Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH NGÂN HÀNG

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

SVTT: Dư Thị Hoàng Yến
MSSV: 1254042578
Ngành: Tài chính-Ngân hàng
GVHD: Th.S Vũ Bích Ngọc
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn – cô Vũ Bích Ngọc đã tận
tình giúp đỡ, sửa đổi và góp ý cho em để em có thể hoàn thành bài khóa luận. Em cũng
xin gửi lời cảm ơn các thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy cho em trong suốt quá trình học tập
và rèn luyện tại trường Đại học Mở Tp.Hồ Chí Minh để em có kiến thức hoàn thành khóa
luận và làm hành trang bước vào đời.
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, với những hạn chế vềà khả năng cũng như
kinh nghiệm thực tiễn nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất
cảm kích khi nhận được sự đóng góp ý kiến từ quý thầy cô để bài khóa luận được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

TP.Hồ Chí Minh, ngày….tháng….năm 2016
Sinh viên thực hiện



Dư Thị Hoàng Yến


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

TỪ VIẾT TẮT

NGHĨA ĐẦY ĐỦ

1

NHTM

Ngân hàng thương mại

2

NHTMNN

Ngân hàng thương mại Nhà nước

3

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

4


NHNN

Ngân hàng Nhà nước

5

TCTD

Tổ chức tín dụng

6

OLS

Ordinary Least Squares

iii


MỤC LỤC

1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ............................................................................. 1
1.1

Lý do chọn đề tài .......................................................................................................................1

1.2


Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................................1

1.3

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................2

1.4

Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................................2

1.5

Kết cấu khóa luận......................................................................................................................3

2 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY ............................................................................. 4
2.1

Tình hình số lượng các ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn 2008-2014 ......................4

2.2

Tình hình tài sản của hệ thống NHTM Việt Nam ............................................................5

2.3

Tình hình nguồn vốn của hệ thống NHTM Việt Nam ....................................................7

2.3.1


Vốn huy động ................................................................................................... 7

2.3.2

Vốn điều lệ ....................................................................................................... 9

2.4

Tình hình tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam.......................................................11

2.5

Tình hình hiệu quả hoạt động ..............................................................................................13

2.6

Tình hình nợ xấu ................................................................................................................ 1615

3 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM...............................1817
3.1

Cơ sở nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của NHTM .............................................. 1817

3.1.1

Khái niệm về hiệu quả hoạt động...............................................................1817

3.1.2


Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt đông ........................................................ 1817

3.1.3

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại1918

3.1.4

Tổng quan các nghiên cứu có liên quan ..................................................... 2221

3.2

Trình tự thực hiện nghiên cứu ........................................................................................ 2625

3.3

Xây dựng mô hình nghiên cứu ................................................................................... 282627

3.3.1

Mô hình .................................................................................................. 282627

3.3.2

Đo lường các biến độc lập...................................................................... 302829

3.4

Phân tích kết quả nghiên cứu ...................................................................................... 333132


3.4.1

Phân tích thống kê mô tả ........................................................................ 333132

3.4.2

Phân tích ma trận hệ số tương quan ....................................................... 363334

3.4.3

Kết quả mô hình hồi quy và thảo luận ................................................... 393636
iv


3.4.4

Đánh giá độ phù hợp của mô hình ......................................................... 433838

3.4.5

Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ..................................................... 433838

3.4.6

Nhận xét kết quả nghiên cứu .................................................................. 443939

3.4.7

Thảo luận kết quả nghiên cứu ................................................................464141


4 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ................. 504545
4.1

Kết luận ............................................................................................................................. 504545

4.2

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại . 514646

4.2.1

Xây dựng cơ cấu tài chính hợp lý .......................................................... 514646

4.2.2

Kiểm soát tỷ lệ LDR và xử lý nợ xấu .................................................... 524747

4.2.3

Giảm tỷ lệ tổng chi phí/tổng doanh thu .................................................. 555050

4.3

Hạn chế của đề tài .......................................................................................................... 575252

5

Tài liệu tham khảo ...............................................................................................585353


6

PHỤ LỤC ............................................................................................................ 615656

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng các ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn 2008-2014 ............................. 44
Bảng 2.2 Tổng tài sản Vietinbank và một số ngân hàng trong khu vực năm 2013............ 77
Bảng 2.3: Vốn cổ phần của CTG và một số ngân hàng trong khu vực .......................... 1010
Bảng 3.1: Kỳ vọng tác động của các biến độc lập sử dụng trong mô hình: ................... 3028
Bảng 3.2: Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát...................................................... 3331
Bảng 3.3: Ma trận hệ số tương quan .............................................................................. 3733
Bảng 3.4: Kết quả hồi quy cho mô hình (1) với biến phụ thuộc là ROA ....................... 3936
Bảng 3.5: Kết quả hồi quy cho mô hình (2) với biến phụ thuộc là ROE ....................... 4137
Bảng 3.6: Kết quả kiểm định nhân tố phóng đại phương sai ......................................... 4439
Bảng 3.7: So sánh chiều hướng tác động theo kỳ vọng với kết quả thực nghiệm với mô
hình (1) có biến phụ thuộc là ROA ................................................................................ 4641
Bảng 3.8: So sánh chiều hướng tác động theo kỳ vọng với kết quả thực nghiệm với mô
hình (2) có biến phụ thuộc là ROE ................................................................................. 4843
Bảng 2.1: Số lượng các ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn 2008-2014 ................................................. 4
Bảng 2.2 Tổng tài sản Vietinbank và một số ngân hàng trong khu vực năm 2013.................................. 7
Bảng 2.3: Vốn cổ phần của CTG và một số ngân hàng trong khu vực ................................................ 10
Bảng 3.1: Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát ...................................................................... 32
Bảng 3.2: Ma trận hệ số tương quan .......................................................................................... 34
Bảng 3.3: Kết quả hồi quy cho mô hình (1) với biến phụ thuộc là ROA .............................................. 36
Bảng 3.4: Kết quả hồi quy cho mô hình (2) với biến phụ thuộc là ROE .............................................. 37
Bảng 3.5: Kết quả kiểm định nhân tố phóng đại phương sai ........................................................... 39


Field Code Changed

Bảng 3.6: So sánh chiều hướng tác động theo kỳ vọng với kết quả thực nghiệm với mô hình (1) có biến
phụ thuộc là ROA .................................................................................................................... 41
Bảng 3.7: So sánh chiều hướng tác động theo kỳ vọng với kết quả thực nghiệm với mô hình (2) có biến
phụ thuộc là ROE..................................................................................................................... 43

Formatted: Default Paragraph Font, Font: (Default) +Body
(Calibri), 11 pt, Check spelling and grammar

Formatted: Font: (Default) Times New Roman, 13 pt
Formatted: Font: (Default) Times New Roman, 13 pt

Formatted: Font: (Default) Times New Roman, 13 pt
Formatted: Font: (Default) Times New Roman, 13 pt
Formatted: Font: (Default) Times New Roman, 13 pt
Formatted: Font: (Default) Times New Roman, 13 pt
Formatted: Default Paragraph Font, Font: (Default) +Body
(Calibri), 11 pt, Check spelling and grammar
Formatted: Default Paragraph Font, Font: (Default) +Body
(Calibri), 11 pt, Check spelling and grammar
Formatted: Default Paragraph Font, Font: (Default) +Body
(Calibri), 11 pt, Check spelling and grammar
Formatted: Default Paragraph Font, Font: (Default) +Body
(Calibri), 11 pt, Check spelling and grammar
Formatted: Default Paragraph Font, Font: (Default) +Body
(Calibri), 11 pt, Check spelling and grammar

Formatted: Default Paragraph Font, Font: (Default) +Body

(Calibri), 11 pt, Check spelling and grammar
Formatted: Default Paragraph Font, Font: (Default) +Body
(Calibri), 11 pt, Check spelling and grammar
Formatted: Default Paragraph Font, Font: (Default) +Body
(Calibri), 11 pt, Check spelling and grammar
Formatted: Default Paragraph Font, Font: (Default) +Body
(Calibri), 11 pt, Check spelling and grammar
Formatted: Font: 13 pt

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Thị phần tài sản hệ thống ngân hàng năm 2014 ................................................... 5
Hình 2.2: Tình hình tăng trưởng tài sản một số NHTM 2013-2014 .................................... 6
Hình 2.3: Tình hình tăng trưởng huy động vốn hệ thống ngân hàng 2008-2014 ................. 7
Hình 2.4: Vốn điều lệ của 37 NHTM Việt Nam tính đến đầu tháng 7/2014 ....................... 9
Hình 2.5 Tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam 2008-2014 ..................... 11
Hình 2.6 Thị phần tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2013 ........... 12
Hình 2.7: Tỷ suất sinh lợi ROA và ROE trung bình ngành giai đoạn 2009-20014 ........... 13
Hình 2.8: So sánh tỷ lệ ROA và ROE giữa nhóm NH nội địa và NH nước ngoài............. 14
Hình 2.9: Tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng 2008-2014 ......................................... 1615
Hình 2.10: Cơ cấu nợ xấu theo khối ngân hàng .............................................................1716
Hình 4.1: Các phần chi phí hoạt động của hệ thống ngân hàng 2012 ........................ 565151

vii


1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 Lý do chọn đề tài

Toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại đã và đang là xu thế chung của thế giới. Quá trình
toàn cầu hóa tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế của mỗi quốc gia và mang đến những cơ
hội cũng như thách thức cho đất nước, đặc biệt là các nước đang phát triển và hội nhập,
trong đó có Việt Nam.
Việc Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế lớn trên thế giới và khu vực như Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế Á-Âu (ASEM), Diễn đàn hợp
tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Hiệp
định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã mở rộng cánh cửa thu hút dòng vốn
đầu tư nước ngoài thời gian qua.
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tập đoàn đa
quốc gia, các ngân hàng nước ngoài đã thâm nhập vào thị trường kinh tế nước ta ngày
càng sôi động. Khi thị trường kinh tế phát triền, kéo theo nhiều cơ hội và sức ép cho thị
trường tài chính, đặc biệt đối các Ngân hàng thương mại. Với vai trò là định chế tài chính
trung gian, các ngân hàng thương mại Việt Nam ngày càng phải cạnh tranh gay gắt không
chỉ với các ngân hàng trong mà còn với các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, các trung
gian tài chính phi ngân hàng. Do đó, để tồn tại và phát triển, việc làm thế nào để duy trì
hoạt động hiệu quả, tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng là mục tiêu vô cùng quan trọng của
mỗi ngân hàng.
Từ thực tế đó, việc xem xét phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của
các ngân hàng thương mại Việt Nam là vấn đề cần được quan tâm để từ đó các ngân hàng
có biện pháp tăng cường hiệu quả hoạt động và Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước kịp thời
đưa ra các chính sách phù hợp. Đó là lý do em chọn đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về việc đo lường hiệu
quả hoạt động của các ngân hàng thương mại nhằm xây dựng mô hình phân tích định
lượng các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt
Nam.
Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt

Nam giai đoạn 2008-2014 và phân tích nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động dựa trên cơ sở mô hình phân tích định lượng.
1


Đưa ra giải pháp phù hợp nhằm giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động, hạn chế rủi
ro và tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời góp phần phát triển ngành ngân
hàng, đưa nền tài chính đất nước ổn định, vững mạnh hơn trong những năm tới.
1.3

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thống kê, thu thập số liệu: thu thập số liệu qua internet.
Phương pháp diễn dịch và quy nạp: phân tích, so sánh số liệu qua từng kì, xu hướng,
biến động.
Phương pháp định lượng: Sử dụng mô hình hồi quy Pooled-OLS nhằm phân tích các
yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại.
Sử dụng phần mềm Excel, Eview 8 để thống kê số liệu, chạy và kiểm định mô hình đã
xây dựng.

1.4 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài xem xét các yếu tố đã được xây dựng ở mô hình định lượng tác động như thế nào
đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Cụ thể dựa trên bộ số
liệu có tính đồng bộ, đầy đủ từ năm 2008 đến 2014 của 22 ngân hàng thương mại Việt
Nam bao gồm:
Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Á Châu
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội
Ngân hàng TMCP Bản Việt
Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh
Ngân hàng TMCP Quân Đội
Ngân hàng TMCP Đông Á
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
Ngân hàng TMCP Nam Á
2


Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam
Ngân hàng TMCP Quốc tế
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á
Ngân hàng TMCP Kiên Long
Ngân hàng TMCP Phương Đông Việt Nam
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP An Bình
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương
Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex

1.5 Kết cấu khóa luận
Kết cấu chính của đề tài gồm 4 chương
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan về tình hình hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam
Chương 3: Cơ sở nghiên cứu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động của các NHMT Việt Nam
Chương 4: Kết luận và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM
Việt Nam
Và các danh mục hình ảnh, bảng biểu, phụ lục khác.


3


2 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG
CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM
NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
2.1 Tình hình số lượng các ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn 20082014
Bảng 1Bảng

2.1: Số lượng các ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn 2008-2014

Loại ngân hàng
Ngân hàng thương mại Nhà nước
Ngân hàng Chính sách xã hội
Ngân hàng TMCP
Ngân hàng liên doanh
Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài
Ngân hàng 100% vốn nước ngoài
Tổng cộng

2008
5
2
40
5
39
5
96


2009
5
2
37
5
40
5
94

2010
5
2
37
5
48
5
102

Năm
2011
5
2
35
4
50
5
101

2012
5

2
34
4
49
5
99

2013
5
2
33
4
53
5
102

2014
5
2
33
4
47
5
96

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên 2008-2014 NHNN sbv.gov.vn

Từ năm 2008 đến năm 2014, số lượng ngân hàng thương mại cổ phần có xu hướng giảm.
Từ 40 ngân hàng năm 2008 xuống còn 33 ngân hàng năm 2014. Điều này xuất phát từ
việc triển khai Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015 đã được Thủ

tướng Chính phủ phê duyệt buộc các ngân hàng yếu kém phải thực hiện tái cơ cấu thông
qua các biện pháp như hợp nhất (điển hình là 3 ngân hàng SCB, Ficombank,
TinnghiaBank), sáp nhập (như Habubank vào SHB) và tự tái cơ cấu (TienphongBank).
Trong khi đó, hoạt động của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài ngày càng mở rộng tại
Việt Nam, cho thấy sức hút của ngành ngân hàng Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước
ngoài. Tuy nhiên điều đó cũng làm gia tăng sức ép cạnh tranh lên các ngân hàng trong
nước. Các ngân hàng nội địa không đủ mạnh về tiềm lực tài chính cũng như năng lực có
thể đối mặt với nguy cơ mất thị phần, sự thâu tóm từ phía các ngân hàng nước ngoài.
Khi so sánh số lượng ngân hàng ở Việt Nam với các nước phát triển hơn như Hàn Quốcquốc gia phát triển, có quy mô kinh tế lớn hơn Việt Nam gấp nhiều lần cũng chỉ có
khoảng 20 ngân hàng; Thái Lan có dân số tương đồng Việt Nam cũng có không quá 20
ngân hàng. (Cao Văn Đức, 2015).

4


2.2 Tình hình tài sản của hệ thống NHTM Việt Nam
Hình 1Hình

2.1: Thị phần tài sản hệ thống ngân hàng năm 2014
ĐVT: %

1%

1%

NHTMNN
11%

NHTMCP
44%


43%

NH liên doanh,
nước ngoài
Cty tài chính, cho
thuê tài chính
TCTD hợp tác xã

Nguồn: Báo cáo thường niên 2014 Ngân hàng Nhà nước

Trong những năm qua các ngân hàng không ngừng mở rộng quy mô hoạt động. Tính đến
cuối năm 2014, tổng tài sản của toàn hệ thống ngân hàng đạt 6.514,9 nghìn tỷ đồng, tăng
12,2% so với năm 2013. Trong đó, tổng tài sản của khối NHTM Nhà nước là 2.876,17
nghìn tỷ đồng, tăng 14,82% so với cuối năm trước, chiếm 44% tổng tài sản toàn hệ thống;
tổng tài sản khối NHTM cổ phần đạt gần 2.781 nghìn tỷ đồng, tăng 13,1%, chiếm 43%
tổng tài sản toàn hệ thống. Chỉ có nhóm ngân hàng liên doanh, nước ngoài là giảm tài sản
trong năm 2014, giảm 0,42% so với năm 2013.
Ta đã biết, tài sản của ngân hàng hình thành từ nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Do đó sự
tăng trưởng tài sản đến từ việc gia tăng vốn chủ sở hữu hoặc tăng trưởng vốn huy động
trong thời gian qua.

5


Hình 2Hình

2.2: Tình hình tăng trưởng tài sản một số NHTM 2013-2014

ĐVT: triệu đồng

0

ĐVT: %
2

4

6

8

10

12

700,000,000

40.00%

600,000,000

30.00%

500,000,000
400,000,000
300,000,000

25.00%

23.03%

18.59%

17.69%

14.73%

-

17.61%

11.15%
7.81%

200,000,000
100,000,000

35.00%

34.62%

-2.56%
-5.15%

15.00%
10.00%

10.70%

2013


20.00%
2014

5.00%
0.00%
-5.00%

Tốc độ
tăng trưởng

-10.00%

Nguồn: tác giả tự tính toán dựa vào số liệu các BCTC của các ngân hàng

Dựa vào biểu đồ, ta thấy các ngân hàng đều tăng trưởng tổng tài sản ở mức tương đối. Có
VPB là tăng trưởng tài sản cao nhất, tổng tài sản VPB tăng 34,62% so với năm 2013.
Nhóm ngân hàng quốc doanh cũng tích cực tăng trưởng tài sản trong năm 2014. Cá biệt
có Eximbank (EIB) và Maritimebank (MSB) bị sụt giảm tài sản. MSB bị giảm 2,56%
tổng tài sản so với 2013, trong khi EIB bị giảm tới 5,15% tổng tài sản so với 2013. Tỷ lệ
tăng trưởng cao trong các năm trước nhưng lại thiếu bền vững đã dẫn đến mức độ rủi ro
gia tăng ở một số ngân hàng.
Mặc dù tăng trưởng tài sản liên tục trong các năm qua, tuy nhiên khi so sánh với các ngân
hàng trong khu vực thì ngay cả Vietinbank-ngân hàng có quy mô tổng tài sản lớn nhất
cũng còn rất khiêm tốn.

6


Bảng 2Bảng


2.2 Tổng tài sản Vietinbank và một số ngân hàng trong khu vực năm 2013

Nguồn: baomoi.com

2.3 Tình hình nguồn vốn của hệ thống NHTM Việt Nam
2.3.1 Vốn huy động
Hình 3Hình

2.3: Tình hình tăng trưởng huy động vốn hệ thống ngân hàng 2008-2014
50.00%
40.00%
30.00%
20.00%
10.00%
0.00%
-10.00%
-20.00%

2008 2009 2010
Tổng huy động vốn 22.84% 29.88% 36.24%
Huy động vốn VND 21.38% 30.07% 41%
Huy động vốn USD 27.74% 29.29% 20.95%

2011 2012 2013 2014
12.40% 17.90% 19.90% 17%
14.60% 25.10% 20.60% 19.20%
4.10% -11.80% 15.70% 3.10%

Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN


Huy động vốn tăng trưởng liên tục từ năm 2008 đến 2010. Từ mức tăng trưởng 22,84%
của năm 2008 lên 36,24% trong năm 2010. Trong đó huy động bằng VND năm 2008 đạt
21,38% thì đến năm 2010, con số này lên đến 41%. Do việc NHNN ban hành thông tư số
12/2010/TT-NHNN về việc TCTD thực hiện cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất
thỏa thuận đối với khách hàng. Điều này đã tạo điều kiện cho khách hàng cá nhân, doanh
7


nghiệp vay vốn và cũng giúp ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay. Đặc biệt trong năm
2010, nhu cầu vay vốn để phục vụ hoạt động sản xuất tăng cao do thời điểm kinh tế khởi
đầu phục hồi hậu khủng hoảng. Vì vậy, các ngân hàng tích cực đẩy mạnh hoạt động cho
vay nhằm gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Để tăng khả năng cho vay, các ngân hàng
phải tăng lãi suất huy động nhằm kích thích nhu cầu của người gửi tiền, thu hút được
dòng vốn.
Sang năm 2011, tăng trưởng huy động vốn toàn hệ thống chỉ đạt 12,4% thấp hơn mức
36,24% của năm 2010. Nguyên nhân đến từ cuộc chạy đua lãi suất huy động giai đoạn
trước khiến các ngân hàng nhỏ gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn do kém lợi thế cạnh
tranh. Cũng trong năm 2011, lạm phát tăng cao tạo tâm lý lo ngại đồng tiền VND mất giá,
cộng với việc thị trường vàng liên tục tăng mạnh, tỷ giá USD tăng khiến cho người dân
chuyển sang lựa chọn kênh đầu tư vàng và USD để có tỷ suất sinh lợi cao hơn. Có thể
thấy tăng trưởng huy động VND giảm mạnh, xuống chỉ còn 14,6% năm 2011, năm trước
đó là 41%.
Đối với tăng trưởng huy động vốn USD chỉ đạt 4,1% vào năm 2011, sụt giảm đáng kể so
với mức 20,98% năm 2010 do NHNN ban hành Thông tư số 14/2011/TT-NHNN quy
định lãi suất vốn huy động tối đa bằng USD của tổ chức, cá nhân tại các TCTD từ 3%
xuống 2%/năm để giảm bớt tình trạng đô la hóa trong giai đoạn lạm phát tăng cao.
Đến năm 2012 tăng trưởng huy động vốn đã được cải thiện, đạt 17,9% , cao hơn so với
12,4% của năm 2011. Trong đó huy động vốn VND tăng 25,1%, cao hơn mức tăng 14,6%
vào năm 2010, cho thấy kênh đầu tư tiền gửi VND vẫn thu hút. Tuy lãi suất danh nghĩa
được NHNN điều chỉnh giảm, nhưng do lạm phát được kiểm soát nên vẫn đảm bảo lãi

suất thực dương cho người gửi tiền. Bên cạnh đó các kênh đầu tư khác đã kém hấp dẫn
với người dân như thị trường bất động sản ảm đạm, thị trường chứng khoán khó khăn,
còn thị trường vàng thì việc Chính phủ ban hành Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về việc
độc quyền vàng miếng đã góp phần kiểm soát số lượng vàng lưu thông, ổn định tỷ giá
vàng, tránh hiện tượng người dân đổ xô đi mua vàng.
Trong năm 2012, huy động USD giảm mạnh, giảm 11,8% so với năm 2012 do lãi suất
huy động VND cao hơn USD trong khi tỷ giá ổn định nên người dân có xu hướng bán
USD để lấy tiền VND gửi tiết kiệm.
Huy động vốn năm 2013 tăng 19,9%, cao hơn mức 17,9% năm 2012. Trong đó tiền gửi
ngoại tệ tăng 15,7% do nguồn cung từ thương mại, đầu tư quốc tế tăng cao. Tăng trưởng
huy động vốn VND trong năm 2013 giảm nhẹ so với 2012, đạt 20,6%.
Năm 2014, huy động vốn tăng 17%, trong đó huy động VND tăng 19,2%, huy động ngoại
tệ tăng 3,1%. Tuy mức tăng thấp hơn 2012-2013 nhưng vẫn khá tốt trong điều kiện lãi
suất được điều chỉnh giảm.

8

Formatted: Justified


2.3.2 Vốn điều lệ
Hình 4Hình

2.4: Vốn điều lệ của 37 NHTM Việt Nam tính đến đầu tháng 7/2014
ĐVT: Tỷ đồng

Nguồn: cafef.vn

9



Có 5 ngân hàng có vốn điều lệ trên 10.000 tỷ đồng trong 37 ngân hàng. 4 NHTM quốc
doanh là Vietinbank, Agribank, BIDV và Vietcombank có vốn điều lệ cao nhất và chiếm
đến 38% tổng vốn điều lệ.
Theo tính toán, độ lệch chuẩn vốn điều lệ của các ngân hàng khá lớn là 8.629, cho thấy sự
chênh lệch khá lớn vốn điều lệ giữa các ngân hàng. Số lượng các ngân hàng ở Việt Nam
nhiều và quy mô còn rất thấp so với các nước trong khu vực. Ngay cả Vietinbank (CTG)
có vốn điều lệ cao nhất trong 37 ngân hàng nhưng cũng không thể so sánh với các ngân
hàng trong khu vực (bảng 2.3). Do vậy, với những ngân hàng có vốn điều lệ nhỏ sẽ gặp
nhiều khó khăn trong việc cung ứng vốn cho các dự án, đặc biệt giai đoạn Việt Nam hội
nhập sâu rộng thì việc cung ứng vốn cho các dự án nước ngoài.
Bảng 3Bảng

2.3: Vốn cổ phần của CTG và một số ngân hàng trong khu vực

Ngân hàng
DBS Group
UOB (United Overseas Bank)
Maybank
Siam Commercial Bank
Vietinbank

Quốc gia
Singapore
Singapore
Malaysia
Thái Lan
Việt Nam

Giá trị cổ phần hóa

(tỷ USD)
30,7
25,1
24,3
25,1
2,4

Nguồn: Báo cáo ngành ngân hàng Việt Nam tháng 1 năm 2014 VPBS

10


2.4 Tình hình tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam
Hình 5Hình

2.5 Tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam 2008-2014
ĐVT: %

Tăng trưởng tín dụng
40.00%
35.00%
30.00%
25.00%
20.00%
15.00%
10.00%
5.00%
0.00%

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Tăng trưởng tín dụng 25.38% 37.53% 31.19% 14.40% 9.10% 12.51% 14.16%

Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Nhà nước

Tín dụng tăng trưởng cao trong các năm 2008-2009-2010 lần lượt là
25,38%;37,53%;31,19%. Trong giai đoạn này NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ nới
lỏng thận trọng, điều chỉnh hạ lãi suất cho vay. Đồng thời thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất
cho vay giúp các doanh nghiệp ổn định sản xuất. Thêm việc NHNN hạ tỷ lệ dữ trữ bắt
buộc đã góp phần tạo điều kiện cho các ngân hàng tăng khả năng cho vay, các doanh
nghiệp thuận lợi tiếp cận vốn vay hơn. Tuy nhiên việc tín dụng tăng trưởng quá cao dẫn
đến những hệ luy cho ngân hàng như nợ xấu, mất thanh khoản…Vì vậy sang 2011 NHNN
đã thực hiện biện pháp điều hành kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng thông qua việc
tăng lãi suất và hạ tỷ lệ dữ trữ bắt buộc cho nên con số tăng trưởng tín dụng 2011 đã giảm
so với 2010, đạt 14,4%. Tăng trưởng tín dụng sang năm 2012 tiếp tục thấp hơn so với
2011, đạt 9,1% do NHNN tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, kiểm
soát tốc độ tăng tín dụng chỉ từ 15-17%.
Đến năm 2013, trên cơ sở diễn biến lạm phát được kiềm chế, NHNN chủ trương giảm lãi
suất để tháo dỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn vay phục vụ sản
xuất kinh doanh. Đồng thời giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc để mở rộng tín dụng một cách an
toàn, hiệu quả. Do vậy tăng trưởng tín dụng năm 2013 đã cao hơn so với 2012, đạt
12,51%. Sang 2014 ,tăng trưởng tín dụng khá hơn so với 2013, đạt 14,16%. Do mặt bằng
lãi suất thị trường tiếp tục giảm, NHNN tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động,
linh hoạt nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng ở mức 12-14%.
11


Hình 6Hình

2.6 Thị phần tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2013


Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước, baomoi.com

NHTMNN vẫn chiếm lĩnh thị trường nhưng đang có xu thế mất dần thị phần cho các đối
thủ thuộc khối NHTMCP trong cả lĩnh vực huy động lẫn tín dụng.
Nếu như năm 2007, khối NHTMNN chiếm 60% thị phần tín dụng thì đến năm 2013, tỷ lệ
này giảm về mức dưới 45% và chỉ nhỉnh hơn một chút so với khối NHTMCP. Trong khi
đó, các NHTMCP tăng thị phần từ mức dưới 30% năm 2007 lên xấp xỉ gần bằng thị phần
của khối NHTMNN vào năm 2013. Chỉ trong vòng 6 năm, các NHTMCP đã giành được
hơn 15% thị phần từ tay các NHTMNN.
Cuộc cạnh tranh thị phần ngày càng gay gắt trong xu thế hội nhập quốc tế, quá trình tái cơ
cấu ngân hàng được đẩy nhanh để giải quyết nợ xấu. Thêm vào đó, khối NHTMNN tập
trung cho vay các tập đoàn, DNNN. Khối NHTMCP tập trung cho vay khách hàng cá
nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong khi các ngân hàng ngoại tích cực chào vay các
doanh nghiệp trong nước thì khối ngân hàng nội cũng tích cực tiếp cận doanh nghiệp FDI.
(Theo Gafin (2014), baomoi.com)

12


2.5 Tình hình hiệu quả hoạt động
Hình 7Hình

2.7: Tỷ suất sinh lợi ROA và ROE trung bình ngành giai đoạn 2009-20014
ĐVT: %

16.00%
14.56%
14.00%
11.86%


12.00%

10.34%

10.00%

ROA

8.00%

ROE
6.00%
5.18%

4.00%
2.00%

1.29%

1.09%

0.79%

0.49%

5.49%

0.51%

0.00%

2010

2011

2012

2013

2014

Nguồn: tổng hợp từ cafef.vn; kinhdoanh.vnexpress.net; finance.tvsi.com.vn

Trong giai đoạn qua, quy mô tài sản ngân hàng tuy có tăng nhưng hiệu quả hoạt động lại
giảm khiến lợi nhuận thấp do ảnh hưởng kinh tế suy yếu. Xu hướng đi xuống chung của
cả ROA và ROE bắt đầu từ năm 2011.
Dựa vào đồ thị, ta thấy sự biến động của ROA có xu hướng giảm từ 1,29% năm 2010
xuống 0,51% năm 2014.
Đối với ROE, đồ thị cho thấy ROE biến động mạnh trong giai đoạn 2010-2014, giảm từ
14,56% năm 2010 xuống chỉ còn 5,49% năm 2014. Xu hướng đi xuống chung của cả
ROA và ROE bắt đầu từ năm 2011.
Do tăng trưởng tín dụng cao ở giai đoạn 2008-2010 dẫn đến lạm phát tăng cao, lãi suất
cho vay bị đẩy lên cao những năm sau đó khiến các doanh nghiệp gặp nhiều áp lực trong
việc vay vốn. Thêm vào đó, các ngân hàng hạn chế cho vay đồng thời trích lập dự phòng
cao do lo ngại các khoản vay kém chất lượng và nợ xấu. Chênh lệch lãi suất cho vay và
huy động thấp, nợ xấu tăng cao, nền kinh tế suy yếu, thị trường tài chính khó khăn đã
khiến lợi nhuận của ngân hàng suy giảm.

13



Hình 8Hình

2.8: So sánh tỷ lệ ROA và ROE giữa nhóm NH nội địa và NH nước ngoài
ĐVT: %

12%
10%
8%
6%
4%
2%
0%

Nguồn: Báo cáo ngành ngân hàng Việt Nam của VPBS
NHTMNN
NHTMCP
NHLD,NHNNg

Nhìn chung, nhóm ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài có tỷ lệ ROA cao nhất
nhưng tỷ lệ ROE lại thấp nhất so với các ngân hàng nội địa Việt Nam. Điều này cho thấy
14


các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh sử dụng ít đòn bẩy tài chính hơn so
với các ngân hàng trong nước hay nói cách khác, các ngân hàng nội địa sử dụng nhiều nợ
hơn so với các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh.

15



2.6 Tình hình nợ xấu
Hình 9Hình

2.9: Tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng 2008-2014
ĐVT: %

Nợ xấu
5.00%
4.08%

4.00%

3.79%

3.50%
3.00%

3.30%

2.60%

3.25%
Nợ xấu

2.00%

2.14%

1.00%
0.00%

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Chỉ tiêu
Nợ xấu
Giá trị trung bình
Giá trị cao nhất
Giá trị thấp nhất

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
3,50% 2,60% 2,14% 3,30% 4,08% 3,79% 3,25%
3,24%
4,08%
2,14%
Nguồn: tạp chí Tài chính-Bảo hiểm số 2/2015, baoviet.com.vn

Tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng 2008-2014 có giá trị trung bình là 3,24%, tỷ lệ nợ
xấu thấp nhất vào năm 2010 là 2,14% và cao nhất là 4,08% vào năm 2012. Nguyên nhân
nợ xấu tăng quá cao vào năm 2012 đến từ việc tăng trưởng tín dụng cao thời gian trước
làm gia tăng rủi ro chấp nhận những khoản vay kém chất lượng. Thêm vào đó, công tác
thẩm định khoản vay, quyết định cho vay và quản lý sau vay còn nhiều bất cập ở một số
TCTD. Đồng thời, cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng đã kéo theo lãi suất cho vay
tăng cao khiến các doanh nghiệp chịu gánh nặng lãi vay, hơn nữa việc các doanh nghiệp
phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế, gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất dẫn
tới không trả được nợ vay.
Đến giai đoạn 2013-2014, nợ xấu giảm dần: nợ xấu năm 2013 giảm còn 3,79% và sang
năm 2014 là 3,25% chủ yếu do nỗ lực của NHNN kiểm soát tăng trưởng tín dụng, xử lý
nợ xấu và việc các ngân hàng tích cực bán nợ cho VAMC. Trong năm 2014, VAMC mua
84.000 tỷ đồng nợ xấu, nếu không có phần đóng góp này, tỷ lệ nợ xấu sẽ ở mức 5,3%.
(Cập nhật ngành ngân hàng 6T2015 và triển vọng nửa cuối năm của VCBS)
16



Hình 10Hình

2.10: Cơ cấu nợ xấu theo khối ngân hàng
ĐVT: tỷ đồng

140,000
120,000
100,000
74,132

80,000
47,437
60,000
40,000
20,000

46,988

47,704

2013

2014

NHTMNN

NHTMCP


Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh ở nhóm NHTMCP: từ 47.437 tỷ đồng năm 2013 lên đến 74.132
tỷ đồng vào năm 2014, tăng 56,27% so với năm 2013. Con số nợ xấu được bộc lộ đầy đủ
tại 2 ngân hàng âm vốn điều lệ là ngân hàng Xây dựng và ngân hàng Đại Dương đã đẩy
nợ xấu của nhóm NHTMCP tăng nhanh. Chỉ riêng ngân hàng Đại Dương với mức nợ xấu
45% năm 2014 (so với mức 2,97% năm 2013) đã đóng góp tới 13.515 tỷ đồng. (Trích
Cập nhật ngành ngân hàng 6T2015 và triển vọng nửa cuối năm VCBS). Nợ xấu ở nhóm
NHTMCP do chiến lược tăng trưởng nhanh trong các năm trước trong khi năng lực quản
trị rủi ro ở một số ngân hàng còn nhiều hạn chế.

17


3 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
3.1 Cơ sở nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của NHTM
3.1.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động
Theo Nguyễn Việt Hùng (2008), hiệu quả hoạt động có thể được hiểu ở hai khía cạnh như
sau:
(i) Khả năng biến đổi các đầu vào thành các đầu ra hay khả năng sinh lời hoặc giảm thiểu
chi phí để tăng khả năng cạnh tranh với các định chế tài chính khác.
(ii) Xác suất hoạt động an toàn của ngân hàng.
Theo định nghĩa trong cuốn "Từ điển Toán kinh tế, Thống kê, kinh tế lượng Anh- Việt"
trang 255 của PGS.TS Nguyễn Khắc Minh thì "hiệu quả-efficiency" trong kinh tế được
định nghĩa là "mối tương quan giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hóa và
dịch vụ" và "khái niệm hiệu quả được dùng để xem xét các tài nguyên được các thị trường
phân phối tốt như thế nào." Như vậy, có thể hiểu hiệu quả là mức độ thành công mà các
doanh nghiệp hoặc ngân hàng đạt được trong việc phân bổ các đầu vào có thể sử dụng và

các đầu ra mà họ sản xuất, nhằm đáp ứng một mục tiêu nào đó.” (Nguyễn Việt Hùng,
2008, tr.17-18)

3.1.2 Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt đông
Không riêng gì ngân hàng mà bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động đều hướng đến
mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Khả năng sinh lợi càng cao thể hiện hoạt động của ngân
hàng càng hiệu quả, nhờ đó giúp ngân hàng tăng cơ hội mở rộng thị phần, thu hút chủ đầu
tư.
Để đánh giá hiệu quả hoạt động thông qua khả năng sinh lợi, đề tài sử dụng hai chỉ tiêu
thông dụng đó là tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn
chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản (Return on total assets)
Tỷ số ROA được xác định bằng cách lấy lợi nhuận (ròng hoặc trước thuế) của doanh
nghiệp trong kỳ báo cáo chia cho bình quân giá trị tổng tài sản trong cùng kỳ. Đứng trên
góc độ chủ doanh nghiệp, ở tử số thường sử dụng lợi nhuận ròng dành cho cổ đông, trong
khi đứng trên góc độ chủ nợ thường sử dụng lợi nhuận trước thuế hơn là lợi nhuận ròng.
Trong công thức này, lợi nhuận được lấy số liệu từ báo cáo kết quả kinh doanh, trong khi
giá trị tổng tài sản lấy số liệu từ bảng cân đối kế toán nên phải tính bình quân.
18


×