Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008 CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SAO TA “FMC”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 39 trang )

Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta
“FMC”

Báo cáo thường niên 2008

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2008
CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SAO TA

“FMC”
***

1


Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta
“FMC”

Báo cáo thường niên 2008

CẬP NHẬT ĐẾN 01/ 04/ 2009

MỤC LỤC

Trang
1. Lịch sử hoạt động của công ty ............................................................ 02
2. Báo cáo của Hội đồng quản trị ........................................................... 05
3. Báo cáo của Ban Tổng giám đốc ........................................................ 06
4. Báo cáo tài chính ................................................................................ 15
5. Bảng giải trình Báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán .................... 15
6. Các công ty có liên quan .................................................................... 16
7. Tổ chức và nhân sự ............................................................................ 16


8. Thông tin cổ đông và quản trị công ty ............................................... 29
9. Các phụ lục (Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2008) ....................... 38
- Báo cáo của Ban Tổng giám đốc
- Báo cáo kiểm toán
- Bảng cân đối kế toán
- Kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh Báo cáo tài chính

2


Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta
“FMC”

Báo cáo thường niên 2008

I. Lịch sử hoạt động của Công ty :
1. Những sự kiện quan trọng:
+ Việc thành lập:
Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta tiền thân là Doanh nghiệp nhà nước tên
gọi Công ty thực phẩm xuất nhập khẩu Sóc Trăng đi vào hoạt động ngày 3 tháng 2
năm 1996 với vốn ban đầu 21 tỷ đồng từ ban Tài chánh quản trị Tỉnh ủy Sóc Trăng
đầu tư , chuyên chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu . Nay Công ty đang hoạt động
theo địa chỉ sau:


Tên công ty:




Tên tiếng Anh :



Tên viết tắt:



Biểu tượng công ty:



Vốn điều lệ:



Mã chứng khoán: FMC

CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SAO TA
SAO TA FOODS JOINT STOCK COMPANY
FIMEX VN

80.000.000.000 đồng (Tám mươi tỷ đồng chẳn)

• Trụ sở chính :

Km 2132, Quốc lộ 1A, Phường 2, Thành phố Sóc
Trăng, Tỉnh Sóc Trăng.




(079)3822223 – 3822201; Fax: (079) 3822122 – 3825665



Điện thoại :

Website:
www.fimexvn.com;


• Giấy CNĐKKD:

Email:

Số 2200208753 đăng ký lần đầu 19/12/2002, đăng ký thay
đổi lần thứ 8 ngày 02/03/2009 do Sở Kế hoạch - Đầu tư
Tỉnh Sóc Trăng cấp.

• Các chi nhánh trực thuộc:
1) Xí nghiệp thủy sản Sao Ta
Địa chỉ : Số 89 Quốc lộ 1A, Phường 2, Thành phố Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng
2) Xí nghiệp thủy sản Nam An
Địa chỉ : Số 95 Quốc lộ 1A, Phường 2, Thành phố Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng

3


Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta

“FMC”

Báo cáo thường niên 2008

3) Nhà máy nông sản An San
Địa chỉ : Lô B Khu công nghiệp An Nghiệp, Tỉnh Sóc Trăng
+ Chuyển đổi sở hữu thành công ty cổ phần:
Ngày 09/10/2002, Ủy ban nhân dân Tỉnh Sóc Trăng có quyết định số
346/QĐ.TCCB.02 về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty Thực phẩm
XNK Tổng họp Sóc Trăng từ loại hình doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ
phần.
Ngày 1 tháng 1 năm 2003 Công ty chính thức chuyển thành cổ phần với tên
công ty là : Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Fimex VN), hoạt động theo giấy
đăng ký kinh doanh số 5903000012 do Sở Kế hoạch Đầu tư Tỉnh Sóc Trăng cấp lần
đầu ngày 19/12/2002 với vốn điều lệ 104 tỷ đồng , trong đó nhà nước giữ 77% sở
hữu . Ngày 22 tháng 11 năm 2003 Công ty rút vốn điều lệ xuống 60 tỷ, phần vốn
nhà nước còn 60 %. Ngày 09 tháng 08 năm 2005 Công ty làm đấu gía 11 % vốn
điều lệ để giảm phần vốn nhà nước còn 49%. Ngày 22 tháng 06 năm 2006 tại trung
tâm giao dịch chứng khoán TP HCM (nay là Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM)
Công ty tiếp tục đấu giá bán 16 tỉ đồng vốn sở hữu nhà nước . Trong năm 2007,
công ty lại tăng vốn điều lệ từ 60 tỷ đồng lên 79 tỷ đồng thông qua việc thưởng cổ
phiếu cho cổ đông hiện hữu, thưởng cổ phiếu cho cán bộ chủ chốt của công ty và
phát hành riêng lẽ cho nhà đầu tư chiến lược. Thực hiện theo Luật chứng khoán số
70/2006/QH11 ngày 29/06/2006 và Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007
của Chính phủ, để đáp ứng điều kiện vốn điều lệ tối thiểu 80 tỷ đồng đúng theo quy
định để cổ phiếu FMC được tiếp tục niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán
Tp.HCM (HOSE), đến tháng 02/2009 công ty phát hành xong thêm 1 tỷ đồng cổ
phiếu nâng vốn điều lệ lên 80 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước chiếm 17,25%.
+ Niêm yết:
Ngày 7 tháng 12 năm 2006 cổ phiếu Công ty được niêm yết lần đầu trên

sàn giao dịch chứng khoán TP HCM với tên FMC với lượng 6 triệu cổ phiếu , trong
đó phần nhà nước chiếm giữ 20 % .
Ngày 20/07/2007, Công ty tiếp tục niêm yết bổ sung số lượng cổ phiếu
thưởng cho cổ đông hiện hữu là 900.000 cổ phiếu.
Ngày 21/05/2008, cổ phiếu FMC chính thức được niêm yết bổ sung thêm
1.000.000 cổ phiếu theo công văn chấp thuận số 447/TB-SGDHCM ngày
19/05/2008 của HOSE, nâng tổng số lượng cổ phiếu FMC được niêm yết tại HOSE
là 7.900.000 cổ phiếu.
+ Các sự kiện khác:
Năm 2008, thị trường chứng khoán diễn biến phức tạp theo chiều hướng đi
xuống, để góp phần bình ổn giá cổ phiếu FMC, công ty đã thực hiện việc mua cổ
phiếu quỹ 300.000 cổ phiếu, nâng số lượng cổ phiếu quỹ hiện tại của công ty là
302.470 cổ phiếu.
4


Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta
“FMC”

Báo cáo thường niên 2008

2. Quá trình phát triển:
+ Ngành nghề kinh doanh:
• Chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản, nhập khẩu máy
móc, thiết bị , vật tư phục vụ trong ngành chế biến .
• Nuôi trồng thủy sản .
• Mua bán lương thực , thực phẩm , nông sản sơ chế .
• Kinh doanh bất động sản .
• Kinh doanh dịch vụ khách sạn , ăn uống .
• Gieo trồng, sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ nội địa hàng nông sản.

+ Tình hình hoạt động :
Qua thời gian hoạt động từ năm 1996 đến nay Công ty làm ăn đều tốt, có lãi.
Ngay năm hoạt động thứ 2 Công ty đã thu hồi vốn đầu tư ban đầu và đứng vào tốp 5
doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu tôm lớn nhất nước kéo dài đến 2005. Nhiều
năm liền Công ty dẫn đầu cả nước về lượng tôm tinh chế xuất vào Nhật Bản .
Về mặt uy tín thương hiệu và hiệu quả sản xuất kinh doanh : Công ty nằm
trong tốp dẫn đầu, thể hiện 8 năm liền 1997-2004 và năm 2006 Công ty được Chính
phủ tặng thưởng Cờ Thi đua .
3. Định hướng phát triển:
+ Các mục tiêu chủ yếu của Công ty:
-

Mục tiêu chiến lược : Góp phần ngày càng đáng kể trong chuỗi gía trị
tạo ra nguồn thực phẩm ngon , bổ dưỡng ; tác động kích thích các
khâu có liên quan như nuôi , gieo trồng , khai thác , bảo quản sau thu
hoạch, dịch vụ. làm tăng việc làm , tăng của cải xã hội .

-

Mục tiêu cụ thể : Giữ vững uy tín thương hiệu , chất lượng sản phẩm,
mở rộng sản xuất chiều rộng lẫn chiều sâu , chủng loại sản phẩm
nhằm đạt mức tăng trưởng 10-20% năm về dài hạn , đứng trong tốp 5
doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu nông thủy sản lớn nhất nước .
+ Chiến lược phát triển trung và dài hạn:
- Đa dạng hóa sản phẩm từ nguyên liệu thủy sản và nông sản trên nền
tảng tìm hiểu khả năng cung cầu các mặt hàng cụ thể trên thị trường
thế giới kết hợp với thế mạnh về đất đai, lao động của địa phương,
- Từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ, hết sức chú trọng về chiều sâu,
các mặt hàng tinh chế nhằm tăng thế mạnh cạnh tranh, doanh số, lợi
nhuận.


5


Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta
“FMC”

Báo cáo thường niên 2008

- Việc tổ chức nuôi, trồng, chế biến có chọn lọc và tổ chức trên nền tảng
hạn chế tối đa gây tổn hại môi trường và lợi ích cộng đồng.
II. Báo cáo của Hội đồng quản trị công ty
1. Những nét nổi bật của kết quả hoạt động trong năm:
Về kết quả hoạt động năm 2008, Hội đồng quản trị cho rằng năm 2008 môi
trường kinh doanh đầy biến động bất lợi cho hoạt động của Công ty như thị trường
tiêu thụ bị thu hẹp vì khủng hoảng kinh tế thế giới, giá cả tiêu thụ giảm sụt liên tục,
tỉ giá hối đoái không kích thích xuất khẩu và biến động bất thường, giá thành sản
phẩm tăng do chi phí nhân công, năng lượng, lãi suất ngân hàng đều tăng .
Trong bối cảnh khó chung toàn ngành nói chung và công ty nói riêng, Ban
điều hành công ty đã tuân thủ các nghị quyết của Hội đồng quản trị, đã có nhiều nỗ
lực khắc phục khó khăn, tìm kiếm thị trường, nguyên liệu… Tuy kết quả kinh doanh
không như mong đợi từ khó khăn quá lớn nhưng Ban lãnh đạo Công ty đã tạo tiền
đề cho các năm tiếp theo. Đó là nhà máy chế biến nông sản đã hoàn thành, đi vào
hoạt động, có khách hàng ban đầu. Nhà máy chế biến thủy sản có thêm những mặt
hàng mới để mở rộng kênh tiêu thụ…
2. Tình hình thực hiện so với kế hoạch:
Với tác động rất lớn của môi trường kinh doanh đầy biến động bất lợi, mặc
dù Ban lãnh đạo công ty đã rất nhiều nỗ lực khắc phục khó khăn nhưng tình hình
thực hiện kế hoạch trong năm không đạt như mong muốn theo Nghị quyết của Đại
hội đồng cổ đông thường niên 2007 đã đề ra, cụ thể như sau :

KH năm 2008

Thực hiện 2008

%

1.180 tỷ đồng

1.017 tỷ đồng

86

- Lợi nhuận trước thuế

32 tỷ đồng

12,30 tỷ đồng

38

- Cổ tức

20 %

12% Tiền mặt

60

- Doanh số


(tính trên mệnh giá cổ phiếu)

6


Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta
“FMC”

Báo cáo thường niên 2008

3. Những thay đổi chủ yếu trong năm:
Theo kế hoạch đã đề ra trong Nghị quyết đại hội đồng cổ đông thường niên
2007, dự án tổ chức gieo trồng, chế biến nông sản xuất khẩu tại khu công nghiệp An
Nghiệp tỉnh Sóc Trăng đã hoàn thành vào cuối năm 2008 và đã đưa Nhà máy nông
sản An San đi vào hoạt động; Riêng dự án tổ chức nuôi, chế biến cá tra xuất khẩu
tại khu công công nghiệp Cái Côn huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng đã không thực
hiện được, đến thời điểm này vẫn chưa tiếp nhận được lô đất, hướng tới sẽ từ bỏ dự
án này do hiện nay công suất các nhà máy chế biến cá đã có lên tới khoảng 2 triệu
tấn cá nguyên liệu, gần gấp đôi khả năng nguyên liệu có trong năm.
4. Triển vọng và kế hoạch trong tương lai:

Mặc dù năm 2009, theo dự đoán ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới
ngày càng trầm trọng, nhưng với chính sách kích cầu và điều hành nền kinh tế Nhà
Nước ta ngày càng ổn định tạo nên môi trường kinh doanh tốt hơn cho các doanh
nghiệp Việt Nam nói chung và công ty nói riêng, chi phí toàn bộ trên đơn vị sản
phẩm sẽ ổn định hơn so với năm 2008, trong đó chi phí lãi vay ngân hàng gần như
chắc chắn sẽ giảm nhiều, tỉ giá USD/VNĐ có lợi hơn cho các doanh nghiệp xuất
khẩu .... góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Công ty cũng hết sức coi trọng việc xây dựng chương trình tiếp thị chặt chẽ
nhằm tìm kiếm tăng thêm được nhiều khách hàng, tìm hiểu thêm thị trường mới như

Trung Đông, Đông Âu, Nam Phi, quan tâm hơn thị trường EU cũng như các thị
trường mới mở.
Mặt khác, Nhà máy nông sản An San trực thuộc công ty đã đưa vào hoạt
động cuối năm 2008 và xu hướng ngày càng ổn định hơn về các mặt như thị trường
nguyên liệu, thị trường xuất khẩu, ... tạo nên động lực mới cho sự thành công của
công ty.
III. Báo cáo của Ban Tổng giám đốc
1. Báo cáo tình hình tài chính
1.1 Các chỉ tiêu phân tích Báo cáo tài chính chủ yếu:
Các chỉ tiêu

Đơn vị
tính

Năm
2007

Năm
2008

1. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán
+ Hệ số thanh toán ngắn hạn

lần

1,27

1,18

+ Hệ số thanh toán nhanh


lần

0,53

0,56

+ Hệ số thanh toán tức thời

lần

0,01

0,01

2. Chỉ tiêu về cơ cấu vốn

7


Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta
“FMC”

Báo cáo thường niên 2008

+ Hệ số Nợ / Tổng tài sản

%

57,47


54,11

+ Hệ số Nợ / Vốn chủ sở hửu

%

135,15

117,91

+ Hệ số lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần

%

2,75

1,19

+ Hệ số lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hửu

%

16,87

7,90

+ Hệ số lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản

%


7,18

3,63

+ Hệ số Lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh/Doanh thu thuần

%

2,75

1,15

Đồng

4.238

1.564

3. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời

4. Chỉ tiêu liên quan đến cổ phần
+ Thu nhập trên cổ phần (EPS)

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2007, 2008 đã được kiểm toán.
Những thay đổi lớn so với năm 2007:
• Cơ cấu nợ giảm do tồn kho giảm gần 50% so với năm 2007.
• Tỷ suất lợi nhuận bị giảm so năm 2007, nguyên nhân được nêu tại khoản
2.4 mục III.

1.2.

Giá trị sổ sách (tổng tài sản) tại thời điểm 31/12 của năm báo cáo là:
335.120.399.868 đồng.

1.3.. Cơ cấu cổ đông tại thời điểm ngày 17/03/2009 :
Cổ đông

Số lượng

Số lượng
cổ phiếu

Số tiền theo
mệnh giá (đồng)

Tỷ lệ
(%)

1

1.380.00
0

13.800.000.000

17,25

23


2.300.18
0

23.001.800.000

28,75

3. Cổ đông là cá nhân

1.438

4.319.82
0

43.198.200.000

54,00

Tổng cộng

1.462

8.000.000

80.000.000.000

100,00

(người)
1. Cổ đông Nhà nước

2. Cổ đông là pháp nhân

Trong đó:
1.3.1 Số lượng cổ phiếu đang lưu hành

: 7.697.530 Cổ phần

8


Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta
“FMC”

Báo cáo thường niên 2008

1.3.2 Số cổ phiếu đã niêm yết

: 7.900.000 Cổ phần

1.3.3 Số cổ phiếu chưa niêm yết

: 100.000 Cổ phần

1.3.4 Số lượng cổ phiếu quỹ

: 302.470 Cổ phần

1.4. Cổ tức: 12% trên mệnh giá cổ phiếu trả bằng tiền mặt
2. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
2.1. Bối cảnh ngành:

Ngành chế biến xuất khẩu thủy sản đã hoàn thành vượt mức kế hoạch và
vượt qua mức 4,5 tỷ USD trong năm 2008. Những năm trước, đây là ngành có tính
cạnh tranh quốc tế cao, có năng lực phát triển và hiệu quả. Tuy nhiên từ năm 2008
khi nền kinh tế thế giới lâm vào khó khăn, khủng hoảng ảnh hưởng tới tất cả các
mặt đời sống, xã hội từ các nước tiến tiến tới những nước đang phát triển như VN,
thủy sản VN đã mất đi các thế mạnh nêu trên của mình.
2.2. Yếu tố tác động đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
1/ Cả năm hoạt động SXKD của FMC ít nhiều bị ảnh hưởng bởi qui định
kiểm soát thực phẩm nhập khẩu của cơ quan kiểm dịch nhập khẩu Nhật Bản. Bởi
hàng rào kỹ thuật ở đây rất khắc khe và Nhật Bản là thị trường tiêu thụ chính của
FMC. Trong năm ta đã hoàn tất thủ tục được phép bán hàng vào Nga, hợp đồng đã
ký kết khá nhiều. Tuy nhiên do hạn chế về thanh toán ngoại thương phía bạn nên
các hợp đồng được thực hiện rất chậm. Gần cuối năm, bất ngờ Nga ngưng không
cho nhập thủy sản từ VN khiến mọi nỗ lực thâm nhập thị trường này trở thành vô
ích. Úc lại đòi hỏi nhiều tiêu chí phải kiểm tra đối với tôm nhập từ VN khiến khách
hàng từ Úc không kham nổi chi phí quá lớn nên ta không phục hồi nổi thị trường
này .
2/ Vụ tôm sú năm 2008 có dấu hiệu khá. Tuy nhiên giá cả tiêu thụ trên thị
trường quốc tế tuột dốc ngay từ đầu năm và giá luôn đi xuống cho cả năm, khiến
ngư dân bị lổ lã lớn dù tôm trúng mùa khá, khiến các nhà máy chế biến liên tục bị
thiệt hại vì tôm mua vào kho lại bị giảm giá. Việc giảm giá khoảng 4 lần trong năm,
giá cuối năm thấp khoảng 25% so giá đầu năm khiến FMC mất hàng chục tỉ đồng
do phải liên tục điều chỉnh giá tồn kho phù hợp thực tế.
3/ Chi phí tự kiểm tra, chi phí kiểm tra hàng xuất khẩu tăng vọt, ở mức hàng
ngàn USD cho mỗi container hàng do các qui định, tiêu chí kiểm tra bổ sung từ các
nước nhập khẩu khiến mỗi doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản chúng ta phải
mất vài tỷ đồng chi phí phát sinh thêm này. Đã hao tốn tiền nhưng rủi ro tiềm ẩn lại
tăng thêm vì nguy cơ bị trả hàng vẫn có thể xảy ra, gây không an tâm cho việc điều
hành sản xuất .
4/ Tệ nạn bơm ngâm tôm với tạp chất kéo dài và ngày càng trầm trọng nhất là

lúc giai đoạn hết mùa vụ tôm khiến tôm bị nhiễm vi sinh có hại và chất lượng tôm
bị giảm sút là nguy cơ to lớn có thể gây mất khách hàng thậm chí mất thị trường bất
kỳ lúc nào. Dù cơ quan chức năng có nỗ lực ngăn chặn, nhưng do lợi nhuận lớn nên
kẻ xấu vẫn coi thường pháp luật.
9


Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta
“FMC”

Báo cáo thường niên 2008

5/ Tài chánh lành mạnh; cơ sở vật chất tương đối toàn diện, đồng bộ; đội ngũ
điều hành cần cù; đội ngũ công nhân chịu khó; uy tín thương hiệu khá tốt; có khách
hàng thị trường khá ổn định ... là những tác động thuận để hoạt động SXKD của
FMC đi vào nề nếp .
2.3. Các mặt hoạt động cụ thể:
1/ Thị trường tiêu thụ :
Do yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm của người tiêu dùng ngày càng
nghiêm nhặt, do các qui định về thực phẩm nhập khẩu ở các nước tiêu thụ lớn như
Nhật Bản, Hoa Kỳ , EU... ngày càng khắt khe, ngoài việc tăng cường việc giám sát
chất lượng sản phẩm, Ban Lãnh đạo Công ty xác định thị trường là khâu hết sức
then chốt để vượt qua khó khăn. Ngay từ đầu năm chương trình tiếp thị, tìm hiểu
thêm thị trường, tìm kiếm thêm khách hàng đã được triển khai thông qua dự các Hội
chợ thủy sản lớn ở Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Tuy lượng hàng tiêu thụ tới
Nhật Bản và Hoa Kỳ bị giảm so năm trước, nhưng đây vẫn là hai thị trường tiêu thụ
chủ lực của FMC, ngoài ra nhờ kịp thời mở rộng thị trường, tìm kiếm thêm khách
hàng nên FMC giữ được sản lượng cũng như doanh số tiêu thụ. Với sự cố gắng như
trên, ta đã tăng đầu mối tiêu thụ từ 43 (năm 2007) lên 48 (năm 2008). Nhật Bản
chiếm doanh số tiêu thụ. Lần lượt Hoa Kỳ, Hàn quốc, và còn lại là EU, Singapore,

Trung Đông…
2/ Sản phẩm :
Ngoài các mặt hàng chế biến thường xuyên, năm qua ta đã chế biến thêm
sushi, chả giò, tôm ring, tôm cooked in shell ... Đây là bước chuyển biến đáng kể
trong việc tăng chủng loại sản phẩm nhằm thu hút thêm khách hàng, thị trường. Sắp
tới là phối hợp khách hàng nghiên cứu tôm và cá tẩm bột vào thị trường Mỹ, tránh
được thuế chống phá giá. Đặc biệt Công ty đã nhanh chóng tiếp cận tôm thẻ chân
trắng khi tôm này vừa được Bộ Nông nghiệp cho nuôi thử nghiệm ở đồng bằng
sông Cửu Long. Công ty đã phối hợp với ngành chuyên môn mở lớp hỗ trợ kỹ thuật
nuôi tôm thẻ chân trắng tới ngư dân trong tỉnh. Tuy sự phát triển tôm thẻ chân trắng
trong tỉnh chưa nhiều như mong đợi, nhưng công ty đã mua và chế biến tiêu thụ
được 762 tấn thành phẩm tôm thẻ chân trắng trị giá 4,7 triệu USD, tăng hơn gấp đôi
so năm 2007, ít nhiều góp phần làm tăng doanh số tiêu thụ chung. Từ cuối tháng 11
công ty tiến hành chế biến khoai lang hấp theo hợp đồng. Do giai đoạn đầu tập việc,
năng suất lao động thấp và do hạn chế nguồn nguyên liệu, trong năm 2008 ta mới
xuất khoảng 38 tấn khoai chế biến. Tuy nhiên từ đầu năm 2009 ta đẩy mạnh chế
biến mặt hàng này. Ngoài khoai lang, ta đang chế biến đậu bắp và ớt. Chủng loại
nông sản chế biến sẽ đựơc kéo dài ra qua quá trình ta tiếp cận khách hàng.Trước
mắt, dù gặp khó khăn rất lớn trong khâu nguyên liệu, do hợp đồng trồng khoai
nguyên liệu giữa năm 2008 bị đổ vở vì giá lúa quá cao, nông dân chưa mạnh dạn
chọn trồng cây mới, nhưng trong quý I năm 2009 này ta đã xuất được khoảng 300

10


Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta
“FMC”

Báo cáo thường niên 2008


tấn nông sản chế biến các loại, trị giá khoảng 500.000 đô la Mỹ, cũng là tín hiệu
đáng mừng.
3/ Quản lý chất lượng sản phẩm :
Khi các hàng rào kỹ thuật từ các nước nhập khẩu dựng lên ngày càng nhiều,
Ban Lãnh đạo công ty xác định giữ vững chất lượng sản phẩm không chỉ là việc
làm thường xuyên, còn là vấn đề sống còn. Phòng tiếp thị được hình thành trong
năm nhằm tạo mối quan hệ lâu dài với người nuôi tôm. Phòng và ngư dân phối hợp
trong việc cung ứng thông tin cho nhau. Việc đầu tư và giám sát thường xuyên các
ao nuôi giúp công ty có sản phẩm sạch, giúp ngư dân có sản phẩm an toàn và kích
cỡ bán được gía. Bên cạnh đó việc gíam sát tại nhà máy cũng được tăng cường từ
khâu nguyên liệu đến các công đoạn còn lại trên dây chuyền chế biến. Tuy nhiên ở
tháng cuối năm, công ty tiến hành sắp xếp lại tổ chức ghép phòng tiếp thị vào phòng
nội vụ để tăng cường việc hỗ trợ hoạt động cho nhau. Trong năm công ty đã đón
gần mười lượt đoàn kiểm tra khách hàng từ nước ngoài tới kiểm tra cơ sở vật chất,
năng lực quản lý chất lượng, điều hành hoạt động chế biến… Việc tăng cường gíam
sát chất lượng tuy làm tăng chi phí khá lớn nhưng góp phần giảm thiểu tối đa các lô
hàng bị cơ quan kiểm dịch các nước nhập khẩu từ chối .
4/ Lao động tiền lương và phúc lợi người lao động:
Việc sắp xếp lại nhận sự đã được triển khai sau khi chủ tịch HĐQT công bố
tổng giám đốc mới , tăng cường quyền hạn trách nhiệm cấp dưới. Trong năm đã bổ
sung một Phó Tổng giám đốc phụ trách mãng chế biến, hình thành tổ chức và Ban
lãnh đạo nhà máy nông sản.
Về lao động, do nguyên liệu trong năm không ổn định, có thời điểm khó khăn
về thị trường, nên lượng lao động trong năm không tăng như dự kiến nhằm giảm
thiểu chi phí, mặt khác công ty đã trang bị thêm các máy móc thay thế một phần
công việc thủ công trước đây. Lượng lao động bình quân trong năm là 2.337 người,
giảm 7% so năm 2007.
Thu nhập bình quân hàng tháng người lao động là 2,19 triệu đồng tăng 12%
so năm 2007 .
Hàng năm người lao động được miễn phí về chi phí khám sức khỏe , tiền mua

bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế , tiền ăn giữa ca và tiền thưởng khoảng 2 triệu đồng
đối với người lao động làm tốt cả năm . Số lao động tiên tiến đã được Công đoàn
Công ty tổ chức đi tham quan du lịch trong tháng 3 vừa qua để tạo sinh khí phấn
khởi, hăng hái lao động sản xuất khi vào mùa vụ.
5/ Đầu tư và xây dựng cơ bản :
Năm 2008 công ty tập trung xây dựng nhà máy chế biến nông sản trong khu
công nghiệp An Nghiệp. Đến 5.12.2008 nhà máy được khánh thành và hoạt động.
Tổng đầu tư nhà máy tới thời điểm này khoảng 36 tỷ đồng, trong đó có gần 10 tỷ
đồng từ chuyển dịch tài sản ở nhà máy Sao Ta.. Đồng thời đã ứng tiền trước hỗ trợ
đền bù di dời để có lô đất trong cụm công nghiệp Cái Côn xây dựng nhà máy chế
11


Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta
“FMC”

Báo cáo thường niên 2008

biến cá sau này, số tiền đã ứng đến cuối năm là 15,6 tỷ đồng .Trong năm đã mua
sắm bổ sung tài sản cố định nhà máy Sao Ta trên 22 tỷ đồng, chủ yếu là hệ thống
cân phân cỡ và 2 xe tải lạnh, một xe đưa rước công nhân. Chi phí sửa chữa là 3,6 tỷ
đồng.
6/ Kết quả hoạt động năm 2008 :
DANH MỤC

Đơn vị tính

2008

2007


So sánh

Thành phẩm tôm chế biến

Tấn

7.165

6.748

106,2

Thành phẩm tôm tiêu thu

Tấn

6.613

5.992

110,4

Thành phẩm nông sản tiêu thụ

Tấn

38

Doanh số tiêu thụ chung


Tỷ đồng

1.017

1.000

101,7

Lợi nhuận trước thuế

Tỷ đồng

12

27

44,4

Lao động

Người

2.337

2.521

92,7

2.4 Phân tích hoạt động SXKD năm 2008 :


Kết quả hoạt động năm 2008 không đạt chỉ tiêu đại hội cổ đông đề ra. Lợi
nhuận sau thuế giảm 55,60% so năm 2007. Nguyên nhân từ khó khăn do kinh tế thế
giới khủng hoảng, giá cả giảm sút, tiêu thụ bị hạn chế. Lợi nhuận bị giảm nhiều do
chi phí ngân hàng tăng nhảy vọt. Với cùng doanh số chi phí ngân hàng tăng hơn
năm trước 16 tỷ đồng. Lợi nhuận giảm còn do phải lập quỹ dự phòng 5 tỷ đồng và
còn do giá cả xuống quá thấp, thấp nhất trong 15 năm qua, giá thấp ngoài dự tính
của công ty khiến hàng tồn kho bị điều chỉnh giảm nhiều lần, thiệt hại hàng chục tỷ
đồng. Về nông sản, do kinh tế thế giới suy sụp, đồng won Hàn quốc mất giá 50%,
khiến không thể triển khai tiêu thụ nông sản khô vào thị trừơng này như dự kiến từ
đầu năm.
3. Những tiến bộ công ty đã đạt được:
3.1. Những cải tiến về cơ cấu tổ chức, chính sách, quản lý :
- Trong năm qua , công ty đã giải tán Phòng Maketing và sát nhập với Phòng
nội vụ do khả năng hạn chế của người phụ trách phòng đã làm ảnh hưởng đến hiệu
quả của công ty, mặt khác làm tinh giản nhân sự trong thời gian tới do tình hình
khó khăn về nguyên liệu .
- Về chính sách lương, thưởng : Công ty đã có thay đổi về chính sách lương
trong Ban Tổng giám đốc và các trưởng phó các bộ phận từ Trưởng phó phòng ban

12


Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta
“FMC”

Báo cáo thường niên 2008

đến Ban Quản đốc Xưởng do trứớc đây, họ được hưởng lương theo sản phẩm nhưng
đối với ngành đặc thù này thì trong năm chỉ có 6 tháng doanh số tăng nhưng ngược

lại 6 tháng sau thì giảm cực thấp. Do đó, công ty đã mạnh dạn tăng lương và trả
theo lương cố định nhằm tạo an tâm về tư tưởng cho họ.
Riêng đối với CB-CNV, công ty đã tăng đơn giá lương lên 20% cộng thêm
tiền ăn giữa ca từ 6500 đồng lên 7500 đồng/1 suất ăn.
- Ngoài ra, công ty còn khuyến khích có thưởng cho tất cả CB-CNV công ty
nêu ý tưởng đóng góp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả.
Mặc khác, công ty còn tham gia các hoạt động xã hội khác trong Tỉnh như:
tài trợ cho Hội khuyến học Tỉnh Sóc Trăng, tham gia đóng góp xây dựng nhà tình
nghĩa, phụng dưỡng các bà mẹ VN anh hùng và tài trợ cho các hoạt động trong Tỉnh
...
3.2. Các biện pháp kiểm soát :
Mặc dù năm 2008 giá vật tư , nguyên phụ liệu, xăng dầu, phí vận chuyển ...
tăng cao từ 20% đến 40% so với giá năm 2007, tuy nhiên Ban Lãnh đạo công ty đã
không ngừng quản lý và kiểm soát liên tục các chi phí đầu vào bằng việc kiểm soát
giá cả các mặt hàng và cập nhật thường xuyên các phí vận chuyển ... nhằm hạn chế
phần nào chi phí tăng thêm từ việc trượt giá trên . Các công việc cụ thể mà thời gian
qua công ty đã làm như :
- Kiểm soát chi phí : Việc giảm chi phí là một trong những biện pháp mà
công ty đặt lên hàng đầu nhằm giảm thiểu tối đa chi phí, hạ giá thành sản phẩm tạo
khả năng cạnh tranh với các Doanh nghiệp trong và ngoài Tỉnh và thị trường thế
giới. Công ty đã xác định chi phí lớn nhất cần phải kiểm soát và giảm thiểu đó là:
+ Chi phí sữa chữa : mọi việc sữa chữa đều có sự tính toán kỹ càng về mua
sắm thiết bị cũng như đãm bảo việc bảo trì thường xuyên, mang lại hiệu quả trong
công việc.
+ Chi phí vật tư bao bì : giảm hư hao, giảm chi phí mua sắm khi không cần
thiết và cập nhật thường xuyên về giá mua các mặt hàng xử dụng trong sản xuất và
sữa chữa .
+ Chi phí cho việc tiết giảm hao hụt và phế phẩm từ việc thu mua và chế
biến trong các công đọan trong quá trình chế biến : Đây là chi phí quan trọng nhất
cần phải được quan tâm và chấn chỉnh thường xuyên.

- Công ty đã duy trì việc áp dụng “chương trình sản xuất sạch “ vào mọi thời
điểm nhằm giảm chi phí điện, nước và chất thải ra môi trường và thường xuyên
nhắc nhở và đưa vào nội qui công ty nhằm tạo nhận thức cho CB-CNV.

4. Kế hoạch phát triển trong tương lai

13


Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta
“FMC”

Báo cáo thường niên 2008

4.1 Nhận định:
Kinh tế thế giới đang khủng hoảng và chưa xác định đáy. Từ đó đưa tới xu
thế giá các mặt hàng còn giảm trước mắt và chưa xác định giai đoạn phục hồi.
Ngư dân thiệt hại lớn trong các vụ nuôi hai năm qua, nhất là trong năm 2008
nên thiếu vốn đầu tư sản xuất. Mặt khác giá cả bấp bênh khiến ngư dân không dám
mạnh dạn đầu tư mở rộng nuôi trồng.
Việc coi trọng vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng rõ nét, là điều kiện tiên
quyết trong mua bán thực phẩm, khiến chi phí quản lý chất lượng sản phẩm ngày
mỗi tăng.
Từ những nhận định trên, xác định năm 2009 còn là năm đầy khó khăn với
hoạt động của của ngành chế biến thủy sản VN nói chung, của FMC nói riêng.
4.2 Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009 :

DANH MỤC

Đơn vị

tính

Thực hiện
2008

Kế hoạch
2009

So sánh

Tôm nguyên liệu mua vào

Tấn

2.180

9.350

76,7

Thành phẩm tôm chế biến

Tấn

7.165

5.500

76,7


Thành phẩm tôm tiêu thụ

Tấn

6.613

5.500

83,2

Thành phẩm nông sản tiêu thụ

Tấn

38

2.500

Doanh số tiêu thụ chung

Tỷ đồng

1.017

983

96,7

Lợi nhuận trước thuế


Tỷ đồng

12

15

125

Lao động

Người

2.337

2.600

111

2.190

2.300

105

12

15

125


Thu nhập lao động/tháng/người 1.000 đ
Cổ tức trả bằng tiền mặt/mệnh
gía cổ phiếu

%

Phân tích : Năm 2009 khả năng diện tích nuôi tôm bị thu hẹp do ngư dân
thiếu vốn và không an tâm với giá cả. Do vậy khả năng mua nguyện liệu của Công
ty cũng giảm theo, nên chỉ tiêu sản lượng xuất khẩu tôm giảm so thực hiện năm
2008. Đây là tình hình chung của toàn ngành. Về chỉ tiêu lợi nhuận tăng, do chi phí
lãi vay sẽ giảm mạnh từ gói kích cầu của Chính phủ. Chi phí giảm nên lợi nhuận sẽ
tăng.

14


Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta
“FMC”

Báo cáo thường niên 2008

4.3 Giải pháp thực hiện:
- Mở rộng chương trình hợp tác với nông dân có chọn lọc nhằm tăng lượng
nông sản nguyên liệu được giám sát, hạn chế rủi ro, bảo đảm an toàn vệ
sinh thực phẩm và thu hút khách hàng. Chú trọng thúc đẩy chủng loại nông
sản xuất khẩu. Kiểm soát chặt chẻ việc đầu tư ngư dân nhằm có lượng
nguyên liệu thủy sản truy xuất được nguồn gốc đồng thời tận dụng mọi
nguồn nguyên liệu như nhập khẩu…lúc hết mùa vụ.
- Xây dựng chương trình tiếp thị chặt chẻ, tìm hiểu thêm thị trừơng mới như
Trung Đông, Đông Âu, Nam Phi, quan tâm hơn thị trường EU cũng như

các thị trường mới mở.
- Tu bổ tất cả các xưởng, bảo đảm cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu các qui
định quản lý chất lượng sản phẩm mức cao nhất.
- Coi trọng việc xây dựng các qui định thúc đẩy tiết kiệm các mặt nhằm giảm
giá thành, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Coi trọng việc bảo đảm đời sống người lao động để người lao động an tâm
với công việc, hạn chế phế phẩm và tăng năng suất lao động.
- Kiện toàn đội ngũ điều hành cũng như sàn lọc lực lượng lao động sao tinh
giản nhất, tiết kiệm nhất, hiệu quả nhất.
4.4 Những vấn đề còn tiếp tục giải quyết mang tính chất dài hạn:
1/ Vụ SSA còn kéo dài vụ kiện tôm VN bán phá gía vào thị trường Hoa Kỳ :
Đây là công việc hết sức phức tạp, tốn nhiều công sức, tiền của. Phải có sự
tính toán, cân nhắc trước khi quyết định hướng đi nhằm giảm thiểu chi phí và giữ
được thị trường tiêu thụ thủy sản hàng đầu này. Năm 2008 công ty tiếp tục là một
trong các bị đơn, nhưng không là bị đơn bắt buộc. Do vậy, chi phí cho vụ kiện trong
năm không lớn so năm 2006, nhưng chưa lường trước hết những phát sinh ở những
năm sau này. Tuy nhiên, trước áp lực của WTO, một số doanh nghiệp ở các nước bị
SSA kiện chung đã được miễn, giảm thuế bán phá gía, là một tín hiệu, xu thế có lợi
cho các doanh nghiệp VN, trong đó có FMC. Đầu năm 2009 FMC phải đứng trước
sự lựa chọn, có những giải pháp bức phá tốn nhiều chi phí để giữ thị trường Hoa Kỳ
hoặc giữ mức thuế cũ, mất lợi thế cạnh tranh so những doanh nghiệp cùng ngành
nghề có mức thuế thấp hơn khi bán tôm vào thị trường Hoa Kỳ.
2/ Chiến lược thị trường :

Mọi rủi ro từ các thị trường đều có thể xảy ra trong bối cảnh hiện nay . Do
vậy một chiến lược thị trường đa dạng là cần thiết khi có bất kỳ một thị trường nào
gặp khó khăn . Công việc tiếp thị vẫn là một lĩnh vực trọng tâm năm 2008 và về
sau. Công ty xác định Nhật Bản và Hoa Kỳ vẫn là thị trường chủ lực dài hạn. Tuy
nhiên Công ty hết sức quan tâm tìm hiểu các thị trường mới, tiềm năng như Trung
Đông, khối Đông Âu. Công ty sẽ cử đoàn tìm hiểu những thị trường tiềm năng này.


15


Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta
“FMC”

Báo cáo thường niên 2008

Tín hiệu tốt lành cho FMC khi trong năm Nga bất ngờ ngừng nhập hàng thủy sản từ
VN, nay họ vừa cho phép 2 hãng bán tôm vào thị trường này, trong đó có FMC.
Nga chiếm thị phần khiêm tốn của FMC, nhưng là thị trường tiềm năng lớn, tỉ suất
lợi nhuận tốt.
3/ Quản lý chất lượng sản phẩm :

Sự đòi hỏi an toàn vệ sinh thực phẩm của người tiêu dùng ngày càng khắt
khe, nên vấn đề truy xuất nguồn gốc và nguyên liệu thủy sản sạch là vấn đề nổi cộm
toàn ngành chế biến xuất khẩu thủy sản VN phải đương đầu và vượt qua. Để làm
được vấn đề này, việc mở rộng hợp tác đầu tư với ngư dân, nông dân và tăng cường
năng lực về người và trang thiết bị phải được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, do
tình hình khó khăn còn kéo dài, FMC hạn chế đầu tư ngư dân, giảm thiểu rủi ro. Chỉ
tập trung đầu tư vào lĩnh vực gieo trồng nông sản. Tới thời điểm này diện tích FMC
đầu tư trồng nông sản nguyên liệu khoảng gần 200 hecta và sẽ tiếp tục mở rộng thời
gian tơi.
4/ Chiến lược nhân sự :

Đi liền mở rộng hoạt động SXKD phải đặt bài toán nhân sự lên hàng đầu.
Nhất là trong năm 2009 nhà máy chế biến nông sản An San trực thuộc công ty đã đi
vào hoạt động, việc chuẩn bị đội ngũ cán bộ điều hành càng trở nên cấp thiết. Nhìn
chung tuổi đời trung bình lực lượng nhân sự cốt cán còn trẻ, khoảng 45 tuổi, sẽ tạo

được sự ổn định lâu dài.
4.5 Chương trình phát triển dài hạn:
1/ Nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu :
Trước mắt nhà máy đang chế biến khoai lang, đậu bắp, ớt. Công ty đang
đầu tư nông dân khoảng 200 ha trồng các trái củ làm nguyên liệu cho nhà máy chế
biến. Trong tháng tư này diện tích đầu tư gieo trồng sẽ tăng nhanh. Từng bước ta sẽ
chế biến thêm gừng, củ sen, khoai sọ…Nếu kinh tế thế giới sớm phục hồi, ta sẽ nối
lại việc chế biến nông sản khô xuất vào thị trường Hàn Quốc. Phấn đấu sản lượng
tiêu thụ năm 2009 tối thiểu 2.500 tấn và sẽ tăng nhanh sản lượng ở các năm tiếp
theo.
2/ Nhà máy chế biến cá tra :
Việc đền bù di dời giải tỏa dân trong cụm công nghiệp Cái Côn bị kéo dài,
tới thời điểm này công ty chưa được giao đất, và tiền ứng trước để thuê lô đất 24
hecta đã là 15,6 tỷ đồng. Hiện nay công suất các nhà máy chế biến cá đã có lên tới
khoảng 2 triệu tấn cá nguyên liệu, gần gấp đôi khả năng nguyên liệu có trong năm.
Công ty sẽ tập trung mọi nguồn lực vào lĩnh vực nông sản, ngưng thực hiện dự án
cá. Lô đất sẽ tìm cách nhượng lại cho nơi cần.
3/ Giải pháp về vốn :

16


Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta
“FMC”

Báo cáo thường niên 2008

Lúc vào vụ, công ty phải nợ ngân hàng khoảng 300 tỷ đồng do nguồn vốn
tự có có hạn. Tuy nhiên tại thời điểm này khi thị trường chứng khoán quá ảm đạm,
công ty sẽ không có dự kiến tăng vốn điều lệ huy động vốn. Mọi nhu cầu về vốn

ngắn hạn lẫn trung hạn sẽ tập trung vào việc vay ở các ngân hàng thương mại.
IV. Báo cáo tài chính
Các báo cáo tài chính đã được kiểm toán theo qui định của pháp luật về kế toán
(Xem phụ lục đính kèm).
V. Bản giải trình báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán
1. Kiểm toán độc lập
Tổ chức chịu trách nhiệm kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2008 của công ty
là: CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ - TƯ VẤN – TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ
KIỂM TOÁN PHÍA NAM (AASCS)
- Địa chỉ

:

29 Võ Thị Sáu, Quận 1, Tp.HCM

- Điện thoại

:

(08) 8205944

Fax: (08) 8205942

(Xem chi tiết và ý kiến kiểm toán Báo cáo tài chính 2008 theo phụ lục đính
kèm )
2. Kiểm toán nội bộ: Không
VI. Các công ty có liên quan: Không
VII. Tổ chức và nhân sự
1. Cơ cấu tổ chức của công ty
1.1 . Sơ đồ tổ chức :

Đại Hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị

Ban Kiểm soát

Ban Tổng Giám đốc

Phó TGĐ

Phó TGĐ

Phó TGĐ

17

Phó TGĐ


Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta
“FMC”

Xưởng

Báo cáo thường niên 2008

Phòng

Phòng

Phòng


Phòng



Nội

Thương

Tài chính

QLCL

điện

vụ

mại

Xưởng
Chế
biến

1.2. Ban lãnh đạo :
- Hội đồng quản trị:
STT

Họ và tên

Giới


Năm

Trình độ

Quê quán

Chức vụ

1
2
3
4
5
6
7

Hồ Quốc Lực
Dương Ngọc Kim
Phạm Hoàng Việt
Huỳnh Quốc Minh
Trần Ngọc Hiệp
Tô Minh Chẳng

tính
Nam
Nữ
Nam
Nam
Nam

Nam
Nam

sinh
1956
1958
1964
1955
1959
1970
1957

Tiến sĩ Kinh tế
Cử nhân kinh tế
Cử nhân kinh tế
Kỹ sư cơ khí
Cử nhân kinh tế
Cử nhân kinh tế
Cử nhân chính trị

Sóc Trăng
Sóc Trăng
Cần Thơ
Sóc Trăng
Long An
Sóc Trăng
Bạc Liêu

Chủ tịch
Phó Chủ tịch

Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên

Huỳnh Thanh Sử 1

- Ban Kiểm soát:
STT

Họ và tên

Giới

Năm

Trình độ

Quê quán

Chức vụ

1
2

Chung Thanh Tâm

tính
Nam

Nam

sinh
1963
1962

Cử nhân Kinh tế
Kỹ sư cơ khí

Sóc Trăng
Sóc Trăng

Trưởng ban
Thành viên

Đinh Văn Thới 2
1

) Ông Huỳnh Thanh Sử từ nhiệm Thành viên HĐQT từ ngày 01/03/2009.
) Ông Đinh Văn Thới từ nhiệm Thành viên BKS từ ngày 01/12/2008.

2

18


Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta
“FMC”

3

Mã Ích Hưng
4
5

Báo cáo thường niên 2008

Nam

1970

Cử nhân Kinh tế

Sóc Trăng

Thành viên

Nam
Nam

1971
1978

Kỹ sư CBTS
Kỹ sư CBTS

Trà Vinh
Sóc Trăng

Thành viên
Thành viên


3

Lữ Thanh Phú
Hoàng Thanh Vũ

- Ban Tổng giám đốc:
STT
1
2
3
4
5

Họ và tên

Giới

Năm

Dương Ngọc Kim
Phạm Hoàng Việt
Trần Ngọc Hiệp
Phạm Thanh Nhân

tính
Nữ
Nam
Nam
Nam

Nam

sinh
1958
1964
1959
1954
1970

Mã Ích Hưng

Trình độ
Cử nhân kinh tế
Cử nhân Kinh tế
Cử nhân Kinh tế
Trung cấp chính trị
Cử nhân Kinh tế

Quên

Chức vụ

quán
Sóc Trăng
Tổng Giám đốc
Cần Thơ
P.Tổng Giám đốc
Long An P.Tổng Giám đốc
Vĩnh Long P.Tổng Giám đốc
Sóc Trăng

Thành viên

4

2. Tóm tắt lý lịch của các cá nhân trong Ban lãnh đạo:
2.1. Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc
2.1.1

Họ và tên:

Hồ Quốc Lực

-

Giới tính:

Nam

-

Ngày tháng năm sinh:

07/05/1956

-

Nơi sinh:

tỉnh Sóc Trăng


-

Quốc tịch:

Việt Nam

-

Dân tộc:

Kinh

-

Quê quán:

xã Hòa Đông, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

-

Địa chỉ thường trú:

29 Trần Hưng Đạo, phường 3, thành phố Sóc Trăng,
tỉnh Sóc Trăng

-

Điện thoại liên lạc:

(079) 3822223


-

Trình độ học vấn:

Tiến sĩ

-

Trình độ chuyên môn:

Kinh tế

-

Quá trình công tác:
 Từ 1983 – 1986:

Nhân viên phòng Kế hoạch Công ty Thủy sản XNK
Hậu Giang

 Từ 1986 – 1991:

Phó phòng Kế hoạch Xí nghiệp đông lạnh II Hậu
Giang

3

) Ông Mã Ích Hưng từ nhiệm Thành viên BKS từ ngày 01/12/2008.
) Ông Mã Ích Hưng được bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc kể từ ngày 01/12/2008.


4

19


Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta
“FMC”

Báo cáo thường niên 2008

 Từ 1991 – 1992:

Trưởng phòng Nghiệp vụ Xí nghiệp đông lạnh II

 Từ 1992 – 1994:

Phó Giám đốc Công ty Thủy sản XNK Tổng hợp
Sóc Trăng (STAPIMEX)

 Từ 1994 – 1996:

Trưởng ban quản lý xây dựng cơ cở Công ty Thực
phẩm XNK Tổng hợp Sóc Trăng (FIMEX VN)

 Từ 1996 – 2003:

Giám đốc Công ty Thực phẩm XNK Tổng hợp
Sóc Trăng


 Từ 2003 – 2006:

Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công
ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta, Chủ tịch Hiệp hội Chế
biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP)

 Từ 2007 – nay:

Chủ tịch Hội đồng quản trị .

-

Chức vụ công tác hiện nay:

Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Thực
phẩm Sao Ta.

-

Hành vi vi phạm pháp luật:

Không có

-

Quyền lợi mâu thuẫn với Công ty: Không có
2.1.2. Họ và tên:

Dương Ngọc Kim


-

Giới tính:

Nữ

-

Ngày tháng năm sinh:

18/08/1958

-

Nơi sinh:

tỉnh Sóc Trăng

-

Quốc tịch:

Việt Nam

-

Dân tộc:

Kinh


-

Quê quán:

tỉnh Sóc Trăng

-

Địa chỉ thường trú:

29 Trần Hưng Đạo, phường 3, thành phố Sóc Trăng,
tỉnh Sóc Trăng

-

Điện thoại liên lạc:

(079) 3822203

-

Trình độ học vấn:

Đại học

-

Trình độ chuyên môn:

Cử nhân Luật, cử nhân Quản trị kinh doanh


-

Quá trình công tác:
 Từ 1978 – 1986:

Trưởng ca sản xuất tại Công ty Thủy sản XNK Tổng
hợp Sóc Trăng (STAPIMEX)

 Từ 1987 – 1992:

Trưởng ca sản xuất tại Xí nghiệp Đông lạnh Cần Thơ
(Cafatex)

 Từ 1992 – 1995:

Phó Quản đốc Công ty Thủy sản XNK Tổng hợp
Sóc Trăng

 Từ 1996 – 1997:

Quản đốc Công ty Thực phẩm XNK Tổng hợp
Sóc Trăng (FIMEX VN)

20


Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta
“FMC”


Báo cáo thường niên 2008

 Từ 1997 – 2003:

Phó Giám đốc Công ty Thực phẩm XNK Tổng hợp
Sóc Trăng

 Từ 2003 – 03/2007:

Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng Giám
đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta

-

Chức vụ công tác hiện nay:

Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta

-

Hành vi vi phạm pháp luật:

Không có

-

Quyền lợi mâu thuẫn với Công ty: Không có
2.1.3. Họ và tên:

Phạm Hoàng Việt


-

Giới tính:

Nam

-

Ngày tháng năm sinh:

25/11/1964

-

Nơi sinh:

tỉnh Hậu Giang

-

Quốc tịch:

Việt Nam

-

Dân tộc:

Kinh


-

Quê quán:

tỉnh Hậu Giang

-

Địa chỉ thường trú:

D9 Mậu Thân, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

-

Điện thoại liên lạc:

(079) 3822201/3822223

-

Trình độ học vấn:

Đại học

-

Trình độ chuyên môn:

Cử nhân Quản trị kinh doanh


-

Quá trình công tác:
 Từ 1986 – 1992:

Nhân viên phòng Kinh doanh – Đại lý Yamaha

 Từ 1992 – 1996:

Sinh viên trường Đại học Quản trị kinh doanh

 Từ 1996 – 04/1997:

Nhân viên phòng Thương mại Công ty Thực phẩm
XNK Tổng hợp Sóc Trăng (FIMEX VN)

 Từ 04/1997 – 2002:

Trưởng phòng Thương mại Công ty Thực phẩm XNK
TH Sóc Trăng

 Từ 2003 – 2004:

Trợ lý Tổng Giám đốc, Trưởng Ban kiểm soát Công ty
Cổ phần Thực phẩm Sao Ta

Từ 01/2005 – 08/2005:

Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Trợ lý Tổng Giám

đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta

Từ 01/09/2005 đến nay:

Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng Giám
đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta

-

Chức vụ công tác hiện nay:

Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng Giám
đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta

-

Hành vi vi phạm pháp luật:

Không có

-

Quyền lợi mâu thuẫn với Công ty: Không có

21


Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta
“FMC”


2.1.4.

Họ và tên:

Báo cáo thường niên 2008

Trần Ngọc Hiệp

-

Giới tính:

Nam

-

Ngày tháng năm sinh:

14/02/1959

-

Nơi sinh:

xã Hiệp Hòa, tỉnh Long An

-

Quốc tịch:


Việt Nam

-

Dân tộc:

Kinh

-

Quê quán:

tỉnh Sóc Trăng

-

Địa chỉ thường trú:

28 Châu Văn Tửng, phường 6, thành phố Sóc Trăng,
tỉnh Sóc Trăng

-

Điện thoại liên lạc:

(079) 3822201/3822223

-

Trình độ học vấn:


Đại học

-

Trình độ chuyên môn:

Cử nhân Luật

-

Quá trình công tác:
 Từ 06/1981 – 12/1983:

Công tác tại Sở Lao động tỉnh Hậu Giang

 Từ 01/1984 – 06/1986:

Công tác tại Liên Hiệp Xã tỉnh Hậu Giang

 Từ 07/1986 – 10/1995:

Phó phòng Tổ chức Hành chánh Công ty Thủy sản
XNK Tổng hợp Sóc Trăng (STAPIMEX)

 Từ 11/1995 – 12/2002:

Trưởng phòng Nội vụ Công ty Thực phẩm XNK Tổng
hợp Sóc Trăng (FIMEX VN)


 Từ 01/2003 – nay:

Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng Giám
đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta

-

Chức vụ công tác hiện nay:

Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng Giám
đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta

-

Hành vi vi phạm pháp luật:

Không có

-

Quyền lợi mâu thuẫn với Công ty: Không có
2.1.5.

Họ và tên:

Huỳnh Quốc Minh

-

Giới tính:


Nam

-

Ngày tháng năm sinh:

30/05/1955

-

Nơi sinh:

xã Thạnh Kiết, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng

-

Quốc tịch:

Việt Nam

-

Dân tộc:

Hoa

-

Quê quán:


xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

-

Địa chỉ thường trú:

12 Vành Đai, phường 3, thành phố Sóc Trăng, tỉnh
Sóc Trăng

-

Điện thoại liên lạc:

(079) 616667

22


Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta
“FMC”

Báo cáo thường niên 2008

-

Trình độ học vấn:

Đại học


-

Trình độ chuyên môn:

Kỹ sư Cơ khí

-

Quá trình công tác:
 Từ 1984 – 1988:

Quản đốc xưởng cơ khí 3/2, huyện Thạnh Trị, tỉnh
Sóc Trăng

 Từ 1988 – 1989:

Phó chủ nhiệm Hợp tác xã Mua bán phường 3, thị xã
Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng

 Từ 1989 – 1992:

Kế toán ngân sách tại Ủy ban Nhân dân phường 3, thị
xã Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng

 Từ 1993 – 1994:

Kế toán Công ty Thủy sản XNK Tổng hợp Sóc Trăng
(STAPIMEX)

 Từ 1994 – 1997:


Trưởng phòng XNK Công ty Thực phẩm XNK Tổng
hợp Sóc Trăng (FIMEX VN)

 Từ 1998 – 2002:

Phó Giám đốc Công ty Thực phẩm XNK Tổng hợp
Sóc Trăng

 Từ 01/2003 – nay:

Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng Giám
đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta

-

Chức vụ công tác hiện nay:

Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng Giám
đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta

-

Hành vi vi phạm pháp luật:

Không có

-

Quyền lợi mâu thuẫn với Công ty: Không có

2.1.6.

Họ và tên:

Phạm Thanh Nhân

-

Giới tính:

Nam

-

Ngày tháng năm sinh:

01/01/1954

-

Nơi sinh:

xã Long Châu, huyện Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long

-

Quốc tịch:

Việt Nam


-

Dân tộc:

Kinh

-

Quê quán:

xã Long Châu, huyện Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long

-

Địa chỉ thường trú:

58 Nguyễn Trung Trực, phường 2, thành phố Sóc
Trăng, tỉnh Sóc Trăng

-

Điện thoại liên lạc:

(079) 3822203/3822223

-

Trình độ học vấn:

Trung cấp


-

Trình độ chuyên môn:

Chuyên ngành điện lạnh

-

Quá trình công tác:
 Từ 04/1976 – 04/1977:

Công nhân nhà máy Z751 Tổng cục kỹ thuật – Bộ
Quốc phòng

23


Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta
“FMC”

Báo cáo thường niên 2008

 Từ 05/1977 – 10/1977:

Công nhân vận hành máy đông lạnh Việt Hoa thành
phố Hồ Chí Minh (thuộc Bộ Thủy Sản)

 Từ 11/1977 – 07/1978:


Thành viên Ban quản lý Nhà máy đông lạnh Thủy sản
Hậu Giang

 Từ 08/1978 – 08/1986:

Công nhân vận hành Nhà máy đông lạnh Thủy sản
Hậu Giang

 Từ 09/1986 – 08/1987:

Quản đốc Xưởng Chế biến Nhà máy đông lạnh Thủy
sản Hậu Giang

 Từ 09/1987 – 08/1989:

Trưởng phòng Kỹ thuật Công ty Chế biến Thủy sản
Hậu Giang

 Từ 09/1989 – 03/1992:

Phó phòng Tổ chức Hành chính Liên hiệp Công ty
Thủy sản Hậu Giang

 Từ 04/1992 – 08/1994:

Phó phòng Nghiệp vụ Liên hiệp Công ty Thủy sản
XNK Tổng hợp Hậu Giang

 Từ 09/1994 – 01/1996:


Thành viên Ban quản lý xây dựng nhà máy đông lạnh
Công ty Thực phẩm XNK Tổng hợp Sóc Trăng
(FIMEX VN)

 Từ 02/1996 – 12/2002:

Quản đốc Xưởng cơ điện Công ty Thực phẩm XNK
Tổng hợp Sóc Trăng

 Từ 01/2003 – 12/2004:

Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng Giám
đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta

 Từ 01/2003 – nay :

Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao
Ta

- Chức vụ công tác hiện nay:

Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao
Ta

-

Hành vi vi phạm pháp luật:

Không có


-

Quyền lợi mâu thuẫn với Công ty: Không có
2.1.7.

Họ và tên:

Tô Minh Chẳng

-

Giới tính:

Nam

-

Ngày tháng năm sinh:

12/06/1970

-

Nơi sinh:

xã Hòa Đông, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

-

Quốc tịch:


Việt Nam

-

Dân tộc:

Kinh

-

Quê quán:

xã Hòa Đông, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

-

Địa chỉ thường trú:

227 Lương Định Của, khóm 1, phường 5, thành phố
Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng

-

Điện thoại liên lạc:

(079) 3822223

24



Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta
“FMC”

Báo cáo thường niên 2008

-

Trình độ học vấn:

Đại học

-

Trình độ chuyên môn:

Cử nhân Kế toán

-

Quá trình công tác:
 Từ 02/1994 – 09/1997:

Nhân viên kế toán Công ty Thủy sản XNK Tổng hợp
Sóc Trăng (STAPIMEX)

 Từ 10/1997 – 12/2002:

Nhân viên kế toán Công ty Thực phẩm XNK Tổng hợp
Sóc Trăng (FIMEX VN)


 Từ 01/2003 – 05/2003:

Nhân viên kế toán, thành viên Ban kiểm soát Công ty
Cổ phần Thực phẩm Sao Ta

 Từ 06/2003 – 12/2004:

Kế toán tổng hợp, thành viên Ban kiểm soát Công ty
Cổ phần Thực phẩm Sao Ta

 Từ 01/2005 – 31/07/2006:

Kế toán tổng hợp, Trưởng Ban kiểm soát Công ty Cổ
phần Thực phẩm Sao Ta

 Từ 01/08/2006 – 17/08/2006:

Kế toán trưởng Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta

 Từ 18/08/2006 – nay:

Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Kế toán trưởng
Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta

-

Chức vụ công tác hiện nay:

Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Kế toán trưởng

Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta

-

Hành vi vi phạm pháp luật:

Không có

-

Quyền lợi mâu thuẫn với Công ty: Không có
2.1.8. Họ và tên:

Huỳnh Thanh Sử

-

Giới tính:

Nam

-

Ngày tháng năm sinh:

15/10/1957

-

Nơi sinh:


xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu

-

Quốc tịch:

Việt Nam

-

Dân tộc:

Kinh

-

Quê quán:

xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu

-

Địa chỉ thường trú:

72 Lê Hồng Phong, phường 3, thành phố Sóc Trăng,
tỉnh Sóc Trăng

-


Điện thoại liên lạc:

(079) 822223

-

Trình độ học vấn:

Đại học

-

Trình độ chuyên môn:

Cử nhân Chính trị

-

Quá trình công tác:
 Từ 09/1972 – 11/1975:

Tham gia quân đội, tỉnh đội Sóc Trăng

 Từ 12/1975 – 09/1983:

Học văn hóa và chính trị

25



×