Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO TRONG TÁC PHẨM VỢ CHỒNG A PHỦ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.82 KB, 7 trang )

Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Tô Hoài đến nay đã dài nửa thế kỉ.
Ông là tác giả của hàng trăm đầu sách, hàng nghìn bài báo với những thể
loại phong phú đa dạng khác nhau. Ông là cây bút viết văn xuôi có số
lượng tác phẩm đồ sộ. Là một nhà văn, ông am hiểu về phong tục tập
quán các vùng miền. Vào những năm 1953 - 1954 của thế kỉ trước,
người yêu văn chương lại xôn xao nhắc đến tên tuổi của nhà văn Tô
Hoài với tập
“ Truyện Tây Bắc “ gồm bộ ba tác phẩm: “ Cứu
đất cứu mường “,
“ Mường giơn “ và “ Vợ chồng A Phủ “
với “ Vợ chồng A Phủ “ là toàn bộ linh hồn của thiêng truyện này. Đến
tận thời điểm này “ Vợ chồng A Phủ “ vẫn là móc son thách thức ngay
với chính tên tuổi của nhà văn Tô Hoài.
Trong những chuyến đi thăm nhập thực tế đến vùng Tây Bắc của
Tổ quốc, đặc biệt là chuyến đi dài tám tháng vào năm 1952, nhà văn đã
có sự hiểu biết sâu sắc và tình cảm gắn bó với cuộc sống của đồng bào
dân tộc nơi đây. Chính vốn sống và tình yêu chân thành đó đã thôi thúc
nhà văn viết nên tập “ Truyện Tây Bắc “.
Truyện xoay quanh hai nhân vật chính là Mị và A Phủ. Mị là một
cô gái trẻ, đẹp, có năng khiếu về âm nhạc, có nhiều phẩm chất tốt và đã
có người yêu. Vì món nợ truyền kiếp của bố mẹ, Mị bị bắt cóc về làm vợ
của A Sử, nhà dâu nhà thống lí Pá Tra để trừ nợ. Mang danh nghĩa là con
dây nhưng Mị sống như một nô lệ. Vì đau khổ, Mị định ăn lá ngón để tự
tử nhưng vì thương cha già nên quay về tiếp tục làm dâu nhà thống lí Pá
Tra.
A Phủ là một thanh niên cường tráng, mồ côi bố mẹ từ nhỏ, được
nhiều cô gái yêu thương nhưng không thể có vợ vì không có tiền. Vì
đánh nhau với A Sử nên A Phủ bị bắt và trở thành nô lệ. Một lần trong
lúc giữ bò ngựa, A Phủ vì mải mê bẩy nhím nên đã để hồ ăn mất mộ con
bò. A Phủ bị trói đứng suốt mấy ngày đêm chờ chết.
Mị sống âm thầm, cô độc trong nhà thống lí Pá Tra. Cô trở nên vô


cảm, dửng dung khi nhìn thấy A Phủ bị trói. Nhưng khi nhìn thấy dòng


nước mắt bò xuống hai hỏm mắt đã xám đen lại, cô nghĩ đến thân phận
mình, cảm thương người cùng cảnh ngộ, cô đã cắt dây trói để cứu A Phủ,
rồi cùng A Phủ vượt rừng đêm trốn khỏi Hồng Ngài.
Đến Phiềng Sa hai người trở thành vợ chồng. Quân Pháp tràn tới
đốt phá. A Phủ gặp A Châu, được giác ngộ cách mạng. A Phủ trở thành
đội trưởng đội du kích cùng với Mị và đồng đội chiến đấu bảo vệ quê
hương.
Ở nhân vật Mị, tác giả giới thiệu nhân vật rất hấp dẫn và vô cùng
thu hút gây nên sự chú ý cho người đọc, người nghe vì tạo được tình
huống đối lập và đối nghịch. Đối lập giữa sự cô độc, lẻ loi, âm thầm của
Mị với khung cảnh đông đúc, nhộn nhịp ở nhà thống lí Pá Tra. Đối
nghịch là vì mang tiếng làm con dâu nhà giàu mà lúc nào gương mặt
cũng buồn rười rượi. Đây là thủ pháp tạo tình huống có vấn đề để đưa
người đọc tìm hiểu về cuộc đời của nhân vật.
Mị là một cô gái nghèo xinh đẹp, có năng khiếu về âm nhạc và có
một phẩm chất tốt đẹp. Vì xinh đẹp nên nên Mị có sức hấp dẫn, thu hút
với nhiều chàng trai “ Trai đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị “.
Chưa hết Mị lại còn có biệt tài thổi sáo và Mị thổi lá cũng hay như thổi
sáo và cũng có biết bao nhiêu người mê thổi sáo ngày đêm đi theo Mị.
Chưa dừng lại ở đó, Mị lại còn có nhiều phẩm chất tốt đẹp ở người phụ
nữ như siêng năng, chăm chỉ và có khát vọng hạnh phúc.
Mị đã có người yêu, một tình yêu đầu đời rất đẹp. Mị đã từng hồi
hợp khi nghe tiếng gõ vách hò hẹn của người yêu. Mị không muốn làm
dâu nhà giàu, chỉ muốn tự lao động để trả nợ cho cha. Cho nên khi thống
lí Pá Tra đến, Mị nói với cha: “ Con nay đã biết cuốc nương làm ngô,
con phải làm nương ngô giả nợ thay bố. Bố đừng bán con cho nhà
giàu. “

Nếu như Mị sống trong một xã hội công bằng thì dễ dàng có được
hạnh phúc. Nhưng xã hội mà Mị đang sống là xã hội thực dân phong
kiến miền núi cực kì tàn bạo nên Mị phải chịu nhiều bất hạnh. Sở dỉ Mị
chịu nhiều bất hạnh như thế là vì gia đình Mị mắc một món nợ truyền


kiếp “ Ngày xưa bố Mị lấy mẹ Mị. Không có tiền cưới, phải vay nhà
thống lí. Mỗi năm phải nộp lãi cho chủ nợ một nương ngô. Đến tận
khi hai vợ chồng về già rồi cũng chưa trả được nợ. Người vợ chết
cũng chưa trả hết nợ. Vì thế nên Mị bị bắt cóc về làm vợ của A Sử và
chính thức trở thành con dâu gạt nợ ở nhà thống lí Pá Tra.
Mị vừa là con dâu và vừa là con nợ nên Mị bị trói buộc bởi hai sợi
dây vô hình. Nếu chỉ là con nợ thì Mị có thể chăm chỉ làm việc để trả nợ
và có thể cởi trói cho cuộc đời mình. Nhưng đã là con dâu thì mãi mãi
không bao giờ thoát ra được. Mị đã trả nợ bằng chính tuổi thanh xuân và
bằng chính cả cuộc đời của mình.
Qua phân tích, nhà văn muốn tố cáo nạn cho vay nặng lãi, đây là
một hình thức bóc lộc phổ biến của bọn phong kiến miền núi.
Từ khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra, cuộc sống của Mị đã phải
chịu nhiều đau khổ và tủi nhục. Mị đau khổ vì lấy phải người mà mình
không thương bởi vì Mị đã có người yêu. Ao ước có một cuộc sống
thường ngày đã bị dập tắt vì phải trở thành một nàng dâu bất đắc dĩ ở
nhà thống lí Pá Tra. Vì đau khổ nên Mị đã khóc rất nhiều “ Có đến hàng
mấy tháng đêm nào Mị cũng khóc “ Mị từng suy nghĩ là ăn lá ngón để
tự tử nhưng không thể. Lí do đó chính là vị thương cha nên đã quay lại
nhà thống lí để làm thân trâu ngựa.
Mị đau khổ vì mang tiếng là con dâu nhưng lại giống như một
người nô lệ. “ Bây giờ Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là
con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu
ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. “

“ Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, đến mùa
thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái cải, lúc bung ngô, lúc nào cũng
gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi.”
“ Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu
làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn
bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày.”


Mị còn đau khổ và bị đày đọa về thể xác, bị chồng đánh đập tàn
nhẫn và dã man. Khi Mị muốn đi chơi Tết, A Sử không cho Mị đi chơi
nên đã trói đứng Mị. Đây là một hình phạt dã man mà A Sử dành cho
Mị. “ A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả
một thúng sợi đay trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống, A Sử
quấn luôn tóc lên cột làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu
nữa. “
Còn khi Mị thoa thuốc dấu cho chồng, vì mệt mỏi nên đã ngủ thiếp
đi nên đã bị A Sử dùng chân đạp vào mặt. Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị
ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cưa bếp.
Nhà văn Tô Hoài muốn tố cáo chế độ phong kiến thực dân. Nó đã
nắm quyền sinh tử của người dân lao động, khiến họ không còn làm chủ
được cuộc đời của chính mình.
Không chỉ bị đày đọa về mặt thể xác mà Mị còn bị đày đọa về mặt
tinh thần. Khi A Sử bắt cóc Mị đem về, A Sử cúng trình ma nhà nó.
Cúng trình ma là một tập tục mê tín do bọn phong kiến miền núi đặt ra
dùng để mê mụi và lừa Mị. Chính thủ tục này đã áp chế, ràng buộc tinh
thần của Mị “ ta là thân đàn bà, nó sẽ bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ
có biết đợi ngày rủ xương ở đấy thôi “. Sống là người nhà thống lí, chết
là ma nhà thống lí, cả đời không thể thoát ra được.
Mị bị giam hãm trong một không gian chật hẹp, tối tăm “ Ở cái
buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay.

Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay nắng
“. Căn buồng của người phụ nữ là để nghỉ ngơi, là nơi được hưởng chút
ít hạnh phúc của thân phận làm người nhưng căn buồng của Mị ở nó lại
giống như một thứ ngục tù dùng để giam hảm tù nhân.
Vả lại, chưa bao giờ A Sử cho Mị đi chơi Tết. Cuộc sống đầy đau
khổ tủi nhục đã biến một cô Mị xinh đẹp, hồn nhiên yêu đời trở thành
một con người sống lặng lẽ âm thầm, sống nhẫn nhịn cam chịu, sống
như một người không còn cảm giác “ Mỗi ngày Mị càng không nói lùi
lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Cuộc đời Mị tưởng chừng như kéo


dài như thế cho đến khi kết thúc cuộc đời nhưng sâu thẩm trong tâm hồn
của Mị vẫn tìm ẩn một sức sống mãnh liệt. Nó giống như một hòn than
giữa đống tro tàn. Than sẽ bùng cháy khi có điều kiện thuận lợi. Tâm
hồn yêu đời ham sống của Mị trỗi dậy mạnh mẽ, mãnh liệt vào một đêm
tình mùa xuân.
Mị muốn đi chơi tết. Ngoại cảnh đã tác động đến tâm hồn của Mị,
thời tiết gió và rét dữ dội, là hình ảnh, là âm thanh sinh hoạt khiến Mị
thiết tha bồi hồi. Ngày Tết Mị cũng uống rượu – uống ực từng bát.
Người ta uống rượu để giải sầu, còn Mị thì khác, Mị uống rất nhiều và
nhanh, Mị uống nỗi cay đắng, đau khổ của phần đời sắp tới. Rượu đã
làm cho cơ thể và đầu óc của Mị say nhưng tâm hồn thì lại tỉnh và được
hồi sinh. Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng bỗng nhiên vui sướng như
những đêm Tết ngày trước “ Phơi phới, vui sướng là tâm trạng từ lâu
không có ở cô Mị sống lầm lũi, vô cảm “.
“ Mị trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ “. Mị nhận thức và ý thức về bản thân
là mình còn rất trẻ, tuổi xuân phơi phới và sức sống căn tràn. “ Mị muốn
đi chơi “ là khát khao được tự do, là ý thức thức được mình cần được cái
quyền đó chính là quyền được sống và quyền làm người.
Một ý nghĩ lạ lùng nảy ra trong đầu Mị. Mị muốn chết. Vì sao Mị

lại muốn chết ? Điều này tưởng chừng như một nghịch lí nhưng lại có lí.
Mị phân vân, muốn sống thì phải chịu đau khổ như những tháng ngày
trước, còn nếu chết thì Mị sẽ được giải thoát. Nhưng nhờ tiếng sáo rủ
bạn gọi bạn đã thức tỉnh Mị đi ra khỏi cái chết.
Khi bỏ ý định muốn chết, điều đầu tiên mà Mị làm đó chính là thắp
sáng lại căn buồng của mình. Việc thắp sáng căn buồng cũng chính là
thắp sáng lại chính cuộc dời của Mị vì cuộc đời của Mị là những tháng
ngày ưu tối. Việc thứ hai Mị làm chính là quấn lại tóc và tìm chiếc váy
hoa để sử soạn đi chơi. Điều này thể hiện cho hành động của một con
người tự do.
Nhưng đơn đau thay, A Sử đã không cho Mị đi chơi Tết nên đã trói
đứng Mị. Tuy thân xác của Mị bị trói nhưng tâm hồn hoàn toàn không bị


trói. Tâm hồn của Mị lơ lửng theo tiếng sáo rủ bạn, gọi bạn. Cô định
bước đi thì mới biết mình bị trói. Chính lúc này Mị cảm thấy mình
không bằng con trâu, con ngựa. Bị trói đứng cả đêm nên Mị lúc tỉnh lúc
mê. Nhớ về chuyện của nhà thống lí Pá Tra nên Mị sợ. Mị cục cựa xem
coi mình còn sống hay đã chết. Điều này cho thấy khát khao được sống
trong con người Mị thật sự còn rất mãnh liệt, Mị còn ham sống. Sự ham
sống của Mị đã bị A Sử dập tắt nhưng ẩn trong con người Mị là một sức
sống mãnh liệt và tiềm tàng.
Lòng yêu đời, ham sống của Mị vừa bùng lên thì đã bị A Sử dập tắt
một cách nhẫn tâm và tàn nhẫn. Nhưng nó không tắt hẳn, nó vẫn âm ỉ
cháy đến khi gặp điều kiện nó lại bùng lên mạnh mẽ và dữ dội. Điều này
được thể hiện qua một đêm tình mùa đông.
Sự việc là vì mải mê bẩy nhím trong lúc chăn bò nên A Phủ đã để
mất một con bò. Vì vậy nên A Phủ đã bị trói đứng để chờ chết. Mấy đêm
đầu, Mị vẫn thản nhiên ngồi thổi lửa hơ tay, nếu A Phủ là một cái xác
chết đứng đấy thì cũng thế thôi. Điều này có nghĩa rằng A Phủ có sống

hay chết thì Mị vẫn thản nhiên. Điều này thể hiện Mị là một con người
vô cảm. Cái vô cảm này bắt nguồn từ cuộc sống đau khổ triền miên, thứ
hai là sống trong một gia đình độc ác, tàn bạo luôn diễn ra thường
xuyên… Vì thế nên việc A Phủ bị trói là một chuyện hết sức bình thường
vì Mị cũng đã trải qua cảm giác này.
Nhưng vào một đêm khi Mị thấy dòng nước mắt của A Phủ “ lấp
lánh bò xuống hai hõm má đã đen lại “ thì Mị lại cảm nhận được một
điều gì đó. Dòng nước mắt ấy đã tác động mạnh đến tâm hồn, tình cảm,
cảm xúc của cô Mị. Mị hồi tưởng lại bản thân cũng đã từng bị trói, và
khóc rất nhiều nhưng không thể lau nước mắt. Mị nhớ đến người đàn bà
bị trói đến chết. Vì thế Mị nhận thức ra được bản chất của cha con nhà
thống lí Pá Tra “ chúng nó thật độc ác “.
Mị bắt đầu suy nghĩ vì bản thân mình đã bị bắt về trình ma, thì dù
sống hay chết, dù đau khổ Mị vẫn cam chịu vì đó là số phận. Nhưng A
Phủ thì không đáng chết vì để mất con bò mà chịu chết thì không đáng.


Mị tưởng tượng nếu A Phủ trốn thoát được thì Mị sẽ phải bị chết thay.
Từ tình cảm thương người và sự đồng cảm nên Mị đã cắt dây trói để cứu
A Phủ.
Cứu A Phủ xong, Mị chạy theo A Phủ bởi vì nếu ở đây thì giá nào
Mị cũng phải chết. Đây là một hành động phản kháng. Cắt dây trói cứu
A Phủ cũng chính là chống lại cha con nhà thống lí Pá Tra. Cứu được A
Phủ cũng chính là Mị tự cứu được cuộc đời của mình vì mình đã được
thoát khỏi được nhà thống lí. Khi sức sống tiềm tàng trong tâm hồn của
con người được hồi sinh nó sẽ trở thành một ngọn lửa không thể nào dập
tắt được. Nó chuyển hóa thành một hành động phản kháng, chống lại thế
lực đàn áp và chà đạp con người. Nhà văn Tô Hoài đã rất thành công
trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, đặc biệt trong việc miêu tả tâm lí
nhân vật.

Cách kể chuyện hấp dẫn, sinh động. Cách miêu tả nhân vật cực kì
đặc sắc. Giọng kể sinh động, biến hóa, hấp dẫn đặc biệt là ngôn ngữ
mang màu sắc. Tác phẩm có giá trị nhân đạo sâu sắc, lên án tố cáo bọn
thực dân phong kiến miền núi và đồng thời cảm thông cho số phận của
người lao động nghèo. Trân trọng và để cao phẩm chất khát vọng tốt đẹp
của người. Vạch ra con đường để giải thoát cho số phận đau khổ.



×