Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Các biện pháp phòng bệnh lao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.13 KB, 3 trang )

DỰ PHÒNG LAO BẰNG BCG VACCIN
• BCG vaccin được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng
• BCG vaccin là vaccin sống giảm độc lực
• Nguyên lý: Khi tiêm BCG vaccin cơ thể sẽ hình thành đáp ứng miễn dịch chống vi
khuẩn lao → Tiêu diệt vi khuẩn lao
Cơ sở miễn dịch học
• M. tuberculosis và BCG tương tự nhau về gen và tính chất miễn dịch
• BCG vaccin sống gây ra đáp ứng miễn dịch chống vi khuẩn lao.
• Đáp ứng MD do BCG có thể kiểm soát sự nhân lên của vk lao trong cơ thể, làm giảm
tình trạng nhiễm lao chuyển sang bệnh lao.
Chỉ định
• Những người chưa nhiễm lao: trẻ sơ sinh, tiêm vét ở trẻ < 1 tuổi
• Những nước có tỷ lệ mắc lao cao tiêm càng sớm càng tốt
Thận trọng:
• Trẻ đẻ non
• Trẻ đang nhiễm khuẩn cấp
• Sau nhiễm cúm, sởi
• Nhiễm HIV có triệu chứng LS
Biến chứng
• Nốt loét nơi tiêm to, làm mủ
• Viêm hạch nách hoặc hạch thượng đòn.
PHÒNG BỆNH LAO BẰNG HOÁ TRỊ LIỆU
- Lợi ích: giảm 90% nguy cơ nhiễm lao thành bệnh lao ở những người nhiễm lao
tiềm tàng.
- Đối tượng sử dụng dự phòng lao bằng INH ở Việt Nam 40


• Người nhiễm HIV (người lớn và trẻ em) đã được sàng lọc hiện không mắc bệnh lao tiến
triển.

2




• Trẻ em dưới 5 tuổi tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây là bệnh nhân lao phổi AFB(+).
Phác đồ:
• INH liều dùng 5 mg/kg/ngày (tối đa 300 mg/ngày), uống một lần hàng ngày
• Phối hợp vitamin B6: 25mg/ngày.
• Thời gian điều trị 9 tháng
PHÒNG LÂY NHIỄM LAO TRONG CÁC CƠ SỞ Y TẾ
• Thông gió nơi làm việc
• Giáo dục thay đổi hành vi của bệnh nhân
• Khấu trang cho nhân viên y tế
• Giảm tiếp xúc nguồn lây
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM Ở HỘ GIA ĐÌNH
- Người bệnh phải tuân thủ điều trị lao theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc để đạt hiệu
quả điều trị, tránh nguy cơ lây nhiễm (đặc biệt là khi còn ho khạc ra vi khuẩn lao, có xét
nghiệm đờm AFB dương tính)
- Tránh lây nhiễm lao cho người xung quanh:
+ Dùng khẩu trang hoặc ít nhất có khăn che miệng khi tiếp xúc nói chuyện với người
khác, khi hắt hơi, ho.
+ Không khạc nhổ bừa bãi, khạc đờm vào khăn giấy rồi đốt, rửa tay xà phòng thường
xuyên.
- Đảm bảo vệ sinh môi trường nơi ở của người bệnh: Thông khí tự nhiên (cửa ra vào, cửa
sổ, ô thoáng), có ánh nắng.
- Thường xuyên phơi nắng đồ dùng cá nhân, chiếu, chăn, màn.

3




×