Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

DO LUONG VA DIEU KHIEN TRONG HE THONG DIEN CHUONG~1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (587.62 KB, 12 trang )

KNC về các phần tử TĐ trong ĐL & ĐK của HTĐ

Chương 1

Chương 1

Khái niệm chung về các phần tử tự động
Trong đo lường và điều khiển của hệ thống điện
1.1 Khái niệm chung
I. Chức năng của các thiết bị tự động.
Thiết bị tự động là các thiết bị có khả năng thực hiện được các chức năng xác
định trước mà không cần đến sự tham gia trực tiếp của con người.
Mức độ tự động hoá phần nào phản ánh trình độ công nghệ của qui trình sản xuất
và ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành của sản phẩm. Đặc biệt trong Hệ thống điện,
do đặc điểm của hệ thống đòi hỏi phải tác động nhanh nên tự động hoá trong đo lường
và điều khiển là yêu cầu cấp thiết.
Các thiết bị tự động trong đo lường và điều khiển của hệ thống điện có các chức
năng sau:
- Điều khiển sự hoạt động của các thiết bị trong hệ thống.
- Ngăn chặn trước và hạn chế các hư hỏng của hệ thống bằng các thiết bị phòng ngừa.
- Ngắt những mạng điện cực bộ ra khỏi hệ thống khi có sự cố bằng các hệ thống
bảo vệ rơle.
- Điều chỉnh chất lượng điện năng bằng các thiết bị điều khiển.
- Nâng cao độ tin cậy và đảm bảo thông tin trong việc giám sát, điều khiển các
tham số của mạng lưới điện bằng các thiết bị thu thập thông tin, truyền tin, xử lý tin và
điều khiển từ xa, phục vụ cho công tác điều độ.
II. Dạng các phần tử tự động.
Tồn tại 2 dạng phần tử tự động: Phần tử thụ động và phần tử hoạt tính.
- Phần tử thụ động chỉ nhận năng lượng từ đầu vào nên công suất tín hiệu ra
thường nhỏ hơn tín hiệu đầu vào.
- Phần tử hoạt tính nhận năng lượng từ nguồn phụ, do đó công suất tín hiệu ra có


thể cao hơn công suất tín hiệu đầu vào.
Thông tin được truyền trong thiết bị điều khiển tự động theo 2 dạng: Liên tục và
rời rạc.
- Thông tin liên tục được dùng phần lớn trong các thiết bị tương tự mô phỏng theo
giá trị điện áp, dòng điện không gián đoạn về thời gian cũng như về giá trị.
- Thông tin rời rạc có thể gián đoạn về thời gian cũng như giá trị.
Phần tử tự động có thể chỉ tác động theo một chiều, tín hiệu được truyền từ đầu
vào tới đầu ra gọi là phần tử hở. Khi tín hiệu ra ảnh hưởng đến tín hiệu đầu vào, một
phần năng lượng của tín hiệu đầu ra được truyền đến đầu vào gọi là phần tử hồi tiếp hay
phần tử kín.
1


KNC về các phần tử TĐ trong ĐL & ĐK của HTĐ

Chương 1

III. Các dạng tín hiệu trong phần tử tự động.
Tín hiệu dùng trong đo lường và điều khiển hệ thống điện thường dùng là tín hiệu
điện. Tín hiệu điện có thể liên tục hoặc rời rạc.
- Tín hiệu được gọi là liên tục nếu tham số thông tin có thể có giá trị bất kỳ tại
thời điểm bất kỳ trong miền thay đổi của nó, cả về thời gian và mức năng lượng
(hình 1-1a).
X

X

X

X


X

t

a)

t

b)

t

c)

t

d)

Hình 1-1: Các dạng tín hiệu
- Tín hiệu rời rạc có tham số mang thông tin ít nhất bị gián đoạn về thời gian
(hình 1-5b, trong 1 mức năng lượng thời gian không đổi hay tức thời) hoặc gián đoạn
mức năng lượng (hình 1-5c, trong 1 mức thời gian năng lượng không đổi). Khi tín hiệu
rời rạc có gián đoạn cả về thời gian và mức năng lượng, gọi là tín hiệu số (hình 1-5d).
Tín hiệu liên tục có thể được biến đổi và truyền di bằng các sóng mang có tần số
lớn, sử dụng công nghệ biến điệu (điều chế, mã hoá) tín hiệu: Điều chế biên độ
(hình 1-2a, sóng mang có tần số không đổi còn biên độ biến đổi theo biên độ của tín
hiệu), điều chế pha (hình 1-2b, sóng mang có tần số không đổi còn gócpha biến đổi
theo biên độ của tín hiệu), điều chế tần số (hình 1-2c, sóng mang có biên độ không đổi
còn tần số biến đổi theo biên độ của tín hiệu).

i

i i

k

i

Tk
Ti

t

t

t

t

T
a)

b)

c)

Hình 1-2: Các phương pháp điều chế tín hiệu liên tục

2



KNC về các phần tử TĐ trong ĐL & ĐK của HTĐ

Chương 1

Tín hiệu rời rạc cũng được truyền tin nhờ sóng mang, sử dụng các phương pháp
điều chế sau: Điều chế theo biên độ của xung (hình 1-3a), theo độ rộng xung (hình 13b), theo độ lệch pha của xung (hình 1-3c), theo số lượng xung tần (hình 1-3d).
X

a)

X

T

t

X i

T

b)

t

c)

X

k


t

T

d)

t

Hình 1-3: Các phương pháp điều chế tín hiệu rời rạc
1.2 thiết bị trong đo lường và điều khiển
I. Các thiết bị đo lường.
1. Chức năng của các bộ phận đo lường trong hệ thống điện.
Nhiệm vụ của bộ phận đo lường là tạo ra các tín hiệu làm việc tương ứng với các
tin tức thu thập từ đối tượng điều khiển. Trong hệ thống điện đó là các thông tin về
phần sơ cấp. Việc ghép nối giữa phần sơ cấp có điện áp cao, công suất lớn với phần thứ
cấp công suất nhỏ điện áp thấp bằng các biến dòng điện và biến điện áp đo lường. Chức
năng của các bộ phận này như sau:
- Ghép nối về mặt thông tin giữa 2 hệ thống: Hệ thống sơ cấp và thứ cấp.
- Cách ly về điện cho 2 hệ thống để sự cố không lan truyền với nhau.
- Chuẩn hoá về thông tin đầu ra để thuận tiện trong việc kết nối với những phần tử
tự động khác.
Ngoài ra còn các thiết bị đo lường khác trong các phần tử điều khiển như:
Vônmét, Ampemét, Rơle
2. Máy biến dòng.
a) Sơ đồ.
Máy biến dòng làm nhiệm vụ cách ly mạng thứ cấp với điện áp cao và cung cấp cho
mạng thứ cấp dòng điện tiêu chuẩn (1 hoặc 5A). Sơ đồ đấu nối của biến dòng tương tự như
trong bảo vệ rơle.
b) Yêu cầu về độ chính xác của máy biến dòng.

Máy biến dòng dùng trong đo lường có cấp chính xác (0,11), giới hạn sai số cho phép
về trị số dòng (fi%) và sai số góc (i, phút) cho trong (bảng 1-1) tương ứng với phụ tải thứ cấp
(25100)%. Với cấp chính xác 0,5 thường dùng cho các thiết bị đo lường, thí nghiệm

3


KNC về các phần tử TĐ trong ĐL & ĐK của HTĐ

Chương 1

Khi cấp chính xác là 3 và 5 sai số cho phép về trị số dòng (fi%) cho trong (bảng 1-2),
(sai số góc (i, phút) không qui định) tương ứng với phụ tải thứ cấp (50100)%.
Bảng 1-1
STT
1
2
3
4

fi(%) theo dòng sơ cấp

Cấp

i(phút) theo dòng sơ cấp

chính xác

0,05Idm


0,2Idm

Idm

1,2Idm

0,05Idm

0,2Idm

Idm

1,2Idm

0,1
0,2
0,5
1,0

0,4
0,75
1,5
3,0

0,2
0,35
0,75
1,5

0,1

0,2
0,5
1,0

0,1
0,2
0,5
1,0

15
30
90
180

8
15
45
90

5
10
30
60

5
10
30
60

Bảng 1-2

STT
1
2
3
4

fi(%) theo dòng sơ cấp

Cấp
chính xác

0,05Idm

0,2Idm

Idm

1,2Idm

0,1
0,2
0,5
1,0

0,4
0,75
1,5
3,0

0,2

0,35
0,75
1,5

0,1
0,2
0,5
1,0

0,1
0,2
0,5
1,0

Đối với máy biến dòng dùng trong mạch bảo vệ, phải làm việc trong chế độ sự cố với
dòng điện sơ cấp lớn hơn nhiều lần dòng điện định mức. Để bảo vệ làm việc chính xác, BI
phải đảm bảo độ chính xác khi bảo vệ làm việc với dòng điện sự cố, dòng điện đó gọi là
dòng điện giới hạn theo độ chính xác.
Tỷ số dòng điện giới hạn theo độ chính xác và dòng điện định mức gọi là hệ số giới
hạn theo độ chính xác.
Máy biến dòng dùng trong bảo vệ có cấp chính xác (5P, 10P), giới hạn sai số cho
phép về trị số dòng (fi%), sai số góc (i, phút) và sai số phức hợp có kể đến sóng hài bậc cao
Fi(%) cho trong (bảng 1-3) tương ứng với phụ tải thứ cấp 100% và hệ số giới hạn tiêu chuẩn
theo độ chính xác bằng 5, 10, 15, 20, 30.
Bảng 1-3
STT

Cấp chính xác

1

2
3

5P
10P

fi(%)

i(phút)

Fi(%)

theo dòng sơ cấp

theo dòng sơ cấp

theo dòng sơ cấp

1
60
3
60
Hệ số giới hạn độ chính xác: 5, 10, 15, 20, 30

5
10

Thông số của BI trong đo lường ký hiệu theo phụ tải thứ cấp và cấp chính xác
(10VA-0,5: phụ tải định mức 10VA, cấp chính xác 0,5). BI bảo vệ có thêm hệ số giới
4



KNC về các phần tử TĐ trong ĐL & ĐK của HTĐ

Chương 1

hạn theo độ chính xác (10VA-5P10: phụ tải định mức 10VA, cấp chính xác 5P, hệ số
giới hạn theo độ chính xác là 10).
Máy biến dòng thường dùng chung cho cả đo lường và bảo vệ vì vậy cấp chính
xác cần chọn phù hợp với cả 2 tác dụng.
c) Chế độ hở mạch thứ cấp của BI.
Khi thứ cấp của BI hở mạch, nếu phía sơ cấp có dòng điện chạy qua thì toàn bộ
dòng sơ cấp làm nhiệm vụ từ hoá, từ cảm B tăng đột ngột gây bão hoà mạch từ, từ
thông có dạng bằng đầu. Khi dòng sơ cấp đi qua trị số 0, sức điện động cảm ứng trên
cuộn thứ cấp có dạng nhọn đầu với trị số rất lớn (hình 1-4).
Đặc biệt trong chế độ sự cố dòng sơ cấp tăng mạnh, sức điện động cảm ứng trên
cuộn thứ cấp rất lớn gây nguy hiểm cho cách điện của thiết bị và an toàn của người. Vì
vậy, thứ cấp của BI luôn nối ngắn mạch và chế độ ngắn mạch thứ cấp là chế độ làm
việc bình thường của BI.
B, E,
e(t)
B
i(t)
t

Hình 1-4: Chế độ hở mạch thứ cấp của BI
d) Những thành tựu mới.
- Khi mạch từ bão hoà gây ra các sóng hài bậc cao do sức điện động có dạng nhọn
đầu gây ra sai số cho bảo vệ. Để giảm các sóng hài bậc cao, chế tạo BI có khe hở mạch
từ do đó giảm được từ thông dư trong mạch từ khi sự cố được giải trừ và tránh hiện

tượng bão hoà mạch từ khi đóng BI vào làm việc, còn gọi là BI tuyến tính. Ngoài ra các
rơle kỹ thuật số đã có các giải pháp giải trừ các sóng hài bậc cao (Rơle Siemens, khoá
bảo vệ khi trị số sóng hài quá lớn).
- Trong những năm gần đây xuất hiện những nguyên lý BI mới như: Nguyên lý
chuyển đổi Điện-Quang (hình 1-5), nguyên lý chuyển đổi Từ-Quang Faraday. Được
dùng cho mạng siêu cao áp nhằm giảm cách điện của BI thông thường.

5


KNC về các phần tử TĐ trong ĐL & ĐK của HTĐ

BI1

3
1

Chương 1

5

4

2

BI2

6
Cao áp


7

Zt

Hạ áp

8

Hình 1-5: Sơ đồ nguyên lý BI Điện-Quang
Dòng điện qua BI1 thông thường và đưa qua bộ điều biến 1 chuyển thành đại
lượng điện áp tỷ lệ, qua bộ khuyếch đại 2 tín hiệu tỷ lệ với dòng điện sơ cấp, qua điốt
phát quang 3 phát tín hiệu quang tương ứng. Cáp quang 4 dẫn tín hiệu quang và điốt
quang điện 5 nhận tín hiệu quang, qua bộ khuyếch đại 6 và 7 có đủ công suất để cung
cấp cho thiết bị. BI2 và thiết bị phụ 8 tạo thành nguồn cung cấp cho BI.
e) Chọn và kiểm tra BI.
BI được chọn và kiểm tra theo các điều kiện (bảng 1-4).
Trong đó: S2 là công suất tổng của phụ tải đấu sau BI.
Bảng 1-4
Số
TT

Đại lượng được chọn và kiểm tra

Ký hiệu

Công thức chọn và
kiểm tra

1


Điện áp định mức, kV

Udm BI

Udm BI Udm mang

2

Dòng điện định mức phía sơ cấp, A

Idm BI

Idm BI Ilv max

3

Phụ tải định mức của cuộn thứ cấp, VA

S2.dm

S2.dm S2

4

l xk



Kd


Bội số ổn định nhiệt

Kodn

K odn

Lực cho phép tác động lên đầu sứ của máy
biến dòng khi có ngắn mạch

[F]

[F] 0,88.10 2.

Bội số ổn định lực điện động

2.I dmBI
I . t gt
I dmBI t odn

i 2xk1
a

3. Máy biến điện áp đo lường.
Máy biến điện áp đo lường làm nhiệm vụ cách ly mạng thứ cấp với điện áp cao và
cung cấp cho mạng thứ cấp điện áp tiêu chuẩn (100V).
a) Sai số của BU.
- Sai số về trị số điện áp fu(%) của BU đo lường, qui định theo (bảng 1-5).
- Sai số về góc u(phút) là góc lệch giữ điện áp sơ và thứ cấp của BU đo lường, qui
định theo (bảng 1-5).


6


KNC về các phần tử TĐ trong ĐL & ĐK của HTĐ

Chương 1
Bảng 1-5

STT

Cấp chính xác

fu(%) theo dòng sơ cấp

u(phút) theo dòng sơ cấp

1
2
3
4
5

0,1
0,2
0,5
1,0
3,0

0,1
0,2

0,5
1,0
3,0

5
10
20
40
Không qui định

Ghi chú

- Sai số về trị số điện áp fu(%) của BU dùng cho bảo vệ, qui định theo (bảng 1-6).
- Sai số về góc u(phút) là góc lệch giữ điện áp sơ và thứ cấp của BU dùng cho
bảo vệ, qui định theo (bảng 1-6).
Bảng 1-6
STT

Cấp chính xác

fu(%) theo dòng sơ cấp

u(phút) theo dòng sơ cấp

1
2

3P
6P


3
6

120
240

Ghi chú

b) Các loại BU.
Có nhiều loại BU, theo nguyên lý cấu tạo có: BU cảm ứng điện từ thông thường, BU
kiểu tụ phân áp, BU kiểu mới
- BU cảm ứng điện từ thông thường.
Được chế tạo 3 pha với cấp điện áp 35kV, với cấp điện áp cao hơn thường sử dụng
3 BU 1 pha đấu thành tổ BU 3 pha với sơ đồ đấu:
+ BU 3 pha đấu theo sơ đồ Y0/Y0 (hình 1-6a).
+ BU 3 pha đấu theo sơ đồ V (hình 1-6b).
+ BU 3 pha đấu theo sơ đồ Y0/Y0/ (hình 1-6c).
A B C

A B C
a

a
b
c
a

b

b

c
0

a)

A B C
a

c

b)

c)

0

Hình 1-6: Sơ đồ đấu nối BU
Cuộn sơ cấp của BU phải đấu Y0 để các dòng TTO chạy qua và cảm ứng sang thứ
cấp của BU.

7


KNC về các phần tử TĐ trong ĐL & ĐK của HTĐ

Chương 1

- BU kiểu tụ phân áp.
Để giảm cách điện của BU trong các mạng cao áp, sử dụng BU kiểu tụ phân áp,
điện áp thứ cấp được lấy ra từ tụ phân áp (hình 1-7a).

Do mạch của BU có tụ điện nên tổng trở của nguồn có tính dung kháng, vì vậy có
thể bù bằng cách đấu nối tiếp mạch thứ cấp với cuộn kháng (hình 1-7b).
Điện áp đầu ra của BU thường thấp (100V), do đó để đảm bảo công suất đầu ra
của BU đủ lớn đòi hỏi dung lượng của tụ rất lớn, để tránh khó khăn này sử dụng sơ đồ
có máy biến áp điện từ trung gian (hình 1-7c).

U1
C1

C2

C1

C2

Zt

C1

L
Zt

L

C2

Zt

U2
a)


b)

c)

BA

Hình 1-7: Sơ đồ nguyên lý BU dùng tụ phân áp
c) Những thành tựu mới.
- Để giảm sóng hài bậc cao trong tín hiệu thứ cấp có thể đấu nối tiếp vào mạch
cuộn kháng và BA trung gian 1 tụ điện tạo nên mạch cộng hưởng sắt từ.
- Để thông tin và điều khiển hệ thống điện, sử dụng kênh thông tin tần số cao
truyền tải bằng đường dây truyền tải (PLC), vì vậy có thể kết hợp BU với thiết bị của
PLC bằng cách đấu nối tiếp với tụ C2 1 cuộn kháng. Phía thứ cấp có 2 cuộn dây trong
đó 1 cuộn lấy điện áp cho bảo vệ và đo lường, 1 cuộn lấy thông tin PLC.
d) Chọn và kiểm tra BU.
BU được chọn và kiểm tra theo các điều kiện (bảng 1-7).
Bảng 1-7
Đại lượng được chọn và kiểm tra

Ký hiệu

Công thức chọn

Điện áp định mức sơ cấp

U1 dm

U1 dm Udm mang


Điện áp định mức thứ cấp

U2 dm

U2 dm = Udm .TB

Phụ tải một pha thứ cấp, VA

S2.dm.pha

S2.dm.pha S2.pha

Sai số cho phép

[N%]

N% [N%]

Trong đó: S2.pha là tổng phụ tải của các thiết bị đấu sau BU, được xác định phụ
thuộc vào sơ đồ đấu như sau:

8


KNC về các phần tử TĐ trong ĐL & ĐK của HTĐ

Chương 1

- Sơ đồ hình Y và phụ tải pha của BU tương ứng với phụ tải pha của các thiết bị
đấu vào các pha hoặc bằng 1/3 tổng phụ tải của 3 pha.

- Sơ đồ hình V phụ tải pha của BU bằng 1,5 lần phụ tải pha của các thiết bị.
II. Các thiết bị trong điều khiển.
Để thực hiện điều khiển, đo lường, kiểm tra và báo tín hiệu trong các mạch thứ
cấp của hệ thống điện, sử dụng các khí cụ điện có cấu tạo khác nhau.
1. Phân loại.
Theo công dụng của chúng người ta có phân thành các nhóm khí cụ như sau:
- Khí cụ điều khiển, dùng để truyền các tín hiệu đóng, cắt, chuyển đổi vị trí của
các bộ tiếp điểm, thay đổi các chương trình làm việc ....
- Các rơ le trong mạch điều khiển, dùng để thực các chương trình logic, kiểm tra
mạch điện.
- Các khoá điều khiển, dùng để phát các tín hiệu điều khiển và thay đổi chương
trình làm việc của sơ đồ điều khiển .
- Các cuộn dây đóng, cắt của máy cắt làm nhiệm vụ thực hiện động tác cuối cùng.
- Khí cụ tín hiệu như đèn, chuông, còi, bảng tín hiệu làm nhiệm vụ báo cho người
trực nhật về vị trí và trạng thái làm việc của các thiết bị.
- Khí cụ kiểm tra như các đồng hồ đo lường làm nhiệm vụ kiểm tra tình trạng làm
việc của các thiết bị.
2. Ký hiệu và biểu diễn trên sơ đồ.
Để biểu diễn trên sơ đồ mạch thứ cấp, mã hiệu hoá tất cả các khí cụ, các dụng cụ
và các phần tử bằng các ký hiệu (bảng 1-8).

9


KNC về các phần tử TĐ trong ĐL & ĐK của HTĐ

Chương 1
Bảng 1-8

STT


Thiết bị

1
2

Máy cắt điện
Cầu dao điện

3

Khoá điều khiển

4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

Nút ấn
Nút thử
Nút khử
Cuộn cắt
Cuộn đóng

Cuộn dây Công tắc tơ
Cuộn dây Rơle dòng điện
Cuộn dây Rơle điện áp
Cuộn dây Rơle thời gian
Cuộn dây Rơle tổng trở
Cuộn dây Rơle trung gian

15
16
17
18
19
20
21
22

Cuộn dây Rơle tín hiệu
Tiếp điểm của máy cắt
Tiếp điểm Công tắc tơ
Tiếp điểm Rơle dòng điện
Tiếp điểm Rơle điện áp
Tiếp điểm Rơle thời gian
Tiếp điểm Rơle tổng trở
Tiếp điểm Rơle trung gian

23
24
25
26
27

28

Tiếp điểm Rơle tín hiệu
Ampe mét
Von mét
Oát mét
Var mét
Ôm mét

29
30
31
32

Đèn tín hiệu
Đèn chiếu sáng
Chuông tín hiệu
Còi tín hiệu

Mã hoá

Biểu diễn

Ghi chú

MC
CD
KĐK
N
NT

NK
CC

K
RI, PT
RU, PH
ThG, PB
RZ

x
Thường đóng:
Thường mở:

TRG, P
TH, PY
MC
K
RI, PT
RU, PH
ThG, PB
RZ
TRG, P

Tiếp điểm thường mở:
Tiếp điểm thường đóng:
Tiếp điểm thường mở, mở chậm:
Tiếp điểm thường mở, đóng chậm:
Tiếp điểm thường đóng, mở chậm:
Tiếp điểm thường đóng, đóng chậm:


TH, PY
A
V
W
VAr

Var





A
V
W

Đ
Đ
CH
C

10


KNC về các phần tử TĐ trong ĐL & ĐK của HTĐ

Chương 1

3. Khoá điều khiển.
Khoá điều khiển, dùng để phát các tín hiệu điều khiển và thay đổi chương trình

làm việc của sơ đồ điều khiển .
Khoá điều khiển thường có nhiều bộ đầu tiếp xúc (68), mỗi bộ có 4 đầu tiếp xúc
cố định và một đầu tiếp xúc di động với các hình dáng rất khác nhau. Các đầu tiếp xúc
di động được gắn trên trục của khoá ở các vị trí khác nhau. Việc tổ hợp các bộ đầu tiếp
xúc, vị trí của chúng trên trục và vị trí của trục... cho ta nhiều cách nối các đầu tiếp xúc
cố định với nhau theo ý muốn.
Các thao tác bằng khoá điều khiển được tiến hành theo hai bước như sau:
- Bước 1. Đóng bằng khoá điều khiển.
+ Quay tay cầm cùng chiều kim đồng hồ một góc 900 để chuẩn bị đóng, khi đó
KĐK sẽ ở vị trí Đ0.
+ Tiếp tục quay thêm 450, để đóng máy cắt. KĐK ở vị trí đóng Đ1. Sau khi đóng
máy cắt, bỏ tay ra KĐK tự quay ngược lại một góc 450 và khóa ở vị trí đã đóng Đ.
- Bước 2. Cắt bằng khoá điều khiển.
Tiến hành tương tự như trên, nhưng quay theo chiều ngược kim đồng hồ, tương
ứng KĐK sẽ ở vị trí chuẩn bị cắt C0, cắt C1 và đã cắt C.
C1 C0 C

Đ Đ0 Đ1
1
2
3
4
5

Đ, Đ0

6
Đ1

C, C0


7
8
9

C1

10
11
12
13
14

Hình 1-7: Vị trí quay vàbảng tiếp điểm của KĐK

11


KNC về các phần tử TĐ trong ĐL & ĐK của HTĐ

Chương 1

Việc biểu diễn vị trí đóng mở của các cặp đầu tiếp xúc ứng với vị trí của tay cầm
trên KĐK trên các bảng chỉ thuận tiện đối với người vận hành, sửa chữa, còn việc thể
hiện trên các sơ đồ rất khó khăn. Để thuận tiện, dùng các sơ đồ biểu diễn trạng thái
đóng mở của các đầu tiếp xúc ứng với 6 vị trí của tay cầm của KĐK (hình 1-8). Các
tiếp điểm đóng được biểu diễn bằng dấu chấm . Trong sơ đồ điều khiển và tín hiệu
để đơn giản và thuận tiện thường chỉ vẽ các cặp tiếp điểm cần dùng, không vẽ toàn bộ
sơ đồ của KĐK.
4. Thiết bị chỉ vị trí.

Để có tín hiệu chỉ vị trí đóng, cắt của các máy cắt, dao cách ly có thể thực hiện
đơn giản hơn bằng cách dùng thiết bị chỉ vị trí.
Thiết bị gồm một cuộn dây và một nam châm vĩnh cửu đặt trong từ trường của
cuộn dây, trên nam châm vĩnh cửu có gắn cờ chỉ vị trí. Vị trí của nam châm sẽ thay đổi
khi ta thay đổi chiều từ trường của cuộn dây.
Thiết bị chỉ vị trí kiểu C (hình 1-8) được chế tạo sao cho khi biểu diễn đóng cờ
chỉ vị trí nằm thẳng đứng, khi biểu diễn mở cờnằm ngang, khi không có dòng điện
trong cuộn dây cờ nghiêng một góc 450.
Để thay đổi chiều dòng điện đi vào cuộn dây, dùng các đầu tiếp xúc phụ của dao
cách ly, MC
+

Đ
O

1

2

C
-

Hình 1-8: Thiết bị chỉ vị trí kiểu C

--------o0o---------

12




×