Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích các phương pháp vật lý trị liệu – phục hồi chắc năng áp dụng trong điều trị và phục hồi bệnh nhân viêm quang khớp vai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.32 KB, 3 trang )

Phân tích các phương pháp vật lý trị liệu – phục hồi chắc năng áp dụng trong điều trị và
phục hồi bệnh nhân viêm quang khớp vai
Trả lời
Viêm quanh khớp vai là bao gồm tất cả các trường hợp đau và hạn chế vận động khớp vai do tổn
thương phần mềm quanh khớp gồm: gân, cơ, dây chằng, bao khớp, (không bao gồm tổn thương
phần đầu xương, sụn khớp và màng hoạt dịch – chấn thương, viêm khớp, nhiễm khuần, VKDT,
VCSDK,…).
VQKV thường được chia thành các thể bệnh chính như sau:
1. Viêm quanh khớp vai thể đơn thuần (thể viêm gân)
- Do phản ứng viêm khi thoái hóa các gân ở vai, tổn thương thường là viêm một trong các
gân cơ xoay.
- Tr/c cơ năng: Đau mỏm cùng vai, xung quanh khớp vai, vùng cơ delta, đau tăng khi vận
động khớp vai, hạn chế các động tác chủ động của khớp vai, nhưng không hạn chế vận
động thụ động.
- Tr/c thực thể: Khám có điểm đau chói khi ấn dưới mỏm cùng vai, chỗ tổn thương của
gân. Nghiệm pháp đối kháng đau khớp vai bên tổn thương. Giảm biên độ vận động khớp
vai trong các động tác dạng, gấp, duỗi, khép.
- X- quang: Không có tổn thương tại khớp, có thê thấy lắng đọng canxi tại gân, dây chằng.
- Siêu âm có hình ảnh viêm gân
- Điều trị: trong giai đoạn này bao gồm giảm đau, chống viêm, phục hồi chức năng, tập vận
động đề phòng di chứng.
- VLTL-PHCN: chủ yếu sử dụng các phương pháp có tác dụng tăng tuần hoàn, tăng kích
thích, tăng sinh tế bào, giãn mạch,…nhằm làm giảm đau, giảm viêm, tạo thuận cho việc
luyện tập, tập PHCN sớm, đúng, đủ:
+ Dùng các phương pháp vật lý: nhiệt nóng, parafin, bức xạ hồng ngoại, sóng ngắn. Các
phương pháp này có tác dụng kích thích tăng bài tiết, tăng tái sinh tế bào, gây giãn
mạch kéo dài, tăng tính thấm thành mạch, giảm phù nề tại chỗ, tiêu độc nhanh, chống
viêm, chống nhiễm độc tại chỗ
+ Siêu âm phá tan kết dính, siêu âm dẫn thuốc chống viêm. Siêu âm làm thay đổi áp
suất, gây co giãn tổ chức và rung động tế bào (vi xoa bóp), sinh nhiệt làm tăng hoạt
tính của tế bào, gây giãn mạch, gia tăng tuần hoàn, tăng chuyển hóa, tăng quá trình


đào thải, có khả năng chống viêm, giảm đau, tăng tuần hoàn,…
+ Điện phân novocain, salicylat để giảm đau chống viêm, làm mềm khớp, tăng dinh
dưỡng tuần hòn tại chỗ, kích thích các cơ bị liệt, bị teo, đưa thuốc vào cơ thể, làm
giảm tác dụng của các thuốc giảm đau chống viêm lên dạ dày.
+ Điện xung để giảm đau, giảm viêm, tăng cường tuần hoàn tại chỗ
+ Xoa bóp kéo dãn và luyện tập: đây là phương pháp quan trọng để điều trị viêm quanh
khớp vai. Phương pháp này làm cải thiện tầm hoạt động của khớp bị giới hạn do mất
đàn hồi mô mềm.
2. Viêm quanh khớp vai thể cấp tính (viêm gân do lắng đọng calci)
- Do sự calci hóa gân mũ cơ xoay, sự di chuyển của các tinh thể calci vào túi thanh mạc
dưới mỏm cùng vai.
- BHLS: đau vai dữ dội, gây mất ngủ, lan toàn bộ vai, lan lên cổ, xuống cánh tay, giảm vận
động khớp vai nhiều, mất vận động thụ động khớp vai, vai sưng nóng, đỏ,…
- X quang: hình ảnh calci hóa kích thước khác nhau ở khoảng cùng vai – mấu động, có thể
biến mất ở các ngày sau.


-

Siêu âm: hình ảnh calci hóa ở gân và bao thanh dịch dưới mỏm cùng vai, có thể có dịch ở
bao thanh dịch dưới mỏm cùng vai.
Điều trị: trong giai đoạn viêm cấp có sưng đau nhiều thì phải hạn chế vận động vùng gân
bị tổn thương như dùng nẹp, băng chun cố định trong thời gian ngắn, sau đó phải tập
phục hồi các động tác để bảo tồn chức năng vận động của khớp vai. Ngoài việc điều trị
nội khoa bằng thuốc, cần hướng dẫn bệnh nhân hạn chế vận động khớp vai, hạn chế các
động tác có nguy cơ cao, sử dụng các biện pháp vật lý trị liệu – PHCN có vai trò giảm
đau chống viêm như:
+ Dùng các phương pháp vật lý: nhiệt nóng, parafin, bức xạ hồng ngoại, sóng ngắn.
+ Siêu âm phá tan kết dính, siêu âm dẫn thuốc chống viêm
+ Điện phân novocain, salicylat để giảm đau chống viêm, làm mềm khớp, Điện xung để

giảm đau, giảm viêm, tăng cường tuần hoàn tại chỗ

3. Viêm quanh khớp vai thể đông cứng tắc nghẹt
- Do viêm gân kéo dài gây co thắt bao khớp, hoặc do nguyên nhân thứ phát do các bệnh lý
ngoài khớp, co thắt mạnh trong trật khớp, gãy xương.
- BHLS: thường tiến triển qua 3 giai đoạn, giai đoạn đông cứng có biểu hiện: đau, hạn chế
vận động khớp vcai do co cứng bao khớp, có thể có teo cơ nhẹ do giảm vận động, nhất là
nhóm có trên gai và dưới gai, có thể kéo dài vài tháng đến vài năm.
- Xquang: hình ảnh vôi hóa dưới mỏm cùng, chụp vai có bơm thuốc cản quang hoặc bơm
khí thấy bao khớp bị co cứng.
- MRI: có giá trị tốt để chẩn đoán: hình ảnh dày dây chằng quạ - cánh tay, bao khớp ở vùng
gân mũ cơ xoay và triệu chứng tam giác dưới mỏm quạ.
- Siêu âm: đứt hoặc rách dây chằng, bong điểm bám gân cơ nhưng ít gặp
- Điều trị
+ Điều trị nội khoa là chủ yếu, kiểm soát bằng các thuốc chống viêm, giảm đau
+ VLTL-PHCN: Để cải thiện tầm vận động của khớp vai trong viêm quanh khớp vai thể
đông cứng, không thể không áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu.
 Các thuốc chống viêm giảm đau chỉ giúp kiểm soát đau nhưng không giúp giải
phóng bao khớp bị dính, cứng do viêm và xơ hóa.
 Sử dụng các phương pháp vật lý có tác dụng chống viêm, tăng tuần hoàn dinh
dưỡng cho khớp vai như: sóng ngắn, sóng cực ngắn, vi sóng, paraffin, bức xạ hồng
ngoại, điện xung, điện di ion thuốc. Các phương pháp điều trị này cũng chỉ làm
giảm đau, giảm viêm mà không làm tăng được tầm vận động của khớp vai
 Áp dụng các bài tập phục hồi chức năng khớp vai với mục đích làm dãn bao khớp,
bóc tách các vị trí bao khớp bị dính, phục hồi lại diện tích bao khớp như ban đầu.
Bao gồm tập chủ động, thụ động, tập có dụng cụ như dây ròng rọc, thang tường,
gậy, chùy,… Kéo nắn trị liệu: để làm giãn phần bao khớp co cứng, tắc nghẽn, giải
phóng tình trạng kẹt khớp
4. Viêm quanh khớp vai thể giả liệt khớp vai (thể đứt gân mũ cơ xoay)
- Do đứt gân mũ cơ xoay hoàn toàn hoặc không hoàn toàn, cơ delta đứt đột ngột nên không

hoạt động đc, đứt bó dài gân mũ cơ xoay hoặc bó dài gân cơ nhị đầu.
- BHLS: đau dữ dội, có thể kèm tiếng răng rắc, hạn chế vận động rõ. Mất động tác nâng
vai chủ động, vận động thụ động bình thường. Nếu đứt gân bó dài cơ nhị đầu: khám phần


-

đứt cơ ở phần trước dưới cánh tay khi gấp có đối kháng cẳng tay. Có thể có di chứng teo
cơ, giảm trương lực cơ, hạn chế vận động bàn tay nếu diễn biến kéo dài.
X quang: khớp vai: bao khớp teo, co thắt. Phát hiện đứt gân trên cộng hưởng từ.
Siêu âm: mất tính liên tục, co rút hai đầu gân đứt
Điều trị: Ngoài việc điều trị nội khoa bằng các thuốc giảm đau, chống viêm, sử dụng các
phương pháp vật lý trị liệu có tác dụng cải thiện tuần hoàn, tăng tính thấm thành mạch,
giảm phù nề như nhiệt nóng, parafin, hồng ngoại, sóng ngắn, siêu âm, điện phân dẫn
thuốc; trong trường hợp đứt/rách gân cấp tính thì phải hạn chế vận động vùng gân bị
tổn thương như dùng nẹp, băng chun cố định trong thời gian ngắn, sau đó phải tập phục
hồi các động tác để bảo tồn chức năng vận động của khớp vai như: xoa bóp kéo dãn và
luyện tập, kéo nắn trị liệu, vận động trị liệu,… đã được nêu ở trên



×