Tải bản đầy đủ (.docx) (132 trang)

Tĩnh vật màu nước cho người mới bắt đầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.55 MB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TĨNH VẬT MÀU NƯỚC

Biên soạn:

ThS. Hà Chúc

Tài Liệu Lưu Hành Tại HUTECH

www.hutech.edu.vn


TRANG 2|

TĨNH VẬT MÀU NƯỚC
Ấn bản 2013


III

HƯỚNG DẪN

III
HƯỚNG DẪN

MỤC LỤC
MỤC LỤC
HƯỚNG DẪN
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ TRANH TĨNH VẬT MÀU NƯỚC
1.1 ĐÔI NÉT VỀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA CHẤT LIỆU VÀ TRANH TĨNH VẬT MÀU


NƯỚC……………………………………………………………………………………………………………………
……………………
1.1.1 Nguồn gốc của chất liệu
1.1.2 Tranh tĩnh vật màu nước
1.2

ĐẶC

ĐIỂM

CHẤT

LIỆU

MÀU

NƯỚC…………….

………………………………………………………………………11
1.3

MÀU

SẮC



NHỮNG

KHÁI


NIỆM

VỀ

MÀU

SẮC…………………………………………………………………11
1.3.1 Vòng màu cơ bản
1.3.2 Những khái niệm cơ bản về màu sắc
1.3.3

Những

yếu

tố

đặc

trưng

của

màu

sắc………………………………………………………………………11.
1.3.4

Đặc


tính

của

màu

sắc…………………………………………………………………………………………………15
1.3.5

Quan

hệ

giữa

màu

sắc



hình



về

khối……………………………………………………………………………….
1.3.6


Những

liên

tưởng

tâm

màu…………………………………………………………………………………….
1.3.7

Hòa

sắc…………………………………………………………………………………………………………………………….
1.4 QUAN SÁT VÀ PHÂN TÍCH MÀU SẮC TRONG VẼ NGHIÊN CỨU
………………………………..
1.4.1 Màu sắc trong tự nhiên
1.4.2

Màu

sắc

trong

cứu…………………………………………………………………………………10

vẽ


nghiên


IV

HƯỚNG DẪN

IV
HƯỚNG DẪN

1.5

PHƯƠNG

PHÁP

VẼ

MÀU

NƯỚC

………………………………………………………………………………………..12
1.5.1

Phương

pháp

pha


màu

căn

bản



trong

vẽ

màu

nước……………………………………
1.5.2

Kỹ

thuật

vẽ

màu

nước………………………………………………………………………………………………
1.6

DỤNG


CỤ……………………………………………………………………………………………………………………………….
1.7.

THỰC

HÀNH

VỚI

KỸ

THUẬT



BẢN

……………………………………………………………………….
CÂU HỎI ÔN TẬP
BÀI 2: VẼ TĨNH VẬT BẰNG MÀU VÔ SẮC
2.1 KHÁI NIỆM VỀ MÀU VÔ SẮC
2.2 THỰC HÀNH VỚI HÌNH KHỐI CƠ BẢN, CHẤT LIỆU THẠCH CAO
2.2.1 Sắp đặt mẫu và chọn chỗ
vẽ…………………………………………………………………………………………
2.2.2 Quan sát, nhận xét
mẫu…………………………………………………………………………………………………
2.2.3 Bố cục, dựng hình
2.2.4 Thể hiện bằng màu vô sắc
2.2.5 Diễn tả sâu và hoàn thiện bài vẽ

2.3 BÀI THAM KHẢO
CÂU HỎI ÔN TẬP
BÀI 3 VẼ TĨNH VẬT BẰNG MÀU ĐƠN SẮC LẠNH….……………………………………………….64
3.1

KHÁI

NIỆM

VỀ

MÀU

ĐƠN

SẮC

CHẤT

LIỆU

LẠNH…………………………………………………...........................65
3.2

THỰC

HÀNH

VỚI


GỐM……………………………………………………………………………………67
3.2.1

Sắp

đặt

mẫu



chọn

chỗ

vẽ…………………………………………………………………………………………
3.2.2

Quan

sát,

nhận

mẫu…………………………………………………………………………………………….

xét


V


HƯỚNG DẪN

V
HƯỚNG DẪN

3.2.3

Bố

cục,

dựng

hình………………………………………………………………………………………………………..68
3.2.4 Thể hiện bằng màu đơn sắc lạnh………………….
…………………………………………………………….
3.2.5

Diễn

tả

sâu



hoàn

thiện


bài

vẽ

………………….

……………………………………………………………69
2.3

BÀI

THAM

KHẢO………………………………………………………………………………………………………………………
CÂU

HỎI

ÔN

TẬP…………………………………………………………………………………………………………………69
BÀI 4 VẼ TĨNH VẬT BẰNG MÀU ĐƠN SẮC NÓNG ……………...........................................
4.1 KHÁI NIỆM VỀ MÀU ĐƠN SẮC NÓNG………………………………………………………………….
4.2

THỰC

HÀNH


VỚI

CHẤT

LIỆU

SỨ…………………………………………………………………………………..67
4.2.1

Sắp

đặt

mẫu



chọn

chỗ

vẽ………………………………………………………………………………………
4.2.2

Quan

sát,

nhận


xét

mẫu…………….

……………………………………………………………………………
4.2.3

Bố

cục,

dựng

hình….

………………………………………………………………………………………………68
4.2.4 Thể hiện bằng màu đơn sắc
nóng…………………………………………………………………………
4.2.5

Diễn

tả

sâu



hoàn


thiện

bài

vẽ

………………………………………………………………………….
4.3

BÀI

THAM

KHẢO………………………………………………………………………………………………………………….
CÂU

HỎI

ÔN

TẬP……………………………………………………………………………………………………………………..
BÀI 5 VẼ TĨNH VẬT BẰNG HÒA SẮC TƯƠNG ĐỒNG LẠNH…………………………………….
5.1

KHÁI

NIỆM

VỀ


LẠNH……………………………………………………………68

HÒA

SẮC

TƯƠNG

ĐỒNG


VI

HƯỚNG DẪN

VI
HƯỚNG DẪN

5.2

THỰC

HÀNH

VỚI

CHẤT

LIỆU


NHỰA………………………………………………………………………………67
5.2.1

Sắp

đặt

mẫu



chọn

chỗ

vẽ…………………………………………………………………………………
5.2.2

Quan

sát,

nhận

xét

mẫu………………………………………………………………………………………………
5.2.3

Bố


cục,

dựng

hình……………………………………………………………………………………………………68
5.2.4 Thể hiện bằng hòa sắc tương đồng lạnh …..………………………
5.2.5

Diễn

tả

sâu



hoàn

thiện

bài

vẽ..

…………………………………………………………………………79
5.3

BÀI


THAM

KHẢO……………………………………………………………………………………………………………..
CÂU

HỎI

ÔN

TẬP……………………………………………………………………………………………………………………..
BÀI 6 VẼ TĨNH VẬT BẰNG HÒA SẮC TƯƠNG ĐỒNG NÓNG ………………………………………
6.1

KHÁI

NIỆM

VỀ

HÒA

SẮC

TƯƠNG

ĐỒNG

CHẤT

LIỆU


THỦY

NÓNG……………………………………………………………70
6.2

THỰC

HÀNH

VỚI

TINH………………………………………………………………………67
6.2.1 Sắp đặt mẫu và chọn chỗ vẽ
6.2.2

Quan

sát,

nhận

xét

mẫu……………………………………………………………………………………………
6.2.3

Bố

cục,


dựng

hình..

………………………………………………………………………………………………68
6.2.4

Thể

hiện

bằng

hòa

sắc

tương

đồng

nóng………………………………………………………………………
6.2.5

Diễn

tả

sâu




hoàn

thiện

bài

vẽ

…………………………………………………………………………………
6.3

BÀI

KHẢO………………………………………………………………………………………………………….

THAM


VII

HƯỚNG DẪN

VII
HƯỚNG DẪN

CÂU


HỎI

ÔN

TẬP……………………………………………………………………………………………………………………..

BÀI 7 VẼ TĨNH VẬT BẰNG HÒA SẮC TỰ DO…………………………………………………………….
7.1

KHÁI

NIỆM

VỀ

HÒA

SẮC

TỰ

DO………………………………………………………………………………………..
7.2

THỰC

HÀNH

VỚI


CHẤT

LIỆU

GỖ…………………………………………………………………………………..67
7.2.1 Sắp đặt mẫu và chọn chỗ vẽ
7.2.2

Quan

sát,

nhận

xét

mẫu……………………………………………………………………………………………
7.2.3

Bố

cục,

dựng

hình…………………………………………………………………………………………………68
7.2.4 Thể hiện bằng hòa sắc tự do
7.

2.5


Diễn

tả

sâu



hoàn

thiện

bài

vẽ

…………………………………………………………………………
7.3

BÀI

THAM

KHẢO…………………………………………………………………………………………………………..
CÂU

HỎI

TẬP……………………………………………………………………………………………………………………..


TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………………………………

ÔN


VIII

HƯỚNG DẪN

VIII
HƯỚNG DẪN

HƯỚNG DẪN
MÔ TẢ MÔN HỌC
Tĩnh vật màu nước là một trong những môn học quan trọng nhằm cung cấp kiến
thức cơ bản cho sinh viên theo học ngành Kiến trúc - Mỹ thuật công nghiệp. Môn học
giúp sinh viên có những kiến thức và kỹ năng căn bản về tái hiện, tạo lập đường nét,
hình khối, màu sắc, chất cảm… trong không gian 3 chiều lên mặt phẳng 2 chiều.

NỘI DUNG MÔN HỌC


Bài 1 : Tổng quan về tranh tĩnh vật màu nước: Bài này cung cấp cho sinh viên khái
niệm về màu nước. Lịch sử hình thành và phát triển của chất liệu, cũng như tranh
tĩnh vật màu nước. Củng cố và hệ thống hóa các khái niệm và phương thức sử
dụng màu sắc. Trọng tâm: Giới thiệu đặc tính chất liệu, phương thức vẽ màu nước.
Đồng thời giúp sinh viên làm quen với một số công cụ thường dùng trong vẽ tranh
tĩnh vật màu nước.




Bài 2: Vẽ tĩnh vật bằng cặp màu vô sắc: Bài này trình bày khái niệm về các màu vô
sắc; phương pháp tái hiện các vật thể trong không gian 3 chiều lên mặt phẳng 2
chiều bằng các cung bậc của sắc độ; sinh viên được làm quen với tổ hợp khối hình
học, đồng màu, đồng chất là thạch cao nhằm giúp cho người vẽ dễ dàng trong việc
nhận định, nắm bắt và xây dựng hình, khối. Tóm lại bài vẽ này chủ yếu giải quyết
mối tương quan (sự liên hệ, so sánh): Tỉ lệ, đậm nhạt của các khối hình học cơ bản
bằng màu nước vô sắc. Sinh viên nắm được quy trình một bài vẽ hình họa màu
nước vô sắc.



Bài 3: Vẽ tĩnh vật bằng màu đơn sắc lạnh : Ở bài này trình bày khái niệm về màu
đơn sắc lạnh. Sinh viên được làm quen với chất liệu gốm, tiến thêm một cấp độ
trong lý giải, nắm bắt và tái hiện hình khối, màu sắc, chất cảm. Sinh viên nắm được
quy trình một bài vẽ hình họa màu nước đơn sắc. Tóm lại bài này giải quyết sự vật
trên các mối tương quan: tỉ lệ, đậm nhạt, và chất cảm của các đối tượng.


IX

HƯỚNG DẪN

IX
HƯỚNG DẪN



Bài 4: Vẽ tĩnh vật bằng màu đơn sắc nóng. Bài này trình bày khái niệm về màu

đơn sắc nóng. Sinh viên được làm quen với chất liệu sứ, tiến thêm một cấp độ của
sự phức tạp trong lý giải, nắm bắt và tái hiện hình khối, màu sắc, chất cảm của sự
vật trong không gian 3 chiều lên mặt phẳng 2 chiều. Sinh viên nắm được quy
trình một bài vẽ hình họa màu nước đơn sắc nóng.



Bài 5: Vẽ tĩnh vật bằng hòa sắc lạnh: Bài này cung cấp khái niệm về hòa sắc lạnh.
Đây là bài vẽ với cấp độ cao về sự phức tạp lý giải, nắm bắt và tái hiện sự vật trong
không gian thực lên mặt phẳng 2 chiều. Người vẽ đồng thời giải quyết các tương
quan: Tỉ lệ, đậm nhạt, nóng lạnh, chất cảm… Trọng tâm của bài này ngoài sự
chuẩn xác về hình thể, chất cảm, thì hòa sắc là một yếu tố. Giải quyết tương quan
về màu trong một không gian làm sao cho hiệu quả là yêu cầu cốt yếu.



Bài 6: Vẽ tĩnh vật bằng hòa sắc nóng: Bài này cung cấp khái niệm về hòa sắc
nóng. Đây là bài vẽ với cấp độ cao về sự phức tạp trong lý giải, nắm bắt và tái hiện
sự vật. Người vẽ đồng thời giải quyết các tương quan: tỉ lệ, đậm nhạt, nóng lạnh,
chất cảm… Cũng như bài số 5, trọng tâm của bài này ngoài sự chuẩn xác về hình
thể, chất cảm, thì hòa sắc là quan trọng bậc nhất. Làm sao thiết lập tương quan về
màu một cách hiệu quả là yếu điểm.



Bài 7: Vẽ tĩnh vật bằng hòa sắc tự do: Đây cũng là bài vẽ với cấp độ cao về sự phức
tạp trong lý giải, nắm bắt và tái hiện sự vật trong không gian 3 chiều lên mặt
phẳng 2 chiều. Người vẽ phải có sự tích lũy, kế thừa của kiến thức, kỹ năng từ
những bài trước mới có thể thực hiện tốt được những bài nâng cao này. Người vẽ
đồng thời giải quyết các tương quan: Tỉ lệ, đậm nhạt, nóng lạnh, chất cảm... Trọng

tâm của bài này ngoài sự hợp lí về cấu trúc bố cục, chuẩn xác về hình thể, chất
cảm, thì hòa sắc là vấn đề quan trọng hàng đầu.

KIẾN THỨC TIỀN ĐỀ
Môn học tĩnh vật màu nước đòi hỏi sinh viên có nền tảng về hình họa cơ bản 1,
trang trí cơ bản.


X

HƯỚNG DẪN

X
HƯỚNG DẪN

YÊU CẦU MÔN HỌC
Người học phải dự trọn vẹn các buổi lên lớp, làm bài thực hành, bài tập ở nhà đầy
đủ. Rèn luyện thường xuyên để hình thành cách nhìn tốt, phát triển các kỹ năng, kỹ
xảo, phương pháp làm việc và tư duy khoa học.

CÁCH TIẾP NHẬN NỘI DUNG MÔN HỌC
Để học tốt môn này, người học cần nắm chắc phần kiến thức đã được truyền thụ;
ngoài các bài đã học trên lớp cần thực hành thêm ngoài giờ; đọc trước bài mới và tìm
thêm các thông tin liên quan đến bài học.
Đối với mỗi bài học, người học đọc trước mục tiêu và tóm tắt bài học, sau và làm
các bài thực hành.

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC
Môn học được đánh giá gồm:



Điểm quá trình: 30%. Hình thức và nội dung do GV quyết định, phù hợp với quy chế
đào tạo và tình hình thực tế tại nơi tổ chức học tập.



Điểm thi: 70%. Hình thức bài thi: một bài vẽ tĩnh vật màu trên giấy A3 trong thời
gian 20 tiết. Nội dung nằm trong các bài thực hành từ thứ 2 đến bài thứ 7.


11

BÀI

7:

VẼ TĨNH VẬT BẰNG HÒA

SẮC TỰ DO

BÀI

5:

VẼ TĨNH VẬT

BẰNG HÒA SẮC TƯƠNG ĐỒNG LẠNH

11


BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ TRANH
TĨNH VẬT MÀU NƯỚC
Sau khi học xong bài này, học viên có thể:


Nắm được lịch sử về sự hình thành và phát triển của tranh màu nước.



Có khái niệm về chất liệu và tranh tĩnh vật màu nước.



Nắm được các khái niệm, qui luật màu sắc và phương thức sử dụng màu.



Phân biệt được các đặc tính của chất liệu màu nước và các chất liệu để vẽ khác như
bột màu, sơn dầu.



Nắm được các phương pháp thể hiện một bài vẽ màu nước.

1.1

1.1.1

ĐÔI NÉT VỀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT
TRIỂN CỦA CHẤT LIỆU VÀ TRANH TĨNH

VẬT MÀU NƯỚC

Nguồn gốc của chất liệu

Tên của màu nước bắt đầu từ tiếng La Tinh: Aqua, dịch ra là nước. Thật ra nước
chỉ là để pha loãng còn chính các chất màu được chế tạo từ những sắc tố chịu ánh
sáng (các chất nhuộm) và các chất kết dính.
Nền tảng của hội hoạ màu nước bắt nguồn từ thời Tiền sử. Vào thời kỳ đồ đá, con
người đã mô tả muông thú, cảnh săn bắn trên tường, trần hang đá nơi trú ngụ. Họ đã
sử dụng chất bột từ các loại đất có màu vàng, chu thổ, và màu đen từ mangan. Gắn
kết lại bằng mỡ động vật và pha loãng với nước để vẽ. Tiêu biểu như các hang động ở
Lascaux (Pháp) hay Altamira (Tây Ban Nha)... Đó là những sáng tạo nghệ thuật tiền đề
của Ai Cập, Hy Lạp, La Mã và nghệ thuật bích họa của kỷ nguyên mới (Hình 1.1).


12

BÀI

7:

VẼ TĨNH VẬT BẰNG HÒA

SẮC TỰ DO

BÀI

5:

VẼ TĨNH VẬT


BẰNG HÒA SẮC TƯƠNG ĐỒNG LẠNH

12

Hình 1.1: Bò rừng trên vách hang ở Lascaux (Pháp)
Nghệ sỹ Ai cập cổ đại tận dụng nền tảng chất màu nước lên thạch cao để vẽ đắp
trang trí trên vòm trần, lăng mộ. Họ sử dụng màu đỏ chính, màu xanh, màu lá cây,
đen và màu trắng, những chất màu có nguồn gốc từ khoáng chất được nghiền trong
nước và pha với hồ keo hoặc mật. Do vậy, trải qua hàng nghìn
đến ngày nay như vẫn còn tươi mới (Hình 1.2).

năm,

màu

sắc


13

BÀI

7:

VẼ TĨNH VẬT BẰNG HÒA

SẮC TỰ DO

BÀI


5:

VẼ TĨNH VẬT

BẰNG HÒA SẮC TƯƠNG ĐỒNG LẠNH

13

Hình 1.2: Trong lăng mộ Pharaon (Ai Cập). Nề họa.
Hội hoạ màu nước phát triển cực thịnh với thể loại tranh nề hoạ (fresco) bởi các
nghệ sỹ thời kỳ Phục Hưng thế kỷ 15 và 16 ở Florence. Tranh nề hoạ bị cuốn vào việc
ứng dụng hỗn hợp màu với nước trộn trực tiếp vào thạch cao ướt. Khi thạch cao đông
kết, màu sẽ gắn chặt vào nó và trở nên một thành phần của bức tường thay vì chỉ
nằm trên bề mặt. Trần của điện thờ Sistine, được vẽ bởi Michelangelo (1475-1546), là
một trong những bức nề hoạ vĩ đại nhất (Hình 1.3).


14

BÀI

7:

VẼ TĨNH VẬT BẰNG HÒA

SẮC TỰ DO

BÀI


5:

VẼ TĨNH VẬT

BẰNG HÒA SẮC TƯƠNG ĐỒNG LẠNH

14

Hình 1.3 : Michelangelo. Trên trần của điện thờ Sistine. Nề họa.
Albrecht Durer (1471-1528), hoạ sỹ Phục Hưng người Đức, chuyên khảo hoạ thực
vật, vẽ hoa và muông thú. Ông vận dụng độ mờ của màu nước để lột tả bản chất cốt
cách và nét sáng sủa của các công trình nghiên cứu thực vật. Durer cũng là người đầu
tiên khai thác tính trong suốt của màu nước. Giữa những số lượng tranh vẽ của ông là
một ít bố cục phong cảnh vẽ theo các lớp mỏng, nhanh, nhát cọ tự phát (Hình 1.4).


15

BÀI

7:

VẼ TĨNH VẬT BẰNG HÒA

SẮC TỰ DO

BÀI

5:


VẼ TĨNH VẬT

BẰNG HÒA SẮC TƯƠNG ĐỒNG LẠNH

15

Hình 1.4 : Albrecht Durer. Chim. Màu nước.
Không gì có thể giải thích được, sau cái chết của Durer, màu nước bị rơi vào lãng
quên, và sau hai thế kỷ 16 và 17, màu nước mới bắt đầu trở lại thành chất liệu chính
cho vẽ nghiên cứu, ký hoạ và làm phác thảo cho tranh sơn dầu.
Suốt thế kỷ 18, màu nước mới được thừa nhận là một chất liệu độc lập. Vì vào cuối
thể kỷ 18 và 19 vẽ màu nước đã hết sức phổ biến bởi người Anh, họ đã phát triển nó
lên cực thịnh, trở nên mốt thời thượng cho con cái nhà giàu có, đi du lịch châu Âu, du
học…những người trẻ tuổi này thường giữ bên mình hộp màu nước để vẽ những hoang
tích cổ, thắng cảnh nơi họ ghé qua.
Thời hoàng kim của hội hoạ màu nước Anh quốc tiếp tục tốt đẹp vào thế kỷ 19
bằng tác phẩm của các tài năng toả sáng như Thomas Girtin (1755-1802), Joseph
Mallord Turner (1755-1851) và các tài năng khác nữa…Girtin thoát khỏi tập quán vẽ
thuốc nước truyền thống, cái cách phải đi nét và rồi tô màu dưới một lượt xám. Ông vẽ
trực tiếp vào giấy trắng, do vậy sẽ nhẹ nhàng cho phép phản ánh màu giấy, nâng cao
độ trong trẻo, vẻ tráng lệ của sắc màu. Girtin là một hoạ sỹ thuốc nước đầu tiên vẽ
thiên nhiên trực tiếp với lòng khát khao chộp bắt được sự thoáng qua và hiệu ứng tăng
giảm của ánh sáng, thời tiết (Hình 1.5).


16

BÀI

7:


VẼ TĨNH VẬT BẰNG HÒA

SẮC TỰ DO

BÀI

5:

VẼ TĨNH VẬT

BẰNG HÒA SẮC TƯƠNG ĐỒNG LẠNH

16

Hình 1.5 : Thomas Girtin. Phong cảnh. Màu nước.
Turner khám phá ra động lực và yếu tố cảm quan của giông tố thiên nhiên, bối
cảnh điêu tàn, cơn gió, bầu trời, mây mù sương núi, dòng sông và cảnh hồ thuỷ lúc
hoàng hôn (Hình 1.6).


17

BÀI

7:

VẼ TĨNH VẬT BẰNG HÒA

SẮC TỰ DO


BÀI

5:

VẼ TĨNH VẬT

BẰNG HÒA SẮC TƯƠNG ĐỒNG LẠNH

17

Hình 1.6 : W.Turner. Phong cảnh Venice. màu nước.
Nghệ sỹ bậc thầy, người tạo nên cuộc cách mạng cho tranh màu nước hiện đại là
Paul Cézanne (1839-1906), Cézanne ít quan tâm đến những hiệu ứng phù du của tự
nhiên hơn chính sự vững bền và vĩnh cữu. Tin chắc rằng nét phác và sắc màu là không
thể tách rời, ông đã hoà trộn màu sắc với đường nét. Vào cuối sự nghiệp của mình ông
tăng lên việc khai thác chất lượng của màu nước để miêu tả khối lượng của đồ vật với
sự thành công về độ trong trẻo của màu và những nhát cọ trực tiếp khắc hoạ đường
bao đối tượng. (Hình 1.7).
Suốt thế kỷ 20 màu nước đã dược trải nghiệm trong nghệ thuật trừu tượng và biểu
hiện với Wassily Kandinsky (1866-1944), Emil Nolde (1867-1956) tìm tòi sự không thể


18

BÀI

7:

VẼ TĨNH VẬT BẰNG HÒA


SẮC TỰ DO

BÀI

5:

VẼ TĨNH VẬT

BẰNG HÒA SẮC TƯƠNG ĐỒNG LẠNH

18

đoán định trước của chất màu màu nước là một chất liệu hoàn chỉnh cho những biểu
hiện của họ trong quan niệm cá nhân.

Hình 1.7: Wassily Kandinsky. Trừu tượng. Màu nước.
Ngày nay, màu nước vẫn là chất liệu tương đối phổ biến, tiếp tục kế thừa, phát huy
những giá trị truyền thống, đồng thời kết hợp với các chất liệu hiện đại khác như bột
màu, phấn màu, acrylic và các chất liệu tổng hợp có nguồn gốc từ thiên nhiên.
1.1.2 Tranh tĩnh vật màu nước
Tranh tĩnh vật nói chung và tranh tĩnh vật màu nước nói riêng là thể loại họa
phẩm vẽ những đồ vật ở trạng thái tĩnh như hoa quả, chai-lọ, ấm- chén, những vật
dụng liên quan đến sinh hoạt của con người...Thể loại này không hoàn toàn miêu tả
đối tượng một cách thuần túy mà thông qua đó người vẽ còn bộc lộ tình cảm đối với
sự vật, hiện tượng; thể hiện một thông điệp nào đó của tác giả về nhân sinh quan, thế
giới quan, v.v... Thông qua tranh tĩnh vật ta nhận biết thêm được nhiều điều liên quan
tới cuộc sống của con người qua từng thời kỳ, thời đại, phong tục, tập quán, sinh hoạt
từng vùng miền, dân tộc, đất nước… mang lại tầm hiểu biết sâu rộng cho người xem.
Tĩnh vật đen trắng, mô tả đối tượng bằng chì, than, mực nho, màu nước đen

trắng, thông qua tổ hợp hình-khối, nét- mảng, đậm -nhạt... Tĩnh vật màu sử dụng chất
liệu có màu sắc: Bột màu, màu nước, sơn dầu để diễn tả sự vật thông qua các tương
quan về tỉ lệ , đậm -nhạt, nóng- lạnh, v.v...


19

BÀI

7:

VẼ TĨNH VẬT BẰNG HÒA

SẮC TỰ DO

BÀI

5:

VẼ TĨNH VẬT

BẰNG HÒA SẮC TƯƠNG ĐỒNG LẠNH

19

Cần phải biết đến những thuộc tính và đặc điểm của chất liệu để sử dụng chúng một
cách hợp lý, hiệu quả trong công việc của mình.

1.2


ĐẶC ĐIỂM CHẤT LIỆU

Khi so sánh với các chất màu khác như bột màu, sơn dầu, đặc điểm có thể nhận thấy
ở màu nước là tính trong suốt, độ tinh khiết, tính mềm mại uyển chuyển. Nếu sơn dầu
dễ dàng biểu đạt hình thể ra sao thì màu nước ngược lại rất đỏng đảnh và khó kiểm
soát. Một bất lợi ở nền giấy, cọ tồi, sự thiếu kiểm soát độ pha loãng sẽ ảnh hưởng đến
bức vẽ.
Đối với màu nước chỉ dùng những chất màu có độ trong suốt cao, vì vậy trong các
hộp màu nước hiếm thấy những chất màu có độ phủ đặc. Trong màu nước có những
chất màu hòa tan hoàn toàn trong nước như màu hồng điều (tím hồng (magenta, M).),
hồng quế, xanh da trời, lục thắm, chúng có độ thấm đều và sâu hơn vào giấy vẽ
(chính thuộc tính trong suốt là do điều đó mà có – đó là khả năng ánh sáng phản chiếu
từ nền giấy qua một lớp màu). Những chất màu khác, như vàng cát mi hoặc vàng đục
thì lại có độ hạt, độ đậm đặc và độ phủ lớn. Chúng thấm vào giấy ít hơn, tạo thành
những lớp phủ trên mặt.
Do cách thức có thể pha trộn, vẽ đè các lớp trong suốt lên nhau tạo hiệu ứng chồng
màu, việc này cũng đồng thời dễ đưa đến tình trạng đục, xỉn cho hình vẽ. Cũng do có
thể đặt các nhát cọ độc lập cạnh nhau, lối vẽ này cũng tạo nên hiệu ứng màu cộng,
cách vẽ này đòi hỏi một năng lực khái quát, ước định trong khi dùng màu. Phần nữa,
hiện tượng màu khi khô trên giấy sẽ biến đổi (sẽ nhạt, bạc đi nhiều) so với khi mới bắt
đầu đặt cây cọ ướt vào trang giấy vẽ. Nên kiến thức, ký ức, những trải nghiệm, kinh
nghiệm tích luỹ trong quá trình thao diễn nhiều lần việc vẽ màu nước sẽ giúp người vẽ
trở nên thành thục và biết cách kiểm soát được tính chất của màu.
Thông thường màu sản xuất trên thị trường có hai dạng, dạng thỏi và dạng tube.
Giống như việc sản xuất sơn dầu, màu nước cũng phân thành hai loại, loại dành cho
học viên và loại dành cho hoạ sỹ.


20


BÀI

7:

VẼ TĨNH VẬT BẰNG HÒA

SẮC TỰ DO

BÀI

5:

VẼ TĨNH VẬT

BẰNG HÒA SẮC TƯƠNG ĐỒNG LẠNH

20

Bên cạnh dạng tube- ống, có độ ẩm cao , màu dạng thỏi là dạng nén thành viên và
có vẻ cứng hơn. Cả hai đều ở đảm bảo hiệu quả tươi mới khi hoà tan với nước như
nhau. Tuy rằng màu nén dạng thỏi phải mất nhiều thời gian pha trộn. Dạng màu thỏi
Leningrat có hai loại hộp 16 màu và hộp 24 màu xếp theo thứ tự:
1. Lemon Yellow-Vàng chanh; 2. Cadmium Yellow-Vàng Cadmium; 3. Yellow OchreVàng Đất; 4. Burnt Sienna- Nâu đất; 5. Vàng kim; 6. Orange-Cam; 7. Đỏ đất; 8.
Burnt Umber-Nâu cháy; 9. Đỏ sắt; 10. Hồng điều; 11. Red- Đỏ; 12. Hồng Quế;
13. Purple-Tím; 14. Light French Ultramarine- Xanh lam biển sáng; 15. Cobalt
Blue-Lam Cobalt; 16. Thalo Blue-Lam; 17. Thalo Green- Lục thắm; 18. GreenLục; 19. Chromium Oxide Green-Xanh lá gốc Oxid. Lục cỏ; 20. Đất xỉn; 21. Nâu;
22. Đất cháy; 23. Nâu đen; 24. Đen. Không có màu trắng trong bảng màu thuốc
nước.
Một số màu hồng quế, hồng điều, lam da trời, có độ trong suốt cao, độ hoà tan
hoàn toàn, độ thấm vào giấy đều và sâu hơn, được xếp vào nhóm màu trong. Các màu

vàng Cadmium, lục có độ hạt, độ đậm đặc và độ phủ kín chúng thấm vào giấy ít hơn
do chỉ tạo lớp phủ trên mặt, được xếp vào nhóm màu thịt.
Màu trong cộng màu trong thành hỗn hợp màu trong có độ bão hoà tốt. Tính xuyên
sáng cao. Màu trong cộng với màu thịt thành hỗn hợp màu tái sau khi khô, Kém xuyên
sáng hơn. Màu thịt cộng với màu thịt thành hỗn hợp màu cùng loại nhưng kém độ bão
hoà.

1.3

1.3.1

MÀU SẮC VÀ NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ
BẢN VỀ MÀU SẮC

Vòng màu cơ bản.

Nếu ta đem các màu cơ bản trong quang phổ hoặc màu trong các chất màu sắp
xếp theo trật tự trên một vòng tròn, ta sẽ tìm thấy các mối quan hệ mang tính qui luật
của màu sắc.
-

Vòng màu quang phổ. Phân tích qua lăng kính, màu quang phổ ở vào những vị
trí nhất định, giới hạn ở hai đầu là màu đỏ và màu tím. Các màu nói trên không
có ranh giới rành mạch, màu gần nhau ngả sang nhau vì bước sóng có sự


21

BÀI


7:

VẼ TĨNH VẬT BẰNG HÒA

SẮC TỰ DO

BÀI

5:

VẼ TĨNH VẬT

BẰNG HÒA SẮC TƯƠNG ĐỒNG LẠNH

21

chuyển đổi liên tục. Nhưng đem dải quang phổ xếp thành một vòng tròn, ta sẽ
được một vòng màu quang phổ. Để việc diễn đạt các qui luật về ánh sáng màu
được thuận lợi, ta sử dụng vòng màu cơ bản có 6 màu đơn: Đỏ, vàng, lục, lam,
chàm, tím. Thử nghiệm bằng cách cho ánh sáng màu pha với nhau, ta được các
màu tổng hợp khác nhau. Trong quang phổ đỏ, lục, chàm là 3 màu gốc. Từ đó
tạo ra các màu tương sinh: Màu vàng là do màu đỏ cộng với màu lục, màu lam
là do màu lục cộng với màu chàm, màu tím là do màu chàm cộng với màu đỏ.
-

Với các chất màu thường dùng (bột màu, màu nước, sơn dầu, phẩm nhuộm ...)
ta gọi vòng có sáu màu xếp theo thứ tự: Đỏ, cam, vàng , lục, lam, tím là vòng
màu cơ bản. Trong vòng màu này, ba màu gốc là đỏ, vàng, lam. Các màu còn
lại là màu tương sinh: Màu cam là do màu đỏ pha với màu vàng, màu lục là do
màu vàng pha với màu lam, màu tím là do màu lam pha với màu đỏ (Hình 1.8).

Vòng 6 màu cơ bản dễ ứng dụng trong thực tế. Nhiều tài liệu nghiên cứu còn đề
cập vòng 8 màu, 12 màu hoặc 24 màu (Hình 1.9).

Hình 1.8 : Vòng thuần sắc 6 màu cơ bản.


22

BÀI

7:

VẼ TĨNH VẬT BẰNG HÒA

SẮC TỰ DO

BÀI

5:

VẼ TĨNH VẬT

BẰNG HÒA SẮC TƯƠNG ĐỒNG LẠNH

22

Hình 1.9 : Vòng thuần sắc 12 và 24 màu.

1.3.2 Những khái niệm cơ bản về màu sắc
- Màu hữu sắc và màu vô sắc: Các màu trong vòng màu cơ bản và những màu

phát triển từ chúng là màu hữu sắc. Màu đen, màu trắng, màu xám (pha từ đen
và trắng) là màu vô sắc.
-

Màu nóng, màu lạnh: Theo thói quen tâm lý ta gọi các màu đỏ, cam, vàng là
màu nóng; lục, lam, chàm, tím là màu lạnh. Màu tím đỏ là trung gian giữa họ
lạnh và họ nóng; màu lục vàng là trung gian giữa họ nóng và họ lạnh .

-

Màu bổ túc: Người ta nhận thấy con mắt khi nhìn lâu hoặc bị kích thích mạnh
bởi một màu nào đó thì có xu hướng điều chỉnh sắc giác để giữ sự cân bằng thị
lực. Sự điều chỉnh này có quy luật của nó. Ví dụ, nhìn vào một nguồn sáng vàng
chói rồi nhắm mắt lại, ta thấy trong mắt dường như hiện lên một quầng lốm
đốm những màu tím và lam. Đặt một mảng màu đỏ tươi trên một tờ giấy trắng,
sau đó cất mảnh màu đỏ, trên nền giấy của nó xuất hiện ánh màu lục. Qua các
hiện tượng trên ta rút ra kết luận: Các màu có khả năng bổ sung cho nhau để
giữ sự cân bằng sắc giác thì được gọi là màu bổ túc. Trong vòng màu cơ bản,


23

BÀI

7:

VẼ TĨNH VẬT BẰNG HÒA

SẮC TỰ DO


BÀI

5:

VẼ TĨNH VẬT

BẰNG HÒA SẮC TƯƠNG ĐỒNG LẠNH

23

các màu bổ túc nằm ở vị trí đối nhau 1800. Ở vòng chất màu, các cặp màu bổ
túc là đỏ/ lục, cam/ lam, vàng/ tím (Hình 1.10).

Hình 1.10 : Màu nóng màu lạnh.

Hình 1.11: Ảo giác của màu, các cặp màu bổ túc.


24

BÀI

7:

VẼ TĨNH VẬT BẰNG HÒA

SẮC TỰ DO

BÀI


-

5:

VẼ TĨNH VẬT

BẰNG HÒA SẮC TƯƠNG ĐỒNG LẠNH

24

Sắc độ: Sắc độ là thuật ngữ dùng để chỉ sự đậm nhạt hay độ sáng của từng loại
màu. Mỗi màu đều bao hàm những sắc độ khác nhau. Một màu nào đó nếu
được pha thêm màu trắng hoặc màu đen sẽ có sự thay đổi về sắc độ. Ta có thể
đem màu đen pha với một lượng màu trắng ngày càng gia tăng, để được một
dải màu xám, dải màu này làm thang sắc độ để đo độ sáng của mọi hiện tượng
màu (Hình 1.12).

-

Sắc điệu: Sắc điệu là thuật ngữ nêu lên sự biến thiên về sắc của màu hữu sắc.

Hình 1.12: Sắc độ.

Trong quang phổ ta đã thấy mỗi loại màu đều có sự chuyển biến sắc, từ dễ phân
biệt đến khó phân biệt với màu ở bên cạnh. Đó là những sắc điệu khác nhau của một
màu. Ví dụ màu đỏ có đỏ cờ dễ nhận biết nhất, đỏ cam nghiêng về phía màu da cam,
đỏ tím nghiêng về phía màu tím. Màu tím có tím chàm nghiêng về phía lam, tím đỏ
nghiêng về phía đỏ.
Sắc điệu và sắc độ có mối quan hệ tương biến. Trong một vòng nhiều màu, ta dễ
nhận ra sự chuyển dịch về sắc điệu có liên quan đến sự thay đổi về sắc độ và ngược

lại. Ví dụ từ màu vàng chanh đến màu vàng thư, rồi vàng nghệ, sắc điệu ngả dần về
phía màu cam, sắc độ cũng giảm dần độ sáng.


25

BÀI

7:

VẼ TĨNH VẬT BẰNG HÒA

SẮC TỰ DO

BÀI

5:

VẼ TĨNH VẬT

BẰNG HÒA SẮC TƯƠNG ĐỒNG LẠNH

25

Màu đen, trắng, xám không có sắc điệu mà chỉ bao gồm những sắc độ khác nhau.
Thuật ngữ sắc điệu còn để chỉ xu hướng chung về hòa sắc trong một bố cục, ví dụ sắc
điệu của một sắc loại, sắc điệu nóng, sắc điệu trầm. v.v...
1.3.3 Những yếu tố đặc trưng của màu sắc
- Sắc loại: Sắc loại là đặt trưng tiêu biểu nhất của màu hữu sắc. Ta phân biệt
trong quang phổ mặt trời các sắc đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím với bản

chất vật lý là các bước sóng khác nhau. Sắc của ba màu gốc là các sắc nguyên,
sắc của những màu còn lại là sắc trung tính. Từ các sắc cơ bản đó lại có những
biểu hiện phong phú về sắc điệu.
-

Độ thuần (độ no, bão hòa): Có thể coi độ thuần là lượng sắc tố hàm chứa
trong một đơn vị diện tích hay dung tích màu. Một đơn vị màu có độ thuần cao
là do trên một diện tích hoặc trong một dung tích màu chỉ bão hòa một loại sắc
tố, tức là một phần tử màu nào đó.

Một đơn vị màu có độ thuần không cao là do hai tình huống: Hoặc có sự pha trộn
của hai loại sắc tố trở lên, hoặc chỉ có một loại sắc tố nhưng lại không phủ kín một bề
mặt hay không bão hòa trong một dung tích màu. Ví dụ, trộn màu đỏ với một màu
khác, màu đỏ này sẽ giảm độ thuần. Cũng như vậy, đem màu đỏ chấm thành những
chấm trên nền giấy trắng, hoặc vạch thành những đường trên nền giấy đen: Màu
trắng hoặc màu đen của nền giấy sẽ đan xen vào màu đỏ, làm giảm độ thuần.
-

Độ rực (độ tươi, độ chói): Độ rực là cường độ kích thích của màu đối với mắt nhìn.
Khái niệm này không được đề cập trong khoa học màu sắc, nhưng lại rất cần thiết
đối với mỹ thuật. Màu trong quang phổ mặt trời có độ rực gần như nhau. Còn
những chất màu nhân tạo thường không thể sánh với màu quang phổ, chúng
thường khác nhau về độ tươi chói đối với mắt nhìn. Những màu tương đối tươi là
vàng, đỏ, lam, những màu tương đối trầm là lục, chàm, tím. Khi ta muốn cho một
màu nào đó càng tươi, rực hơn thì phải pha thêm màu khác. Ví dụ muốn có màu đỏ
tươi thì thường lấy màu đỏ pha với màu vàng chanh, muốn có màu lam tươi thì lấy
màu lam pha với màu trắng và một chút vàng chanh, muốn có màu lục tươi thì lấy
màu lam pha với màu vàng. Như vậy về nguyên lý mà nói thì đã làm cho độ thuần
giảm đi, nhưng những màu ấy lại rực chói lên nhiều.



×