hàng vạn thuỷ thủ,
thuyền viên; bắt gần 700 vụ buôn lậu; phát hiện gần 900 người nghi vấn hoạt động
tình báo; ngăn chặn 30 vụ người theo đạo Thiên Chúa ở vùng biển bị địch lừa bịp
vượt tuyến vào Nam và đi nước ngoài; điều tra cơ bản 442/444 xã biên phòng của
miền Bắc; xây dựng được màng lưới nắm tình hình rộng khắp, phát hiện và ngăn
chặn kịp thời các hoạt động phá hoại của địch.
Với khẩu hiệu “một tấc không đi, một ly không rời”, các chiến sỹ Công an
nhân dân vũ trang đã không quản gian khổ hy sinh, vượt qua thử thách khắc nghiệt
của “ruồi vàng, bọ chó, gió Lào”, đồng cam cộng khổ thực hiện bốn cùng với nhân
dân “cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc”, vào tận rừng sâu, hang đá
nơi nhân dân sơ tán để giúp dân sản xuất; nhường cơm, xẻ áo cho nhân dân trong
những lúc khó khăn, hoạn nạn do giặc Mỹ gây ra. Các đồn biên phòng làm tham
mưu và cùng với chính quyền và các đoàn thể ở địa phương tuyên truyền vận động
nhân dân tham gia bảo vệ an ninh trật tự, xây dựng xã vững mạnh về chính trị và
trật tự trị an; tổ chức bảo vệ ngư dân đánh cá trên biển và ngăn chặn các đối tượng
xấu lợi dụng vượt biên, vượt biển. Biết bao cán bộ, chiến sỹ đã không ngại hy sinh
vượt qua lửa đạn để cứu người bị thương, bị sập hầm, dập tắt lửa không để bị cháy
hàng nghìn ngôi nhà của nhân dân, hàng vạn tấn lương thực, hàng hóa của Nhà
nước. Trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, trong những lúc khó khăn hiểm nghèo,
bằng hành động gương mẫu và tinh thần dũng cảm của mình, thậm chí cả bằng
xương máu để bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân dân. Cán bộ, chiến sỹ Công an
nhân dân vũ trang đã nêu tấm gương sáng chói về chủ nghĩa anh hùng cách mạng,
truyền thống tốt đẹp của lực lượng. Biết bao tấm gương tiêu biểu chiến đấu hy sinh
vì nhân dân như Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Thọ, Anh hùng Hồ Phòm… mãi mãi để
lại hình ảnh đẹp đẽ trong đồng bào các dân tộc và làm cho sự gắn kết tình cảm
quân dân càng thêm bền chặt.
Trong thực hiện nhiệm vụ trực tiếp bảo vệ các lãnh tụ, cơ quan đầu não của
Đảng, Nhà nước và các mục tiêu trọng yếu ở nội địa: cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn
600 và Trung đoàn 254 đã phát huy tốt vai trò của “chiến sỹ cận vệ”, luôn mài sắc



tinh thần cảnh giác, không quản khó khăn, ngày đêm bảo vệ tuyệt đối an toàn cho
Bác Hồ kính yêu, các cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, các cơ quan
đầu não của Đảng, cơ quan ngoại giao, các đoàn khách quốc tế; các sân bay, bến
cảng, đài phát thanh và các cơ quan trọng yếu khác ở tại chỗ cũng như nơi sơ tán,
lúc đi công tác.
Trong 12 ngày đêm máy bay Mỹ đánh phá ác liệt ở Hà Nội cuối năm 1972,
cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn 254 vừa tham gia bắn máy bay tầm thấp, vừa bảo vệ
tuyệt đối an toàn các mục tiêu, như Đại đội 42 bảo vệ Đài Phát thanh Mễ Trì, nhiều
lần địch dùng B52 ném bom rải thảm xuống khu vực, nhưng vẫn kiên cường bám
trụ bảo vệ mục tiêu. Các đơn vị của Trung đoàn 600 trong chiến tranh phá hoại đã
đào hàng nghìn mét giao thông hào, hầm phòng tránh, bảo đảm tuyệt đối an toàn
cho các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, các cuộc họp của Trung
ương. Nhiều cán bộ, chiến sỹ đã lập chiến công và thành tích xuất sắc được Bác
Hồ và các đồng chí lãnh đạo biểu dương khen ngợi.
Các đơn vị làm nhiệm vụ bảo vệ giới tuyến quân sự tạm thời đã vượt qua
mọi hiểm nguy, kiên trì bám dân, bám đất, chiến đấu bảo vệ bờ Bắc, giương cao lá
cờ của Tổ quốc phất phới tung bay, tạo niềm tin vững chắc cho nhân dân bờ Nam
đấu tranh chống âm mưu của Mỹ- ngụy chia cắt lâu dài đất nước. Cán bộ, chiến sỹ
vừa làm nòng cốt cho nhân dân đấu tranh đòi Mỹ- ngụy phải thực hiện nghiêm
chỉnh Hiệp định Giơ-ne-vơ; vừa chiến đấu đánh diệt lực lượng thám báo của địch,
như “Biệt đội sưu tầm nguỵ”, màng lưới tình báo “Bắc Đẩu 11”, “Bắc Đẩu 12”...,
diệt hàng trăm tên biệt kích, tề nguỵ ác ôn, góp phần củng cố cơ sở phía Nam vĩ
tuyến, ngăn chặn hoạt động của địch ra miền Bắc… Nhiều cán bộ, chiến sĩ đã vượt
qua mọi thử thách khắc nghiệt, chiến đấu dũng cảm như Hồ Sĩ Chất, Trương Xà,
Đào Xuân Phương, Phan Minh Đức...
Trên chiến trường miền Nam, mặc dù chiến đấu trong hoàn cảnh cực kỳ gian
nan ác liệt, lực lượng An ninh vũ trang giải phóng vẫn giữ vững tấm lòng sắt son,
kiên trung với cách mạng. Thực hiện phương châm “một tấc không đi, một li
không rời”, kiên trì bền bỉ bám đất, bám dân, trụ vững hoạt động trong vùng địch,

xây dựng cơ sở, diệt ác trừ gian cùng nhân dân chiến đấu lập công xuất sắc. Nhiều
phân đội trinh sát An ninh vũ trang mưu trí, táo bạo, “xuất quỷ nhập thần” ngay
giữa sào huyệt của địch, tiến công tiêu diệt bọn ác ôn đầu sỏ, bọn thám báo biệt
kích, làm cho địch kinh hồn, khiếp vía.
Được nhân dân thương yêu đùm bọc, giúp đỡ chở che, cán bộ, chiến sỹ An
ninh vũ trang vừa vận động tổ chức nhân dân đấu tranh, vừa tiến hành công tác
binh địch vận, phá vỡ nhiều tổ chức tình báo, mật vụ cài cắm ở thôn ấp, hỗ trợ đắc
lực cho các cuộc nổi dậy của quần chúng phá ách kìm kẹp, mở rộng vùng giải
phóng.
Với lòng trung thành vô hạn, các đơn vị An ninh vũ trang làm nhiệm vụ bảo
vệ vùng giải phóng đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng vũ trang tại chỗ kịp thời
đánh trả, ngăn chặn nhiều trận tập kích của địch, bảo vệ tuyệt đối an toàn cho các
đồng chí lãnh đạo Trung ương Cục và các cơ quan đầu não của cách mạng miền
Nam.
Hướng về miền Nam thân yêu và chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam, từ
năm 1964-1974, Bộ Tư lệnh Công an nhân dân vũ trang đã tổ chức chi viện cho


lực lượng An ninh vũ trang miền Nam trên 5.000 cán bộ, chiến sỹ. Được sự chi
viện của Công an nhân dân vũ trang ở miền Bắc, lực lượng An ninh vũ trang miền
Nam ngày càng lớn mạnh. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, lực lượng An
ninh vũ trang đã lập nhiều chiến công, góp phần quan trọng giành thắng lợi trong
cuộc Tổng tấn công và nổi dậy của quân và dân ta giải phóng miền Nam, thống
nhất Tổ quốc.
Những thành tích xuất sắc của lực lượng An ninh vũ trang miền Nam đã tô
thắm thêm truyền thống vinh quang của lực lượng Công an nhân dân vũ trang.
Nhiều tập thể và cá nhân tiêu biểu đã được Đảng, Nhà nước khen ngợi, nhân dân
tin yêu, mến phục, như lực lượng An ninh vũ trang Sài Gòn- Gia Định, Sóc Trăng,
Phú Yên, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế, Trung đoàn 180..., các Anh hùng liệt sỹ
Nguyễn Kim Vang, Trần Phong, Lê Hồng Nhị, Nguyễn Văn Bang và nhiều cán bộ,

chiến sỹ ưu tú khác.
Thực hiện nhiệm vụ quốc tế giúp cách mạng Lào, với tư tưởng “giúp bạn là
tự giúp mình”. Trong những năm 1965- 1975, Bộ Tư lệnh Công an nhân dân vũ
trang đã tổ chức nhiều đơn vị với hàng trăm cán bộ, chiến sỹ thường xuyên sát
cánh với các đơn vị vũ trang của cách mạng Lào bảo vệ an toàn vùng giải phóng.
Tích cực giúp bạn xây dựng và củng cố cơ sở chính trị, xây dựng lực lượng vũ
trang, bảo vệ trị an, phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân các vùng biên
giới của bạn. Các đơn vị đã tổ chức 96 tổ trinh sát gồm 215 trinh sát viên, 130 đội
công tác sơ sở với 830 lượt cán bộ, chiến sĩ thường xuyên hoạt động trên đất bạn.
Bằng biện pháp nghiệp vụ, phối hợp cùng bạn phát hiện hàng chục tổ chức nhen
nhóm phản động, hàng chục đường dây gián điệp biệt kích xâm nhập qua biên giới,
tiến hành 1.614 cuộc lùng sục truy quét địch, đánh 92 trận, tiêu diệt và bắt 407 tên,
gọi hàng 530 tên, thu nhiều vũ khí. Nhiều tập thể và cá nhân lập công xuất sắc
được Bạn đánh giá cao, như: Phân đội 56- đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang
Nghệ An, Tiểu đoàn 12... và các Anh hùng Võ Hồng Tuyên, Trần Văn Trí, Nguyễn
Đình Thử...
Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân vũ
trang ở miền Bắc cũng như ở chiến trường miền Nam và làm nhiệm vụ quốc tế đã
luôn dũng cảm, mưu trí trong chiến đấu, sắc bén, linh hoạt, sáng tạo trong công tác,
gắn bó máu thịt với nhân dân, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, hoàn thành xuất
sắc mọi nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ cứu
nước, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc; 73 đơn vị và 33 cá nhân đã được
Đảng, Nhà nước tuyên dương danh hiệu cao quý “Anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân”.
Sau năm 1975, lực lượng Công an nhân dân vũ trang đã nhanh chóng triển
khai tổ chức quản lý, bảo vệ biên giới, bờ biển trong toàn quốc với chiều dài gần
8.000km; triển khai 143 đồn, 23 trạm biên phòng với hơn 6.000 cán bộ, chiến sỹ ở
các tỉnh thành miền Nam. Các đơn vị đã phát hiện hơn 1.400 vụ xâm nhập vào biên
giới, bắt giữ 550 vụ, trong đó có 9 toán gián điệp biệt kích do CIA tổ chức xâm
nhập qua biên giới các tỉnh phía Nam và gần 300 tên phản động lưu vong xâm

nhập qua biên giới các tỉnh phía Bắc; phát hiện gần 2.000 đối tượng địch cài cắm,
móc nối, xây dựng cơ sở ngầm, triệt phá 70 vụ nhen nhóm tổ chức phản động lợi
dụng dân tộc, tôn giáo hoạt động chống phá cách mạng; phát hiện 31.687 lần chiếc


tàu thuyền nước ngoài xâm nhập vùng biển khai thác hải sản trái phép và hoạt
động thu thập tin tức tình báo; bắt xử lý trên 5.000 vụ buôn lậu và tội phạm hình
sự, trong đó có 7 vụ buôn lậu lớn; tổ chức trên 2.100 cuộc truy quét bọn tàn quân
FULRO; diệt gần 450 tên, bắt hơn 300 tên, gọi hàng 300 tên; bắt hơn 1.000 tên
ngụy quân, ngụy quyền trốn trình diện; bắt 2.575 vụ trốn ra nước ngoài.
Trong hai cuộc chiến tranh biên giới, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân vũ
trang đã thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách
mạng, 27 tập thể, 21 cá nhân và toàn lực lượng Công an nhân dân vũ trang đã được
Đảng, Nhà nước tuyên dương danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
Tiêu biểu cho sự hy sinh quên mình bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới
thiêng liêng của Tổ quốc, nêu tấm gương sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng
như: Đồn Biên phòng Ya Kla, Bu Brăng, Xa Mát, Phước Tân, Phú Mỹ, Cầu Ván,
Long Khốt, Phân đội Long Bình, Đồn Pò Hèn, Đại đội 6 (Quảng Ninh), Sì Lờ Lầu,
Ma Lù Thàng, Lũng Làn, Bạch Đích, Trà Lĩnh, Sóc Giang, Tà Lùng, Hữu Nghị
quan, Pò Mã, Pha Long, Đại đội 5 (Lào Cai)…
Sau năm 1978, tình hình trên các tuyến biên giới nước ta diễn biến phức tạp,
để đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, ngày 10-10-1979 Bộ Chính
trị (Khoá IV) ra Nghị quyết 22/NQ-TW, ngày 19-11-1979 Hội đồng Chính phủ ra
Quyết định số 412/CP về phân công lại nhiệm vụ, đổi tên lực lượng Công an nhân
dân vũ trang thành Bộ đội biên phòng và chuyển từ Bộ Nội vụ (Bộ Công an) sang
Bộ Quốc phòng; ngày 19-11-1979 Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 1148/QP quy
định nhiệm vụ, hệ thống tổ chức của Bộ đội biên phòng. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên
phòng đã tập trung chỉ đạo lực lượng Bộ đội biên phòng triển khai thực hiện các
biện pháp phòng, chống âm mưu và hoạt động của địch trên từng tuyến biên giới,
ven biển, hải đảo; nghiên cứu đề xuất đối sách và các biện pháp đấu tranh với từng

loại đối tượng, nhất là biện pháp phòng, chống địch xâm nhập; phòng, chống địch
móc nối, cài cắm cơ sở ngầm, nhen nhóm tổ chức phản động gây rối an ninh, trật
tự, gây bạo loạn; phòng, chống âm mưu “vãi thóc tráng men, bôi lem quần chúng”
của địch, củng cố cơ sở chính trị, xây dựng phòng tuyến an ninh nhân dân; chống
chiến tranh lấn chiếm biên giới; tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 03/NQTW về kiên quyết đánh bại kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch; Kế hoạch
10 về tấn công chính trị trên toàn tuyến biên giới phía Bắc và một số địa bàn trọng
điểm trên các tuyến biên giới khác.
Thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả đối với nhân dân Campuchia anh em. Bộ
Tư lệnh Bộ đội biên phòng đã thành lập 7 trung đoàn biên phòng làm nhiệm vụ
chiến đấu giúp cách mạng Campuchia. Bộ đội biên phòng Việt Nam đã giúp
Campuchia huấn luyện và triển khai tổ chức bảo vệ trên các tuyến biên giới của
Campuchia. Cán bộ, chiến sỹ Bộ đội biên phòng làm nhiệm vụ quốc tế cao cả đã
khắc phục mọi khó khăn gian khổ, không quản ngại hy sinh, kề vai sát cánh cùng
nhân dân Campuchia đánh bại bọn diệt chủng Pôn Pốt, bảo vệ thành quả cách
mạng Campuchia. Tình đoàn kết, hữu nghị thuỷ chung trong sáng của người chiến
sỹ biên phòng Việt Nam đã để lại những ấn tượng hết sức tốt đẹp trong lòng nhân
dân Campuchia, góp phần tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị với Campuchia và
các nước trong khu vực.


Trong những năm 1987- 1995, tình hình thế giới, khu vực có nhiều thay đổi,
tình hình an ninh biên giới diễn biến hết sức phức tạp. Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm
vụ trong tình hình mới, ngày 30-11-1987 Bộ Chính trị (Khoá VI) ra Nghị quyết
07/NQ-TW, ngày 21-6-1988 Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 104/QĐ-HĐBT
chuyển lực lượng Bộ đội biên phòng từ Bộ Quốc phòng sang Bộ Nội vụ (Bộ Công
an). Bộ Tư lệnh đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng,
Nhà nước, xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, phục vụ đắc lực cho công cuộc
đổi mới đất nước; thực hiện 10 đối sách biên phòng nhằm ngăn chặn xung đột,
giảm đối đầu, giảm các hoạt động vũ trang; tăng cường hoạt động phòng chống các
hoạt động gián điệp, tình báo, chiến tranh tâm lý, triệt phá các tổ chức phản động;

giải quyết tốt các vụ xâm canh, xâm cư lấn chiếm biên giới và chống chiến tranh
phá hoại nhiều mặt của địch; nghiên cứu đổi mới công tác kiểm soát xuất-nhập
cảnh tại các cửa khẩu biên giới, phục vụ chính sách mở cửa, mở rộng giao lưu hợp
tác với các nước trên thế giới. Bộ Tư lệnh đã thành lập các hải đoàn, hải đội, tăng
thêm đồn, trạm biên phòng ở ven biển, hải đảo; tăng cường bảo vệ chủ quyền an
ninh trên các vùng biển của đất nước. Bộ Tư lệnh đã tập trung chỉ đạo các đơn vị
làm tốt công tác biên phòng, xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị; giữ vững chủ
quyền an ninh biên giới quốc gia; phát hiện, bắt diệt các toán phản động lưu vong
xâm nhập như: bọn Lê Quốc Tuý, Mai Văn Hạnh, Hoàng Cơ Minh, Trần Văn
Đô…
Trên cơ sở tổng kết hoạt động thực tiễn xây dựng và bảo vệ biên giới, thấm
nhuần quan điểm “Biên phòng toàn dân” của Đảng, Nhà nước, Đảng uỷ, Bộ Tư
lệnh làm tham mưu và kiến nghị với Chính phủ ban hành Quyết định số 16/QĐHĐBT về tổ chức Ngày Biên phòng hàng năm, bắt đầu từ ngày 3-3-1989 nhằm
phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc
gia, xây dựng khu vực biên giới vững mạnh, động viên giáo dục nhân dân và các
tầng lớp xã hội hướng về biên giới, giúp đỡ nhân dân biên giới xây dựng cuộc sống
ấm no hạnh phúc.
Trước tình hình diễn biến phức tạp ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
ở Đông Âu; để chủ động phòng ngừa ngăn chặn các hoạt động “Diễn biến hoà
bình”- gây bạo loạn lật đổ của địch, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc
trong tình hình mới, ngày 8-8-1995 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng
(Khoá VII) đã ra Nghị quyết số 11/NQ-TW về xây dựng Bộ đội biên phòng trong
tình hình mới; ngày 16-11-1995 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
754/TTg chuyển lực lượng Bộ đội biên phòng từ Bộ Nội vụ sang Bộ Quốc phòng.
Thực hiện Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị và để tăng cường chức năng quản lý nhà
nước về biên giới quốc gia, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp
luật quan trọng như: Luật Biên giới quốc gia, Pháp lệnh Bộ đội biên phòng, Nghị
định 02/1998/NĐ-CP, Nghị định 34/2000/NĐ/-CP, Nghị định 161/2003/NĐ-CP.
Đồng thời, tiến hành đàm phán, ký kết các hiệp ước, hiệp định về biên giới với các
nước, tạo môi trường hoà bình, ổn định lâu dài với các nước láng giềng.

Đảng uỷ và Bộ Tư lệnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ huy, chỉ đạo các cơ quan,
đơn vị trong toàn lực lượng tổ chức quán triệt sâu sắc Nghị quyết 11 và các văn
bản pháp luật của Nhà nước, quy định của Bộ Quốc phòng, phấn đấu hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ. Các đơn vị Bộ đội biên phòng đã không ngừng rèn luyện bản


lĩnh chính trị, nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu, nghiệp vụ, pháp luật, đổi mới
các biện pháp công tác, phối hợp với các ngành, các lực lượng chức năng và địa
phương xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh gắn với thế trận an ninh
nhân dân và thế trận quốc phòng toàn dân, xây dựng phong trào quần chúng tham
gia tự quản đường biên, cột mốc, giữ gìn an ninh trật tự ở biên giới. Từ năm 2001
đến nay, Bộ đội biên phòng đã phát hiện, đấu tranh ngăn chặn hàng trăm vụ xâm
nhập, vượt biên; 327 vụ mua bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới; 362 vụ buôn lậu,
hơn 1.000 vụ mua bán vận chuyển ma tuý qua biên giới. Trong cuộc đấu tranh gay
go quyết liệt với các loại tội phạm, nhiều cán bộ, chiến sỹ Bộ đội biên phòng đã
anh dũng hy sinh, như: các Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Cảnh Dần, Phạm Văn Điền,
Phạm Xuân Phong, Và Bá Giải…
Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần
dân liệu cũng xong”, Đảng uỷ và Bộ Tư lệnh thường xuyên chỉ đạo các đơn vị tích
cực chủ động làm tham mưu và cùng với cấp uỷ, chính quyền địa phương xây
dựng, củng cố cơ sở chính trị, phát triển kinh tế, văn hoá- xã hội, xoá đói giảm
nghèo, góp phần nâng cao dân trí, cải thiện dân sinh, xây dựng và củng cố “thế trận
lòng dân” thật sự vững chắc. Các đồn biên phòng đã cử 438 sỹ quan tăng cường
cho hơn 400 xã biên giới đặc biệt khó khăn; tham mưu cho địa phương kiện toàn
hàng nghìn tổ chức cơ sở đảng, uỷ ban nhân dân, tổ chức mặt trận, công an, dân
quân, đoàn thanh niên, hội phụ nữ và hội cựu chiến binh. Triển khai thực hiện 124
dự án kinh tế- xã hội với tổng số vốn gần 800 tỷ đồng; tổ chức định canh, định cư
bền vững cho hàng ngàn hộ dân, hướng dẫn nhân dân làm ruộng nước, đổi mới cây
trồng, chăn nuôi tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân
ở biên giới.

Thực hiện chương trình đưa văn hoá lên vùng cao, biên giới, hải đảo, các
đồn biên phòng đã cử hơn 2.000 chiến sỹ làm nhiệm vụ tuyên truyền văn hoá, xoá
mù chữ ở các xã, bản biên giới; thành lập hơn 400 tổ, đội tuyên truyền văn hoá,
tuyên truyền vận động nhân dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá. Từ năm
1989 đến nay, các đơn vị đã tổ chức được 3.664 lớp học, xoá hơn 200 thôn bản
trắng về giáo dục, góp hàng ngàn ngày công xây dựng trường lớp, hàng tỉ đồng
mua tặng bàn ghế, đồ dùng học tập cho các nhà trường và các em học sinh có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn.
Hình ảnh “Thầy giáo quân hàm xanh”, “Thày thuốc quân hàm xanh”, “Chiến
sĩ tuyên truyền văn hoá quân hàm xanh”… đã thực sự chiếm được tình cảm, sự tin
yêu và quý mến của nhân dân các dân tộc, tô thắm thêm truyền thống tốt đẹp của
“Bộ đội cụ Hồ” trong thời kỳ mới.
Tiêu biểu cho thời kỳ đổi mới là các tập thể và cá nhân được Đảng và Nhà
nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân như: Đồn Bạch Đích,
Sầm Sơn, Nậm Cắn, Đồn 551 (Nghệ An); Đồn An Thới, Bộ đội Biên phòng tỉnh
Hà Tĩnh, Đồn Trại Trụ, Bình Châu, Hải đội 2- Hải Phòng, Hải đội 2- Quảng Ninh,
Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Hòn Gai, Tiểu đoàn 1- Trung đoàn 21 Thông tin;
Phòng Cơ yếu- Bộ Tham mưu, Đồn Làng Mô, Hoành Mô, Pò Hèn, Quang Chiểu,
Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Nghi Sơn, Cục Trinh sát Biên phòng, Đoàn Nghệ
thuật Bộ đội biên phòng…; Đại tá Lê Minh Cơ- Chỉ huy trưởng BĐBP Sóc Trăng,
liệt sĩ Nguyễn Cảnh Dần, liệt sĩ Lê Xuân Phong, liệt sĩ Và Bá Giải, liệt sĩ Phạm


Văn Điền; Đại tá Võ Trọng Việt- Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh, nay
là Thượng tướng - Thứ trưởng Bộ quốcphòng...
Trải qua gần nửa thế kỷ chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, Bộ đội biên
phòng đã vượt qua mọi khó khăn thử thách, không ngừng phấn đấu vươn lên hoàn
thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước đánh giá cao. Những chiến
công, thành tích xuất sắc của Bộ đội biên phòng đã góp phần giữ ổn định lâu dài
biên giới quốc gia, phục vụ đắc lực nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt

Nam xã hội chủ nghĩa, tô thắm thêm truyền thống vẻ vang hào hùng của dân tộc và
của các lực lượng vũ trang nhân dân. Toàn lực lượng Bộ đội biên phòng rất vinh dự
được Đảng, Nhà nước tuyên dương danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ
trang nhân dân, được tặng thưởng Huân chương Sao vàng, 2 Huân chương Hồ Chí
Minh, 2 Huân chương Độc lập hạng Nhì, 1 Huân chương Quân công hạng Nhất, 1
Huân chương Quân công hạng Ba, 135 đơn vị, 62 cá nhân được Đảng và Nhà nước
tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, trong đó có 5 tập
thể được tuyên dương Anh hùng lần thứ hai, 32 tập thể và 10 cá nhân được tuyên
dương Anh hùng trong thời kỳ đổi mới; 7313 lượt đơn vị, cá nhân được tặng
thưởng Huân chương Quân công, Huân chương Chiến công và Huân chương Lao
động; hàng vạn lượt đơn vị và cá nhân được tặng cờ, bằng khen của Chính phủ, Bộ
Quốc phòng, Bộ Công an... Những phần thưởng cao quý mà Đảng, Nhà nước trao
tặng là nguồn động viên hết sức to lớn đối với Bộ đội biên phòng, chắp cánh cho
cán bộ, chiến sỹ không ngừng phấn đấu vươn lên lập nhiều thành tích trong sự
nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới của Tổ quốc.
Bộ đội biên phòng phát triển lớn mạnh như ngày nay chính là do có sự lãnh
đạo, giáo dục của Đảng, của Bác Hồ kính yêu; sự giúp đỡ to lớn của các bộ, ban
ngành ở Trung ương, cấp uỷ, chính quyền và nhân dân địa phương, sự hy sinh to
lớn của các anh hùng liệt sỹ, các đồng chí thương binh cùng với lớp lớp cán bộ,
chiến sỹ qua các thế hệ đã hết lòng tận trung với Đảng, tận hiếu với dân, kiên trì
bám trụ bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ quốc.


Câu 2: Từ khi ra đời đến nay, Công an nhân dân vũ trang (BĐBP) có bao
nhiêu đơn vị, cá nhân được Đảng và Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh
hùng LLVTND? Toàn lực lượng mấy lần được tuyên dương danh hiệu Anh
hùng? Có bao nhiêu tập thể, cá nhân được tuyên dương danh hiệu Anh hùng
LLVTND lần thứ 2?
Trải qua 58 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng Công an
nhân dân vũ trang trước đây, BĐBP ngày nay đã vinh dự có 154 lượt tập thể và 67

cá nhân được Đảng, Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVTND, cùng
nhiều phần thưởng cao quý .
Lực lượng Bộ đội Biên phòng Việt Nam hai lần được tuyên dương Anh
Hùng LLVTND (vào tháng 12 năm 1979 và tháng 2 năm 2009).
Có 8 tập thể được tuyên dương lần thứ 2, gồm: Lực lượng BĐBP; Đồn Biên
phòng CKQT Hữu Nghị - BĐBP Lạng Sơn; Đồn Biên phòng Cù Bai - BĐBP
Quảng Trị; Trạm kiểm soát Cửa Hội thuộc Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Cửa Lò
- BĐBP Nghệ An; Đồn Biên phòng Pha Long - BĐBP Lào Cai; Đồn Biên phòng
Pò Hèn - BĐBP Quảng Ninh; Đồn Biên phòng Cầu Ván - BĐBP Đồng Tháp; Đồn
Biên phòng CKQT Cầu Treo - BĐBP Hà Tĩnh
CÁC TẬP THỂ ĐƯỢC TUYÊN DƯƠNG ANH HÙNG
1. Lực lượng Công an nhân dân vũ trang (CANDVT)- Tuyên dương ngày 19-121979
2. Đồn 235 (CùBai) CANDVT Vĩnh Linh- Tuyên dương ngày 01-01-1967
3. Đồn 111 (Cha Lo) CANDVT Quảng Bình- Tuyên dương ngày 01-01-1967
4. Đồn 93 (Cầu Treo) CANDVT Hà Tĩnh- Tuyên dương ngày 01-01-1967.
5. Trạm Hiền Lương CANDVT Vĩnh Linh- Tuyên dương ngày 25-8-1970.
6. Đồn 120 (Ròn) CANDVT Quảng Bình- Tuyên dương ngày 25-8-1970.
7. Đồn 132 (Ngư Thủy) CANDVT Quảng Bình- Tuyên dương ngày 25-8-1970.
8. Trạm 75 (Nậm Cắn) CANDVT Nghệ An- Tuyên dương ngày 25-8-1970.
9. Trạm kiểm soát Cửa Hội- Đồn 156 (Cửa Lò) CANDVT Nghệ An- Tuyên dương
ngày 25-8-1970.
10. Phân đội 3 Vận tải- Cục Hậu cần CANDVT- Tuyên dương ngày 25-8-1970.
11. Đồn 235 (Cù Bai) CANDVT Vĩnh Linh- Tuyên dương ngày 3-9-1973 (Tuyên
dương lần thứ hai).
12. Đồn 532 (Cửa Tùng) CANDVT Vĩnh Linh- Tuyên dương ngày 3-9-1973.
13. Trạm 305 (Cảng Sông Gianh) CANDVT Quảng Bình- Tuyên dương ngày 3-91973.
14. Trạm kiểm soát Cửa Hội- Đồn 156 (Cửa Lò) CANDVT Nghệ An- Tuyên
dương ngày 3-9-1973 (Tuyên dương lần thứ hai).
15. Đồn 41 (Pù Nhi) CANDVT Thanh Hóa- Tuyên dương ngày 3-9-1973.
16. Đồn 34 (Tràng Cát) CANDVT Hải Phòng- Tuyên dương ngày 3-9-1973.

17. Phân đội 3 bảo vệ Cầu Hàm Rồng- CANDVT Thanh Hóa- Tuyên dương
ngày 3-9-1973.
18. Trạm cảng 303 CANDVT Hải Phòng- Tuyên dương ngày 3-9-1973.
19. Trạm 301 (Cửa Ông) CANDVT Quảng Ninh- Tuyên dương ngày 3-9-1973.
20. Đồn 5 (Leng Xu Xìn) CANDVT Lai Châu- Tuyên dương ngày 3-9-1973.
21. Đồn 119 (Làng Ho) CANDVT Quảng Bình- Tuyên dương ngày 31-12-1973


22. Đại đội 2 CANDVT Quảng Bình- Tuyên dương ngày 31-12-1973
23. Phân đội 56 CANDVT Nghệ An- Tuyên dương ngày 31-12-1973
24. Đồn 23 (Chiềng Khương) CANDVT Sơn La- Tuyên dương ngày 31-12-1973
25. Đồn 15 (Tây Trang) CANDVT Lai Châu- Tuyên dương ngày 31-12-1973
26. Tiểu đoàn 1 An ninh vũ trang Miền Nam- Tuyên dương ngày 24-1-1976.
27. Đội An ninh vũ trang Khu Tây Nam Bộ- Tuyên dương ngày 24-1-1976.
28. Đội An ninh vũ trang Khu Nam Trung Bộ- Tuyên dương ngày 24-1-1976.
29. Đội An ninh vũ trang tỉnh Mỹ Tho- Tuyên dương ngày 24-1-1976.
30. Đội An ninh vũ trang tỉnh Sa Đéc- Tuyên dương ngày 24-1-1976.
31. Đội An ninh vũ trang tỉnh Vĩnh Long- Tuyên dương ngày 24-1-1976.
32. Đội An ninh vũ trang tỉnh Trà Vinh- Tuyên dương ngày 24-1-1976.
33. Đội An ninh vũ trang tỉnh Cần Thơ- Tuyên dương ngày 24-1-1976.
34. Đội An ninh vũ trang tỉnh Sóc Trăng- Tuyên dương ngày 24-1-1976.
35. Đội Trinh sát vũ trang tỉnh Mỹ Tho- Tuyên dương ngày 24-1-1976.
36. Đội Trinh sát vũ trang tỉnh Vĩnh Long- Tuyên dương ngày 24-1-1976.
37. Đội Trinh sát vũ trang- Ban An ninh nhân dân tỉnh Cà Mau - Tuyên dương
ngày 24-1-1976.
38. Đội Trinh sát vũ trang- Ban An ninh nhân dân huyện Gò Dầu- tỉnh Tây Ninh Tuyên dương ngày 24-1-1976
39. Đội Trinh sát vũ trang- Ban An ninh nhân dân huyện Thạnh Phú- tỉnh Bến Tre Tuyên dương ngày 24-1-1976.
40. Đội Trinh sát vũ trang- Ban An ninh nhân dân huyện Quảng Đà- tỉnh
Quảng Nam-Đà Nẵng- Tuyên dương ngày 6-6-1976
41. Đội Trinh sát vũ trang- Ban An ninh nhân dân huyện Quảng Nam- tỉnh

Quảng Nam-Đà Nẵng- Tuyên dương ngày 6-6-1976
42. Đội Trinh sát vũ trang- Ban An ninh nhân dân tỉnh Quảng Ngãi - Tuyên dương
ngày 6-6-1976
43. Đội Trinh sát vũ trang- Ban An ninh nhân dân Thành phố Sài Gòn-Gia ĐịnhTuyên dương ngày 6-6-1976.
44. Đội Trinh sát chính trị và trinh sát vũ trang- Ban An ninh nhân dân tỉnh Sa ĐécTuyên dương ngày 6-6-1976.
45. Đội Trinh sát vũ trang huyện Mỏ Cày Nam- Ban An ninh nhân dân tỉnh Bến
Tre- Tuyên dương ngày 6-6-1976.
46. Đội Trinh sát vũ trang và an ninh vũ trang huyện Giồng Trôm- Tỉnh Bến TreTuyên dương ngày 6-6-1976.
47. Đại đội 1- An ninh vũ trang- Ban an ninh nhân dân tỉnh Quảng Trị- Tuyên
dương ngày 6-6-1976.
48. Đại đội 32, Tiểu đoàn 10- An ninh vũ trang- Ban an ninh nhân dân Trung Trung
Bộ- Tuyên dương ngày 6-6-1976.
49. Đội 113- Tiểu đoàn 10- An ninh vũ trang- Ban an ninh nhân dân tỉnh
Quảng Nam-Đà Nẵng (Quảng Đà cũ)- Tuyên dương ngày 6-6-1976.
50. Đội An ninh vũ trang tỉnh Bình Định- Tuyên dương ngày 6-6-1976.
51. Đội An ninh vũ trang- Ban an ninh nhân dân tỉnh Phú Yên- Tuyên dương
ngày 6-6-1976.
52. Đoàn An ninh nhân dân vũ trang Thành phố khu Sài Gòn-Gia Định- Tuyên


dương ngày 6-6-1976.
53. Đội An ninh nhân dân vũ trang- Ban an ninh nhân dân tỉnh Bến Tre- Tuyên
dương ngày 6-6-1976.
54. Đồn 112 (Đèo Ngang) CANDVT Nghệ Tĩnh- Tuyên dương ngày 31-10-1978.
55. Đồn 81 (Na Ngoi) CANDVT Nghệ Tĩnh- Tuyên dương ngày 31-10-1978.
56. Đồn 43 (Na Mèo) CANDVT Thanh Hóa- Tuyên dương ngày 31-10-1978.
57. Đồn 8 (Cô Tô) CANDVT Quảng Ninh- Tuyên dương ngày 31-10-1978.
58. Đồn 13 (Mường Mươn) CANDVT Lai châu- Tuyên dương ngày 31-10-1978.
59. Đại đội 2 CANDVT Lai Châu- Tuyên dương ngày 31-10-1978.
60. Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 2 Bộ Tư lệnh CANDVT- Tuyên dương ngày 31-101978.

61. Trạm Kiểm soát Nghi Sơn, Đồn 82, CANDVT Thanh Hóa- Tuyên dương
ngày 31-10-1978.
62. Tiểu đội 3, Phân đội 180 CANDVT Quảng Trị- Tuyên dương ngày 31-101978.
63. Đồn 737 (Xa Mát) CANDVT Tây Ninh- Tuyên dương ngày 31-10-1978.
65. Đồn 749 (Phước Tân) CANDVT Tây Ninh- Tuyên dương ngày 31-10-1978.
66. Đồn 8 (Bu Prăng) CANDVT Đắc Lắc (Nay là Đồn 771)- Tuyên dương
ngày 31-10-1978.
67. Đồn 193 (Hữu Nghị Quan) CANDVT Lạng Sơn- Tuyên dương ngày 31-101978.
68. Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 12, Bộ Tư lệnh CANDVT- Tuyên dương ngày 31-101978.
69. Đội Trinh sát vũ trang- Ban An ninh nhân dân huyện Điện Bàn- Tỉnh
Quảng Nam-Đà Nẵng - Tuyên dương ngày 6-11-1978.
70. Đội Trinh sát vũ trang- Ban An ninh nhân dân huyện Đại Lộc- Tỉnh
Quảng Nam-Đà Nẵng - Tuyên dương ngày 6-11-1978.
71. Đội Trinh sát vũ trang- Ban An ninh nhân dân huyện Điện Bàn- Tỉnh
Quảng Nam-Đà Nẵng - Tuyên dương ngày 6-11-1978.
72. Đội Trinh sát vũ trang- Ban An ninh nhân dân huyện Duy Xuyên- Tỉnh
Quảng Nam-Đà Nẵng - Tuyên dương ngày 6-11-1978.
73. Đội Trinh sát vũ trang- Ban An ninh nhân dân tỉnh Kiên Giang- Tuyên dương
ngày 6-11-1978.
74. Đội Trinh sát vũ trang- Ban An ninh nhân dân huyện An Biên- Tỉnh Kiên
Giang- Tuyên dương ngày 6-11-1978.
75. Đội Trinh sát vũ trang- Ban An ninh nhân dân thị xã Long Khánh- Tỉnh Đồng
Nai- Tuyên dương ngày 6-11-1978.
76. Đội Trinh sát vũ trang- Ban An ninh nhân dân tỉnh Trà Vinh-Tuyên dương
ngày 6-11-1978.
77. Công an nhân dân vũ trang tỉnh Bình Trị Thiên- Tuyên dương ngày 19-121979.
78. Công an nhân dân vũ trang tỉnh Nghệ Tĩnh- Tuyên dương ngày 19-12-1979.
79. Công an nhân dân vũ trang tỉnh Lai Châu- Tuyên dương ngày 19-12-1979.
80. Công an nhân dân vũ trang tỉnh Quảng Ninh- Tuyên dương ngày 19-12-1979.
81. Trung đoàn 600 CANDVT- Tuyên dương ngày 19-12-1979.



82. Trung đoàn 12 CANDVT- Tuyên dương ngày 19-12-1979.
83. Đồn 193 (Hữu Nghị) CANDVT Lạng Sơn- Tuyên dương ngày 19-121979 (Tuyên dương lần thứ hai).
84. Đồn 187 (Pò Mã) CANDVT Lạng Sơn- Tuyên dương ngày 19-12-1979.
85. Đồn 179 (Tà Lùng) CANDVT Cao Bằng- Tuyên dương ngày 19-12-1979.
86. Đồn 133 (Pha Long) CANDVT Hoàng Liên Sơn- Tuyên dương ngày 19-121979.
87. Đồn 1 (Sì Lờ Lầu) CANDVT Lai Châu- Tuyên dương ngày 19-12-1979.
88. Đồn 33 (Ma lù Thàng) CANDVT Lai Châu- Tuyên dương ngày 19-12-1979.
89. Đồn 209 (Pò Hèn) CANDVT Quảng Ninh- Tuyên dương ngày 19-12-1979.
90. Đồn 155 (Lũng Làn) CANDVT Hà Tuyên- Tuyên dương ngày 19-12-1979.
91. Đồn 829 (Phú Mỹ) CANDVT Kiên Giang- Tuyên dương ngày 19-12-1979.
92. Đồn 793 (Cầu Ván) CANDVT Đồng Tháp- Tuyên dương ngày 19-12-1979.
93. Đồn 773 (Long Khốt) CANDVT Long An- Tuyên dương ngày 19-12-1979.
94. Đồn 649 (Ya Kla) CANDVT Gia Lai-Kon Tum- Tuyên dương ngày 19-121979.
95. Đại đội 11, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 16- Bộ Tư lệnh CANDVT- Tuyên dương
ngày 19-12-1979.
96. Đại đội 5 CANDVT Lạng Sơn- Tuyên dương ngày 19-12-1979.
97. Đại đội 6 CANDVT Quảng Ninh- Tuyên dương ngày 19-12-1979.
98. Phân đội cơ động thuộc Đồn Long Bình CANDVT An Giang- Tuyên dương
ngày 19-12-1979.
99. Trạm 171 (Cửa khẩu, thuộc Đồn Trà Lĩnh) CANDVT Cao Bằng- Tuyên dương
ngày 19-12-1979.
100. Đồn 167 (Sóc Giang) CANDVT Cao Bằng- Tuyên dương ngày 19-12-1979.
101. Tiểu đoàn 2 Bộ đội biên phòng, Trung đoàn 688, Sư đoàn 5, Mặt trận 479Tuyên dương ngày 25-1-1983.
102. Tiểu đoàn 218 Biên phòng, Trung đoàn 14 BĐBP, Quân đoàn 4- Tuyên dương
ngày 25-1-1983.
103. Đồn 191 (Nghĩa Thuận) BĐBP Hà Tuyên- Tuyên dương ngày 17-8-1990.
104. Đồn 231 (Tả Gia Khâu) BĐBP Lào Cai- Tuyên dương ngày 17-8-1990.
105. Đồn biên phòng 105 (Bạch Đích) Bộ chỉ huy Quân sự Hà Tuyên- Quân khu 2Tuyên dương ngày 29-8-1985.

106. Đồn biên phòng 206 (Vạn Hòa, Cửa khẩu Lào Cai) Bộ chỉ huy Quân sự
Hoàng Liên Sơn- Quân khu 2- Tuyên dương ngày 29-8-1985.
107. Đồn 304 (Sa Huỳnh) BĐBP Quảng Ngãi- Tuyên dương ngày 20-12-1990.
108. Đồn biên phòng 163 (Săm Pun) BĐBP Hà Giang- Tuyên dương ngày 3-81995.
109. Đồn biên phòng 19 (Quảng Đức) BĐBP Quảng Ninh- Tuyên dương ngày 38-1995.
110. Đồn biên phòng 539 (Nậm Cắn) BĐBP Nghệ An- Tuyên dương ngày 3-81995
111. Hải đội 4 BĐBP Hải Phòng - Tuyên dương ngày 3-8-1995.
112. Đồn biên phòng 122 (Sầm Sơn) BĐBP Thanh Hóa- Tuyên dương ngày
3-8-1995.


113. Đồn biên phòng 750 (An Thới) BĐBP Kiên Giang- Tuyên dương ngày 3-81995.
114. Đồn biên phòng 941 (Vĩnh Hội Đông) BĐBP An Giang- Tuyên dương
ngày 3-8-1995.
115. Đồn biên phòng 571 BĐBP Hà Tĩnh- Tuyên dương ngày 29-1-1996.
116. Đồn biên phòng 484 BĐBP Bà Rịa-Vũng Tàu- Tuyên dương ngày 29-1-1996.
117. Đồn biên phòng 692 BĐBP Minh Hải- Tuyên dương ngày 29-1-1996.
118. Đồn biên phòng 977 (Xà Xía) BĐBP Kiên Giang- Tuyên dương ngày 29-11996.
119. Tiểu đoàn 21 Thông tin- Cục Tham mưu BĐBP- Tuyên dương ngày 29-11996.
120. Phòng Trinh sát BĐBP Nghệ An- Tuyên dương ngày 31-7-1998.
121. Đồn biên phòng 597 (Làng Mô) BĐBP Quảng Bình- Tuyên dương ngày 317-1998.
122. Đồn 925 cửa khẩu Sông Tiền BĐBP An Giang- Tuyên dương ngày 31-71998.
123. Hải đội 2 BĐBP Quảng Ninh- Tuyên dương ngày 11-6-1999.
124. Đồn biên phòng cửa khẩu cảng Hòn Gai BĐBP Quảng Ninh- Tuyên dương
ngày 28-4-2000.
125. Đồn 188 (Cửa Gianh) BĐBP Quảng Bình 188- Tuyên dương ngày 28-42000.
126. Phòng Cơ yếu thuộc Bộ Tham mưu Bộ Tư lệnh BĐBP- Tuyên dương
ngày 12-12-2000.
127. Cục Trinh sát Bộ Tư lệnh BĐBP- Tuyên dương ngày 12-12-2000.
128. Đồn biên phòng 272 BĐBP Quảng Nam- Tuyên dương ngày 12-12-2000.

129. Đồn biên phòng 15 (Pò Hèn) BĐBP Quảng Ninh- Tuyên dương ngày 12-122000 (Tuyên dương lần thứ hai).
130. Đồn biên phòng 917 BĐBP Đồng Tháp- Tuyên dương ngày 12-122000 (Tuyên dương lần thứ hai).
131. Đồn biên phòng 551 BĐBP Nghệ An- Tuyên dương ngày 20-12-2004.
132. Đoàn Nghệ thuật BĐBP- Tuyên dương ngày 22-12-2004.
133. Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh thuộc Bộ Tư lệnh BĐBP- Tuyên dương ngày 2212-2004. (Tuyên dương lần thứ 2)
134. Đồn biên phòng 23 BĐBP Quảng Ninh- Tuyên dương ngày 21-12-2005.
135. Đồn biên phòng cửa khẩu cảng Nghi Sơn BĐBP Thanh Hóa- Tuyên dương
ngày 21-12-2005.
136. Trạm Kiểm soát biên phòng Nhà Rồng BĐBP Thành phố Hồ Chí MinhTuyên dương ngày 13-3-2008.
137. Đồn biên phòng 617 BĐBP Quảng Trị- Tuyên dương ngày 13-3-2008.
138. Đồn biên phòng 501 BĐBP Thanh Hóa- Tuyên dương ngày 13-3-2008.
139. Lực lượng BĐBP- Tuyên dương ngày 20-2-2009 (Tuyên dương lần thứ hai).
140. Hải đội 2 BĐBP thành phố Đà Nẵng- Tuyên dương ngày 22-12-2009.
141. Đồn Biên phòng 575 BĐBP Hà Tĩnh- Tuyên dương ngày 22-12-2009.
142. Đơn vị an ninh vũ trang bở biển tỉnh Kiên Giang- Tuyên dương ngày 22-122009


143. Đồn Biên phòng 41 – BĐBP tỉnh Ninh Bình - Tuyên dương ngày 22-12-2009
144. Đồn Biên phòng 87 – BĐBP tỉnh Cao Bằng – Tuyên dương ngày 11-11-2011
145. Bộ tham mưu BĐBP - Tuyên dương ngày 11-11-2011.
146. Trường sĩ quan CANDVT (Học viện Biên phòng) – Tuyên dương ngày 12-092011
147. Đồn Biên phòng CKQT Cầu Treo – BĐBP Hà Tĩnh- Tuyên dương ngày
23/1/2011 ( Tuyên dương lần thứ 2)
148. Đồn Biên phòng Pha Long – BĐBP tỉnh Lào Cai- Tuyên dương ngày
23/1/2011 .( Tuyên dương lần thứ 2)
149. An ninh vũ trang tỉnh Quảng Nam-Tuyên dương ngày 19/5/2011.
150. Đồn Biên phòng Cát Bà – BĐBP Hải Phòng tuyên dương ngày 06-08-2013.
151. BĐBP tỉnh Nghệ An- Tuyên dương ngày 25-02-2014.( Tuyên dương lần thứ
2).
152. BĐBP tỉnh Thanh Hóa- Tuyên dương ngày 19-11-2014. (Tuyên dương lần thứ

2).
153. Cục Chính trị BĐBP tuyên dương ngày 20-04-2017.
154. Công an nhân dân vũ trang thành phố Hải Phòng tuyên dương ngày 18-22017.
CÁC CÁ NHÂN ĐƯỢC TUYÊN DƯƠNG ANH HÙNG
1. Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Thọ- Đồn biên phòng Leng Xu Xìn, tỉnh Lai
Châu- Truy tặng ngày 1 tháng 1 năm 1967.
2. Anh hùng Trương Chí Cương- Ban Trinh sát, CANDVT khu Vĩnh LinhTuyên dương ngày 1 tháng 1 năm 1967.
3. Anh hùng Nguyễn Đình Thử- Đồn biên phòng Sốp Cộp, CANDVT Sơn
La- Tuyên dương ngày 1 tháng 1 năm 1967.
4. Anh hùng Trần Văn Nhỏ- Trung đoàn 600, Bộ Tư lệnh CANDVT- Tuyên
dương ngày 1 tháng 1 năm 1967.
5. Anh hùng Phạm Bá Hạt- Đồn biên phòng Ròn, CANDVT Quảng BìnhTuyên dương ngày 1 tháng 1 năm 1967.
6.Anh hùng Đoàn Văn Thái- Đại đội bộ đội địa phương Thủ Dầu MộtTuyên dương ngày 20 tháng 12 năm 1969.
7. Anh hùng Trương Thành Nam- Phân đội 319 CANDVT Vĩnh Linh- Tuyên
dương ngày 25 tháng 8 năm 1970.
8. Anh hùng Hồ Phòm- Đồn biên phòng Cha Lo, CANDVT Quảng BìnhTuyên dương ngày 25 tháng 8 năm 1970.
9. Anh hùng Võ Hồng Tuyên- Đại đội 2 CANDVT Hà Tĩnh- Tuyên dương
ngày 25 tháng 8 năm 1970.
10. Anh hùng Quàng Văn Liến- Đồn biên phòng 17 CANDVT Lai ChâuTuyên dương ngày 25 tháng 8 năm 1970.
11. Anh hùng Lê Duy Cận- Đại đội 2 -Cục Hậu cần, Bộ Tư lệnh CANDVTTuyên dương ngày 25 tháng 8 năm 1970.
12. Anh hùng Đào Xuân Phương- Đồn BP Cù Bai CANDVT Vĩnh LinhTuyên dương ngày 3 tháng 9 năm 1973.
13. Anh hùng Trần Văn Trí- Đội Trinh sát ngoại biên CANDVT Nghệ AnTuyên dương ngày 3 tháng 9 năm 1973.


14. Anh hùng Nguyễn Thị Hồng Châu- Trinh sát vũ trang Bến Tre- Tuyên
dương ngày 6 tháng 1 năm 1974.
15. Anh hùng, liệt sĩ Phạm Thành Lượng- Đoàn 180, An ninh vũ trang- Truy
tặng ngày 24 tháng 1 năm 1976.
16. Anh hùng, liệt sĩ Lê Hồng Nhị- An ninh vũ trang Tây Nam Bộ- Truy
tặng ngày 24 tháng 1 năm 1976.

17. Anh hùng, liệt sĩ Trương Thành Chỏi (tức Trương Thành Công)- An ninh
vũ trang Mỹ Tho- Truy tặng ngày 24 tháng 1 năm 1976.
18. Anh hùng Kiều Văn Niết- Trung đoàn 2, An ninh vũ trang- Tuyên dương
ngày 24 tháng 1 năm 1976.
19. Anh hùng Nguyễn Văn Điện- An ninh vũ trang Mỹ Tho- Tuyên dương
ngày 24 tháng 1 năm 1976.
20. Anh hùng, liệt sĩ Trần Thị Tính (tức Trần Thị Thơ)- ANVT Khánh HòaTruy tặng ngày 6 tháng 6 năm 1976.
21. Anh hùng, liệt sĩ Nguyễn Kim Vang- An ninh vũ trang Phú Yên- Truy
tặng ngày 6 tháng 6 năm 1976.
22. Anh hùng Phạm Văn Vàng (tức Ba Nông Dân)- ANVT Rạch Giá- Tuyên
dương ngày 6 tháng 6 năm 1976.
23. Anh hùng, liệt sĩ Nguyễn Đình Xướng (tức Nguyễn Đình Đê)- Trinh sát
vũ trang thành phố Huế- Truy tặng ngày 6 tháng 6 năm 1976.
24. Anh hùng, liệt sĩ Đỗ Nam (tức Dư)- Trinh sát vũ trang thành phố HuếTruy tặng ngày 6 tháng 6 năm 1976.
25. Anh hùng Hoàng Thức Bảo (tức Hoàng Văn Sum)- TSVT TP.HuếTuyên dương ngày 6 tháng 6 năm 1976.
26. Anh hùng Trần Phong (tức Lượng)- Ty An ninh thành phố Huế- Tuyên
dương ngày 6 tháng 6 năm 1976.
27. Anh hùng, liệt sĩ Phan Ngọc Nhân- Trinh sát vũ trang Quảng Nam - Đà
Nẵng- Truy tặng ngày 6 tháng 6 năm 1976.
28. Anh hùng Đỗ Văn Quả- Trinh sát vũ trang huyện Đại Lộc, tỉnh
Quảng Nam - Đà Nẵng- Tuyên dương ngày 6 tháng 6 năm 1976.
29. Anh hùng, liệt sĩ Ngô Tiến Dũng (tức Thành)- Trinh sát vũ trang Kon
Tum- Truy tặng ngày 6 tháng 6 năm 1976.
30. Anh hùng Hồ Văn Lý (tức Lỳ)- Trinh sát vũ trang Bến Tre- Tuyên dương
ngày 6 tháng 6 năm 1976.
31. Anh hùng Cao Văn Trung (tức Lê Hùng)- trinh sát vũ trang Bến TreTuyên dương ngày 6 tháng 6 năm 1976.
32. Anh hùng Lý Hữu Trí (tức Năm Nhanh)- An ninh vũ trang Cà MauTuyên dương ngày 6 tháng 6 năm 1976.
33. Anh hùng Trần Văn Sĩ (tức út Hạnh)- Ban An ninh huyện Thới Bình, Cà
Mau- Tuyên dương ngày 6 tháng 6 năm 1976.
34. Anh hùng, liệt sĩ Lê Đình Chinh- Trung đoàn 12, Bộ Tư lệnh CANDVTTruy tặng ngày 31 tháng 10 năm 1978.

35. Anh hùng, liệt sĩ Trần Văn Tất (tức Hai Quân)- Trinh sát vũ trang Rạch
Giá- Kiên Giang- Truy tặng ngày 6 tháng 11 năm 1978.


36. Anh hùng, liệt sĩ Đỗ Sĩ Họa- Đồn 209 CANDVT Quảng Ninh- Truy tặng
ngày 19 tháng 12 năm 1979.
37. Anh hùng, liệt sĩ Lộc Viễn Tài- Đồn 155 CANDVT Hà Tuyên- Truy tặng
ngày 19 tháng 12năm 1979.
38. Anh hùng, liệt sĩ Đỗ Chu Bỉ- Đại đội 6 CANDVT Quảng Ninh- Truy
tặng ngày 19 tháng 12 năm 1979.
39. Anh hùng, liệt sĩ Nông Văn Giáp- Đồn 191 CANDVT Lạng Sơn- Truy
tặng ngày 19 tháng 12 năm 1979.
40. Anh hùng, liệt sĩ Nguyễn Vũ Tráng- Đồn 1 CANDVT Lai Châu- Truy
tặng ngày 19 tháng 12 năm 1979.
41. Anh hùng, liệt sĩ Nguyễn Đình Thuần- Trung đoàn 12, BTL CANDVTTruy tặng ngày 19 tháng 12 năm 1979.
42. Anh hùng, liệt sĩ Võ Đại Huệ- Trung đoàn 16 CANDVT- Truy tặng ngày
19 tháng 12 năm 1979.
43. Anh hùng, liệt sĩ Nguyễn Văn Hiền- Đồn 33 CANDVT Lai Châu- Truy
tặng ngày 19 tháng 12 năm 1979.
44. Anh hùng, liệt sĩ Hồ Đăng Khầm- Đồn 829 CANDVT Kiên Giang- Truy
tặng ngày 19 tháng 12 năm 1979.
45. Anh hùng, liệt sĩ Quách Văn Rạng- Đồn 125 CANDVT Hoàng Liên
Sơn- Truy tặng ngày 19 tháng 12 năm 1979.
46. Anh hùng, liệt sĩ Lê Minh Trường- Đại đội 5 CANDVT Lạng Sơn- Truy
tặng ngày 19 tháng 12 năm 1979.
47. Anh hùng, liệt sĩ Hoàng Kim Long- Đồn 801 CANDVT An Giang- Truy
tặng ngày 19 tháng 12 năm 1979.
48. Anh hùng Hoàng Văn Khoáy- Đại đội 3 CANDVT Cao Bằng- Tuyên
dương ngày 19 tháng 12 năm 1979.
49. Anh hùng Lê Khắc Xuân- Đồn 133 CANDVT Hoàng Liên Sơn- Tuyên

dương ngày 19 tháng 12 năm 1979.
50. Anh hùng Lừu A Phừ - Đồn 1 CANDVT Lai Châu- Tuyên dương ngày
19 tháng 12 năm 1979.
51. Anh hùng Tào Văn Tem- Đồn 1 CANDVT Lai Châu- Tuyên dương ngày
19 tháng 12 năm 1979.
52. Anh hùng Tòng Văn Kim – Tiểu đội công binh CANDVT Lai ChâuTuyên dương ngày 19 tháng 12 năm 1979.
53. Anh hùng Nông Văn Phiao- Đại đội 5 CANDVT Lạng Sơn- Tuyên
dương ngày 19 tháng 12 năm 1979.
54. Anh hùng Nguyễn Công Thuận- Trung đoàn 12, Bộ Tư lệnh CANDVT Tuyên dương ngày 19 tháng 12 năm 1979.
55. Anh hùng, liệt sĩ Lê Văn Quang- Trinh sát vũ trang CANDVT Vĩnh
Linh- Quảng Trị- Truy tặng ngày 3 tháng 8 năm 1995.
56. Anh hùng, liệt sĩ Trần Công Tiện- CANDVT Vĩnh Linh- Quảng TrịTruy tặng ngày 3 tháng 8 năm 1995.
57. Anh hùng Lê Minh Cơ- BĐBP Sóc Trăng- Tuyên dương ngày 29 tháng 1
năm 1996.


58. Anh hùng, liệt sĩ Nguyễn Cảnh Dần- Đồn biên phòng 547 BĐBP Nghệ
An- Truy tặng ngày 11 tháng 6 năm 1999.
59. Anh hùng, liệt sĩ Phạm Văn Điền- Hải đội 2 BĐBP Thừa Thiên HuếTruy tặng ngày 18 tháng 12 năm 2001.
60. Anh hùng, liệt sĩ Phạm Xuân Phong- Đồn biên phòng 543 BĐBP Nghệ
An- Truy tặng ngày 13 tháng 1 năm 2003.
61. Anh hùng, liệt sĩ Và Bá Giải- Đồn biên phòng 551 BĐBP Nghệ An- Truy
tặng ngày 22 tháng 12 năm 2004.
62. Anh hùng,liệt sĩ Lù Công Thắng- BĐBP Sơn La, truy tặng ngày
9/11/2010.
63. Anh hùng Võ Trọng Việt- Chỉ huy trưởng BĐBP Hà Tĩnh- Tuyên dương
ngày 21 tháng 12 năm 2005.
64. Anh hùng Đinh Ngọc Cân- Công an NDVT Quảng Nam tuyên dương
ngày 23 tháng 2 năm 2010.
65. Anh hùng Mai Văn Dậu – Nguyên chỉ huy trưởng CANDVT Quảng

Nam- Đà Nẵng tuyên dương ngày 27/05/2015.
66. Anh hùng, liệt sĩ Nguyễn Việt Hùng-nguyên chính trị viên Đội phòng thủ
tỉnh Sóc Trăng tuyên dương ngày 09/10/2014.
67. Anh hùng Nguyễn Hữu Đoài – Công an NDVT tỉnh Hải Phòng tổ chức
tuyên dương ngày 23/6/2017.

Câu 3: Luật Biên giới Quốc gia được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào ngày, tháng, năm nào? Có bao nhiêu
Chương, Điều? Nội dung Điều nào quy định về nhiệm vụ chung của BĐBP?


Ngày 17/6/2013, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XI đã thông qua Luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam về biên giới quốc gia (gọi tắt là Luật Biên giới quốc gia). Luật Biên giới quốc
gia có 6 chương, 41 điều. Bộ luật này mang số 06/2003/QH11, quy định về biên
giới Quốc gia của nước CHXHCN Việt Nam và có hiệu lực từ ngày 01/01/2004.
Tại khoản 2 điều 31 quy định về nhiệm vụ chung của Bộ đội Biên phòng:
“Bộ đội biên phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, phối hợp với lực lượng
Công an nhân dân, các ngành hữu quan và chính quyền địa phương trong hoạt
động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở
khu vực biên giới theo quy định của pháp luật. Nhà nước xây dựng Bộ đội biên
phòng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, vững mạnh về chính
trị, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ.”

Luật Biên giới Quốc gia của Việt Nam khẳng định 2 quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa là một phần lãnh thổ không thể cắt rời của Việt Nam.
Câu 4: Văn bản nào quy định về “Ngày Biên phòng”? “Ngày Biên
phòng” có những nội dung gì ? Đến khi nào được xác định là “Ngày Biên
phòng toàn dân”?
Văn bản quy định “Ngày Biên phòng”:

Để huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân, của các ngành, các cấp vào
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ biên giới, ngày 22 tháng 2 năm 1989, Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 16/HĐBT lấy ngày 03/03
hàng năm là ngày Biên phòng trong cả nước. Quyết định trên đã mở ra một giai
đoạn mới, nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng và tạo ra nguồn lực mạnh


mẽ của toàn dân, toàn diện vào công cuộc xây dựng và bảo vệ chủ quyền an ninh
biên giới trong tình hình mới.
Nội dung của “Ngày Biên phòng”:
1) Nâng cao ý thức cảnh giác tinh thần trách nhiệm của nhân dân các dân
tộc, của cán bộ, nhân viên các cơ quan, đoàn thể ở biên giới làm tốt nhiệm vụ bảo
vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.
2) Tăng cường đoàn kết hợp đồng chiến đấu và giúp đỡ lẫn nhau giữa lực
lượng biên phòng và nhân dân, giữa lực lượng biên phòng và các lực lượng khác.
3) Không ngừng củng cố và phát triển tinh thần đoàn kết, hữu nghị giữa
nhân dân hai bên biên giới chống mọi hành vi xâm phạm biên giới của Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
4) Đẩy mạnh việc thực hiện các nhiệm vụ trung tâm, đột xuất của địa
phương.
5) Khen thưởng bằng các hình thức thích hợp các xã và đồng bào có công
trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ biên giới.
“Ngày Biên phòng toàn dân”:
Để xây dựng cơ sở pháp lý vững chắc, khẳng định trách nhiệm của toàn
Đảng, toàn dân trong xây dựng và quản lý bảo vệ biên giới quốc gia. Ngày 20
tháng 5 năm 2003, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX,
kỳ họp thứ 3 đã thông qua Luật Biên giới quốc gia.
Tại Điều 28 Luật Biên giới quốc gia năm 2003 quy định: Ngày 3 tháng 3
hằng năm là “Ngày Biên phòng toàn dân”. Tại Điều 14 Nghị định số
140/2004/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật Biên

giới quốc gia quy định nội dung hoạt động của “Ngày Biên phòng toàn dân” là:
Thứ nhất, giáo dục ý thức pháp luật về biên giới quốc gia, tôn trọng biên giới, chủ
quyền lãnh thổ, tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cán bộ, nhân
viên, cơ quan, tổ chức, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và của toàn dân đặc biệt
là cán bộ, nhân viên cơ quan, tổ chức, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, chính
quyền và nhân dân khu vực biên giới trong xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới
quốc gia, khu vực biên giới.
Thứ hai, huy động các ngành, các địa phương hướng về biên giới, tích cực
tham gia xây dựng tiềm lực về mọi mặt ở khu vực biên giới, tạo ra sức mạnh của
toàn dân, giúp đỡ Bộ đội Biên phòng và các đơn vị khác thuộc lực lượng vũ trang
nhân dân, các cơ quan chức năng ở khu vực biên giới trong xây dựng, quản lý, bảo
vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.
Thứ ba, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định lâu dài với các nước
láng giềng, phối hợp hai bên biên giới trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và
phòng, chống tội phạm.
Thứ tư, người đứng đầu các cấp, các ngành, các địa phương có trách nhiệm
tổ chức thực hiện Ngày Biên phòng toàn dân theo chỉ đạo của Chính phủ và hướng
dẫn của Bộ Quốc phòng.
Thứ năm, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng có trách nhiệm tham mưu cho Bộ
Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn các cấp, các ngành, các địa phương tổ chức
thực hiện Ngày Biên phòng toàn dân.


Câu 5: Anh hùng liệt sỹ Công an nhân dân vũ trang (nay là BĐBP) Trần
Văn Thọ hy sinh năm nào? Ở đâu? Trần Văn Thọ được phong tặng danh hiệu
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm nào? Về thành tích gì?
Anh hùng liệt sỹ Trần Văn Thọ, người con ưu tú của Trấn Yên, người chiến
sĩ cách mạng kiên cường, đại diện ưu tú của lực lượng Công an nhân dân vũ trang
(nay là Bộ đội biên phòng), người đầu tiên của lực lượng Bộ đội biên phòng được
phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân sinh năm 1935 hy sinh

ngày 8/8/1961. Nguyên quán: xã Nỗ Lực, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Trú
quán: xã Việt Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Bố mất năm 1945, lúc đó Thọ
mới 10 tuổi, đi làm thuê mò cua bắt ốc giúp đỡ gia đình, 15 tuổi anh vào du kích,
tham gia chiến đấu và bị thương trong một trận chống càn. Nhà có 4 anh em: người
anh cả đã chết năm 1948, người anh thứ hai là công an xã, sau này là Uỷ viên Ban
quản trị Hợp tác xã và Đội trưởng sản xuất, em trai đi công trường. Mẹ buôn thúng
bán mẹt tần tảo nuôi con, sau già yếu không làm được gì.
Ngày 11/11/1952, Trần Văn Thọ nhập ngũ, được kết nạp vào Đảng tháng
12/1956, đã qua chi uỷ viên. Cấp bậc Thiếu uý.
Trong kháng chiến chống Pháp (từ khi nhập ngũ năm 1952 đến năm 1954),
đơn vị của Thọ chuyên hoạt động ở cùng rẻo cao thuộc các tỉnh biên giới: Lào Cai,
Lai Châu, Sơn La. Hoạt động trong điều kiện vô cùng phức tạp, nguy hiểm, nhưng
Thọ luôn vững vàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ, hoàn thành tốt nhiệm vụ,
chiến đấu mưu trí, sáng tạo, dũng cảm lập công xuất sắc. Trận chiến đấu ở Pờ Xì
Ngài, Sình Hồ tháng 5/1953, anh đã dẫn đầu tiểu đội xung phong lên tiêu diệt địch,
lấy được một khẩu tiểu liên. Trận Dào San tháng 5/1954 anh đã bình tĩnh chờ địch
đến gần 15 mét mới nổ súng, diệt 2 tên và bắn bị thương 3 tên khác, được Trung
đoàn cấp Bằng khen. Năm 1953 - 1954 anh là chiến sĩ thi đua của đơn vị.
Hoà bình lập lại trên miền Bắc (1954 - 1958), đơn vị của Thọ tiếp tục làm nhiệm
vụ tiễu phỉ, ổn định đời sống nhân dân ở vùng cao và biên giới: Bát Xát, Sa Pa,


Dào San, Mường Hum, Tà Mường. Trên các địa bàn hoạt động của đơn vị, trình độ
giác ngộ của nhân dân còn thấp, tệ nạn mê tín dị đoan còn nặng nề, các cơ sở cách
mạng còn non yếu, thường bị kẻ địch khống chế lợi dụng nên đồng bào không hiểu
bộ đội, cứ thấy bộ đội là lảng tránh. Vì thế, nhiều khi các anh phải nhịn đói, ăn ngủ
ngoài rừng để làm nhiệm vụ. Nhưng Thọ và đồng đội không bi quan, thất vọng.
Anh kiên trì chịu đựng gian khổ để gần gũi dân, chịu khó học tiếng dân tộc, đi sâu
3 cùng tuyên truyền giáo dục, ôn nghèo gợi khổ, vận động đồng bào tin tưởng đi
theo cách mạng, giúp đỡ bộ đội. Thọ đã khéo kết hợp vận động quần chúng và đưa

dẫn đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước vào nhân dân. Qua một thời gian,
nhiều người theo phỉ đã trở về làm ăn lương thiện với gia đình. Riêng anh đã tuyên
truyền vận động được 2 tên phỉ về nhà.
Cuối năm 1958, đơn vị của Thọ chuyển sang lực lượng Công an nhân dân vũ
trang, đóng quân tại địa bàn biên giới Đồn 5 Leng Su Sìn Công an nhân dân vũ trang
tỉnh Lai Châu (nay là Đồn 405 Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên). Thọ được phân
công tiếp tục công tác vận động quần chúng tại xã Sính Phình, huyện Mường Tè, tỉnh
Lai Châu. Sính Phình là một xã vùng cao nơi dân tộc Hà Nhì sinh sống nằm ở giữa ngã
ba biên giới (A- Pa - Chải) Việt - Trung - Lào. Vùng này rừng núi rất hiểm trở, dân cư
thưa thớt, đi lại khó khăn. Trong kháng chiến chống Pháp vùng này là hang ổ tụ tập
bọn tình báo, gián điệp, đặc vụ của Pháp, Mỹ, Tưởng, Lào và bọn phản động ở địa
phương. Hoà bình lập lại, bọn chúng vẫn thường xuyên lén lút chống phá cách mạng,
nổi phỉ, làm cho nhân dân luôn hoang mang lo sợ, tình hình an ninh trật tự khu vực rất
phức tạp, căng thẳng. Trước tình hình đó, Thọ luôn bình tĩnh vững vàng, nắm chắc
đường lối, chính sách của Đảng, khéo vận dụng vào tình hình thực tế của địa phương.
Thọ thực hiện 3 cùng (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) với dân, kiên nhẫn dùng lời nói và
hành động thực tế hàng ngày giúp đỡ dân sản xuất, lúc giặt rũ, tắm rửa, cắt tóc cho trẻ
em, lúc dành dụm gạo, quần áo, thuốc men giúp các gia đình nghèo, những người ốm
yếu, kết nghĩa anh em với những người có người thân bị phỉ giết hại, làm con nuôi một
bà cụ có chồng và con bị phỉ giết, qua đó khơi gợi lòng căm thù bọn phản động và
tuyên truyền giải thích chính sách của Đảng. Dần dần Thọ đã giúp đồng bào thấy rõ âm
mưu thâm độc của địch, tin tưởng vào Đảng, Nhà nước. Phong trào cách mạng của
quần chúng ngày càng phát triển, ý thức cách mạng được nâng cao. Được nhân dân
giúp đỡ, cùng với các lực lượng địa phương, Thọ đã gọi hàng được 5 tên phỉ. Qua động
viên và khai thác 5 tên phỉ, Thọ đã hoàn thành tốt việc lập hồ sơ ở cơ sở, báo cáo lên
cấp trên, bắt gọn 6 tên đặc vụ Tưởng nằm vùng, thu 4 súng và nhiều tài liệu quan trọng.
Từ thắng lợi đó đã khích lệ mạnh mẽ phong trào cách mạng của quần chúng. Nhiều
người trước đây vì sợ phỉ giết hại phải chạy lên rừng hoặc ẩn nấp trốn tránh đi nơi khác,
nay đều trở về quê làm ăn. Nhân đà thắng lợi, Thọ đã lập kế hoạch giúp địa phương đẩy
mạnh phong trào bảo vệ trật tự trị an, phát triển sản xuất. Không quản mệt nhọc, hiểm

nguy, có nhiều khi luồn rừng suốt đêm để xác minh những tin tức quan trọng. Nhờ sự
chỉ đạo của Huyện uỷ Mường Tè và Đồn biên phòng, trong một thời gian ngắn, Thọ đã
nắm chắc được những di biến động của bọn phản động và đã lập hồ sơ, bắt đi cải tạo
tập trung 7 tên đúng tội trạng, đúng chính sách, khiến nhân dân rất phấn khởi, càng
thêm tin tưởng vào Đảng và Nhà nước.
Đặc biệt, Thiếu uý Trần Văn Thọ rất coi trọng việc xây dựng, củng cố lực
lượng công an, dân quân xã bản, xây dựng chính quyền địa phương vững mạnh.


Anh đã tổ chức lực lượng công an, dân quân thường xuyên tuần tra, canh gác bảo
vệ bản làng, giúp đội ngũ này có tinh thần chiến đấu cao, có trình độ quân sự,
nghiệp vụ khá, biết sử dụng vũ khí thành thạo. Có lần đồng chí Xã đội trưởng đã
chỉ huy dân quân diệt địch và bắt sống 2 tên phỉ, một dân quân khác dùng mưu bắt
được 1 tên phỉ, thu được 1 súng. Xã Sính Phình được tặng cờ khá nhất về phong
trào bảo vệ trị an trong toàn huyện.
Đồng chí Trần Văn Thọ còn trực tiếp giáo dục. bồi dưỡng và giới thiệu lên
Đảng uỷ cấp trên kết nạp được 13 người vào Đảng, giúp địa phương thành lập
dược Chi bộ đầu tiên ở xã Sính Phình. Số cán bộ mà Thọ trực tiếp giúp đỡ, bồi
dưỡng dần dần trưởng thành. Có người trở thành cán bộ huyện, nhiều đồng chí là
cán bộ phụ trách ngành của xã.
Đồng chí Thọ rất chú ý giúp địa phương củng cố, xây dựng cuộc sống mới
cho đồng bào các dân tộc. Do lối làm ăn lạc hậu, quen với tập quán du canh du cư
nên đời sống kinh tế của đồng bào vô cùng khổ cực, tệ nạn xã hội luôn đè nặng lên
tinh thần của mọi người. Dựa vào chủ trương của Huyện uỷ: "Từng bước củng cố
tổ đổi công xây dựng hợp tác xã, chuyển hướng canh tác, đẩy mạnh sản xuất, cải
thiện đời sống nhân dân", đồng thời trực tiếp hướng dẫn cán bộ cốt cán, lập các tổ
mẫu làm ăn: xuống thấp định cư, ở theo từng bản, dùng cày, bừa làm ruộng, cấy
lúa nước, làm cỏ bón phân... Từ thành công của tổ mẫu, Thọ đã giúp địa phương
xây dựng được nhiều tổ đổi công, thu hút nhiều gia đình vào làm ăn tập thể. Qua
một thời gian, Thọ giúp địa phương từng bước xây dựng hợp tác xã. Anh đã đi tìm

mua giống lúa tốt của người Thái, người Kinh dưới xuôi mang về cho đồng bào
trồng trọt thay giống lúa xấu của địa phương. Anh cùng các đồng chí cốt cán vận
động bà con xuống vùng thấp để định cư, làm ruộng nước. Anh lên biên giới bỏ
tiền túi tìm mua một số lưỡi cày giúp hợp tác xã, hướng dẫn bà con việc đóng cày
bừa, gieo mạ, làm đồng áng với kỹ thuật mới, làm phân bón ruộng rất tỉ mỉ. Anh
giúp đỡ cán bộ địa phương biết lập kế hoạch làm ăn, thời vụ cây trồng, kỹ thuật
chăm bón lúa và hoa màu, cách quản lý, tổ chức, tính công điểm, phân công trách
nhiệm rõ ràng. Mỗi lần đi công tác về, bao giờ Thọ cũng mua tặng hợp tác xã một
vài thứ hạt giống, cây trồng mới có năng suất cao. Anh bỏ tiền tiết kiệm của bản
thân mua thêm dụng cụ sản xuất cho đồng bào. Do công phu tích cực tuyên truyền,
hướng dẫn bà con chu đáo nên vụ mùa năm 1959 thu hoạch rất cao, bà con vô cùng
phấn khởi, tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng. Từ năm 1959 đến năm
1961, toàn xã Sính Phình đã xây đựng được 5 hợp tác xã đều thuộc loại khá. Riêng
Hợp tác xã Phù Bì do Thọ trực tiếp hướng dẫn đã trở thành lá cờ đầu ở vùng cao
toàn huyện. Vụ mùa năm 1961 Phù Bì thu hoạch mỗi người bình quân trên một tấn
lương thực, đời sống nhân dân được ấm no, không phải cứu tế như trước mà còn
thừa hàng chục tấn lương thực đem bán cho Nhà nước, được Chính phủ tặng
thưởng Huân chương lao động hạng Ba.
Sính Phình là một xã hầu hết nhân dân đều mù chữ, 100% nam giới và 60% nữ giới
nghiện thuốc phiện, tệ mê tín dị đoan và hủ tục địa phương còn rất nặng nề. Thọ quan tâm
chăm lo đến đời sống văn hoá tinh thần, xây dựng đời sống mới cho nhân dân. Thọ vận động
tuyên truyền, giúp đỡ cán bộ địa phương bỏ thuốc phiện trước, sau mới tuyên truyền giáo
dục nhân dân học tập làm theo, cho đến năm 1960 thì toàn xã Sính Phình không còn ai
nghiện thuốc phiện. Thắng lợi đó đã có ảnh hưởng mạnh mẽ và rộng khắp sang các xã trong


×