Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Phân tích cơ sở áp dụng điều trị của siêu âm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.83 KB, 2 trang )

Phân tích cơ sở áp dụng điều trị của siêu âm
Trả lời
* Tác dụng của siêu âm:
- Tác dụng cơ học
+ Do sự lan truyền của sóng siêu âm gây nên những thay đổi áp lực tương ứng với tần
số siêu âm, tạo nên hiện tượng gọi là “xoa bóp vi thể”.
+ Sự thay đổi áp lực gây ra: thay đổi thể tích tế bào, thay đổi tính thấm màng tế bào,
tăng chuyển hóa.
+ Tác dụng cơ học phụ thuộc vào cường độ siêu âm và chế độ liên tục hay xung.
- Tác dụng nhiệt của siêu âm: nhiệt do siêu âm tạo ra cũng có tác dụng tương tự như các
nguồn nhiệt khác: làm tăng hoạt tính tế bào, gây giãn mạch, gia tăng tuần hoàn, tăng
chuyển hóa, tăng đào thải và có khả năng chống viêm.
- Tác dụng hóa học: tăng phản ứng oxy hóa khử, thay đổi khuếch tán ion qua màng tế bào,
giải phóng Histamin và Acetylcholin, kiềm háo mô, tạo albumin từ các chất khác.
- Tác dụng sinh học của siêu âm
+ Tăng tuần hoàn và dinh dưỡng do tăng nhiệt độ, tăng tính thấm của mạch máu và tổ
chức.
+ Giãn cơ do kích thích trực tiếp của siêu âm lên các thụ cảm thể thần kinh.
+ Tăng tính thấm của màng tế bào.
+ Kích thích quá trình tái sinh tổ chức.
+ Tác dụng lên hệ thần kinh ngoại vi.
+ Giảm đau, chống viêm.
+ Làm mềm sẹo
+ Điều trị liều lớn, kéo dài gây phá hủy tổ chức
* Chỉ định
Với tác dụng sinh học như trên, siêu âm thường được chỉ định trong các trường hợp:
- Đau khớp, viêm khớp, chấn thương gây đau, viêm dính, xơ dính tổ chức phần mềm, làm
mềm mô sẹo, thể dục trị liệu cơ, thần kinh, chống co thắt.
- Siêu âm thường được áp dụng trong trường hợp chấn thương hay tình trạng viêm. Siêu
âm làm cho sự hấp thụ dịch tăng và sự tạo thành mô kết dính giảm, trong khi tác dụng
giảm đau cho phép sử dụng sớm hơn phần cơ thể bị chấn thương.


- Siêu âm làm gia tăng sự cung cấp máu cho mô lành và hiệu quả tương tự có thể được áp
dụng trong những tình trạng viêm như viêm bao khớp, viêm hoạt dịch và viêm gân.
- Siêu âm làm mềm mô sẹo. Phương pháp này áp dụng cho cả sẹo nông và sẹo nằm ở sâu.
* Chống chỉ định của siêu âm:
Do siêu âm có tác dụng làm tăng tuần hoàn, tăng tái sinh tổ chức, tăng quá trình đào thải nên
thường chống chỉ định trong các trường hợp sau:
- U lành tính, u ác tính: do ở các khối u luôn có sự hình thành, tăng sinh mạch, siêu âm có
tác dụng làm tăng tuần hoàn, giãn mạch, nếu áp dụng có thể gây bất lợi cho quá trình điều
trị.
- Viêm tắc động mạch và tĩnh mạch nặng: do siêu âm gây co giãn tổ chức, có thể làm giải
phóng cục máu đông đến các cơ quan khác gây ra bệnh cảnh nhồi máu hoặc đột quỵ,…
- Vùng da mất cảm giác nóng, lạnh: do không cảm nhận được nhiệt độ, có thể gây ra biến
chứng bỏng nếu siêu âm với cường độ quá lớn, không di chuyển đầu biến,…
- Phụ nữ có thai hoặc đang trong chu kỳ kinh nguyệt: do ở phụ nữ có thai có sự biến đổi về
mặt nội tiết, các tác dụng sinh học của siêu âm có thể làm mất tính ổn định của thai nhi


-

Không siêu âm lên các đầu xương dài đang phát triển ở trẻ em, gai sau cột sống, tại chỗ
điều trị đang chảy máu, qua não, tim, tuyến sinh dục nam và nữ do siêu âm gây ra các vi
xoa bóp, có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của đầu xương dài (vi chấn) và sự
điều hòa của các cơ quan sinh dục.



×