Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đánh giá viên chức cuối năm đánh giá viên chức giáo viên thcs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.93 KB, 4 trang )

Phụ lục 03
dùng cho viên chức
Đơn vị : TRƯỜNG THCS LÂM KIẾT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh Phúc

PHIẾU ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI VIÊN CHỨC
Năm học: 2017-2018
Họ và tên: TRỊNH THỊ TỐ UYÊN
Chức danh nghề nghiệp: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Lâm Kiết
Hạng chức danh nghề nghiệp: Hạng III (V.07.04.12) Bậc: 2. Hệ số lương: 2.41
I. TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC, TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN
1. Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết
- Được phân công quản lý phòng máy, tổ phó chuyên môn và giảng dạy 16 tiết,
môn: Tin học khối 6,7,8,9. Có 279 HS: giỏi 124 (44.44%), khá 61 HS (21.86%), TB
94 HS (33.69%) không có học sinh yếu kém.
- Soạn đủ 04 giáo án (Tin 6,7,8,9), giáo án thể hiện đúng nội dung và phương
pháp giảng dạy. Làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác,
có hệ thống, vận dụng hợp lý các kiến thức thực tiễn.
- Trong năm học: Thao giảng 01 tiết, dự giờ 02 tiết, xếp loại (giỏi). Trong đó ứng
dụng CNTT 03 tiết xếp loại (giỏi) và tổ chức được 1 tiết dạy nghiên cứu bài học.
- Có tham gia giáo viên dạy giỏi cấp huyện (Kết quả: Đạt GVG cấp huyện).
- Có tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi (Kết quả: Đạt giải I cấp huyện, giải III
cấp tỉnh).
- Trong giảng dạy có sử dụng ĐDDH và trình chiếu làm tăng hiệu quả dạy học.
- Các kế hoạch dạy học được xây dựng theo hướng tích hợp dạy học với giáo
dục, phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh và môi
trường giáo dục; phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính
tích cực của học sinh.


- Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động và sáng tạo, phát triển năng lực tự học và tư duy của học sinh.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bảo đảm chính xác, toàn diện,
công bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh; sử
dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học.
- Trong quá trình giảng dạy đảm bảo ngày giờ công (không nghỉ), không đi trễ,
về sớm.


2. Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp
- Thương yêu học sinh, không dùng từ ngữ không phù hợp trong sư phạm.
- Đoàn kết nội bộ, luôn tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống tiêu cực trong
cuộc sống cũng như trong công tác.
- Luôn nêu cao tinh thần học và tự học để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, cũng
như kiến thức có liên quan đến chuyên môn của mình.
- Nêu cao tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy và trong công tác, bản thân xác
định rõ nhiệm vụ của mình và có ý thức trong công việc.
- Luôn chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành; có ý thức
tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà
giáo; sống trung thực, lành mạnh và là tấm gương tốt cho học sinh.
3. Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần họp tác với
đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức
- Có thái độ lịch sự, tôn trọng trong phục vụ, giao tiếp với nhân dân
- Trong quá trình công tác luôn cố gắng tạo ra sự đoàn kết với đồng nghiệp, với
học sinh. Cùng các đồng nghiệp góp phần xây dựng một tập thể nhà trường đoàn kết
trong quá trình hoạt động. Có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu
giáo dục.
- Trung thực trong công tác giảng dạy cũng như trong các báo cáo.
- Có tinh thần đoàn kết, hợp tác hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, cơ
quan, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; nêu cao tinh thần tương

thân, tương ái, giúp đỡ nhau trong công việc, trong sinh hoạt những lúc khó khăn.
- Gương mẫu trong công việc cũng như trong ứng xử, giao tiếp.
- Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với môi trường giáo dục; có tác
phong mẫu mực.
4. Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức
- Tham gia tốt công tác đoàn thể: tham gia đóng góp tốt các nguồn quỹ do công
đoàn vận động (mái ấm công đoàn), toạ đàm ôn lại truyền thống kỉ niệm ngày Quốc
tế phụ nữ (8/3). Cùng với chi đoàn nhà trường tham gia nguồn quỹ hỗ trợ giúp đỡ học
sinh nghèo khó khăn.
- Không xúc phạm danh dự, nhân phẩm của đồng nghiệp, nhân dân và học sinh.
- Luôn trung thực trong giảng dạy cũng như trong cách đánh giá học sinh và
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Có sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh và nhân dân trên địa bàn công tác.
- Hoàn toàn tin tưởng và thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương.
- Luôn vận động gia đình, người thân và nhân dân thực hiện đúng các quan
điểm, đường lối của Đảng pháp luật Nhà nước. Bảo vệ quyền lợi chính đáng của tập
thể, nhân dân.


II. TỰ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI
1. Ưu điểm

- Có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp.
- Tác phong chuẩn, có đạo đức tốt, lối sống trong sáng, lành mạnh.
- Trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình trong giảng dạy, đổi mới phương
pháp phù hợp với đối tượng học sinh.
- Quan hệ tốt với đồng nghiệp và mọi người nơi cư trú.
- Tham gia tốt các phong trào do Phòng, xã, trường tổ chức. Chấp hành tốt sự
phân công của lãnh đạo, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

- Đảm bảo ngày giờ công.
- Có một sáng kiến kinh nghiệm môn Tin học “Một số kinh nghiệm giúp học
sinh học tốt cú pháp các hàm trong Excel - Tin học 7” được hội đồng xét duyệt sáng
kiến kinh nghiệm huyện đánh giá áp dụng có hiệu quả.
2. Hạn chế: Chưa đẩy mạnh công tác tham mưu ý kiến với tổ chuyên môn.
3. Phân loại đánh giá: (Phân loại đánh giá theo 1 trong 4 mức sau: Hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, không hoàn thành
nhiệm vụ): Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Lâm kiết, ngày 17 tháng 05 năm 2018
Người tự nhận xét, đánh giá
(Ký và nghi rõ họ tên)

Trịnh Thị Tố Uyên

III. Ý KIẾN CỦA TẬP THỂ ĐƠN VỊ VÀ LÃNH ĐẠO TRỰC TIẾP QUẢN LÝ
1. Ý kiến của tập thể đơn vị nơi viên chức công tác
………………………………………………………………………………………………………………………………….....….......…..........…..


………………………………………………………………………………………………………………………………….....….......…..........…..
………………………………………………………………………………………………………………………………….....….......…..........…..
………………………………………………………………………………………………………………………………….....….......…..........…..

2. Nhận xét của lãnh đạo trực tiếp quản lý viên chức
………………………………………………………………………………………………………………………………….....….......…..........…..
………………………………………………………………………………………………………………………………….....….......…..........…..
………………………………………………………………………………………………………………………………….....….......…..........…..
………………………………………………………………………………………………………………………………….....….......…..........…..
………………………………………………………………………………………………………………………………….....….......…..........…..
………………………………………………………………………………………………………………………………….....….......…..........…..


Lâm kiết, ngày …… tháng …… năm……
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký tên, đóng dấu)

IV. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI VIÊN CHỨC CỦA CẤP CÓ THẨM QUYỀN
1. Nhận xét ưu, khuyết điểm
………………………………………………………………………………………………………………………………….....….......…..........…..
………………………………………………………………………………………………………………………………….....….......…..........…..
………………………………………………………………………………………………………………………………….....….......…..........…..
………………………………………………………………………………………………………………………………….....….......…..........…..

2. Kết quả đánh giá, phân loại viên chức: (Phân loại đánh giá theo 1 trong 4 mức
sau: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ,
không hoàn thành nhiệm vụ).
………………………………………………………………………………………………………………………………….....….......…..........…..
………………………………………………………………………………………………………………………………….....….......…..........…..
………………………………………………………………………………………………………………………………….....….......…..........…..
………………………………………………………………………………………………………………………………….....….......…..........…..
………………………………………………………………………………………………………………………………….....….......…..........…..

………………, ngày …… tháng …… năm……
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký tên, đóng dấu)




×